Để hiểu rõ hơn vấn đề nên em chọn nghiên cứu đề tài “Lý luận về hàng hóa sức lao động và ý nghĩa trong việc phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay”.. Mác và nêu lên ý ngh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
~~~~~~*~~~~~~
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI
LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG VÀ Ý NGHĨA TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
HỌC PHẦN: 2021POLI200242 – Kinh tế chính trị Mác - Lênin
TP HỒ CHÍ MINH – 26/09/2021
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Trang 2phố Hồ Chí Minh đã đưa môn học Kinh tế chính trị Mác - Lênin này vào chương trình giảng dạy Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến giảng viên bộ môn – Cô Nguyễn Thị Quỳnh Trang đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia khóa học của cô, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây là kiến thức vô cùng quý giá, là hành trang để em vững bước sau này
Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một môn học thú vị, rất bổ ích và thiết thực Tuy nhiên, do vốn kiến thức và khả năng tiếp thu thực tế còn hạn chế nên còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót và nhiều điểm chưa chính xác, mong cô xem xét và góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Em xin trân trọng cảm ơn
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 1
4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Cấu trúc đề tài 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 3
1.1 Khái niệm sức lao động 3
1.2 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa 3
1.3 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động 3
CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 5
2.1 Khái niệm thị trường sức lao động 5
2.2 Ý nghĩa trong việc phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay 5
KẾT LUẬN 8
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây dần dần chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường Do trình độ phát triển còn thấp nên nền kinh tế thị trường phát triển chậm hơn so với các nước tiến bộ khác trên thế giới Một trong những thị trường được hình thành đó chính là thị trường sức lao động (hay còn gọi là thị trường lao động) Trước đổi mới, chúng ta hầu như không thừa nhận thị trường sức lao động Trong điều kiện hiện nay, việc thừa nhận thị trường sức lao động là một việc tất yếu Bộ Luật Lao động đã được ban hành ngày 23/6/1994 và tiếp đó là hàng loạt các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động đã có những tác động tích cực đến việc hình thành khuôn khổ pháp lý cho thị trường này Sức lao động được coi là một hàng hoá đặc biệt, tiền lương được coi là mức giá của sức lao động và được quyết định bởi sự thoả thuận giữa hai bên Cả người lao động và người sử dụng lao động đều có những quyền cơ bản đảm bảo cho việc tham gia thị trưởng lao động
Để hiểu rõ hơn vấn đề nên em chọn nghiên cứu đề tài “Lý luận về hàng hóa sức lao động và ý nghĩa trong việc phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay”.
2 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ nội dung lý luận hàng hóa sức lao động của C Mác và nêu lên ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế thị trường sức lao động ở Việt Nam
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ đề tài nhằm nghiên cứu những quan điểm lý luận về hàng hóa sức lao động và đưa những đặc điểm về thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và ý nghĩa trong việc phát triển nền kinh tế thị trường
Trang 54 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Hàng hóa sức lao động của Chủ nghĩa Mác – Lênin và ý nghĩa trong việc phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ đề tài này, tôi đã kết hợp nhiều phương pháp nghien cứu sau:
- Nghiên cứu lý thuyết
- Quan sát thực tiễn
- Phân tích, tổng hợp tài liệu
- Kết luận
6 Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm: Mở đầu, 2 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
Trang 6NỘI DUNG
Chương 1: Quan niệm về hàng hóa sức lao động của
Chủ nghĩa Mác - Lênin.
1.1 Khái niệm sức lao động
Theo Mác – Lênin: “Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất Sức lao động là cái có trước, còn lao động chính là quá trình sử dụng sức lao động”
1.2 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố của sản xuất, nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau đây:
Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao
động của mình và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định
Thứ hai, người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra
tổ chức sản xuất nên muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng
1.3 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng
Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định Giá trị sức lao động được quy về giá trị
của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ
Giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân và cả điều kiện địa lý, khí hậu
Trang 7Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng (sử
dụng) sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hóa, một dịch vụ nào đó
Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư
Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản
đã trình bày ở trên
Trang 8Chương 2: Thị trường sức lao động ở Việt Nam
2.1 Khái niệm thị trường sức lao động
Thị trường sức lao động (Thị trường lao động) là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người có nhu cầu sử dụng lao động Sự trao đổi này được thoả thuận trên cơ sở mối quan hệ lao động như tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc…thông qua một hợp đồng làm việc bằng văn bản hay bằng miệng
2.2 Ý nghĩa trong việc phát triển thị trường sức lao động ở
Việt Nam hiện nay
Nghiên cứu về hàng hoá sức lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam Đảng và nhà nước ta đã thừa nhận sức lao động
là hàng hoá (khi có đủ các điều kiện trở thành hàng hoá) nên việc xây dựng thị trường sức lao động là tất yếu Vấn đề trọng tâm của Đảng ta là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở nước ta đòi hỏi
