1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chương 3 kết cấu xã hội của làng xã

11 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Chương 3: Kết cầu xã hội của làng xã 3.1) Các loại hình tổ chức làng xã

a) Tap hợp người theo địa vực ngõ, xóm: gồm 4 cách:

Thứ nhất, tập hợp cư dân của làng dọc theo chân đê hoặc dọc theo bờ sông ⁄: các làng ở đông băng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Thứ hai, phân bố khu cư trú theo một hình khối liên tục không có khoảng cách giữa các thôn, xóm hay 6 ban co

Thứ ba, phân bồ theo hình vằn khanh (hình dạng thê đất của làng)

Thứ tư, phân bồ lẻ tẻ cách biệt nhau bởi đồng ruộng và tách thành nhiều thôn xóm

® - Khái niệm: Những gia đình cùng một huyết thống tập hợp lại trong một cộng đồng

gọi là họ Mỗi họ thường có nhà thờ tô tiên chung và do một tộc trưởng đứng đầu

Ngôi tộc trưởng thường thế tập và giành cho người con trai trưởng của dòng trưởng trong họ Làng Việt Nam là một phức hợp của nhiều tổ chức xã hội mà trước hết là dòng họ Các mối liên kết trong làng có nghề nghiệp, tín ngưỡng tôn giáo, địa vực láng giềng, xóm, giáp, đơn vị hành chính làng xã và họ hàng dòng máu, nhưng mối liên kết họ hàng vẫn là bền vững nhất Có thê cơi cộng đồng làng trước tiên là tập hợp của những dòng họ

© Qua trình hình thành và phát triển:

Từ khởi đầu cho đến nay là sự chuyên đối và phát triển từ liên kết hộ gia đình tiến lên là

liên kết họ hàng và các dòng họ với nhau Đó cũng là mối liên kết tự nhiên theo hôn nhân

Trang 2

và theo sản xuất Từ đời xưa, tô chức cư trú của nhiều làng đã theo dòng họ Những địa danh làng mang tên họ còn lưu lại đến ngày nay khá nhiều từ Nghệ Tĩnh đến đồng bằng Bắc Bộ như Đỗ Động, Lưu Xá, quan hệ tông tộc này được duy trì, tồn tại phục vụ cho

chế độ phong kiến

Có người cho rằng quan hệ tông tộc trong làng Việt tồn tại trong mấy thế ký qua có nguồn gốc trực tiếp từ thị tộc nguyên thủy Ý kiến này chỉ đúng một phần, còn một phần nữa là cơ chế xã hội của chế độ phong kiến Việt Nam đã sản sinh ra và duy trì nó Cần phân biệt thị tộc và tông tộc Tông tộc và thân tộc ra đời muộn, phục vụ cho chế độ phong kiến thời trung cô

Nhà nước phong kiến dựa vào tông tộc dé thống trị, lợi dụng tông tộc làm một chỗ dựa

vương quyền Sự kết hợp vương ‘ quyền với dòng họ đã tạo ra những

“danh hương, vọng tộc” Ở mỗi

làng lại có một số dòng họ lớn sản

sinh ra nhiều thế hệ sĩ phu quan lại, khoa bảng Chế độ phong kiến Việt Nam để cao gia tộc, gia trưởng, pháp lý hóa các quan hệ họ hàng,

tạo ra một dạng phong kiến mang đậm tông tộc chủ nghĩa

Họ hàng căn bản không đối lập với làng xã, có khác biệt nhưng vẫn thống nhất với làng

xã Họ hàng liên quan với làng thông qua tô chức giáp Giáp là đơn vị nhỏ của làng, có giáp tô chức theo khu vực địa lý, có giáp lại tô chức theo dòng họ Có nhiều làng thì giáp là họ Có thể cho giáp là khâu trung gian giữa làng và họ, “hành chính hóa” dòng họ, quản lý dòng họ và quản lý bằng dòng họ Như vậy, dòng họ có vị trí quan trọng, có nơi là nòng cốt của làng Có làng do một vài họ chỉ phối

Tất cả nam giới trong làng tập hợp lại trong những giáp Mỗi làng thường có nhiều giáp Người con trai sinh ra được bố mẹ đăng ký vào giáp và từ đó cho đến lúc chết, theo tuổi tác lần lượt giữ các cương vị trong giáp, được hưởng quyền lợi và làm nghĩa vụ đối với làng, nước một cách bình đăng Trật tự duy nhất của giáp là tuôi tác Từ 18 tuổi gọi là dân

