1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất cho các doanh nghiệp điện rác trên địa bàn thành phố hà nội

127 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất cho các doanh nghiệp điện rác trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả Vũ Ngọc Ánh, Dịch Cảnh Hoàng Nam, Khuất Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phạm Thu Trang
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thu Hà
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Báo cáo Tổng Kết Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,5 MB

Cấu trúc

  • 1. Đặt vấn đề (11)
  • 2. Tổng quan nghiên cứu (13)
    • 2.1. Các tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải và các mô hình nghiên cứu (13)
    • 2.2. Đề xuất các yếu tố ảnh hưởng tới “tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải”. 17 2.3. Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng tới tiềm năng khai thác năng lượng từ rác thải” (18)
    • 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức hành vi của người dân trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt (20)
    • 2.5. Mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi người dân trong việc xử lý rác thải sinh hoạt (23)
    • 2.6. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu (23)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (24)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu (24)
  • 5. Phạm vi nghiên cứu (24)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (24)
    • 6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính (24)
    • 6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng (25)
    • 6.3. Phương pháp xử lý dữ liệu (0)
  • 7. Ý nghĩa của đề tài (26)
  • 8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu (27)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (28)
    • 1.1. Tái tạo năng lượng (28)
      • 1.1.1. Khái niệm (28)
      • 1.1.2. Công nghệ tái tạo năng lượng (29)
      • 1.1.3. Lý thuyết nền tảng về tái tạo (0)
      • 1.1.4. Vai trò của tái tạo năng lượng (35)
      • 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tái tạo năng lượng (36)
    • 1.2. Nhận thức hành vi của người dân đối với rác thải sinh hoạt (40)
      • 1.2.1. Các khái niệm liên quan (40)
      • 1.2.2. Tác động của rác thải sinh hoạt (40)
      • 1.2.3. Hành vi của người dân trong việc xử lý rác thải sinh hoạt (42)
      • 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức hành vi của người dân (43)
        • 1.2.4.1. Thái độ (43)
        • 1.2.4.2. Quy định pháp luật (44)
        • 1.2.4.3. Chuẩn mực chủ quan (45)
        • 1.2.4.4. Kiến thức (47)
        • 1.2.4.5. Nhận thức kiểm soát hành vi (47)
        • 1.2.4.6. Hoạt động tuyên truyền (49)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIỀM NĂNG TÁI TẠO NĂNG LƯỢNG TỪ RÁC TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬN THỨC HÀNH VI ĐỐI VỚI RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (50)
    • 2.1. Thực Trạng năng lượng tái tạo (50)
      • 2.1.1. Trên thế giới (50)
      • 2.1.2. Tại Việt Nam (57)
    • 2.2. Chính sách quản lý rác thải (60)
    • 2.3. Dân số (64)
    • 2.4. Thực trạng về hành vi (68)
      • 2.4.1. Mô tả mẫu (69)
      • 2.4.2. Thống kê số liệu rác thải (71)
      • 2.4.3. Kiऀm định Cronbach’s Alpha (78)
      • 2.4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA (84)
      • 2.4.5. Phân tích tương quan Pearson (87)
      • 2.4.6. Chạy hồi quy tuyến tính bội (88)
    • 2.5. Kết luận về quy mô thị trường chất thải thành năng lượng và xu hướng trong tương lai (92)
  • CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ (96)
    • 3.1. Kết luận (96)
    • 3.2. Giải pháp (99)
      • 3.2.1. Đối với doanh nghiệp, Chính phủ (100)
      • 3.2.2. Đối với cá nhân (102)
    • 3.3. Kiến nghị (103)
  • PHỤ LỤC (105)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (122)

Nội dung

Tổng quan nghiên cứu

Các tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải và các mô hình nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu của nhóm tác giả Xu cùng các cộng sự của mình (2019),bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu như mô hình dự báo hội nhập, mô hình trung bình động tích hợp tự hồi quy vi sai mô hình mạng nơ-ron(NNM), mô hình máy vectơ hỗ trợ (SVM) và tiến hành sử dụng mô hình nghiên cứu gồm kinh tế, kỹ thuật, chính trị và các yếu tố xã hội Trong đó biến kinh tế được sử dụng nhằm phân tích vấn đề phát triển kinh tế của từng khu vực và mức tiêu thụ của người dân Biến kỹ thuật được sử dụng để phân tích và nghiên cứu sự phát triển của năng lượng tái tạo, an ninh năng lượng và các thiết bị cung cấp năng lượng Biến chính trị được sử dụng để phân tích các chính sách và hệ thống đối với năng lượng tái tạo cũng như tầm nhìn và khả năng đáp ứng về chính sách của chính phủ đối với vấn đề trên Biến xã hội được sử dụng để phân tích nhận thức của người đối với năng lượng tái tạo, môi trường và nguồn tài nguyên xã hội Có thể chắt lọc từ bài nghiên cứu trên những biến số về yếu tố ảnh hưởng tới tiềm năng của rác thải đối với bài nghiên cứu của nhóm

Hình 0.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải

Nguồn: Xu, X., Wei, Z., Ji, Q., Wang, C., & Gao, G (2019) Şener và các đồng sự (2018) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của môt quốc gia, yêu cầu về năng lượng đang ngày càng trở nên quan trọng. Không giống như những loại tài nguyên khác, năng lượng tái tạo mang lại rất nhiều những lợi ích như sự bảo đảm về an ninh năng lượng, sự phát triển năng lượng bền vững và sự giảm thiểu về khí thải, đặc biệt là khí thải nhà kính Tuy nhiên, có những tỷ trọng khác nhau đối với năng lượng tái tạo của một quốc gia Nghiên cứu này chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm nhằm làm rõ những vấn đề liên quan tới con đường phát triển năng lượng của một quốc gia Trong tổng số 1431 bài nghiên cứu lý thuyết và 60 bài nghiên cứu khoa học đã chọn ra một khung lý thuyết nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng tới tiềm năng của việc khai thác năng lượng từ rác thải bao gồm các yếu tố chính là kinh tế, môi trường, chính trị, quy định, xã hội, tiềm năng khoa học và công nghệ khoa học Trong các biến số trên, kinh tế được coi là một trong những yếu tố được đề cập xuyên suốt bài nghiên cứu, trong khi đó yếu tố môi trường là yếu tố được ít nhắc tới nhất Các biến số trên được phân loại thành cơ hội, thách thức và các

Tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải yếu tố chưa xác định đối với việc triển khai năng lượng tái tạo dựa trên mẫu phân tích thống kê số liệu Kinh tế, môi trường và các yếu tố xã hội được xem như những cơ hội trong khi chính trị, quy định, tiềm năng công nghệ sẽ không được coi như là cơ hội hay thách thức Không có bất cứ biến số nào được coi là thách thức Vậy có thể kế thừa các yếu tố tác động tới tiềm năng khai thác năng lượng từ rác thải bao gồm kinh tế, môi trường và các nhân tố xã hội từ bài nghiên cứu trên

Hình 0.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải

Cong và các đồng sự (2021), đã thực hiện bài nghiên cứu với mục đích khám phá những yếu tố ảnh hưởng tới sự thất bại của dự án biến năng lượng thành rác thải của Trung Quốc dưới sự tác động của phong trào “Not In My Back Yard” để có thể cung cấp những dữ liệu liên quan nhằm cải thiện cho việc ra quyết định trong những dự án tương tự trong tương lai Bài nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm để đánh giá mẫu nghiên cứu của nó thông qua các lần thử dành cho các quyết định khác nhau Phương pháp được sử dụng với mục đích phân tích khung lý thuyết nhằm làm rõ các nhân tố dẫn đến sự thất bại của dự án biến rác thải thành năng lượng. Những mối liên hệ tương quan giữa các nhân tố được quyết định bởi quan điểm của 12 chuyên gia tới từ các trường đại học, các ban ngành Chính Phủ, các đơn vị thử nghiệm,

Dự án chuyển đổi rác thải thành năng lượng tại Việt Nam đã đối mặt với nhiều thách thức dẫn đến thất bại, một trong số đó là Hội chứng "Không tại Sân sau nhà tôi" (NIMBY) Các yếu tố góp phần vào sự phản đối của cộng đồng đối với các dự án này bao gồm: thiếu sự tham gia của cộng đồng, gần khu dân cư, thông tin không đầy đủ về dự án, lo ngại về tác động tiêu cực đến môi trường và quyết định không phù hợp của chính phủ Nghiên cứu này cung cấp nền tảng lý thuyết quan trọng để phát triển các giải pháp thiết thực đối với các doanh nghiệp điện rác tại Việt Nam.

Hình 0.3: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải

Nguồn: Cong, X., Wang, L., Ma, L., & Skibnewski, M (2021).

Dong và các đồng sự (2019), đã thực hiện nghiên cứu thực trạng rác thải tại các đô thị lớn tại Việt Nam nói riêng và tình hình đối với lĩnh vực này trên thế giới nói chung, các nhà nghiên cứu chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới tiềm năng khai thác năng lượng từ rác thải bao gồm sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự phát triển công nghệ cũng như các chính sách của chính phủ nhằm khai thác và xử lý một cách hiệu quả tình trạng quá tải rác thải tại các khu vực có trình độ phát triển kinh tế cao.

Tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải

Hình 0.4: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải

Nguồn: Dong, J., Tang, Y., Nzihou, A., & Chi, Y (2019)

Nghiên cứu của Malinauskaite cùng cộng sự (2017) đã phân tích về quản lý chất thải rắn đô thị và chuyển đổi rác thải thành năng lượng trong hệ thống kinh tế tuần hoàn của các quốc gia châu Âu Sự tăng trưởng dân số và chất lượng sống kéo theo gia tăng tiêu thụ năng lượng và thực phẩm, dẫn đến phát sinh nhiều hơn chất thải rắn Sự tương quan giữa gia tăng mức sống và nhu cầu năng lượng rất lớn Giá trị nhiệt trung bình của chất thải rắn đô thị khoảng 10MJ/kg, phù hợp để xem rác thải như nguồn năng lượng Chuyển đổi rác thải thành năng lượng bao gồm đốt rác nhưng cũng mở rộng sang đa dạng phương pháp xử lý để tạo ra năng lượng Tận dụng giá trị sản phẩm, nguyên liệu và nguồn lực bằng cách chuyển đổi rác thải thành năng lượng giúp kéo dài vòng đời thị trường, giảm lượng rác thải và nguồn lực cần sử dụng Với ưu tiên về kinh tế tuần hoàn, các thành viên Liên minh châu Âu cần từ bỏ cách xử lý rác thải lạc hậu.

