1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo môn học kiến tập nhà hàng khách sạn tp hcm nha trang

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến Tập Nhà Hàng – Khách Sạn
Tác giả Lê Quốc Việt
Người hướng dẫn NGUYỄN HUỲNH MAI XUÂN
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ TP. HCM
Chuyên ngành Quản trị Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Thể loại Báo cáo môn học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,3 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I. BÁO CÁO TỔNG HỢP (10)
    • 1.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp (0)
      • 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển (0)
        • 1.1.1.1 Đôi nét về LeMore Hotel Nha Trang (0)
        • 1.1.1.2 Khái quát về công ty cổ phần CMVietNam (13)
        • 1.1.1.3 Sự liên kết giữa CMVietNam và LeMore Nha Trang (13)
      • 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu (16)
        • 1.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ (16)
        • 1.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu (17)
      • 1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy (18)
        • 1.1.3.1 Giám đốc (18)
        • 1.1.3.2 Trợ lý giám đốc (18)
        • 1.1.3.3 Bộ phận kế toán- tài chính (20)
        • 1.1.3.4 Bộ phận kinh doanh (20)
        • 1.1.3.5 Bộ phận lễ tân (20)
        • 1.1.3.6. Bộ phận nhà hàng (21)
        • 1.1.3.7. Bộ phận bếp (21)
        • 1.1.3.8 Bộ phận buồng phòng (21)
        • 1.1.3.9 Bộ phận nhân sự (23)
        • 1.1.3.10 Bộ phận bảo vệ (24)
        • 1.1.3.11 Bộ phận kỹ thuật (24)
      • 1.1.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển (24)
        • 1.1.4.1. Thuận lợi (24)
        • 1.1.4.2. Khó khăn (26)
        • 1.1.4.3 Phương hướng phát triển (27)
    • 1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua (28)
      • 1.2.1 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp (28)
        • 1.2.1.1 Môi trường Vĩ mô (môi trường quốc gia) (28)
        • 1.2.1.2 Môi trường Vi mô (môi trường ngành) (38)
      • 1.2.2 Năng lực kinh doanh của doa (41)
      • 1.2.3 nh nghiệp (0)
        • 1.2.3.1 Vốn (0)
        • 1.2.3.2 Lao động (0)
        • 1.2.3.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị (0)
        • 1.2.3.4 Năng lực quản lý (0)
      • 1.2.4 Đánh giá thực trạng các hoạt động của doanh nghiệp (0)
        • 1.2.4.1 Quản trị khách sạn/nhà hàng/lữ hành/sự kiện và hội nghị (0)
        • 1.2.4.2 Quản trị chiến lược (0)
        • 1.2.3.4 Quản trị chất lượng dịch vụ (59)
        • 1.2.3.4 Quản trị Marketing (61)
  • PHẦN II: BÁO CÁO CÁ NHÂN (62)
    • 2.1 Mô tả cơ cấu tổ chức bộ máy và mô tả các công việc của từng vị trí trong bộ phận thực tập (63)
    • 2.2 Mô tả công việc thực tập hằng ngày (công việc, quy trình) (63)
      • 2.2.1 Công việc (63)
        • 2.2.1.1 Swimming Pool and Bar (64)
        • 2.2.1.2 LeMore Restaurant (64)
        • 2.2.1.3 Spa and Massage (67)
        • 2.2.1.4 Gym (69)
    • 2.3 Đánh giá công việc thực tập hằng ngày (Ưu điểm, nhược điểm) (69)
      • 2.3.1 Ưu điểm (69)
      • 2.3.2 Nhược điểm (70)
    • 2.4 Phân tích kiến thức, kỹ năng, thái độ,... đã được học tập (71)
      • 2.4.1 Kiến thức (71)
      • 2.4.2 Kỹ năng (71)
      • 2.4.3 Thái độ (72)
    • 2.5 Phân tích kiến thức, kỹ năng, thái độ của cá nhân cần hoàn thiện và kế hoạch thực hiện (73)
    • 2.6 Kiến nghị với doanh nghiệp thực tập về quy trình, công việc (73)
    • 2.7 Kiến nghị với bộ môn, Khoa, Nhà trường (75)
  • KẾT LUẬN (77)

Nội dung

Từ đó em nhận thấy, việc cọ sát thực tế là vôcùng quan trọng – giúp sinh viên sử dụng kiến thức lý thuyết ở trường nhạy bén hơnthông qua việc tiếp xúc trực tiếp với môi trường công việc.

BÁO CÁO TỔNG HỢP

Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua

1.2.1 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1.1 Môi trường Vĩ mô (môi trường quốc gia)

Với sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế trong những năm gần đây, đời sống vật chất con người được nâng cao kéo theo đó là các nhu cầu về dịch vụ tham quan du lịch tăng mạnh, đó là điều kiện cho ngành du lịch nói chung và ngành du lịch khách sạn nói riêng, trong đó, có khách sạn LeMore trong việc hoạt động kinh doanh của mình.

