1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn sáng tạo trong dạy hát để phát huy tính năng động cho học sinh

12 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Sáng tạo trong dạy hát để phát huy tính năng động cho học sinh

I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lí do chọn đề tài

-Thực hiện nhiệm vụ giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đíchngày càng nâng cao chất lượng đào tạo Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tậpthì phương pháp dạy học được xem như là cách thức hoạt động của giáo viên trongviệc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt cácmục tiêu dạy học

- Mỗi một phân môn giúp học sinh có những kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập tốt qua mỗi bài học Đặc biệt là phân môn học hát, với phân môn này giúp các em học sinh phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, tự tin hơn trong học tập, tăng thêm sự phấn khích, hứng thú trong giờ học Học sinh học hát là tiếp xúc với Âm nhạc có lời, mỗi bài hát là một cảm xúc riêng, có nội dung cụ thể về sự vật hiện tượng, được diễn tả bằng âm nhạc và ngôn ngữ văn học Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm và đề tài này đã góp phần giải quyết khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cho giáo viên.

2 Sáng kiến kinh nghiệm đã giải quyết khó khăn trong công tác giảng dạy

- Đối với học sinh THCS, sự năng động trong hoạt động học tập cần thiết muốn tìm hiểu và khám phá năng lực của mình thì thông qua các hoạt học tập gắn với cáctrò chơi để tiết học sinh động đạt hiệu quả Phương pháp này, giúp học sinh mạnh

Trang 2

dạn, và tự tin hơn khi thể hiện trước đám đông đồng thời phát huy được tính cực, chủ động và sáng tạo của các em nhằm phát triển năng lực nhận thức của HS Các em biết thưởng thức cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, mỗi một bài hát giúp các em hiểu biết thêm về tác giả,về một hay nhiều vấn đề hoặc một đặc điểm riêng của bài hát.

- Sự phong phú về mặt nội dung trong các bài hát giúp học sinh hiểu biết thêm về cuộc sống Các hình tượng âm nhạc cũng nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biếtcủa các em, giáo dục các em những tình cảm tốt đẹp, giúp các em tự tin và chủ động yêu thích hơn môn Âm nhạc đồng thời phát huy khả năng tham gia ca hát ở trong và ngoài trường học

-Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn, âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuậtkế thừa và phát huy chương trình âm nhạc đã có, chú trọng đến tính dân tộc và hiện đại,bên cạnh đó còn chú trọng đến thực hành như ca hát, biểu diễn, các buổi học tập ở ngoài lớp, tham quan, nghe nói chuyện, xem biểu diễn… nên các em nghĩ đây là bộ môn khó học.

3 Dự kiến phương pháp giải quyết vấn đề

-Vào đầu mỗi tiết học, giáo viên có thể cho học sinh hát và tự đánh giá lẫn nhau nhằm tạo cho các em thêm yêu thích bộ môn Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lắng nghe tiết tấu của từng nốt nhạc để nhận biết, thực hiện lại đồng thời đoán xemtiết tấu nào của bài hoặc đưa ra một chủ đề, yêu cầu học sinh tự đặt lời mới.

- Thay đổi giọng và tốc độ của bài hát: Yêu cầu học sinh hát ở các giọng khác nhau, tốc độ khác nhau (chọn giọng và tốc độ phù hợp)

Trang 3

- Học sinh dàn dựng và trình bày bài hát: Học sinh tự chọn nhóm hát như hát nối tiếp, đối đáp, có lĩnh xướng, hát bè, hát đuổi.

- Xây dựng hình tiết tấu hoặc sáng tác giai điệu Phổ nhạc cho câu thơ hoặc đọc thơ theo tiết tấu: giáo viên đưa ra một hai câu thơ ngắn và yêu cầu học sinh dựng thành giai điệu

II.NỘI DUNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1 Nội dung

a.Trước đây, trong quá trình giảng dạy theo cách dạy truyền thống nghe đàn và

thực hiện, dựa vào sách giáo khoa đọc chép nhiều theo kiểu rập khuôn thì làm cho HS chán, không phát huy được tính tích cực , năng lực của các em.

- Quan niệm và cảm xúc của mỗi người trước cái đẹp luôn khác nhau, từ quan niệm đó nảy sinh nhiều ý tưởng và trường phái khác nhau trong nghệ thuật Trong quá trình giảng dạy âm nhạc ở trường THCS, giáo viên cần tạo mọi điều kiện để học sinh phát huy được những cảm xúc nghệ thuật, những sáng tạo trong học tập Muốn làm được điều đó học sinh cần có quá trình rèn luyện không chỉ ở môn âm nhạc Sáng tạo trong học tập giúp học sinh phát huy được những suy nghĩ tư tưởng và hành động của mình, nâng cao kết quả học tập và hình thành những năng lực riêng biệt của các em

*Ưu điểm :

- Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp.