đỉnh, bắt đầu gánh vác nghĩa vụ cho đến 59 tuổi sau khi lên lão thì được miễn trừ Giáp là

Trang 3

một tô chức rất năng động trong các hoạt động của làng xã Đứng đầu giáp là Cai giáp, giúp việc cho Cai Giáp có 3 ông Lênh (Lênh nhật, Lênh hai, Lênh ba) Lưu ý, ngoải giáp

tô chức như nói ở trên thì trong lịch sử còn tồn tại loại hình giáp là đơn vị hành chính

Làng Việt Nam còn tô chức theo chức nghiệp 2: Hội Tư Văn là hội của những người di học và làm quan lập ra, xuất hiện rất sớm, có thê có từ thê kỷ XV duy trì phát triển vào cac thé ky XVIII, XIX va dau XX H6i Tư Văn là của các đồ nho có chữ Hán, trong thời Pháp thuộc có nơi kết nạp thêm người học chữ tây Một số làng có thêm Hội Tư võ, Hội Làng binh của những người đi lính và các quan võ về làng Hội theo giới tính có Hội Chư bà, hội theo lứa tuổi có Hội Mục đồng (của trẻ chăn trâu), hội Lão (của những người già

cả) và hội Đồng miên Tuy nhiên, sự ràng buộc của các loại hội này không chặt chẽ và

sâu sắc bằng phường và hội hay dòng họ, nhưng cũng thường xuyên một năm vài ba lần họp hành, ăn uống, sự liên kết này cũng góp phần ràng buộc các cư dân làng xã theo một định hướng luân lý, đạo đức

Làng Việt Nam còn có phường hội, một mối dây ràng buộc con người o Những người cùng nghề trong một làng họp thành phường hay phe Phường là tô chức nghề nghiệp của những người làm nghề thủ công và buôn bán, mà ở nước ta chủ yêu là của nông dân làm thêm các nghề thủ công hay buôn bán Phường thủ công hay buôn bán đều có những quy đmh cụ thể gọi là phường lệ để ràng buộc người cùng nghề, ỗn định

sản xuất, chống cạnh

tranh, là mối dây ràng buộc khá chặt chẽ đối với những người làm

thủ công hoặc buôn

Trang 4

động trong một thời gian Các mối quan hệ chằng chéo đan xen trên đây đã thắt chặt sự găn bó cộng đông giữa các thành viên trong làng xã

3.2) Tổ chức bộ máy tự trị và hành chính

> Tiên chỉ: là chức vụ do làng bầu ra, là người có uy tín và có quyền cao nhất, là người đứng đầu Hội đồng kỳ mục, có phẩm tước cao nhất làng, tuôi đời nhiều nhất trong số các quan lại đã nghỉ hưu, các chức sắc và khoa mục Đây là những nhân vật đứng đầu làng, có quyền quyết định mọi việc của làng

> Thứ chỉ: là người thứ hai trong bộ máy quản lý của làng, thay mặt cho Tiên chỉ mỗi khi Tiên chỉ vắng mặt, không tham gia hội họp, hoặc trực tiếp thay mặt Tiên chỉ giải quyết những công việc mà Tiên chỉ phân công

> Bô lão: gôm các người già cả trong làng từ 60 tuổi trở lên sau khi đã khao vọng làng Các cụ được quyền tham gia hội họp bàn bạc việc làng

rc sắc (từ cửu phẩm trở lên, các tú tai, cử ¿nhân suất đội trở ở lên), e các bậc khoa bang, các cựu chánh phó tông và chánh, phó tổng đương chức, các hương trưởng, hào trưởng, các cựu lý trưởng, phó lý, các xã nhiêu, chánh phó tổng do mua mà có Nhóm Kỷ mục do Tiên chỉ

Trang 5

đứng đầu, là cơ quan quản lý quan trọng nhất của làng xã, điều kiện vào hội đồng không nhât định mà tùy theo Hương ước của mối làng

Là cơ quan chấp hành do Lý trưởng đứng đầu Giúp Lý trưởng là phó lý Tuần đ¡nh chịu

trách nhiệm về trị an của làng, là người chỉ huy tự vệ làng đốc thúc việc canh phòng và