Việc tái sử dụng năng lượng từ rác thải đang được chú trọng và các chính sách về rác thải cũng hướng đến việc chuyển đổi sang các mô hình xử lý tiên tiến hơn Nghiên cứu này phân tích cách các quốc gia Châu Âu thí điểm và thực hiện chính sách biến chất thải thành năng lượng để hướng đến nền kinh tế tuần hoàn Các quốc gia được nghiên cứu gồm Estonia, Hy Lạp, Ý, Latvia, Na Uy, Lithuania, Phần Lan, Slovenia, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh, cung cấp cái nhìn tổng quan về bối cảnh Châu Âu Nghiên cứu này nhằm xác định sự khác biệt trong quản lý rác thải và cách tiếp cận với nền kinh tế tuần hoàn, đồng thời đánh giá vai trò của việc biến chất thải thành năng lượng trong các chính sách này Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp nền tảng lý thuyết cho các đề xuất cho các doanh nghiệp điện rác tại Việt Nam.

Hình 0.5 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải

Nguồn: Malinauskaite, J., Jouhara, H., Czajczyńska, D., Stanchev, P., Katsou, E.,

Đề xuất các yếu tố ảnh hưởng tới “tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải” 17 2.3 Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng tới tiềm năng khai thác năng lượng từ rác thải”

Thứ nhất, nhận thấy yếu tố “Chính sách” tác động tới tổng quan vĩ mô của ngành công nghiệp khai thác năng lượng tái tạo từ rác thải bởi mỗi chính sách mà các nhà quản lý, các nhà hoạch định đưa ra đều thể hiện những bước đi và phương hướng khác nhau nhằm khai thác một cách hiệu quả nhất tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo từ rác thải Có thể khẳng định rằng, yếu tố “Chính sách” có tác động đến tiềm năng

Tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải tái tạo năng lượng từ rác thải.

Thứ hai, yếu tố "Công nghệ" được đề xuất trong nghiên cứu này vì nó được thừa hưởng từ các mô hình nghiên cứu trước của các tác giả, với các yếu tố bài đăng, bài viết đề xuất và tính thông tin đều được tóm gọn từ yếu tố "Công nghệ" Các mô hình công nghệ khai thác và xử lý rác thải mang lại hiệu suất khác nhau, giúp giải quyết các vấn đề xã hội và kinh tế liên quan đến nguồn tài nguyên này Do đó, yếu tố "Công nghệ" đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải.

Thứ ba, yếu tố “Dân số” được lựa chọn để đưa vào mô hình đề xuất thông qua nghiên cứu các đề tài đi trước Sự gia tăng dân số với tốc độ nhanh chóng khiến cho lượng phát sinh rác thải tăng nhanh qua các năm tại các khu vực đô thị lớn Điều này cho thấy yếu tố “Dân số” có tác động đến tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải.

Thứ từ, yếu tố “Hành vi” được sử dụng kế thừa từ các đề tài đã nghiên cứu. Hành vi của người dân đối với rác thải là vấn đề phổ biến nhất bởi nó xuất hiện liên tục và không ngừng trong chính cuộc sống hàng ngày của con người Nắm bắt được hành vi của người dân đối với rác thải là yếu tố then chốt cho việc quản lý và thay đổi vấn đề trên tới từ các nhà hoạch định và quản lý.

2.3 Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng tới tiềm năng khai thác năng lượng từ rác thải”

Hình 0.6 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới “Các yếu tố ảnh hưởng tới tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải”

(Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của nhóm tác giả)

Dân số Tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải

Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức hành vi của người dân trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt

xử lý rác thải sinh hoạt

Theo Nguyễn Thị Kim Nhung (2014) thông qua phương pháp kết quả phỏng vấn và điều tra xã hội học đã phân tích và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng của các bên liên quan đến hành vi tham gia của người dân trong quản lý rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội với mục tiêu kiến nghị và đưa ra các giải pháp cần thiết cho sự hợp tác hiệu quả hơn trong vấn đề quản lý rác thải trên địa bàn, trong đó 3 yếu tố được kết luận là: yếu tố thuộc về cá nhân, yếu tố thuộc về xã hội, yếu tố thuộc về các bên liên quan

Theo Nguyễn Thị Thu Hồng (2018) thông qua phương pháp phỏng vấn, thu thập và tổng hợp tài liệu cũng như áp dụng điều tra xã hội học với mục đích nghiên các yếu tố tác động đến hành vi cộng đồng trong hoạt động phân loại, tái chế chất thải điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội Nghiên cứu đã đề xuất mô hình gồm 6 yếu tố tác động đến sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động tài chế chất thải điện tử theo mức độ tăng dần như sau: (1) Thái độ - Nhận thức về môi trường (2) Chuẩn mực chủ quan. Áp lực xã hội, (3) Luật pháp và các quy định, (4) Chi phí tái chế, (5) Kiểm soát hành vi và (6) Kinh nghiệm trong quá khứ.

Theo Dinu và các cộng sự (2020) nghiên cứu hướng tới việc điều tra hành vi người tiêu dùng đối với với các loại rác thải tới từ đồ ăn thừa tại Ireland thông qua việc phân tích thái độ của họ và lượng đồ ăn dư thừa trở thành rác thải phát sinh Trong tổng 2115 người tham gia phỏng vấn khắp trên Cộng hòa Ireland, thông qua việc phân tích các nhân tố và các cụm phỏng vấn, hai cụm khách hàng được hình thành dựa trên thái độ của họ đối với rác thải tời từ đồ ăn dư thừa, trong đó 62,56% của mẫu cho thấy người tiêu dùng biểu thị sự không quan tâm tới vấn đề trên và 37,44% còn lại là quan tâm Cụm những người tiêu dùng không quan tâm bao gồm những người đàn ông trẻ tuổi không quan tâm tới việc lãng phí đồ ăn hay bất cứ một phương pháp nào để giảm việc lãng phí đồ ăn Dựa theo lượng đồ ăn dư thừa, những người không để tâm tới việc tiêu dùng thải ra 0,74kg lượng rác thải đồ ăn dư thừa mỗi tuần, ước chừng tương đương khoảng 2,74kg CO2 đối với nguy cơ nóng lên toàn cầu, trong khi những người quan tâm tới vấn đề tiêu dùng chỉ chiếm một nửa số lượng này Vì vậy mà bài nghiên cứu khẳng định nhân tố biến số thái độ tiêu dùng có tác động trực tiếp tới lượng rác thải dư thừa mà họ thải ra và có những tác động tiêu cực tới nguy cơ của sự nóng lên toàn cầu Tuy nhiên, mọi nhóm người tiêu dùng đều được hưởng lợi từ các thông tin về lượng đồ ăn dư thừa về rác thải và nghiên cứu này đóng góp những thông tin nhằm xác định những kế hoạch liên quan tới tuyên truyền trong công chúng đối với các mức độ về chính sách hoặc tổ chức nhằm giáo dục người dân về các vấn đề đồ ăn dư thừa và những gì họ có thể vô tình đóng góp vào nguy cơ nóng lên toàn cầu Qua bài nghiên cứu trên, nhóm thực hiện kế thừa các biến số về hành vi của người tiêu dùng đối với rác thải sinh hoạt hằng ngày là nhận thức và thái độ của người tiêu dùng đối với các vấn được nêu ra

Hình 0.7: Mô hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải.

Nguồn: Dinu, M., Pătărlăgeanu, S R., Petrariu, R., Constantin, M., & Potcovaru, A.

Philippsen (2015) đã nghiên cứu hành vi tái chế sau khi chất thải được phân loại trong đối tượng sinh viên các trường Đại học Twente thuộc Hà Lan thông qua mạng nội bộ của trường Vận dụng lý thuyết hành vi kế hoạch - TPB, đồng thời mở rộng thực hiện trong các biển nhận thức liên quan đến kiến thức, đạo đức và hành vi trong quá khứ để giải thích về hành vi tái chế chất thải trong đối tượng sinh viên Kết quả, trong 7 biến độc lập đề xuất nghiên cứu thì Chuẩn chủ quan và Kiểm soát hành vi không tác động trong khi yếu tố Nghĩa vụ đạo đức, Hành vi trong quá khứ và Kiểm soát hành vì theo thứ tự là những yếu tố có tác động tích cực đến hành vi tái chế chất thải trong sinh viên.

Wang và cộng sự (2016) đã vận dụng Lý thuyết hành vi kế hoạch - TPB Đồng

Hành vi Tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải thời sử dụng mô hình phương trình cấu trúc để phân tích các yếu tố tác động đến hành vì tái chế chất thải điện từ sau khi thực hiện phân loại của người dân tại 7 vùng địa lý thuộc 22 tỉnh của Trung Quốc Nghiên cứu cho thấy các yếu tố về Nhận thức về môi trường, Thái độ, Thu nhập, Phổ biển thông tin và Chi phí tái chế chất thải có tác động cùng chiều và tác động chính đến hành vi tái chế chất thải điện tử của người dân. Nghiên cứu của Ayob và cộng sự (2017) đối với các yếu tố tác động đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt trong đối tượng sinh viên trường Đại học Teknologi thuộc thành phố Sydney nước Úc Thông qua việc sử dụng hệ thống câu hỏi khảo sát, đồng thời tiến hành điều tra trên 500 sinh viên thuộc trường Đại học Teknologi đã nghiên cứu hành vi phân loại CTR sinh hoạt Dựa trên mô hình Lý thuyết hành vi kế hoạch, nghiên cứu đã đề xuất 3 yếu tố tác động đến hành vi phân loại chất thải gồm: (1) Thái độ, (2) Nhận thức chủ quan và (3) Nhận thức kiểm soát hành vi Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố Thái độ và Nhận thức kiểm soát hành vì đã tác động đến hành vi phân loại chất thải và có ý nghĩa thống kê, riêng yếu tố Nhận thức chủ quan thì không tác động đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt.

