1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hoàn thiện hoạt động vay vốn từ tổ chức tín dụng của công ty tnhh khai thác chế biến khoáng sản núi pháo

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện hoạt động vay vốn từ tổ chức tín dụng của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo
Tác giả Dương Thị Hồng Nhung
Người hướng dẫn PGS, TS Nguyễn Việt Dũng
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Đề án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 845,63 KB

Nội dung

Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty trong các năm gần đây ...24 động vay vốn từ TCTD tại Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo...47 2.3.1.. Trong đề án nà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trang 2

án chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nào khác

Tác giả Đề án

Trang 3

Dương Thị Hồng Nhung LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS,

TS Nguyễn Việt Dũng đã trực tiếp tận tình hướng dẫn về phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cách làm việc khoa học để tôi có thể hoàn thành được Đề án của mình

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Đề án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cán bộ, giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng Đại học Ngoại

thương Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cô, chú, anh, chị, bạn bè trong công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo đã cung cấp số liệu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, ủng hộ nhiệt tình đề án nghiên cứu này

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề án của mình Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên

Dương Thị Hồng Nhung

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU iv

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN v

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VAY VỐN TỪ TỔ CHỨC TÍN DỤNG 5

1.1 Tổng quan về hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ tổ chức tín dụng 5

1.1.1 Khái niệm về hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ tổ chức tín dụng5 1.1.2 Những đặc trưng của hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ tổ chức tín dụng 7 1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ tổ chức tín dụng 9 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ tổ chức tín dụng 12

1.2 Những chỉ tiêu đánh giá hoạt động vay vốn của doanh nghiệp 16

1.2.1 Chỉ tiêu về tổng dư nợ và tổng tài sản 16

Trang 4

1.2.2 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của khoản vay 17 1.2.3 Chỉ tiêu về dòng tiền 18

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VAY VỐN TỪ TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN NÚI PHÁO 20

2.1 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Khai thác Chế biển Khoáng sản Núi Pháo 20

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo 20 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Công ty 21 2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và sản phẩm 22 2.1.4 Tình

hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty trong các năm gần đây 24

động vay vốn từ TCTD tại Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi

Pháo 47 2.3.1 Kết quả đạt được và

hạn chế 47 2.3.2 Nguyên nhân làm ảnh hưởng tới hoạt động vay vốn từ TCTD của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo 48 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN

THIỆN HOẠT ĐỘNG VAY VỐN TỪ TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH KHAI THÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN NÚI PHÁO 50 3.1 Kế hoạch phát triển công ty trong thời gian tới 50

3.1.1 Bối cảnh kinh tế 50 3.1.2 Định hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới 51 3.2 Các giải

pháp chủ yếu nhằm tăng cường huy động vốn từ TCTD tại công ty trong thời gian

tới 53 3.2.1 Nâng cao khả

năng tạo doanh thu sản phẩm từ đồng 53 3.2.2 Quản lý khả năng thanh khoản 54 3.2.3 Lựa chọn đồng tiền đi vay hợp lý 54 3.2.4 Giải pháp khắc phục

lỗ 55 3.2.5 Quản lý và sử dụng vốn vay

có hiệu quả 55 3.2.6 Xây dựng mô hình đánh giá định

Trang 5

kỳ nội bộ 57 3.3 Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý

Nhà nước 57 KẾT LUẬN 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC 65

iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Dạng viết tắt Dạng đầy đủ

1 BCTC Báo cáo tài chính

9 HSBC Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)

10 MRTN Công Ty TNHH Một Thành Viên Tài Nguyên Masan Thái

Nguyên

11 MTC Công Ty TNHH Vonfram Masan

12 MTU Metric Ton Unit, 1 mtu tương đương với 10 kilôgram

13 NHCT Ngân hàng Công thương Việt Nam

14 NHNN Ngân hàng Nhà nước

15 NHTM Ngân hàng Thương mại

16 NPMC Nui Phao Mining Company - Công ty TNHH Khai thác

Chế biến Khoáng sản Núi Pháo

17 QLDN Quản lý doanh nghiệp

18 SXKD Sản xuất kinh doanh

19 TCB Techcombank - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

20 TNTI Công Ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại Và Đầu Tư

Thái Nguyên

21 TPB TP Bank - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

Trang 6

22 VAMC Công ty Quản lý tài sản

23 VIMICO Tổng công ty khoáng sản tinh luyện đồng Lào Cai

24 VPB VP Bank - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

25 VTB Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ

Sơ đồ 2 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty 21

Sơ đồ 2 2 Sơ đồ cơ cấu quản lý của Công ty 22

Biểu đồ Biểu đồ 2 1 Cơ cấu dự nợ từ các TCTD của Công ty ngày 30/09/2023 29

Biểu đồ 2 2 Tình hình vay - trả nợ vay tại các TCTD thời điểm 30/9/2023 của Công ty 31

Bảng biểu Bảng 2 1 Doanh thu theo sản phẩm của Công ty giai đoạn 2020-2022 24

Bảng 2 2 Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ chi phí 26

Bảng 2 3 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 27

Bảng 2 4 Chỉ tiêu về tổng dư nợ tại các TCTD và tổng tài sản của Công ty 32

Bảng 2 5 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của khoản vay 33

Bảng 2 6 Chi phí tài chính qua các giai đoạn 2020-2023 34

Bảng 2 7 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chính giai đoạn 2020-2023 35 Bảng 2 8 Sản lượng sản xuất sản phẩm Công ty giai đoạn 2020-2023 38

Bảng 2 9 Sản lượng bán sản phẩm Công ty giai đoạn 2020-2023 38

Bảng 2 10 Số liệu thống kê các chỉ tiêu về doanh thu 40

Bảng 2 11 Số liệu giá vốn hàng bán giai đoạn 2020 – 2023 41

Bảng 2 12 Bảng tính vốn lưu động ròng của NPMC giai đoạn 2020-2023 42

Bảng 2 13 Các chỉ số thanh toán ngắn hạn 44

Bảng 2 14 Bảng tổng hợp doanh số giải ngân tại NPMC thời điểm 2023 45

Bảng 2 15 Bảng tổng hợp các chi phí bằng tiền phát sinh 46

v

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN

Tên đề tài: “Hoàn thiện hoạt động vay vốn từ tổ chức tín dụng của công ty TNHH Khai

thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo”

Trang 7

Họ và tên học viên: Dương Thị Hồng Nhung

Người hướng dẫn: PGS, TS Nguyễn Việt Dũng

1 Mục tiêu

Mục tiêu chung: Tìm hiểu hoạt động vay vốn từ tổ chức tín dụng và phân tíchthực trạng hoạt động vay vốn tại Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản NúiPháo Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động vay vốn từ tố chức tíndụng tại Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu tổng quát, đề án tập trung vào giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận những vấn đề về hoạt động vay vốn từ tổ chức tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ tổ chức tín dụng

- Đề án phân tích thực trạng huy động vốn từ các TCTD tại Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo, từ đó nhận ra các mặt đã đạt được và phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động vay vốn từ TCTD của Công ty - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động vay vốn từ các TCTD trong những năm tiếp theo tại Công ty

2 Nội dung chính

Kết cấu đề án bao gồm 3 phần với nội dung chính như sau:

Trong chương 1, tác giả đã xây dựng khung lý thuyết tổng quan và cho thấy vốn vay từ TCTD nằm trong phần vốn nợ của cơ cấu vốn doanh nghiệp và chiếm nhu cầu đáng kể trong việc huy động vốn doanh nghiệp

Trong chương 2, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động vay vốn từTCTD của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo Từ đó chỉ ra cáckết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại, từ đó làm rõ nguyên nhân của những vấn đềcòn hạn chế Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động vayvốn từ TCTD của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo trongchương 3

3 Kết luận – khuyến nghị

Trang 8

Thông qua những phân tích, tác giả đưa ra được những giải pháp trọng điểm đểhoàn thiện hoạt động vay vốn từ TCTD của Công ty TNHH Khai thác Chế biếnKhoáng sản Núi Pháo Trong đề án này, tác giả đã nêu việc vay vốn từ tổ chức tín dụng(TCTD) là một trong những nguồn vốn quan trọng đối với doanh nghiệp và đóng vaitrò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là phương pháp huy động vốnphổ biến cho doanh nghiệp, không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc huyđộng vốn kinh doanh