độc thúc việc nộp thuê của đình tráng

Bộ phận này có trách nhiệm đại diện cho làng khi làm việc với các cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước về các nghĩa vụ của làng đối với nước

như tô thuế, sai phái lao dịch, đi phu đi lính Bộ phận Kỳ dich quan ly sé dinh, số điền của làng trên cơ sở đó đề điều

động, sai phái dân đỉnh thu tô thuế và các khoản mà làng

đặt ra để chỉ dùng cho các hoạt động của làng và nộp cho nhà nước

Mặt khác, Lý trưởng và các thành viên của hội đồng Kỳ địch không có lương hàng tháng của nhà nước mà chỉ có ít phụ cấp Nhà nước phong kiến và thực dân cho phép họ tích trữ những khoản thuế ruộng công bù vào Do vậy, Lý trưởng và dịch mục thường phải đứng vẻ phía kỳ mục, về phía làng xã, làm cho chính quyền nhà nước đến tận làng xã mang nội dung “lưỡng tính”, pháp quyền chính thông đến

đây bị khúc xạ, bị suy yếu bớt 3.3) Hương ước

© Khdi niém:

Hương ước, tùy theo cach ghi chép của từng lang ma co tên gọi khác nhau (hương ước, khoán ước, hương biên, hương khoán ) Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tô chức xã hội cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các điều lệ hình thành dan trong lich sử, được điều chỉnh và bố sung mỗi khi cần thiết

Xưa kia các điều lệ ấy quen được gọi là “lệ làng”, được truyền từ đời này sang đời khác Rat có thé lúc đầu hương ước được đúc kết trong các áng văn vần để cho dễ nhớ và dễ truyền khẩu, đại khái cũng giống như các áng văn mang tính chất luật tục, ngày nay còn

thấy ở nhiều dân tộc thiêu số Trải qua thời kỳ Đại Việt, dần dần ở tất cả các làng, các lệ

làng được sắp xếp thành hệ thống, thành hương ước Và tất cả các hương ước của người

Trang 6

Việt đều được ghi chép thành văn bản Hương ưd

làng Hương ước là danh từ thông dụng nhất và c chép hệ thông các lệ làng Nhưng tùy theo từng từ khác nhau “hương biên”, “hương lệ”, “hội địm| Hương ước được xây dựng trên cơ sở những mỗi đồng làng xã với nhau, giữa mỗi thành viên với é trong làng và cộng đồng làng

VD: Hương ước làng Quynh Đôi lại chia làm 3 p

phe Hoặc như làng Mộ Trạch (Cẩm Bình, Hải

đời lại có nhiều quan lại sĩ phu thì hương ước cũ điều khoản Còn các làng bé nhỏ, nghề nghiệp nghiệp), dân thưa thì hương ước ngắn gọn, sơ lư

® Quá trình hình thành:

Một trong những tính chất của hương ước là tự điều khiển xã hội trong làng, dân càng

đông càng nhiều nghề mà lại muốn tạo nên một kết cấu chặt chẽ, ồn định thì hương

ước phải phong phú, phức tạp, đề cập nhiều mặt của cuộc sống (bao gồm tư tưởng, tín ngưỡng, hội làng, kinh tế, giáo dục, hương ẩm ) Quá trình can thiệp của nhà nước vào làng, dần dần biến làng thành một đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nước đương nhiên là quá trình hạn chế và thu hẹp dần quyền tự trị của làng xã Tất nhiên làng xã dù là đơn vị hiền lành nhất thì cũng không bao giờ dễ dàng chấp nhận ngay sự can thiệp này và khi ngắm ngầm, lúc công khai tìm mọi cách chống lại sự can thiệp đó của nhà nước

Cuộc đầu tranh giằng dai giữa làng xã với nhà nước, giữa truyền thống tự trị với cách thức tổ chức quản lý tập trung thống nhất, khiến cho nhà nước không thể không có nhân nhượng nhất định đối với làng xã trên nguyên tắc bảo đảm quyền quản lý của minh Huong ước ra đời vừa đáp ứng nhu cầu tự trị, tự quản của làng xã, vừa khẳng