Nghiên cứu của Lin Shen, Hongyun Si, Lei Yu và Haolun Si (2019) đối với các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi phân loại CTR đô thị thuộc đối tượng người trẻ tuổi. Nghiên cứu đã khảo sát trên 524 mẫu thông tin thuộc đối tượng là những người trẻ tuổi tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 5 yếu tố ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi trong thực hiện phân loại CTR đô thị gồm: (1) Thái độ, (2) Chuẩn chủ quan, (3) Kiểm soát hành vi nhận thức, (4) Quan tâm về môi trường và (5) Nghĩa vụ đạo đức cá nhân thì 3 yếu tố có tác động mạnh đến những người trẻ tuổi trong thực hiện phân loại CTR đô thị được sắp xếp theo thứ tự gồm (1) Nghĩa vụ đạo đức cá nhân, (2) Kiểm soát hành vi và (3) Chuẩn mực chủ quan, tiếp đến là yếu tố (4) Thái độ và (5) Quan tâm về môi trường.

Qua các kết quả nghiên cứu trên có thể thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức hành vi của người dân trong việc xử lý rác thải sinh hoạt cụ thể như sau:Thái độ Nhận thức kiểm soát hành vi, Kiến thức, Trách nhiệm đạo lý, Nghĩa vụ đạo đức, Tuyên truyền hay Quy định Trên cơ sở các nghiên cứu trước, xuất phát từ thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội, kế thừa các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm nghiên lựa chọn: (1)Thái độ, (2) Chuẩn mực chủ quan (3) Kiến thức, (4) Tuyên truyền, (5) Nhận thức kiểm soát hành vi (6) Quy định là các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi xử lý rác thải sinh hoạt.

Mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi người dân trong việc xử lý rác thải sinh hoạt

xử lý rác thải sinh hoạt

Hình 0.8 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

H1: Thái độ là yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi của người dân thành phố Hà Nội đối với rác thải.

H2: Chuẩn mực là yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi của người dân thành phố Hà Nội đối với rác thải

H3: Kiến thức là yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi của người dân thành phố Hà Nội đối với rác thải

H4: Truyền thông là yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi của người dân thành phố Hà Nội đối với rác thải

H5: Nhận thức hành vi là yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi của người

Hành vi người dân trong việc xử lí rác thải sinh hoạt dân thành phố Hà Nội đối với rác thải

H6: Quy định là yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi của người dân thành phố Hà Nội đối với rác thải.

Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu tổng quát Đánh giá tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác tại Việt Nam và nhận thức hành vi của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với rác thải sinh hoạt Từ đó, kiến nghị giải pháp phát triển sản xuất cho các doanh nghiệp điện rác trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 Mục tiêu cụ thể Đánh giá tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác tại Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng.

Phân tích thực trạng nhận thức hành vi đối với rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất các kiến nghị giải pháp phát triển sản xuất cho các doanh nghiệp điện rác trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính

Để tiến hành nghiên cứu, tác giả đã áp dụng phương pháp phân tích so sánh, thu thập dữ liệu thứ cấp từ tạp chí khoa học và tin tức uy tín, đồng thời sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp Từ cơ sở dữ liệu có sẵn, tác giả đã xây dựng khung lý thuyết, mô hình nghiên cứu và giả thuyết Sau khi tham khảo và kế thừa các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, tác giả đã hoàn thiện thang đo định lượng cho mục đích của nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Thực hiện xử lý dữ liệu ngay sau khi thu thập được, thực hiện tổng quát và mã hoá các nguồn dữ liệu theo những nhóm thông tin khác nhau.

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ (n00) - tác giả thực hiện khảo sát trực tiếp trên địa bàn quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội với 300 người cụ thể tác giả đã khảo sát trên các khu vực như: phường Mai Dịch, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Nghĩa Đô, Quan Hoa đã được khảo sát và tác giả sử dụng thang đo Likert để tiến hành cuộc khảo sát sơ bộ để kiểm định các yếu tố trong mô hình, kiểm tra chuẩn hóa thang đo và bảng câu hỏi Với những đặc điểm chiếm ưu thế: Thứ nhất, quận Cầu Giấy là một trong những quận phát triển nhanh nhất của Hà Nội, với mật độ dân số cao và nhiều khu dân cư đông đúc Do đó, việc nghiên cứu hành vi phân loại chất thải sinh hoạt tại đây có thể đại diện cho nhiều khu vực khác trên địa bàn thành phố Thứ 2, quận Cầu Giấy có nhiều trường đại học và cao đẳng, với một lượng lớn sinh viên và nhân viên làm việc tại đây nên việc nghiên cứu hành vi phân loại chất thải sinh hoạt của những người này có thể cung cấp thông tin quan trọng về cách thức giáo dục và tăng cường nhận thức của công chúng về vấn đề này Thứ 3, quận Cầu Giấy có nhiều khu công nghiệp và thương mại, với một lượng lớn chất thải sinh hoạt được sản xuất và xử lý tại đây vậy nên việc nghiên cứu hành vi phân loại chất thải sinh hoạt của các doanh nghiệp và cư dân tại đây có thể cung cấp thông tin quan trọng về cách thức quản lý và xử lý chất thải tại các khu vực công nghiệp và thương mại khác trên địa bàn thành phố Đề tài nghiên cứu đặt trọng tâm là sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định giả thuyết nên tác giả sẽ nghiên cứu định lượng chính thức để kiểm định lại các giả thuyết và các yếu tố trong mô hình

Các mẫu đã được khảo sát được tổng hợp lại và được tác giả xử lý số liệu qua

Ý nghĩa của đề tài

Năng lượng là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của một quốc gia Tuy nhiên, việc sản xuất năng lượng đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là trong việc sản xuất điện từ các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ, khí đốt Để giải quyết vấn đề này, “Nghiên cứu tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất cho các doanh nghiệp điện rác trên địa bàn thành phố Hà Nội” là một chủ đề rất thiết thực và quan trọng

Thực hiện kế thừa các lý thuyết tới từ nghiên cứu trước nhằm phát triển chung dành cho đề tài

Bài nghiên cứu có vai trò được sử dụng để tham khảo cho các nhóm, cá nhân nghiên cứu sau này tiếp tục phát triển thêm hệ thống lý thuyết về khai thác rác thải mới Đóng góp vào quá trình chuyển đổi công nghệ và quản lý rác thải của thành phố

Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung

Việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ tái tạo năng lượng từ rác thải sẽ giúp tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, đồng thời cũng giúp nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của đất nước

Giúp các nhà nghiên cứu và chuyên gia năng lượng nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, mục đích nhằm khai thác tối đa các nguồn tài nguyên và giảm thiểu tác hại của chất thải đối với môi trường.

 Ý nghĩa thực tiễn Đề ra các giải pháp cho hiện trạng quá tải rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đánh giá về ý thức, nhận thức của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội về việc sử dụng rác thải. Đưa ra các ý kiến, giải pháp cho việc phát triển sản xuất các doanh nghiệp điện rác trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nghiên cứu tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải tại Hà Nội mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho môi trường và kinh tế Thứ nhất, tận dụng rác thải để sản xuất năng lượng giúp giảm tải lượng rác thải chôn lấp, hạn chế các tác động tiêu cực lên môi trường Thứ hai, thúc đẩy sản xuất năng lượng từ rác thải sẽ mở ra nguồn năng lượng tái tạo mới, giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt.

Ngoài ra, việc thúc đẩy sản xuất năng lượng từ rác thải cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp điện rác Các sản phẩm năng lượng từ rác thải có thể được bán cho các khách hàng trong và ngoài nước, tạo ra một nguồn thu nhập mới cho các doanh nghiệp điện rác Đồng thời, đối với các doanh nghiệp điện rác trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc áp dụng các biện pháp thúc đẩy sản xuất sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho doanh nghiệp.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu gồm 4 phần:

 Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng lượng tái tạo và nhận thức hành vi đối với rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình.

 Chương 2: Thực trạng tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải tại Việt Nam và nhận thức hành vi đối với rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 Chương 3: Giải pháp phát triển sản xuất cho các doanh nghiệp điện rác trên địa bàn thành phố Hà Nội.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tái tạo năng lượng

Theo TÂM, T M (2021), năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng từ tự nhiên, vô hạn Năng lượng tái tạo không chỉ là một xu hướng hiện đại mà còn là một phần quan trọng của lịch sử năng lượng của loài người Trước khi chúng ta chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, như than đá, dầu và khí đốt, năng lượng tái tạo đã là nguồn cung cấp chính cho cuộc sống hàng ngày Ví dụ, việc sử dụng gió để điều khiển tàu buồm đã là một phương tiện giao thông quan trọng từ hàng ngàn năm trước Hay ánh sáng mặt trời đã được sử dụng để sản xuất nhiệt độ và ánh sáng từ thời kỳ cổ đại Kể từ khi loài người nhận thức về tác động của năng lượng hóa thạch đến môi trường và tình trạng kiệt nguồn tài nguyên, chúng ta đã chuyển hướng quay lại việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo như là một phần quan trọng của chiến lược năng lượng bền vững Điều này không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của cộng đồng.

Theo Mohtasham, J (2015), năng lượng tái tạo được lấy từ các quá trình tự nhiên liên tục được bổ sung Dưới nhiều hình thức khác nhau, năng lượng này đến trực tiếp từ mặt trời, gió, mưa, thủy triều đại dương, sinh khối và tài nguyên địa nhiệt từ nhiệt lượng được tạo ra sâu trong lòng Trái đất.

