TỔNG QUAN
Đặt vấn đề
Ngành xây dựng luôn là một trong những ngành công nghiệp lớn, giữ vai trò quan trọng trong phát triển xã hội để xây dựng nền kinh tế bền vững Ngành xây dựng chiếm từ 7% đến 10% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) đối với các nước phát triển và từ 3% đến 6% với các nước đang phát triển [1] Ngành xây dựng góp từ 5% đến 6% GDP Việt Nam trong 10 năm gần đây [2], được thể hiện trong Hình 1.1 Đặc biệt giai đoạn năm 2020-2021, đại dịch covid ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế cả nước nói chung cũng như ngành xây dựng nói riêng; tuy nhiên, Chính phủ đã đưa ra các chính sách kịp thời nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nhằm phục hồi và phát triển kinh tế [3]
Hình 1.1: Tỷ lệ ngành xây dựng đóng góp vào GDP trong giai đoạn 2011-2020 [2] Mặc dù các chính sách này đẩy mạnh sự phát triển của ngành xây dựng nhưng đồng thời cũng làm ô nhiễm môi trường Nghiên cứu cho thấy xây dựng sử dụng 35% năng lượng sản xuất, giải phóng 40% khí cacbonic vào bầu khí quyển [4] Bên cạnh đó, lượng lớn chất thải rắn xây dựng được thải ra gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước [5] Ngoài ra, Othman et al [1] đã chỉ ra ngành xây dựng lãng phí 40% tài nguyên thiên nhiên trên thế giới Do đó, chất thải xây dựng (CTXD) không chỉ gây hại cho môi trường, mà còn lãng phí tiền bạc và tài nguyên Trên thế giới, CTXD chiếm tỉ trọng lớn với 35% trong tổng lượng chất thải rắn được tạo ra mỗi năm [6] Giai đoạn từ 2011 đến 2015, tổng lượng CTXD thải ra lên đến 22 triệu tấn mỗi năm, trong đó 3 thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng thải ra lượng chất thải được thể hiện ở Hình 1.2, 1.3 và 1.4 [5, 7]
Hình 1.2: Lượng CTXD ở Hà Nội trong 3 năm [7]
Hình 1.3: Lượng CTXD ở Hồ Chí Minh trong 5 năm [7]
Hình 1.4: Lượng CTXD ở Hải Phòng trong 3 năm [7] Ở châu Âu, CTXD được tạo ra khoảng 8,2 triệu tấn mỗi năm [8] Hình 1.5 thể hiện phương án các nước châu Âu xử lý CTXD, bao gồm đổ bỏ, chôn lấp và tái chế
Hình 1.5 Phương pháp các nước châu Âu xử lý CTXD năm 2019 [8]
Liu et al đã thống kê CTXD tại Anh chiếm 32%, ở Hà Lan chiếm 28%, Hoa Kỳ chiếm 30%, Đức chiếm 29%, Nhật Bản chiếm 20% và Canada chiếm 27% tổng lượng chất thải hằng năm [6] Ở Úc, lượng CTXD tăng 3,5 triệu tấn trong 10 năm (từ 2007 đến 2017) [9] Ở Malaysia, CTXD chiếm 41% tổng lượng chất thải rắn Ở Ấn Độ, 10-12 triệu tấn CTXD thải ra mỗi năm [10] Lượng CTXD của các quốc gia được thể hiện trong Bảng 1.1 Nhìn chung, môi trường và trái đất đang chịu áp lực rất lớn từ lượng chất thải khổng lồ được tạo ra mỗi năm cùng với lượng lớn tài nguyên bị tiêu thụ Do đó, cách thức quản lý CTXD hiệu quả và cải tiến quy trình để tối ưu hiệu quả quản lý CTXD đã và đang là mục tiêu chung của nhiều nước trên thế giới
Tái chế Chôn lấp Đổ bỏ tại bãi/ đốt rác
Bảng 1.1: Lượng CTXD tại các quốc gia trên thế giới
Quốc gia Năm dữ liệu Lượng CTXD (Nghìn tấn) Nguồn
Nhiều quốc gia đã ban hành chính sách về quản lý và xử lý CTXD với định hướng mục tiêu khác nhau Luật Superfund được ban hành để quản lý CTXD từ nguồn ở Mỹ [6] Hiện nay, nhiều hợp đồng dự án đường cao tốc ở các bang quy định việc sử dụng vật liệu tái chế [12] Nhật Bản đã có chính sách thúc đẩy tái chế CTXD từ 42% năm 2002 lên 97% năm 2011 [6] Ở Anh, các dự án phải có kế hoạch quản lý CTXD khi thi công với chi phí tối thiểu 300.000 € (điều 54 luật bảo vệ môi trường và khu dân cư) [14] Luật môi trường của Trung Quốc cũng có nhiều quy định quản lý CTXD, trong đó: trách nhiệm của người gây ra thiệt hại cho môi trường phải chịu các chi phí liên quan được quy định rõ ràng [14] Ai Cập đưa ra những tiêu chí để thực hiện chiến lược “Phát triển bền vững: Tầm nhìn 2030”, trong đó có ngăn chặn chất thải được tạo ra từ nguồn [1] Năm 2016, Liên minh Châu Âu đã yêu cầu các nước thành viên phải đưa ra các biện pháp nhằm giảm 70% tổng lượng CTXD trước năm 2020 [15] Việt Nam cũng đã ban hành nhiều quy định, chính sách với mục tiêu giảm 80% lượng CTXD vào năm 2025 [16] Điều này là do CTXD nặng nề và độc hại so với chất thải từ các ngành công nghiệp khác [1] CTXD thường được đổ bỏ bất hợp pháp, gây mất mỹ quan đô thị và dẫn đến các vấn đề môi trường nghiêm trọng như ô nhiễm không khí, đất và nước ngầm, người dân xung quanh cũng chịu nhiều tác động và ảnh hưởng đến sức khoẻ [7] CTXD bị đổ bừa bãi xuống sông, kênh, rạch … gây tắc nghẽn, dẫn đến ngập nước vào mùa mưa [7] Hình 1.6 và 1.7 minh hoạ việc đổ bỏ CTXD bất hợp pháp Vì thế, vấn đề quản lý CTXD hiệu quả luôn được quan tâm Quản lý CTXD hiệu quả mang lại nhiều lợi ích gồm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giảm sử dụng vật liệu thô để sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD), giảm chi phí từ việc giảm lượng VLXD và giảm chi phí từ việc xử lý chất thải, giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các bên liên quan trong ngành xây dựng, đặc biệt là các nhà thầu phụ, nhà thầu chính, nhà cung cấp
Hình 1.7: CTXD đổ bừa bãi ra bờ biển ở huyện Nghi Xuân [17]
Mục tiêu đề tài
Đa số các dự án hiện nay chưa chú trọng vào vấn đề quản lý và giảm thiểu CTXD, quy trình quản lý CTXD chưa đạt được hiệu quả nên chưa tối ưu hóa được chi phí dự án, gây ô nhiễm môi trường Do đó, nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu sau:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý CTXD tại Việt Nam
- Xác định các mối quan hệ và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả quản lý CTXD nhằm hướng tới phát triển bền vững (PTBV)
- Đề xuất quy trình quản lý CTXD hướng tới mục tiêu PTBV công nghiệp xây dựng, giảm được lượng lớn CTXD thải ra môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, tiết kiệm chi phí cho dự án.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi như sau:
- Dữ liệu khảo sát được lấy tại các công ty xây dựng tại Việt Nam
- Các đối tượng tham gia khảo sát, gồm: những người có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thiết kế, thi công và quản lý dự án như được thể hiện ở Hình 1.8
Hình 1.8: Các đối tượng tham dự khảo sát
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Giúp các bên tham gia (chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu chính/nhà thầu phụ và nhà cung cấp) nâng cao hiệu quả quản lý CTXD bằng cách xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý CTXD
- Tối ưu hóa chi phí sử dụng và hiệu quả thực hiện dự án
- Nâng cao nhận thức của các bên tham gia về quản lý CTXD b Về mặt học thuật
- Phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng để tìm ra mức độ tương quan và tầm quan Đối tượng tham gia khảo sát
Ban quản lý dự án
Nhà thầu chính/nhà thầu phụ Nhà cung cấp
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Các định nghĩa và khái niệm
2.1.1 Chất thải xây dựng (CTXD)
CTXD được định nghĩa trong nhiều văn bản pháp luật và TCVN 6705:2009 [18] (tiêu chuẩn đầu tiên định nghĩa CTXD) “là chất thải được thải ra khi phá dỡ, cải tạo các hạng mục/công trình xây dựng cũ, hoặc từ quá trình xây dựng các hạng mục/công trình mới (nhà, cầu cống, đường giao thông …), như vôi vữa, gạch ngói vỡ, bê tông, ống dẫn nước bằng sành sứ, tấm lợp, thạch cao … và các vật liệu khác”
Trong Nghị định 38/2015/NĐ-CP [19], CTXD là chất thải rắn từ hoạt động xây dựng (kể cả cải tạo, phá dỡ công trình) phải được phân loại và quản lý như sau: a) Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào cọc móng được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp; b) Đất đá, chất thải rắn từ vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng) được tái chế làm vật liệu xây dựng hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng hoặc chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng; c) Chất thải rắn có khả năng tái chế như thủy tinh, sắt thép, gỗ, giấy, chất dẻo được tái chế, tái sử dụng; d) Chất thải nguy hại được phân loại riêng và quản lý theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật hướng dẫn về quản lý chất thải nguy hại
Thông tư 08/2017/TT-BXD [20] định nghĩa “CTXD là chất thải rắn phát sinh trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình (bao gồm công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ)”
Lockrey nhận thấy CTXD thường được tạo ra trong giai đoạn xây dựng, phá dỡ và cải tạo tòa nhà, giải phóng mặt bằng và khai quật đường Thành phần CTXD thường gồm bê tông, gạch, đất, cát, thép và polyme [21]
Cơ quan bảo vệ môi trường ở Úc mô tả CTXD là chất thải rắn do các công trình xây dựng gây ra, có chứa chất thải từ các hoạt động xây dựng và phá dỡ, nhựa đường và đào đắp Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ cho rằng CTXD gồm các vật liệu như thép, bê tông, nhựa đường, gỗ, thạch cao, gạch và ngói đất sét [22]
Luangcharoenrat et al [4] đã tìm hiểu khái niệm về CTXD ở các nước Ở Hoa Kỳ, CTXD là chất thải được tạo ra trong quá trình xây dựng, cải tạo, hoặc phá dỡ công trình Các thành phần của CTXD bao gồm bê tông, nhựa đường, gỗ, kim loại, tấm tường thạch cao và tấm lợp Ở Hồng Kông, CTXD là kết quả của các hoạt động xây dựng và những gì còn lại trên các công trường xây dựng, cho dù nó đã được sử dụng hay lưu trữ Rác thải xây dựng ở Hồng Kông được chia thành hai nhóm: chất thải trơ và không trơ Hình 2.1, 2.2, 2.3 minh hoạ một số CTXD ở Việt Nam
Hình 2.1: Gạch, bê tông, đất cát từ việc phá dỡ công trình nhà ở [23]
Hình 2.2: CTXD từ phá dỡ các toà nhà [23]
Hình 2.3: Bê tông nhựa cũ từ công tác cào bóc mặt đường [23]
Nghiên cứu của Chinda đã xếp hạng thành phần vật liệu trong CTXD, xem Bảng 2.1 [24]
Bảng 2.1: Thứ hạng những thành phần chính của CTXD [24]
1 Bê tông Đất Đất Bê tông
2 Kim loại Cao su Hồ xi măng/bùn Xi măng
3 Vữa Gỗ Bê tông Gạch
5 Nhựa Bê tông Gạch Ngói
Luangcharoenrat et al [4] tổng hợp các thành phần CTXD (được đánh dấu như Bảng 2.2) tại các quốc gia
Bảng 2.2: Các thành phần CTXD tại châu Âu, Anh và Mỹ [4]
2.1.2 Quản lý chất thải xây dựng và quy trình quản lý
Thông tư 08/2017/TT-BXD [20] định nghĩa “quản lý CTXD là các hoạt động kiểm soát CTRXD trong suốt quá trình từ phát sinh, phân loại đến thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời, tái chế, xử lý hoặc tái sử dụng nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người” Luật xây dựng [25] yêu cầu nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm quản lý CTXD, các loại đất, đá, chất thải rắn phải được thu gom, tái sử dụng, lưu giữ và vận chuyển đến nơi xử lý chất thải theo quy định của luật bảo vệ môi trường [26] Việc quản lý CTXD rất phức tạp vì mỗi công tác trong vòng đời dự án đều tạo ra CTXD (Hình 2.4) [14] Yuan [27] đã định nghĩa hiệu quả quản lý CTXD là mức độ đạt được các mục tiêu khi thực hiện quản lý CTXD; trong đó: các mục tiêu chủ yếu liên quan tới thúc đẩy đồng thời kinh tế, môi trường và xã hội
Hình 2.4: Các bước xử lý CTXD trong quá trình xây dựng [14]
Lập kế hoạch chuyển và Vận lưu trữ