Trên cơ sở những phân tích, đánh giá về hoạt động vay vốn từ TCTD của Công

ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo, tác giả đã đưa ra các kiến nghị đốivới việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy định có liên quan, đảm bảo nguyên tắc thốngnhất cho các bên liên quan làm cơ sở áp dụng Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa các giảipháp đối với bản thân Công ty như những biện pháp dứt điểm hơn để phát triển sản xuấtkinh doanh, đầu tư vào lĩnh vực mới, tiếp cận các nguồn vay mới (vay trung và dài hạn,phát hành trái phiếu doanh nghiệp, ); thu hẹp lại quy mô khoản vay với tình hình sảnxuất kinh doanh hiện tại, cắt giảm các chi phí để cân đối lại dòng tiền trong ngắn hạn.Bên cạnh đó, công ty có thể tiếp cận các nguồn vay mới bên cạnh các tổ chức tín dụngsẵn có với mức lãi suất ưu đãi hơn hoặc qua các hoạt động dự án mới có tiềm năng Banlãnh đạo công ty cần có những trao đổi với các cơ quan nhà nước về tình hình tài chính

để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, có được sự hỗ trợ kịp thời cũng như các chính sách

hỗ trợ cho doanh nghiệp trong tình hình khó khăn Từ đó góp phần hoàn thiện hoạt độngvay vốn từ TCTD của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp cho thấy vốn đóng một vai trò rấtquan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệpthiếu vốn sẽ gây ra những tổn thất như sản xuất đình trệ, không đảm bảo thực hiện cáchợp đồng đã ký kết với khách hàng không đủ tiền để thanh toán với nhà cung ứng kịpthời dẫn đến mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán, và do đó sẽ không giữ được kháchhàng Những khó khăn đó kéo dài nhất định sẽ dẫn đến thua lỗ, phá sản doanh nghiệp

Do đó, doanh nghiệp phải luôn bảo đảm đầy đủ, kịp thời vẫn cho quá trình sản xuất,đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, vốn là điều kiện tiên quyết trong quá trình đầu tư phát triển củadoanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh và đứng vững trong nền kinh tế thị trường Trong

cơ chế thị trường dưới tác động của quy luật cạnh tranh, cùng với khát vọng lợi nhuận,các doanh nghiệp phải không ngừng phát triển nguồn vốn của mình, cho nên nhu cầu

về vốn của doanh nghiệp là rất lớn Để đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh, đảm bảo

Trang 9

sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tất yếu các doanh nghiệp phải năng động nắmbắt nhu cầu thị trường đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, đadạng hóa sản phẩm, hạ giá thành Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nhiều vốn.Vốn trở thành động lực và là yêu cầu cấp bách đối với tất cả các doanh nghiệp

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy một số lượng lớn các doanh nghiệp đangrơi vào tình trạng thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Theo Bộ trưởng Bộ

Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặpdoanh nghiệp “Cùng nỗ lực- Vượt thách thức- Đón thời cơ- Phục hồi nền kinh tế”,

ngày 09/5/2020: “Một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay

là thiếu vốn đặc biệt là vốn lưu động Có trên 45% số doanh nghiệp đang bị thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh Khó khăn về thị trường, nguồn thu, dòng tiền

Hiện nay, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi bổ sung năm 2017) vàThông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của

Tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng cùng một số cácvăn bản pháp luật liên quan khác đã xây dựng cơ bản hành lang pháp lý về hoạt độngcho vay của Tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là TCTD) Tuy nhiên, trên thực tế, cácdoanh nghiệp khi vay vốn từ TCTD còn gặp nhiều khó khăn Để tìm hiểu rõ hơn vềhoạt động huy động vốn trong doanh nghiệp từ các TCTD, học viện lựa chọn Công tyTrách nhiệm hữu hạn (TNHH) Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo để nghiêncứu Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo là một công ty hoạtđộng trong lĩnh vực Khai thác, chế biến quặng kim loại quý hiếm Công ty được thànhlập và đi vào hoạt động được 14 năm, tính đến năm 2023 theo kết quả kinh doanh củacông ty số vốn chủ sở hữu là 9.671.480.393 nghìn đồng chỉ chiếm 39,27% tổng nguồnvốn hiện có tại Công ty Để đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh công ty phảităng vốn từ những kênh huy động vốn khác Mặc dù công ty đang thực hiện nhữngkênh huy động có hiệu quả, đã huy động được một số lượng vốn nhất định nhưng vẫn

Trang 10

chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động Là một công ty hoạt động lĩnh vực khai thácKhoáng sản - một lĩnh vực cần có vốn đầu tư rất lớn để đầu tư những

1 Nguyễn Hạnh (2020) 45% số doanh nghiệp đang bị thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh

https://www.vietnamplus.vn/45-so-doanh-nghiep-dang-bi-thieu-hut-nguon-von-kinh-doanh-post639268.vnp, truy cập ngày 22/02/2024

3

công nghệ mới nhất nên công ty cần những kênh huy động vốn để mang lại nguồn vốn

ổn định hơn, một trong những kênh phổ biến nhất là qua các TCTD Với những nhận định trên, tác giả muốn đưa ra nguồn huy động vốn từ các TCTD giúp Công ty có thể điều chỉnh linh hoạt nhằm tìm những kênh huy động vốn có tính ổn định, có kỳ hạn nguồn vốn phù hợp với kỳ hạn đầu tư, và hiệu quả chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Từ những vấn đề tồn tại trên, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động vay

vốn từ tổ chức tín dụng của công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo” làm đề án của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu hoạt động vay vốn từ tổ chức tín dụng và phân tích thực trạng hoạt động vay vốn tại Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động vay vốn từ tố chức tín dụng tại Công

ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu đề án:

Vốn vay từ các TCTD và hoạt động vay vốn từ TCTD của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo

- Phạm vi nghiên cứu của đề án:

4

Trang 11

+ Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2020 đến năm 2023, đề xuất giải pháp thực hiện từ năm 2024 trở đi

+ Về không gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH Khaithác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo, có địa chỉ tại: Xóm Suối Cát, Xã Hà Thượng,Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên

+ Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vấn đề hoạt động vay vốn từ tổchức tín dụng của công ty và thực trạng thực thi các hoạt động đó tại Công ty TNHHKhai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo

4 Phương pháp nghiên cứu

- Học viên sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá hoạtđộng vay vốn từ các tổ chức tài chính, tình hình kinh doanh của Công ty ở các năm tàichính, từ đó hệ thống và hoàn thiện về mặt lý luận, phân tích thực trạng hoạt động huyđộng vốn từ tổ chức tín dụng, đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo của Công ty

- Học viên thu thập số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chínhriêng lẻ từ năm 2020 đến năm 2023 của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoángsản Núi Pháo, tính toán hệ số, phân tích các chỉ tiêu cơ bản về: Khả năng thanh khoản,

cơ cấu doanh thu và chi phí

- Từ kết quả phân tích chỉ ra, đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động vay vốn từ tổ chức tín dụng tại Công ty

5 Kết cấu của đề án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề

án gồm 03 chương, cụ thể:

Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động vay vốn từ các tổ chức tín dụng

Chương 2 Đánh giá thực trạng hoạt động vay vốn từ tổ chức tín dụng tại Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động vay vốn tại Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo

5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VAY VỐN TỪ TỔ CHỨC

TÍN DỤNG

1.1 Tổng quan về hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ tổ chức tín dụng 1.1.1.

Khái niệm về hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ tổ chức tín dụng Vốn đóng một

vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đối với bất

kỳ lĩnh vực nào, doanh nghiệp đều cần có vốn để thực hiện các hoạt động sản xuất vàkinh doanh Vốn là nguồn tài chính cần thiết để mua sắm thiết bị, hàng hóa, thuê mặtbằng, trả lương cho nhân viên và quảng bá sản phẩm Nếu thiếu vốn, doanh nghiệp sẽgặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô và cạnh tranh

Trang 12

trên thị trường Do đó, việc huy động và quản lý vốn là một yếu tố cực kỳ quan trọng