Ngoài những mặt tích cực mà yếu tố kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh doanh của khách sạn thì không thể không kể đến những khó khăn mà chúng mang lại Trước đại dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam đã ghi nhận tăng trưởng đáng kể, mức đóng góp vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng dần qua các năm, cụ thể: 6,3% (năm 2015); 6,9% (năm 2016); 7,9% (năm 2017); 8,3% (năm 2018) và 9,2% (năm 2019). Điều đó đã khẳng định du lịch đang từng bước trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, ngành công nghiệp không khói của Việt Nam gặp khó khăn chồng chất, rơi vào tình trạng “đóng băng”.

Sau khi mở cửa nền kinh tế hậu COVID-19 vào tháng 3/2022, "kinh tế xanh" của Việt Nam đã gặt hái được những kết quả tích cực Trong 7 tháng đầu năm, du lịch trong nước phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng bình quân 62% mỗi tháng Ngoài ra, nhu cầu du lịch nước ngoài của người Việt cũng tăng cao, với lượng tìm kiếm tăng 780% so với cùng kỳ năm 2021 Xu hướng phục hồi của du lịch quốc tế toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu này.

Nhằm hiện thực hóa chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 đã xác định phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao, tạo điểm nhấn thu hút du khách, sẵn sàng tạo thế và lực cho giai đoạn bứt tốc.

Môi trường chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị ổn định là điều kiện tạo sự thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong khi tình hình thế giới có nhiều biến động thì Việt Nam được biết đến là đất nước ổn định về chính trị, pháp luật.

Với chính sách mở cửa và đường lối ngoại giao "Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới", Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển Nhờ đó, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác và đầu tư quốc tế, chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến tham quan và nghỉ dưỡng.

Có thể khẳng định những dấu ấn tăng trưởng ngoạn mục của ngành du lịch tỉnh thời gian qua chính là kết quả tổng hòa từ sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng sự quyết tâm, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp.

Có những yếu tố tích cực có tính chất mở đường cho du lịch phát triển nhưng đồng thời cũng nảy sinh không ít những vấn đề gây trở ngại tạo ra những rào cản Điều đó cho thấy khuôn khổ thể chế đã không đáp ứng kịp nhu cầu và xu thế phát triển du lịch.

Vì vậy, những tư tưởng đổi mới trong Nghị quyết 92/NQ-CP, ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới và Nghị quyết số 8/NQ TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã được tiếp thu và thể chế hoá trong Luật Du lịch sửa đổi mà Quốc hội đã thông qua ngày 19/6/2017 Những yếu tố mới có độ cởi mở cao được hướng dẫn triển khai đồng bộ với sự cam kết mạnh mẽ của chính quyền từ trung ương đến địa phương, doanh nghiệp và người dân sẽ khơi dậy tiềm lực, tạo đà kích thích du lịch phát triển bứt phá trong giai đoạn tới.

Trước hết là sự tôn trọng các nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường được thể hiện rõ trong Luật Theo đó, Luật điều chỉnh các mối quan hệ gắn với du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có nội dung văn hóa sâu sắc, mang tính liên ngành, liên vùng, hội nhập sâu rộng và xã hội hóa cao Yếu tố kinh tế với quy luật giá trị đặt lợi ích làm hạt nhân và quan hệ “chi phí-lợi ích” làm nền tảng từ đó tạo ra động lực theo đuổi mục tiêu cho các chủ thể Quan điểm này tạo ra sân chơi bình đẳng, sòng phẳng và nghiệt ngã theo quy luật cạnh tranh Khuynh hướng cạnh tranh lành mạnh dựa vào chất lượng, hiệu quả, thương hiệu và chi phí hợp lý sẽ trở nên nổi trội Ngược lại, kiểu cạnh tranh chộp giật, ăn xổi ở thì dựa trên phương thức chi phí tối thiểu, tour giá rẻ sẽ dần bị thay thế, đào thải.

Thứ hai, yếu tố mới có tính hạt nhân là việc xác định khách du lịch là trung tâm sẽ tạo ra cơ chế hướng Cầu trên thị trường Những cố gắng nỗ lực từ phía Cung ứng có sứ mệnh phải đáp ứng mức độ, cơ cấu và tính chất của nhu cầu thị trường Khách du lịch phát ra tín hiệu về nhu cầu đồng thời khách du lịch cũng phát ra tín hiệu về sự hài lòng được thụ hưởng dịch vụ đáp ứng bởi các nhà cung cấp du lịch Công tác nghiên cứu, tư vấn về thị trường, sản phẩm du lịch sẽ được coi trọng Các chương trình đầu tư phát triển hạ tầng, thiết kế sản phẩm du lịch, các quá trình cung ứng dịch vụ và quản lý điểm đến đều hướng tới gia tăng giá trị thụ hưởng, giá trị trải nghiệm và sự hài lòng của khách du khách.