Theo Bonjoch Cots, S (2013), nguồn năng lượng tái tạo đều bắt nguồn từ năng lượng mặt trời theo cách này hay cách khác Chúng đôi khi được gọi là năng lượng luân chuyển và có thể được coi là vô tận và tự tái tạo Năng lượng tái tạo gồm hai loại: không gây ô nhiễm và gây ô nhiễm Nhóm thứ nhất bao gồm năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, thủy triều và địa nhiệt, trong khi nhóm thứ hai bao gồm sinh khối và nhiên liệu sinh học.

Vậy qua các bài nghiên cứu, nhóm kế thừa và đưa ra một khái niệm cuối cùng về Năng lượng tái tạo là: Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà có thể được tái tạo một cách bền vững như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt được tạo ra từ sâu bên trong lòng trái đất. Năng lượng tái tạo được chia thành hai nhóm, nhóm không gây ô nhiễm bao gồm năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, thủy triều và địa nhiệt Nhóm gây ô nhiễm bao gồm năng lượng sinh khối và nhiên liệu sinh học

1.1.2 Công nghệ tái tạo năng lượng

Theo Bonjoch Cots, S (2013), nghiên cứu tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo nói chung (bao gồm gió, thủy điện, địa nhiệt và mặt trời) để sản xuất điện đạt 36% vào năm 2010 nhưng giảm xuống còn 31% vào năm 2011 Thống kê cho thấy, mặc dù tiềm năng lớn, việc khai thác năng lượng tái tạo gặp nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật Vấn đề then chốt nằm ở bản chất biến động của các nguồn năng lượng này, phụ thuộc vào dòng chảy của nước, thời tiết, sức gió,

Năng lượng gió là nguồn năng lượng tái tạo phổ biến nhất trên thế giới với công suất lắp đặt lên tới 282,5GW Điều này tương đương với khả năng cung cấp điện cho hơn 280 triệu ngôi nhà Tây Ban Nha là một trong những quốc gia dẫn đầu về năng lượng gió, đạt công suất 22,77GW và sản xuất 47.702 GWh điện mỗi năm, đứng thứ 4 trên toàn thế giới.

Cỗ máy chủ lực: Tuabin gió trục ngang

Thiết bị biến đổi năng lượng gió thành điện là tuabin gió Loại này có hai loại chính: trục đứng và trục ngang Tuabin trục ngang là loại phổ biến hơn, với những cánh quạt quen thuộc xoay song song mặt đất.

Tuabin gió trục đứng: Thích nghi tốt nhưng còn hạn chế

Tuabin gió trục đứng là loại được phát triển đầu tiên, việc bố trí các linh kiện quan trọng ở gốc tuabin giúp việc lắp đặt dễ dàng hơn Chúng có ưu điểm là thích nghi với mọi hướng gió mà không cần hệ thống dẫn hướng phức tạp Tuy nhiên, hiệu suất của chúng thường thấp hơn tuabin trục ngang và tốc độ quay hiếm khi vượt quá 200 vòng/phút Chúng thường được sử dụng cho các ứng dụng nhỏ hơn, từ 200W đến 4MW, và không cần tháp cao.

Tuabin gió trục ngang: thống trị bầu trời

Tuabin gió trục ngang là lựa chọn phổ biến trong ngành năng lượng gió nhờ hiệu suất cao Với đặc trưng hướng trục vuông góc với hướng gió, tuabin này tối ưu hóa khả năng hấp thụ năng lượng Hơn nữa, cánh quạt đặt ở độ cao lớn, giúp khai thác nguồn gió dồi dào Hiện đại, tuabin gió trục ngang có thể sản xuất nhiều megawatt điện, đáp ứng nhu cầu sản xuất điện quy mô lớn.

Năng lượng gió là một nguồn năng lượng tái tạo đang phát triển nhanh chóng, mang đến một giải pháp thay thế sạch và bền vững cho nhiên liệu hóa thạch Với những tiến bộ về công nghệ và sự gia tăng đầu tư, năng lượng gió có khả năng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai của chúng ta.

Biển và đại dương chứa đựng tiềm năng năng lượng dồi dào, có thể khai thác bằng các công nghệ khác nhau để chuyển đổi thành điện năng, đóng góp đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu năng lượng hiện nay Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển đối với nhiều phương thức khai thác, năng lượng biển bao gồm các hình thức chính sau:

Năng lượng thủy triều là loại năng lượng biển phổ biến nhất, tận dụng sự biến đổi mực nước biển do ảnh hưởng của lực hấp dẫn Mặt Trăng và Mặt Trời Sự lên xuống của thủy triều thường xảy ra theo chu kỳ 12 giờ, tạo ra sự chênh lệch mực nước từ 2 đến 15 mét Biến thiên thủy triều này được khai thác để phát điện, đóng góp đáng kể vào nguồn năng lượng tái tạo.

 Năng lượng dòng chảy: Dòng chảy trong các eo biển, cửa sông hay đại dương sâu mang lại một nguồn năng lượng dồi dào có thể khai thác bằng tuabin gió dưới nước.

 Năng lượng nhiệt độ đại dương: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tầng nước sâu và nông ở biển nhiệt đới có thể được tận dụng để sản xuất điện bằng các hệ thống nhiệt điện.

 Năng lượng sóng: Sức mạnh của sóng biển được chuyển thành điện năng thông qua các thiết bị đặt dọc bờ biển hoặc neo trên mặt nước.

 Năng lượng chênh lệch độ mặn (gradient muối): Sự khác biệt về nồng độ muối giữa hai nguồn nước biển có thể tạo ra năng lượng thông qua công nghệ thẩm thấu.

 Năng lượng thủy triều: Điển hình của khai thác năng lượng biển

Nhà máy điện thủy triều là ví dụ điển hình cho cách khai thác năng lượng biển. Dưới đây là cách thức hoạt động của chúng:

Lý thuyết: Thủy triều dâng cao do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời, tạo ra chênh lệch mực nước giữa biển và cửa vịnh/sông ngòi.

Nhận thức hành vi của người dân đối với rác thải sinh hoạt

1.2.1 Các khái niệm liên quan

Chất thải nói chung đề cập đến tất cả các vật liệu không mong muốn và không thể sử dụng được về mặt kinh tế mà là kết quả từ hoạt động của con người, bị thải bỏ một cách cố ý hoặc vô tình vào môi trường (UNEP, 1994; Gerrans, 1994; Van Beukering và cộng sự, 1999) Có nhiều loại chất thải khác nhau được tạo ra từ các hoạt động của con người, nhưng trọng tâm sẽ là rác thải sinh hoạt phục vụ cho nghiên cứu này.

Chất thải rắn là chất thải thông thường không ở dạng lỏng hoặc khí, có nguồn gốc từ công nghiệp, nguồn trong nước, thành phố hoặc nông thôn (Miller, 2002) Vì thế, theo mục đích của nghiên cứu này, thuật ngữ “chất thải rắn sinh hoạt” là các dạng chất thải như rác thải nhà bếp, rác thải thực phẩm, bao bì, v.v có nguồn gốc từ hộ gia đình.

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt encompasses the full range of activities for managing waste streams from waste generation to final disposal (Cointreau, 1984; Bault and Shenk, 1994; Jones, 1995), focusing on resource recovery, involving all operations relating to separation, collection, and processing of waste materials in consideration of the economic value of the recovered material.

1.2.2 Tác động của rác thải sinh hoạt

Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng: Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí Ngoài ra, rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường Rác thải là nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc Rác thải ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ giác ngộ của mỗi người dân Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những được hiểu là có ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được hiểu là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu chúng ta biết cách phân loại chúng, sử dụng theo từng loại: Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2 Ảnh hưởng đến môi trường nước: Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn

Mặt khác, lâu dần rác thải tích tụ thành những đống lớn sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị hủy diệt Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất: Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50

- 60 năm mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các "bức tường ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khỏe con người: Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn lệ lớn Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa Hàng năm, theo tổ chức y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa với những mùi hôi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sunfua hidro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch

Bãi rác công cộng là nơi trú ngụ của nhiều mầm bệnh nguy hiểm Vi khuẩn gây bệnh như thương hàn, lỵ và trứng giun có thể tồn tại trong thời gian dài trong môi trường này Các vật chủ trung gian như chuột, ruồi, muỗi đóng vai trò quan trọng trong việc phát tán mầm bệnh, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người và gia súc Chuột là vật chủ trung gian truyền bệnh dịch hạch, ruồi mang xoắn trùng gây bệnh sốt vàng da, gián truyền bệnh tiêu hóa, muỗi là vật trung gian truyền bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.

1.2.3 Hành vi của người dân trong việc xử lý rác thải sinh hoạt

Hành vi của người dân về vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt sẽ khác nhau tùy vào nhiều yếu tố như văn hóa, giáo dục, môi trường sống, chính sách và quy định của chính phủ Những người dân có kiến thức và nhận thức tốt về bảo vệ môi trường và sức khỏe thường có xu hướng xử lý rác thải sinh hoạt tốt hơn Chính sách và quy định của chính phủ cũng có ảnh hưởng đến hành vi của người dân Nếu chính phủ có chính sách và quy định rõ ràng, hỗ trợ và khuyến khích người dân xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách, thì người dân sẽ có xu hướng tuân thủ và thực hiện nghiêm ngặt hơn.

Phân loại và xử lý rác thải đúng cách là một hành động quan trọng để bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe con người Tuy nhiên, việc xử lý rác thải đòi hỏi sự nhận thức và hành vi đúng đắn của người dân Việc nhà nước và chính quyền địa phương cung cấp thông tin đầy đủ và giáo dục cho người dân về phân loại rác thải sẽ giúp ích cho quá trình.

Trần Thị Thanh Huyền và cộng sự (2019), tại thành phố Hồ Chí Minh cho rằng hành vi của người dân về phân loại rác thải là khá tốt, tuy nhiên, họ chưa thực sự thực hiện tốt điều này Người dân thường không phân loại rác đúng cách và không đưa rác vào thùng phân loại đúng quy định Nguyên nhân chính là do thiếu thông tin và kiến thức về phân loại rác thải.