đối với sự phát triển và thành công của doanh nghiệp Theo Từ điển tiếng Việt: “Vốn là

tiền của bỏ ra lúc đầu, dùng trong sản xuất kinh doanh nhằm sinh lợi hay là tổng thể những gì có sẵn hay tích lũy được dùng trong một lĩnh vực nào đó để hoạt động có hiệu quả2”, hoặc "Vốn là tiền gốc, tiền bỏ ra để sản xuất kinh doanh làm cho có lãi hay

là những gì tình được cần thiết cho một lĩnh vực hoạt động nào đó nói chung3” Còn

xét dưới góc độ tài chính “vốn là một khối lượng tiền tệ nào đó được đưa vào lưu thông

nhằm mục đích kiếm lời Số tiền đó được sử dụng muôn hình muôn vẻ, nhưng suy cho cùng là để mua sắm tư liệu sản xuất và trả công cho người lao động nhằm hoàn thành công việc sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó với mục đích là thu về số tiền lớn hơn số tiên ban đầu4” Từ các khái niệm trình bày ở trên có thể hiểu vốn của doanhnghiệp không chỉ bao gồm tiền mặt và các tài sản vật chất, mà còn bao gồm cả các tàisản vô hình Các tài sản vô hình như bí mật kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ, thươnghiệu, bằng sáng chế và quyền tác giả đóng góp vào giá trị và khả năng sinh lời củadoanh nghiệp Chúng tạo ra lợi thế cạnh tranh và tạo nên giá trị độc quyền cho doanhnghiệp, giúp nâng cao khả năng tạo ra lợi nhuận và sự phát triển bền vững Do đó, khi

nói về vốn

2 Viện ngôn ngữ học (2000) Từ điển Tiếng Việt Nxb Đà Nẵng, tr 1126

3 Nguyễn Như Ý (1998) Đại từ điển luật học Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, tr 1829 4 Phan Duy Minh (1992)

Cần phân biệt rõ hơn vốn và nguồn vốn Tạp chí Tài chính, số tháng 9/1992, tr 26 – 27

6

của doanh nghiệp, không chỉ đề cập đến các tài sản vật chất mà còn cần xem xét các tàisản vô hình và yếu tố phi vật chất khác, đóng góp vào giá trị tổng thể của doanh nghiệp.Vốn của doanh nghiệp có thể được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên nhiều tiêuchí khác nhau, ở đây dựa theo tính chất sở hữu, vốn của doanh nghiệp được phân chiathành vốn chủ sở hữu và vốn nợ Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp đó Nó có thể là: chủ sở hữu đầu tư, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sauthuế và phát hành cổ phiếu mới, vốn tài trợ của Nhà nuớc (nếu có) Nó đuợc sử dụngmột cách lâu dài mà không phải cam kết thanh toán, gồm có vốn kinh doanh và các quỹcủa doanh nghiệp Nguồn vốn chủ sở hữu là một nguồn vốn quan trọng và có tính ổnđịnh cao, thể hiện quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Tỷ trọng của nguồn vốn

này trong cơ cấu nguồn vốn càng lớn, cho biết sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và nguợc lại Vốn nợ là các khoản nợphát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanhtoán cho các tác nhân kinh tế Bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn, phải trả cho nguờibán, thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nuớc, phải trả công nhân viên, phải

Trang 13

trả nội bộ Thông thuờng, một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn là vốn chủ sởhữu và vốn nợ để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh Sự kếthợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp đang hoạtđộng và quyết định của nhà quản lý để đua ra một cơ cấu tài chính tối ưu

Do đó, vốn vay nằm trong phần vốn nợ của cơ cấu vốn doanh nghiệp Vốn vaycung cấp nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh và đầu tư.Trong quá trình hoạtđộng, doanh nghiệp thường có nhu cầu vay vốn để gia tăng nguồn vốn kinh doanh vàphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Tùy thuộc vào loại hình và quy

mô của doanh nghiệp, có nhiều nguồn vay vốn khác nhau như hợp đồng vay từ tổ chứctín dụng, thỏa thuận vay từ cá nhân hoặc tổ chức khác, vay từ người lao động trongcông ty, và vay thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp.Trong số các nguồn vaynày, hợp đồng vay từ tổ chức tín dụng là phổ biến nhất với doanh nghiệp Bất kể loạihình công ty hay quy mô của công ty, tất cả các doanh nghiệp đều có thể thực hiện hoạtđộng vay vốn từ tổ chức tín dụng thông qua hợp đồng vay

7

Từ khái niệm vốn của doanh nghiệp được phân tích ở trên, xét theo nghĩa rộnghoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ tổ chức tín dụng có thể hiểu là hoạt động làmtăng số vốn là tiền hoặc tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp thông qua các hình thứccấp tín dụng của TCTD Cụ thể, doanh nghiệp có thể vay vốn là tiền từ TCTD thôngqua hình thức cấp tín dụng cho vay của TCTD, hoặc doanh nghiệp có thể thuê mua tàichính từ TCTD phi ngân hàng Trong đó, hình thức cho vay thông qua hợp đồng tíndụng sẽ giúp doanh nghiệp tăng trực tiếp số vốn là tiền, vốn này sẽ được dùng vào mụcđích kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thuê muatài chính từ các tổ chức tín dụng phi ngân hàng hình thức này sẽ giúp doanh nghiệptăng giá trị tài sản như có thêm các máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị hoặc cácđộng sản khác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong haihình thức này, hình thức vay vốn của doanh nghiệp thông qua hình thức cho vay củaTCTD là phổ biến hơn cả

Tuy nhiên, trong phạm vì giới hạn của đề án này, học viên sẽ chỉ tiếp cận hoạtđộng vay vốn của doanh nghiệp từ TCTD theo nghĩa hẹp, có nghĩa là chỉ tập trungnghiên cứu hoạt động vay vốn của doanh nghiệp thông qua hình thức cho vay củaTCTD Và theo nghĩa hẹp có thể hiểu khái niệm hoạt động vay vốn của doanh nghiệp

từ TCTD như sau: Hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ TCTD là một hình thức huy

động vốn vay bằng tiền của doanh nghiệp thông qua hoạt động cho vay của TCTD nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua hình thức ký kết hợp đồng tín dụng với TCTD dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc

và lãi

Trang 14

1.1.2 Những đặc trưng của hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ tổ chức tín dụng

Nguồn vốn vay từ TCTD đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp

và có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của quốc gia Hoạt động và tiến bộ của doanhnghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào dịch vụ tín dụng của ngân hàng thương mại và TCTDnói chung, trong đó hoạt động vay vốn từ ngân hàng là phổ biến nhất Trong quá trìnhhoạt động và phát triển, doanh nghiệp thường phải vay vốn từ TCTD để đảm bảo nguồn

tài chính cho các hoạt động vận hành và mở rộng, cũng như đầu tư

8

vào sự phát triển của doanh nghiệp Sự tồn tại và định vị của doanh nghiệp trên thị trường trở nên khó khăn nếu không có nguồn vốn tín dụng này Tóm lại, hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ TCTD có những đặc trưng chính sau đây:

Thứ nhất, Đầu tiên, hoạt động vay vốn từ TCTD của doanh nghiệp mang đến

một số lợi thế đặc biệt mà các nguồn huy động vốn khác không có Mỗi doanh nghiệp,

dù quy mô lớn hay nhỏ, sẽ tận dụng được các ưu điểm riêng khi vay vốn từ ngân hàng.Đối với doanh nghiệp lớn, có thể tập trung được số vốn lớn cùng một lúc, có thể nhờvào tài sản thế chấp của doanh nghiệp hoặc sự uy tín quan hệ với TCTD Những doanhnghiệp lớn cũng thường gánh chịu mức rủi ro thấp hơn so với doanh nghiệp nhỏ Trongtrường hợp doanh nghiệp không thể trả nợ đúng kỳ hạn, ngân hàng có thể cung cấp giahạn cho doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như các doanh nghiệphoạt động trong các lĩnh vực đặc thù như nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, côngnghiệp hỗ trợ và cung cấp dịch vụ khi vay vốn từ TCTD, họ sẽ được hưởng nhiềuchính sách ưu đãi từ Nhà nước

Thứ hai, quá trình vay vốn từ TCTD thường mang tính chất bị động vì doanh

nghiệp phải tuân theo các quyết định của TCTD Trong quá trình vay, doanh nghiệpphải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn được yêu cầu bởi TCTD Những điều kiệnnày bao gồm khả năng tài chính của doanh nghiệp để trả nợ, mục đích sử dụng vốn vayphải hợp lý, và có tài sản đảm bảo cho khoản vay Dù doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy

đủ tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện vay, mức độ vay và thời hạn vay vẫn phụthuộc vào quyết định cuối cùng của TCTD