Trang 4

- Nhà trường và Ban giám hiệu quan tâm thường xuyên.- Có máy tính, máy chiếu để phục vụ dạy học.

- Giáo viên nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy.

*Hạn chế:

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học âm nhạc ở THCS nhà trường không có phòng học chức năng, nhạc cụ chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu đặc trưng của bộ môn như tranh ảnh để phục vụ cho công tác dạy học bộ môn âm nhạc còn hạn chế

b.Hiện nay giáo viên tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị để phục vụ cho việc dạy và học

- Giáo viên cần tìm hiểu sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác

c Tại sao cần phải thay đổi phương pháp dạy học

- Đối với học sinh trường THCS Long Tuyền nói chung, riêng một số em là con emthuộc thành phần buôn bán nhỏ, làm thuê, đời sống còn nhiều khó khăn nên các em ít quan tâm đến việc học tập Vì vậy với môn học âm nhạc cũng không ngoại lệ, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn nhiều hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập Đa phần học sinh bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, phần nào xao lãng việc học môn âm nhạc

- Phương pháp phát huy tính năng động sáng tạo, năng động làm cho các em giảm đi sự căng thăng ở các môn học, rèn cho mình tính năng động, nhạy bén trong học tập thông qua các hoạt trò chơi tiết học

2 Những biện pháp thực hiện

Trang 5

a.Cơ sở pháp lí

- Học hát thực chất là quá trình bắt chước của học sinh để hát đúng giai điệu, lời cacủa bài hát Sự bắt chước này gồm hoạt động nghe giáo viên hát mẫu, hoặc đánh đàn rồi tái hiện lại Với sự bắt chước đó thì chưa thể coi là sáng tạo, vậy muốn có sự sáng tạo giáo viên cần phải làm như thế nào?

-Từ thực trạng của vấn đề nghiên cứu tại đơn vị, để phát huy tính sáng tạo của học sinh, ngoài phương pháp dạy hát theo các bước cơ bản, tôi thiết nghĩ giáo viên cầnvận dụng thêm những giải pháp sau

b.Cơ sở thực tiễn

-Trong quá trình học hát, các em hát đúng về lời ca, giai điệu, để các em thuộc bài

nhanh và nhớ giai điệu bài hát, giáo viên có thể chia nhóm để các em tự ôn tập vàkiểm tra lẫn nhau Thực hiện các hình thức trò chơi sau học sinh đã học hát

KÍ HIỆU CÁC CHỮ CÁI ĐẾM SỐ Ở CÂU HÁT

- Sau khi học sinh hát đúng giai điệu của bài hát GV hướng dẫn học sinh chơi trò chơi:

Giáo viên làm kí hiệu tay theo các chữ cái A, U, I Khi GV đưa tay theo kí hiệu, học

sinh hát giai điệu chỉ với 3 chữ cái theo đúng kí hiệu GV hướng dẫn trước lớp *Ví dụ 1:

Bài hát Tia nắng , hạt mưa.

Câu 1 đoạn 1, GV đưa tay kí hiệu chữ A, HS hát "A" theo giai điệu câu1Câu 2 đoạn 1, GV đưa tay kí hiệu chữ I, HS hát "I" theo giai điệu câu 2.GV tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát.

Trang 6

Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đồng thời để kiểm tra việcghi nhớ giai điệu của HS

- Trò chơi "Ai nhanh tai, nhanh mắt".

*Ví dụ 2:

Bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui

4 học sinh đứng ở 4 góc lớp mang số báo danh từ 1, 2, 3, 4.

Giáo viên đếm1 - 1, học sinh có SBD 1 sẽ hát câu 1, hoặc GVđếm 2 - 4, HS cóSBD 2 sẽ hát câu 4 Tương tự , GV đếm đảo lộn SBD và thứ tự các câu của bài hát.-Việc kết hợp tổ chức một trò chơi trong giờ học hát vừa giúp học sinh nắm kiếnthức chắc hơn, sâu hơn, nhanh hơn, vừa tạo ra không khí sôi nổi cho học sinh, tạohứng thú cho các em học môn Âm nhạc cũng như học các môn học khác.

