1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Báo cáo Quan trắc môi trường lưu vực sông Sài gòn

33 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt lưu vực sông Sài Gòn
Chuyên ngành Quan trắc môi trường
Thể loại Chuyên đề
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 0,9 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN (3)
    • 1.1. GIỚI THIỆU (3)
      • 1.1.1. Vị trí địa lí , địa hình (3)
    • 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI (5)
      • 1.2.1 Điều kiện kinh tế (5)
      • 1.2.2 Điều kiện xã hội (6)
  • CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN (8)
    • 2.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC (8)
    • 2.2. CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH GÂY Ô NHIỄM (12)
      • 2.2.1. Nguồn thải từ các khu đô thị, khu dân cư (12)
      • 2.2.2. Nguồn thải từ các khu công nghiệp tập trung (14)
      • 2.2.3. Nguồn thải từ các cơ sở công nghiệp phân tán (14)
      • 2.2.4 Nguồn nước thải từ các bãi rác (14)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN (16)
    • 3.1. MỤC TIÊU QUAN TRẮC (16)
    • 3.2. CƠ SỞ ĐẶT TRẠM (16)
    • 3.3. ĐỀ XUẤT MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC (17)
      • 3.3.1. Hồ chứa (17)
      • 3.3.2. Đề xuất mạng lưới quan trắc lưu vực sông sài gòn (18)
      • 3.3.3. Thông số quan trắc (20)
    • 3.4. KẾ HOẠCH LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH (23)
      • 3.4.1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích (23)
      • 3.4.2. Thiết bị, nguồn nhân lực lấy và phân tích mẫu (29)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

Báo cáo Quan trắc môi trường lưu vực sông Sài gòn Báo cáo Quan trắc môi trường lưu vực sông Sài gòn Báo cáo Quan trắc môi trường lưu vực sông Sài gòn Báo cáo Quan trắc môi trường lưu vực sông Sài gòn Báo cáo Quan trắc môi trường lưu vực sông Sài gòn Báo cáo Quan trắc môi trường lưu vực sông Sài gòn Báo cáo Quan trắc môi trường lưu vực sông Sài gòn Báo cáo Quan trắc môi trường lưu vực sông Sài gòn Báo cáo Quan trắc môi trường lưu vực sông Sài gòn Báo cáo Quan trắc môi trường lưu vực sông Sài gòn Báo cáo Quan trắc môi trường lưu vực sông Sài gòn Báo cáo Quan trắc môi trường lưu vực sông Sài gòn Báo cáo Quan trắc môi trường lưu vực sông Sài gòn Báo cáo Quan trắc môi trường lưu vực sông Sài gòn Báo cáo Quan trắc môi trường lưu vực sông Sài gòn

TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN

GIỚI THIỆU

1.1.1 Vị trí địa lí , địa hình

Sông Sài Gòn bắt nguồn từ suối Tonle Cham, rạch Chàm, biên giới Việt – Campuchia (là vùng đồi thấp, có độ cao tương đối khoảng 150m) thuộc địa phận huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, rồi chảy qua giữa địa phận ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Bình Phước và Tây Ninh, qua hồ Dầu Tiếng, chảy tiếp qua tỉnh Bình Dương và là ranh giới giữa Bình Dương với Thành phố Hồ Chí Minh, hợp với sông Đồng Nai thành hệ thống sông Đồng Nai, đổ ra biển Ở thượng lưu sông chảy theo hướng bắc - nam, trung lưu và hạ lưu chảy theo hướng tây bắc - đông nam Sông Sài Gòn dài 256 km, chảy dọc trên địa phận Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80 km, có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại Thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu có chỗ tới 20 m, diện tích lưu vực trên 5.000 km². Để điều tiết dòng chảy của sông, hồ Dầu Tiếng được xây dựng và bắt đầu ngăn dòng từ năm

1984 Hồ còn có tác dụng hạn chế lũ và xâm nhập mặn ở hạ lưu, đồng thời cung cấp nước cho Tây Ninh, khu vực Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh và Long An Tuy nhiên, hồ Dầu Tiếng đã làm ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của sông

Địa hình theo chiều dọc sông bao gồm miền đồng bằng Nam Bộ khá bằng phẳng, có độ dốc nhẹ từ Đông Bắc xuống Tây Nam, từ trung tâm và Tây Bắc đổ ra biển Độ cao của một số nơi dao động trong khoảng 300 - 900m.

Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau, trùng với gió mùa mùa Đông, vốn là luồng tín phong ổn định.

Mùa mưa từ tháng V tới tháng X, trùng với gió mùa mùa Hạ, mang lại những khối không khí nhiệt đới và xích đạo nóng ẩm với những nhiễu động khí quyển thường xuyên.

Mùa mưa bắt đầu và kéo dài từ tháng V đến tháng XI Thời gian còn lại trong năm là mùa khô.Thời gian chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô hằng năm kéo dài từ 1 đến 3 tuần Lượng mưa trung bình năm trên lưu vực đạt khoảng 1725mm Trong mùa mưa, lượng mưa chiếm khoảng trên 90% tổng lượng mưa cả năm.

Lượng mưa ngày lớn nhất vào mùa mưa có thể đạt tới 200 mm, tuy nhiên cũng có trường hợp cá biệt, vào tháng III (mùa khô) có nơi có thể đạt gần 140 mm.

Nhiệt độ trung bình lưu vực hằng năm: T = 26,9 o C

Nhiệt độ cao nhất thường xảy ra vào tháng IV: T = 28,9 o C

Nhiệt độ thấp nhất thường xảy ra vào tháng XII: T = 25,2 o C

Qua những số liệu trên, có thể nói lưu vực sông Sài Gòn nằm trong vùng có chế độ khí hậu nhiệt đới (ΔT = 3,7 o C).

Hằng năm có khoảng 2500 giờ nắng.

Là một lưu vực nằm sâu trong đất liền nên tương đối ít gió.

Biển Đông có ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ dòng chảy ở sông Sài Gòn Do vậy chế độ thủy văn biến đổi lớn theo không gian và thời gian: mưa nhiều thì dòng chảy mạnh, mưa ít thì dòng chảy yếu, thủy triều lớn thì dòng chảy mạnh hơn, xâm nhập sâu vào đất liền, có biên độ lớn, khi thủy triều thấp thì ngược lại.

Do khí hậu trong lưu vực có hai mùa mưa và mùa mưa nên chế độ dòng chảy ở lưu vực sông Sài Gòn cũng hình thành hai chế độ tương ứng: chế độ dòng chảy mùa mưa và chế độ dòng chảy mùa khô. Sự biến đổi dòng chảy hai mùa rất tương phản nhau.

