1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn hướng dẫn học sinh giỏi tìm hiểu và vận dụng vào bài viết một số tác phẩm truyện đương đại việt nam

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hướng dẫn học sinh giỏi tìm hiểu và vận dụng vào bài viết một số tác phẩm truyện đương đại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Liên
Trường học Trường THPT Chuyên Bắc Giang
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bắc Giang
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Sự chuyển đổi mối quan tâm của nhà văn và người đọc về các vấn đề xã hội, nhân sinh cùng với sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật đã giúp cho văn học đương đại vượt qua những giới hạn chật

Trang 1

VÀ VẬN DỤNG VÀO BÀI VIẾT MỘT SỐ TÁC PHẨM TRUYỆN ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM

Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Liên

Môn giảng dạy: Ngữ Văn Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ

Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Bắc Giang

Bắc Giang, tháng 03 năm 2024

Trang 2

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1 Tên biện pháp: Hướng dẫn học sinh giỏi tìm hiểu và vận dụng vào bài viết một số tác phẩm truyện đương đại Việt Nam

2 Thời gian biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 9/2023 đến tháng 3/2024

3 Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không

4 Mô tả các biện pháp cũ thường làm

- Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong mỗi năm học của các nhà trường trung học là thi học sinh giỏi (HSG) các môn văn hóa các cấp: thành phố, tỉnh, quốc gia… trong đó có môn Ngữ Văn

- Để đạt HSG Văn, học sinh (HS) không chỉ thuần tục về phương pháp và kĩ năng mà còn có kiến thức văn học phong phú, sâu rộng Song mức độ yêu cầu có sự thay đổi ở các thời kì gắn với chương trình SGK cũ (trước 2018) và mới (sau 2018) Trước đây, theo chương trình SGK cũ, bài văn của HSG cần bám sát kiến thức trọng tâm trong các tác phẩm ở chương trình SGK Ngữ Văn và có kiến thức mở rộng (các tác phẩm ngoài chương trình) nhưng không nhiều Học sinh chủ yếu chỉ cần đào sâu tìm hiểu, phân tích các tác phẩm trong chương trình, dù thích hay không thích Do đó, HS sẽ ít có cơ hội tiếp cận các tác phẩm mới ngoài chương trình Năng lực, sở trường cũng khó thể hiện và phát huy

5 Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp:

Năm 2018, Bộ GD-ĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 với mục tiêu “giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại” (Bộ GD-ĐT, 2018)

“Cái quan trọng nhất trong giảng dạy nói chung và trong giảng dạy văn nói riêng

là rèn luyện phương pháp nghiên cứu, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức” (Phạm Văn Đồng) Theo đó, dạy cách tìm tòi, vận dụng kiến thức vào bài làm là một yêu cầu then chốt tromg quá trình dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi Ở góc độ kiến thức, học sinh giỏi Văn luôn luôn đòi hỏi phải được trang bị vốn hiểu biết vừa chắc chắn, chính xác vừa phong phú, đa chiều vừa mới mẻ, độc đáo vừa sâu sắc, rộng lớn, uyên bác Vốn kiến thức đó sẽ giúp các em luôn chủ động, tự tin, bản lĩnh để xử lý được yêu cầu của

đề thi Có như vậy, bài viết thi học sinh giỏi mới có thể tạo được sự thuyết phục, tạo điểm nhấn nổi bật, ấn tượng, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút với người đọc, người chấm

Trang 3

Để hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi Văn có hiệu quả, chúng tôi nhận thấy rằng: ngoài việc cung cấp những kiến thức lí luận cơ bản, rèn kỹ năng làm bài thì việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức tác phẩm văn học vào bài làm cũng là khâu rất quan trọng, góp phần không nhỏ đến kết quả bài làm của học sinh Vì vậy, việc hướng dẫn tìm hiểu và vận dụng kiến thức tác phẩm văn học vào làm văn cho học sinh chuyên văn nói chung, học sinh đội tuyển dự thi Học sinh giỏi Quốc gia nói riêng là một công việc quan trọng và cần thiết đối với mỗi giáo viên

Hơn nữa, để viết được một bài văn hay, độc đáo và mới mẻ, ngoài những kiến thức

đã học thì học sinh không thể không có hiểu biết về các tác phẩm đương đại, nhất là từ năm 2000 đến nay Bởi lẽ, văn học luôn gắn bó với đời sống Văn học cũng là một dòng chảy không ngừng nghỉ Vì thế, một học sinh giỏi muốn viết được bài văn sâu sắc, thuyết phục thì rất cần có kiến thức về các tác phẩm mới, mang hơi ấm nóng hổi của cuộc sống đương thời Song, để làm được điều này thì học sinh cần được hướng dẫn tiếp cận, đọc hiểu tác phẩm để tích lũy kiến thức về các tác phẩm mới nằm ngoài chương trình

Từ thực tế đó, chúng tôi thực hiện một số giải pháp: Hướng dẫn học sinh giỏi tìm

hiểu và vận dụng vào bài viết một số tác phẩm truyện đương đại Việt Nam, với muốn

mong được chia sẻ vốn kinh nghiệm ít ỏi của mình với các đồng nghiệp và góp phần củng cố và bổ trợ kiến thức, nâng cao chất lượng bài làm của học sinh Đây là một vấn đề mang ý nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn, có tính ứng dụng cao, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng bồi dưỡng đội tuyển HSG các cấp, đặc biệt là đội

- Qua đó, chúng tôi còn mong muốn giúp các em học sinh được bồi đắp thêm tình yêu với văn học nói chung, với những tinh hoa của văn học đương đại Việt Nam nói riêng Đặc biệt, các em sẽ được trang bị kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, có khả năng cũng như tâm thế chủ động trên hành trình chinh phục tri thức

Trang 4

- Ngoài ra, chúng tôi còn đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh kĩ năng tìm hiểu và vận dụng tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm truyện đương đại Việt Nam nói riêng vào bài viết một cách hiệu quả

7 Nội dung

7.1 Thuyết minh các giải pháp

7.1.1 Giải pháp 1: Hướng dẫn HSG nắm vững những vấn đề chung về văn học đương đại Việt Nam

a Tiền đề lịch sử, xã hội và văn hóa

Văn học đương đại là một thuật ngữ rộng Trên thế giới, theo nghĩa chung, văn học đương đại là tác phẩm được xuất bản trong thế giới hiện đại, tính từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Ở Việt Nam, các sáng tác văn học nghệ thuật từ sau năm 1975

được định danh là văn học đương đại

Xét về tính chất và trình độ, đương đại là một lát cắt mới nhất của hiện đại Nhìn văn học Việt Nam đương đại gắn với mốc năm 1986 (với hai lí do cơ bản: thời điểm Việt Nam chính thức chủ trương đổi mới; khởi đầu tiến trình toàn cầu hóa trong tính toàn diện) sẽ thấy sự khác biệt: nếu văn học trước Đổi mới chủ yếu bị chi phối bởi đời sống chiến tranh (lạnh) thì văn học sau năm 1986 nằm trong sự phủ sóng của văn hóa thời bình

và hội nhập quốc tế Khoảng thời gian 1975-1985 là giai đoạn bản lề, tại đó, cái mới đã manh nha nhưng chưa trở thành hiện tượng nổi bật và rộng lớn

Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 28/11/1987 về nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lí văn hóa nghệ thuật đã bước đầu cụ thể hóa một số vấn đề trọng yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của văn nghệ từ tầm nhìn đổi mới Đó là những chỉ dấu cho thấy sự đổi mới về

tư duy, về dân chủ xã hội và mở ra một không gian khoáng đạt hơn nhằm kích hoạt đối thoại xã hội và đối thoại nghệ thuật, gỡ bỏ các cấm kị, phá bỏ những nhận thức cũ kĩ, giáo điều Không khó để nhìn thấy tinh thần phản tư xuất hiện đậm đặc trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Tạo… giữa thập niên 80 và sự bứt phá mạnh mẽ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài; kí của Phùng Gia Lộc, Trần Huy Quang… ở thời điểm bắt đầu và ngay sau Đổi mới Tinh thần khai phóng tư tưởng và đổi mới xã hội không chỉ tạo hứng khởi cho sáng tác mà còn làm thay đổi tiêu chí đánh giá văn học Nhiều giá trị văn học quá khứ được soi xét lại, nhiều số phận “oan nghiệt” được “chiêu tuyết”, những đóng góp của Thơ mới và Tự lực văn đoàn được nhìn nhận lại thỏa đáng hơn

Bước sang thế kỉ XXI, đặc biệt sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (2007), tiến trình đổi mới tuy không còn sôi nổi như những năm giữa 80-90 nhưng vẫn được tiếp tục cả ở chiều rộng và chiều sâu Ảnh hưởng của những tư tưởng nghệ thuật hiện đại, hậu

Trang 5

hiện đại của thế giới vào Việt Nam trở nên đậm nét hơn Một số nhà nghiên cứu gọi đây

là giai đoạn hậu – Đổi mới

Sự phát triển của văn học hiện đại ở Việt Nam gắn liền với ba cuộc giao lưu văn hóa lớn trên hành trình tiến ra thế giới Từ cuối thế kỉ XIX đến 1945, văn học Việt Nam tiến ra thế giới nhưng mới ở mức bộ phận (tiếp xúc với văn hóa, văn học Pháp và Phương Tây) Từ 1945 đến 1985, là quá trình tiến ra thế giới trong thế đối lập: miền Bắc giao lưu với văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, miền Nam 1954-1975 tiếp xúc với văn hóa Âu –

Mĩ Phải từ 1986 đến nay, Việt Nam mới thực sự giao lưu với văn hóa và văn học thế giới trong tính toàn thể So với hai cuộc giao lưu văn hóa trước, cuộc giao lưu văn hóa lần thứ

ba này rộng hơn về quy mô, nhanh hơn về tốc độ và phong phú hơn về phương cách tiếp thu và tiếp biến Đây cũng là con đường hiệu quả để văn học Việt Nam nhanh chóng bắt kịp những chuyển động của văn học thế giới, đưa văn học phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại

b Đặc điểm của văn học Việt Nam đương đại

* Đổi mới tư duy nghệ thuật và sự đa dạng về khuynh hướng

Những cú hích lịch sử, văn hóa, xã hội không tác động đến văn học một cách cơ giới, trực tiếp mà có ý nghĩa như những tiền đề tạo nên hệ sinh thái tinh thần xã hội, từ đó thẩm thấu, kích hoạt mọi sáng tạo, tìm tòi của chủ thể, tạo nên sự thay đổi mang tính bước ngoặt: chuyển từ mô hình độc thoại sang mô hình đối thoại Đối thoại trở thành nguyên tắc quan trọng nhất trong đời sống tinh thần hiện đại Trần Đình Sử gọi đó là bước chuyển từ văn học mang tính sử thi sang văn học “phi sử thi”

Có thể chia diễn trình văn học đổi mới thành hai chặng: chặng từ 1986 đến giữa những năm 90; chặng từ giữa những năm 90 đến nay Nếu ở chặng đầu, sự đổi mới tập trung nhiều hơn ở bình diện thay đổi nhận thức và phương cách tư duy thì ở chặng sau,

nỗ lực đổi mới tập trung nhiều hơn ở bình diện lối viết và ý thức kiến tạo diễn ngôn trên

cơ sở ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại

Với cái nhìn như thế, văn học đương đại là sản phẩm trực tiếp của việc mài sắc ý thức cá nhân, giải phóng cá tính sáng tạo và tăng cường tính đối thoại Sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo… đều thể hiện tinh thần đối thoại và trách nhiệm của nhà văn trước thời cuộc Trong tác phẩm của họ, người đọc nhận thấy những truy vấn ráo riết về các vấn đề nóng bỏng của đời sống, ý thức khám phá chiều sâu bản ngã con người hiện đại Họ không còn bị gò ép theo một phương pháp định sẵn mà biết cách khám đời sống thông qua trải nghiệm của cá nhân Theo đó, hiện thực không còn hiện lên như một khách thể “biết trước” mà là một thực tại bất khả tín, chưa hoàn kết Trung tâm của hiện thực là con người, nhưng đó