Thứ ba, doanh nghiệp phải chịu sự giám sát từ TCTD trong quá trình sử dụng

vốn vay TCTD sẽ giám sát việc sử dụng vốn vay để đảm bảo rằng nó được sử dụngcho mục đích đã được thỏa thuận trong hợp đồng, và việc trả nợ gốc và lãi được thựchiện đúng kỳ hạn cam kết Điều này đôi khi hạn chế tính linh hoạt và sự tự do củadoanh nghiệp trong việc sử dụng vốn vay Tuy nhiên, đồng thời, điều này cũng giúpđảm bảo tính minh bạch và hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp

Thứ tư, các doanh nghiệp thường lựa chọn vay ngắn hạn từ các TCTD Điều này

Trang 15

xuất phát từ sự thay đổi và biến động liên tục trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, làm cho TCTD ít cung cấp vay dài hạn như đối với vay cá nhân Thông

9

thường, TCTD có thể dùng vay ngắn hạn để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh

và hiệu quả sử dụng vốn Đối với doanh nghiệp, việc lên kế hoạch sử dụng vốn hiệuquả cho vay dài hạn cũng gặp khó khăn, vì thời hạn dài yêu cầu doanh nghiệp cần cónhững dự báo chính xác về dòng tiền và lãi suất thị trường

Thứ năm, hoạt động vay vốn từ TCTD có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh

nghiệp, không phụ thuộc vào loại công ty Trong khi một số hình thức huy động vốnkhác như phát hành trái phiếu doanh nghiệp chỉ áp dụng cho công ty cổ phần hoặc công

ty trách nhiệm hữu hạn, hoạt động vay vốn từ TCTD có nhiều ưu điểm hơn Cụ

thể, “khi vay vốn từ TCTD, chủ doanh nghiệp được phép nằm toàn quyền kiểm soát.

Chủ doanh nghiệp sẽ không phải thông báo cho bất cứ nhà đầu tư hay phải thông qua các cổ đông trong công ty”5 Lãi suất phải trả trên khoản vay được xem là chi phí hợp

lệ và được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp Bên cạnh đó, khi vay vốn từTCTD, doanh nghiệp thường phải chịu lãi suất cao hơn so với việc huy động vốn bằngcách phát hành trái phiếu

1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ tổ chức tín dụng Doanh

nghiệp đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc gia và là nhân tố chủ chốt trong việc tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Vì vậy, hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ tổ chức tín dụng (TCTD) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của doanh nghiệp mà còn tác động đến việc thúc đẩy sự đổi mới chính sách tiền tệ và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến tín dụng và thanh toán ngoại hối trong hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế chung cả nước

5 Lý Thị Phương Lan (2018) Thực trạng pháp luật về huy động vốn của doanh nghiệp và thực tiễn thi hành tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội, tr 26

10

hiệu quả sử dụng vốn TCTD không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tài chính mà còn

Trang 16

cung cấp những giải pháp tài chính thích hợp, tạo nền tảng cho sự thành công củadoanh nghiệp Doanh nghiệp thông qua vay vốn từ TCTD sẽ giúp hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn

Bên cạnh đó, hoạt động vay vốn của doanh nghiệp đồng thời cũng tác độngquay trở lại TCTD Nếu xét về quy mô giao dịch, thì nhóm đối tượng khách hàngdoanh nghiệp là nhóm khách hàng chính của TCTD Nhu cầu và tần suất sử dụng dịch

vụ cấp tín dụng của doanh nghiệp cũng cao hơn, do vậy doanh nghiệp sẽ tạo ra nguồnthu đáng kể cho các TCTD

Thứ hai, hoạt động vay vốn từ TCTD giúp doanh nghiệp hình thành cơ cấu vốn tối ưu đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh được liên tục: Thực tế hiện nay

hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có để sản xuất kinh doanh, mà hầu hết các doanh nghiệp phải dùng đến nguồn vốn vay, trong đó chủ yêu là vẫn vay tín dụng ngân hàng Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tới ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn Hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ TCTD sẽ giải quyết nhu cầu về vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên tục, không bị gián đoạn do thiếu vốn Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài khoản vốn đầu tư cho các trang thiết bị, tài sản cố định của công ty, doanh nghiệp cần phải có một khoản vốn lưu động nhất định Khoản vốn lưu động này sẽ phục vụ cho các hoạt động diễn ra hàng ngày của doanh nghiệp như mua nguyên vật liệu, trả tiền lương cho nhân viên…Như vậy, vốn lưu động đảm bảo cho các hoạt cơ bản của doanh nghiệp được diễn ra bình thường Đúng vậy, khi doanh nghiệp bị thiếu vẫn lưu động doanh nghiệp

sẽ không có đủ tiền mua nguyên vật liệu sản xuất để đáp ứng kịp thời hàng hóa cho các bạn hàng, đối tác Điều đó dẫn đến hậu quả, doanh nghiệp có thể bỏ lỡ những đơn hàngbéo bở hoặc mất đi cơ hội hợp tác với những khách hàng lớn trong tương lai Do đó, hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ TCTD giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn giữ được mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài với khách hàng từ đó góp phần vào việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

11

Hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ TCTD giúp doanh nghiệp có thêm vốn

để mở rộng kinh doanh Sau khi trải qua một giai đoạn nhất định, doanh nghiệp có thể

sẽ dần mở rộng quy mô, tìm thêm đối tác để tạo nhiều doanh thu Việc mở rộng kinhdoanh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải nhập thêm nhiều nguyên liệu sản xuấthơn, thuê nhiều nhân công hơn, cũng có thể phải thuê thêm nhà kho Như vậy, nếukhông có thêm một lượng vẫn nhất định, thì doanh nghiệp khó có thể thực hiện mởrộng kinh doanh Do đó, việc vay vốn từ TCTD sẽ giúp doanh nghiệp tăng vẫn lưuđộng dễ dàng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Thứ ba, vay vốn TCTD góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh

Trang 17

nghiệp:

Khi sử dụng vốn vay từ TCTD, doanh nghiệp phải tuân thủ các trách nhiệm vànghĩa vụ quy định tại hợp đồng tín dụng (“HĐTD”) Từ đó, doanh nghiệp phải đảm bảohoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay cho TCTD đúng thời hạn quy định tạiHĐTD Cho dù doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay lỗ thì doanh nghiệp vẫn phải thựchiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ này Do vậy, các doanh nghiệp khi vay vốn TCTD bắt buộcphải Hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ TCTD giúp doanh nghiệp luôn phải cẩntrọng năng cao hiệu quả sử dụng vốn Do hoạt động vay vốn từ TCTD được ký kết bằngvăn bản thông qua hợp đồng tín dụng và thường phải có tài sản thế chấp đi kèm Khi

đó, doanh nghiệp hiểu rằng nếu không có khả năng trả nợ, đồng nghĩa với việc tài sảnthế chấp của doanh nghiệp sẽ bị TCTD tịch thu để xử lý theo quy định pháp luật Dovậy, một khi đã vay vốn từ TCTD, doanh nghiệp luôn phải cận trọng trong làm ăn, xâydựng phương án kinh doanh, phương án sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất có thể

Thứ tư, vay vốn TCTD góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp:

Cạnh tranh là một quy luật tất yếu trên thị trường doanh nghiệp muốn tồn tại,đứng vững trên thị trường bắt buộc doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh Đểhướng đến sự phát triển bền vững ổn định trên thị trường doanh nghiệp bắt buộc phảichuyển mình để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn mạnh hơn Do đó, việc đầu tư cácmáy móc, công nghệ, cơ sở vật chất là điều tất yếu của doanh nghiệp Và vẫn

12

là câu chuyện cũ, phải có tiền thì mới đầu tư được Lúc này, nguồn vốn tín dụng ngânhàng giúp doanh nghiệp nâng cao canh tranh với thị trường kinh tế Cụ thể, doanhnghiệp sẽ có tiền để đầu tư những máy móc, trang thiết bị hiện đại, giúp doanh nghiệpđạt được hiệu suất sản xuất cao hơn nhiều lần, tiết kiệm được chi phi lao động giảm giáthành

Từ đó, việc vay vốn từ TCTD đã giúp doanh nghiệp có nhiều khả năng cạnh tranh với

các doanh nghiệp lớn và dân tạo chỗ đứng vững chắc nhất định trên thị trường Thứ

năm, hoạt động vay vốn từ TCTD cũng tác động tới nền kinh tế chương của đất nước:

Khi doanh nghiệp có đủ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng nghĩa vớiviệc doanh nghiệp sẽ tăng doanh thu, và tạo nhiều công ăn việc làm cho người laođộng Từ đó, doanh nghiệp sẽ tạo nhiều đóng góp cho chỉ số GDP, và tăng giá trị thuếthu nhập doanh nghiệp nộp cho nhà nước Bên cạnh đó, khi một doanh nghiệp pháttriển, sẽ có nhu cầu tăng hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào, từ đó kéo theo các doanhnghiệp cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng cơ hội kinh doanh trên thị trường

Do vậy, việc doanh nghiệp phát triển sẽ đóng góp một vai trò quan trọng trong nền kinh

tế chung

Trang 18

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ tổ chức tín dụng

1.1.4.1 Yếu tố khách quan

a Về các yếu tố thể chế Pháp luật

Có thể nói, thể chế Pháp luật là yếu tố có tầm ảnh hưởng quan trọng tới tất cảcác ngành kinh doanh của doanh nghiệp trên cả mước Các yếu tố này có thể ảnh hưởngđến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào Khi hoạt động kinhdoanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu

tố thể chế pháp luật tại khu vực đó Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tớidoanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuân hoặc thách thức với doanh nghiệp Như cácchính sách thương mại, chính sách phát triển ngành phát triển kinh tế, thuế, các chínhsách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng Đối với hoạt động vay vốn từ tổ chứctín dụng của doanh nghiệp thì yếu tố ảnh hường lớn nhất là chính sách vay

13

Do tình hình tài chính chung của nước ta còn khó khăn nên các NHTM thườnghạn chế các khoản vay trung và dài hạn mà quan tâm nhiều đến khoản vay ngắn hạn vìnguyên nhân là doanh nghiệp ít lựa chọn vay dài hạn vì bản thân doanh nghiệp chưađáp ứng được các điều kiện tín dụng từ các TCTD Rõ ràng điều đó đang làm doanhnghiệp khó khăn hơn trong tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng

Thêm vào đó, các quy định về thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp, yêu cầu

có tài sản thế chấp để hưởng khoản vay đã khiến các doanh nghiệp có nhu cầu gặp trởngại Doanh nghiệp đặc biệt e ngại phải vượt qua "rào cản" là các thủ tục rườm rà, mấtnhiều thời gian từ phía các TCTD cho vay vốn Thêm vào đó, các kết quả

khảo sát cũng cho thấy chính sách cung cấp ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp trongchính sách hỗ trợ là còn khó tiếp cận được đến các doanh nghiệp, nhất là các doanhnghiệp nhỏ và vừa

b Về môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế ảnh hưởng đáng kể đến quá trình vay vốn của doanh nghiệp

từ các tổ chức tín dụng Khi một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ quy luật cung cầu trên thị trường, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên thuận lợi hơn Điều này thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường vay vốn để mở rộng quy mô kinh doanh, từ đó đáp ứng nhu cầu thị trường và gia tăng lợi nhuận Số lượng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cao cũng ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lãi suất bởi các tổ chức tín dụng, tuân thủ theo từng chính sách chiến lược riêng của họ để thu hút khách hàng

Tuy nhiên, khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, Ngân hàng Nhà nước sẽ ra quyếtđịnh điều chỉnh lãi suất giảm để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín

Trang 19

dụng, nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế Một ví dụ điển hình là đại dịch Covid-19 đầu năm

2020, khi Ngân hàng Nhà nước đã phát hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN vào ngày

13 tháng 3 năm 2020, quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, và duy trìnhóm nợ để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

1.1.4.2 Yếu tố chủ quan

14

Yếu tố chủ quan là yếu tố xuất phát từ chính doanh nghiệp và TCTD Trongviệc doanh nghiệp khó tiếp cân các nguồn tín dụng đến từ chủ quan của cả hai phía nhưsau:

a Về phía doanh nghiệp

Như đã phân tích những đặc trưng của hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từTCTD, bên cạnh những ưu điểm của nguồn vốn tín dụng ngân hàng, doanh nghiệpcũng gặp nhiều khó khăn khi vay vốn tín dụng Những mặt hạn chế này cũng ảnhhưởng đến hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ TCTD Cụ thể như sau:

Phần lớn doanh nghiệp không hội tụ đầy đủ các điều kiện vay vốn Theo quyđịnh pháp luật, các điều kiện vay vốn của doanh nghiệp phải bao gồm các điều kiệnnhư có phương án sử dụng vẫn khả thi, có khả năng tài chính để trả nợ, có tài sản thểchấp Tuy nhiên trên thực tế, việc xây dựng và chứng minh một phương án sử dungvốn có hiệu quả của doanh nghiệp nhìn chung là tương đối thấp và ít thuyết phục vớibên cho vay Bởi lẽ, mặt bằng chung các doanh nghiệp nước ta hiện nay phần đông làcác doanh nghiệp quy mô nhỏ, có hệ thống quản trị còn nhiều yếu kém, sơ khai nên hầunhư chưa thể xây dụng được phương án sử dụng vốn hiệu quả Ngoài ra, do chưa có sựchuẩn bị đầy đủ trong triển khai hoạt động huy động vốn, nên các doanh nghiệp khởinghiệp chưa thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư và không trình bày đượcnhững giá trị và tiềm năng của dự án kinh doanh trong tương lai Và theo thống kê,thực trạng doanh nghiệp Việt Nam đang có một tỷ lệ kinh doanh lỗ khá cao, đặc biệtdoanh nghiệp càng nhỏ thì tỷ lệ lỗ càng cao Độ chính xác, trung thực của các sổ sáchtài chính doanh nghiệp cũng không cao Do đó, việc chứng minh khả năng tài chính đểtrả nợ của doanh nghiệp là rất khó khăn Hầu hết, các TCTD đều yêu cầu doanh nghiệpphải có tài sản thế chấp nhưng phần đa các doanh nghiệp lại không thể đáp ứng điềukiện này do không có tài sản bảo đảm Đó là những khó khăn, hạn chế của chính bảnthân doanh nghiệp trong việc chứng minh các điều kiện vay vốn Những khó khăn nàydẫn đến doanh nghiệp không thể tiếp cận vốn vay từ TCTD

Việc thiếu trung thực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh gây ảnh hưởng đếnhoạt động vay vốn từ TCTD Điều này xuất phát từ bản chất làm ăn nhỏ lẻ của đại đa số

các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ Các

15

Trang 20

doanh nghiệp này trên thực tế thường xuyên không ký kết hợp đồng và cũng khôngxuất hóa đơn khi bán hàng Chỉ khi cung cấp hàng hóa cho những khách hàng chuẩnmực, và những khách hàng này yêu cầu ký kết hợp đồng và xuất hóa đơn thì doanhnghiệp mới thực hiện Việc này đôi khi chỉ là do các doanh nghiệp thiếu hiểu biết, thích

sự nhanh gọn, và đôi khi xuất phát từ sự lách luật của doanh nghiệp để giảm thiểunghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình Từ những việc như thế dẫn đến doanhnghiệp thiếu chứng từ để chứng minh về hiệu quả kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận khivay vốn từ TCTD Việc thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về các chương trình vay vốn tíndụng chính thống sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp dễ bị sa vào tín dụng đen Các doanhnghiệp nếu không chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin thì sẽ khó khăn trong việc tiếpcận nguồn vẫn ngân hàng nói chung và các gói vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước nóiriêng Doanh nghiệp nếu không tỉnh táo, sẽ rất dễ sập bẫy tín dụng đen Vì trên thực tế,các quảng cáo cho vay nóng, thủ tục vay nhanh gọn tràn lan trên mạng nhưng bản chấtcàng nhanh, càng nóng thì lãi suất càng cao Do vậy, nhiều khi chưa kịp tìm hiểu vềvay vốn của TCTD thì đã rơi vào bẫy của tín dụng đen rồi Vì thế, doanh nghiệp cầnchủ động tìm kiếm thông tin về chương trình vay vốn trên các trang mạng chính thốngcủa TCTD để việc vay vốn trở nên an toàn, hiệu quả

b Về phía tổ chức tín dụng

Bên cạnh đó, khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn không chỉ ở chính các doanhnghiệp, mà còn ở phía các TCTD Nghiên cứu cho thấy, các NHTM hiện nay chưamạnh dạn thay đổi tư duy, chính sách cho doanh nghiệp vay vốn đặc biệt là các doanhnghiệp nhỏ và vừa, do còn e ngại doanh nghiệp không có hoặc có ít tài sản bảo đảm