 Chế độ thủy văn mùa lũ

Dòng chảy mùa lũ ở lưu vực sông Sài Gòn thường bắt đầu vào tháng 6-7 và kết thúc vào tháng 9. Các tháng đầu mùa mưa là thời kì chuyển tiếp giữa mùa lũ và mùa kiệt, thường là tháng 5 và 6

Lưu lượng sông Sài Gòn vào tháng 6 có thể đạt 60% – 75% lưu lượng trung bình năm Vào mùa lũ, lũ cao nhất trên sông thường xày ra vào tháng 8, 9, 10 Modul dòng chảy trung bình tháng vào khoảng

60 – 80 l/s/km 2 , modul lũ trung bình vào khoảng 0.2 – 0.5 m 3 /s/km 2

Tốc độ dòng chảy khi nước chảy ra (triều rút – nước ròng) nhỏ nhất là 0.848 m/s (trạm Phú Cường), Tốc độ dòng chảy khi nước chảy vào (triều dâng – nước lớn) lớn nhất là 0.965 m/s (trạm Phú An).

Lưu lượng trung bình qua tiết diện mặt cắt ngang trên lưu vực sông Sài Gòn nhỏ nhất là 62m 3 /s (trạm Phú An).

 Chế độ thủy văn mùa kiệt

Dòng chảy mùa kiệt của sông Sài Gòn thường bắt đầu vào tháng 12 và kéo dài tới hết tháng 5 năm sau (khoảng 6 – 7 tháng) Trong mùa khô, lượng mưa rất ít nên dòng chảy vào mùa kiệt rất nhỏ Tuy nhiên, lưu vực sông Sài Gòn là nơi có dòng chảy kiệt dồi dào , có modul từ 5 – 8 l/s/km 3

Modul kiệt không những phụ thuộc vào lượng mưa mà còn phụ thuộc vào điều kiện địa chất, thổ nhưỡng, và thảm phủ thực vật Hằng năm, lưu lượng kiệt nhất trong năm rơi vào tháng 3, 4.

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất nhì cả nước với các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế quan trọng, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của khu vực phía Nam nói riêng và Việt Nam nói chung Thị xã Thủ Dầu Một, khu vực Nam Bình Dương và khu vực dọc theo quốc lộ 13,14 và 51 là nơi có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển công nghiệp Vùng nằm trên trục giao thông đường sắt và đường bộ xuyên Á ra biển, gần đường hàng hải quốc tế và tiếp giáp với khu vực các nước Đông Nam Á đang trên đà phát triển năng động.

 Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giao thông, khoa học kỹ thuật và giao thương quốc tế Thống kê cho thấy GDP của TPHCM liên tục tăng, với mức tăng 9,2% năm 2012, 9,3% năm 2013 và 9,6% năm 2014 Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người tại TPHCM đã đạt khoảng 5.538 USD.

Trong cơ cấu tăng trưởng GDP của TPHCM thì tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ vẫn chiếm tới gần 60%, tăng 11% so với năm 2014 và đạt khoảng 683.000 tỷ đồng Tiếp đến là ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 39%, tăng 7,7% và lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 1,0%, tăng 6,0% so với năm 2014.

Tỉnh Bình Dương đạt tăng trưởng kinh tế 8,5% vào năm 2016, với công nghiệp dịch vụ chiếm gần 90% cơ cấu kinh tế Công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá nhờ các giải pháp thúc đẩy sản xuất, phát triển thị trường, đưa chỉ số phát triển công nghiệp tăng 10,1% so với năm 2015 Hoạt động thương mại cũng đạt mức tăng trưởng cao với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 21% lên 143.318 tỷ đồng Bình Dương còn là một trong số ít tỉnh có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 20 tỷ USD, chiếm khoảng 12% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Năm 2012, tỉnh có 17/21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch khi thực hiện nghị quyết của HĐND, tuy nhiên, vẫn còn 4 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 12,5% so cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục coi trọng công tác thu hút đầu tư; đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; tăng cường quốc phòng; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

 Thành phố Hồ Chí Minh

Là thành phố có diện tích tương đối lớn 2.093,7 km 2 (chiếm 0,6% diện tích cả nước) Bên cạnh đó, cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi để sinh sống và phát triển nên dân số của thành phố cũng lên đến hơn 8 triệu người (chiếm 6,6% dân số cả nước). Địa giới hành chính của TP.HCM:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.

+ Phía Nam giáp biển Đông.

+ Phía Tây giáp tỉnh Long An.

+ Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.

Chiều dài TP.HCM từ Tây Bắc xuống Đông Nam 102 km, từ Đông sang Tây 75 km.

Hiện nay tổ chức hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận và 5 huyện.

Tỉnh Bình Dương có tổng diện tích khoảng 2.695,54 km 2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước) với dân số được khảo sát vào năm 2014 là 1,887 triệu dân. Địa giới hành chính của tỉnh Bình Dương:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước.

+ Phía Nam giáp biển thành phố Hồ Chí Minh.

+ Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

+ Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay tổ chức hành chính của tỉnh Bình Dương có 1 thị xã, 6 huyện Tỉnh lị là thị xã Thủ Dầu Một – trung tâm hành chính – kinh tế - văn hóa của tỉnh Bình Dương.

Tỉnh Tây Ninh có tổng diện tích khoảng 4.035,45 km 2 Đây là tỉnh nằm chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ đổ xuống đồng bằng sông Cửu Long với dân số khảo sát vào năm 2014 là 1,104 triệu dân. Địa giới hành chính của tỉnh Bình Dương:

+ Phía Nam giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh.

+ Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước.

+ Phía Tây và Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia.

Hiện nay tổ chức hành chính của tỉnh Tây Ninh có 1 thành phố và 8 huyện.

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Chất lượng nước lưu vực sông Sài Gòn bị đánh giá là kém nhất trong số các tiểu lưu vực sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai Nước sông Sài Gòn chỉ tương đối tốt ở khu vực từ hồ Dầu Tiếng trở lên Phần hạ lưu đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do tiếp nhận lượng lớn chất thải chưa được xử lý từ các hoạt động kinh tế xã hội Ngoài ra, do chảy qua vùng đất phèn tiềm tàng nên nước sông bị axit hóa, đặc biệt là vào mùa mưa, pH có thể giảm xuống dưới 4 tại nhiều khu vực.

Trên khu vực này hiện đang tồn tại nhiều hoạt động kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường nước với nhiều qui mô và điều kiện phân bố khác nhau: công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, du lịch,… Bên cạnh đó, môi trường nước ở lưu vực còn chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên khác.

Về cơ bản, môi trường nước ở lưu vực hệ thống sông Sài Gòn chịu tác động bởi hai nhóm yếu tố: các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân tạo.