Trang 6

không phải là con người được mặc định về giá trị mà là một ẩn số phức tạp, đầy bí mật Với cái nhìn giải thiêng, hoài nghi, văn học đương đại ít tụng ca mà nghiêng nhiều

về việc miêu tả chấn thương tinh thần và nỗi cô đơn của con người Nó không hẳn là sự thiên lệch tùy hứng mà là chủ âm mang tính cảnh báo Cũng bởi thế, cảm thức hiện sinh xuất hiện nhiều trong văn học đương đại Nhà văn không còn nhìn cuộc sống và các giá trị bằng cái nhìn nhị phân mà nhìn nó trong các tương quan đầy biến động

Sự chuyển đổi mối quan tâm của nhà văn và người đọc về các vấn đề xã hội, nhân sinh cùng với sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật đã giúp cho văn học đương đại vượt qua những giới hạn chật hẹp của chủ nghĩa đề tài, mở rộng tối đa biên độ miêu tả cuộc sống trong tính đa chiều Bên cạnh các đề tài quen thuộc như nông thôn, chiến tranh, lịch sử,…

là những đề tài mới nảy sinh trong thực tiễn đổi mới như đô thị hóa, sinh thái, đời sống bản năng, phái tính, sự tha hóa của con người… Điều đáng nói là dù viết về đề tài nào, các nhà văn đều cố gắng nhìn nhận và cắt nghĩa nó từ tinh thần nhân bản, nhân văn

Bên cạnh việc mở rộng đề tài và gia tăng tính đối thoại, văn học đương đại hết sức

đa dạng về bút pháp nghệ thuật Tuy vẫn còn một số cây bút bị giới hạn bởi bút pháp cổ điển và lối tự sự truyền thống nhưng càng ngày càng có nhiều cây bút sử dụng bút pháp huyền ảo, tượng trưng nhằm lạ hóa cấu trúc nghệ thuật Có thể nhìn thấy dấu ấn kĩ thuật

tự sự hiện đại phương Tây trong sáng tác của những cây bút ưa tìm tòi như Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Nguyễn Việt Hà, Đoàn Minh Phượng, Đặng Thân…

Tồn tại trong một không gian mở và tự thân mang tính mở, văn học đương đại là một thực thể đa dạng về khuynh hướng Nhìn từ phương diện nội dung và cảm hứng, có thể kể đến khuynh hướng nhận thức lại, khuynh hướng hiện sinh, khuynh hướng lịch sử, khuynh hướng sinh thái, khuynh hướng nữ quyền,… Nhìn từ phương thức tư duy và lối viết có thể thấy khuynh hướng đổi mới trên nền truyền thống và khuynh hướng cách tân theo hướng hiện đại phương Tây Nhìn từ bố cục của nền văn học sẽ thấy hai bộ phận: văn học tinh hoa và văn học đại chúng (thị trường), trung tâm và ngoại vi Trong mỗi bộ phận ấy sẽ có các khuynh hướng khác nhau Dù trong thực tế, ranh giới giữa các khuynh hướng không phải lúc nào cũng rạch ròi mà nhiều khi thâm nhập lẫn nhau, nhưng sự đa dạng về khuynh hướng và sự chồng lấn về không gian văn học cho thấy rõ hơn sự phong phú của văn học đương đại

* Đời sống thể loại

Quan sát đời sống thể loại văn học đương đại, dễ nhận thấy có ba biến động lớn:

sự suy giảm vị thế của thơ, kịch; sự lên ngôi của tiểu thuyết và văn học phi hư cấu; sự xâm nhập và xóa mờ ranh giới thể loại

Từ những năm tiền đổi mới cho đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, thơ có sức tác động lớn nhờ vào sự cộng hưởng giữa sáng tạo và tiếp nhận khi các nhà thơ trực diện nói

Trang 7

về thế sự và những đảo lộn các giá trị nhân sinh Người đọc chia sẻ với những “tự thú” chân thành của nhà thơ qua sáng tác của Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Ý Nhi, Vũ Quần Phương… hoặc tìm đến những tiếng nói cách tân, có khả năng gây hấn với mĩ cảm truyền thống như thơ Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương… và thơ của thế hệ trẻ hơn như Vi Thùy Linh, Nguyễn Quyến, Ly Hoàng Ly… Đời sống thơ ca đương đại cũng chứng kiến sự tái xuất của những cây bút giàu cách tân từng phải nằm yên trong “bóng tối” như Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng… Những năm đầu thế kỉ XXI cũng xuất hiện một số hiện tượng đáng chú ý nhằm tạo sự gắn kết với mĩ cảm công chúng nghệ thuật đương đại như thơ sắp đặt, trình diễn, tân hình thức…

Văn học kịch cũng diễn ra tình trạng sút giảm cả về số lượng lẫn chất lượng Ngoại trừ sự chói sáng của Lưu Quang Vũ những năm đầu đổi mới với những kịch phẩm

xuất sắc như Hoa cúc xanh trên đầm lầy, Hồn Trương Ba da hàng thịt, sáng tác kịch

đương đại không tạo được nhiều dấu ấn Chính kịch ít được quan tâm Mối quan tâm của người đọc/ xem đương đại gần như chuyển sang thể hài kịch, nhưng chất lượng các kịch bản văn học hài không cao, chủ yếu phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả

So với thơ và kịch, đời sống văn xuôi lại hết sức sôi động với sự xuất hiện của nhiều cây bút có khả năng tạo sóng, trong đó có những tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng và được dư luận quốc tế đánh giá cao

Trước hết, truyện ngắn vẫn giữ được sự năng sản và vị thế quan trọng bởi ưu thế của nó trong việc chiếm lĩnh và cắt nghĩa đời sống một cách nhạy bén Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy,… đã tạo được dấu ấn sâu đậm trong bạn đọc Hàng năm, các cuộc thi truyện ngắn vẫn được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau

Văn học đương đại đặc biệt chứng kiến sự phát triển ấn tượng của tiểu thuyết Đây

là thể loại thể hiện rõ nhất tính đối thoại và khả năng miêu tả chiều sâu thực tại Trong tiểu thuyết đương đại, tính đối thoại và khả năng tổng hợp của nó đã tạo ra những khả thể đáng kinh ngạc: về tư duy nghệ thuật, tiểu thuyết biểu đạt đời sống bằng cái nhìn suồng

sã phi sử thi; về nguyên tắc xây dựng nhân vật, tiểu thuyết đương đại từ chối nguyên tắc điển hình hóa; về kết cấu, tiểu thuyết đã thoát khỏi lối kể tuyến tính để tạo nên kết cấu phân mảnh, lắp ghép, đồng hiện; về ngôn ngữ, tiểu thuyết đương đại là một bản giao hưởng nhiều bè, tính liên văn bản và xóa mờ ranh giới thể loại trở nên nổi bật

Bối cảnh văn hóa đương đại cũng tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ cho loại hình văn học phi hư cấu Toàn cầu hóa đã kéo theo những đợt sóng di dân và chuyển dịch xã hội lớn Trong những chuyển dịch ấy, ai cũng có thể trở thành người viết và ai cũng có

Trang 8

thể trở thành người đọc Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của tự truyện, hồi

kí, du kí, bút kí, tùy bút, tản văn trong văn học đương đại

Tựu trung lại, sự phong phú trong đời sống thể loại văn học đương đại cho thấy đến nay giới cầm bút Việt Nam không còn quá xa lạ với những kĩ thuật tân kì, hiện đại của thế giới Tất nhiên, không phải mọi cách tân đều mang lại thành công mà có cả những thử nghiệm dở dang Nhưng cũng cần coi sự thành bại trong nghệ thuật là bình thường bởi từ tiếp thu đến tiếp biến là cả một khoảng cách, từ ý thức đổi mới đến kết tinh là cả một quãng đường dài Không thể có kết tinh nếu không đi qua những thử nghiệm, dò tìm

Đó cũng chính là biện chứng của phát triển

* Ngôn ngữ văn học như là những kí hiệu văn hóa đa tầng

Một trong những thay đổi quan trọng của văn học đương đại là đổi mới nhãn quan ngôn ngữ nghệ thuật Có thể hình dung ngôn ngữ văn học đương đại như các chiều của một chiếc quạt mở: bên này là ngôn ngữ thông tục, bên kia là ngôn ngữ thuần khiết, bên này là ngôn ngữ tiêu dùng, bên kia là ngôn ngữ tự vị, bên này là ngôn ngữ trong suốt, bên kia là ngôn ngữ đa trị, mờ hóa, bên này là ngôn ngữ suồng sã, bên kia là ngôn ngữ kinh sách… Vừa tồn tại như những đối cực, nhưng nhiều khi, các kênh ngôn ngữ này thâm nhập vào nhau trong sự kết hợp có chủ ý Đặc biệt, trong những sáng tác chịu ảnh hưởng lối viết hiện đại và hậu hiện đại, các nhà văn luôn có ý thức tạo ra sự “hôn phối thể loại”

và xóa mờ các phong cách ngôn ngữ Thơ Trần Dần, Nguyễn Duy, Bùi Chí Vinh, Dương Tường hay văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Thuận, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Lập, Đặng Thân,… rất tiêu biểu cho những kiểu kết hợp ngẫu hứng, bất ngờ

Nhại cũng là biểu hiện rõ nét của tính chất phê phán và tự phê phán của ngôn ngữ văn học đương đại, bởi đó là thứ ngôn ngữ gắn liền với cái nhìn hoài nghi và giải thiêng trong nghệ thuật hậu hiện đại Nhại được sử dụng trong nhiều cấp độ: nhại thể loại, nhại ngôn ngữ, nhại giọng điệu…

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện tượng đa ngữ cũng xuất hiện nhiều trong văn học đương đại Mặt khác, khi tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì hiện tượng đa ngữ trong văn học càng nổi rõ Điều đó có thể nhìn thấy trong sáng tác của nhiều nhà văn Việt Nam hải ngoại hoặc các cây bút trong nước có khả năng viết song ngữ Theo đó, tính đa dạng văn hóa và tính liên văn hóa được thể hiện đậm nét trong ngôn ngữ nghệ thuật của các nhà văn này

Như vậy, tính từ cuối thể kỷ XIX đến nay, tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đã đi qua quãng đường dài hơn một thế kỷ Đó là cả một quá trình vừa có tiệm tiến

và đột biến, vừa có biến mất và sinh thành Sau những thành tựu nổi bật từ 1986 đến cuối thế kỉ XX, trong vài thập niên gần đây, đời sống văn học vừa có đổi mới và bứt phá, vừa

Trang 9

có cả dấu hiệu chững lại ở một số thể loại Tuy nhiên, nhìn tổng thể, văn học đương đại

đã tạo được sự thay đổi mang tính bước ngoặt cả về ý thức sáng tạo lẫn thi pháp nghệ thuật Với những thành tựu đã có, văn học Việt Nam đương đại không còn đứng bên lề văn học thế giới mà đã hiện lên trong tư cách của một nhân vật tham dự

7.1.2 Giải pháp 2: GV khái quát về thực trạng của việc đọc hiểu các tác phẩm văn học đương đại Việt Nam của học sinh giỏi Văn hiện nay

Xuất phát từ niềm yêu thích say mê với môn học, đại đa số học sinh chuyên văn đều có ý thức đọc sách Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, ngoài sách in truyền thống thì sách điện tử cũng là loại hình yêu thích của nhiều em học sinh Việc tìm được cuốn sách theo ý muốn là vô cùng dễ dàng Tuy nhiên qua thực tế dạy học, tiếp xúc với các em, chúng tôi nhận thấy không phải em nào cũng biết cách lựa chọn và đọc sách khoa học, hiệu quả Việc đọc tác phẩm văn chương của nhiều em đang

đi theo các xu hướng sai lầm sau đây:

* Xu hướng đọc các cuốn sách, các tác phẩm “thời thượng”