*Ví dụ 1: Bài hátTiếng chuông và ngọn cờ, giáo viên chia lớp thành 2 nhóm Lần

lượt từng nhóm trình bày, sau đó gọi từng nhóm nhận xét các bạn hát hoặc chianhóm và vận dụng hình thức hát đối đáp:

Nhóm 1 hát câu 1 đoạn 1, câu 1 đoạn 2.Nhóm 2 hát câu 2 đoạn 1 và câu 2 đoạn 2.

- Giáo viên có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ để các em hát và lựa chọn hình thứctrình bày bài hát sao cho phù hợp như 1 học sinh nam hát lĩnh xướng câu 1 đoạn 1,1 học sinh nữ hát câu 2 đoạn 1, đoạn 2 có thể học sinh cùng hát tập thể.

-Với phương pháp này học sinh có thể tự kiểm tra lẫn nhau và chủ động trong cáchtrình bày bài hát.

Trang 7

-Để học sinh không bị thụ động trong cách lựa chọn tiết tấu cho bài hát, giáo viên

khuyến khích học sinh lắng nghe và đánh giá bằng cách như sau: Giáo viên sẽthay đổi tiết tấu, tốc độ hay dịch giọng bản nhạc để giúp học sinh phát triển kĩ năngnhận biết và đánh giá

*Ví dụ 2: Bài Kỉ niệm xưa, GV thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 115 xuống

*Ví dụ 3: Bài hát Em đii trong tươi xanh

-Giáo viên yêu cầu hát bè tổ nào hát đúng cao độ sẽ chiến thắng+Tổ 1 hát bè thấp

+Tổ 2 hát bè cao Lớp trưởng nhận xét , GV nhận xét công bố kết quả

-Trong học tập, so với bắt chước và tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiệntính tích cực học tập của học sinh đồng thời khuyến khích các em mạnh dạn nói lênnhững cảm nhận của mình về môn học, về bài hát.Các em có thể không ủng hộ ýkiến của giáo viên, của bạn bè, có thể trình bày những ý kiến, tư tưởng của riêngmình, đó là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn Giáo viên cần tạo điều kiện đểcác em tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theohướng tích cực.

*Ví dụ:

Trang 8

- Sau khi cho học sinh nghe hát mẫu và đọc lời ca, giáo viên đặt câu hỏi:

Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát chúng em cần hòa bình?

Các em sẽ trả lời qua phần gợi mở của giáo viên về nội dung bài hát nói lên điều

gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em học tập được gì?(Quyền và nghĩa vụ của em ở trong đó) bởi cái hay cái đẹp của bài hát gắn liền vớichính nội dung và hình thức của tác phẩm đó

SÁNG TÁC LỜI CA MỚI.

-Đây là một hoạt động sáng tạo và đòi hỏi rất nhiều kỹ năng của học sinh Phần lớn

nội dung này là bài tập nâng cao giành cho những học sinh khá giỏi và có năngkhiếu Âm nhạc Tuy nhiên, các em cũng rất có hứng thú và yêu thích hoạt độngnày.

1 Kết quả

- Bản thân tôi đảm nhận việc giảng dạy môn Âm nhạc, qua quá trình giảng dạy vừanghiên cứu đặc điểm tình hình học tập của học sinh, đồng thời tiến hành rút kinhnghiệm sau mỗi tiết dạy và qua đó tôi lại rút được kinh nghiệm cho bản thân đểnhững tiết học sau càng sinh động , hấp dẫn hơn

- Với những phương pháp dạy trên, trong những năm qua đối với việc dạy học âmnhạc ở trường THCS Long Tuyền tôi thấy kết quả chất lượng được nâng lên rõ rệt,các em đã biết trình bày hoàn chỉnh một bài hát (hát kết hợp vận động nhẹ, biểudiễn) biết cảm nhận về nội dung bài hát Bởi được hướng dẫn tận tình gợi mở vàgần gũi luyện tập của giáo viên, kết hợp giữa nhạc cụ, bảng phụ, CD nhạc và làmmẫu chính xác của giáo viên đã động viên, khuyến khích các em kịp thời bằng

Trang 9

những điểm tốt Hướng dẫn, nhắc nhở các em sau khi học bài mới tạo tính chủđộng học tập từ đó các em phải có sự ôn luyện ở nhà để ghi nhớ và khắc sâu kiếnthức, do đó trong giờ học rất sôi nổi và thoải mái, các em thi đua nhau trả lời câuhỏi giáo viên đưa ra, tự giác xung phong lên trình bày bài trước lớp, đem lại chocác em lòng tự tin, sự hứng thú say mê trong học tập, tình cảm giữa cô trò luôn gầngũi gắn bó