Các yếu tố tự nhiên tác động trực tiếp đến nguồn nước ở lưu vực này bao gồm:

Chế độ mưa và lượng bốc hơi nước bề mặt là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng dòng chảy bề mặt trên các sông suối, đồng thời cũng chi phối diễn biến lũ lụt và hạn hán Khi lượng mưa cao và lượng bốc hơi nước thấp, dòng chảy bề mặt sẽ lớn, dẫn đến lũ lụt Ngược lại, khi lượng mưa thấp và lượng bốc hơi nước cao, dòng chảy bề mặt sẽ nhỏ, gây ra hạn hán Vì vậy, việc theo dõi và dự báo chế độ mưa và lượng bốc hơi nước bề mặt có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý và phòng chống thiên tai.

 Chế độ nhiệt độ (ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước)

Đặc điểm địa hình tác động đến sự phân bố dòng chảy theo không gian, hiệu suất dòng chảy, xói mòn bề mặt địa hình cũng như khả năng tự làm sạch của từng dòng sông.

 Đặc điểm địa chất – thủy văn (ảnh hưởng đến sự hình thành các tầng chứa nước dưới đất và chất lượng nước dưới đất, ảnh hưởng đến mối quan hệ tương hỗ giữa nước mặt và nước dưới đất).

 Đặc điểm thổ nhưỡng (ảnh hưởng đến chất lượng nước – phèn và độ pH).

 Đặc điểm thảm phủ thực vật tự nhiên (ảnh hưởng đến độ bốc hơi bề mặt, đến qáu trình mài mòn và rửa trôi đất bề mặt, đến khả năng tích nước trong mùa khô và hiệu suất dòng chảy trong mùa mưa lũ).

 Đặc điểm thủy văn và chế độ dòng chảy vùng hạ lưu (ảnh hưởng đến xâm nhập mặn, ngập lụt, xói lỡ, bồi lắng và tích tụ các vật chất ô nhiễm trong môi trường nước).

Các yếu tố nhân tạo tác động trực tiếp đến nguồn nước ở lưu vực này bao gồm:

 Gia tăng dân số và độ thị hóa với mức độ tập trung cao, kéo theo nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều hơn và lượng chất thải sinh hoạt được tạo ra cũng nhiều hơn nhưng ở mức độ tập trung cao hơn (ảnh hưởng đến nguồn nước cả về lượng và chất).

 Những thay đổi cơ bản trong việc sử dụng đất như chuyển đổi từ đất rừng, đất trống đồi trọc, đất hoang hóa thành đất canh tác nông nghiệp; thành đất xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; đất đô thị; các hồ chứa nhân tạo… Đều có những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến tài nguyên nước và môi trường nước.

 Công nghiệp hóa với mức độ tập trung cao (điển hình là sự hình thành và phát triển dày đặt của các khu công nghiệp tập trung ở vùng hạ lưu sông Sài Gòn) kéo theo nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp nhiều hơn và lượng chất thải công nghiệp được tạo ra cũng nhiều hơn và với mức độ tập trung cao hơn Kết quả là nảy sinh những tranh chấp, xung đột quyền lợi trong sử dụng nước trong ngành công nghiệp và ngành cấp nước đô thị do thiếu hụt nước; môi trường nước bị ô nhiễm.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở thượng nguồn, đặc biệt là nông nghiệp có tưới, sử dụng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, góp phần hạn chế lượng nước ngọt ở hạ lưu và làm gia tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước Nông dân ở thượng nguồn khai thác đất đai và nước để canh tác, ảnh hưởng quyết định đến số lượng và chất lượng nước cho những đối tượng dùng nước ở hạ lưu Việc khai thác nước ngầm quy mô lớn cho nông nghiệp làm mực nước ngầm sụt giảm, ảnh hưởng đến các đối tượng khác cùng sử dụng nguồn nước ngầm đó.

 Các hoạt động chăn nuôi, kể cả nuôi thủy sản trong môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn cũng tác động đến nguồn nước cả về số lượng lẫn chất lượng theo những cách tương tự như trên.

 Việc xây dựng và vận hành các công trình thủy điện – thủy lợi trong lưu vực với việc xây dựng các hồ chứa, đập dâng để điều tiết, phân phối dòng chảy cũng làm ảnh hưởng đến chế độ thủy văn và dòng chảy của vùng hạ lưu, và do đó ảnh hưởng đến xâm nhập mặn cũng như khả năng tự làm sạch của sông rạch.

Hoạt động giao thông vận tải thủy, cùng với việc xây dựng, mở rộng và phát triển hệ thống cảng biển, cảng sông ở vùng hạ lưu sông Sài Gòn đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường như: ô nhiễm dầu, tràn dầu, sạt lở bờ sông, tai nạn giao thông đường thủy Những tác động này cần được quan ngại và có biện pháp khắc phục, giảm thiểu để bảo vệ môi trường sống, tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo an toàn cho giao thông đường thủy trong khu vực.

CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH GÂY Ô NHIỄM

Nguồn nước mặt đóng vai trò thiết yếu trong phát triển công nghiệp, hiện đại hóa, và đời sống sinh hoạt hàng ngày Tuy nhiên, các khu vực trên lưu vực sông Sài Gòn đang và sẽ phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng và lan rộng, chủ yếu do chính con người gây ra Bên cạnh việc xả thải sinh hoạt và công nghiệp với lượng lớn, nồng độ ô nhiễm cao, nguồn nước ở hệ thống sông Sài Gòn còn bị ảnh hưởng nặng bởi sự cố tràn dầu từ hoạt động giao thông đường thủy, bãi chôn lấp rác xây dựng không đúng cách, khai thác khoáng sản, sử dụng đất trên lưu vực, ô nhiễm từ thuốc trừ sâu, phân bón trong sản xuất nông nghiệp Thậm chí, ô nhiễm không khí do giao thông và công nghiệp cũng tác động đến chất lượng nguồn nước lưu vực sông Sài Gòn.

Trong đó, các nguồn thải chính gây ô nhiễm trực tiếp đối với hệ thống sông Sài Gòn được nhận diện bao gồm:

2.2.1 Nguồn thải từ các khu đô thị, khu dân cư Ô nhiễm nguồn nước hệ thống sông Sài Gòn có thể do nhiều nguyên nhân Song, điều đáng lo nhất là nước thải khu vực dân cư mà cụ thể là nước thải sinh hoạt nhiễm phân và nước chảy tràn đô thị.Hiện diện tích bê tông hóa của thành phố ngày càng lớn nên lượng nước mưa không thể thẩm thấu xuống đất Thay vào đó, lượng nước này chảy tràn kéo theo tất cả chất thải trên bề mặt đất xuống kênh rạch dẫn ra sông Còn chất thải phát sinh từ khu vực dân cư do các bể phốt hoạt động không hiệu quả hoặc không qua các bể phốt thải hết ra sông đang khiến cho nguồn nước sông ô nhiễm khá nặng Kết quả phân tích mẫu chất thải nước sông Sài Gòn của Dự án kiểm soát nguồn thải sông Sài Gòn cho thấy nồng độ vi sinh luôn luôn ở mức cao vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài chục đến vài trăm lần Tiếp đến là hàm lượng COD, BOD Kết quả này cũng đồng nhất với kết quả đánh giá của Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TPHCM.