Nhiều em có xu hướng lựa chọn các cuốn sách thời thượng, đang nổi tiếng, được nhiều bạn trẻ biết đến Các em chưa quan tâm nhiều đến thời sự văn học, nhất là các tác phẩm văn học đương đại hay, bám sát đời sống hiện thực Trong đó, phải kể đến những gương mặt nhà văn, nhà thơ tiêu biểu đương đại Đó chính là nguồn tác phẩm quý giá giúp học sinh giỏi có thể bổ sung thêm kiến thức mới Để từ đó các em có nguồn tư liệu dồi dào phục vụ đắc lực cho bài viết của mình

* Xu hướng đọc theo kiểu “ăn xổi”, “cưỡi ngựa xem hoa”

Rất nhiều học sinh ngày nay đọc sách theo lối thực dụng Để phục vụ cho việc viết bài, khi cần lấy dẫn chứng các em chỉ cần lên mạng internet tra tên tác phẩm, đọc vài dòng giới thiệu về nội dung, cóp nhặt vài ý kiến đánh giá rồi đưa vào bài văn một cách hời hợt, có khi hiểu sai tác phẩm

Bên cạnh đó, có những em cũng chịu khó bỏ chút thời gian đọc hết tác phẩm, song không chịu bỏ tâm sức để nghiền ngẫm, để hiểu cho tường tận, thấu đáo về tác phẩm Những điều mà các em nắm được chỉ là “phần nổi”của nội dung tác phẩm Nghĩa là chỉ biết rằng tác phẩm ấy viết về cái gì, chứ không hiểu được ý nghĩa tác dụng của tác phẩm đối với nhận thức, tư tưởng và tình cảm của con người

Có những học sinh đọc sách chủ yếu để lấy “số lượng” Đọc thì nhiều nhưng không hiểu hết, không hiểu sâu, thành ra cái gì cũng biết nhưng không biết đến nơi đến chốn Chúng tôi gọi đó là cách đọc “cưỡi ngựa xem hoa”

7.1.3 Giải pháp 3 Hướng dẫn tìm hiểu các tác phẩm đương đại Việt Nam cho học sinh giỏi văn

Trang 10

a Giúp học sinh tích lũy, mở rộng kiến thức văn chương

Điều này thật sự cần thiết đối với bài văn nghị luận văn học của học sinh giỏi Văn

Để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra, một học sinh giỏi văn không chỉ biết vận dụng chính xác, hợp lý những kiến thức về văn bản văn học đã học trong chương trình mà còn phải liên hệ, mở rộng tới những văn bản ngoài chương trình tại những vị trí phù hợp Có như vậy, bài văn mới được mở cả độ rộng lẫn chiều sâu, giúp vấn đề bàn luận được sáng rõ Đây cũng là một yếu tố quan trọng thể hiện người viết có phông kiến thức rộng, ham đọc, ham tìm tòi, ghi điểm sáng tạo đối với giám khảo Để làm được điều này thì kĩ năng tìm hiểu văn bản văn học đương đại Việt Nam nói riêng, văn học nói chung ngoài chương trình là vô cùng cần thiết Các em cần hiểu đúng và nắm chắc nội dung, ý nghĩa của văn bản dự định sẽ đưa vào bài văn thì mới biết nên đặt ở vị trí nào cho phù hợp và thực sự phát huy hiệu quả Những văn bản văn học đương đại Việt Nam tính từ năm 2000 trở lại đây chưa có trong chương trình sách khoa cũ (chỉ mới xuất hiện trong sách Ngữ Văn lớp

10 theo chương trình GDPT 2018), do đó, hầu như học sinh phải tự tìm tòi, mở rộng Vì vậy, việc hướng dẫn đọc hiểu các tác phẩm văn học đương đại Việt Nam (tính từ năm

2000 trở lại đây) cho học sinh chuyên Văn là điều cần thiết, quan trọng

Mục đích đầu tiên, cơ bản nhất mà người học văn nói chung, học sinh chuyên văn nói riêng cần xác định cho mình chính là việc đọc để tích lũy kiến thức Đối với học sinh chuyên văn, việc mở rộng kiến thức môn học là điều vô cùng quan trọng Một trong những cách thức cần thiết để mở rộng kiến thức chính là tăng cường đọc, tìm hiểu các tác phẩm ở mọi giai đoạn, thời kỳ văn học, cả trong và ngoài chương trình

Việc tìm hiểu tác phẩm đương đại Việt Nam (tính từ năm 2000 trở lại đây) không chỉ cung cấp thêm cho học sinh những hiểu biết về tác giả, tác phẩm mới, chưa có tromg chương trình mà còn giúp các em mở rộng hiểu biết về văn hóa, xã hội đương thời

b Giúp học sinh rèn luyện tư duy

Đọc không chỉ là cách giúp mỗi chúng ta tăng kiến thức mà còn giúp mỗi người rèn luyện tư duy, trước hết, học sinh có thể rèn luyện tư duy trừu tượng Thông qua hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong tác phẩm, học sinh cần huy động trí tưởng tượng,

óc liên kết và khả năng tư duy để có thể suy luận ra ý nghĩa mà tác giả gửi gắm

Đọc, hiểu tác phẩm còn giúp học sinh rèn luyện tư duy ngôn ngữ, mài sắc khả năng sử dụng và am hiểu vốn từ vựng Nhờ vậy, các em có khả năng vận dụng tốt, hay, chính xác vốn từ vựng mà mình tích lũy thông qua việc đọc, hiểu Điều này góp phần làm tăng tính hấp dẫn và thành công cho bài viết

Đọc, hiểu tác phẩm còn rèn luyện cho học sinh tư duy logic Các em phải có khả năng phát hiện, liên kết các chi tiết trong tác phẩm để khám phá ra ý nghĩa, thông điệp mà tác giả gửi gắm

Trang 11

Đọc, hiểu tác phẩm còn có thể kích thích tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên văn Bởi vậy, muốn tăng tính sáng tạo và khả năng phát hiện ra những thông điệp mới, học sinh

có thể tăng cường đọc, hiểu những tác phẩm ngoài chương trình Nhờ đó, tư duy được mài sắc, năng lực sáng tạo cũng được nâng cao

Đọc, hiểu tác phẩm cũng là một cách để học sinh chuyên văn có thể rèn luyện tư duy phản biện Các em có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, thậm chí từ phương diện đối lập Từ đó, các em sẽ có được những nhận thức sâu sắc và toàn diện về cuộc sống cũng như con người được phản ánh trong tác phẩm

c Giúp học sinh nâng cao kĩ năng diễn đạt

Một trong những cách gia tăng khả năng hành văn, diễn đạt cho người học văn chính là học lối diễn đạt tinh tế và sắc sảo từ những tài liệu chuẩn Tác phẩm văn chương lại chính là một trong những tài liệu chất lượng nhất mà người đọc có thể học hỏi và vận dụng Bởi vậy, nếu học sinh chuyên văn muốn nâng cao khả năng diễn đạt của mình, các

em có thể lựa chọn những tác phẩm văn chương giàu giá trị nghệ thuật Đặc biệt, tác giả

có một phong cách nghệ thuật nổi bật, đặc sắc

Các tác phẩm văn học còn có khả năng cung cấp cho người đọc những ngữ liệu, văn liệu xuất sắc Từ những văn liệu, ngữ liệu ấy, học sinh có thể vận dụng trực tiếp làm dẫn chứng trong bài văn nghị luận của mình hoặc học tập lối hành văn của tác giả Trên

cơ sở đó, học sinh có thể tăng khả năng diễn đạt và lối hành văn của mình

d Giúp học sinh vận dụng vào bài làm văn nghị luận

Mọi mục đích đọc, hiểu tác phẩm văn học, suy cho cùng cũng hướng tới việc vận dụng vào bài làm văn nghị luận Để có được một bài văn nghi luận hay, học sinh chuyên văn không chỉ thể hiện khả năng cảm thụ sâu sắc của mình mà còn phải thể hiện kiến thức uyên bác Việc đọc, hiểu nhiều tác phẩm sẽ đem tới một kho kiến thức phong phú

để các em có thể lựa chọn, vận dụng so sánh, liên hệ hoặc phân tích làm nổi rõ một luận điểm cần làm sáng tỏ trong bài

Một trong những cách mở bài hấp dẫn, thể hiện được năng lực của học sinh giỏi văn chính là viện dẫn một ý kiến hoặc liên tưởng đến những tác phẩm có cùng đề tài hoặc cùng sự thành công với tác phẩm cần phân tích Vì vậy, nếu có được kiến thức phong phú

về các tác phẩm , học sinh có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào phần mở bài của mình để giúp cho bài văn nghị luận của mình thêm hấp dẫn

7.1.4 Giải pháp 4.Hướng dẫn học sinh nắm được tri thức, nguyên tắc chung của đọc hiểu văn bản

a Hướng dẫn học sinh nắm được nguyên tắc chung của hoạt động tìm hiểu văn bản

Hướng dẫn kĩ năng đọc hiểu là một phần công việc rất quan trọng của dạy và học môn văn Việc dạy đọc hiểu văn bản văn học trước hết cần cung cấp cho học sinh hiểu kiến

Trang 12

thức chung, nguyên tắc của hoạt động dạy đọc hiểu văn bản văn học Để làm được điều này học sinh phải nắm được các vấn đề cốt yếu sau:

a1 Cung cấp kiến thức về khái niệm của hoạt động đọc hiểu văn bản

Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng – sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực tư duy, biểu đạt

Mục đích đọc hiểu trong tác phẩm văn chương là đọc để thấy được: Nội dung của văn bản, mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng, ý đồ, mục đích, thấy được tư tưởng tác giả gửi gắm trong tác phẩm, giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật, ý nghĩa của các từ ngữ trong cấu trúc văn bản, hình tượng nghệ thuật

Nói tóm lại, đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh Dạy đọc hiểu là cho học sinh tiếp xúc với văn bản, học sinh hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu được các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật

a2 Cung cấp nguyên tắc chung của hoạt động đọc hiểu văn bản

- Học sinh cần được bám sát vào văn bản đọc hiểu Nếu trước kia, trong mô hình dạy

học giảng văn, giáo viên cảm thụ tác phẩm rồi giảng lại cho học sinh nghe về tác phẩm, thậm chí có học sinh học chay không cần làm việc trực tiếp với văn bản, thì nay khi dạy đọc hiểu, giáo viên bắt buộc phải cho học sinh được đọc và làm việc với văn bản trực tiếp, để học sinh dùng kinh nghiệm, kiến thức, quan điểm của chính bản thân mình đánh giá một tác phẩm văn học thực sự Có như vậy học sinh mới phát triển được năng lực và hoàn thiện nhân cách qua hoạt động học Đúng như nhà giáo dục A Dixtervec đã đúc kết

“Bất cứ ai mong muốn được phát triển và giáo dục cũng phải phấn đấu bằng sự hoạt động của bản thân, bằng sức lực của chính mình”

- Học sinh cần chủ động tìm ra các nội dung của văn bản, vì vậy giáo viên không nên

dạy đọc hiểu bằng cách cung cấp sẵn những nội dung dự kiến, những kết luận cho sẵn của mình về nội dung đọc hiều Bởi làm như vậy là áp đặt học sinh, thu hẹp phạm vi hiểu của học sinh lại trong một giới hạn nhất định, cản trở khả năng đọc sáng tạo của học sinh

- Chú trọng tới đặc trưng chung và riêng của từng thể loại

+ Đặc trưng chung: Học sinh khi đọc hiểu một văn bản văn học cần đọc hiểu từ tầng ngôn từ, đến đọc hiểu tầng hình tượng và cuối cùng là tầng ý nghĩa Nói cách khác học sinh cần đọc và hiểu được nghĩa của lớp ngôn từ (từ, câu, đoạn…), lý giải được đặc điểm của tầng hình tượng nghệ thuật (Hình tượng nhân vật, hình tượng không gian, thời gian, …), phải khám phá được các tầng ý nghĩa của văn bản, thông điệp nghệ thuật của người viết, bổ sung những ý nghĩa mới cho tác phẩm