Thi công ở công trường Phân loại Tái sử dụng và tái chế
Trong quá trình xây dựng dự án, mỗi giai đoạn đều cần quản lý CTXD; vì vậy, cần có quy trình quản lý CTXD phù hợp Wu et al [28] đã so sánh phương pháp quản lý CTXD hướng đến PTBV ở nhiều quốc gia, thể hiện ở Bảng 2.3 Lưu ý: trong Bảng 2.3, biện pháp đánh dấu là biện pháp được sử dụng, không đánh dấu X là không sử dụng ở quốc gia đó
Bảng 2.3: Phương pháp quản lý CTXD ở các quốc gia [28]
Quốc Úc Hồng Kông Các quy định rõ ràng đối với CTXD
Khuyến khích giảm chất thải từ nguồn
Khuyến khích phân loại rác
Có cẩm nang hướng dẫn minh họa và các trường hợp thực tế
Phí đổ CTXD tại bãi đổ cao
Cấm chôn lấp chất thải dễ cháy
Công nghệ tái chế lớn mạnh, hiện đại
Kiểm soát chất lượng rác thải tái chế
Xếp hạng công trình xanh
Xây dựng hệ thống trao đổi
Wu et al [28] đã xây dựng quy trình quản lý CTXD ở Hồng Kông theo các chính sách, như Hình 2.5 Tuy nhiên, quy trình vẫn chưa cụ thể cho toàn dự án xây dựng
Nguyên tắc 3R+I Chính sách hướng dẫn
Ban hành các quy định cụ thể
Hiệu quả quản lý CTXD Áp dụng các công nghệ tái chế tiên tiến
Phát triển thị trường tái chế lớn mạnh
Ban hành chi phí chôn lấp cao
Hình 2.5: Quy trình thúc đẩy quản lý CTXD hiệu quả ở Hồng Kông [28]
Ismam và Ismai [14] đã nghiên cứu mô hình quản lý bền vững CTXD, được trình bày ở Hình 2.6 Mô hình nhấn mạnh chính phủ đóng vai trò quan trọng trong quản lý CTXD bằng việc đưa ra các quy định, chính sách, công nghệ và hướng dẫn Bốn biện pháp này được sử dụng để đảm bảo chiến lược 3R được thực hiện một cách hiệu quả Tuy nhiên, mô hình chưa đề cập đến vai trò của các bên liên quan khác trong dự án
Hình 2.6: Quy trình quản lý CTXD theo 3R [14]
2.1.3 Phát triển bền vững (PTBV) Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (World Commission on Environment and Development - WCED) [22] đã nhận định PTBV là phát triển để đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân về môi trường sống tốt hơn mà không gây ảnh hưởng lớn đến thế hệ mai sau PTBV đặt trọng tâm vào tầm quan trọng của sự đồng phát triển của môi trường, kinh tế và xã hội
Hay nói cách khác, xây dựng bền vững được hiểu là “việc sáng tạo và quản lý một cách có trách nhiệm môi trường nhân tạo lành mạnh dựa trên các nguyên tắc về sử dụng nguồn lực hiệu quả và nguyên tắc về sinh thái” [29] Ba trụ cột của PTBV được thể hiện trong Hình
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG XÂY DỰNG Đạt được
Nguyên tắc 4R trong quản lý CTXD Vòng đời dự án
Vai trò Chính phủ Quy định Chính sách Công nghệ Hướng dẫn
Tái sử dụng Đổ bỏ
Kế hoạch Phát triển Sản xuất Thiết kế
Duy trì khu vực xây dựng
Hình 2.7: Ba trụ cột của PTBV [29]
Giải pháp để PTBV trong xây dựng là hình thành quy trình xây dựng bền vững, đảm bảo phát triển công trình và các đô thị bền vững, hướng tới đảm bảo môi trường xanh sạch, chất lượng đời sống cư dân được nâng cao [29] (xem Hình 2.8)
VẤN ĐỀ Môi trường xuống cấp, chất lượng cuộc sống suy giảm
GIẢI PHÁP Phát triển bền vững
QUY TRÌNH Quy trình xây dựng bền vững ĐẦU RA Công trình và thành phố bền vững
THÀNH QUẢ Môi trường xanh sạch, chất lượng cuộc sống được cải thiện
Hình 2.8: Lộ trình đơn giản hóa của xây dựng bền vững [29]
Liu et al [6] đã nghiên cứu PTBV xây dựng giúp làm giảm chất thải, phát triển tái chế, giảm chôn lấp chất thải, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Nhìn chung, hầu hết nghiên cứu trong và ngoài nước tập trung vào vấn đề quản lý CTXD và làm sao giảm thiểu CTXD để tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế và chưa bám sát với tình hình thực tế Việt Nam Bảng 2.4 trình bày tóm lược tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Dựa trên đó, các nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý CTXD tại Việt Nam được tổng hợp qua Bảng 2.5.
Bảng 2.4: Tóm lược nội dung của các bài báo, nghiên cứu
STT Tác giả Tên đề tài Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả
Các nhân tố ảnh hưởng nỗ lực quản lý CTXD ở các nước đang phát triển: Thái Lan [30]
Nghiên cứu điều tra mức độ cam kết của các bên liên quan đến xây dựng cũng như việc xử lý CTXD nhằm cải thiện và thiết lập chiến lược quản lý CTXD dài hạn ở Thái Lan Áp dụng mô hình SEM để phân tích ảnh hưởng và mối quan hệ của các yếu tố đến quản lý CTXD Chọn 34 dự án từ nhiều tỉnh để khảo sát
Chủ đầu tư và ban quản lý dự án quan tâm nhiều nhất đến lợi ích kinh tế Ngược lại, công nhân xây dựng và người dân địa phương quan tâm nhất đến các vấn đề sức khỏe và an toàn Ngoài ra, các yếu tố bền vững kinh tế và xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý chất thải
Mô hình phân tích chi phí-lợi ích của quản lý CTXD trong toàn bộ chuỗi chất thải [31]
Nghiên cứu này làm nổi bật các động lực và mối quan hệ giữa quản lý CTXD và phân tích chi phí - lợi ích của quá trình này
Xây dựng mô hình động lực học hệ thống (SD) phân tích chi phí-lợi ích của việc quản lý CTXD trong suốt vòng đời chất thải dựa trên các yếu tố có trong mô hình, phát triển sơ đồ vòng lặp nhân quả và phân tích tương quan giữa chúng bằng phần mềm iThink
Nghiên cứu cho thấy lợi ích từ quản lý CTXD sẽ thực hiện được Ngoài ra, người dân phải chịu chi phí môi trường cao hơn do việc đổ bỏ bất hợp pháp gây ra Kết quả mô phỏng cũng gợi ý rằng quy định hiện hành cần được thúc đẩy để tạo điều kiện tăng lợi ích lên đáng kể, phù hợp từ việc thực hiện quản lý CTXD
Các chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý CTXD [27]
Nghiên cứu xác định các chỉ số chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý CTXD
Dựa vào kết quả các nghiên cứu trước để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý CTXD
Nghiên cứu xác định 30 chỉ số chính ảnh hưởng đến hiệu quả tổng thể của quản lý CTXD và phát triển khung đánh giá hiệu quả quản lý CTXD
Thực hiện mô hình chiến lược quản lý bền vững chất thải xây dựng [14]
Mục đích của bài báo là phát triển khuôn khổ về thực hiện quản lý bền vững CTXD Đánh giá báo cáo từ chính phủ trong việc quản lý CTXD, đặc biệt chú trọng nghiên cứu các quốc gia như Anh, Trung Quốc, Singapore Từ đó, xây dựng
Chính phủ là trụ cột chính trong việc giải quyết các vấn đề về quản lý CTXD Ba nguyên tắc chính để quản lý CTXD là giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế Từ đó, bốn biện pháp hiệu quả nhất được đưa ra là quy định,
STT Tác giả Tên đề tài Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả khuôn khổ và chiến lược quản lý CTXD phù hợp chính sách, công nghệ và hướng dẫn
Chinda, 2016 Điều tra các yếu tố tác động đến quyết định tái chế chất thải xây dựng [24]
Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định tái chế CTXD bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
Tổng hợp 20 nhân tố ảnh hưởng đến tái chế CTXD
Sau đó, xây dựng bảng câu hỏi và khảo sát 80 công ty xây dựng Tiến hành phân tích nhân tố khám phá và phân tích thứ bậc AHP để xác định trọng số từng nhân tố và xác định yếu tố chính và yếu tố phụ trong tái chế CTXD
Kết quả cho thấy trong ba nhân tố chính (kinh tế, thị trường và hoạt động tại công trường và các yếu tố môi trường), yếu tố thị trường và hoạt động tại công trường là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến tái chế chất thải Các vấn đề cần quan tâm là tính có sẵn của thị trường tái chế và sự cạnh tranh mãnh liệt Ngoài ra, thiết bị phân loại CTXD cụ thể có chi phí cao là vấn đề đáng lo ngại của nhiều công ty
Tái chế chất thải xây dựng và phá dỡ tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức [21]
Mặc dù ngành xây dựng ở Việt Nam phát triển nhanh chóng nhưng xử lý CTXD ở Việt Nam vẫn chưa tốt Bài báo này chủ yếu tìm nguyên nhân và phương án giải quyết vấn đề này
Xem xét các nghiên cứu liên quan sau đó phỏng vấn các bên liên quan và đến các địa điểm xây dựng thực tế Kế tiếp, phân tích MFA ước tính số lượng và lập bản đồ lưu lượng CTXD và phá dỡ (tức là bê tông) cho một khu vực đô thị lớn (ví dụ: Hà Nội), theo dõi dòng chảy cuối cùng đến bãi chôn lấp hoặc tái chế
Nghiên cứu đưa ra các chiến lược hiệu quả với chi phí thấp cho các dự án xây dựng của nhà nước và tư nhân
Nghiên cứu đã dự đoán số lượng bê tông từ CTXD có thể chuyển hướng sang tái chế vì lượng CTXD sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 Điều này cho thấy quốc gia đang phát triển sẽ bị ô nhiễm nặng nếu không khắc phục
Nghiên cứu tìm ra mức độ quan trọng của các Xác định 34 nguyên nhân từ các nghiên cứu trước và lập Nghiên cứu đã xác định 3 nguyên nhân "thay đổi thiết kế thường
STT Tác giả Tên đề tài Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả
Tóm tắt chương II
Chương này đã nêu được khái niệm về CTXD, quản lý CTXD và PTBV Tổng hợp các nghiên cứu trước để xác định sơ bộ 29 nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý CTXD.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình thực hiện nghiên cứu
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành tổng hợp tài liệu tham khảo và ý kiến chuyên gia về các nhân tố tác động đến quản lý CTXD Sau đó, tác giả thực hiện khảo sát đại trà và thu thập dữ liệu để tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý CTXD Trình tự thực hiện theo 5 bước sau (Hình 3.1):
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
Từ các nghiên cứu trước, xác định sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTXD, tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia và những người có kinh nghiệm
Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu
Kết hợp ý kiến vài chuyên gia và kinh nghiệm bản thân, chọn lọc ra các yếu tố phù hợp với nội dung chuẩn bị khảo sát Thiết kế bảng câu hỏi và tiến hành pilot test, sau đó, tiến hành khảo sát đại trà đối với những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công và quản lý dự án như chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu chính/phụ và đơn vị cung cấp VLXD
Bước 3: Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Các dữ liệu thu thập được tổng hợp vào phần mềm SPSS để tiến hành thống kê xếp hạng và kiểm định độ tin cậy của thang đo Sau khi kết quả đạt yêu cầu, tiến hành phân tích EFA để loại bỏ những biến không đạt ra khỏi mô hình nghiên cứu
Bước 4: Phát triển và phân tích mô hình
Các biến quan sát sẽ được đưa vào mô hình CFA để kiểm định mô hình cấu trúc và xác định độ phù hợp Phân tích CFA được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của mô hình đo lường và cấu trúc lý thuyết của các thang đo Sau đó, tác giả sử dụng mô hình cấu trúc SEM để kiểm định mối tương quan giữa các nhóm yếu tố và hiệu quả quản lý CTXD Từ đó, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTXD và yếu tố ảnh hưởng lớn nhất trong nhóm yếu tố
Từ các yếu tố ảnh hưởng, tác giả đưa ra kết luận và đề xuất quy trình quản lý CTXD hiệu quả hơn nhằm giảm lượng CTXD trong dự án, giúp tiết kiệm chi phí, giảm ô nhiễm Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra mặt hạn chế cũng như đề xuất hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai
Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý CTXD tại
Tham khảo các nghiên cứu trước và ý kiến chuyên gia
Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu
- Sắp xếp các nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý CTXD
- Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Phát triển và phân tích mô hình Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Phát triển quy trình quản lý CTXD theo hướng phát triển bền vững
Xác định lại cấu trúc mô hình và loại bỏ các biến không phù hợp bằng EFA
Xác định vấn đề nghiên cứu:
Các nguyên nhân ảnh hưởng quản lý CTXD tại Việt Nam
- Dùng CFA để kiểm định và loại bỏ những biến kém ý nghĩa trong mô hình
- Kiểm định các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu bằng SEM
Hình 3.1: Sơ đồ thực hiện nghiên cứu
Thiết kế bảng câu hỏi
Ngoài các nguyên nhân tham khảo từ các nghiên cứu trước, tiến hành pilot test để tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia Tám chuyên gia với kinh nghiệm trên 10 năm tham gia pilot test gồm 5 chuyên gia thuộc chủ đầu tư/ban quản lý dự án, 2 chuyên gia thuộc nhà thầu, 1 chuyên gia tư vấn thiết kế Từ đó, một số nguyên nhân đã được bổ sung vào Bảng 3.1
Bảng 3.1: Các nguyên nhân đề xuất từ pilot test
STT YẾU TỐ NGUỒN THAM
1 Khảo sát địa chất chưa chính xác Ý kiến chuyên gia
2 Thiết kế sai do thiếu kiến thức và kinh nghiệm Ý kiến chuyên gia
3 Tay nghề kém/thi công ẩu Ý kiến chuyên gia
4 Phương pháp thi công chưa phù hợp Ý kiến chuyên gia
5 Tổ chức thi công và quản lý công nhân chưa hiệu quả Ý kiến chuyên gia
6 Nguyên liệu thô có sẵn với chi phí thấp nên được ưu tiên hơn vật liệu tái chế, làm giảm ứng dụng vật liệu tái chế Ý kiến chuyên gia
7 Văn hóa Ý kiến chuyên gia
Bảng 3.2 tổng hợp 36 nguyên nhân ảnh hưởng quản lý CTXD tại Việt Nam Bảng 3.3 thể hiện các yếu tố đánh giá hiệu quả quản lý CTXD Từ các nguyên nhân này, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi để khảo sát (Phụ lục 1) và xây dựng mô hình phân tích đánh giá
Bảng 3.2: Tổng hợp các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quản lý CTXD tại Việt Nam
KHẢO CHI TIẾT TIẾNG ANH
1 Hệ thống pháp lý về quản lý
CTXD chưa chi tiết, rõ ràng [7], [30]
Hiện nay, quy định về quản lý CTXD chưa nêu rõ cách thức quản lý và thực hiện Hệ thống pháp lý chưa quy định rõ ràng về bãi đổ, cách tái chế và tái sử dụng CTXD, các bước chi tiết thực hiện quản lý CTXD, gây khó khăn cho người quản lý thực hiện việc quản lý CTXD
2 Chế tài pháp luật về quản lý
CTXD chưa đủ sức răn đe [30], [11]
Chưa có các quy định về mức xử phạt nặng đối với việc đổ bỏ CTXD bừa bãi nên việc quản lý CTXD thường bị bỏ qua
3 Thiếu chính sách khuyến khích kinh tế cụ thể cho doanh nghiệp [6], [9], [34], [11]
Hiện chưa có chính sách giảm giá, ưu tiên cho doanh nghiệp có kế hoạch quản lý CTXD tốt khi tham dự đấu thầu, thiếu chính sách khuyến khích kinh tế cho doanh nghiệp thi công sử dụng vật liệu tái chế hoặc giảm được lượng CTXD khi thi công
Trợ cấp từ chính phủ là công cụ hiệu quả khiến các doanh nghiệp chú ý đến quản lý CTXD
Lack of supported regulation from government
Rất ít kế hoạch từ chính phủ để giảm CTXD từ nguồn và phát triển bền vững
CTXD cần được giảm hoặc ngăn chặn từ nguồn, sau đó mới xử lý CTXD phát sinh Việc lên kế hoạch ngăn chặn phát sinh chất thải từ giai đoạn lập dự án và thiết kế
Shortage of laws and enforcement in
KHẢO CHI TIẾT TIẾNG ANH ban đầu có tác động lớn đến giảm thiểu CTXD
Thiếu chính sách phát triển công nghệ mới và tái chế
CTXD làm vật liệu xanh
Hiện nay, chưa có chính sách bắt buộc đưa công nghệ mới vào quản lý CTXD hay sử dụng công nghệ để tái chế CTXD Chính sách nghiên cứu, phát triển công nghệ của chính phủ còn ít
Lack of standards and criteria for recycled materials from CDW
Hợp đồng còn sai sót và thiếu các điều khoản cụ thể về quản lý CTXD
Hợp đồng có tính ràng buộc và có ý nghĩa quyết định đến giảm thiểu CTXD Tuy nhiên, các hợp đồng hiện nay chưa có phương án xử lý CTXD, chưa xây dựng kế hoạch và phương án quản lý CTXD cụ thể
Việc giảm thiểu các sai sót trong hợp đồng giúp giảm thiểu lãng phí
7 Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công [4], [33], [1]
Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công làm thay đổi VLXD, phát sinh CTXD gây ảnh hưởng đến môi trường
Design changes during construction progress
8 Khảo sát địa chất chưa chính xác Chuyên gia Địa hình, địa chất khảo sát sai lệch so với thực tế dẫn đến thay đổi thiết kế hoặc thay đổi vật liệu phù hợp sẽ làm phát sinh CTXD
KHẢO CHI TIẾT TIẾNG ANH thi công khi xây dựng và đặt hàng vật liệu, ảnh hưởng đến quản lý CTXD
10 Thiết kế chi tiết quá phức tạp [33], [37]
Thiết kế phức tạp làm cho nhà thầu thi công phải sử dụng nhiều loại vật liệu, gia công tạo hình nhiều lần
11 Thiết kế sai do thiếu kiến thức và kinh nghiệm Chuyên gia Thiếu kiến thức chuyên môn dẫn đến kết cấu sai, phải bỏ để thực hiện lại
Wrong design due to lack of knowledge and experience
Thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan trong cả vòng đời dự án
Cần có sự tham gia của các bên từ lúc bắt đầu hình thành dự án đến kết thúc dự án để giảm thiểu CTXD Nhiều bên tham gia chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm lẫn nhau, phối hợp thực hiện dự án nhanh hơn và tối ưu hiệu quả quản lý CTXD
Lack of communication between project parties
Nhận thức về bảo vệ môi trường giữa các bên liên quan còn kém
Các bên tham gia chưa nhận thức được tầm quan trọng của quản lý CTXD cũng như tác hại CTXD gây ra đối với môi trường, kinh tế và sức khoẻ con người Sự quan tâm của cộng đồng về quản lý CTXD còn thấp
Kế hoạch quản lý CTXD của các doanh nghiệp còn kém và rất ít
Lập kế hoạch xử lý chất thải cụ thể cho từng giai đoạn thực hiện Việc lập kế hoạch cụ thể giúp người quản lý dự án kiểm soát được tiến độ thi công và lượng CTXD của công trình
Lack of on-site waste management plans and inadequate strategy for
KHẢO CHI TIẾT TIẾNG ANH waste minimisation
15 Thiếu kinh nghiệm và kiến thức xử lý CTXD [4], [9], [10]
Công nhân sử dụng vật liệu không đúng cách do thiếu kinh nghiệm và đào tạo sẽ tạo ra lượng lớn CTXD Ngoài ra, do thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên khi gia công các vật liệu như thép, họ không tối ưu được số lượng cần sử dụng, dẫn đến làm tăng chi phí và tăng lượng CTXD
Unskilled labour, lack of training and experience
16 Năng lực quản lý CTXD kém [7], [9], [35]
Các nhà quản lý dự án hầu như không được đào tạo cách quản lý lượng chất thải và phương pháp xử lý từng loại cụ thể Hầu hết mọi người chỉ biết đến đổ thải CTXD và cho rằng đó là cách nhanh nhất và đơn giản nhất
Ineffective management of construction waste
17 Tay nghề kém/thi công ẩu Chuyên gia Tay nghề kém khi thi công sẽ tạo ra nhiều vật liệu dư
18 Phương pháp thi công chưa phù hợp Chuyên gia
Biện pháp thi công chưa phù hợp, chưa tối ưu năng suất thi công cũng như tính chất của vật liệu sẽ gây lãng phí VLXD
Inappropriate construction methods, waste from cutting uneconomical shapes
KHẢO CHI TIẾT TIẾNG ANH không được sử dụng, làm thất thoát tiền bạc, giảm giá trị dự án
20 Tổ chức kho bãi và bảo quản vật liệu xây dựng chưa hiệu quả [4], [6], [10]
Phương pháp lưu trữ và bảo quản vật liệu xây dựng tại các kho bãi là rất quan trọng, giúp ngăn ngừa hư hỏng vật liệu và các tổn thất khác Đồng thời, kho VLXD nên càng gần với công trình thi công càng tốt, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển, làm giảm nguy cơ hư hỏng vật liệu trong quá trình vận chuyển
Inefficient storage of materials on site and improper methods used for storage
21 Tổ chức thi công và quản lý công nhân chưa hiệu quả Chuyên gia Tổ chức thi công không hợp lý sẽ hao phí thời gian, chi phí và vật liệu
Inefficient organizing at construction site
22 Thiếu kiểm tra, giám sát thường xuyên [4], [10], [33]
Phân nhóm các nguyên nhân
Ba mươi sáu nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quản lý CTXD được chia thành 7 nhóm thể hiện ở Bảng 3.4
Bảng 3.4: Phân nhóm các biến phụ thuộc
STT NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CTXD
I Các yếu tố chính sách pháp lý
CS1 Hệ thống pháp lý về quản lý CTXD chưa chi tiết, rõ ràng
CS2 Chế tài pháp luật về quản lý CTXD chưa đủ sức răn đe
CS3 Thiếu chính sách khuyến khích kinh tế cụ thể cho doanh nghiệp về quản lý
CS4 Rất ít kế hoạch từ chính phủ để giảm CTXD từ nguồn và phát triển bền vững CS5 Thiếu chính sách phát triển công nghệ mới và tái chế CTXD làm vật liệu xanh CS6 Hợp đồng còn sai sót và thiếu các điều khoản cụ thể về quản lý CTXD
II Các yếu tố thiết kế
TK1 Thay đổi thiết kế thường xuyên trong quá trình thi công
TK2 Khảo sát địa chất chưa chính xác
TK3 Thiếu thông tin thiết kế, các chi tiết chưa rõ ràng, kích thước chưa chuẩn
TK4 Thiết kế chi tiết quá phức tạp
TK5 Thiết kế sai do thiếu kiến thức và kinh nghiệm
TK6 Thiếu sự phối hợp giữa các bên tham gia trong cả vòng đời dự án
III Các yếu tố về quản lý
QL1 Nhận thức về bảo vệ môi trường giữa các bên tham gia còn kém
QL2 Kế hoạch quản lý CTXD của doanh nghiệp còn kém và rất ít
QL3 Thiếu kinh nghiệm và kiến thức xử lý CTXD
STT NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CTXD
TC1 Tay nghề kém/thi công ẩu
TC2 Phương pháp thi công chưa phù hợp
TC3 Sử dụng vật liệu chưa phù hợp, còn dư/chưa sử dụng
TC4 Tổ chức kho bãi và bảo quản VLXD chưa hiệu quả
TC5 Tổ chức thi công và quản lý công nhân chưa hiệu quả
TC6 Thiếu kiểm tra/kiểm định chất lượng/giám sát thường xuyên
TC7 Áp lực về thời gian hoàn thành dự án
TC8 Chưa thực hiện xử lý chất thải tại chỗ
V Các yếu tố công nghệ và tái chế
CN1 Chưa ứng dụng công nghệ hiện đại trong thiết kế và thi công
CN2 Chưa ứng dụng các loại vật liệu tái chế, vật liệu xanh khi thực hiện dự án
CN3 Thiếu máy móc, thiết bị tái chế CTXD
CN4 Số lượng bãi thu gom xử lý CTXD còn ít
CN5 Chi phí tái chế cao
CN6 Nguyên liệu thô có sẵn với chi phí thấp nên được ưu tiên hơn vật liệu tái chế, làm giảm ứng dụng vật liệu tái chế
VI Các yếu tố cung ứng
CU2 Thiệt hại trong quá trình vận chuyển và dỡ hàng
CU3 Lỗi của nhà cung cấp
VII Các yếu tố bên ngoài
BN2 Trộm cắp và phá hoại
Bố cục bảng câu hỏi như sau:
Phần giới thiệu: Giới thiệu tên đề tài, mục đích khảo sát, khái niệm về CTXD để người khảo sát hiểu và hợp tác cho nghiên cứu này
Phần A: Phần thông tin chung Phần này nhằm mục đích thu thập khái quát thông tin của người thực hiện khảo sát, đây là phần đầu vào quan trọng trong việc quyết định kết quả khảo sát
Phần B: Trình bày những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý CTXD và các mục trả lời theo 5 mức độ của thang đo Liker để đánh giá mức độ ảnh hưởng
Phần C: Trình bày các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý CTXD và các mục trả lời theo
5 mức độ của thang đo Liker để đánh giá mức độ hiệu quả
Nội dung chi tiết của bảng câu hỏi được trình bày ở phần Phụ lục 1.