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Thanh Huyền và cộng sự (2018), tại thành phố Hà Nội cũng cho thấy kết quả tương tự, người dân có hành vi tốt về phân loại rác thải, nhưng đôi lúc họ chưa có những quyết định đúng đắn về vấn đề này. Nguyên nhân chính là do thiếu thông tin và kiến thức về phân loại rác thải, cũng như sự thiếu quan tâm và ý thức của người dân Tuy nhiên, vấn đề này cũng có thể được khắc phục bằng việc cung cấp thông tin và giáo dục cho người dân về phân loại rác thải có thể cải thiện hành vi của họ Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền và cộng sự (2018) tại thành phố Hà Nội cho thấy rằng sau khi được giáo dục về phân loại rác thải, hành vi của người dân đã cải thiện đáng kể

Tóm lại, việc phân loại rác thải sẽ khác nhau tùy vào sự khác nhau ở quyết định đưa ra hành vi, môi trường sống, chính sách pháp luật, và đòi hỏi hành vi đúng đắn của người dân và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương Để cải thiện hành vi của người dân trong việc xử lý rác thải sinh hoạt, cần có sự hỗ trợ từ chính phủ, cũng như tăng cường giáo dục và tăng cường thông tin cho người dân.

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức hành vi của người dân

Thái độ được định nghĩa là cảm giác tích cực hay tiêu cực của một cá nhân khi thực hiện hành vi; nó là biến đổi xã hội của niềm tin ở kết quả chắc chắn của hành vi và đánh giá của cá nhân về những kết quả Thái độ phân loại rác thải là sự đánh giá chủ quan của một cá nhân đối với việc phân loại rác thải.

Thái độ của người dân đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại chất thải.Thái độ tích cực và quan tâm đến việc phân loại chất thải sẽ giúp người dân phân loại chính xác và đúng cách Ngược lại, thái độ lơ đễnh hoặc không quan tâm đến việc phân loại chất thải có thể dẫn đến việc phân loại sai hoặc không phân loại chất thải một cách đúng đắn

Thái độ của người dân có tác động lớn đến quá trình phân loại rác thải Một thái độ tích cực dẫn đến sự hiểu biết và quan tâm hơn, thúc đẩy hành vi phân loại tại nhà Nghiên cứu của Stoeva và Alriksson (2017) cho thấy sinh viên Thụy Điển và Bulgaria có thái độ tích cực mạnh mẽ với việc phân loại rác thải có tỷ lệ phân loại rác thải tại nhà cao hơn đáng kể Điều này cho thấy rằng cải thiện thái độ là một chiến lược quan trọng để thúc đẩy hành vi phân loại rác thải hiệu quả.

Kittipongvises (2018) cho thấy thái độ có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ sẵn sàng chi trả của người dân Thái Lan để cải thiện cơ sở tái chế

THỰC TRẠNG TIỀM NĂNG TÁI TẠO NĂNG LƯỢNG TỪ RÁC TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬN THỨC HÀNH VI ĐỐI VỚI RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực Trạng năng lượng tái tạo

Theo nghiên cứu của Omar Ellabban và cộng sự (2019) cùng với Ellabban và các cộng sự (2014), các nguồn năng lượng truyền thống dựa trên dầu, than và khí đốt tự nhiên đã được chứng minh là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế một cách hiệu quả Tuy nhiên, với sự cạn kiệt nhanh chóng của các nguồn năng lượng thông thường và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp trên toàn thế giới đã tăng 1,8% trong năm 2012 Do một số vấn đề môi trường nhất định, nhiều tổ chức liên quan đã khuyến khích nghiên cứu chuyên sâu về các nhà máy năng lượng xanh và hiệu quả hơn sử dụng công nghệ tiên tiến Do mối quan tâm về bảo vệ môi trường ngày càng tăng nên cả công nghệ nhiên liệu sạch và năng lượng mới đều đang được theo đuổi và nghiên cứu chuyên sâu Trên thực tế, giá nhiên liệu hóa thạch và năng lượng tái tạo, chi phí xã hội và môi trường đang đi theo hướng trái ngược nhau và các cơ chế chính sách và kinh tế cần thiết để hỗ trợ phổ biến rộng rãi thị trường bền vững cho các hệ thống năng lượng tái tạo đang phát triển nhanh chóng Rõ ràng là sự tăng trưởng trong tương lai của lĩnh vực năng lượng chủ yếu là nhờ cơ chế mới của năng lượng tái tạo Do đó, việc chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo có thể giúp chúng ta đạt được mục tiêu kép là giảm phát thải khí nhà kính, từ đó hạn chế các tác động khắc nghiệt của thời tiết và khí hậu trong tương lai, đồng thời đảm bảo cung cấp năng lượng đáng tin cậy, kịp thời và tiết kiệm chi phí Đầu tư vào năng lượng tái tạo có thể mang lại lợi ích đáng kể cho an ninh năng lượng của chúng ta.

Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng được thiên nhiên bổ sung liên tục và có nguồn gốc trực tiếp từ mặt trời (như nhiệt, quang hóa, quang điện), gián tiếp từ mặt trời (như gió, thủy điện và năng lượng quang hợp được lưu trữ trong sinh khối) hoặc từ các chuyển động và cơ chế tự nhiên khác của môi trường (như năng lượng địa nhiệt và thủy triều) Năng lượng tái tạo không bao gồm các nguồn năng lượng có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch, chất thải từ các nguồn hóa thạch hoặc chất thải từ các nguồn vô cơ Công nghệ năng lượng tái tạo biến những nguồn năng lượng tự nhiên này thành các dạng năng lượng có thể sử dụng được như điện, nhiệt và nhiên liệu

Thị trường năng lượng tái tạo - điện, sưởi ấm và vận tải - đã tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm qua Việc triển khai các công nghệ đã có, như thủy điện, cũng như các công nghệ mới hơn như quang điện gió và mặt trời, đã tăng lên nhanh chóng, điều này làm tăng niềm tin vào công nghệ, giảm chi phí và mở ra những cơ hội mới.

Theo Omar Ellabban và cộng sự (2019), an ninh năng lượng điện là cần thiết, tuy nhiên chi phí cao và nguồn nhiên liệu hóa thạch hạn chế, cùng với nhu cầu giảm phát thải khí nhà kính, đã khiến các nguồn tài nguyên tái tạo trở nên hấp dẫn trong các nền kinh tế dựa vào năng lượng trên thế giới Tiềm năng về các nguồn năng lượng tái tạo công nghệ điện tử công suất và lưới điện thông minh có thể cho phép chia sẻ tương ứng các nguồn năng lượng tái tạo là rất lớn vì về nguyên tắc, chúng có thể vượt quá nhu cầu năng lượng của thế giới theo cấp số nhân; do đó, những loại tài nguyên này sẽ chiếm một phần đáng kể trong danh mục năng lượng toàn cầu trong tương lai Sản lượng điện toàn cầu từ các nguồn năng lượng tái tạo dự kiến sẽ tăng 2,7 lần từ năm

Trong giai đoạn 2010-2035, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu sinh học dự kiến sẽ tăng gấp ba lần, lên 4,5 triệu thùng dầu tương đương mỗi ngày (mboe/d), tăng từ mức 1,3 mboe/d năm 2010 Phần lớn nhiên liệu sinh học được sử dụng trong lĩnh vực vận tải đường bộ Tuy nhiên, tiêu thụ nhiên liệu sinh học hàng không cũng sẽ tăng đáng kể trong những năm tới.

2035 Việc sử dụng năng lượng tái tạo hiện đại để sản xuất nhiệt sẽ tăng gần gấp đôi, từ 337 Mtoe trong 2010 lên 604 Mtoe vào năm 2035 Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong sản xuất điện cao hơn trong sản xuất nhiệt hoặc đường giao thông Một báo cáo mới công bố của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế cho thấy công suất năng lượng tái tạo trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi trong 10 năm từ 2013 đến 2022 Tuy nhiên, tiến độ khá chênh lệch, với các công suất lớn đã được xây dựng ở châu Âu và những tiến bộ to lớn, đặc biệt là trong thập kỷ qua xảy ra ở Trung Quốc Các khu vực khác, cụ thể là Nam và Trung Mỹ cũng như Trung Đông và Châu Phi, chưa được xây dựng công suất lớn cũng như chưa có mức tăng trưởng trên mức trung bình trong khoảng thời gian nhất định - tạo ra nguy cơ bị tụt lại phía sau trong quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu Viện trợ tài chính quốc tế cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và sản xuất năng lượng sạch đã bị cắt giảm vào năm 2021 xuống dưới mức năm 2012 chắc chắn không giúp ích được gì cho vấn đề này.

Bài nghiên cứu của Katharina Buchholz (2023), cho thấy các quốc gia ở Châu Á và Châu Đại Dương ngoài Trung Quốc cho thấy mức tăng trưởng năng lượng tái tạo trên mức trung bình do công suất của năng lượng tái tạo này hiện gấp 2,5 lần so với năm 2013 Khu vực này đã vượt qua Bắc Mỹ về số megawatt năng lượng tái tạo được lắp đặt trong Tuy nhiên, với dân số lớn hơn nhiều của các châu lục, có thể nói rằng tiến bộ về năng lượng tái tạo ở châu Á bên ngoài Trung Quốc tương đối chậm hơn Tiến bộ hiện nay trong việc lắp đặt năng lượng tái tạo có nghĩa là vào năm 2021, 27,8% điện năng của thế giới được tạo ra thông qua các nguồn tái tạo Con số này chỉ tăng nhẹ 0,2% so với năm 2020 do sản xuất năng lượng không tái tạo - ngược lại cũng là đặc sản của Trung Quốc - một lần nữa lại tăng tốc hơn Xem xét không chỉ điện, mà tất cả các nguồn năng lượng trên thế giới, tỷ lệ năng lượng tái tạo một lần nữa giảm xuống chỉ còn 8% vào năm 2022.