Tính đến năm 2004, trên hệ thống lưu vực sông Sài Gòn có tổng cộng 27 khu đô thị và khoảng 5,75 triệu dân đô thị với mật độ phân bố không đồng đều.

Bảng 1: Lưu lượng nước thải của hệ thống sông Sài Gòn

Lưu vực Dân số đô thị năm 2004

Lưu lượng nước thải đô thị (m 3 /ngày)

Tỉ lệ phân bố lưu lượng nước thải

Nguồn: Viện môi trường và tài nguyên, 2005

Bảng 2: Tải lượng ô nhiễm do nước thải đô thị trên lưu vực sông Sài Gòn và lưu vực sông Đồng Nai

Lưu vực Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)

TSS BOD5 COD N-NH4 + P – tổng Dầu mỡ

Nguồn: Viện môi trường và tài nguyên, 2005

Tính đến 2005, hàng ngày, các chất ô nhiễm trong nước thải mà hệ thống sông Đồng Nai tiếp nhận lên đến con số hàng trăm tấn với lượng nước thải trung bình là 992.356 m 3 /ngày Trong đó, sôngSài Gòn là nơi tiếp nhận lượng chất thải nhiều nhất với 76,21% tổng lượng nước thải và 66,6% tổng tải lượng BOD5 Nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị, khu dân cư là nguồn thải có chứa nhiều tạp chất,mầm mống gây bệnh Tuy nhiên cho đến nay, tất cả các đô thị trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai,bất kể là khu đô thị cũ hay vùng đô thị hóa, đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung Đây là một trong những nguồn thải cơ bản nhất gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực Qua số liệu thống kê, có thể thấy các chất ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ (thông qua các chỉ số BOD5,COD), ô nhiễm do các chất dinh dưỡng (các hợp chất Nitơ, Phospho), ô nhiễm do dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt và vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải.

2.2.2 Nguồn thải từ các khu công nghiệp tập trung

Tính đến đầu năm 2005, trên toàn bộ lưu vực hệ thống sông Sài Gòn có 17 khu công nghiệp và khu chế xuất tập trung.

Trong số các khu công nghiệp đang hoạt động, chỉ có khu công nghiệp Lê Minh Xuân và khu công nghiệp Tân Bình là có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại đều xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp vào nguồn tiếp nhận (hệ thống sông Sài Gòn) Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường nói chung và nguồn nước hệ thống sông Sài Gòn nói riêng.

Bảng 3: Nguồn thải từ các khu khu công nghiệp, khu chế xuất trên lưu vực sông Sài Gòn

Số nhà máy đang hoạt động

Diện tích đất cho thuê (ha)

Lưu lượng nước thải (m 3 /ngày)

Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)

TSS BOD5 COD Tổng N Tổng P

Nguồn: Viện môi trường và tài nguyên, 2005

2.2.3 Nguồn thải từ các cơ sở công nghiệp phân tán

Chỉ ở riêng TPHCM, ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất còn có trên 31.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô và ngành nghề khác nhau nằm phân tán rộng khắp các địa phương trên lưu vực.

Hiện chưa có đầy đủ số liệu thống kê về tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như lượng phát thải của các cơ sở công nghiệp phân tán trên lưu vực Tuy nhiên, có thể nhận định đây là nhóm nguồn thải công nghiệp chính gây ô nhiễm nguồn nước của hệ thống sông Đồng Nai nói chung và hệ thống sông Sài Gòn nói riêng do phần lớn các cơ sở này đều xả thẳng nước thải ô nhiễm ra môi trường.

2.2.4 Nguồn nước thải từ các bãi rác

Trên lưu vực hệ thống sông Sài Gòn hiện nay có rất nhiều bãi rác với các quy mô khác nhau đang hoạt động Phần lớn các bãi rác này đều chưa được thiết kế hợp vệ sinh, xây dựng chưa đúng quy cách, chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác triệt để Đây cũng là một trong những loại nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước hệ thống sông Sài Gòn bởi nồng độ ô nhiễm của các nguồn thải này rất cao Hiện tại, bãi rác Gò Cát là một trong những bãi rác tác động mạnh đến chất lượng nguồn nước do bãi rác này có khu vực cách ly rất hẹp, lại gần sông Sài Gòn nên nước rỉ rác chảy ra sông rất khó kiểm soát Hiện nay, tại TPHCM các bãi rác đang quá tải và xuống cấp gây ra một áp lực vô cùng lớn cho môi trường.

ĐỀ XUẤT MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN

MỤC TIÊU QUAN TRẮC

Quan trắc là một trong các chức năng không thể thiếu trong lĩnh vực quản lý môi trường, trong đó có môi trường nước Vì vậy, việc thiết kế và xây dựng mạng lưới quan trắc là vô cùng cần thiết Mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt hệ thống sông Sài Gòn được thiết kế nhằm đáp ứng các mục tiêu:

 Đánh giá bản chất chất lượng nước tự nhiên của hệ thống sông Sài Gòn.

Theo dõi chất lượng môi trường nước sẽ bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học trong phạm vi đo lường Trọng tâm là các khu vực có mật độ khu công nghiệp và dân cư cao.

 Đánh giá hiện trạng, dự báo mức độ ô nhiễm và suy thoải môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt thông qua các thông số chỉ thị.

 Đánh giá hiện trạng, dự báo mức độ ô nhiễm và suy thoải môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản, giao thông đường thủy.

CƠ SỞ ĐẶT TRẠM

 Các loại trạm quan trắc

Trạm cơ sở: Được đặt tại khu vực không bị ảnh hưởng bởi các nguồn ô nhiễm Đánh giá chất lượng nền của nguồn nước

Trạm tác động là trạm được đặt tại những khu vực chịu ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm và có nhu cầu sử dụng nước riêng biệt Trạm này có vai trò đánh giá mức độ tác động của nguồn gây ô nhiễm cũng như mức độ ô nhiễm của nguồn nước Dựa trên kết quả đánh giá, trạm sẽ đưa ra phương pháp điều chỉnh và xử lý nước phù hợp cho từng mục đích sử dụng khác nhau.