Đặc biệt, để đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị ngày càng cao theo thông lệ quốc

tế, các ngân hàng đưa ra nhiều điều kiện đối với khách hàng vay vốn Trong đó, nhữngđiều kiện mang tính chuẩn mực được đưa ra dựa trên cơ sở quy định của pháp luật vàmọi doanh nghiệp vay vẫn cần tuân thủ Trong khi, doanh nghiệp khi mới khởi sự thì

hệ thống kế toán, tài chính chưa được cập nhật thường xuyên, tính minh bạch của thôngtin chưa cao nên thường khó đáp ứng được các điều kiện này

Trong thực tế, ngân hàng thương mại còn nghiều e ngại, rè chừng khi thẩm địnhcác hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ Bởi vì,

Trang 21

doanh nghiệp vay vốn phải có tài sản bảo đảm đáp ứng tiêu chí thanh khoản của ngân hàng

1.2 Những chỉ tiêu đánh giá hoạt động vay vốn của doanh nghiệp

1.2.1 Chỉ tiêu về tổng dư nợ và tổng tài sản

Công thức tính tỷ lệ dư nợ/ tổng tài sản (Debt to Asset Ratio) là:

Tổng tài sản là tổng giá trị tất cả tài sản mà doanh nghiệp sở hữu tại một thời điểm nhất định Phân tích tổng tài sản giúp Doanh nghiệp đánh giá được khả năng sử dụng tài sản, đánh giá cấu trúc tài sản, xác định điểm mạnh điểm yếu để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về sử dụng tài sản hiệu quả hơn, đầu tư tài sản nào, cần phát triển những điểm nào để phù hợp với năng lực doanh nghiệp và doanh nghiệp có cần vay thêm vốn hay không

17

Hai chỉ tiêu này đo lường giữa số tiền vay vốn so với tổng tài sản của doanhnghiệp để thấy mức độ sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của khoản vay

Đánh giá khả năng sinh lời là một yếu tố quan trọng để đánh giá hoạt động củaviệc sử dụng vốn vay Tỷ suất sinh lời cho thấy khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợinhuận từ vốn vay

Có nhiều tỷ suất sinh lời khác nhau có thể được sử dụng, tùy thuộc vào mụcđích và ngữ cảnh cụ thể của doanh nghiệp, ở đây, trong phạm vi giới hạn của đề án, xétcác chỉ số tài chính sau:

Lợi nhuận trước thuế/khoản nợ vay (Pre-tax Profit to Debt Ratio): Chỉ số này

được sử dụng để đánh giá mức độ khả dụng của lợi nhuận trước thuế so với số tiền nợvay mà tổ chức đang có Công thức này cho ta một con số hoặc tỷ lệ phần trăm, cho

Trang 22

biết tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế và số tiền nợ vay

Lợi nhuận trước thuế/khoản nợ vay =�� �� �� �� �� ����ợ ℎ ậ ướ�� �� ��ℎ ế

�� �� �� �� ������

Công thức này là đánh giá khả năng của tổ chức sinh lời và trả nợ dựa trên mức

độ lợi nhuận trước thuế so với số tiền nợ vay hiện tại Khi tỷ lệ này càng cao, tức là lợinhuận trước thuế đối với mỗi đơn vị nợ vay càng lớn, tổ chức có khả năng sinh lời vàtrả nợ tốt hơn Điều này cho thấy tổ chức có khả năng tạo ra đủ lợi nhuận để đảm bảotrả nợ và chi trả lãi suất

Lợi nhuận ròng/khoản nợ vay (Net Profit to Debt Ratio): Đây là công thức được

sử dụng để đánh giá mức độ khả dụng của lợi nhuận ròng so với số tiền nợ vay mà tổchức đang có Công thức này cho ta một con số hoặc tỷ lệ phần trăm, cho biết tỷ lệ giữalợi nhuận ròng và số tiền nợ vay

Lợi nhuận ròng/khoản nợ vay =�� �� �� �� �� �� ����ợ ℎ ậ ò

�� �� �� �� ������

Công thức này giúp đánh giá khả năng của tổ chức sinh lời và trả nợ dựa trênmức độ lợi nhuận ròng so với số tiền nợ vay hiện tại Khi tỷ lệ này càng cao, tức là lợinhuận ròng đối với mỗi đơn vị nợ vay càng lớn, tổ chức có khả năng sinh lời và trả nợtốt hơn Điều này cho thấy tổ chức có khả năng tạo ra đủ lợi nhuận sau khi trừ

đi các chi phí để đảm bảo trả nợ và chi trả lãi suất

18

Về mặt ý nghĩa, cả hai chỉ số đều giúp đánh giá khả năng của tổ chức sinh lời vàtrả nợ dựa trên mức độ lợi nhuận so với số tiền nợ vay, nhưng theo hai cách tiếp cậnkhác nhau Lợi nhuận ròng/khoản nợ vay tập trung vào lợi nhuận sau khi trừ đi tất cảcác chi phí, trong khi lợi nhuận trước thuế/khoản nợ vay tập trung vào lợi nhuận trướckhi trừ đi chi phí thuế Các tỷ suất sinh lời này giúp doanh nghiệp đánh giá khả

năng tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng vốn vay Một tỷ suất sinh lời cao thường cho thấyviệc sử dụng vốn vay hiệu quả, vì nó cho thấy doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợinhuận đủ lớn để vượt qua chi phí vay

Tỷ lệ trả nợ lãi (Interest Coverage Ratio): là một chỉ số tài chính quan trọng để

đánh giá khả năng của một tổ chức trả lãi suất của nợ vay Đây là một chỉ số đo lường khả năng của tổ chức tạo ra lợi nhuận đủ để trả lãi suất Công thức tính tỷ lệ trả nợ lãi như sau:

Trang 23

tỷ lệ thấp có thể cho thấy khả năng trả nợ và chi trả lãi suất kém, đồng nghĩa với rủi rotài chính cao hơn

1.2.3 Chỉ tiêu về dòng tiền

Việc đánh giá dòng tiền (Cash Flow) là một yếu tố trong việc đánh giá hoạtđộng của việc sử dụng vốn vay Dòng tiền đại diện cho số tiền thu vào và số tiền chi ratrong quá trình hoạt động kinh doanh Dòng tiền dương cho thấy doanh nghiệp có khảnăng tạo ra dòng tiền dư thừa, trong khi dòng tiền âm cho thấy doanh nghiệp đang mấttiền Đánh giá dòng tiền liên quan đến việc xác định khả năng của doanh nghiệp thanhtoán lãi và trả nợ theo thời hạn Nếu doanh nghiệp có dòng tiền dương đủ lớn, sẽ có khảnăng trả lãi và trả nợ theo kế hoạch, từ đó giữ được mối quan hệ tốt với tổ chức tíndụng và duy trì hình ảnh đáng tin cậy trong thị trường Đánh giá dòng tiền cũng chophép đo lường khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận và đầu tư trong hoạt độngkinh doanh Đối với doanh nghiệp, dòng tiền dương là một yếu tố quan trọng để duy trì

- Tỷ lệ tiền mặt từ hoạt động kinh doanh đối với nợ vay (Cash Flow-to-Debt

Ratio): Chỉ số này đo lường khả năng của tổ chức tạo ra đủ dòng tiền từ hoạt động kinh

doanh để trả nợ vay Một tỷ lệ cao hơn cho thấy tổ chức có khả năng tạo ra đủ tiền mặt

để trả nợ vay

Cash Flow to Debt Ratio =Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

�� ������

- Tỷ lệ trả nợ (Debt Service Coverage Ratio): Chỉ số này đo lường khả năng của

tổ chức trả nợ vay và chi trả cả lãi suất và gốc Một tỷ lệ cao hơn cho thấy tổ chức cókhả năng trả nợ và chi trả lãi suất tốt hơn

Debt Service Coverage Ratio =Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh�� ���� ổ

Trang 24

năng phát triển của công ty.