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng của năng lượng

2.1.1.1 Rác thải thành năng lượng ở châu Á

Do tiềm năng cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch và biến đổi khí hậu, các nước Đông Nam Á đã tìm đến các nguồn năng lượng tái tạo và thay thế để giảm phát thải khí nhà kính và các tác động môi trường khác từ ngành năng lượng Mặt khác, dân số đô thị ngày càng tăng sẽ đẩy nhanh lượng phát sinh rác thải hàng năm (khoảng 97 triệu tấn mỗi năm vào năm 2015 lên 165 triệu tấn mỗi năm vào năm 2025) ở các quốc gia này, đòi hỏi phải đầu tư đáng kể vào quản lý chất thải để đối phó với sự gia tăng chất thải.

Sự gia tăng dân số đô thị nhanh chóng đã thúc đẩy phát sinh rác thải và nhu cầu điện, dẫn đến một giải pháp thay thế khả thi ở Đông Nam Á Biến chất thải thành năng lượng - một giải pháp tổng hợp cho các công nghệ khác nhau cho phép các quốc gia loại bỏ chất thải và tạo ra điện cùng lúc - là một giải pháp rõ ràng và nhanh chóng cho hai nhu cầu này Do đó, các công nghệ tạo thành điểm gặp gỡ để các ngành quản lý chất thải và năng lượng cùng hợp tác và mang lại lợi ích cho nhau theo cách hiệu quả nhất.

Trên thực tế, biến rác thải thành năng lượng cũng là một loại năng lượng sinh khối, mang lại lợi ích không chỉ trong việc giảm thiểu khủng hoảng rác thải mà còn đáp ứng nhu cầu cao thực tế về không có hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính và tác động của biến đổi khí hậu Ngày nay, nó đã trở thành một hình thức sử dụng năng lượng tái tạo có thể mang lại lợi ích kinh tế và môi trường trên thế giới Hiện nay, trên toàn thế giới có hơn 2200 nhà máy xử lý rác thải nhiệt với tổng công suất 300 triệu tấn/năm và ước tính sẽ xây dựng hơn 600 cơ sở xử lý rác thải thành năng lượng mới với công suất 170 triệu tấn mỗi năm vào năm 2025 Trung Quốc đã sản xuất 7,3 gigawatt năng lượng trên 339 nhà máy điện vào năm 2017 và họ dự kiến sẽ tăng lên 10 gigawatt và 600 nhà máy vào năm 2020 Việc lựa chọn công nghệ phù hợp nhất dựa trên các yếu tố xã hội, kinh tế và kỹ thuật cũng như chiến lược môi trường để đảm bảo kết quả tốt nhất

Sự phát sinh và đặc tính của chất thải chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng dân số,tốc độ đô thị hóa, mức độ công nghiệp hóa, mức thu nhập, thói quen tiêu dùng, khí hậu địa phương và các chính sách kinh tế Phần lớn thành phần rác thải ở các nước ĐôngNam Á bao gồm rác thải hữu cơ, tiếp theo là nhựa và giấy Thành phần rác thải điển hình ở Đông Nam Á bao gồm 51% rác hữu cơ, 12,9% giấy, 7,2% nhựa, 4% thủy tinh, 3,3% kim loại và 19,6% loại khác Lượng rác thải bình quân đầu người trong khu vực chiếm khoảng 1 kg bình quân đầu người mỗi ngày

Hình 2.2: Biểu đồ so sánh thành phần rác thải ở các nước Đông Nam Á.

Nguồn: Maw Maw Tun và cộng sự (2020)

Hiện trạng xử lý chất thải tại Đông Nam Á đang ở giai đoạn đầu triển khai công nghệ chuyển đổi chất thải thành năng lượng Tuy nhiên, trong tương lai gần, công nghệ này sẽ trở nên phổ biến khi nhu cầu năng lượng tái tạo tăng cao, đặc biệt tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore Indonesia dự kiến sản xuất 234 MW điện từ 12 nhà máy xử lý chất thải thành năng lượng vào năm 2022 Tại Malaysia, công suất lắp đặt từ đốt và chôn lấp chất thải lên tới 18,8 MW, với tiềm năng tổng thể là 400 MW Thái Lan đặt mục tiêu đạt 160 MW điện từ chất thải vào năm 2021, với tổng công suất tiềm năng là 43.324 MW Hiện tại, Thái Lan có tổng công suất từ các nhà máy khí sinh học bãi rác, nhà máy đốt rác, phân hủy kỵ khí và khí hóa là 323 MW và sẽ đạt 700 MW vào năm 2022.

(Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) sẽ là 17,26 TWh.

Bảng 2.1 Tiềm năng biến chất thải thành năng lượng và năng lượng sinh khối

(tấn/năm) (2025) tạo từ chất thải toàn quốc

210.000 202.210 10% thị phần RE trong sản xuất điện vào năm 2035

Hơn 2 GW thủy điện vào năm 2020

Indonesia 22.500.060 55.451.165 (a) 234 MW điện từ 12 nhà máy WtE vào năm 2022

(b) 7,71 TWh là tiềm năng phát điện có thể thực hiện được từ rác thải đô thị tái tạo cho RE đến năm 2030

(c) 810 MW làm mục tiêu sinh khối và WtE vào năm 2025

Tỷ lệ năng lượng không tái tạo 23% trong cơ cấu năng lượng vào năm 2025

Nguồn: Maw Maw Tun và cộng sự (2020)

Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam năm 2013 đặt mục tiêu phát triển kinh tế xanh, trong đó ưu tiên phát triển năng lượng sạch và tái tạo Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các dự án khai thác năng lượng sạch và tái tạo tại Việt Nam vẫn còn hạn chế về quy mô và số lượng so với tiềm năng hiện có.

“Xu hướng sử dụng năng lượng sạch ở Việt Nam” nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong bối cảnh điều kiện hiện nay của Việt Nam

2.1.2.1 Các nguồn năng lượng sạch tại Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng sạch sẵn có của mình. Những nguồn năng lượng tái tạo có thể khai thác và sử dụng trong thực tế đã được nhận diện đến nay gồm: thủy điện nhỏ, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng khí sinh học (KSH), nhiên liệu sinh học, năng lượng từ nguồn rác thải sinh hoạt, năng lượng mặt trời, và năng lượng địa nhiệt,… được thể hiện theo bảng số liệu

Bảng 2.2: Bảng so sánh các nguồn năng lượng tại Việt Nam

Các nguồn năng lượng sạch

Tiềm năng phát triền Địa điểm

1 Năng lượng gió Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển năng lượng gió nhưng hiện tại số liệu về

Chính sách quản lý rác thải

Chính sách quản lý rác thải có vai trò quan trọng trong việc phát triển tiềm năng tái tạo năng lượng từ rác thải Một chính sách quản lý rác thải hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu lượng rác thải phát sinh, nâng cao chất lượng rác thải và tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các công nghệ tái tạo năng lượng từ rác thải.

Theo báo cáo của EPA (U.S Environmental Protection Agency) (2023), hàng năm, Chương trình Kiểm kê Giải phóng Chất độc nhận thông tin từ hơn 21.000 cơ sở về số lượng hóa chất được liệt kê trong TRI mà họ tái chế, đốt để thu hồi năng lượng, xử lý và loại bỏ hoặc thải ra theo cách khác như một phần của hoạt động bình thường của họ Những số lượng này được gọi chung là chất thải liên quan đến sản xuất được quản lý hoặc “chất thải được quản lý” Phân tích xu hướng quản lý chất thải theo thời gian cho phép đánh giá tiến trình giảm thiểu chất thải hóa học của các cơ sở Bên cạnh đó, những xu hướng này còn phản ánh sự chuyển dịch của các cơ sở sang các phương pháp quản lý chất thải bền vững hơn, thay thế việc loại bỏ hoặc thải trực tiếp chất thải ra môi trường

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (U.S Environmental Protection Agency) khuyến khích các cơ sở trước hết là giảm thiểu hoặc loại bỏ việc sử dụng các hóa chất được liệt kê trong TRI và ngăn chặn tạo ra chất thải hóa học bằng cách giảm thiểu nguồn thải Đối với chất thải vẫn phát sinh, phương pháp quản lý được ưu tiên hàng đầu là tái chế, sau đó là đốt thu hồi năng lượng, xử lý, và cuối cùng mới đến việc thải bỏ hoặc giải phóng an toàn chất thải hóa học ra môi trường Thứ tự ưu tiên này được gọi là Bậc thang Quản lý Chất thải, phù hợp với chính sách quốc gia được thiết lập bởi Đạo luật Ngăn ngừa Ô nhiễm (PPA) năm 1990

Nhờ việc áp dụng các chính sách quản lý rác thải và sự khuyến khích giảm thiểu nguồn thải, báo cáo đã thống kê được kết quả số liệu sau:

 Lượng chất thải liên quan đến sản xuất được quản lý tăng thêm 5,3 tỷ pound (22%), chủ yếu do sự gia tăng tái chế.

 Lượng thải bỏ và giải phóng khác giảm 402 triệu pound (-11%).

 Lượng xử lý giảm 644 triệu pound (-7%).

 Lượng thu hồi năng lượng tăng 273 triệu pound (10%).

 Lượng tái chế tăng 6,1 tỷ pound (68%), xu hướng này chủ yếu do một số cơ sở riêng biệt báo cáo mỗi năm tái chế một tỷ pound trở lên trong những năm gần đây.

 Số lượng cơ sở báo cáo cho TRI đã giảm 5% kể từ năm 2012 Lý do của sự giảm này bao gồm việc đóng cửa cơ sở, thuê ngoài hoạt động sang các nước khác và các cơ sở giảm sản xuất, chế biến hoặc sử dụng hóa chất được liệt kê trong TRI xuống dưới ngưỡng báo cáo.

 Các cơ sở báo cáo cả quản lý chất thải tại chỗ và bên ngoài Biểu đồ sau đây cho thấy số lượng tương đối của các phương thức quản lý chất thải tại chỗ và bên ngoài cho năm 2021.

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện số lượng tương đối của các phương thức quản lý chất thải tại chỗ và bên ngoài cho năm 2021

Nguồn: Báo cáo của EPA (U.S Environmental Protection Agency) (2023)

 Năm 2021, 87% chất thải liên quan đến sản xuất được quản lý tại chỗ.