định quyền quán lý làng xã của bản thân nhà nước thống trị Một hương ước chính thức thành văn bao giờ cũng phải bảo đảm cả hai yếu tô luật nước và lệ làng Chắc chắn sẽ không có hương ước nếu như hoàn toàn chỉ có luật nước, nhưng cũng không thể trở thành một hương ước chính thức nếu như hoàn toàn chỉ có những tập tục cô truyền của làng xã từ ngàn xưa mà không hè biết đến đời sống chính trị và pháp luật hiện hành Hương ước phản ánh lợi ích, ý chí, nguyện vọng của các cộng đồng làng xã, buộc các

chính quyền nhà nước phải tính đến trong việc ban hành và thực thi luật nước Điều

này có nghĩa là bộ máy nhà nước khi xây dựng và ban hành pháp luật đều phải xử lý mối quan hệ lợi ích của nhà nước và lợi ích của các cộng đồng làng xã Trong bối cảnh

các làng xã Việt Nam trước đây là “một tiểu triều đình” thì lợi ích của các cộng đồng

làng xã chỉ phối mạnh mẽ lợi ích của nhà nước Do vậy, luật nước chỉ có thê phát huy

Trang 7

hiệu lực và “thâm thấu” vào đời sống khi chúng tương đồng trên những nội dung cơ

bản về quan hệ lợi ích được xác định trong các hương ước

®- Miột số nội dung cơ bản của hương ước

Nhìn chung, hương ước của các làng thường có các nội dung cơ bản sau đây:

- Những điều khoản quy định về ranh giới lãnh thổ làng

- Những điều khoản quy định về việc bảo vệ, sử dụng đất đai và môi trường có liên

quan đên sản xuât nông nghiệp

- Những điều khoản quy định về tô chức quản lý các mối quan hệ trong làng ví dụ quy định về xóm ngõ, phe giáp

- Những điều khoản quy định về bộ máy quản lý và quan hệ giữa các bộ phận đó

với nhau

- Những điều khoản quy định về việc đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đổi với nhà

nước như đóng thuê, đi phu ổi lính

- Những điều khoản quy định về xét công, tội, thưởng, phạt, đền bù, suy tôn, cấm đoán

- Những điều khoản quy định về sửa đối bố sung, lưu giữ lệ làng Tuy nhiên, tùy

theo đặc điệm của mỗi lang mà có thê có những đặc điểm cụ thê khác nhau Lệ làng có vai trò là một bộ luật (hiên pháp) riêng của làng

VD: Dưới đây là nội dung một số điều trong bản hương ước làng Quỳnh Đôi: Điều 2l: Lệ hương ước là lệ chung cho cả làng, kẻ trên, kẻ dưới, người lớn, người nhỏ, đã có lệ đặt ra thứ tự rồi, quan viên nên vui lòng giữ phép để làm gương cho cả làng Nếu quan viên nào cứ họp riêng một mình, các ông già và người trẻ không được dự vào thời cách ấy là không hợp lệ hương âm, các lệ ấy nên thôi, quan viên nên nghĩ lại điều ấy Điều 63: Người ta phải lấy luân lý làm trọng, nghĩa là làm cha thì tính nết cho lành, làm con thì thờ cha mẹ cho có hiếu, làm anh thì ở với em cho hiền hòa, làm em thì ở với anh cho cung kính, chồng nói thì vợ nghe, làm người nên cư xử như thể Nếu

không như thế chẳng khác gì loài súc vật Ai có điều lỗi không đợi người nhà trình

làng, chỉ cần có người cáo giác với làng, theo tội nặng nhẹ, làng phạt.

Trang 8

Điều 69: Học trò cốt giữ nét na làm đầu, gần đây học trò chỉ biết chuyện tập văn bài, về mặt tu luyện tính nết cho tốt thì còn thiếu, làng có ban bạc làm việc gì thì tụ họp giềm pha, phi bang nay no, lấy lời bậy bạ viết vào giấy Cái tệ ấy nên bỏ, từ nay về sau ai còn giữ thói ấy có người phát giác, làng bắt phạt một con lợn đáng giá là 3 quan tiền Điều 72: Phàm ai uống rượu thì phải có điều độ, không nên uống nhiều, nếu ai uống quá say nói ầm ï huyện náo, nói cạnh khóe người ta, khen chê chính quyền trong làng, chửi bóng chửi gió hàng xóm láng gièng, trêu ghẹo đàn bà, con gái đều là vì rượu làm, nên cả làng bắt phạt: lợn một con đáng giá là l quan 5 tiền