Trạm xu hướng: Được đặt tại các vị trí đặc biệt nhằm đánh giá xu hướng thay đổi chất lượng của nguồn nước Ngoài ra, loại trạm này còn dùng để đánh giá tải lượng các chất ô nhiễm từ sông lớn đổ ra biển và diễn biến xâm nhập mặn từ biển vào sông, đất liền Vì vậy, loại trạm này thường được đặt ở cửa sông Các trạm này cần đại diện cho một vùng rộng có nhiều loại hình hoạt động của con người

 Cơ sở đặt trạm quan trắc

Tính đại diện: Trạm phải được đặt ở vị trí đặc trưng, các tính chất chất lượng nguồn nước (vật lý,hóa học, sinh học) tại trạm phải đại diện được cho toàn khu vực cần quan trắc

Tính mở: Vị trí đặt trạm không bị lạc hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội sau này Dự báo được sự xuất hiện của các khu công nghiệp, nhà máy, khu đô thị Nếu xuất hiện các nguồn xả thải cũng không cần thay đổi vị trí đặt trạm

Tính ổn định: tại vị trí đặt trạm, nguồn nước phải có lưu lượng ổn định (ít bị ảnh hưởng bởi triều cường) Vì lưu lượng là thông số quan trọng để tính toán tải lượng các chất ô nhiễm Thông thường, để có chất lượng nước tốt nhất ta sẽ đặt trạm quan trắc ngay hoặc gần vị trí của trạm đo thủy văn.

Thời gian và khoảng cách từ trạm quan trắc đến phòng thí nghiệm phải đủ ngắn để các thông số chất lượng nước không bị thay đổi Mẫu nước có chứa các chất ô nhiễm có độ bền khác nhau, nên thời gian vận chuyển mẫu phải đảm bảo tính toàn vẹn của mẫu, tránh thay đổi nồng độ và thành phần các thông số cần phân tích Bên cạnh đó, vị trí trạm quan trắc phải thuận lợi cho việc di chuyển, lấy mẫu và cho kết quả phân tích chính xác.

Tính hòa trộn: Mẫu nước lấy tại trạm phải đảm bảo có sự hòa trộn (dòng nước giữa sông chính và sông nhánh, giữa nước sông và nước tại nguồn thải,…) Tuy nhiên, nếu đặt trạm ngay điểm xả thải thì nồng độ các chất ô nhiễm sẽ cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của vùng cần giám sát Hoặc nếu đặt trạm ngay sau đập nước, hàm lượng oxy hòa tan trong mẫu sẽ cao Vì vậy, vị trí đặt trạm cần được chọn sao cho phản ánh được đúng tình trạng nguồn nước của cả mặt cắt

Tính minh bạch, công khai: Vị trí đặt trạm phải được công bố rộng rãi đến mọi người.

ĐỀ XUẤT MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC

Hồ chứa chủ yếu của hệ thống sông Sài Gòn là hồ Dầu Tiếng Đây là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam Hồ có khu đầu mối nằm tại huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) và huyện Hớn Quản(Bình Phước) Tuy nhiên, lưu vực chủ yếu thuộc địa phận huyện Dương Minh Châu và một phần nhỏ huyện Tân Châu (Tây Ninh), cách thành phố Tây Ninh 25km về hướng Đông, với diện tích mặt nước là250km 2 và 45.6km 2 đất bán ngập nước, dung tích chứa 1.58 tỷ m 3 nước với một đập xả lũ ra đầu nguồn sông Sài Gòn Hồ được cung cấp nước bởi sông Sài Gòn và sông Bé (đều sang bằng kênh Phước Hòa –Bình Dương, Bình Phước).

3.3.2 Đề xuất mạng lưới quan trắc lưu vực sông sài gòn

Dựa vào các tiêu chí đặt trạm ở trên, đề xuất 13 trạm sau:

Hình 3.1 – Mạng lưới các trạm quan trắc trên hệ thống sông Sài Gòn

Mô tả vị trí Tọa độ Mục đích quan trắc quan trắc X Y

Trên sông Sài Gòn, ranh giới giữa Tây Ninh và Bình Phước; Thuộc Inh Tâm, Bình Long, Bình Phước

106º29’11.28” 11º36’10.90” Kiểm tra chất lượng nước đưa vào hồ Dầu

Tác động Định Thành

Trên sông Sài Gòn, cách nhà hàng Núi

106º20’38.15” 11º19’00.90” Kiểm tra chất lượng nước sau khi qua khu vực hồ Dầu Tiếng

Trên sông Sài Gòn, gần khu dân cư Dầu Tiếng, Bình Dương 106º21’13.45” 11º16’5.66”

Kiểm tra chất lượng nước tại điểm thải của khu dân cư Dầu Tiếng

Trên sông Sài Gòn, cách Full Ding Funiture khoảng 1km về phía hạ nguồn

Kiểm tra chất lượng nước sau khi qua thị xã

Trên sông Sài Gòn, cách cầu Bến Súc khoảng 500m về phía hạ lưu, gần khu dân cư

Kiểm tra chất lượng nước trước khi vào địa phận tỉnh Bình Dương

Nằm trên sông Sài Gòn, cách ngã ba Thị Tính – Sài Gòn khoảng 300m, thuộc xã Tân An, Bình Dương

Kiểm tra chất lượng nước sông Sài Gòn ngay sau điểm hợp lưu sông Sài Gòn – Thị

Trên sông Sài Gòn, cách cầu Phú Cường khoảng 200m về phía hạ lưu

Kiểm tra chất lượng nước từ sông khi chảy qua thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; giao thông thủy.

Trên sông Sài Gòn, thuộc xã Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một

Kiểm tra chất lượng nước từ sông khi chảy qua thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Trên sông Sài Gòn, cách cầu Phú Long 400m về hạ lưu

106º41’27.96” 10º53’11.11” Kiểm tra chất lượng nước sông sau khi chảy qua khu vực phườngLái Thiêu, thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương

Trên sông Sài Gòn, cách cầu Bình Phước 200m về hạ lưu

Kiểm tra chất lượng nước sông sau khi chảy qua khu dân cư q12 và Hiệp Bình Phước, Thủ Đức

Trên sông Sài Gòn, cách cầu Bình Lợi 300m về hạ lưu 106º42’44.93” 10º49’24.34”

Kiểm tra ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt từ khu dân cư

Trên sông Sài Gòn, cách cầu Sài Gòn 500m về hạ lưu

Kiểm tra chất lượng nước khi đi qua khu dân cư, ảnh hưởng của rạch Thị Nghè sau khi đổ vào sông Sài Gòn

Trên sông Sài Gòn, cách cầu Phú Mỹ

Theo dõi chặt chẽ diễn biến chất lượng nước trong suốt quá trình xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm nhằm đánh giá tác động của công trình đối với nguồn nước khu vực, đặc biệt là chất lượng nước đổ ra sông Đồng Nai Việc theo dõi liên tục này giúp xác định các vấn đề ô nhiễm tiềm ẩn, kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả, đảm bảo chất lượng nước nguồn cho cộng đồng dân cư và hệ sinh thái sông Đồng Nai.

Bảng 3.1 – Các trạm quan trắc trên hệ thống sông Sài Gòn

Lựa chọn các thông số quan trắc phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục đích quan trắc, đặc điểm nguồn nước, mục đích sử dụng nước, các nguồn gây ô nhiễm hoặc nguồn tiếp nhận.