Xác định số lượng mẫu
Hair et al [39] kích thước mẫu phải lớn hơn số lượng biến và số lượng mẫu tối thiểu là 50 mẫu Theo Hoàng và Chu [40], kích thước mẫu thường phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến trong phân tích nhân tố Kích thước mẫu sử dụng kỹ thuật SEM cần ít nhất 100 để có kết quả tin cậy hợp lý và trên 200 để tránh nguy cơ mẫu không chuẩn Nghiên cứu thu thập được 221 mẫu.
Phương thức lấy mẫu
Phương thức lấy mẫu là lấy mẫu thuận tiện (convenience sampling)
Phương thức thu thập dữ liệu
Bảng câu hỏi được chuyển đến người khảo sát theo hai cách khảo sát trực tiếp và khảo sát Online trong đó những đối tượng được khảo sát là những người tham gia thuộc lĩnh vực xây dựng Kết quả khảo sát (Bảng 3.5) như sau:
+ Khảo sát trực tiếp: 50 bảng câu hỏi được phát đi và kết quả thu lại được 30 bảng trả
+ Khảo sát online: khảo sát bằng Google Docs, thu được 191 phản hồi đều hợp lệ do có cài đặt trong Google Docs yêu cầu phải trả lời đầy đủ các câu hỏi bắt buộc trước khi đến bước tiếp theo
Bảng 3.5: Tỉ lệ trả lời bảng câu hỏi
Hình thức khảo sát Số bảng khảo sát phát ra
Số bảng khảo sát thu về Tần suất
Xử lý số liệu
Qua kết quả khảo sát thu được 221 phần câu hỏi hợp lệ và tiếp tục kiểm tra duyệt lại các bảng câu hỏi có khả năng làm chệch dữ liệu phân tích (Bảng 3.6)
Loại 73 bảng câu hỏi của các đối tượng có kinh nghiệm làm việc ít hơn 3 năm vì chưa đủ kinh nghiệm để đánh giá đúng thực trạng quản lý CTXD
Loại 02 bảng câu hỏi lựa chọn mức độ ảnh hưởng ở cùng một mức độ như nhau
Có 1 bảng câu hỏi chọn vai trò khác trong dự án; tuy nhiên, đáp án này là kỹ thuật làm hồ sơ, có vai trò liên quan đến xây dựng nên tác giả giữ lại để tiến hành các phân tích sau
Qua bước kiểm tra sơ bộ nghiên cứu, còn lại 146 bảng câu hỏi hợp lệ để tiến hành phân tích các bước tiếp theo
Bảng 3.6: Xử lý số liệu bảng khảo sát
Số bảng khảo sát thu được
Số bảng khảo sát bị loại
Số bảng khảo sát được sử dụng Tỷ lệ đạt yêu cầu
Phân tích dữ liệu
Nội dung phương pháp và công cụ nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.7
Bảng 3.7: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
STT Nội dung/ Phân tích dữ liệu Phương pháp và công cụ
1 Phân tích thống kê mô tả
-Biểu diễn dữ liệu dưới dạng đồ thị, bảng biểu và tổng hợp dữ liệu, tính các hàm số mẫu như trung bình mẫu, phương sai mẫu -Sử dụng phần mềm SPSS 20
2 Phương pháp trị trung bình -Sử dụng phần mềm SPSS 20
3 Kiểm tra tương quan xếp hạng -Spearman Ranking correlations
-Sử dụng phần mềm SPSS 20
4 Kiểm định T-test -Sử dụng phần mềm SPSS 20
5 Phân tích độ tin cậy -Hệ số cronbach's Alpha
-Sử dụng phần mềm SPSS 20
6 Rút gọn phân nhóm các yếu tố mới phù hợp với dữ liệu thực tế
-Phân tích nhân tố khám phá EFA -Sử dụng phần mềm SPSS 20
7 Kiểm định mô hình và các thang đo mới
-Phân tích nhân tố khẳng định CFA -Sử dụng phần mềm AMOS 22
Xây dựng mô hình về mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý CTXD
-Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM -Sử dụng phần mềm AMOS 22
9 Đề xuất quy trình quản lý chất thải xây dựng hướng đến PTBV
3.8.1 Trị trung bình xếp hạng các nhân tố
Theo mức đánh giá của thang đo Likert 5 mức độ của người được khảo sát, trị trung bình mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả quản lý CTXD được sử dụng để phân tích các nội dung sau:
Sắp xếp được thứ hạng của các yếu tố theo mức độ ảnh hưởng theo giá trị từ cao đến thấp
Phân tích, dùng phương pháp lý luận, kinh nghiệm làm việc liên quan kết hợp với thực tế giải thích vị trí thứ hạng của các nhân tố
Đưa ra các nhận xét đánh giá về trị trung bình của các nhân tố
3.8.2 Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha kiểm định mức độ chặt chẽ mà các câu hỏi trong thang đo tương quan với nhau, đánh giá mức độ phù hợp của các biến trong thang đo Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:
1 > ≤ 0.8: Thang đo lường được đánh giá tốt
0.8 > 0.7: Thang đo lường sử dụng được
0.7 > 0.6: Thang đo lường có thể sử dụng với các nghiên cứu mới
3.8.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Theo Hoàng và Chu [40], trong EFA không có sự phân biệt biến phụ thuộc hay biến độc lập, trong đó toàn bộ các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đều được nghiên cứu EFA dùng để rút gọn 1 tập k biến quan sát thành 1 tập F (F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn dựa vào mối quan hệ tuyến tính giữa các biến quan sát với các nhân tố Phương pháp phân tích EFA giúp đánh giá 2 loại giá trị quan trọng của thang đo, đó là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Các bước thực hiện EFA được thể hiện trong Hình 3.2
XÂY DỰNG MA TRẬN TƯƠNG QUAN
TÍNH SỐ LƯỢNG NHÂN TỐ ĐẶT TÊN VÀ GIẢI THÍCH NHÂN TỐ
XOAY CÁC NHÂN TỐ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
Hình 3.2: Các bước thực hiện EFA
Theo Hair et al [39], hệ số tải nhân tố (Factor loading) phụ thuộc vào kích thước mẫu được xác định trong Bảng 3.8
Bảng 3.8: Hệ số tải nhân tố ứng với kích thước mẫu [39]
Factor loading Kích thước mẫu
3.8.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis)
Phân tích CFA xác định xem các nhân tố và các biến đo lường trên những nhân tố đó có phù hợp với cái được mong đợi trên nền tảng lý thuyết đã được thiết lập trước đó Bảng 3.9 trình bày các chỉ số đánh giá mô hình CFA và SEM theo Hair và et al [39]
Kiểm định Chi-square cho phép so sánh ma trận hiệp phương sai quan sát với ma trận hiệp phương sai ước tính
GFI là một trong một số chỉ số phù hợp tuyệt đối Nó thể hiện rõ lý thuyết giả định phù hợp với dữ liệu như thế nào GFI bị ảnh hưởng bởi kích thước mẫu Giá trị của nó nằm trong khoảng từ 0 đến 1, và các giá trị có xu hướng tăng theo kích thước mẫu
Các nghiên cứu thường so sánh giá trị chi-square với mô hình giả thuyết Trong số các chỉ số đó là chỉ số so sánh phù hợp (CFI) Chỉ số này hiệu quả đối với các cỡ mẫu nhỏ hơn
Chỉ số Tucker – Lewis (TLI) thường dùng để so sánh kích thước mẫu và độ phức tạp của mô hình
Sai số bình phương trung bình gốc của xấp xỉ (RMSEA) Nó chọn mô hình với số lượng tham số ít nhất
Bảng 3.9: Chỉ số đánh giá CFA [39]
Chi-square CMIN càng nhỏ càng tốt
Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do
CMIN/df ≤ 2, một số trường hợp có thể CMIN/df ≤ 3
GFI (Goodness of Fit Index) 0.9 ≤ GFI ≤ 1
CFI (Comparative Fit Index) 0.9 ≤ CFI ≤ 1
TLI (Tuckey & Lewis Index) 0.9 ≤ TLI ≤ 1
RMSEA ≤ 0.05 được xem là rất tốt
Các phương pháp hồi quy bội, phân tích nhân tố, phân tích phương sai đa biến đều có chung một điểm hạn chế là chỉ có thể kiểm tra một mối quan hệ duy nhất tại một thời điểm Mô hình phương trình cấu trúc (SEM) tính toán đồng thời nhiều phương trình hồi quy riêng biệt nhưng phụ thuộc lẫn nhau bằng cách xây dựng mô hình cấu trúc thể hiện mối quan hệ phụ thuộc giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc [39]
Ba đặc điểm phân biệt SEM với các phương pháp khác:
1 Ước lượng các mối quan hệ phụ thuộc
2 Thể hiện các khái niệm chưa được quan sát trong các mối quan hệ và đo lường lỗi trong quá trình ước tính
3 Xây dựng mô hình giải thích toàn bộ các mối quan hệ
Theo Ikediashi và et al [41], SEM là một công cụ chủ yếu dành cho xã hội học và tâm lý học được phát triển bởi Goldberger (1975) và Joereskog (1981) Về mặt lý thuyết, SEM được tạo thành từ hai mô hình cụ thể, đó là: mô hình đo lường và mô hình cấu trúc Mô hình đo lường đánh giá mức độ phù hợp của các biến tiềm ẩn để đánh giá độ tin cậy của chúng và mối quan hệ giữa biến đo lường và biến tiền ẩn; trong khi mô hình cấu trúc mô hình hóa các mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn bằng cách mô tả phương sai Các nghiên cứu đã chứng minh SEM là một công cụ khả thi để định lượng các mối quan hệ trong các trường hợp phức tạp trong lĩnh vực quản lý xây dựng
Các bước trong kiến trúc SEM được thể hiện ở Hình 3.3
Hình 3.3: Các bước trong kiến trúc SEM
Tóm tắt chương III
Chương này đã đưa ra quy trình nghiên cứu gồm 6 bước và cách thức thực hiện nghiên cứu một cách tổng quát
- Quy trình khảo sát: cách thiết kế và cấu trúc bảng khảo sát, xác định cỡ mẫu dự kiến, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
- Phương pháp dùng để phân tích dữ liệu khảo sát
Bước 1 • Chỉ định mô hình (Model Specification)
Bước 2 • Nhận dạng mô hình (Model Identification)
Bước 3 • Ước lượng mô hình (Model Estimation)
Bước 4 • Đánh giá độ thích hợp của mô hình (Assesing Fit of the Model)
Bước 5 • Hiệu chỉnh mô hình (Model Modification)
THỐNG KÊ VÀ XẾP HẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI XÂY DỰNG
Thống kê mô tả
Thống kê mô tả được thực hiện cho 146 mẫu như đã trình bày trong Chương III
Số năm công tác được thể hiện ở Bảng 4.1
Bảng 4.1: Số năm công tác
Thời gian Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích luỹ (%)
Trong 146 mẫu thu thập được, có khoảng 41.8% người tham gia có số năm làm việc từ 03 năm đến 05 năm, thời gian làm việc từ 05 đến 10 năm chiếm 30.1%, và trên 10 năm kinh nghiệm làm việc chiếm 28.1% Nghiên cứu có đối tượng khảo sát khá tốt, đảm bảo được chất lượng câu trả lời
Vai trò chính trong công ty được thể hiện ở Bảng 4.2
Bảng 4.2: Vai trò chính trong công ty
Vai trò chính Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích luỹ (%)