Điều 73: Trong làng cốt lấy sự không kiện nhau là quý, phàm ai có sự gì uất ức thì phải trình làng đề làng xét xử, không được đưa nhau đi kiện ở quan Nếu làng xét sử không được rõ ràng công bằng thì mới đưa nhau đến quan xử, quan xử y như làng xửa thì làng phat lon 1 con đáng giá 3 quan Nếu không trình làng đi kiện ở quan, làng cũng phạt như vậy

Điều 84: Khi đi chợ gặp người già, có mang xách gì, mình là người trẻ tuổi, sức mạnh bạo nên mang xách hộ cho người già, nêu cứ lững thững thì làm lơ như thể không biết, thời phải phạt

Điều 95: Người ở với nhau cùng xóm nên thương nhau, giúp đỡ nhau là lẽ thường Các nhà giảu làng ta thường có lua gạo bán ở chợ, tháng bảy tháng tám gặp mưa gió, có

người đến vay thì nói hết rồi, cần tiền đến mua thi ho ban cao giá như thế that dang ghét Từ nay về sau, các nhà ấy phải nên chừa cái tệ ay Người nào còn giữ thói xấu ấy, có người phát giác thì không cho người làm thuê đến nhà ấy làm công

Nội dung của các điều khoản trên đã phản ánh sự khác biệt giữa lệ làng và phép nước Điểm nỗi bật ở đây là nội dung hương ước nhằm bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ những điều kiện của sản xuất và an ninh thôn xóm Hương ước đó được nâng lên thành nguyên tắc, quy ước và trở thành sức mạnh của làng xã Hương ước

không chỉ đơn thuần mang tính chất là một hệ thống luật tục Trong hương ước

không chỉ có những điều cắm không được làm những gì mà lại còn có những điều khuyên nên làm những gì

Trang 9

ø Loại quy ước về chế độ ruộng đất có tầm quan

thủ công, mỹ nghệ nhưng ở tuyệt đại đa sô các làng, nhân dân chủ yêu làm nông nghiệp

Trong hương ước, những quy ước về chế độ ruộng đất được xác định một cách rất cụ thể và chỉ tiết

Trong loại quy ước về việc thúc đây và bảo vệ sản xuất, thì quan trọng nhất là những quy ước về việc duy tu đê đập, việc sử dụng nguồn nước, khơi vét kênh mương, việc cam lạm sát trâu bò đề bảo đảm sức kéo trong cày, bừa, việc cấm bỏ ruộng hoang, việc cám chặt cây ở rừng chắn gió (nhất lac ở vùng ven biển) Ngoài ra, ở những làng mà nghề thủ công hoặc mỹ nghệ là nguồn sinh nhai quan trọng thì lại có thể có những quy ước nhằm khuyến khích sự phát triển nghề thủ công hoặc mỹ nghệ ấy

Loại quy ước về tổ chức xã hội và về trách nhiệm của các chức dịch trong làng có thé

mang những chỉ tiết khác nhau nêu xem xét hương ước của các làng khác nhau Tuy nhiên, về vấn đề này, các hương ước của mọi làng nói chung đều bao gồm hai nội dung chủ yêu:

Chiếm phần khá quan trọng trong hương ước là loại quy ước về văn hóa tinh thần, vẻ tín ngưỡng Các quy ước này gồm hai phạm vi chính Đó là các quy ước về việc bảo đảm những mối quan hệ tốt trong gia đình, trong dòng họ, trong toàn thê dân làng, về việc coi trọng sinh nghiệp, về việc cưu mang giúp đỡ lẫn nhau, về việc khuyến học Nói chung, những quy ước thuộc loại này không đơn thuần chỉ mang tính chất là những luật lệ mà còn bao hàm cả ý nghĩa giáo huấn nhằm mục đích xây dựng thuần phong mỹ tục Các quy ước liên quan đến tín ngưỡng là những quy ước về việc tô chức chăm nom va duy tu những nơi thờ cúng, đình, đền, miều, chùa, những quy ước vẻ việc tuân thủ những điều cam ky mang tính chất tôn giáo, tín ngưỡng thẻ lệ tổ chức việc cúng tế, tổ chức các hội

lễ dân gian khác nhau, nhất là tô chức hội lễ của làng

%4 Kai trò và tác động của hương ước trong quản lý làng xã: Hương ước của làng có vai trò tích cực lần tiêu cực