Phần lớn chất thải phát sinh từ sản xuất được chuyển ra ngoài để tái chế Các ngành kim loại cơ bản và chế tạo kim loại đóng góp đáng kể cho hoạt động tái chế này Các cơ sở trong những ngành này thường tái chế phế liệu kim loại chứa các hóa chất TRI như kẽm và đồng tại các địa điểm bên ngoài.

 Phân bố chất thải được quản lý tại chỗ và bên ngoài năm 2021 tương tự như các năm trước.

Và để hỗ trợ các chuyên gia quản lý chất thải rắn, Hoornweg và đồng sự.

Các quốc gia châu Á có nhu cầu và hạn chế tương tự nhau trong công tác quản lý chất thải đô thị Do đó, sẽ hữu ích nếu chúng ta cùng tham khảo một số "giá trị chung" hoặc chiến lược theo đề xuất của WHO năm 1999.

 Phát triển cơ sở xử lý chất thải rắn như bãi chôn lấp và lò đốt thường gây ra nhiều lo ngại - cả lo ngại chính đáng và phản ứng thái quá Tuy nhiên, có thể giảm thiểu sự phản đối đối với các cơ sở mới bằng cách lôi kéo cộng đồng tham gia và tuân theo quy trình lựa chọn địa điểm kỹ thuật và minh bạch, đồng thời tận dụng tối đa điều kiện địa phương để giảm thiểu tác động môi trường và chi phí tiềm tàng, ví dụ như đặt bãi chôn lấp ở những vị trí địa chất tốt hơn Các cơ sở xử lý chất thải rắn, thường có tuổi thọ trên 25 năm, cần được tích hợp tốt trong một kế hoạch tổng thể phù hợp, phản ánh nhu cầu khu vực, quy trình vận hành tiêu chuẩn và cơ chế tài chính. Giải thích kỹ thuật hợp lý và quy trình lập kế hoạch minh bạch tôn trọng mối quan tâm chính đáng của công chúng có thể không loại bỏ hoàn toàn sự phản đối, nhưng đó là cách tốt nhất để giảm thiểu nó.

 Chính quyền địa phương nên giảm tần suất thu gom rác thải dân cư xuống tối đa hai lần một tuần, mức độ này đủ về mặt y tế công cộng nhưng cần được xã hội chấp nhận Cần khuyến khích người dân đặt rác vào các thùng chứa nhằm nâng cao hiệu quả thu gom.

 Chính quyền địa phương nên tập trung chủ yếu vào thu gom rác thải dân cư, đặc biệt từ các khu vực nghèo và đông dân cư, và trao quyền cho khu vực tư nhân thu gom rác từ các nguồn phi dân cư Thu gom rác thương mại, cơ sở công và công nghiệp thường có thể tự trang trải chi phí Chính quyền địa phương nên cấp phép cho các công ty tư nhân vận chuyển rác để tạo doanh thu và đảm bảo thu gom và xử lý đúng cách.

 Phí thu gom và xử lý rác thải nên dựa trên tỷ lệ phát sinh rác Phí sử dụng trực tiếp và thu phí rác nên bắt đầu với cộng đồng doanh nghiệp.

 Cần áp dụng cách tiếp cận tích hợp đối với quản lý chất thải rắn Các nhà quản lý rác thải đô thị nên lựa chọn giải pháp ít phức tạp về mặt kỹ thuật và tiết kiệm chi phí nhất (ví dụ: hạn chế cơ giới hóa và đốt rác) Cần tối đa hóa việc chuyển hướng rác thải.

 Tất cả các cấp chính phủ, bao gồm các cơ quan đa quốc gia và các tập đoàn xuyên quốc gia, phải đóng vai trò trong việc phát triển chương trình dài hạn, ví dụ như trách nhiệm mở rộng sản phẩm, phân tích vòng đời sản phẩm, trao đổi chất thải, chế độ thuế tài nguyên thiên nhiên.

Dân số

Quá trình gia tăng dân số và đô thị hóa tạo áp lực lớn về môi trường, đặc biệt là đối với vấn đề rác thải sinh hoạt Dân số tăng dẫn đến nhu cầu gia tăng về sản phẩm tiêu dùng, từ đó làm tăng lượng rác thải Nghiên cứu của Hoornweg và cộng sự (2015) chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa dân số và rác thải, nơi các khu vực đô thị đông dân có lượng rác thải lớn hơn đáng kể so với các vùng nông thôn Tương tự, Hà Nội, thành phố đông dân thứ hai của Việt Nam, cũng không nằm ngoài quy luật này.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội, dân số trung bình của Hà Nội năm 2022 là 8,435 triệu người, đứng thứ 2 sau TP

Hồ Chí Minh (9,389 triệu người), bằng 35,9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng; 8,45% dân số toàn quốc Mật độ dân số trung bình hiện nay của Hà Nội khoảng 2.398 người/km^2, cao gấp 8,2 lần so mật độ dân số cả nước Sự gia tăng dân số đóng vai trò quan trọng trong việc tăng lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bảng 2.3 Tổng lượng rác thải của thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2019

Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội, dân số trung bình của Hà Nội năm 2022

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng lượng rác thải sinh hoạt trên ngày theo năm của thành phố Hà Nội

Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội, dân số trung bình của Hà Nội năm 2022

Tổng lượng rác thải của thành phố Hà Nội

Bảng 2.4 Tổng dân số Hà Nội theo các năm

Nguồn: Theo Tổng cục Thống kê (2021)

Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số của thành phố Hà Nội theo các năm

Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội, dân số trung bình của Hà Nội năm

Qua hai bảng số liệu trên, có thể thấy dân số Hà Nội tăng từ 7.285,53 triệu người năm 2014 lên 8.093,90 triệu người năm 2019, kéo theo sự gia tăng đáng kể về lượng chất thải sinh hoạt từ 5500 tấn/ngày năm 2014 lên 6500 tấn/ngày năm 2019.

2014 lên đến 8300 tấn/ngày vào năm 2019 Tóm lại, sự gia tăng dân số của góp phần không nhỏ cho sự gia tăng lượng rác thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội Với lượng rác thải khổng lồ tăng dần theo mỗi năm tạo ra tiềm năng rất lớn cho việc tái tạo rác thải thành năng lượng

Sự gia tăng dân số khiến cho lượng rác thải tăng lên cũng ảnh hưởng đến việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt Theo Nguyễn Thị Hồng Minh và cộng sự (2016) tỉ lệ tái chế rác thải sinh hoạt ở Hà Nội còn khá thấp, chỉ đạt khoảng 5 - 10% Hệ thống quản lý rác thải tại Hà Nội hiện đang gặp nhiều khó khăn, bao gồm việc thiếu nguồn lực và cơ sở hạ tầng kém Nhiều khu vực tại Hà Nội vẫn chưa có hệ thống thu gom rác thải đầy đủ, dẫn đến tình trạng rác thải bị vứt bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người Nếu hệ thống thu gom rác thải không đủ để đáp ứng nhu cầu của dân số đông đúc, rác thải sẽ bị vứt bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người Sự khó khăn trong việc quản lý và thu gom rác thải vừa là thách thức với môi trường và nhà nước cũng là động lực tạo tiềm năng to lớn cho việc xây dựng một hệ thống tái tạo rác thải thành năng lượng tiên tiến, hiện đại

Mặc dù việc ở Hà Nội là một thành phố đông dân là một tiềm năng vô cùng lớn cho ngành công nghiệp tái tạo rác, nhưng nước ta chưa thực sự tận dụng được hết tiềm năng đó Hà Nội có thể tận dụng nguồn rác thải để phát triển kinh tế tuần hoàn,giảm thiểu tác động đến môi trường Ví dụ, rác thải hữu cơ có thể được sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ, năng lượng sinh khối, Rác thải nhựa có thể được sử dụng để sản xuất nhựa tái chế, sợi, vật liệu xây dựng, Tuy nhiên nước ta chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải: Hiện nay,phần lớn CTRSH ở Việt Nam vẫn được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, chiếm khoảng 71% Phương pháp này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải; Hoàn thiện hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu công nghệ xử lý CTRSH tiên tiến. Để phát huy tiềm năng của ngành công nghiệp tái tạo rác ở Hà Nội, cần có sự quan tâm và đầu tư của các cấp, các ngành Các cơ quan quản lý nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành công nghiệp tái chế rác Doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tái chế tiên tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất Người dân cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tái chế rác thải, tích cực tham gia phân loại rác thải tại nguồn.

Thực trạng về hành vi

Tác giả đề xuất một khuôn khổ dự đoán quá trình dẫn đến thái độ phân loại chất thải và ý định hành vi Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên các mục đo lường cho tất cả các cấu trúc trong khuôn khổ nghiên cứu Các cấu trúc và mục đo lường bao gồm: thái độ, chuẩn mực, kiến thức, truyền thông, nhận thức hành vi và quy định Tất cả các mục được đo trên thang điểm Likert năm điểm, từ 1: "hoàn toàn không đồng ý" đến 5: "hoàn toàn đồng ý."

Quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành từ 19/01/2024 đến 26/01/2024 bằng bảng câu hỏi phân phát cho cư dân quận Cầu Giấy, cụ thể là các phường Mai Dịch, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Trung Hoà, Nghĩa Tân Toàn bộ quá trình đảm bảo hợp pháp và tuân thủ đạo đức, sử dụng bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn cùng thư thông tin và mẫu chấp thuận.

Thực hiện xử lý dữ liệu ngay sau khi thu thập được, thực hiện tổng quát và mã hoá các nguồn dữ liệu theo những nhóm thông tin khác nhau.