Ban quản lý dự án 22 15.1 32.9
Tư vấn thiết kế/Tư vấn giám sát 26 17.8 50.7
Nhà thầu chính/phụ 68 46.6 97.3 Đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng 4 2.7 100.0
Việc quản lý CTXD chịu ảnh hưởng bởi nhiều bên tham gia dự án Thống kê kết quả khảo sát cho thấy nhà thầu chính/phụ chiếm nhiều nhất 46.6%, tư vấn thiết kế/tư vấn giám sát chiếm 17.8%, chủ đầu tư chiếm 17.8%, ban quản lý dự án chiếm 15.1% và đơn vị cung cấp VLXD chiếm 2.7%
Vị trí chính trong công ty được thể hiện ở Bảng 4.3
Bảng 4.3: Vị trí chính trong công ty
Vị trí chính Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích luỹ (%)
Trưởng phòng/phó phòng/trưởng nhóm 27 18.5 68.5
Giám đốc/phó giám đốc 17 11.6 80.1
Kết quả thống kê cho thấy có đến 50.0% số người tham gia là nhân viên, tỷ lệ trưởng phòng/phó phòng/trưởng nhóm chiếm 18.5%, tổ trưởng/tổ phó chiếm 13.0%, giám đốc/phó giám đốc chiếm 11.6%, và chỉ huy trưởng chiếm 6.8%
Số dự án xây dựng mà người được khảo sát đã tham gia được thể hiện ở Bảng 4.4
Bảng 4.4: Số dự án xây dựng mà người được khảo sát đã tham gia
Số dự án tham gia Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích luỹ (%)
Số người tham gia trên 10 dự án chiếm 43.2%, số người tham gia từ 01 đến 05 dự án chiếm 34.2%, và số người tham gia từ 06 đến 10 dự án chiếm 22.6%
Mức độ hiểu biết về quản lý CTXD được thể hiện ở Bảng 4.5
Bảng 4.5: Mức độ hiểu biết về quản lý CTXD
Mức độ hiểu biết về quản lý CTXD Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích luỹ (%)
Kết quả khảo sát cho thấy mức độ biết rất rõ về quản lý CTXD của người khảo sát thấp,
Loại dự án được thể hiện ở Bảng 4.6
Loại dự án tham gia Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích luỹ (%)
Nhà cao tầng/ Chung cư 32 21.9 21.9
Nhà phố, villa, biệt thự 6 4.1 26.0
Các loại dự án mà người tham gia khảo sát đã tham gia gồm 21.9% dự án nhà cao tầng/chung cư; 4.1% dự án nhà phố, villa, biệt thự; 11% dự án nhà công nghiệp; 58.9% dự án cầu đường; 4.1% dự án thủy lợi/cảng biển
Nguồn vốn dự án được thể hiện ở Bảng 4.7
Bảng 4.7: Nguồn vốn dự án
Nguồn vốn chủ yếu Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích luỹ (%)
Theo kết quả thống kê, tỉ lệ 63.0% dự án có chủ đầu tư là nhà nước, 31.5% dự án có chủ đầu tư là tư nhân, 4.1% dự án có nguồn vốn từ nước ngoài; 1.4% dự án có nguồn vốn khác
Quy mô dự án được thể hiện ở Bảng 4.8
Bảng 4.8: Quy mô dự án
Quy mô trung bình Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích luỹ (%)
Kết quả thống kê cho thấy có 15.8% người tham gia vào dự án có quy mô dưới 10 tỉ, 24.0% người tham gia vào dự án có quy mô từ 10 tỉ đến 20 tỉ, 27.4% người tham gia vào dự án từ
20 tỉ đến 100 tỉ, 11.6% người tham gia vào dự án từ 100 tỉ đến 200 tỉ, 7.5% người tham gia vào dự án có quy mô từ 200 tỉ đến 500 tỉ, 9.6% người tham gia vào dự án có quy mô từ 500 tỉ đến 1000 tỉ, 4.1% người tham gia vào dự án có quy mô trên 1000 tỉ
Quy trình quản lý chất thải được thể hiện ở Bảng 4.9
Bảng 4.9: Quy trình quản lý CTXD Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích luỹ (%)
Kết quả thống kê cho thấy hơn một nửa (51.4%) doanh nghiệp không có quy trình quản lý CTXD cho dự án, 48.6% dự án có sử dụng quy trình quản lý CTXD Điều này cho thấy sự thiếu đồng bộ trong quy trình quản lý CTXD.
Kiểm tra độ tin cậy của thang đo cho các nhóm nhân tố (Cronbach’s Alpha)
Thang đo nhóm yếu tố chính sách pháp lý
Bảng 4.10 thể hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo yếu tố chính sách pháp lý
Bảng 4.10: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo yếu tố chính sách pháp lý
CS1 Hệ thống pháp lý về quản lý CTXD chưa chi tiết, rõ ràng 359 715 CS2 Chế tài pháp luật về quản lý CTXD chưa đủ sức răn đe 565 656
CS3 Thiếu chính sách khuyến khích kinh tế cụ thể cho doanh nghiệp về quản lý CTXD 392 708
CS4 Rất ít kế hoạch từ chính phủ để giảm CTXD từ nguồn và PTBV 516 671
CS5 Thiếu chính sách phát triển công nghệ mới và tái chế CTXD làm vật liệu xanh 393 707
CS6 Hợp đồng còn sai sót và thiếu các điều khoản cụ thể về quản lý
Từ Bảng 4.10, nhận thấy kết quả hệ số = 0.726 > 0.7 Tương quan biến tổng của từng khái niệm đều lớn hơn 0.3 Hệ số nếu loại biến tương ứng trong nhóm đều nhỏ hơn 0.726
Do đó, thang đo được đánh giá là đáng tin cậy, có thể tiến hành phân tích tiếp theo
Thang đo nhóm yếu tố thiết kế
Bảng 4.11 thể hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo yếu tố thiết kế
Bảng 4.11 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo yếu tố thiết kế
TK1 Thay đổi thiết kế thường xuyên trong quá trình thi công 543 800
TK2 Khảo sát địa chất chưa chính xác 641 779
TK3 Thiếu thông tin thiết kế, các chi tiết chưa rõ ràng, kích thước chưa chuẩn 647 778
TK4 Thiết kế chi tiết quá phức tạp 560 797
TK5 Thiết kế sai do thiếu kiến thức và kinh nghiệm 609 787
TK6 Thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan trong cả vòng đời dự án 512 807
Từ Bảng 4.11, nhận thấy kết quả hệ số = 0.820 > 0.8 Tương quan biến tổng của từng khái niệm đều lớn hơn 0.3 Hệ số nếu loại biến tương ứng trong nhóm đều nhỏ hơn 0.820
Do đó, thang đo được đánh giá tốt, có thể sử dụng để phân tích các bước tiếp theo
Thang đo nhóm yếu tố về quản lý
Bảng 4.12: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo quản lý
QL1 Nhận thức về bảo vệ môi trường giữa các bên liên quan còn kém 574 768
QL2 Kế hoạch quản lý CTXD của doanh nghiệp còn kém và rất ít 599 756 QL3 Thiếu kinh nghiệm và kiến thức xử lý CTXD 651 729
QL4 Năng lực quản lý CTXD kém 625 743
Từ Bảng 4.12 nhận thấy kết quả hệ số = 0.799 > 0.7 Hệ số nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.799 Do đó, thang đo đáng tin cậy, có thể tiến hành các phân tích tiếp theo
Thang đo nhóm yếu tố thi công tại công trường
Bảng 4.13 thể hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo thi công tại công trường
Bảng 4.13: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo thi công tại công trường
Thi công tại công trường
TC1 Tay nghề kém/thi công ẩu 568 813
TC2 Phương pháp thi công chưa phù hợp 588 811
TC3 Sử dụng vật liệu chưa phù hợp, còn dư/chưa sử dụng 585 811 TC4 Tổ chức kho bãi và bảo quản VLXD chưa hiệu quả 619 806 TC5 Tổ chức thi công và quản lý công nhân chưa hiệu quả 707 794 TC6 Thiếu kiểm tra/kiểm định chất lượng/giám sát thường xuyên 557 815
TC7 Áp lực về thời gian hoàn thành dự án 501 821
TC8 Chưa thực hiện xử lý chất thải tại chỗ 372 838
Từ Bảng 4.13 nhận thấy kết quả hệ số = 0.833 > 0.8 Tương quan biến tổng của từng khái niệm đều lớn hơn 0.3 Tương quan biến tổng của từng khái niệm đều lớn hơn 0.3 và > 0.8 nên thang đo được đánh giá là tốt Biến TC8 có nếu loại biến = 0.838 > 0.833, lệch 0.005 (rất nhỏ) nên tác giả quyết định giữ lại để chạy các bước tiếp theo
Thang đo nhóm yếu tố công nghệ và tái chế
Bảng 4.14 thể hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo công nghệ và tái chế
Bảng 4.14: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo công nghệ và tái chế
Công nghệ và tái chế
CN1 Chưa ứng dụng công nghệ hiện đại trong thiết kế và thi công 554 810
CN2 Chưa ứng dụng các loại vật liệu tái chế, vật liệu xanh trong quá trình thực hiện dự án 715 776
CN3 Thiếu máy móc, thiết bị tái chế CTXD 578 806
CN4 Số lượng bãi thu gom xử lý CTXD còn ít 596 802
CN5 Chi phí tái chế cao 562 809
CN6 Nguyên liệu thô có sẵn với chi phí thấp nên được ưu tiên hơn vật liệu tái chế, làm giảm ứng dụng vật liệu tái chế 591 803
Từ Bảng 4.14 nhận thấy kết quả hệ số = 0.829 > 0.8, hệ số tương quan biến tổng của từng khái niệm đều lớn hơn 0.3 Hệ số nếu loại biến tương ứng trong nhóm đều nhỏ hơn 0.829
Do đó, thang đo được đánh giá tốt, có thể sử dụng để phân tích các bước tiếp theo
Bảng 4.15 thể hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo cung ứng
Bảng 4.15: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo cung ứng
CU1 Lỗi đặt hàng (quá dư hoặc thiếu) 717 786
CU2 Thiệt hại trong quá trình vận chuyển và dỡ hàng 738 772
CU3 Lỗi của nhà cung cấp 699 804
Từ Bảng 4.15 nhận thấy kết quả hệ số = 0.847 > 0.8, tương quan biến tổng của từng khái niệm đều lớn hơn 0.3 Hệ số nếu loại biến tương ứng trong nhóm đều nhỏ hơn 0.847 Do đó, thang đo được đánh giá tốt, có thể sử dụng để phân tích các bước tiếp theo
Thang đo nhóm yếu tố bên ngoài
Bảng 4.16 thể hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo nhóm yếu tố bên ngoài
Bảng 4.16: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bên ngoài
BN2 Trộm cắp và phá hoại 676 713
Từ Bảng 4.16 nhận thấy kết quả hệ số = 0.807 > 0.8 Tương quan biến tổng của từng khái niệm đều lớn hơn 0.3 Hệ số nếu loại biến tương ứng trong nhóm đều nhỏ hơn 0.807 Do đó, thang đo được đánh giá tốt, có thể sử dụng để tiến hành phân tích tiếp theo
Thang đo nhóm hiệu quả quản lý chất thải xây dựng
Bảng 4.17 thể hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo hiệu quả quản lý CTXD
Bảng 4.17: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo hiệu quả quản lý CTXD
Hiệu quả quản lý CTXD
HQ6 Tỉ lệ tái chế 662 771
HQ7 Phát triển bền vững 569 787
Từ Bảng 4.17 nhận thấy kết quả hệ số = 0.814 > 0.8 Tương quan biến tổng của từng khái niệm đều lớn hơn 0.3 Hệ số nếu loại biến tương ứng trong nhóm đều nhỏ hơn 0.814 Do đó, thang đo được đánh giá tốt, có thể sử dụng để tiến hành phân tích tiếp theo.
Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý CTXD
Từ kết quả khảo sát, tiến hành xếp hạng mức độ tác động từ cao đến thấp cho các nhân tố theo quan điểm của chủ đầu tư (CĐT), của nhà thầu (NT) và của cả hai nhóm Kết quả được trình bày trong Bảng 4.18
Bảng 4.18 Xếp hạng các yếu tố theo quan điểm của chủ đầu tư, của nhà thầu và của cả hai nhóm
CĐT/ tư vấn và NT
Mean Rank Mean Rank Mean Rank
QL1 Nhận thức về bảo vệ môi trường giữa các bên liên quan còn kém 3.918 1 3.905 1 3.931 1
CS1 Hệ thống pháp lý về quản lý CTXD chưa chi tiết, rõ ràng 3.836 2 3.757 5 3.917 2
CN5 Chi phí tái chế cao 3.822 3 3.784 4 3.861 3
CS2 Chế tài pháp luật về quản lý CTXD chưa đủ sức răn đe 3.808 4 3.851 2 3.764 6
TK6 Thiếu sự phối hợp giữa các bên tham gia trong cả vòng đời dự án 3.747 5 3.811 3 3.681 11 QL2 Kế hoạch quản lý CTXD của doanh nghiệp còn kém và rất ít 3.740 6 3.730 6 3.750 8 QL4 Năng lực quản lý CTXD kém 3.726 7 3.716 7 3.736 9
CN4 Số lượng bãi thu gom xử lý CTXD còn ít 3.705 8 3.608 12 3.806 4
QL3 Thiếu kinh nghiệm và kiến thức xử lý
CS5 Thiếu chính sách phát triển công nghệ mới và tái chế CTXD làm vật liệu xanh 3.692 10 3.635 10 3.750 7 CN3 Thiếu máy móc, thiết bị tái chế CTXD 3.664 11 3.541 14 3.792 5 TC8 Chưa thực hiện xử lý chất thải tại chỗ 3.644 12 3.622 11 3.667 12
CĐT/ tư vấn và NT
Mean Rank Mean Rank Mean Rank
TC1 Tay nghề kém/thi công ẩu 3.616 13 3.662 8 3.569 17
TC6 Thiếu kiểm tra/kiểm định chất lượng/giám sát thường xuyên 3.582 14 3.541 15 3.625 13
TK5 Thiết kế sai do thiếu kiến thức và kinh nghiệm 3.582 15 3.541 16 3.625 14
CS4 Rất ít kế hoạch từ Chính phủ để giảm
CTXD từ nguồn và phát triển bền vững 3.575 16 3.541 17 3.611 15
CN6 Nguyên liệu thô có sẵn với chi phí thấp nên được ưu tiên hơn vật liệu tái chế, làm giảm ứng dụng vật liệu tái chế
TC3 Sử dụng vật liệu chưa phù hợp, còn dư/chưa sử dụng 3.527 18 3.554 13 3.500 23
TC2 Phương pháp thi công chưa phù hợp 3.527 19 3.500 20 3.556 18
CS3 Thiếu chính sách khuyến khích kinh tế cụ thể cho doanh nghiệp về quản lý
TK1 Thay đổi thiết kế thường xuyên trong quá trình thi công 3.473 21 3.419 22 3.528 19
TC4 Tổ chức kho bãi và bảo quản VLXD chưa hiệu quả 3.473 22 3.446 21 3.500 24
CN1 Chưa ứng dụng công nghệ hiện đại trong
CĐT/ tư vấn và NT
Mean Rank Mean Rank Mean Rank
CS6 Hợp đồng còn sai sót và thiếu các điều khoản cụ thể về quản lý CTXD 3.397 24 3.338 27 3.458 26 CN2 Chưa ứng dụng các loại vật liệu tái chế, vật liệu xanh trong quá trình thực hiện dự án
TK2 Khảo sát địa chất chưa chính xác 3.370 26 3.230 30 3.514 21
TC5 Tổ chức thi công và quản lý công nhân chưa hiệu quả 3.363 27 3,365 26 3,361 27
TC7 Áp lực về thời gian hoàn thành dự án 3.295 28 3,392 23 3,194 29 CU3 Lỗi của nhà cung cấp 3.219 29 3,270 29 3,167 30
TK3 Thiếu thông tin thiết kế, các chi tiết chưa rõ ràng, kích thước chưa chuẩn 3.212 30 3,365 24 3,056 33
CU2 Thiệt hại trong quá trình vận chuyển và dỡ hàng 3.062 33 3,122 33 3,000 34
BN2 Trộm cắp và phá hoại 2.788 35 2,743 36 2,833 35 TK4 Thiết kế chi tiết quá phức tạp 2.781 36 2,824 35 2,736 36 Nhìn chung, quan điểm về các yếu tố ảnh hưởng quản lý CTXD của hai nhóm đối tượng chủ đầu tư và nhà thầu là khá tương đồng Bảng 4.18 thể hiện năm yếu tố tác động mạnh nhất đến quản lý CTXD là “nhận thức về bảo vệ môi trường giữa các bên liên quan còn kém”, “hệ thống pháp lý về quản lý CTXD chưa chi tiết, rõ ràng”, “chi phí tái chế cao”,
“chế tài pháp luật về quản lý CTXD chưa đủ sức răn đe” và “thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan trong cả vòng đời dự án” Cả hai nhóm đối tượng đều cho rằng nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến quản lý CTXD là “nhận thức về bảo vệ môi trường giữa các bên liên quan còn kém” Điều này cho thấy sự hiểu biết và quan điểm về những tác hại của CTXD đối với môi trường là quan trọng và cần thiết Hiện nay, nhận thức của người dân đối với CTXD chưa cao nên cần phải thay đổi nhận thức của họ và của tất cả các đơn vị tham gia bao gồm các cơ quan quản lý trong ngành xây dựng [7] Hơn thế, kết quả xác định được hai nhân tố mà cả hai nhóm chủ đầu tư và nhà thầu đánh giá ảnh hưởng ít, đó là “trộm cắp và phá hoại” và “thiết kế chi tiết quá phức tạp”
Mặt khác, yếu tố “số lượng bãi thu gom xử lý CTXD còn ít” được nhóm nhà thầu cho rằng quan trọng và ảnh hưởng lớn đến giảm thiểu CTXD (hạng 4) nhưng lại ảnh hưởng ít đối với nhóm chủ đầu tư (hạng 12) Chinda [24] cho rằng số lượng bãi thu gom xử lý CTXD là quan trọng và nên được ưu tiên trong yếu tố các hoạt động tại công trường Kabirifar et al [22] cũng nhận định chi phí chôn lấp chiếm tỉ lệ lớn trong tài chính dự án và nhà thầu đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ hoặc giảm thiểu CTXD tạo ra Chất thải hiện nay chưa được phân loại đồng bộ tại nguồn, số bãi thu gom CTXD được cấp phép khá ít, gây khó khăn trong việc lựa chọn bãi đổ phù hợp cho nhà thầu thi công và tạo áp lực lớn lên các cơ sở xử lý [42] Chính quyền cần có giải pháp tổ chức phân loại và xử lý CTXD Yếu tố “thiếu máy móc, thiết bị tái chế CTXD” cũng được nhóm chủ đầu tư đánh giá ảnh hưởng ít đến quản lý CTXD (hạng 14) Tuy nhiên, yếu tố này lại được nhà thầu thi công đánh giá quan trọng (hạng 5) do vấn đề xử lý và tái chế CTXD trong nước chưa phát triển đáng kể nên máy móc thiết bị còn ít, phải nhập khẩu từ nước ngoài, gây cản trở lớn cho nhà thầu Chinda [24] xác định máy móc thiết bị đóng vai trò quan trọng trong phân loại và tái chế chất thải và có ảnh hưởng nhất định đến yếu tố kinh tế Zhao [11] cho rằng
Bảng 4.19 minh hoạ năm yếu tố ảnh hưởng hàng đầu giữa các quốc gia khác nhau, để đánh giá đặc điểm của các yếu tố trên thế giới Theo nghiên cứu này, yếu tố quan trọng nhất đối với quản lý CTXD tại Việt Nam là “nhận thức về bảo vệ môi trường giữa các bên liên quan còn kém” Nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam còn thấp và hầu như không quan tâm, nhà nước đang tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền và vận động cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường sống xung quanh Tuy nhiên, đối với các quốc gia phát triển, nhận thức của người dân cao nên yếu tố này không phải là yếu tố quan trọng (xếp hạng 20 ở Thổ Nhĩ Kỳ và hạng 23 ở Ấn Độ) Thay vào đó, yếu tố “thay đổi thiết kế” được coi là quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý CTXD ở Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan và Ấn Độ Yếu tố “hệ thống pháp lý” có mức độ quan trọng thứ 2 do vấn đề quản lý CTXD còn mới và các văn bản pháp luật Việt Nam liên quan mới được ban hành nên còn nhiều bất cập, hạn chế khi áp dụng thực tiễn Trong khi đó, ở Thái Lan và Ấn Độ, vấn đề pháp lý về quản lý CTXD xếp hạng lần lượt là 14 và 17 do hai nước này đã có nhiều nghiên cứu và chú trọng xây dựng hệ thống pháp lý về quản lý CTXD nên không chú trọng vào yếu tố này
Bảng 4.19: So sánh các nhân tố ảnh hưởng giữa các quốc gia trên thế giới
Quốc gia Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý CTXD
Nhận thức về bảo vệ môi trường giữa các bên liên quan còn kém
Hệ thống pháp lý về quản lý CTXD chưa chi tiết, rõ ràng
Chi phí tái chế cao
Chế tài pháp luật về quản lý CTXD chưa đủ sức răn đe
Thiếu sự phối hợp giữa các bên tham gia trong cả vòng đời dự án
Quốc gia Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý CTXD
Thay đổi thiết kế và khối lượng đặt hàng thường xuyên
Thiết kế chi tiết sai
Chất thải từ gia công vật liệu không đáp ứng được tính kinh tế
Sử dụng vật liệu chưa phù hợp
Thiếu kiểm tra /giám sát thường xuyên
Thiếu tập trung công việc
Bảo quản VLXD chưa đúng cách
Thiết kế thiếu kinh nghiệm
Tay nghề công nhân kém Ấn Độ
Thay đổi thiết kế trong khi thi công Điều kiện thi công tại công trường kém
Tay nghề công nhân kém và trục trặc thiết bị
Thiếu kế hoạch quản lý CTXD tại công trường
Thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan
Kiểm định quan điểm giữa hai nhóm chủ đầu tư và nhà thầu
Để làm rõ nhận thức khác nhau của cả hai nhóm, bao gồm chủ đầu tư và nhà thầu, nhận thức của họ được so sánh thông qua kiểm định về trị trung bình (t-test) ở mức α = 5% Giả thuyết H0: không có sự khác biệt đáng kể giữa nhận thức của chủ đầu tư và nhà thầu Kết quả kiểm định về trị trung bình (Bảng 4.20) cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong các yếu tố ảnh hưởng quản lý CTXD ở Việt Nam Mức độ nhận thức và quan điểm của các nhóm đối tượng đều như nhau đối với bảy nhóm yếu tố (chính sách pháp lý, thiết kế, quản lý, thi công tại công trường, công nghệ và tái chế, cung ứng và bên ngoài) Từ đó cho thấy chủ đầu tư có thể dựa trên quan điểm của mình để đưa ra những điều khoản hợp đồng, yêu cầu để tăng hiệu quả quản lý CTXD Kết quả giúp chủ
CTXD Từ đó, Chính phủ có thể điều chỉnh chính sách pháp lý, chủ đầu tư có thể đưa ra những điều khoản phù hợp để quản lý CTXD hiệu quả hơn