Trang 13

+ Đặc trưng riêng của từng thể loại: Mỗi thể loại có những đặc trưng riêng Vì vậy dạy đọc hiểu bất cứ văn bản văn học nào cũng cần phải quan tâm đến yếu tố thể loại, đó

là một nguyên tắc của dạy đọc hiểu Từ yếu tố thể loại, giáo viên sẽ định hướng học sinh cách, kĩ năng đọc hiểu cho phù hợp và hiệu quả nhất

a3 Hướng dẫn học sinh nắm được quy trình đọc hiểu

Thực tế, HS thường tỏ ra lúng túng khi làm việc với một văn bản mới bởi các em chưa được rèn kĩ năng đọc hiểu một cách bài bản Nếu GV có thể đưa ra được một quy trình đọc hiểu với các bước cụ thể để làm định hướng chung thì HS sẽ cảm thấy dễ dàng hơn rất nhiều Xuất phát từ mong muốn đó, nên chúng tôi định hướng cho HS một quy trình đọc hiểu theo các bước cụ thể như sau, các bước này có thể áp dụng với nhiều văn bản ở các thể loại khác nhau

- Bước 1: Đọc hiểu các yếu tố thuộc đặc trưng của thể loại

Ở bước này, có thể tiến hành theo hai công đoạn:

+ Giáo viên hướng dẫn HS xác định thể loại văn bản, cung cấp và giảng giải cho

HS nắm được đặc trưng hình thức nghệ thuật của thể loại đó

+ Học sinh sau khi nắm được các yếu tố thuộc về đặc trưng của thể loại, các em sẽ dùng các yếu tố đó soi vào văn bản để tìm ra đặc điểm và nhận xét vai trò, tác dụng của các yếu tố đó trong việc hình thành nội dung, ý nghĩa cho văn bản

- Bước 2: Đọc hiểu nội dung, tư tưởng của tác phẩm

Với bước này, GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung – tư tưởng của văn bản qua các công đoạn:

+ Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của văn bản

+ Xác định các hình tượng chính trong văn bản và nêu đặc điểm

+ Rút ra ý nghĩa nội dung: tường minh, hàm ẩn và tư tưởng của văn bản

- Bước 3: Đọc hiểu liên hệ mở rộng

GV hướng dẫn cho học sinh đọc mở rộng, tìm tòi thêm các văn bản văn học cùng

đề tài, chủ đề của chính tác giả đó hoặc của tác giả khác để liên hệ, so sánh, mở rộng nhằm tìm ra được những nét độc đáo, mới mẻ, riêng biệt trong phong cách, tư tưởng của tác giả đó

b Xây dựng quy trình đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại

Có nhiều phương pháp khác nhau để đọc hiểu tác phẩm Chẳng hạn đọc hiểu tác phẩm theo: đặc trưng thể loại, ngôn ngữ học, mĩ học, phân tâm học, văn hóa, thi pháp học, phê bình sinh thái,… Đọc hiểu tác phẩm không thể không quan tâm đến đặc điểm thể loại của tác phẩm Bởi thể loại chính là một cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của tác phẩm, quy định cách tổ chức, liên kết các yếu tố nội dung và hình thức Vì thế, tri thức về thể loại văn học, kĩ năng đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại là những yếu

Trang 14

tố rất quan trọng cần phải đạt được trong hoạt động dạy và học văn ở trường THPT Với chuyên đề này, chúng tôi tập trung giới thiệu kĩ hơn phương pháp dạy đọc hiểu theo đặc trưng thể loại, còn các phương pháp đọc hiểu theo những lý thuyết khác chúng tôi giới thiệu để giúp học sinh đa dạng công cụ đọc hiểu, có thể ứng dụng khi cần thiết

Mỗi một văn bản bao giờ cũng thuộc về thể loại nhất định và thông qua các biểu hiện của cái biểu đạt của thể loại chúng ta mới tìm được cái được biểu đạt bên trong Vì

thế con đường chúng tôi rèn cho HS đọc hiểu tác phẩm văn học là từ đặc trưng thể loại

Đọc hiểu tác phẩm từ đặc trưng thể loại là việc dẫn dắt học sinh khám phá, phát

hiện, phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật theo đặc trưng thi pháp thể loại để rút ra nội dung, ý nghĩa thẩm mĩ của nó Đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thi pháp thể loại là cách thức con đường phương pháp quan trọng phổ biến, có hiệu quả cao trong đọc hiểu TP

Chúng ta nên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm văn học đương đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại như thế nào? Dưới đây nhóm viết chuyên đề đưa ra một số định hướng dành cho một số thể loại cơ bản:

Kết quả khi thực hiện biện pháp

Việc xác định các nguyên tắc cũng như quy trình chung khi đọc hiểu sẽ giúp cho giáo viên định hướng khai thác văn bản văn học, đồng thời để học sinh nắm bắt các yêu cầu, bước cần làm khi tiếp cận với một văn bản đọc hiểu Vì vậy sau khi cung cấp giải pháp cho các học sinh lớp 10 Chuyên Văn, 11 Chuyên Văn trường THPT Chuyên Bắc Giang, năm học 2022-2023, chúng tôi thu nhận được kết quả như sau:

áp dụng giải pháp

Sau khi

áp dụng giải pháp

Hiểu rõ nguyên tắc chung của đọc hiểu 20% 80%

c Xây dựng quy trình đọc hiểu thể loại truyện

Căn cứ vào những nguyên tắc chung của dạy đọc hiểu và những yêu cầu riêng đối với thể loại truyện, chúng tôi đã đề xuất giải pháp để hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản truyện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Cung cấp kiến thức cơ bản về thể loại truyện

Đây là bước rất quan trọng, giáo viên phải cung cấp cho học sinh nắm được kiến thức nền tảng về thể loại truyện, điều này giống như trao cho người học chiếc cần để dạy họ cách tự câu lấy cá Sau đây là một số những định hướng về thể loại truyện để học sinh cần nắm được

Trang 15

- Khái niệm thể loại: Xét trong phạm vi chương trình môn văn ở bậc THPT, văn bản truyện chủ yếu là truyện ngắn, là những tác phẩm tự sự cỡ nhỏ: ít nhân vật, ít sự kiện; thể hiện nét riêng trong cách nắm bắt cuộc sống, hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện nét bản chất nhất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế

sự hay sử thi…

- Nhân vật: Truyện ngắn thường ít nhân vật, nhân vật ít được khắc họa tỉ mỉ, toàn diện, đầy đặn Nhân vật trong truyện ngắn thường hiện thân cho một quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người Truyện ngắn hiện đại thường chú ý diễn biến nội tâm, tính cách đậm nét; tâm lí phù hợp với cá tính, lứa tuổi, giới tính…Truyện ngắn thường miêu tả tâm lí nhân vật qua bút pháp ngoại hiện (miêu tả qua hành vi, biểu hiện bên ngoài, qua đối thoại); bút pháp trực tiếp (diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật bằng trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật, sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm…)

+ Chi tiết cô đúc là bởi đây là những yếu tố nhỏ trong tác phẩm nhưng lại mang sức chứa lớn về tư tưởng và cảm xúc Những chi tiết đặc sắc, độc đáo thường làm nên những truyện ngắn có giá trị, hấp dẫn

- Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật:

Trang 16

+ Điểm nhìn:

++ Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả, chỉ vị trí để quan sát, cảm nhận, đánh giá (bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lí, tâm lí, văn hóa…)

++ Các loại điểm nhìn: điểm nhìn của người trần thuật (điểm nhìn bên ngoài) và của nhân vật (theo cá tính, địa vị tâm lí nhân vật); điểm nhìn không gian - thời gian (là vị trí của chủ thể trong không gian và thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, đặc điểm của khách thể được nhìn)

+ Giọng kể (hay chính là giọng điệu)

Là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu

tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị đa dạng, nhiều sắc thái dựa trên một giọng điệu cơ bản chủ đạo

++ Giọng kể (giọng điệu) quan trọng trong tác phẩm văn học vì phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, là một biểu hiện của phong cách nhà văn, có tác dụng truyền cảm cho người đọc Giọng điệu trong tác phẩm là giọng riêng của tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện

- Ngôn ngữ

+ Truyện ngắn là một thể loại yêu cầu rất cao về việc tổ chức ngôn ngữ Ngôn ngữ truyện ngắn thư­ờng mang tính chất đậm đặc, chắt lọc, trong sáng và dễ hiểu, ngôn ngữ truyện ngắn, thứ ngôn ngữ cô đọng, chính xác, trong sáng và vang lên theo cách của mình Chính thứ ngôn ngữ này truyền đạt tư tưởng, xây dựng tính cách, khiến cho truyện ngắn tràn đầy nhạc điệu

+ Ngôn ngữ truyện ngắn vừa mang đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi vì đặc trưng phản ánh cuộc sống theo phương thức tự sự, vừa gần gũi với ngôn ngữ thơ ca, vì đòi hỏi ngắn gọn, do yêu cầu của thể loại

Bước 2: Xây dựng quy trình đọc hiểu văn bản thuộc thể loại truyện

Đây là khâu thực hành các lý thuyết mà người học được cung cấp về thể loại Để đọc hiểu một văn bản ở nhiểu mức độ, giáo viên định hướng cho HS thực hiện theo 4 công đoạn sau:

- Công đoạn 1: Đọc hiểu những yếu tố thuộc đặc trưng thể loại truyện

Ở khâu này, HS sẽ sử dụng hiểu biết của mình về các yếu tố đặc trưng của truyện để làm phương tiện soi vào nội dung tác phẩm, từ đó rút ra được các ý

Trang 17

nghĩa của văn bản Đó là các yếu tố như: Nhan đề truyện, tình huốn g truyện, điểm nhìn trần thuật, chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất của truyện

- Công đoạn 2: Đọc hiểu nội dung, tư tưởng tác phẩm

Để đọc hiểu được nội dung một văn bản thuộc thể loại truyện học sinh cần

chú ý tìm hiểu các yếu tố sau:

+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Học sinh cần chú ý đến hoàn cảnh chung, riêng để hiểu được vì sao, động lực nào thôi thúc nhà văn cầm bút sáng tác nên tác phẩm đó

+ HS xác định các hình tượng chính - phụ trong tác phẩm Sau đó, HS đi khai thác đặc điểm của từng hình tượng, đặt các hình tượng trên nhiều phương diện, nhiều mối quan hệ trong tác phẩm để nhận xét về đặc điểm và lý giải các đặc điểm đó Từ đó rút ra nội dung mà văn bản

+ Nội dung, tư tưởng của tác phẩm: HS đi tìm nội dung phản ánh - hiển ngôn, nội dung biểu hiện - hàm ngôn của văn bản bằng cách đặt ra các câu hỏi tư duy như:

++ Văn bản đó viết về đối tượng nào? Đối tượng đó được miêu tả, khắc họa ra sao?

++ Đối tượng đó tiêu biểu cho ai? Cho điều gì trong xã hội?

++ Qua đối tượng đó, nhà văn muốn gửi gắm thái độ, tình cảm, nhận thức gì?