Thứ ba, vai trò của nhà nước được thể hiện rõ ràng trong việc hoạch định, kiểm soát và hỗ trợ phát triển kinh tế Nhà nước không trực tiếp can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế như trước mà đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi, kích thích sự phát triển, đồng thời tháo gỡ những rào cản và đảm bảo minh bạch trong phân định lợi ích và trách nhiệm Bên cạnh đó, nhà nước còn hạn chế và hướng tới loại trừ những xung đột về quyền lợi giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương và các bên đối tác, góp phần tạo nên sự cân đối mới trong cơ cấu ngành, lĩnh vực, quan hệ liên ngành và cơ cấu vùng miền của nền kinh tế.

Tiếp nữa, những chính sách ưu tiên cho du lịch được thể hiện rõ trong Luật Du lịch sẽ thúc đẩy quá trình nâng cho khách du lịch từ thủ tục visa, kết nối đường không, đường bộ, đường thuỷ, đường sắt nâng cao nhận thức về du lịch trong toàn xã hội; tạo thuận lợi tối đa và điều kiện, phương tiện tiếp cận điểm đến, sinh hoạt và trải nghiệm du lịch một cách thuận tiện, phong phú và ngày càng đa dạng.

Nhóm chính sách tháo gỡ rào cản, khuyến khích doanh nghiệp du lịch sẽ tạo sức hấp dẫn và động lực mạnh mẽ thu hút và nâng cao hiệu quả dòng vốn đầu tư vào du lịch trong thời gian tới Sự bùng nổ đầu tư về hạ tầng du lịch, tập trung phát triển các vùng du lịch động lực, những điểm đến mới có thương hiệu mạnh đẳng cấp quốc tế cũng như các sản phẩm du lịch đa dạng và độc đáo sẽ mở ra chân trời mới cho du lịch Việt Nam phát triển.

Thứ năm, cơ chế hợp tác công-tư cũng được thể hiện rõ trong Luật Du lịch sửa đổi. Đây là chìa khóa tạo sức hút các nguồn lực tập trung vào mục tiêu Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch sẽ phát huy tác dụng từ cơ chế này và tạo động lực cho các bên tham gia Quỹ và hưởng lợi từ các chương trình, dự án phát triển của Quỹ Đặc biệt là công tác xúc tiến quảng bá du lịch sẽ có sự chuyển biến căn bản về hiệu quả và tính chuyên nghiệp.

BÁO CÁO CÁ NHÂN

Mô tả cơ cấu tổ chức bộ máy và mô tả các công việc của từng vị trí trong bộ phận thực tập

Bộ phận thực tập: F&B (Food and Beverage Service), chịu trách nhiệm phục vụ đồ ăn và thức uống cho khách hàng Đáp ứng dịch vụ tổ chức tiệc, hội nghị, hội thảo, Quản lý nhà hàng (Restaurent Manager): chịu trách nhiệm theo dõi tất cả các khu vực và nhân viên trong bộ phận, đặt ra các tiêu chí cho việc phục vụ khách hàng, tuyển dụng nhân viên, phân chia ngày/ca làm việc.

Giám sát nhà hàng (Supervisor): hỗ trợ quản lý theo dõi, điều phối hoạt động của bộ phận, đào tạo nghiệp vụ cho nhân sự mới, Hỗ trợ phục vụ khách hàng và các vấn đề phát sinh trong thời gian làm việc.

Nhân viên đón tiếp (Host/Hostess): đón tiếp và kiểm tra số lượng khách, quan sát đảm bảo khách hàng được đáp ứng tốt mọi nhu cầu.

Nhân viên pha chế (Bartender, Barista): thông thạo các công thức và quy trình pha chế các loại đồ uống cho khách.

Nhân viên trực bàn (Commis De Rang/Commis Waiter): Phục vụ trực tiếp các dịch vụ ăn uống của khách hàng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng, phối hợp ăn ý với bộ phận bếp để bữa ăn của khách không bị gián đoạn.

Mô tả công việc thực tập hằng ngày (công việc, quy trình)

Tất cả các nhân viên (kể cả nhân viên thực tập) trong khách sạn đều sẽ làm việc 8 tiếng/ngày và mỗi tuần sẽ được nghỉ 1 ngày/tuần.

Thời gian hoạt động từ 6:00 – 22:00. Đón khách và bắt đầu phục vụ lúc 7h00

+ Dọn dẹp hồ bơi, sắp xếp thêm khăn lau.

+Lau dọn bàn ghế, sắp xếp lại quầy bar.

+Kiểm tra phao bơi và các dụng cụ cứu sinh.

Trong quá trình làm việc có sự giám sát và giúp đỡ của các supervior và outlet manager, FBM.

 Bước 1: Chuẩn bị (kiểm tra các đồ dùng trong quầy bar, nguyên liệu làm nước còn đủ không, kéo rèm phòng gym và phòng trẻ em, lau dọn và sắp xếp bàn ghế, kiểm tra hồ bơi có rác không, tưới cây xung quanh).

 Bước 2: Chào đón khách (mời khách vào bàn và order món, hướng dẫn khách nơi để khăn tắm).

 Bước 3: Phục vụ khách (bưng nước ra cho khách nếu khách có gọi món, có thể nói chuyện quann tâm khách nếu có khả năng).

 Bước 4: Thanh toán và tiễn khách (in hóa đơn, thanh toán và tiễn khách ra thang máy, bấm thang máy cho khách, cúi chào và mĩm cười thân thiện).