Các thông số vật lý bao gồm màu sắc (cần phân biệt màu sắc thật và màu sắc sau khi đã nhiễm bẩn của nước), mùi, nhiệt độ của nước, dầu mỡ khoáng, tải lượng chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan trong nước.

Bao gồm các đặc tính hóa học hữu cơ và vô cơ của nước Đặc tính hóa học hữu cơ được thể hiện chủ yếu qua thông số BOD (nhu cầu oxy sinh học), COD(nhu cầu oxy hóa học) trong nước Nếu chỉ số BOD, COD trong nước có giá trị cao, chứng tỏ lượng chất hữu cơ có trong nước nhiều, cần lượng lớn oxy hòa tan để vi sinh vật có thể phân hủy hết được Từ đó,hao hụt lượng oxy hòa tan, không đủ cho sinh vật trong nguồn nước sống và phát triển.Vì vậy, BOD,COD là các thông số quan trọng nhất, phản ánh rõ rệt mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Đặc tính hóa học vô cơ bao gồm pH, độ kiềm, độ cứng, độ mặn, các ion mangan, clo, sulfate, , những kim loại nặng như thủy ngân, chì, kẽm, sắt, , các hợp chất nito, photpho, amoni.

Chất lượng nước cấp cho mục đích sinh hoạt đòi hỏi tiêu chuẩn cao Do đó, mật độ và sự có mặt của vi sinh vật, vi khuẩn trong nguồn nước là thông số quan trọng cần lưu tâm Bởi lẽ, vi khuẩn là tác nhân tiềm ẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm.

 Yêu cầu đối với thông số

Thông số được lựa chọn trong quan trắc phải đáp ứng các tiêu chí sau:

Tính tương tác hoặc tính đại diện là thông số phản ánh chính xác vấn đề môi trường cần quan trắc Trong trường hợp này, nếu môi trường cần quan trắc là nước, ta cần lựa chọn các thông số thể hiện được các đặc trưng của nguồn nước đó.

- Tính chuẩn đoán: giá trị của thông số phải phản ánh được tính chất môi trường, diễn biến và biến đổi môi trường trong suốt quá trình quan trắc.

- Tính pháp lý: các thông số lựa chọn phải có khả năng giải thích các biến đổi môi trường một cách có căn cứ khoa học và được công nhận rộng rãi Như vậy, việc lựa chọn thông số phải dựa trên hệ thống quản lý môi trường hiện hành.

- Tính thích ứng: Việc phân tích các thông số phải phù hợp với điều kiện vật chất, kỹ thuật

 Hoạt động sử dụng nước trên sông Sài Gòn

Qua quá trình tìm hiểu, các hoạt động sử dụng nguồn nước chủ yếu trên sông Sài Gòn là:

- Hoạt động sinh hoạt của khu dân cư.

- Hoạt động sản xuất công nghiệp.

- Hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi).

- Hoạt động giao thông đường thủy.

Theo Thông tư 29/2011/TT-BTNMT về Quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa, các thông số cần quan trắc trên sông Sài Gòn bao gồm: các chỉ tiêu vật lý như nhiệt độ, độ pH, độ đục, độ màu, độ dẫn điện; các chỉ tiêu hóa học như hàm lượng oxy hòa tan, nhu cầu oxy hóa học, hàm lượng nitơ tổng, hàm lượng phốt pho tổng; các chỉ tiêu vi sinh vật như vi khuẩn Coliforms và vi khuẩn E.coli; các chỉ tiêu kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadimi; và các chỉ tiêu chất hữu cơ như BOD5, COD Việc xác định các thông số này giúp đánh giá chất lượng nước và phát hiện các nguồn ô nhiễm trên sông Sài Gòn.

 Thông số đo, phân tích tại hiện trường: pH, nhiệt độ.

Hàm lượng oxy hòa tan (DO). Độ đục.

Tổng chất rắn hòa tan (TDS). Độ dẫn điện (EC).

 Thông số phân tích trong phòng thí nghiệm: Độ màu, độ muối, thế oxi hóa khử (Eh hoặc ORP), tổng chất rắn lơ lửng (TSS).

Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxi hóa học (COD), nitrit (NO2 -), nitrat (NO3 -), amoni (NH4 +), sunphat (SO4 2-), photphat (PO4 3-), tổng nitơ, photpho, silicat (SiO3 2- ), sắt (Fe), clorua (Cl - ), florua (F - ) Độ kiềm, coliform, E.coli, xianua (CN - ), sunfua (S 2- ), đioxit silic (SiO2), dầu, mỡ, dầu mỡ khoáng, asen (As), cadimi (Cd), crom (Cr),Crom (VI), chì (Pb), thủy ngân (Hg), kẽm (Zn), đồng (Cu), niken (Ni), mangan (Mn), natri (Na), kali (K), magie (Mg), canxi (Ca), phenol, chất hoạt động bề mặt dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật clo và phospho hữu cơ, hóa chất trừ cỏ, sinh vật phù du và sinh vật đáy;

 Thông số đặc thù theo khu vực:

Tùy thuộc vào đặc điểm trong khu vực mà có thể tiến hành quan trắc các thông số đặc thù khác nhau.

3.3.4 Chỉ tiêu, tần suất lấy mẫu

Dựa vào mục đích quan trắc cũng như mục đích sử dụng nước mà từng trạm sẽ có các chỉ tiêu phân tích cụ thể.

Theo thông tư 29/2011/TT-BTNMT, thời gian và tuần suất quan trắc được quy định như sau:

- Tần suất quan trắc nền: tối thiểu 01 lần/tháng.

- Tần suất quan trắc tác động: tối thiểu 01 lần/quý.

Căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lý môi trường, mục tiêu quan trắc, đặc điểm nguồn nước cũng như điều kiện về kinh tế và kỹ thuật mà xác định tần suất quan trắc thích hợp.

Tại những vị trí chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều hoặc có sự thay đổi lớn về tính chất, lưu tốc dòng chảy thì số lần lấy mẫu nước mặt tối thiểu là 02 lần/ngày, đảm bảo đánh giá bao quát được ảnh hưởng của chế độ thủy triều.

Bảng 3.2 - Các thông số cần phân tích mẫu tại các vị trí

STT Trạm Các thông số cần phân tích Tuần suất

Nhiệt độ, pH, độ đục, độ màu, độ kiềm, DO, TSS, COD, BOD5, Amoni (NH + 4 tính theo N), Cl - , F - , N-NO3, N-NO2,

PO4 3-, CN - , As, Fe, Cd, Pb, Cr 3+ , Cu, Zn, Ni, Hg, Hoá chất bảo vệ thực vật gốc Clo hữu cơ và Phospho hữu cơ, E.Coli, Coliform, lưu lượng.