Ví dụ: Khi đọc hiểu nội dung văn bản “Mười ba bến nước” (Sương Nguyệt Minh), học sinh cần tập trung làm rõ các vấn đề:

+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: tác phẩm được viết vào năm 2006, với đề tài số phận con người thời hậu chiến, vốn là mảnh đất đã được khai thác nhiều với không

ít những thành công lớn nhỏ của người đi trước, Sương Nguyệt Minh với “Mười ba bến nước” vẫn có cho mình chỗ đứng riêng Đọc tác phẩm, độc giả không chỉ đến với không gian làng quê Bắc Bộ quen thuộc, mà còn không khỏi chua xót trước nỗi đau của nhân vật Sao – nỗi đau của thân phận con người thời hậu chiến

+ Phân tích nhân vật nghệ sĩ Sao, Lãng

+ Rút ra nội dung, tư tưởng của văn bản: “Mười ba bến nước” không chỉ là bức ảnh đơn thuần của làng quê Việt, mà ẩn sau khung cảnh yên bình, thân thuộc ấy là những phận người bị trói buộc trong nỗi đau không dứt – bi kịch của những kiếp người thời hậu chiến Sự mất mát đau thương chiến tranh gây ra không chỉ trong quá khứ, trong những năm tháng bom đạn cả dân tộc gồng mình chống giặc mà còn hiện hữu trong cuộc sống hiện tại, bao đắng cay con người phải gồng mình vượt qua Hậu quả chiến tranh để lại cho những người tham gia cuộc chiến đã đầy đau đớn, nhưng với những người ở hậu

Trang 18

phương, những người mẹ, người vợ có chồng, con tham gia chiến đấu cũng khủng khiếp

và đáng sợ không kém “Chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời” (Lê huy Bắc), Sương Nguyệt Minh đã cho độc giả cảm nhận chân thực nhất thân phận con người thời hậu chiến qua chuỗi bi kịch không nguôi của nhân vật Sao

Bước 3: Đọc hiểu liên tưởng, mở rộng

Giáo viên định hướng để học sinh đọc mở rộng với các văn bản cùng loại, cùng đề tài, chủ đề hoặc kết nối, so sánh với các chi tiết, hình ảnh khác trong văn bản hay trong các văn bản khác, từ đó học sinh so sánh, liên hệ chỉ ra điểm giống, khác của mỗi hình ảnh, chi tiết, nhân vật, tác phẩm, phong cách Qua việc đọc mở rộng này, học sinh không chỉ hiểu sâu sắc hơn đối tượng mình đang đọc mà còn phát huy tinh thần ham đọc, giúp học sinh có cái nhìn nhiều chiều toàn diện hơn trước mỗi vấn đề trong văn học, trong đời sống

Ví dụ: khi đọc hiểu văn bản “Mười ba bến nước” (Sương Nguyệt Minh), học sinh có thể liên hệ mở rộng với một số tác phẩm cùng đề tài Từ bi kịch của Sao, ta nhận ra bi kịch chung của người phụ nữ sau chiến tranh, dù chồng họ có trở về cũng mang thương tích nặng hoặc không thể có những đứa con lành lặn Hòa bình cũng chứa đựng biết bao sóng ngầm, người phụ nữ ở đây chênh vênh trên bến tình người Cũng rơi vào cảnh tương tự Sao là chị Lành trong “Tiếng lục lạc” của Nguyễn Quang Lập, quá nửa đời người mới gặp lại anh Chi Đã 46 tuổi nên thuốc thang mãi chị mới có thai trong niềm khấp khởi mong ngóng nhưng chị sinh ra một hình hài dị dạng vì bị nhiễm chất độc điôxin Tiếng lục lạc của người cha rung lên tưởng chừng báo hiệu thành công nhưng lại để lại khoảng lặng phía cuối chuyện về nỗi đau của người phụ nữ không thể làm mẹ Còn nhân vật chị trong “Bến đàn bà” của Nguyễn Mạnh Hùng, trong mơ thường gặp hai ấu hồn con chị với câu hỏi mà chị không thể trả lời rằng vì sao chúng lại không có hình hài con người? Có thể thấy, chiến tranh mang người thân của họ đi nhưng trả về chẳng còn lành lặn, cướp đi ở họ cơ hội xây dựng gia đình đầy đủ với những đứa con, mà một gia đình không đầy đủ khó có được hạnh phúc trọn vẹn

d Kết quả khi thực hiện biên pháp

Sau khi áp dụng biện pháp hướng dẫn tìm hiểu thể loại truyện theo đặc trưng thể loại

mà tôi đã đưa ra ở phần trên, tôi đã thu được một số kết quả nhất định Cụ thể, tôi đã áp dụng giải pháp này để dạy đọc hiểu văn bản truyện “Rừng xà nu” ở lớp 11 Văn trường THPT Chuyên Bắc Giang, năm học 2022-2023

- Trước khi thực hiện giải pháp học sinh trên, học sinh đọc xong văn bản truyện dù nắm được cốt truyện, nội dung tác phẩm nhưng rất lúng túng không biết sẽ đi khai thác tác phẩm theo hướng nào

Trang 19

- Sau khi tôi áp dụng giải pháp này, học sinh 11 Văn đã tỏ ra tự tin vì các em đã nắm được kĩ năng để khai thác một tác phẩm là văn bản truyện Sau khi áp dụng giải pháp, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:

Mức độ vận dụng cách đọc

hiểu truyện theo hướng phát

triển năng lực

Chưa biết vận dụng

Vận dụng

ở mức tương đối

Vận dụng thành thạo

Trước khi thực hiện giải pháp

Bảng số liệu đối sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp, khảo sát tại lớp 11 Văn, trường Chuyên Bắc Giang năm học 2022-2023

Duy trì sự chú ý khi học bài

Không hứng thú

a Truyện ngắn Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư)

Cánh đồng bất tận in trong tập truyện ngắn cùng tên là thành công đặc biệt của Nguyễn Ngọc Tư trong việc miêu tả những nỗi đau bất tận của những con người

Trang 20

vùng đất cày sông nước Đây được coi là một hiện tượng của văn học Việt Nam năm

2005 Tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận đã vượt qua các tác phẩm của 8 tác giả nữ

quốc tế khác để giành giải thưởng Literaturpreis do Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh) bình chọn dựa trên việc xét các bản dịch tác phẩm nổi bật sang tiếng Đức của những tác giả nữ đương đại tiêu biểu trong khu vực

Bước 1 Đọc hiểu thể loại

* Nhan đề

Nhan đề Cánh đồng bất tận rất giàu sức gợi:

+ Nghĩa thực: Những cánh đồng rộng lớn không có tên, không gian đặc trưng của miền tây Nam Bộ

+ Nghĩa biểu tượng:

Tiếp cận với truyện ngắn Cánh đồng bất tận , dễ thấy “cánh đồng” là biểu tượng

xuyên suốt thiên truyện với các tên gọi theo các trạng thái khác nhau

++ Cánh đồng biểu tượng của những nỗi đau

Cánh đồng bất tận là cánh đồng của những nỗi đau, những nỗi đau hiện hình

trong số phận của những con người cùng khổ trong xã hội đang quay trong cơn lốc Tất

cả những con người ở cái xứ sông nước, thổ ngư này đều nhuốm một nỗi đau riêng trong cái nền xám chung của thiên truyện

++ Cánh đồng biểu tượng của tình thương, lòng nhân ái, niềm tin

Đó là tình thương của hai chị em với người đàn bà tên Sương, tình thương của người cha

đã tạo ra những tội lỗi bởi lòng thù hận với người vợ phụ tình nhưng vẫn lờ mờ cảm thấy trách nhiệm đối với hai đứa con Đó là biểu tượng về nỗi khắc khoải của số phận con người nhưng cũng chính là biểu tượng về niềm tin vào lòng cuộc sống “bất tận” Nguyễn Ngọc Tư đến phút cuối đã để cho những thù hận qua đi, những vết thương được cánh đồng mênh mông nước trắng làm cho lành lại, cho bùn đất dịt vào da thịt để cảm nhận sự bất tận của nỗi đau và của tình yêu thương

Biểu tượng “cánh đồng” là một trong những biểu tượng văn xuôi mà Nguyễn Ngọc Tư đã khai thác là biểu tượng có tính đa nghĩa Nó phản ánh một lối tư duy thể nghiệm trong sáng tác, một hình ảnh Nguyễn Ngọc Tư từng trải, đau đớn và xót xa Cánh đồng cùng với “Cánh đồng bất tận” mãi mãi cho chúng ta sự thấm thía về tình người, niềm đau và nỗi buồn, mãi mãi để lại trong lòng chúng ta một giọng điệu Nguyễn Ngọc

Tư dung dị mà thấu đáo, thẩm thấu lắng sâu vào bên trong với dòng cảm xúc suy tư bất tận nhưng cũng không kém phần tinh tế và nhạy cảm trước những biến thái của cuộc đời

* Kết cấu

Câu chuyện mở ra bằng hình ảnh cánh đồng với những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn, cùng

Trang 21

với đó là hình ảnh một cô gái điếm sau cơn dập vùi, tơi tả Kết thúc tác phẩm cũng là hình ảnh cánh đồng, mặt trời le lói ánh sáng, ai đó vãi từng chùm chim én lên cao, chúng cố chao liệng để khỏi phải rơi như lá, sau khi bi kịch một lần nữa ập đến với cha con Út Vũ Đây là kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng (kết cấu vòng tròn) Cánh đồng là nơi mở đầu cũng là nơi kết thúc những bi kịch trong gia đình của Nương bởi

họ đã nhận ra sự hận thù chỉ đem lại cho bản thân những nỗi khổ đau Dưới ánh mặt trời le lói trên cánh đồng, nỗi sợ hãi về sự ra đời của một sinh linh nhỏ bé tràn ngập trong tâm trí Nương nhưng một ý nghĩ tươi sáng hơn cũng đã dần hình thành hướng cô đến một cuộc sống mới Với cách kết thúc mở, nhà văn gieo một niềm tin vững chắc

vào bản lĩnh của con người có thể đối mặt và vượt qua được thách thức của cuộc sống

* Cốt truyện:

Truyện kể về cuộc sống của ba cha con trên cái ghe quen thuộc, sống nhờ bầy vịt

và việc giăng lưới mỗi ngày Hận vợ phụ tình, ông Vũ đốt nhà, dắt con phiêu bạt trên chiếc ghe đi chăn vịt từ cánh đồng này đến cánh đồng khác Bao nhiêu bực dọc, bao nhiêu uất ức và căm hận của ông vì thế đều trút lên hai đứa con của mình và lên những người đàn bà mà ông gặp Ông hận tất cả đàn bà Ông để họ yêu mình và rồi lại bỏ rơi

họ theo cách mà ông đã từng bị bỏ rơi

Cuộc sống của ba cha con rồi cũng sẽ bình thản trôi đi trong niềm thao thức lạnh lùng, thờ ơ của người cha và sự thèm muốn khao khát yêu thương và được yêu thương của 2 đứa nhỏ nếu như không có sự xuất hiện của “chị” – người vô tình được 3 người cưu mang trên chiếc ghe Chị đã mang lại chút không khí đầm ấm cho 2 đứa bé thiếu tình thương của cha mẹ, cho những bữa cơm của Nương và Điền thêm phần ấm

áp và cho cuộc sống tinh thần của 2 chị em bớt tẻ nhạt Tuy nhiên, đối với ông Vũ, sự xuất hiện của Sương càng khiến vết thương của ông thêm phần nhức nhối Mặc cho ông Vũ lạnh lùng, cáu gắt, Sương đem lòng yêu ông Cô làm tất cả để bảo vệ 3 cha con ông, kể cả việc “bán thân” để đổi lấy đàn vịt Tuy nhiên, tình yêu ấy lại được đáp lại bằng sự chua chát và thái độ thù hận Sương quyết định bỏ đi Điền cũng bỏ nhà đi tìm Sương Chỉ còn lại Nương và ông Vũ, tiếp tục cuộc hành trình cô độc trên những cánh đồng bất tận… Cho đến một ngày, khi trái tim của ông Út Vũ dần nguôi ngoai, tình thương của người cha quay về thế chỗ cho những hận thù thì một biến cố lớn lại

ập đến cho gia đình ông Vũ, cho cô con gái tội nghiệp của ông… Giữa “Cánh đồng bất tận”, con gái ông bị bọn côn đồ ăn cắp vịt cưỡng hiếp trước sự bất lực của người cha Hành động đắp chiếc áo lên mìn cho đứa con gái như thay lời yêu thương, xót xa, đau đớn của người cha đối với chính đứa con ruột mà bấy lâu nay ông đã không bận tâm đến

* Tình huống truyện

Trang 22

Trong tác phẩm Cánh đồng bất tận, Ngọc Tư đã xây dựng tình huống hành

động Đó là sự việc mẹ của Nương và Điền ngoại tình, sau đó bỏ nhà ra đi; cha của Nương và Điền tức giận đốt nhà và bắt đầu cuộc sống “du mục” nay đây mai đó trên những “cánh đồng bất tận” Bi kịch cuộc đời của các nhân vật cũng bắt đầu từ đó