 Bước 5: Thu dọn (dọn ly, khăn tắm và lau dọn bàn, nếu có nước bắn lên sàn lúc khách tắm thì lau sạch).

2.2.1.2 LeMore Restaurant Đây là nhà hàng chính của khách sạn Thời gian hoạt động từ 6:00 – 22:00 Trong đó:

 6:00 – 9:30: phục vụ buffet sáng cho các khách lưu trú tại khách sạn.

 11:00 – 22:00: phục vụ theo dạng thực đơn Alacarte hoặc Set Menu.

Thời gian Nội dung công việc

6:00 - Setup dụng cụ, dọn dẹp để chuẩn bị đón khách.

- Mở của đón khách7:00 - Có mặt tại khu vực được bàn giao công việc

- Quan sát khu vực quầy buffet, lau dọn ngay khi có đồ ăn rơi ra quầy.

- Luôn để ý chăm sóc đến khách khi cách cần.

- Đảm bảo, giữ gìn vệ sinh tại khu vực làm việc.

10:30 - Kết thúc buffet, lau dọn và vệ sinh khu vực được giao.

- Lau tô, chén và dụng cụ để xếp lại lên kệ phục vụ cho buffet trưa.

11:30 - Quay lại khu vực làm việc.

• Bắt đầu công việc vào lúc 6h00:

- Kiểm tra lại dụng cụ và quầy buffet lần nữa để chuẩn bị bắt đầu đón khách.

• Đón khách và bắt đầu phục vụ 7h00:

- Tổ chức thành nhóm 1-2 người / 1 khu vực: 1 hostess, 1 waiter or 1 trainee để hỗ trợ bưng bê chén dĩa đồ dơ, đón khách, và lấy phiếu đánh giá cuả khách.

- Hỗ trợ dọn dẹp và lau dọn line buffet.

(trong quá trình làm việc có sự giám sát và giúp đỡ của các supervior và outlet manager, FBM)

Thời gian Nội dung công việc

14:00 - Lau dọn, setup hoàn thành những công việc lặt vặt còn lại của ca sáng.

21:30 - Thu dọn, setup bàn ăn để đón tiếp khách vào ngày mai.

22:00 - Kiểm tra lại một lần nữa, vệ sinh khu vực làm việc.

 Bước 2: Đón khách và phục vụ

 Bước 3: Tiễn khách và thu dọn

 Bước 4: Setup lại bàn ăn

 Một số lưu ý trong công việc để phục vụ khách hàng tốt nhất:

 Các loại cà phê phục vụ khách trong nhà hàng:

- Cà phê Việt Nam: Cà phê sữa và đen

 Các món trứng cơ bản trong nhà hàng: Omlet (trứng cuộn), Boied egg (trứng luộc), Poached egg (trứng chần), Fried egg (trứng chiên), Srambled egg (trứng khuấy).

Đối với vấn đề dị ứng, nhà hàng thực hiện rất nghiêm ngặt và cẩn trọng trong việc phục vụ những món ăn, thức uống mà khách đã báo trước về sự dị ứng của mình Người giám sát sẽ đảm nhận trách nhiệm kiểm tra thành phần của các món ăn, thức uống để loại bỏ các chất có nguy cơ gây dị ứng.

Không dung nạp (Intolerance) là một chất khi vào cơ thể nhưng không tiêu hóa được gây đau bụng, nôn mữa.

Dị ứng được định nghĩa là phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với một chất lạ xâm nhập vào cơ thể, được gọi là chất gây dị ứng Khi chất gây dị ứng vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ coi chúng là mối đe dọa và sản xuất kháng thể để chống lại Quá trình này dẫn đến các phản ứng dị ứng, có thể biểu hiện ở nhiều mức độ nghiêm trọng, từ nhẹ như chảy nước mũi hoặc ngứa, đến nghiêm trọng hơn như sốc phản vệ, có thể đe dọa đến tính mạng.

 Có 8 loại thực phẩm được chia thành 3 nhóm: Nut & peanut; fish & self fish; wheat & egg; milk & soya milk.

 Rượu vang: là thức uống có cồn được lên men từ nho, tiến hành sơ chế, tiếp đến lên men, bảo quản, sau đó tiến hành lọc và đóng chai.

Cách thức bảo quản rượu vang: Vang trắng và hồng được bảo quản ở nhiệt độ5^C đến 15^C, vang đỏ thì bảo quản từ 15^C đến 18^C, tránh ánh sáng, độ ẩm từ 50^C đến 80^C.

 Quy trình phục vụ rượu vang:

Khi rượu đạt đến nhiệt độ tiêu chuẩn, nhân viên phục vụ dùng khóa mở rượu để mở nắp chai và dùng khăn lau sạch miệng chai Nhân viên đặt nút chai vào một dĩa nhỏ trên bàn để khách có thể kiểm tra rượu có vấn đề gì không.