sự phát triển đồng đều của tất cả các loại thị trường, nghị quyết Đại hội IX cũng nhấn mạnh phải tiếp tục tạo ra đồng bộ các yếu tố thị trường, thị trường lao động bắt đầu hình thành và phát triển từ những cái chưa có
Thị trường lao động là thị trường nơi các dịch vụ lao động được mua và bán trong một quá trình xác định lượng lao động được sử dụng, cũng như tiền lương và tiền công Thị trường lao động là một trong những loại thị trưởng cơ bản và có một vị trí đặc biệt trong hệ thống các thị trưởng của nền kinh tế Quá trình hình thành và phát triển cũng như sự vận động của thị trường lao động có những đặc điểm hết sức nêng biệt Thị trường lao động cũng như các loại thị trường khác cũng tuân theo những quy luật của thị trường Điểm khác nhau ở đây chính là tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động (như đã trình bày ở trên)
Trước hết, thị trường lao động đảm bảo việc làm cho dân số tích cực kinh tế, kết nối họ vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhận được những thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân mình, cũng như nuôi sống gia đình mình Thị trường lao động dễ dàng chuyển đổi người lao động sang chỗ làm việc thích hợp hơn với họ, nơi mà thành quả lao động của họ có năng suất hơn và
có cơ hội nhận được thu nhập cao hơn
Trang 9Ngày nay, vai trò của Nhà nước trong giải quyết việc làm đã thay đổi cơ bản Nhà nước tập trung vào việc tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo hành lang pháp luật, xoá bỏ hàng rào về hành chính và tạo điều kiện vật chất đảm bảo cho mọi người được tự do đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm tự do hành nghề, hợp tác và thuê mướn lao động Cơ hội việc làm được tăng lên và ít bị ràng buộc bởi các nguyên tắc hành chính và ý chí chủ quan của Nhà nước
Nhà nước đã chuyển hẳn từ cơ chế quản lý hành chính về lao động sang cơ chế thị trường Việc triển khai bộ luật này đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước và ổn định xã hội trong thời gian qua Nhà nước cũng đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật: Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Đất đài, Luật Doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư trong nước nên đã thúc đẩy các yếu tố của các thị trưởng, trong đô thị trường sủa lao động hình thành, mở ra tiềm năng mới mải phóng các tiềm năng lao động và tạo mỡ việc làm Đồng thời với các cải tiến trong quản lý hành chính,
hộ khẩu, hoàn thiện chính sách bảo hiểm hội, bảo hiểm y tế, tiền tệ hoà tiền lương, tách chính sách tiền lương, thu nhập khỏi chính sách xã hội đã góp phần làm tăng tỉnh cơ động của lao động
Thị trường lao động làm tăng tính cơ động của sức lao động giữa các xí nghiệp trong một ngành, giữa các ngành và các khu vực với nhau Trong thời kỳ đầu của cai cách kinh tế ở Việt Nam, dòng chuyển động này vẫn chưa mang tính cơ động cao vì hàng loạt những nguyên nhân (như: tính ỷ lạivà trông chờ vào sự sắp xếp công việc của Nhà nước là thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức của cả thế hệ người lao động từ thời kinh tế bao cấp, thói quen thích ứng với nơi đã sống thường xuyên, sự gắn bó với công việc, gánh nặng gia đình cùng việc học hành của con cái, những thủ tục hành chính nhiêu khê như: chế độ hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, vấn đề nhà ở v.v.) Nhưng đến nay
đã qua gần 20 năm đổi mới, Nhà nước đã có nhiều thay đổi trong chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô, cải cách từng bước các thủ tục hành chính cũng như hoàn thiện dần cơ
sở hạ tầng của thị trường lao động thì tính cơ động của sức lao động Việt Nam cũng đang dần dần có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong giới trẻ
Tóm lại, thị trường lao động điều tiết dòng chuyển sức lao động đang được hình thành trên thị trường đi theo 4 hướng cơ bản sau:
Thứ nhất, chuyển những người làm thuê bị mất việc vào hàng ngũ người thất
nghiệp
Thứ hai, sắp xếp những người thất nghiệp ở xí nghiệp hoặc các công sở và
chuyển họ vào đội ngũ người lao động
Trang 10Thứ ba, bố trí về hưu hoặc giảm việc tìm kiếm công việc, có nghĩa là chuyển họ
từ dân số tích cực kinh tế vào dân số không tích cực kinh tế
Thứ tư, tìm kiếm và sắp xếp công việc cho những người mới tất nghiệp các
trường đào tạo, cũng như những người trước đây không làm việc và chưa bao giờ tìm kiếm việc làm, có nghĩa là chuyển họ từ dân số không tích cực kinh tế vào dân số tích cực kinh tế
Trang 11KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận trên, ta có thấy được tầm quan trọng của hàng hoá sức lao động Sự kết hợp hài hòa giữa lý luận về hàng hóa sức lao động của Mác với thực tiễn thị trường sức lao động ở Việt Nam vừa là nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế lại vừa là mục tiêu quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, phát triển đội ngũ trí thức, đặc biệt là trí thức tinh hoa, có đủ năng lực để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp tích cực nhằm hình thành và phát triển
“nền kinh tế tri thức” của Việt Nam
Qua tiểu luận này, nếu có thời gian nghiêm cứu tôi sẽ thực hiện một cách cụ thể hơn và kiếm thức tìm hiểu sẽ rộng hơn Tuy nhiên trong quá trình nghiệm cứu vẫn còn những vấn đề sai xót xin được sự góp ý Chân thành cảm ơn
Trang 12%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BA%A7n%20Kinh%20t%E1%BA%BF%20ch
%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B%20MNL(K)%20Tr%20%C4%91%E1%BA%A7u-%20Tr100.pdf
[2]Bài báo: Thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường hiện đại, đầy
đủ
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/821657/thi-truong-lao-dong-trong-nen-kinh-te-thi-truong-hien-dai%2C-day-du.aspx
[3]Bài báo: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/823673/mot-so- van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam.aspx
[4] Thị trường lao động: Vấn đề lý thuyết và thực trạng hình thành, phát triển
ở Việt Nam
https://luatminhkhue.vn/thi-truong-lao-dong van-de-ly-thuyet-va-thuc-trang-hinh-thanh phat-trien-o-viet-nam.aspx