Bước 2 Đọc hiểu nội dung, tư tưởng:

* Nhân vật

- Nhân vật Sương – người đàn bà “bán hoa” nơi vũng lầy bất tận

Sương là một gái “bán hoa” trôi dạt từ thị thành về vùng sông nước “Chị tàn tạ, đói rã ruột ở thị thành mới chạy xuống quê, cất cái quán nhỏ, giả đò buôn bán bánh kẹo lặt vặt, thực chất là làm nghề…” Chị làm “nghề” bị xã hội khinh ghét, lên án, coi thường Sương xuất hiện ngay ở đầu câu chuyện trong cảnh tiều tụy, đáng thương bị đánh

đập, được chị em Nương, Điền cứu vớt Môi chị sưng vểu ra, xanh dờn Và tay, và chân, và dưới cái áo mà tôi đã đắp cho là một cái áo khác đã bị xé tả tơi phơi những mảng thịt người ta cấu nhéo tím ngắt Và những chân tóc trên đầu chị cũng đang tụ máu

Chính tấm chân tình của chị em Nương đã làm hồi sinh phần thiện trong con người Sương Dường như chị được trở về với một con người hướng thiện, muốn sống một cuộc đời thật trong sạch cùng với gia đình này Chị dồn tình cảm cho gia đình ấy Tiếc thay, tình cảm chân thành, cảm động của chị không cảm hóa được trái tim băng giá, đầy hận thù của người đàn ông bị vợ bội tình nên cuối cùng chị phải cay đắng chọn cách ra đi Sương là hiện thân cho số phận những người đàn bà “bán chôn nuôi miệng” vừa đáng giận vừa đáng thương Dòng đời nghiệt ngã đã khiến chị tưởng như

đã tha hoá, không còn chút danh dự và lương tâm nhưng ta vẫn thấy sót lại nơi chị phần người, ý thức về tự trọng, về nhân phẩm

người đàn ông cô độc giữa cánh đồng bất tận

Đọc Cánh đồng bất tận, độc giả không khỏi ngậm ngùi cho những số phận con

người bị cái nghèo đeo bám Cái nghèo là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những bi kịch không lối thoát Gia đình nhân vật Út Vũ là một mô hình thu nhỏ cho những bi kịch của thế lực đồng tiền Út Vũ- là mẫu người đàn ông chất phát, làm lụng vất vả để chăm lo vợ

con, với ý nghĩ giản đơn: “Chỉ cần mình hết lòng yêu thương, gánh hết sự kiếm sống nhọc nhằn thì sẽ được đền đáp xứng đáng” Ông chăm lo cho gia đình từ những việc

nặng nhọc đến những việc vô cùng nhỏ nhặt Thế nhưng, cuộc đời nó vốn dĩ không giản đơn như cái suy nghĩ của ông, hết lòng yêu thương, gánh hết sự nhọc nhằn chưa hẳn được đền đáp xứng đáng Chính cái nghèo, sự thiếu thốn đã khiến ông gia đình ông tan nát Vợ của ông đã không vượt qua được cám dỗ của phù hoa Đối diện với nỗi đau đớn khi bị

Trang 23

người vợ phản bội, ông đốt tất cả đồ đạc rồi bắt đầu một cuộc đời du mục Vũ trở nên tàn nhẫn, vô cảm và tìm cách trốn chạy sự thực thông qua men rượu và đàn bà Không chỉ hận thù ghê gớm với tất cả đàn bà, ông còn trút sự căm phẫn của mình lên những đứa con, hành hạ chúng về cả thể xác lẫn tinh thần Và cái giá của ông phải trả cho bi kịch của cuộc đời mình là Điền đã ra đi không tin tức, những cuộc vui đùa ái ân của ông với những người phụ nữ được báo ứng bằng việc tận mắt chứng kiến cảnh tượng con gái

mình bị cưỡng hiếp: “nó đè nghiến, giữ cho mặt ông hướng về phía tôi Và bọn chúng thay phiên nhau, giữ cho cha chỉ một tư thế đó, mắt cha tôi ầng ậc nước, tôi không hiểu

là phèn hay máu nhoèn nhoẹt” Trong hoàn cảnh đau thương ấy, người mà Nương cầu cứu không phải là ông, Nương gọi “Điền! Điền ơi!” Còn gì đau đớn hơn khi từ lúc nào

hình ảnh người cha không còn là chỗ dựa thiêng liêng cho con cái Cái bi kịch của Út Vũ

quá lớn, nó sinh ra từ những cám dỗ của thế lực đồng tiền

Nhân vật Út Vũ là nhân vật bi kịch Những bi kịch đó là do chính bản thân người đàn ông chuốc lấy Ông Vũ không mở lòng mình để đón nhận yêu thương và không biết trân trọng những gì mình có để đến lúc sắp vụt mất rồi mới thảng thốt định hình yêu thương

- Nhân vật Điền và Nương - những mảnh đời côi cút, bất hạnh với chuỗi ngày

tăm tối bất tận

Điền và Nương là hệ quả của bi kịch từ sức mạnh đồng tiền mà những đấng sinh thành gây ra cho chúng Vì đồng tiền, người mẹ đã ra đi, bỏ lại chúng khi còn quá nhỏ Chúng bơ vơ giữa dòng đời rồi phải mạnh mẽ để thích nghi như những đứa trẻ mồ côi không có mẹ Người mẹ ấy đã gây ra cho những đứa con mình một bi kịch của sự thiếu vắng tình thương, còn gì đau lòng hơn khi con không dám nhớ tới mẹ, kí ức dường như là một gì đó quá đau lòng với Nương

Không còn mẹ, cha lại lạnh lùng, Điền và Nương phải tự học tất cả, dù mỗi bài

học đều có cái giá của nó “chị em tôi học cách yêu thương đàn vịt hy vọng sẽ không bị đau như yêu thương một con người nào đó Nhiều khi nhìn thằng Điền dỏng tai coi mấy con vịt nói cái gì, tôi giật mình”….Để rồi như những cây hoang dại, chúng lớn lên bằng nghị lực: “Nhìn bướm bay, nhìn mây tôi biết ngày nắng hay mưa Nghe bìm bịp kêu chúng tôi biết nước lên Dừng ghe ở tuyến kênh nào, thằng Điền trèo lên ngọn cây cao, ngó bao quát cánh đồng và tính toán xem có thể cầm vịt ở đâu bao nhiêu lâu thì hết thức ăn, đúng chóc”

Bi kịch thiếu vắng tình thương đã làm Điền trở thành một thanh niên đầy nghị lực

: “Nó tự kìm hãm bản băng trổi dậy mạnh mẽ ở tuổi dậy thì bằng tất cả sự miệt thị, giận

dữ, căm thù Nó phản kháng bằng cách trút sạch những gì cha tôi có, cha tôi làm” Và bi kịch hơn khi Nương nhận ra rằng: “tôi cảm giác sự đổ vỡ khi Điền theo đuổi chị, và chị thì

Trang 24

chạy theo cha” Khi Sương ra đi, Điền đã chạy theo để kiếm tìm, liệu rồi Điền sẽ đi về đâu

với tuổi đời còn quá trẻ?

Đọc tác phẩm, ta không khỏi ngậm ngùi, xót xa, đau đớn cho Nương Sự đổ vỡ hôn nhân của ba má đã để lại trong Nương nỗi buồn sâu thẳm khiến cô lúc nào cũng lầm lũi, vui chẳng dám cười, buồn chẳng dám khóc Cái kết của nhân vật này càng đáng thương hơn, bao nhiêu khổ hạnh trên cỏi đời mà đấng sinh thành gây ra, Nương phải gánh chịu Nương bị hãm hiếp trước mặt cha, thế nhưng bao nhiêu nghị lực mà Nương đã tạo ra cho mình không đánh nhân vật này gục ngã, Nương nghĩ đến việc đặt tên cho đứa

con nếu cô có thai “đứa bé đó, nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường…đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”

* Chủ đề, tư tưởng

Cánh đồng bất tận mở ra trước mắt người đọc một bức tranh hiện thực đầy

ngột ngạt, tăm tối của con người ở một vùng quê nghèo tận cùng đất Mũi Ở đó những kiếp người lầm lũi không chỉ phải đối mặt với sự khắc nghiệt, dữ dội của thiên nhiên

mà còn phải chịu nếm trải những nỗi đau bất tận từ chính đồng loại, từ chính những người thân yêu, ruột thịt của mình Sự tan vỡ của gia đình bé nhỏ trong tác phẩm này

là tất yếu sau sai lầm của người mẹ và sự mê đắm vào việc trả thù của người cha Hai nhân vật đứa trẻ trong tác phẩm là những nạn nhân, lớn lên tự nhiên như đàn vịt, thiếu thốn sự quan tâm và những cử chỉ trìu mến của người thân Điều đó đã lay động trái tim hàng nghìn độc giả

Cánh đồng bất tận để lại một nỗi u ám mênh mang về hiện thực Người đọc có

cảm tưởng rằng ở miệt sông nước Nam Bộ những "thân phận làm đĩ" nhiều quá Cái

ác thống trị trong cuộc sống, trong tim con người và cả trong cách khai thác chất liệu của tác giả Tình người vắng bóng trong mối quan hệ gia đình và đồng loại Bối cảnh

xã hội, đồng bằng, sông nước Nam Bộ chỉ còn lại một vùng hoang dã như thời mông muội, ở đó không có đạo lý, không có luật pháp, không có tình người Nhân vật hiện lên trần trụi, hiện sinh Con người hành xử theo bản năng nhiều hơn là ý thức xã hội

Thông điệp mà tác giả Cánh đồng bất tận muốn gửi đến cho độc giả không nhằm phê

phán hay ám chỉ các mặt tối, sáng một nơi nào cả, mà chính là cảm xúc nhân văn với thân phận con người

Bước 3 Đọc hiểu liên hệ mở rộng

Cánh đồng bất tận chỉ nói cái sự đời và miêu tả người đời Những sự kiện nêu lên có màu sắc địa phương trong tác phẩm chỉ là cái áo khoác cho thông điệp dễ đi

trọn đường đến trái tim độc giả Con người nên sống với tình yêu, nếu sống với hận thù chỉ biết có hận thù thì khi anh trả thù đời, đời cũng trả thù lại anh! Nguyễn Ngọc

Trang 25

Tư đã đặt ra vấn đề về cách cứu vớt những sai lầm nhân thế, người ta chỉ có thể cứu vớt được bằng sự khoan dung, tha thứ, lấy ân trả oán… Cao quý hơn Nguyễn Ngọc Tư

đã định hướng cho người đọc nhất là những bậc cha mẹ cách giáo dục con cái ở tuổi mới lớn – đó là giáo dục giới tính Câu kết truyện “là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn” quả là một thông điệp đầy tính nhân văn

Cánh đồng bất tận là một thiên truyện đọc cảm động vì tính nhân văn dồi dào

trong nội dung, cũng như còn làm độc giả say đắm bởi đặc sắc nghệ thuật rất riêng của Nguyễn Ngọc Tư

b Truyện ngắn: Trăng nơi đáy giếng (Trần Thùy Mai)

Trăng nơi đấy giếng ra đời vào những ngày cận Tết năm 2001 Trần Thùy Mai

viết, gửi in ở tạp chí Sông Hương, rồi sau đó in trên tuần báo Văn Nghệ Tác phẩm là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Trần Thùy Mai, tiêu biểu cho nghệ thuật kể chuyện đương đại Truyện được chuyển thể thành phim và đoạt giải Cánh diều bạc năm 2008

do Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức

Bước 1 Đọc hiểu thể loại

* Nhan đề

Nhan đề Trăng nơi đáy giếng là ẩn dụ cho cuộc đời của nhân vật Hạnh: những điều

tưởng thực mà lại là hư ảo, những điều tưởng giả dối lại là sự thực Người chồng thực của

cô lại là chồng hờ, chồng của người khác Còn người chồng cõi âm mờ mịt sương khói mới là điểm tựa tinh thần duy nhất của Hạnh Cuộc đời Hạnh là cuộc đời của trăng nơi đáy giếng, đẹp, dịu dàng mà mong manh, hư ảo