Tác dụng đoàn kết, cô kết thắt chặt các thành viên của làng lại với nhau, do đó củng có tỉnh thần cộng dong, tinh than tap thé, và liên đới trách nhiệm Hương ước có vai trò quan trọng đối với việc ôn định nếp sống trong làng và có sức mạnh một phản là do các hình phạt và hình thức khen thưởng Kẻ vi phạm phải nộp tiền phạt, nhiều hay

Trang 10

ít thì tùy loại vi phạm và mức độ vi phạm Với những tội nào đó thì lại phải làm cỗ

lớn dé trước là làm lễ tạ tội với thần Thành hoàng ở đình, sau là mời dân làng dự tiệc Nhân dân thường gọi đó là phạt vạ

Hương ước phản ánh tâm lý của dân làng, phản ánh một phương diện quan trọng của văn hóa làng Đó là các quan niệm của dân làng về điều phải, điều trái Luật pháp nhà nước khó phản ánh sinh động các quan niệm phải, trái, đúng, sai của dân từng làng như trong hương ước Hương ước vừa uốn người ta vào khuôn phép của cộng đồng, vừa động viên người ta hành động Và nếu người ta quen nói “phép vua thua lệ làng” thì câu tục ngữ này trước hết cần phải được hiểu là lệ làng, hương ước gần với dân làng hơn, được dân tuân thủ một cách dễ dàng hơn

Áp lực của hương ước là một áp lực tĩnh thần, và người ta tuân theo vì thói quen, vì thay mọi người đều làm như thế Như vậy, làng là gốc nước và luật nước ban hành chủ yếu là cho các làng và thực hiện ở các làng Theo lý luận, luật nước là các quy phạm có tính phố biến và điển hình tạo ra các khuôn khô pháp lý chung cho sự điều chỉnh Tuy nhiên, các khuôn khô pháp lý chừng ấy không thê áp dụng chung cho mọi đổi tượng, mọi nơi trong

hoàn cảnh làng xã Việt Nam tự trị và khép kín với lối sông và tập tục khác nhau Để có

thê đi vào đời sống, phát huy khả năng điều chỉnh của mình, các quy phạm của luật nước phải tìm cách hoá thân vào các quy định của hương ước, thông qua hương ước đề đưa các mục tiêu điều chỉnh của mình đến từng cộng đồng làng xã

Tóm lại, hương ước là một khế ước tự nguyện của toàn thê dân làng Khế ước ấy gắn bó

đân làng với nhau và điều tiết các trách nhiệm và quyền lợi của mọi thành viên nên nó có

ý nghĩa trong việc bố sung cho luật pháp khi cần xử lí, những vấn đề rất cụ thé nay sinh từ nếp sống đặc thù từng làng Không chỉ có ý nghĩa như một thứ luật pháp mà nó có ý nghĩa như một hệ thông tiêu chuân đạo đức, chứa đựng những giá trị văn hóa dân gian hình thành từ lâu đời và thường xuyên được bố sung Hương ước bao hàm cả yếu tổ tích

cực và tiêu cực và phần nào phản ánh được hệ ý thức của dân làng, trước hết là hệ ý thức

liên quan đến thế giới hiện thực Trong hương ước cũng đã đề cập đến mối quan hệ giữa con người với thế giới siêu nhiên Nhưng mối quan hệ này lại được thê hiện chủ yếu trong các lễ hội dân gian và nhất là trong lễ hội của làng

b) Mặt tiêu cực: Lệ làng góp phần tạo nên trong nhân dân tư tưởng cục bộ, coi thường luật pháp của nhà nước, tâm lý phe phái, đua ganh hư vị Làm con người đánh mat cai

tôi nên ít có ý thức khẳng định cá nhân, hạn chế sự sáng tạo

3.4)Tái lập hương ước và vai trò của hương ước mới trong quan ly làng xã hiện nay

Hương ước thường được gọi là lệ làng, và “phép vua thua lệ làng” là biểu hiện sinh

động và rõ nét tính tự trị của làng xã đối với nhà nước qua các thời kỳ lịch sử Vì thế

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w