Tác giả xử lý số liệu qua sử dụng phần mềm SPSS 20 để đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khẳng định EFA để kiểm định thang đo các khái niệm nghiên cứu qua đó xác định xem phạm vi, mức độ quan hệ giữa các biến quan sát và các nhân tố cơ sở như thế nào, qua đó thấy được cụ thể hơn các thang đo trên có tách thành những nhân tố mới hay rút gọn, giảm bớt đi biến quan sát nào hay không Để kiểm tra độ tin cậy của các biến quan sát, nghiên cứu sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Corrected item total correlation) Cuối cùng là sử dụng hồi quy tuyến tính bội để kiểm định mô hình nghiên cứu các giả thuyết

1, Giới tính của anh/chị

Bảng 2.6 Thống kê giới tính

Theo như thống kê, tổng số người tham gia khảo sát là 300 Đa số người tham gia khảo sát là nữ với 185 người (chiếm 61,7%), còn lại là nam với số lượng 115 người (chiếm 38,3%).

2, Độ tuổi của anh/chị

Bảng 2.7 Thống kê độ tuổi

Theo kết quả khảo sát, độ tuổi người tham gia chiếm tỷ lệ cao nhất là dưới 30 tuổi với 250 người chiếm 83,3%, độ tuổi người tham gia có tỷ lệ thấp nhất là trên 60 tuổi với 4 người tham gia chiếm 1,3% Bên cạnh đó là độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi và từ

45 đến 60 tuổi có tỷ lệ trung bình và ngang bằng nhau với số lượng 23 người tham gia chiếm tới 7,7% mỗi độ tuổi.

3, Số người trong gia đình

Bảng 2.8 Thống kê số người trong gia đình

Theo kết quả khảo sát, gia đình có số lượng thành viên từ 3-4 người chiếm tỷ lệ cao nhất (47,7%), tiếp theo là gia đình có 5-6 người (31,0%) Trong khi đó, gia đình có số lượng thành viên từ 1-2 người và trên 6 người có tỷ lệ thấp nhất, lần lượt là 13,3% và 8,0%.

Bảng 2.9 Thống kê trình độ học vấn

Theo khảo sát, 73% người tham gia (219 phiếu) có trình độ học vấn cao nhất là Đại học/trên Đại học Tỷ lệ này cao hơn so với nhóm Trung học phổ thông (11,3%, tương ứng với 34 phiếu), Cao đẳng/nghề và Trung học cơ sở có tỷ lệ thấp dần.

27 (9,0%), 14 (4,7%) Thấp nhất là nhóm Tiểu học và Chưa được đào tạo có số phiếu ngang bằng nhau là 3 phiếu và chiếm 1%.

2.4.2 Thống kê số liệu rác thải

Bảng 2.10 Thống kê số lượng rác thải

Theo kết quả thống kê, tỷ lệ số lượng rác chiếm Rất ít và Ít là cao nhất với số phiếu ngang bằng nhau 122 (40,7%) cho mỗi loại, số lượng rác Trung bình chiếm tỷ lệ thấp hơn với 42 phiếu (14%), và ít nhất là số lượng rác Nhiều với 14 phiếu (4,7%).

Bảng 2.11 Thống kê mức độ phát sinh rác hữu cơ

Theo kết quả thống kê, mức độ ps rác hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức Trung bình với 90 số phiếu chọn (30%), sau đó thấp dần là Nhiều, Ít, Rất nhiều, Rất ít lần lượt với số phiếu 69 (23%), 51 (17%), 47 (15,7%), 43 (14,3).

Bảng 2.12 Thống kê mức độ phát sinh rác thải nhựa

Theo kết quả thống kê, mức độ ps rác thải nhựa chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức Trung bình với 85 số phiếu chọn (28,3%), sau đó thấp dần là số lượng Ít, Rất Ít, Nhiều, Rất nhiều lần lượt với số phiếu 74 (24,7%), 62 (20,7%), 56 (18,7%), 23 (7,7%).

Bảng 2.13 Thống kê mức độ phất sinh rác giấy

Theo kết quả thống kê, mức độ ps rác giấy chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức Trung bình với số phiếu 90 (30%), nhóm thấp hơn là mức Ít với 83 phiếu (27,7%) và Rất ít với 75 (25%) Cuối cùng nhóm thấp nhất là Nhiều với 35 phiếu (11,7%) và Rất nhiều chiếm 17 phiếu (5,7%).

Bảng 2.14 Thống kê mức độ phát sinh rác kim loại

Theo khảo sát, mức độ phát sinh rác kim loại được phân bố theo tỷ lệ sau: "Rất ít" chiếm 39,7% (119 phiếu), tiếp đến là "Ít" (28,7%, 86 phiếu), "Trung bình" (15,3%, 46 phiếu), "Nhiều" (11,7%, 35 phiếu) và "Rất nhiều" (4,7%, 14 phiếu).

Bảng 2.15 Thống kê mức độ phát sinh rác điện tử

Theo kết quả thống kê, mức độ ps rác điện tử chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức Rất ít với số phiếu 184 (61,3%), sau đó thấp dần với nhóm Ít, Trung bình, Rất nhiều, Nhiều lần lượt sắp xếp theo số phiếu 46 (15,3%), 29 (9,7%), 22 (7,3%), 19 (6,3%).

Bảng 2.16 Thống kê mức độ phát sinh rác khác

Theo kết quả thống kê, mức độ ps rác khác chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức Rất ít với số phiếu 134 (44,7%), sau đó thấp dần với nhóm Trung bình, Ít, Nhiều, Rất nhiều lần lượt sắp xếp theo số phiếu là 68 (22,7%), 42 (14%), 32 (10,7%), 24 (8,0%).

3, Nơi vứt bỏ rác thải

Bảng 2.17 Thống kê nơi vứt bỏ rác

Kết luận về quy mô thị trường chất thải thành năng lượng và xu hướng trong tương lai

Hình 8: Quy mô thụ trường chất thải thành năng lượng và xu hướng trong tương lai

Nguồn: Báo cáo thị trường chất thải thành năng lượng (WtE)

Theo Báo cáo thị trường chất thải thành năng lượng (WtE), quy mô thị trường chất thải thành năng lượng (WtE) đã tăng lên 54,40 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 77,55 tỷ USD vào năm 2028 Trong giai đoạn dự báo từ 2023 đến 2028, thị trường dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng CAGR là 7,35% Dự báo rằng quy mô thị trường sẽ đạt 74 tỷ USD vào năm 2027, tăng từ mức 49 tỷ USD vào năm 2020.

Tuy sự bùng phát của đại dịch COVID - 19 đã gây ra ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chất thải thành năng lượng toàn cầu, giảm đầu tư vào các dự án mới do suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng dự báo cho thấy thị trường này sẽ hồi sinh trong giai đoạn sau khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi.

Sự tăng trưởng của thị trường điện sinh học bị hạn chế bởi chi phí xây dựng lò đốt đắt đỏ, đặc biệt khi giá năng lượng giảm và các nhà máy phải đối mặt với áp lực tài chính Các nhà máy đồng phát có thể đạt hiệu suất tối ưu lên đến 80% khi kết hợp sưởi ấm/làm mát và phát điện Tính đến năm 2022, công suất năng lượng sinh học toàn cầu đạt 148,9 GW, với tốc độ tăng trưởng hàng năm ấn tượng là 7,35%.

Ngoài ra, một số quốc gia châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương đang tập trung nhiều hơn vào tái chế, giúp tiết kiệm năng lượng và hạn chế thị trường chất thải thành năng lượng.

Công nghệ nhiệt được dự đoán sẽ thống trị thị trường trong tương lai, nhờ vào sự phát triển ngày càng tăng trong công nghệ đốt và khí hóa, cũng như lượng chất thải ngày càng tăng, đặc biệt là từ các nền kinh tế mới nổi của châu Á - Thái Bình Dương.

Các công nghệ mới, như Dendro Liquid Energy (DLE), được dự đoán sẽ tạo ra cơ hội đáng kể cho những người chơi trên thị trường, với hiệu quả sản xuất điện gấp bốn lần và các lợi ích bổ sung như không xả thải và giảm vấn đề nước thải tại các địa điểm nhà máy.

Người ta dự báo rằng, đốt rác là công nghệ biến chất thải thành năng lượng nổi tiếng nhất để xử lý chất thải rắn đô thị (MSW) Tuy nhiên, các công nghệ biến chất thải thành năng lượng, đặc biệt là đốt, tạo ra ô nhiễm và tiềm ẩn rủi ro về an toàn sức khỏe Để giảm phát thải hạt và pha khí, các chủ nhà máy đốt rác đã áp dụng một loạt các đơn vị quy trình để làm sạch dòng khí thải, từ đó dẫn đến sự cải thiện đáng kể về tính bền vững của môi trường.

Được dự báo sẽ thống trị thị trường toàn cầu, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hứa hẹn tăng trưởng mạnh mẽ với phần lớn nhu cầu đến từ các cường quốc kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.

Vào tháng 2/2022, Solvay và Veolia đã bắt đầu xây dựng một đơn vị đồng phát để cung cấp năng lượng tái tạo cho nhà máy sản xuất tro soda Dombasle-sur-Meurthe của Pháp bằng cách thay thế than bằng nhiên liệu có nguồn gốc từ rác thải (RDF) Dự án đòi hỏi phải thay thế ba nồi hơi đốt than bằng một phòng nồi hơi được trang bị hai lò chạy trên RDF, được làm từ chất thải không nguy hại được lưu trữ trước đó.

Dự kiến năng lượng nhiệt sẽ dẫn đầu thị trường xử lý chất thải do dân số đô thị tăng nhanh tại các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á - Thái Bình Dương, góp phần đáng kể vào sự gia tăng chất thải rắn đô thị.

Hình 2.4 Waste-to-Energy (WtE) market: Bioenergy capacity, in GW, Global, 2018-2022 - Thị trường biến chất thải thành năng lượng (WtE): Công suất năng lượng sinh học, tính bằng GW, Toàn cầu, 2018-2022

Nguồn: International Renewable Energy Agency

Nghiên cứu các biến số liên quan cho thấy thị trường năng lượng tái tạo từ rác thải sẽ trở thành ngành công nghiệp năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường trong tương lai, đáp ứng nhu cầu kinh tế và đảm bảo môi trường sống Các cơ quan chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp cần thực hiện các bước đi phù hợp để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này.

Ngày đăng: 01/08/2024, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w