* Cốt truyện

Trăng nơi đáy giếng là câu chuyện buồn về một người phụ nữ hết lòng vì chồng,

yêu chồng như một sự tôn thờ nhưng cuối cùng vẫn để hạnh phúc vuột khỏi tầm tay Trong phim, Hạnh – một cô giáo, là người yêu chồng theo đúng nghĩa “nâng khăn sửa áo”, chăm chút từ đôi đũa, miếng ăn, từng ngụm trà sen Vì không thể có con, Hạnh đã nghĩ tới việc tìm người đàn bà khác cho chồng Những bi kịch bắt đầu từ đó Có con rồi,

để chồng khỏi bị mất chức vì “thiếu đạo đức”, người vợ lại hy sinh, cho chồng có hôn thú hợp pháp với người kia Rồi, không thể đã ly dị lại tiếp tục sống chung với “chồng của người ta”, người vợ đem bán hết vàng bạc, mua cho chồng và người vợ mới một ngôi nhà Người chồng, từ một người đàn ông vốn con nhà dòng dõi được cưng chiều từ bé, nho nhã, trắng trẻo, kỹ tính đến mức không dám cầm lấy quần áo lót của vợ… nay đã trở thành một người khác khi “ngồi bên vòi nước, đang lúi húi giặt một đống quần áo đủ loại, đánh đánh, chà chà trên mặt xi măng…” khiến cho người vợ cũ nhìn anh không khỏi chạnh lòng Nhưng cú đánh “nốc ao” người vợ là khi chị bất ngờ phát hiện ra rằng “họ”

đã tằng tịu với nhau trước cả khi chị có ý sắp đặt quan hệ ấy cho chồng mình

Trang 26

* Chi tiết

Xây dựng chi tiết giàu ý nghĩa: Chi tiết trăng nơi đáy giếng trong lời báo của cô đồng như một điềm về cuộc đời của Hạnh: những điều tưởng thực mà lại là hư ảo, những điều tưởng giả dối lại là sự thực Người chồng thực của cô lại là chồng hờ, chồng của người khác Còn người chồng cõi âm mờ mịt sương khói mới là điểm tựa tinh thần duy nhất của Hạnh Cuộc đời Hạnh là cuộc đời của trăng nơi đáy giếng, đẹp, dịu dàng mà mong manh, hư ảo

* Nghệ thuật trần thuật

- Nghệ thuật kể chuyện: Lối trần thuật độc đáo, từ nhiều điểm nhìn (điểm nhìn ngôi thứ ba của những người hàng xóm; điểm nhìn ngôi thứ nhất từ nhân vật Hạnh), soi rọi nét tính cách, số phận và sự phức tạp trong tâm lí nhân vật, làm cho hình tượng cô Hạnh tuy bề ngoài rất cá biệt nhưng lại có tầm khái quát cao

- Nghệ thuật tạo khoảng trắng: kết thúc câu chuyện là sự trơ trọi vĩnh viễn đầy ám ảnh: Hạnh yêu chồng, tôn thờ chồng, nâng anh thành vị thánh sống của tình yêu và niềm tin.Nhưng chồng cô lại là một phần của lẽ đời đầy dục vọng và toan tính Hạnh lại tìm đến một cách giải thoát khác: yêu chồng qua hình hài của người rơm trên bàn thơ mà cô gọi là ông Hoàng Bảy – người chồng thứ hai Hạnh đã rơi vào trạng thái hoang tưởng, mê man nặng trĩu Hạnh đã thực sự không còn gì Cô không dám đối diện với sự thật rằng: ngôi nhà là của Phương, Phương là của Thắm, con chim là của bầu trời, người rơm là của cánh đồng và không có cái gì là của Hạnh, cả thân xác cũng không còn là của Hạnh, Hạnh đã chết rũ từ lúc không còn Phương

- Giọng điệu: đa thanh, vừa trăn trở, day dứt, vừa chua xót, ngậm ngùi

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật: qua độc thoại nội tâm, miêu tả tâm trạng nhân vật trong nhiều chiều thời gian khác nhau: hiện tại - quá khứ; hiện thực – tâm tưởng, tạo ra một thế giới vô cùng phong phú, phức tạp

Tác giả không khắc họa nhân vật nhân vật theo xu hướng lí tưởng hóa mà miêu tả chân thực, gần gũi với đời sống Trần Thùy Mai phơi bày hết, không giấu diếm từ hành động nhỏ nhặt đến những biến động trong nội tâm nhân vật

Nhà văn đặt nhân vật vào hoàn cảnh cụ thể để khắc họa nét tinh cách riêng, tạo nên dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả Để khắc họa thành công hình tượng người vợ đau khổ, có đời sống nội tâm sâu sắc, nhà văn đặt nhân vật cô Hạnh bên cạnh thầy Phương

* Ngôn ngữ

Ngôn ngữ Trang nơi đáy giếng đậm chất đời thường, giàu chất sống - gần gũi với

cuộc sống hàng ngày Tác giả để nhân vật sống thực với cách nói của họ (hả hê, bết bát,

ùn lên, lúi húi, nồi trò hỏ, ), với việc sử dụng lối nói dân dã qua các thành ngữ dân gian:

Trang 27

đã thương thì thương cho trót, đã vót thì vót cho nhọn (Lời bà đồng Thơi nói với Hạnh); Làm trai học sảy, học sàng, Đến khi vợ đẻ thì làm mà ăn (Lời Thắm nói với Hạnh),…

* Kết cấu:

phẩm không theo trật tự thời gian cụ thể mà theo kiểu đảo ngược, nói thực tại trước quá khứ.Mở đàu truyện là lời van xin của thầy Phương với cô Hạnh khi cô một mực đoạn tuyệt với thầy Phương, kết duyên âm với ông Hoàng Bảy Sau đó mạch truyện quay lại với quá khứ cuộc sống của cô Hạnh những ngày tháng sống bên ông Phương, cô Hạnh đã yêu thương, hi sinh ra sao cho thày Phương để rồi vỡ mộng, đau khổ Kiểu kết cấu này đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn, thành công cho câu chuyện, để lại nhiều dư âm trong lòng độc giả

Bước 2 Đọc hiểu nội dung, tư tưởng

* Đề tài: tình yêu và số phận người phụ nữ

* Nhân vật: Hình tượng nhân vật cô Hạnh

- Giới thiệu nhân vật: Cô Hạnh là một giáo viên rất yêu chồng, hết lòng chăm sóc, quan

tâm, hi sinh cho chồng

- Số phận: Cuộc đời cô Hạnh là một chuỗi bi kịch của một người phụ nữ quá yeu, quá tin

tưởng, tôn thờ, sẵn sàng hi sinh cho chồng

Cô Hạnh lấy chồng, một người chồng học thức, gia đình êm ấm nhưng cô lại không được trải qua hạnh phúc làm mẹ Tạo hóa đánh mất của cô niềm an ủi lớn nhất của người phụ nữ - được làm mẹ, được có một đứa con Đây là bi kịch đầu tiên của cô

Vì không có con, cô đã tự nguyện tìm vợ bé cho chồng, nối duyên chồng với cô Thắm – một người phụ nữ ở quê – để chồng có thể có được hạnh phúc làm cha Sự việc

vỡ lở, trước nguy cơ chồng bị kiểm điểm, cô đành li hôn để chồng đến với người đàn bà khác Người chồng suốt bao năm sinh sống lại thành ra chồng người, còn người vợ chính chuyên như cô lại phải chấp nhận cảnh cô đơn, vò võ Đây là bi kịch thứ hai, đầy đau đớn, xót xa của người đàn bà về sự dang dở, mất mát trong tình yêu Nhưng, đau đớn nhất với cô Hạnh không chỉ là mất đi người chồng mà hơn hết còn là mất đi một điểm tựa, một chỗ dựa tâm linh Ngày ở với chồng, cô yêu và tôn thờ chồng như một vị thánh Đến khi chồng ở nhà người khác, cô tận mắt chứng kiến cảnh anh lam lũ làm việc chẳng khác gì một người bình dân lao động Cô đổ vỡ ảo tưởng tinh thần về vị thánh của riêng mình Cô lâm vào bi kịch lớn của sự vỡ mộng

Cuộc đời, số phận của cô Hạnh tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác của nhà văn Trần Thùy Mai: luôn ám ảnh với những bi kịch về phận người, luôn đau đáu trong những nỗi niềm về tình yêu và sự mất mát của con người, nhất là người phụ nữ

- Diễn biến tâm trạng: từ hạnh phúc, mãn nguyện đến vỡ mộng, tuyệt vọng

Trang 28

Là vợ của thầy giáo Phương (Hiệu trưởng), Hạnh rất mãn nguyện vì có một gia đình hạnh phúc, ổn đinh Cô làm tất cả những gì có thể để cho người chồng mà cô yêu được hạnh phúc, được bình an Cô yêu thương chăm sóc chồng từng li từng tí:mỗi sáng,

cô Hạnh đều "xách gô ra đầu ngõ mua bún cho chồng", bất kể trời mưa, "cái dáng gầy của cô co ro, tay cô cầm chiếc nón cố che cho kín tô bún, chứ chẳng nhớ che đầu"; tỉ mỉ

chuẩn bị “nước tôm thật sánh, thật thơm, đỏ rực”, “thịt bò nấu canh với hoa thiên lý, tô canh dìu dịu mùi hương ngọt ngào”;khéo léo gọt những củ khoai ngọt, dẻo nhất, hấp với

lá dứa để chồng ăn lúc thức khuya đọc sách Biết thầy Phương là một người kĩ tính và rất

sạch sẽ, "trong bếp, phòng tắm, những cái chậu đủ màu đều được cô Hạnh đặt đúng vị trí của chúng, tất cả đều khô ráo, sạch sẽ"; "Các ông chồng trong xóm nào là chẻ củi, đi chợ, đón con, chẳng từ một việc gì, chỉ riêng thầy Phương được hưởng ngoại lệ"

Khi biết mình không thể có hạnh phúc được làm mẹ, Hạnh không nỡ chứng kiến

vẻ buồn thầm lặng trên khuôn mặt chồng, cô nén đau đi tìm người đàn bà để sinh con cho

chồng Cô cô sẵn sàng chấp nhận việc chồng mình có vợ lẽ bên ngoài: "Cô Hạnh nghe, ngồi nhìn thẳng vào mắt bà Thu, không tỏ vẻ ngạc nhiên", "cô cứ lặng lẽ, dịu dàng, dường như cố nén nỗi khó chịu vì bị quấy rầy!", "Cô Hạnh thở dài: Hoàn cảnh em không

có con, dù anh ấy có thế, em cũng chẳng oán trách", "Vâng, dù rằng ông Phương đã có một người đàn bà khác, có một đứa con không do cô sinh ra, ông vẫn là vị Thánh sống đối với cô Cô không cho phép ai nặng lời khi nói về ông ấy Bởi tất cả những chuyện này

là do cô: cô đã tự tay sắp đặt, chỉ vì không chịu nổi vẻ buồn thầm lặng trên khuôn mặt ông" Khi sự việc vỡ lở, trước nguy cơ chồng bị kiểm điểm, Hạnh càng không chấp nhận

khuôn mặt buồn bã của chồng, bất chấp việc anh gàn đi: “Chức hiệu trưởng là cái gì

Bỏ, bỏ hết Với tôi, chỉ cần mình vui lòng Tôi chấp nhận mất tất cả” Cô tự nhủ với lòng:

“khi người ta thực lòng thương yêu nhau, có điều gì mà không thể hi sinh” Cô tự nguyện

li hôn, để chồng đến với người khác, cô gom hết tiền mua nhà cho chồng ở với người đàn

bà kia Nhưng Hạnh không ngờ rằng tất cả những điều đó lại đánh bật cô ra khỏi chồng mình Hạnh không biết tình yêu và sự hi sinh vô điều kiện ấy lại biến cô thành một sự lợi dụng, lừa dối tàn nhẫn của chồng và người đàn bà kia Hạnh trở thành xa lạ trong chính hạnh phúc, với chính vị thánh mà cô nâng niu