Nhân viên phục vụ rót khoảng 30ml rượu vào ly của chủ tiệc Khi khách thử rượu, nhân viên đứng cách bàn khoảng 1 bước chân, giữ chai rượu trên tay, hướng nhãn hiệu về phía khách, giới thiệu nhãn rượu, năm xuất xứ,

Nhân viên di chuyển quanh bàn để phục vụ rượu cho phụ nữ trước, sau đó phục vụ rượu cho nam giới, và rót rượu cho chủ tiệc sau cùng.

Nhân viên phục vụ phải chú ý rót đúng tỉ lệ rượu phù hợp: rượu vang đỏ rót 1/3 ly, vang trắng 1/2 ly Đối với vang sủi tăm hoặc Champagne, nhân viên phải rót 2 lần, rót xong lần thứ nhất, chờ bọt tan và rót tiếp lần thứ hai.

Sau mỗi lần rót, nhân viên lắc nhẹ cổ tay, xoay chai và dùng khăn lau nhẹ miệng chai để tránh rượu nhỏ giọt Sau khi rót xong, nếu cần ướp lạnh thì bỏ vào xô đá còn không thì đặt lại trên bàn khách.

Bước 1: Đưa menu cho khách chọn và tư vấn cho khách (giảm giá 20% theo menu thực tế)

Bước 2: Nhận order của khách và những yêu cầu mà khách mong muốn luôn nở nụ cười khi nói chuyện với khách, thân thiện, nhiệt tình, liên hệ kỹ thuật viên theo số được hướng dẫn bố trí nhân viên theo giờ hẹn với khách (kỹ thuật viên sẽ tới trong khoảng 20 phút).

Bước 3: Pha một ly chanh dây hoặc dưa hấu cho khách dùng (miễn phí) trong thời gian chờ đợi.

Bước 4: Khi kỹ thuật viên tới thì lấy đồng phục cho kỹ thuật viên, trao đổi với kỹ thuật viên về sự lựa chọn của khách và những yêu cầu của khách nếu có Bấm thời gian đảm bảo làm đủ giờ theo yêu cầu.

Bước 5: Khi kết thúc thì thanh toán tiền cho khách hỏi xem quý khách có hài lòng với dịch vụ không (về nhân viên, về chất lượng Spa) nếu khách hàng không hài lòng thì tìm cách để xử lý và khắc phục và luôn lắng nghe những ý kiến khách góp ý để hôm sau làm tốt hơn và đúng với nhu cầu của quý khách

Bước 6: Tiễn khách, cảm ơn khách đã sử dụng dịch vụ của khách sạn, thanh toán cho kỹ thuật viên và set up lại giường và gom khăn đi giặt cho sạch sẽ để chuẩn bị cho bài sau và lau sàn…xông tinh dầu cho thơm phòng set up gọn gàng và sạch sẽ, tắt các thiết bị trong phòng.

Bước 1: Mở cửa và kéo rèm phòng gym.

Bước 2: Kiểm tra bình nước lọc và ly uống nước

Bước 3: Sắp xếp lại các dụng cụ nếu có sự sai sót.

Bước 4: Quan sát, nếu có khách thì mở máy lạnh, đóng cửa để khách tự do sử dụng.Bước 5: Thu dọn sau khi khách dùng xong.

Đánh giá công việc thực tập hằng ngày (Ưu điểm, nhược điểm)

Khi làm việc trong môi trường với những yêu cầu cao đã giúp em rèn luyện được tinh thần khi đối mặt với những áp lực phải gặp trong công việc tương lai.

Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, mỗi lần phục vụ khách hàng tôi đều đúc kết được những kinh nghiệm quý báu Là một nhân viên phục vụ, tôi luôn tâm niệm phải lịch sự, thân thiện và vui vẻ với khách hàng, đồng thời phải luôn giữ bình tĩnh khi xử lý tình huống Nhờ những bài học này, tôi có thể hiểu rõ hơn về năng lực thực sự của bản thân.

Thông qua việc thực tập em đã được học hỏi rất nhiều về thái độ làm việc, tinh thần đồng đội, hỗ trợ lẫn nhau Mỗi cá nhân điều rất quan trọng đối với một tập thể vững mạnh Mọi người quan tâm và giúp đỡ nhau rất nhiệt tình.

Nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện hết mức tối đa để được trải nghiệm tại tất cả những vị trí, những nhiệm vụ, khu vực tại bộ phận F&B Điều này đã ít nhiều giúp bản thân em nhận ra được sự liên kết và mối quan hệ chặt chẽ giữa các vị trí, khu vực trong cùng một bộ phận.

Sự giám sát, phân công của các trưởng bộ phận, Supervisor tại nhiều khu vực, nhiều công việc khác nhau giúp em và chạm và học hỏi được rất nhiều.

Qua công việc thực tập này đã giúp em trau dồi các kĩ năng nhỏ nhất, tính kiên nhẫn và cầu toàn trong công việc để đem đến những trãi nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng Em còn được hoàn thiện thêm về kĩ năng quan sát và lắng nghe ý kiến khách.

Em đã chủ động nhiều hơn trong công việc.

Ngoài ra, em đã tạo được mối quan hệ tốt đối với các anh/chị hướng dẫn Công việc khiến em có nhiều trãi nghiệm đáng nhớ.