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định về trị trung bình (t-test)
Levene's Test for Equality of
Variance t-test for Equality of mean
Std error difference CS1 Equal variances assumed 3.597 060 -1.256 144 211 -.1599 1273 CS2 Equal variances assumed 437 509 598 144 551 0875 1462 CS3 Equal variances assumed 684 410 -.003 144 998 -.0004 1463
CS4 Equal variances not assumed 5.925 016 -.473 138.88 637 -.0706 1491 CS5 Equal variances assumed 570 451 -.814 144 417 -.1149 1411 CS6 Equal variances assumed 2.824 095 -.737 144 462 -.1205 1635 TK1 Equal variances assumed 2.728 101 -.667 144 506 -.1089 1632 TK2 Equal variances assumed 527 469 -1.644 144 102 -.2842 1729 TK3 Equal variances assumed 865 354 1.850 144 066 3093 1672 TK4 Equal variances assumed 001 972 532 144 596 0882 1659 TK5 Equal variances assumed 513 475 -.457 144 648 -.0845 1847 TK6 Equal variances assumed 2.232 137 825 144 411 1303 1579
QL1 Equal variances not assumed 5.368 022 -.170 140.92 865 -.0252 1476 QL2 Equal variances not assumed 6.050 015 -.147 137.87 883 -.0203 1376
Levene's Test for Equality of
Variance t-test for Equality of mean
Std error difference QL3 Equal variances assumed 317 574 -.501 144 617 -.0739 1476 QL4 Equal variances assumed 006 936 -.132 144 895 -.0199 1505 TC1 Equal variances assumed 047 828 560 144 577 0927 1657 TC2 Equal variances assumed 281 597 -.384 144 702 -.0556 1449 TC3 Equal variances assumed 2.105 149 336 144 738 0541 1610 TC4 Equal variances assumed 811 369 -.341 144 734 -.0541 1587 TC5 Equal variances assumed 3.252 073 024 144 981 0038 1583 TC6 Equal variances assumed 095 759 -.515 144 607 -.0845 1640 TC7 Equal variances assumed 077 782 1.324 144 188 1974 1492 TC8 Equal variances assumed 2.987 086 -.283 144 778 -.0450 1593 CN1 Equal variances assumed 1.367 244 -1.054 144 294 -.1490 1414 CN2 Equal variances assumed 063 802 -1.180 144 240 -.1749 1482 CN3 Equal variances assumed 672 414 -1.734 144 085 -.2511 1448 CN4 Equal variances assumed 814 369 -1.397 144 164 -.1974 1413
CN5 Equal variances not assumed 4.940 028 -.506 141.33 613 -.0773 1527 CN6 Equal variances assumed 919 339 -.364 144 717 -.0563 1548 CU1 Equal variances assumed 199 656 461 144 645 0796 1725
Levene's Test for Equality of
Variance t-test for Equality of mean
Std error difference BN1 Equal variances assumed 094 759 -.712 144 478 -.1100 1546 BN2 Equal variances assumed 2.491 117 -.548 144 585 -.0901 1645 BN3 Equal variances assumed 509 477 -.517 144 606 -.0875 1691
XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ CTXD
Kiểm tra Spearman rank correlation
Nghiên cứu này cũng đã sử dụng hệ số tương quan thứ hạng Spearman (𝑟𝑠) để kiểm tra sự đồng thuận giữa hai nhóm người trả lời (nhóm chủ đầu tư và nhà thầu) về xếp hạng của họ Hệ số Sig < 0,05 cho thấy có sự tương quan trong xếp hạng giữa chủ đầu tư/tư vấn và nhà thầu, hệ số 𝑟𝑠 để xếp hạng các nguyên nhân giữa chủ đầu tư và nhà thầu là 0,905 và cho thấy sự thống nhất về thứ hạng các nhân tố là đáng kể Bảng 5.1 thể hiện hệ số tương quan thứ hạng Spearman (𝑟𝑠) và mức ý nghĩa (Sig.)
Bảng 5.1: Hệ số tương quan thứ hạng Spearman
Chủ đầu tư, tư vấn Spearman's rho
Kết quả cho thấy sự tương quan và thống nhất trong việc đánh giá xếp hạng những nhân tố là tương đối chặt chẽ, có thể thực hiện phân tích EFA.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Nghiên cứu tiến hàng phân tích 36 biến với phương pháp trích Principal component cùng phép quay Varimax để rút gọn và nhóm các biến theo từng nhóm với nhân tố đại diện Kết quả phân tích EFA được trình bày ở các Bảng 5.2, 5.3 và 5.4
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .793 Bartlett's Test of
Từ Bảng 5.2, nhận thấy hệ số KMO = 0.793 > 0.5 và Sig =0.00 < 0.05 cho thấy các biến quan sát tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp, bác bỏ giả thuyết H0: các biến không có mối tương quan trong tổng thể
Từ Bảng 5.3 cho thấy dữ liệu dùng để phân tích nhân tố hoàn toàn phù hợp với Eigenvalue
= 1.178 (1.178 > 1), tổng phương sai trích được là 65.639% (> 50%)
Bảng 5.4: Bảng ma trận xoay
Trộm cắp và phá hoại 834
Vận chuyển và dỡ hàng 676
Kế hoạch của doanh nghiệp 655
Chính sách khuyến khích kinh tế 848
Kế hoạch từ chính phủ 757
Từ Bảng 5.4, factor loading của các biến > 0.5 cho thấy sự tương quan tốt giữa biến quan sát với nhân tố, factor loading càng cao thì tương quan càng lớn Như vậy, 22 biến quan sát này đã phù hợp với tiêu chuẩn phân tích EFA
Qua Bảng 5.4, tác giả tiếp tục tiến hành phân nhóm theo tính chất của từng biến như Bảng 5.5
Bảng 5.5: Phân nhóm tính chất của các biến
STT NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CTXD
Nhóm nhân tố tác động bên ngoài đối với nhà thầu
BN2 Trộm cắp và phá hoại
CU2 Thiệt hại trong quá trình vận chuyển và dỡ hàng
Nhóm nhân tố thi công tại công trường
TC1 Tay nghề kém/thi công ẩu
TC2 Phương pháp thi công chưa phù hợp
STT NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CTXD
TC5 Tổ chức thi công và quản lý công nhân chưa hiệu quả
TC6 Thiếu kiểm tra/kiểm định chất lượng/giám sát thường xuyên
Nhóm nhân tố công nghệ và tái chế
CN1 Chưa ứng dụng công nghệ hiện đại trong thiết kế và thi công
CN2 Chưa ứng dụng các loại vật liệu tái chế, vật liệu xanh trong quá trình thực hiện dự án
CN3 Thiếu máy móc, thiết bị tái chế CTXD
CN4 Số lượng bãi thu gom xử lý CTXD còn ít
Nhóm nhân tố thiết kế
TK1 Thay đổi thiết kế thường xuyên trong quá trình thi công
TK2 Khảo sát địa chất chưa chính xác
TK5 Thiết kế sai do thiếu kiến thức và kinh nghiệm
Nhóm nhân tố quản lý
CS1 Hệ thống pháp lý về quản lý CTXD chưa chi tiết, rõ ràng
QL2 Kế hoạch quản lý CTXD của doanh nghiệp còn kém và rất ít
QL4 Năng lực quản lý CTXD kém
Nhóm nhân tố chính sách của chính phủ
CS3 Thiếu chính sách khuyến khích kinh tế cụ thể cho doanh nghiệp về quản lý
CS4 Rất ít kế hoạch từ chính phủ để giảm CTXD từ nguồn và phát triển bền vững
Kết quả từ Bảng 5.5 cho thấy, dữ liệu giải thích được sự biến thiên của các tổng các biến là 65.639% và được phân thành 6 nhóm được giải thích cụ thể như sau:
Nhóm 1: tác động bên ngoài đối với nhà thầu đóng vai trò ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả quản lý CTXD, với sự biến thiên của dữ liệu là 14.840% Kolaventi và et al [10] cũng đồng ý lượng chất thải đáng kể có thể phát sinh tăng thêm khi quá trình vận chuyển và dỡ hàng không được chú ý dẫn đến hư hỏng hàng hóa và vật liệu Bên cạnh đó thời tiết, trộm cắp và văn hóa cũng là vấn đề nên được chú ý để tăng hiệu quả quản lý CTXD
Nhóm 2: thi công tại công trường ảnh hưởng thứ hai đến hiệu quả quản lý CTXD, với sự biến thiên của dữ liệu là 13.584% Điều này cho thấy quá trình thi công ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình thực hiện của dự án Kolaventi và et al [10] khẳng định công nhân không có kỹ năng, tay nghề kém và thi công ẩu là nhân tố cần sửa đổi mạnh mẽ để giảm thiểu chất thải trong ngành xây dựng Ismam [14] cũng đồng ý cần có chiến lược kiểm soát vật liệu hiệu quả để kiểm soát khối lượng CTXD trong vòng đời dự án
Nhóm 3: công nghệ và tái chế ảnh hưởng thứ ba đến hiệu quả quản lý CTXD, với sự biến thiên của dữ liệu là 11.806% Việc ứng dụng công nghệ mới làm giảm chi phí xử lý, vận chuyển và chi phí bãi đổ, công nghệ tái chế giúp bảo tồn tài nguyên, giảm ô nhiễm Kolaventi et al [10] cho rằng Chính phủ cần thúc đẩy, khuyến khích xây dựng các nhà máy tái chế để quản lý CTXD và có kế hoạch ngăn chặn từ nguồn
Nhóm 4: thiết kế là nhân tố ảnh hưởng thứ tư đến hiệu quả quản lý CTXD, với sự biến thiên của dữ liệu là 9.588% Việc lên kế hoạch ngăn chặn phát sinh chất thải từ giai đoạn lập dự án và thiết kế ban đầu có tác động lớn đến giảm thiểu CTXD Ajayi và Oyedele [33] nhận định rằng quản lý CTXD từ quá trình thiết kế có thể giảm tổng lượng chất thải lên đến một phần ba
Nhóm 5: quản lý đóng vai trò ảnh hưởng thứ năm đến hiệu quả quản lý CTXD, với sự biến thiên của dữ liệu là 8.207% Điều này cho thấy các tiêu chí liên quan đến quản lý chiếm vị trí khá quan trọng trong việc quản lý CTXD Kế hoạch quản lý CTXD tốt làm giảm lượng chất thải, tăng tỉ lệ tái chế, hạn chế được việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giúp PTBV ngành xây dựng
Nhóm 6: chính sách của chính phủ được các đối tượng khảo sát cho rằng là tiêu chí ảnh hưởng cuối cùng đến hiệu quả quản lý CTXD, với sự biến thiên của dữ liệu là 7.614% quản lý CTXD tốt khi tham dự đấu thầu, chính sách khuyến khích kinh tế cho đơn vị thi công sử dụng vật liệu tái chế hoặc giảm được lượng CTXD để thúc đẩy công ty chú trọng hơn trong việc quản lý CTXD Hao et al [34] tuyên bố rằng các khuyến khích kinh tế có lợi trong việc giảm CTXD hơn các chiến lược quản lý chất thải khác.