Sau khi li hôn với chồng, Hạnh mới bàng hoàng nhận ra sự thực: cô mớ chính là người thứ ba xen vào hạnh phúc của chồng và cô vợ tẻ của chồng Hạnh đau đớn, tự trách nhưng vẫn không nỡ buông tay vị thánh của đời mình Với cú sốc tâm lí đó, Hạnh sốt li

bì, rụng gần nửa đầu Để an ủi, chồng cô đưa đứa con riêng sang ở với cô Hạnh thấy thỏa mãn “cô ôm chặt lấy cu Nhứt, như cố níu giữ cái phiên bản của người đàn ông mà cô tôn thờ” Cô yêu thương, chăm chút cho thằng bé bởi soi trong nó, cô thấy được hình bóng của người chồng

Trang 29

Sau khi cô Thắm sinh đứa con thứ hai, cu Nhứt được đón về Hạnh lại cô đơn, đau khổ Khi đến nhà chồng thăm cu Nhứt, Hạnh sững sờ khi nhìn thấy cảnh vị thánh của mình đang lúi húi giặt quần áo bên vòi nước ở sân – một việc mà khi ở cùng cô, anh chưa bao giờ làm Hạnh “ngẩn cả người không sao nói một lời”; “một đòn giáng mạnh vào chị làm chị quá sức hơn bất cứ một đòn giáng nào khác (không hiểu sao đã chịu đựng bao nhiêu điều nặng nề, mà giờ đây tôi lại không kham nổi cái cảnh tượng hết sức bình thường thế này?)”; Hạnh cố gắng về đến nhà;“lăn ra khóc, khóc thảm thiết, khóc như trong nhà có người chết”; “rơi vào trạng thái mê man, mộng mị”; chết hẳn về tinh thần và chết dần về thể xác “một lần nữa tôi ốm nặng, tóc rụng lả tả trên gối” Người chồng mà

cô yêu quý, vị thánh mà cô tôn thờ lại thành người đàn ông tầm thường trong vòng tay người khác Cô hoàn toàn vỡ mộng và lâm vào bi kịch

Sau khi vỡ mộng, nghe lời bà đồng Thơi, cô kết duyên âm với một người chồng

mà cô gọi là ông Hoàng Bảy, trấn phủ tỉnh Thừa Thiên Cô Hạnh thỏa mãn, hạnh phúc Hàng ngày cô chăm chút, dọn dẹp cho bức tượng thờ

Khi người chồng đến khuyên can, cô tức giận, thậm chí còn ném khay ấm vào người chồng Sau đó, Hạnh lại mãn nguyện, hạnh phúc, thong dong đi chợ sắm áo dài trảy hội, bên chồng Hoàng Hạnh sống trong chính ảo ảnh của chính mình vẽ ra một người chồng hoàn hảo cao quý không chút tục trần và về hạnh phúc gia đình mà cô dày công xây dựng Vậy nếu cô đã sống nửa đời trong ảo mộng thì kết hôn với người chồng Tướng Quân cùng hai con trai “cõi âm” cũng không thể nói đó là không thực được Chính

họ là phương thuốc là chỗ dựa tinh thần, là sự lắp đầy cho một gia đình trọn vẹn và là mục đích sống cuối cùng để Hạnh bám víu Hóa ra, cuộc đời và số phận của Hạnh trước giờ là nơi đáy giếng tối tăm sâu thẳm và ba pho tượng đó chính là ánh trăng nơi đáy giếng dành riêng cho cô

Hạnh là người phụ nữ mang những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông: thương chồng, giàu đức hi sinh, luôn tận tụy và hết lòng yêu thương Nhưng Hạnh cũng

là người phụ nữ đầy khổ đau khi cô phải chấp nhận bi kịch vỡ mộng của một điểm tựa tinh thần – người chồng, phải đi từ sự đổ vỡ này đến một ảo ảnh khác đau đớn hơn: người chồng trong ảo mộng Là giáo viên, cô Hạnh lại tin vào lời bà đồng, phủ định quá khứ, sống cho niềm tin – người chông cõi âm Hành động của cô Hạnh ban đầu theo lí trí, cuối cùng thoe vô thức, tâm linh Ở cô Hạnh, ta thấy vừa đáng thương vừa đáng trách Bi kịch của cô là bi kịch tình yêu không lối thoát của người phụ nữ khao khát tình thương, ước ao nâng niu một tình cảm trọn vẹn, cao quý mà phải chịu tổn thương, mất mát

* Chủ đề, tư tưởng

Trang 30

- Tác phẩm phản ánh sâu sắc tấn bi kịch tình yêu, bi kịch tinh thần của người phụ

nữ yêu hết mình, hi sinh tất cả cho chồng nhưng cái nhận được chỉ là sự khổ đau, bất hạnh

- Qua những bi kịch ấy, tác phẩm gửi gắm ý nghĩa nhân văn sâu sắc về cuộc đời,

về ý nghĩa tồn tại của con người và cách thức quan hệ giữa người với người trong cuộc sống

Bước 3 Đọc hiểu liên hệ mở rộng

Nhân vật phụ nữ của Thuỳ Mai mỗi người có một “khuôn mặt” riêng, một số phận riêng nhưng đều sống hết mình, yêu hết mình Họ có tâm hồn như ngọc nhưng ít gặp hồng phúc trong tình yêu Tuy thế, họ vẫn nồng nàn, say đắm và thuỷ chung, sẵn sàng bất chấp tất cả dẫu tình yêu có đem sầu muộn đến Không gì có thể dập tắt nổi ngọn lửa khát khao sống, khát khao yêu, khát khao hạnh phúc luôn âm thầm cháy trong tâm hồn những

con người này Lan trong “Thương nhớ hoàng lan” yêu chú tiểu Minh và coi anh là “sự

tử sinh của đời mình” Giấc mộng yêu không trọn vẹn, trái tim người phụ nữ tinh khôi

gửi lại cho Minh nơi cõi hoàng lan “nở hoa vàng mong manh Mong manh như tất cả những gì đẹp trên thế gian” Cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội của giữa “thực tại mỗi ngày tầm thường, bất lực, cay đắng và thực tại trong khát vọng huy hoàng, rực rỡ” cho thấy

cô luôn khát khao mãnh liệt đểvươn tới tình yêu vĩnh cửu mặc dầu biết rằng chính mặt

trời cũng không vĩnh cửu (“Thị trấn hoa quỳ vàng”) Dẫu rằng, cuộc đời mỗi người đều

phải mang một “cây thập tự” như một sự nhọc nhằn, vất vả của kiếp người, song trong

bất hạnh, khổ đau họ vẫn ngời sáng vẻ đẹp của lòng nhân ái, sự hi sinh thầm lặng, lòng vị tha, bao dung cao cả của thiên tính nữ Mặc dầu bị người yêu phản bội, lừa dối đẩy vào

bi kịch tận cùng của nỗi đau nhưng trước khi chết Khánh vẫn không oán trách, trái lại cô

còn tha thiết mong lòng tốt của bạn gái mình “xóa đi hoả ngục trong lòng hắn” để tâm hồn hắn được cứu rỗi (“Ngôi đền sống”)

Đằng sau cuộc đời, số phận người phụ nữ, nhà văn muốn thắp lên niềm tin yêu,

cảm thông và chia sẻ trong tâm hồn người đọc Niềm tin của người đàn bà trong “Thập tự hoa” như ngọn lửa cháy hết mình, ngay cả khi hạnh phúc đã tuột khỏi tay, chị vẫn ôm ấp

và giữ mãi cảm giác, kỉ niệm của tình yêu Chị đặt niềm tin yêu và hi vọng vào cô con gái

sẽ là “con thuyền chở ngọn lửa của trái tim non dại khơi từ những giấc mơ tro vùi của mẹ” Dẫu con người chưa dễ gì vượt qua được “những giới hạn khắt khe của thực tại” nhưng niềm tin đã giúp họ đứng vững trước những biến động của cuộc đời và sống

đẹp hơn, có ý nghĩa hơn Điều này rất hợp với quan niệm nghệ thuật của Trần Thuỳ

Mai: “Tôi luôn tâm niệm là giữ cho tâm hồn mình sự rung động trước cuộc sống và nuôi dưỡng niềm tin vào con người Vì con người rất đẹp và cho dù nó có những mặt xấu xí hay tầm thường đi nữa thì mình cũng không thể sống mà không thương yêu“

Trang 31

Lắng lại sau mỗi trang văn của Trần Thùy Mai viết về người phụ nữ là vẻ đẹp những trang đời với những cảm xúc thật đẹp đẽ, ngọt ngào, mang đậm giá trị nhân văn

Vẻ đẹp đó phải chăng là tấm lòng giàu trắc ẩn, tha thiết yêu thương đã được chắt lọc từ

hiện thực và khát vọng của “cây bút giàu nữ tính nhất trong làng truyện ngắn Việt Nam hiện nay “? Nó lấp lánh toả sáng dường như để đối lập với gì tầm thường, giả dối, lạnh lùng…giữa cuộc sống “bộn bề bóng tối và ánh sáng”, đồng thời giúp người đọc thấm thía

hơn về lẽ sống, tình đời

c Truyện ngắn: Mười ba bến nước (Sương Nguyệt Minh)

Mười ba bến nước được viết năm 2006, rút từ tập truyện cùng tên (NXB Thanh

niên, 2006) gồm 12 truyện ngắn đặc sắc của Sương Nguyệt Minh

Bước 1 Đọc hiểu thể loại

Với nhân vật Sao, nhà văn Sương Nguyệt Minh đã xây dựng thành công hình ảnh người phụ nữ mang bi kịch “Vọng phu thời đại mới”.Sự mất mát đau thương của chiến tranh không chỉ trong quá khứ, mà nó hiện hữu trong cuộc sống hiện tại; bao nhiêu cay đắng con người phải gồng mình lên để vượt qua Hậu quả chiến tranh đã kinh hoàng nhưng cuộc sống sau chiến tranh còn khủng khiếp và ghê sợ không kém gì

* Chi tiết

Đọc tác phẩm, ta không khỏi xót xa khi Sao liên tục sinh ra những cục thịt đỏ hỏn Lần một, lần hai… rồi đến lần năm vẫn vậy Chi tiết rùng rợn ấy đã cho thấy hậu quả khủng khiếp của chất độc màu da cam hậu quả chất độc màu da cam Nó đã phá huỷ tất

cả mơ ước hạnh phúc, khiến khao khát có một mụn con cứ dần dần bị dập tắt, để khi biết mình không thể sinh ra một sinh linh mang hình hài toàn vẹn, thế giới trong Sao như tối sầm lại Mong ước giản đơn trong cuộc sống là có một gia đình đủ đầy bình thường giờ đây cũng là điều ngoài tầm với chị Từ bi kịch của Sao, ta nhận ra bi kịch chung của người phụ nữ sau chiến tranh, dù chồng họ có trở về cũng mang thương tích nặng hoặc

không thể có những đứa con lành lặn

Ngày đăng: 01/08/2024, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), Nxb ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nxb ĐHSP Hà Nội
Năm: 2005
2. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một góc nhìn, một cách đọc
Tác giả: Phan Huy Dũng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
3. Trần Thanh Đạm (chủ biên) (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể
Tác giả: Trần Thanh Đạm (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1971
4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1999
5.Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2001
6.Phương Lựu (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
7.Trần Đình Sử (2003), Đọc văn - học văn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc văn - học văn
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2003
8.Trần Đình Sử (2004), Đọc hiểu văn bản - một khâu đột phá trong dạy học Ngữ Văn, Tạp chí giáo dục (102) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc hiểu văn bản - một khâu đột phá trong dạy học Ngữ Văn
Tác giả: Trần Đình Sử
Năm: 2004

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w