Nhiệt độ, pH, độ đục, DO, TSS, COD, BOD5, Amoni (NH + 4 tính theo N), As, N-NO3, N-NO2, PO4 3-, Fe, Cd, Pb, Cr 3+ , Cu,

KẾ HOẠCH LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH

3.4.1 Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Phương pháp lấy mẫu và phân tích thực hiện theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2015.

Bảng 3.3 - Phương pháp lấy mẫu và phân tích (Nguồn: QCVN 08-MT:2015/BTNMT)

TT Thông số Phương pháp phân tích

- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-2:2006), Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 1: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu;

- TCVN 6663-3:2003 (ISO 5667-3:1985) Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;

- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo;

- TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 6: hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

2 pH TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) - Chất lượng nước -

- TCVN 7324:2004 (ISO 5813:1983) Chất lượng nước – Xác định ôxy hòa tan – Phương pháp iod;

- TCVN 7325:2004 (ISO 5814:1990) Chất lượng nước – Xác định ôxy hòa tan – Phương pháp đầu đo điện hóa.

4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

- TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) - Chất lượng nước

- Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh - SMEWW 2540.D;

- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước – xác định nhu cầu ôxy hóa học (COD);

- TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003) Phần 1 : Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allythioure;

Phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng;

- TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984) - Chất lượng nước – Xác định amoni phần 1: Phương pháp trắc phổ thao tác bằng tay;

- TCVN 6660:2000 (ISO 14911:1988) - Chất lượng nước - Xác định Li+, Na+, NH4+, K+, Mn2+, Ca2+, Mg2+, Sr2+ và Ba2+ hòa tan bằng sắc ký ion Phương pháp dùng cho nước và nước thải;

- TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) – Chất lượng nước – Xác định amoni Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;

- TCVN 6494:1999 - Chất lượng nước - Xác định các ion Florua, Clorua, Nitrit, Orthophotphat, Bromua, Nitrat và Sunfat hòa tan bằng sắc ký lỏng ion.

- TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989) - Chất lượng nước

- Xác định Clorua Phương pháp chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp MO).

- TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007) Chất lượng nước – Xác định các anion hòa tan bằng phương pháp sắc kí lỏng ion – Phần 1: Xác định bromua, clorua, florua, nitrat, nitrit, phosphat và sunphat hòa tan.

- TCVN 6494:1999 - Chất lượng nước - Xác định các ion Florua, Clorua, Nitrit, Orthophotphat, Bromua, Nitrat và Sunfat hòa tan bằng sắc ký lỏng ion.

- TCVN 6195:1996 (ISO 10359-1:1992) - Chất lượng nước - Xác định florua Phương pháp dò điện hóa đối với nước sinh hoạt và nước bị ô nhiễm nhẹ.

- TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007) Chất lượng nước – Xác định các anion hòa tan bằng phương pháp sắc kí lỏng ion – Phần 1: Xác định bromua, clorua, florua, nitrat, nitrit, phosphat và sunphat hòa tan.

- TCVN 6494:1999 - Chất lượng nước - Xác định các ion Florua, Clorua, Nitrit, Orthophotphat, Bromua, Nitrat và Sunfat hòa tan bằng sắc ký lỏng ion.

- TCVN 6178:1996 (ISO 6777:1984) - Chất lượng nước

- Xác định nitrit Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử.

Tiêu chuẩn TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007) hướng dẫn phương pháp xác định nồng độ các anion hòa tan trong nước bằng sắc ký lỏng ion Phương pháp này áp dụng để xác định các anion sau: bromua, clorua, florua, nitrat, nitrit, phosphat và sunfat hòa tan trong nước tự nhiên, nước ngầm, nước thải, nước công nghiệp và nước uống.

11 Nitrat (NO-3) - TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1988) - Chất lượng nước - Xác định nitrat Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic.

- TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007) Chất lượng nước – Xác định các anion hòa tan bằng phương pháp sắc kí lỏng ion – Phần 1: Xác định bromua, clorua, florua, nitrat, nitrit, phosphat và sunphat hòa tan.

- TCVN 7323-1:2004 (ISO 7890-1:1986) – Chất lượng nước – Xác định nitrat – Phần 1: Phương pháp đo phổ dùng 2,6-Dimethylphenol

- TCVN 7323-2:2004 (ISO 7890-2:1986) - Chất lượng nước - Xác định nitrat Phần 2: Phương pháp đo phổ 4 Fluorophenol sau khi chưng cất.

Tiêu chuẩn TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007) quy định phương pháp xác định anion hòa tan trong nước bằng sắc ký lỏng ion Phương pháp này được sử dụng để xác định nồng độ các anion sau trong nước: bromua, clorua, florua, nitrat, nitrit, phosphat và sunfat.

- TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) – Chất lượng nước – Xác định phospho – Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat

- TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1:1984) - Chất lượng nước - Xác định xyanua tổng.

- TCVN 7723:2007 (ISO 14403:2002) – Chất lượng nước – Xác định xyanua tổng số và cyanua tự do bằng phân tích dòng chảy liên tục

- TCVN 6626:2000 (ISO 11969:1996) - Chất lượng nước - Xác định asen Phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua).

- TCVN 6197:2008 Chất lượng nước Xác định cadimi bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử;

16 Chì (Pb) - TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986) - Chất lượng nước

- Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì

Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

- TCVN 6222:2008 Chất lượng nước Xác định crom

Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử

- TCVN 6658:2000 (ISO 11083:1994) – Chất lượng nước – Xác định Crom VI – Phương pháp đo phổ dùng 1,5-Diphenylcacbazid;

- TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986) - Chất lượng nước

- Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì

Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

- TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986) - Chất lượng nước

- Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì

Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

- TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986) - Chất lượng nước

- Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì

Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

- TCVN 6177:1996 (ISO 6332:1988) - Chất lượng nước

- Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 - phenantrolin.

23 Thủy ngân (Hg) - TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999) - Chất lượng nước

- Xác định thủy ngân

- TCVN 7724:2007 (ISO 17852:2006) – Chất lượng nước – Xác định thủy ngân – Phương pháp dùng phổ huỳnh quang nguyên tử;

- TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986) - Chất lượng nước

- Xác định mangan - Phương pháp trắc quang dùng fomaldoxim.

Chất hoạt động bề mặt

- TCVN 6336:1998 (ASTM D 2330:1988) – Phương pháp thử chất hoạt động bề mặt bằng metylen xanh.

- TCVN 7875:2008 Nước – Xác định dầu và mỡ – Phương pháp chiếu hồng ngoại;

- TCVN 6216:1996 (ISO 6439:1990) - Chất lượng nước

- Xác định chỉ số phenol Phương pháp trắc phổ dùng 4- aminoantipyrin sau khi chưng cất.