Phân tích nhân tố khẳng định CFA
5.3.1 Mô hình phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ban đầu
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả phân tích thành 6 nhân tố được rút trích, các biến này cùng với biến quan sát được đưa vào mô hình CFA như Hình 5.1, 5.2 và 5.3
Nhân tố “tác động bên ngoài đối với nhà thầu” được đo lường bởi các biến BN1, BN2, BN3, CU2
Nhân tố “thi công tại công trường” được đo lường bởi các biến TC1, TC2, TC3, TC4, TC5, TC6
Nhân tố “công nghệ và tái chế” được đo lường bởi các biến CN1, CN2, CN3, CN4
Nhân tố “thiết kế” được đo lường bởi các biến TK1, TK2, TK5
Nhân tố “quản lý” được đo lường bởi các biến CS1, QL2, QL4
Nhân tố “chính sách của chính phủ” được đo lường bởi các biến CS3, CS4
Hình 5.2: Kết quả phân tích mô hình CFA ban đầu (1) với trọng số chưa chuẩn hóa
Các chỉ số đánh giá mô hình CFA ban đầu (1) thể hiện ở Bảng 5.6
Bảng 5.6: Kết quả phân tích mô hình CFA ban đầu (1)
Giá trị tới hạn Kết quả phân tích
CMIN/df ≤ 2 CMIN/df =1.710 < 2 : thoả
0.9 ≤ CFI ≤1: tốt CFI =0.860 ≤0.9 : chấp nhận
0.9 ≤ GFI ≤1: tốt GFI =0.804 ≤0.9 : chấp nhận
0.9 ≤ TLI ≤1: tốt TLI =0.834 ≤0.9 : chấp nhận
Kết quả ban đầu các thông số khá thấp, cần hiệu chỉnh bổ sung mối tương quan giữa các sai số (xem Hình 5.4)
Các chỉ số đánh giá mô hình CFA hiệu chỉnh (2) thể hiện ở Bảng 5.7
Bảng 5.7: Kết quả phân tích mô hình CFA hiệu chỉnh (2)
Giá trị tới hạn Kết quả phân tích
CMIN/df ≤ 2 CMIN/df =1.627 < 2 : thoả
0.9 ≤ CFI ≤1: tốt CFI =0.877 ≤0.9 : chấp nhận
0.9 ≤ GFI ≤1: tốt GFI =0.812 ≤0.9 : chấp nhận
0.9 ≤ TLI ≤1: tốt TLI =0.854 ≤0.9 : chấp nhận
Bảng 5.8 và 5.9 thể hiện hệ số hồi quy của mô hình CFA hiệu chỉnh (2)
Bảng 5.8: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình CFA hiệu chỉnh (2)
CS3 < - CS 1.000 CS4 < - CS 2.391 977 2.448 014 HQ1 < - CD 1.000
Bảng 5.9: Hệ số hồi quy chuẩn hoá của mô hình CFA hiệu chỉnh (2)
Estimate TC5 < - TC 747 TC4 < - TC 751 TC6 < - TC 566 TC3 < - TC 655 TC1 < - TC 734
Estimate BN2 < - BN 840 BN1 < - BN 746 BN3 < - BN 678 CU2 < - BN 741 CN3 < - CN 683 CN4 < - CN 729 CN2 < - CN 712 CN1 < - CN 698 TK2 < - TK 741 TK1 < - TK 560 TK5 < - TK 728 CS1 < - QL 383
QL2 < - QL 671 QL4 < - QL 746 CS3 < - CS 452
CS4 < - CS 1.056 HQ1 < - CD 908 HQ2 < - CD 820 HQ3 < - DA 596 HQ4 < - DA 834 HQ5 < - DA 754
Biến CS1 và CS3 có trọng số chuẩn hóa nhỏ hơn 0.5, không có ý nghĩa thống kê nên bị loại bỏ Tiến hành chạy lại mô hình CFA hiệu chỉnh đã loại bỏ các biến CS1, CS3, CS4 (Hình 5.5 và 5.6)
5.3.2 Mô hình phân tích nhân tố khẳng định (CFA) hiệu chỉnh
Hình 5.6: Kết quả phân tích mô hình CFA hiệu chỉnh (3) với trọng số chuẩn hóa
Các chỉ số đánh giá mô hình CFA hiệu chỉnh (3) thể hiện ở Bảng 5.10
Bảng 5.10: Kết quả phân tích mô hình CFA hiệu chỉnh (3)
Giá trị tới hạn Kết quả phân tích
CMIN/df ≤ 2 CMIN/df =1.676 < 2 : thoả
0.9 ≤ CFI ≤1: tốt CFI =0.889 ≤0.9 : chấp nhận
0.9 ≤ GFI ≤1: tốt GFI =0.823 ≤0.9 : chấp nhận
0.9 ≤ TLI ≤1: tốt TLI =0.867 ≤0.9 : chấp nhận
Bảng 5.11 và 5.12 thể hiện hệ số hồi quy của mô hình CFA
Bảng 5.11: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình CFA hiệu chỉnh (3)
QL2 < - QL 1.000 QL4 < - QL 1.000 HQ1 < - CD 1.000 HQ2 < - CD 835 108 7.736 ***
Bảng 5.12:Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình CFA hiệu chỉnh (3)
Estimate TC5 < - TC 747 TC4 < - TC 746 TC6 < - TC 567 TC3 < - TC 658 TC1 < - TC 734 TC2 < - TC 671 BN2 < - BN 841 BN1 < - BN 747
Estimate BN3 < - BN 676 CU2 < - BN 740 CN3 < - CN 683 CN4 < - CN 729 CN2 < - CN 708 CN1 < - CN 702 TK2 < - TK 745 TK1 < - TK 556 TK5 < - TK 728 QL2 < - QL 724 QL4 < - QL 686 HQ1 < - CD 942 HQ2 < - CD 790 HQ3 < - DA 597 HQ4 < - DA 834 HQ5 < - DA 753
Các trọng số chuẩn hóa đều lớn hơn 0.5, các trọng số đã chuẩn hoá và chưa chuẩn hoá đều có ý nghĩa thống kê, do đó mô hình đạt giá trị hội tụ.
Xây dựng mô hình SEM
Theo Hair et al (2010), các mũi tên một đầu đại diện cho hướng của ảnh hưởng được giả thuyết Giả thuyết các mối quan hệ cho mô hình cấu trúc được thiết lập dựa trên bằng chứng
Yuan [27] đã đánh giá tác động môi trường, xã hội và kinh tế từ việc quản lý và tái chế CTXD, trong đó; thiếu các thúc đẩy về kinh tế là một trong những yếu tố chính cản trở hiệu quả của quản lý CTXD Lợi ích kinh tế từ việc tái chế và giảm thiểu chất thải là rất lớn [31] Nếu các công ty xây dựng có thể quản lý CTXD hiệu quả thì họ sẽ đạt được lợi ích rất lớn về kinh tế, giúp giảm chi phí thực hiện dự án, tăng khả năng cạnh tranh thông qua chi phí sản xuất thấp hơn và hình ảnh thương hiệu tốt hơn Bên cạnh đó Mohammed [43] liệt kê nhiều nghiên cứu chứng minh rằng CTXD không chỉ ảnh hưởng đáng kể đến chi phí dự án mà còn tác động đến môi trường Quản lý CTXD tốt giúp quá trình thi công thuận lợi và giảm thiểu các tác động đến môi trường [14] Đây là điều phù hợp với hai trụ cột của tính bền vững, đó là giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường
Dựa trên các lý luận trên, các giả thuyết tương ứng bao gồm:
Các giả thuyết (xem Hình 5.7)
Giả thiết 1 (H1): “Hiệu quả (HQ)” ảnh hưởng dương đến “Cộng đồng (CD)” (+)
Giả thiết 2 (H2): “Hiệu quả (HQ)” ảnh hưởng dương đến “Dự án (DA)” (+) Đến nay vẫn chưa có đủ bằng chứng cho mối quan hệ giữa hiệu quả dự án với môi trường, xã hội; tuy nhiên, giả thuyết này cũng được thiết lập để khám phá liệu có mối quan hệ thực sự giữa chúng hay không
Giả thiết 3 (H3): “Dự án (DA)” ảnh hưởng dương đến “Cộng đồng (CD)” (+)
Hình 5.7: Mô hình SEM ban đầu (1) Tiến hành tính toán mô hình bằng phần mềm AMOS Kết quả thể hiện ở Hình 5.8, 5.9, Bảng 5.13 và 5.14
Hình 5.8: Mô hình SEM ban đầu (1) chưa chuẩn hóa
Hình 5.9: Mô hình SEM ban đầu (1) đã chuẩn hóa
Bảng 5.13: Kết quả phân tích mô hình SEM ban đầu (1)
Giá trị tới hạn Kết quả phân tích
CMIN/df ≤ 2 CMIN/df =1.765 < 2 : thoả
0.9 ≤ CFI ≤1: tốt CFI =0.867 ≤0.9 : chấp nhận
0.9 ≤ GFI ≤1: tốt GFI =0.801 ≤0.9 : chấp nhận
0.9 ≤ TLI ≤1: tốt TLI =0.850 ≤0.9 : chấp nhận
Bảng 5.14: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình SEM
QL2 < - QL 1.000 QL4 < - QL 1.000 HQ1 < - CD 1.000 HQ2 < - CD 853 184 4.630 ***
Kết quả của mô hình SEM cho thấy trong số ba mối quan hệ được giả thuyết, hai giả thuyết, tức là H1 và H2 được chấp nhận dựa trên dữ liệu được thu thập, trong khi H3 được chứng minh là không thể chấp nhận được với giá trị P-value = 0.823 (> 0,05) Điều này có nghĩa là HQ có ảnh hưởng trực tiếp đến CD; HQ tác động trực tiếp đến DA Ngược lại, DA dường như không ảnh hưởng trực tiếp đến CD Do đó, loại bỏ giả thuyết có P-value >0.05:
+ Giả thiết 3 (H3): “Dự án (DA)” ảnh hưởng dương đến “Cộng đồng (CD)” (+)
Các biến còn lại đều có sig