2 Kết quả thực hiện kiểm chứng

-Tôi đã áp dụng phương pháp này ở rất nhiều bài và rất nhiều khối lớp khác nhau,kết quả đạt được là rất khả quan Đặc biệt là phân môn học hát, các em học sinhmạnh dạn và tự tin hơn đồng thời phát huy tính tính cực, chủ động và sáng tạo tựtin trong hoạt học tập tạo không khí tiết học sôi nổi

-Trong quá trình giảng dạy âm nhạc, học sinh phát huy được những cảm xúc nghệthuật, những sáng tạo trong học tập Sáng tạo giúp các em phát huy được những suynghĩ tư tưởng và hành động của riêng mình, nâng cao kết quả học tập và hình thànhnhững năng lực riêng biệt của các em

- Đây là kết quả đạt được trước và sau hoạt động dạy học của môn âm nhạc ởtrường tôi trong những năm qua.

Trang 10

em thêm yêu thích Âm nhạc, phát huy khả năng tham gia ca hát ở trong và ngoàitrường học Các em không còn nhút nhát so với những năm học trước

-Đối với phương pháp này, cần phát huy hơn nữa trong các hoạt động biểu diễn tậpthể, cá nhân học sinh biểu diễn trước đám đông.

III KẾT LUẬN

1 Khái quát lại vấn đề đã nêu

- Dạy học nói chung và dạy học bô môn âm nhạc nói riêng ở trường THCS là một quá trình, đó là quá trình nhận thức đặc thù, trong đó giáo viên tổ chức dẫn dắt học sinh ở các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học Dạy học Âm nhạc ở THCS không chỉ là hát mà lấy hoạt động âm nhạc để

nâng cao hiểu biết cho học sinh, giúp các em có thêm những kĩ năng riêng biệt đồng thời phát triển năng khiếu Với phương pháp này giúp học sinh mạnh dạn

hơn, tự tin và chủ động hơn để thể hiện trước đám đôngđồng thời phát huy tính tính cực, chủ động và sáng tạo nhằm phát triển năng lực nhận thức của HS, các em biết thưởng thức cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, mỗi bài hát giúp các em biết thêm về tác giả, về một hay nhiều vấn đề hoặc một đặc điểm riêng của bài hát

2 Kết luận khẳng định kết quả đã đạt được

-Sự phong phú về mặt nội dung trong các bài học giúp học sinh thêm hiểu biết về cuộc sống Các hình tượng âm nhạc cũng nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biếtcủa các em, giáo dục các em những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu thích Âm nhạc và rèn khả năng tham gia ca hát ở trong và ngoài trường học Từ đó các em yêu ca hát, mạnh dạn và tự tin hơn.

Trang 11

3 Hướng nghiên cứu và phát triển đề tài

-Trên đây là ý tưởng của tôi bằng kinh nghiệm thực tiễn , tôi đã đưa những phươngpháp cơ bản về cách dạy và học âm nhạc và đa phần tập thể các em trong lớp rấtthích hoạt kết hợp với tham trò chơi vui học , học vui Các em hứng thú học âmnhạc hơn, thực hành tự tin hơn và có tiến bộ, giúp học sinh có hứng thú và ham mêhọc âm nhạc, từ đó giáo dục thẩm mĩ cho các em, giúp các em hiểu được cái hay,cái đẹp trong cuộc sống, đào tạo các em trở thành những người toàn diện về: Đức -Trí - Thể - Mĩ

4 Điều kiện cần cần đảm bảo tiếp tục thực hiện có hiệu quả

- Từ những thành công trên, tôi tiếp tục phát huy đề tài trong các năm học tiếptheo và cũng không ngừng nghiên cứu sáng tạo nhiều phương pháp tốt hơn nữa đểphát huy hết hiệu quả của đề tài Muốn làm được điều này tôi phải thường xuyêntrao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp cùng với các đoàn thể trong và ngoài nhàtrường đồng thời tìm hiểu thêm trên các thông tin truyền thông, sách báo, Vàđiều rất quan trọng quyết định sự thành công trong việc dạy và học là phải nắmđược sự biến đổi tâm sinh lí của học sinh.

-Đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong quá trình hoạt động giảngdạy xin trao đổi cùng với các đồng nghiệp.

Long Tuyền, ngày 19 tháng 03 năm 2024

Người thực hiện

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w