- TCVN 7874:2008 – Nước - Xác định phenol và dẫn xuất của phenol - Phương pháp sắc ký khí chiết lỏng- lỏng;

Tổng cacbon hữu cơ

- TCVN 6634:2000 (ISO 8245:1999) - Chất lượng nước – hướng dẫn xác định cacbon hữu cơ tổng số (TOC) và cacbon hữu cơ hòa tan (DOC);

- TCVN 9241:2012 - Chất lượng nước – Xác định thuốc trừ sâu clo hữu cơ, polyclobiphenyl và clorobenzen – Phương pháp sắc ký khí sau khi chiết lỏng-lỏng;

30 BHC - TCVN 9241:2012 - Chất lượng nước – Xác định thuốc trừ sâu clo hữu cơ, polyclobiphenyl và clorobenzen –

Phương pháp sắc ký khí sau khi chiết lỏng-lỏng;

34 Tổng hoạt độ phóng xạ α

- TCVN 6053:2011 (ISO 9696:2007) - Chất lượng nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ alpha trong nước không mặn – Phương pháp nguồn dày

35 Tổng hoạt độ phóng xạ β

- TCVN 6219:2011 (ISO 9697:2008)- Chất lượng nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước không mặn – Phương pháp nguồn dày.

- TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990(E)) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định Phần 2:

Phương pháp nhiều ống (số có xác suất cao nhất);

- TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990(E)) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định Phần 2:

Phương pháp nhiều ống (số có xác suất cao nhất);

3.4.2 Thiết bị, nguồn nhân lực lấy và phân tích mẫu

 Thiết bị đo đạc và phân tích mẫu

Bảng 3.4 – Thiết bị đo và phân tích mẫu

STT Thiết bị Xuất xứ

Thiết bị đo hiện trường

1 Máy đo DO: Oxi 330i - WTW Đức

2 Máy đo pH, nhiệt độ: pH 330i – WTW Đức

3 Máy đo độ dẫn điện, TDS: Cond 330i – WTW Đức

4 Máy đo độ đục: 2100P – HACH Mỹ

5 Máy đo nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió: TSI 8347A-MGB Mỹ

6 Máy đo ồn tích phân: QUEST 2900 Mỹ

7 Máy thu mẫu khí: SKC Mỹ

8 Máy thu mẫu bụi: ECHO PM – TECORA Ý

9 Máy GPS cầm tay : SP 24XC Pháp

10 La bàn chuyên dụng Mỹ

Thiết bị phòng thí nghiệm

11 Máy quang phổ UV/VIS JASCO V-530 Nhật

12 Máy cất nước 2 lần BIBBY A4000D Anh

13 Máy đo pH/Cond/TDS/Sal để bàn WTW InoLab 720 Đức

14 Tủ sấy Universal MEMMERT UNB 500 Đức

15 Cân phân tích 4 số lẻ AND GR -200 Nhật

16 Cân kỹ thuật 2 số lẻ AND EK-300i Nhật

17 Tủ ổn nhiệt BOD VELP SCENTIFICA FOC 225E Ý

19 Bộ thử Chlorine dư nồng độ thấp HACH 2231-02 Mỹ

20 Bể ổn nhiệt kỹ thuật số COLE-PARMER 12501-05 Mỹ

21 Thiết bị phá mẫu COD VELP SCIENTIFICA ECO 25 Ý

22 Hệ thống lọc áp suất kém COLE-PARMER 34509-00 Mỹ

23 Nồi hấp tiệt trùng ALP Nhật

25 Hệ thống bơm chân không Leybol S1.5 Đức

 Các thiết bi ̣đo và phương pháp xử lý số liệu của mẫu

- Nhiệt độ: đo bằng máy Oxi 330i - WTW, có độ chính xác ± 0,1 0 C.

- pH: đo bằng máy pH 330i - WTW, có độ chính xác ± 0,005.

- Độ dẫn điện: đo bằng máy Cond 330i - WTW, độ chính xác ± 1%.

- DS: đo bằng máy Cond 330i - WTW, độ chính xác ± 1%.

- DO: đo bằng máy Oxi 330i - WTW, có độ chính xác 0,01 mg/l.

- Độ đục: đo bằng máy 2100P – HACH, có độ chính xác ± 2 giá trị đọc.

- KLN: xác định bằng máy AAS 300 (Perkin Elmer, Mỹ).

- Chất rắn lơ lửng: xác định bằng phương pháp khối lượng sau khi lọc, sấy mẫu ở nhiệt độ 105 0 C đến khối lượng không đổi theo TCVN 6625-2000.

- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5): sử dụng phương pháp ủ ở 20 0 C trong 5 ngày và đo hàm lượng oxy tiêu thụ bằng phương pháp chuẩn độ (TCVN 6001-1995).

- Nhu cầu oxy hóa học (COD): sử dụng phương pháp oxy hóa bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit (TCVN 6491-2000) Lượng Kali dicromat và axit sunfuaric sẽ giảm tương ứng với chất hữu cơ có trong mẫu Lượng dicromat dư sẽ được định phân bằng dung dịch FAS Riêng lượng chất hữu cơ sẽ được tính bằng lượng oxy tương đương sử dụng trong phản ứng oxy hóa trên Lượng oxy này chính là trị số COD.

- N-NO3: Sử dụng phương pháp trắc quang: Nitrate phản ứng với brucine sulfate và so màu ở bước sóng 415nm (TCVN 6180-1996).

- N-NH3: Sử dụng phương pháp trắc quang: Ammonia phản ứng với hypochlorite và so màu ở bước sóng 630nm (4500-NH3(F) APHA-1995).

- Photpho hữu cơ: Chuyển tất cả các hợp chất chứa Photpho hữu cơ về dạng Photphat (PO4 3-) Xác định PO4 3- bằng phương pháp trắc quang dùng ammoni molypdate và so màu ở bước sóng 880nm (TCVN 6202-1996).

- Clorua (Cl - ): xác định bằng phương pháp chuẩn độ nitrat bạc với chỉ thị màu cromat kali (TCVN 6194-1996).

- Fe: sử dụng phương pháp trắc quang dùng dung dịch tạo phức phenanthroline, so màu ở bước sóng 510nm (TCVN 6193-1996).

- Coliform: sử dụng phương pháp nuôi cấy và đếm khuẩn lạc theo APHA 9221.

 Các yêu cầu về nhân lực

Theo quy định hiện hành tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 44/2016/NĐ-CP Yêu cầu về nhân lực của tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động được quy định như sau:

• Người trực tiếp phụ trách quan trắc môi trường lao động có trình độ như sau:

- Trình độ từ đại học trở lên thuộc lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh;

- Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động hoặc 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học dự phòng;

- Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường lao động.

• Có ít nhất 05 người làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn có trình độ như sau:

- Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên thuộc các lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh; trong đó có ít nhất 60% số người có trình độ từ đại học trở lên;

- Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường lao động.

Ngày đăng: 31/07/2024, 13:13

w