- Loại hình doanh nghiệp : Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên - Lĩnh vựchoạt động chính : Khai thác quặng kim loại quý hiếm (khai thác, chế biến vàng, đồng,

vonfram, fluorit và bismut)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo

Nằm ẩn mình dưới những ngọn núi hùng vĩ của Thái Nguyên, mỏ Núi Pháo từlâu đã được biết đến với trữ lượng vonfram phong phú Nắm bắt tiềm năng to lớn này,Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (Núi Pháo Mining Company-NPMC) được thành lập vào năm 2007 bởi Masan Group và Dragon Capital, hứa hẹnmang đến một "viên ngọc quý" cho ngành khai thác Việt Nam Trải qua giai đoạn đầutập trung vào xây dựng và hoàn thiện dây chuyền sản xuất, NPMC

chính thức đi vào hoạt động khai thác mỏ Núi Pháo vào năm 2011, với hai thành viêngóp vốn là MRTN chiếm 80% vốn điều lệ và TNTI chiếm 20% vốn điều lệ Chỉ sau 2năm, lô vonfram đầu tiên mang thương hiệu NPMC đã được xuất khẩu sang thị trườngquốc tế, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của công ty Vớichiến lược phát triển bền vững và tầm nhìn xa, NPM không ngừng đầu tư vào côngnghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động và mở rộng sản xuất Nhờ đó, NPM đã đạtđược những thành tựu ấn tượng:

Năm 2015: Công ty đã phát triển thành một trong những doanh nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản hàng đầu tại Việt Nam

Năm 2016: NPM đa dạng hóa sản phẩm, đưa bismuth - một sản phẩm phụ có giá trị cao - vào sản xuất

Năm 2022: NPM đạt doanh thu 15.550 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 213 tỷ đồng, khẳng định vị thế là một trong những doanh nghiệp khai thác khoáng sản lớn nhất Việt Nam

21

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Công ty

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Trang 25

Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo

và các công ty thuộc Masan Group và Nhóm công ty Masan High-Tech Materials đượctrình bày trong sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty

(Nguồn: Học viên tổng hợp )

22

2.1.2.2 Cơ cấu quản lý

Cơ cấu quản lý của Công ty như sau:

Trang 26

Sơ đồ 2 2 Sơ đồ cơ cấu quản lý của Công ty

(Nguồn: Học viên tổng hợp)

Quyền và nghĩa vụ của HĐTV, Chủ Tịch HĐTV và Tổng Giám Đốc của Tổ Chức Phát Hành được quy định trong Điều Lệ Theo Điều Lệ, HĐTV là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty

2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và sản phẩm

2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty Núi Pháo đóng vai trò là một đơn vị khai thác mỏ Núi Pháo, mỏ đầutiên tại Việt Nam được vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế và có nguồn vonfram lớn nhấtthế giới ngoài Trung Quốc Công ty này hoạt động toàn cầu và có vị thế quan trọng trênthị trường toàn cầu trong lĩnh vực chế biến và sản xuất các sản phẩm khoáng sản vàkim loại công nghiệp Trong đó, vonfram và florit là hai sản phẩm chủ lực

23

trong chiến lược phát triển kinh tế và công nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới Những sản phẩm này cũng mang lại doanh thu lớn nhất cho công ty Công ty Núi Pháo

có lợi thế là nhà sản xuất hóa chất ổn định và đáng tin cậy với các sản phẩm vonfram

có độ tinh khiết cao, cạnh tranh trên toàn cầu và được sản xuất tại Việt Nam Điều này làm cho công ty trở thành một trong số ít nhà cung cấp vonfram bên ngoài Trung Quốc

có khả năng sản xuất trực tiếp sản phẩm tại nguồn Bằng việc mua lại H.C Starck, công

ty đã mở rộng thêm hoạt động trong chuỗi giá trị vonfram bằng cách sản xuất các sản phẩm vonfram theo yêu cầu đặt hàng đa dạng và phức tạp hơn, với chất lượng cao và

Trang 27

cạnh tranh về giá cả Điều này đã tạo nên một công ty vật liệu công nghiệp công nghệ

cao của Việt Nam có quy mô toàn cầu hàng đầu 2.1.3.2 Đặc điểm về sản phẩm

Ngành nghề kinh doanh chính của Công Ty là khai thác và chế biến khoáng sảnvới các sản phẩm chính bao gồm vonfram, fluorit, đồng và bismut Đây là các kim loạiđược giao dịch trên toàn cầu và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp

Vonfram: Mỏ Núi Pháo là mỏ đa kim có trữ lượng vonfram lớn nhất thế giới

đang hoạt động bên ngoài Trung Quốc, và Công Ty Núi Pháo cũng là nhà sản xuấtfluorit và bismut hàng đầu thế giới MTC trực tiếp phân phối thành phẩm hoặc phânphối thông qua Công Ty Núi Pháo Hiện nay, Công Ty Núi Pháo và công ty con đangxuất khẩu vonfram sang các thị trường Đức, Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Ấn Độ Ngoài

ra trong năm 2020, MTC đã hoàn tất giao dịch mua lại nền tảng kinh doanh Vonframcủa H.C Starck GmBH, giúp Nhóm công ty Masan High-Tech Materials mở rộng quy

mô thị trường đầu ra từ 1,3 tỷ Đô la Mỹ lên 4,6 tỷ Đô la Mỹ với mức giá bán cao hơn

so với các sản phẩm APT hiện tại

Florit (CaF2): Tổng sản lượng florit của thế giới năm 2017 được ước tính vào

khoảng 6 triệu tấn, trong đó Trung Quốc sản xuất hơn 60% Công Ty Núi Pháo năm

2022 sản xuất 217.975 tấn florit cấp axít tinh chất và xuất khẩu sang các thị trường cácnước như Ấn Độ, Hà Lan, UAE, Nhật Bản, Canada

Bismut (Bi): Trung Quốc chiếm 50% sản lượng bismut trên toàn cầu Trong

trường hợp không có thêm nhà cung cấp bismut nào đi vào hoạt động trên toàn cầu,

24

thì sự thâm hụt cung cầu dự kiến sẽ ngày càng gia tăng, điều này sẽ là tác nhân tích cựccho biến động tăng giá Hiện nay, Công Ty Núi Pháo xuất khẩu Bismut sang thị trường Hong Kong (Trung Quốc)

Đồng (Cu): Nhu cầu đối với đồng được ước tính sẽ tiếp tục tăng khi đây là một

trong những tài nguyên hữu hạn, mức sử dụng kim loại đồng toàn cầu năm 2019 đượcghi nhận ở mức 24 triệu tấn Trung Quốc là nước đã có ảnh hưởng lớn nhất đến việctăng nhu cầu này Hiện nay, Công Ty Núi Pháo bán sản phẩm đồng cho thị trườngtrong nước

2.1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty trong các năm gần đây

2.1.4.1 Chi tiết Doanh thu theo sản phẩm

Bảng dưới đây thể hiện chi tiết doanh thu của Công ty đối với mỗi loại sản phẩm trong các giai đoạn được thể hiện:

Bảng 2 1 Doanh thu theo sản phẩm của Công ty giai đoạn 2020-2022

Trang 28

phẩm h

thu thuần (tỷ VND)

DTT h

thu thuần (tỷ VND)

thu thuần (tỷ VND)

DTT m)

Vonfram 4.985 68% 11.912 88% 139% 13.466 87% 13%Fluorit 1.506 21% 1.348 10% -10% 1.759 11% 30%Đồng 750 10% 56 0% -92% 48 0% -14%Các bộ

(Nguồn: BCTC hợp nhất của Công ty năm 2020, 2021 và 2022)

Năm 2021, tổng doanh thu của Công Ty đạt 13.564 tỷ Đồng, tăng trưởng 86%

so với doanh thu cùng kỳ và tăng trưởng hơn 97% tổng sản lượng sản xuất vonfram sovới năm 2020 Thành quả này nhờ vào kết quả hợp nhất nền tảng kinh doanh H.C.Starck và nhu cầu từ các khách hàng trên toàn cầu phục hồi sau khi các quốc gia đã