Những lý thuyết học ở trường thực sự khác so với khi đi làm việc thực tế Lúc đầu do chưa từng tiếp xúc, làm việc tại khách sạn, chưa biết hoạt động tại khách sạn như thế nào nên em còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng vì vậy anh chị đã phải kèm cặp và chỉ dẫn nhiều Nhưng sau đó mọi việc đã có sự cải thiện tốt hơn.

Khi mới vào thực tập, làm việc với tần suất cao nên không thích ứng ngay được, việc đi đứng liên tục làm chân em bị phù và cơ thể khá mệt mõi, sau khoảng 1 tuần thì em đã hầu như thích ứng được với công việc.

Anh/chị trong nhà hàng đôi khi không thống nhất ý kiến khiến công việc của chúng em cũng gặp nhiều vấn đề.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, lượng khách hàng đến cửa hàng giảm mạnh, dẫn đến một số cửa hàng đã đóng cửa Do vậy, người viết bài viết không có cơ hội quan sát hoạt động của các cửa hàng này.

Trong quá trình làm việc, kĩ năng giao tiếp với khách còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kĩ năng giải đáp các thắc mắc của khách trong quá trình phục vụ cũng như giải quyết vấn đề phát sinh khi gặp phải.

Vì nhà hàng có nhiều quầy đồ ăn, do đó mỗi lần đứng các quầy khác nhau, nhớ vị trí món ăn và tên món ăn (tên món rất nhiều và đều bằng tiếng anh) đôi khi có sự nhầm lẫn. Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh là một yếu tố vô cùng quan trong trong việc phục vụ và giải đáp thắc mắc cho khách hàng đặc biệt là khách nước ngoài Đó là một trở ngại mà em gặp phải trong quá trình thực thập, vì vậy cần phải trau dồi và học tập tiếng Anh hơn nữa.

Thời gian này, bên khách sạn cắt giảm nhân lực rất mạnh nên anh/chị cũng rất bận rộn khi phải lo nhiều công việc cùng một lúc dẫn đến việc không có nhiều thời gian training cho chúng em Nên chúng em sẽ phải tập trung quan sát kĩ lưỡng đôi khi sẽ dẫn đến những sai lầm không đáng có.

Dịch bệnh vừa qua đã khiến lượng khách du lịch nước ngoài giảm sút đáng kể vì vậy nên chúng em chưa được tiếp xúc nhiều để trau dồi kĩ năng ngôn ngữ.

Phân tích kiến thức, kỹ năng, thái độ, đã được học tập

Trong suốt 2 tháng thực tập tại LeMore, người viết đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế và kiến thức bao gồm: kỹ năng phục vụ tận tình, chu đáo, xử lý linh hoạt các tình huống, hiểu về quy trình vận hành và kinh doanh nhà hàng, nội quy, chính sách, phúc lợi của nhân viên Những kỹ năng này được rèn luyện thông qua quá trình làm việc trực tiếp, giúp người viết ứng dụng hiệu quả vào công việc thực tế.

- Setup bàn ăn kiểu Á, Âu.

- Chuẩn bị các công dụng cụ phục vụ khách.

Trong quá trình làm việc, ngoài việc trau dồi kiến thức chuyên môn, việc bổ sung các kỹ năng mềm là vô cùng quan trọng Những kỹ năng này sẽ giúp bạn phục vụ khách hàng tốt hơn, giải quyết các tình huống một cách nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo không ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

Nắm rõ được trình tự phục vụ từng món ăn theo thực đơn Nắm rõ các quy trình tiệc, buffet, hội nghị.

Khắc phục được kỹ năng giao tiếp, bình tĩnh và tự tin đi phục vụ khách Hoàn thiện hơn các kỹ năng chuyên ngành và việc thu dọn các dụng cụ ăn uống sau khi khách dùng xong.

Học được kỹ năng lắng nghe và hiểu ý khách qua ánh mắt, cử chỉ, ghi chú lại những gì khách góp ý dù tốt hay xấu.

Biết quan sát khách kỹ càng hơn Quan tâm chăm sóc khách cẩn thận khi họ có bất cứ yêu cầu nào.

Kỹ năng quan tâm khách cũng được thể hiện qua 1 số mẫu câu đơn giản như:

+ How are you enjoying your stay so far? (Anh/chị tận hưởng kì nghỉ đến nay như thế nào ạ)

+ Is there anything I can do to make your stay more enjoyable? (Em có thể giúp gì để khiến kì nghỉ của mình trở nên thú vị hơn không ạ)

+ What else would you like to see in the menu? (Anh/chị có muốn thêm món ăn nào vào trong menu không ạ)

+ What is your plan today? Is these anything I can recommend? (Anh/chị có kế hoạch gì trong hôm nay không ạ? Em có thể đề xuất với mình một vài lựa chọn được không ạ) Ngoài ra thì các kĩ năng xử lý tình huống của em cũng được cải thiện rõ hơn.

Kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần đồng đội, phối hợp ăn ý với nhau trong quá trình làm việc Hoàn thiện bản thân, hợp tác và thấu hiểu với mọi người nhiều hơn.

Thái độ làm việc có vai trò quan trọng trong sự thành công của mỗi cá nhân và góp phần tạo nên bầu không khí làm việc hòa thuận, hiệu quả Trong quá trình thực tập, việc duy trì thái độ tốt không chỉ giúp lan tỏa năng lượng tích cực mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp, tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng Các hành động nhỏ như nở nụ cười, chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn cho thấy sự thân thiện, thiện chí và giá trị đạo đức trong công việc.

Những phẩm chất quan trọng của một nhân viên xuất sắc bao gồm sự tỉ mỉ, trách nhiệm cao, nhiệt tình với khách hàng, bình tĩnh xử lý tình huống bất ngờ Họ luôn sẵn sàng lắng nghe hướng dẫn, đóng góp từ cấp trên để hoàn thành tốt công việc Thái độ cầu tiến, chấp nhận lỗi sai, rút kinh nghiệm và chịu trách nhiệm với hành động của mình là những yếu tố cần thiết để phát triển bản thân và đạt được thành công trong công việc.

Có thái độ ham học hỏi và trau dồi kiến thức, kỹ năng từ các anh/chị.

Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp để hoàn thành công việc nhanh chóng Quảng bá được hình ảnh tốt của khách sạn đến nhiều người hơn.

Sau khoảng thời gian hai tháng thực tập em đã cải thiện được rất nhiều thứ, làm cho bản thân hoàn thiện hơn và sẵn sàng cho công việc tương lai.

Phân tích kiến thức, kỹ năng, thái độ của cá nhân cần hoàn thiện và kế hoạch thực hiện

Sau khoảng thời gian thực tập em cảm thấy những kiến thức mà em học được vẫn chưa đủ cho quá trình làm việc sau này, còn rất nhiều những kiến thức em cần bổ sung, cải thiện cho bản thân.

Bản thân cần hoàn thiệc các quy trình phục vụ cách nhanh nhẹn hơn nữa Chú ý hơn vào phong cách phục vụ của bản thân để làm hài lòng khách hàng hơn Cải thiện sự tập trung khi làm việc, tránh vì những vấn đề ngoài lề ảnh hưởng đến chất lượng công việc Học cách để ý và ghi nhớ nhiều hơn những chi tiết nhỏ trong công việc.

Để vượt qua khó khăn, bạn cần nâng cao khả năng thích ứng nhanh chóng với môi trường, khối lượng công việc và yêu cầu từ khách hàng, cấp trên Đồng thời, rèn luyện sự linh hoạt trong giải quyết tình huống và lưu ý ghi nhớ kinh nghiệm xử lý trước đó để áp dụng hiệu quả hơn trong các trường hợp tương tự.

Tăng cường kỹ năng giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ, tạo niềm tin cho khách hàng và đồng nghiệp, cấp trên.

Học cách kiềm chế cảm xúc của bản thân, vì trong quá trình làm việc sẽ gặp những lỗi sai, cần phải giữ bình tĩnh để đưa ra hướng giải quyết khắc phục cách thỏa đáng nhất. Cần học thêm cách làm việc thông minh, khoa học và có hiệu quả cao khi khách đông, tránh bối rối gây ra những sai xót không đáng có.

Cải thiện nhiều hơn về vốn tiếng anh để dễ dàng hiểu được các yêu cầu của khách hàng và học thêm ngôn ngữ khác.

Trau dồi thêm kỹ năng xử lý tình huống phát sinh đột ngột, học hỏi các anh/chị đi trước về kinh nghiệm xử lý.

Biết quan sát, nắm bắt tâm lý khách hàng để hiểu hơn về khách, làm cho khách hài lòng về dịch vụ của khách sạn.

Kiến nghị với doanh nghiệp thực tập về quy trình, công việc

Tiến hành sắp xếp, tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên sao cho phù hợp với ngành nghề của nhà hàng.

Mong khách sạn trong tương lai sẽ hoàn thiện hơn trong việc hướng dẫn sinh viên thực tập Ngoài ra, mong khách sạn sẽ tạo điều kiện cho sinh viên chúng em được thực tập ở nhiều vị trí khác nhau hơn nhằm hiểu rõ hơn về mảng F&B Cũng nên có sự thống nhất và đồng bộ của đội ngũ anh/chị training để chúng em có thể theo dõi.Quy trình làm việc cần được hướng dẫn cụ thể hơn nữa để tránh những sai sót và chúng em sẽ có được nhiều kinh nghiệm sau khi chính thức làm việc.

Hoàn thành chất lượng đội ngũ nhân viên:

+ Chất lượng nhân viên cần được chú trọng hơn vì vậy cần có sự chọn lọc trong quá trình tuyển dụng.

+ Ngành chúng ta cần trình độ ngoại ngữ cao, kỹ năng giao tiếp, trình độ chuyên môn và sự nhiệt tình, hăng hái làm việc là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ Do đó, cần trau dồi ngoại ngữ như là mở lớp học thêm cho nhân viên hoặc có các buổi training nhanh.