25

kiểm soát được dịch bệnh và mở cửa nền kinh tế trở lại Đặc biệt, giá vonfram tăngmạnh trong quý 4 năm 2021 lên mức giá trên 320 USD/MTU, và trung bình giávonfram cả năm 2021 tăng hơn 29% từ 222 USD/MTU lên 286 USD/MTU Nhu cầusản xuất mạnh mẽ toàn cầu trong các lĩnh vực kỹ thuật tổng hợp, hạ tầng, khai khoáng,sản xuất ô tô và sản xuất chip, cùng với việc các đối tác đang tìm cách ổn định hàng tồnkho trong bối cảnh khối lượng đặt hàng tăng và chuỗi cung ứng không ổn định là cácyếu tố làm cho giá thị trường các sản phẩm của Công Ty tăng cao so với năm 2020, vàtrong năm 2022 tiếp tục ở mức cao do nguồn cung thiếu hụt Giá Đồng cũng tăng hơn51% vào năm 2021 và các sản phẩm như bismuth, fluorit, coban cũng có mức giá tănglần lượt là 38%, 4% và 60% so với năm 2020 Năm 2022, Công Ty ghi nhận mứcdoanh thu thuần là gần 15.550 tỷ Đồng, tăng 15% so với mức 13.564 tỷ Đồng trongtrong năm 2021 Trong đó, doanh thu từ vonfram cao hơn 13% nhờ vào sản lượng vàgiá thị trường tăng, cũng như việc Trung Quốc thực hiện gỡ bỏ chính sách “KhôngCovid” cùng các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế trong cuối năm 2022, khiếnnhu cầu nội địa Trung Quốc tăng trưởng Tuy nhiên, do căng thẳng địa chính trị ở Châu

Âu nên nhu cầu toàn cầu đối với vonfram vẫn thấp hơn so với những năm trước đây.Doanh thu fluorit năm 2022 tăng 30%, đạt 1.758 tỷ Đồng nhờ sản lượng bán hàng tăng

Trang 29

và giá thực tế cao hơn, giá fluorit vẫn ổn định trong khoảng 450 - 500USD/tấn khôtrong Quý 4 năm 2022, mặc dù nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại nhưngnhờ các chính sách trên thế giới ưu tiên mạnh mẽ cho việc cung cấp nguyên liệu thô,nên thị phần nguồn cung của Công Ty vào Nhật Bản đã tăng trong năm 2022 và cáckhách hàng của Công Ty đang tăng cường các hoạt động mở rộng công suất và pháttriển kinh doanh Doanh thu Bismut đạt 276 tỷ Đồng tăng nhẹ do giá và sản lượng bánhàng cao hơn Doanh thu Đồng (Cu) đạt 48 tỷ Đồng nhờ bán đồng cho một nhà máyluyện đồng trong nước trong Quý 4 năm 2022

Giá

trị

% DTT

Trang 30

(Nguồn: BCTC hợp nhất của Công ty năm 2020, 2021 và 2022)

Chi phí giá vốn hàng bán là chi phí chiếm tỷ lệ trọng yếu trong cơ cấu tổng chiphí trên doanh thu thuần của Công Ty, chủ yếu bao gồm các chi phí nguyên liệu thô,công cụ dụng cụ, nhà thầu và khấu hao, ngoài ra còn bao gồm các chi phí nhân công,dịch vụ và các chi phí khác Trong năm 2020, chi phí này chiếm đến 95% chủ yếu dogiá bán thực tế trong năm 2020 thấp đối với sản phẩm vonfram và đồng liên quan tớiđại dịch Covid-19, và sau đó đã giảm xuống trong năm 2021 và 2022 về mức tỷ trọnglần lượt là 82% và 84% nhờ vào tình hình dịch bệnh được được kiểm soát cùng với nhucầu sản xuất dần hồi phục và đặc biệt Trung Quốc hủy bỏ chính sách “Không Covid”trong Quý 4 năm 2022 đã giúp thị trường dần phục hồi

27

Trong năm 2021, tổng chi phí chỉ tăng trưởng 51%, thấp hơn so với tốc độ tăngtrưởng của tổng doanh thu ở mức 86%, điều này đã mang lại kết quả lợi nhuận thuần từhoạt động kinh doanh lãi gần 220 tỷ Đồng so với mức lỗ trong năm 2020 Chi phí giávốn hàng bán chiếm 82% tổng doanh thu, thấp hơn so với mức 95% trong năm 2020,một phần vì Công Ty đã sản xuất và tích trữ hàng tồn kho với chi phí thấp và đồng thờigiá bán các sản phẩm tăng trưởng mạnh trong năm 2021 Chi phí tài chính giảm 13% sovới năm 2020, cải thiện đáng kể chỉ còn ở mức 11% trên tổng doanh thu, đồng thời, chiphí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giữ ổn định ở mức 3% và 5% so với tổngdoanh thu

Đến năm 2022, mặc dù chi phí sản xuất và nguyên liệu đầu vào vẫn đang tăng

do các yếu tố lạm phát đang diễn ra trên toàn thế giới, tổng chi phí chỉ tăng 17% so vớinăm 2021 và thấp hơn so với mức tăng trưởng doanh thu 15% trong năm 2022, nhờ vàoban điều hành Công Ty đã luôn nỗ lực kiểm soát chi phí, áp dụng các sáng kiến khácnhau về tiết kiệm chi phí và cải thiện hiệu suất nhà máy nhằm giảm thiểu tác động củachi phí đầu vào ngày càng tăng, đặc biệt là chi phí năng lượng, gas và hóa chất, cụ thể

là chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 8% so với năm 2022, và các chi phí khác đượcgiữ ở mức hợp lý

2.1.4.3 Các Chỉ tiêu tài chính cơ bản của Doanh nghiệp

Bảng 2 3 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Vốn chủ sở hữu Triệu VND

11.021.070 11.381.950 12.396.412 Hệ số nợ phải trả/vốn chủ

sở hữuLần 2,31 2,15 2,08 Dư nợ trái phiếu/vốn chủ

sở hữuLần 0,66 0,64 0,59 Lợi nhuận sau thuế Triệu VND 206.096 360.365 213.354

Trang 31

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ lệ an toàn vốn theo

Năm 2022, trong bối cảnh nửa đầu năm 2022 với tình hình thế giới biến động,

cụ thể là căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, xung đột tại Ukraine, cùngvới việc Trung Quốc tiếp tục chính sách “Không Covid” đã làm cho nhu cầu sản xuấttoàn cầu bị ảnh hưởng và có xu hướng chững lại, tuy nhiên vào cuối Quý 4 năm 2022,Trung Quốc đã mở cửa nền kinh tế trở lại là một tín hiệu tích cực trong năm 2022 và kỳvọng trong năm 2023 sẽ có dấu hiệu thị trường nguyên liệu thô và sản xuất toàn cầuphục hồi

Với bối cảnh vĩ mô trong năm 2022, doanh thu thuần của Công Ty đã tăng 15%

so với năm 2021, chủ yếu nhờ vào giá hàng hóa trung bình của các sản phẩm hầu hếtđều tăng và sản lượng bán hàng tăng Tuy vậy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanhgiảm 85% so với năm 2021 do chi phí năng lượng và nguyên liệu thô đầu vào tăng cao

ở tất cả các nhà máy ở cả Việt Nam và các công ty thuộc Nhóm Công Ty H.C Starck,nguyên nhân chủ yếu là do cuộc xung đột của Ukraina, chính sách “Không Covid” củaTrung Quốc trong suốt năm 2022, dẫn đến nguồn cung cấp nguyên liệu thô giảm trênthị trường Lợi nhuận sau thuế cũng giảm 41% so với năm 2021 vì yếu tố lạm phátđang diễn ra trên toàn thế giới ảnh hưởng đến chi phí và các biến động về chi phí vốncao hơn tại Việt Nam trong nửa cuối năm 2022 đã ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận sauthuế cả năm của Công Ty

29

2.2 Thực trạng hoạt động vay vốn từ TCTD tại Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo

Ngày đăng: 31/07/2024, 15:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (2020-2023). Báo cáo tài chính hợp nhất. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính hợp nhất
2. Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (2020-2023). Báo cáo tài chính. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính
3. Đỗ Thị Yến Anh (2016). Huy động vốn tại Công ty TNHH Một thành viên khảo sát thiết kế xây dựng Điện 4. Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huy động vốn tại Công ty TNHH Một thành viên khảosát thiết kế xây dựng Điện 4
Tác giả: Đỗ Thị Yến Anh
Năm: 2016
4. Đường Thị Thanh Hải (2014). Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại doanh nghiệp. Tạp chí kinh doanh, Trường Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp 5. Lý Thị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại doanhnghiệp
Tác giả: Đường Thị Thanh Hải
Năm: 2014
10.Quốc hội, (2015). Bộ luật Dân sự Việt Nam. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Dân sự Việt Nam
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2015
11.Viện ngôn ngữ học (2000). Từ điển Tiếng Việt. Nxb. Đà Nẵng 12. Ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Viện ngôn ngữ học
Nhà XB: Nxb. Đà Nẵng 12. Ngân hàng
Năm: 2000

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w