+ Đánh giá nhân viên trong quá trình làm việc, làm ra những đãi ngộ hợp lí để thúc đẩy tinh thần làm việc.

Nhân viên thực tập như em cần được đào tạo bài bản để hiểu rõ nhiệm vụ của mình và các bộ phận khác trong doanh nghiệp Việc thiếu kiến thức chuyên môn có thể dẫn đến lúng túng và sai sót trong công việc Vì vậy, các chương trình đào tạo dành riêng cho nhân viên mới và thực tập sinh là điều cần thiết để giúp họ làm quen với vai trò và trách nhiệm của mình, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

Tạo động lực tốt và môi trường làm việc năng động cho đội ngũ nhân viên Khách sạn có được những thành tựu và sự tin tưởng của khách hàng như hôm nay phần lớn là nhờ những nhân viên tuyệt vời và nhiệt huyết đã cống hiến hết mình Vì vậy, khách sạn cần tạo điều kiện để nhân viên được phát triển toàn diện như: mở các lớp học, khóa học nghiệp vụ, tuyên dương nhân viên làm tốt,

Kiến nghị với bộ môn, Khoa, Nhà trường

Điều đầu tiên, em hy vọng trong tương lai nhà trường nên hoàn thiện thêm và chuyên sâu về các khóa học Củng cố nền tảng, kiến thức lý thuyết cũng như thực hành đối với từng bộ phận Nhà trường nên sắp xếp các đợt thực tập trãi điều từ năm II để sinh viên có thể nhanh chóng bắt kịp thực tế và dễ dàng áp dụng những gì đã học vào thực hành Mở rộng thêm các kiến thức bổ sung liên quan đến thực tế để hỗ trợ được công việc sau này thay vì chỉ dạy lý thuyết không khả thi vào thực tế công việc.

Thứ hai là nhà trường nên tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các buổi giao lưu thực tế bằng tiếng Anh, giúp sinh viên tự tin hơn khi ra ngoài làm trong môi trường tiếp xúc với rất nhiều người nước ngoài.

Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất thực hành là nhu cầu cấp thiết, đáng được ưu tiên Thiếu cơ hội thực hành trong quá trình học, sinh viên sẽ gặp khó khăn đáng kể khi bước vào môi trường làm việc thực tế Bằng việc đầu tư thêm phòng học phục vụ nhu cầu thực hành, trường sẽ tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện kỹ năng từ sớm, giảm thiểu sự bỡ ngỡ và nhanh chóng thích nghi với công việc khi thực tập hoặc đi làm.

Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để tổ chức các buổi tham quan nhằm giúp sinh viên hình dung môi trường làm việc thực tế sau khi ra trường Ngoài ra, những buổi gặp gỡ giao lưu với các chuyên gia trong ngành cũng nên được tăng cường tổ chức để sinh viên có thêm cơ hội tiếp cận kiến thức và kỹ năng hữu ích.

Thứ năm, kiến thức sinh viên được học trên giảng đường đa phần nặng tính lý thuyết, ít được thực hành, ít được rèn luyện kỹ năng, ít được cập nhật các tri thức mới đi liền với sự phát triển của các ngành nghề Điều này khiến sinh viên gặp không ít khó khăn, lúng túng khi tiếp cận với công việc, nhất là trong thời gian thực tập Để biết được những hạn chế của chương trình đào tạo, Nhà trường nên tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các cơ quan, doanh nghiệp Những ý kiến này thường rất thiết thực, giúp Nhà trường hiểu được nhu cầu của thị trường lao động, nhằm trang bị kiến thức cho sinh viên Có thể lấy phản hồi bằng nhiều cách như tổ chức hội thảo, tổng hợp thông tin thông qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp…

Cuối cùng, để hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm việc làm, nhà trường có thể xem xét hợp tác với các doanh nghiệp Hoạt động này sẽ mang đến cho sinh viên cơ hội tiếp cận với thông tin về thị trường lao động, các vị trí việc làm tiềm năng và các yêu cầu tuyển dụng cụ thể của nhà tuyển dụng Bằng cách cung cấp dịch vụ định hướng nghề nghiệp, nhà trường sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị sinh viên cho hành trình nghề nghiệp tương lai.

Ngày đăng: 31/07/2024, 17:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Trần Kim Dung (2018). Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Kim Dung
Nhà XB: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2018
6. Lê Chí Công (2021). Bài giảng Quản trị chiến lược khách sạn, Nhà xuất bản Trường đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản trị chiến lược khách sạn
Tác giả: Lê Chí Công
Nhà XB: Nhà xuất bảnTrường đại học Nha Trang
Năm: 2021
7. Nguyễn Hữu Thắng và các cộng sự (2015). Giáo trình Quản trị kinh doanh nhà hàng, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị kinh doanh nhà hàng
Tác giả: Nguyễn Hữu Thắng và các cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Năm: 2015
3. Webside: https://consosukien.vn/du-lich-viet-nam-san-sang-tang-toc.htm 4. Các trang web Booking.com, Agoda.com Link
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh và TS. Hoàng Thị Lan Hương (2013), Giáo trình Quản trị Kinh doanh Khách sạn, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân Khác