1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phân loại và tái chế vật liệu trong công trình tại Thành phố Hồ Chí Minh

133 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phân loại và tái chế vật liệu trong công trình tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Phan Thành Phát
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Anh Tuấn, TS. Lê Hoài Long
Trường học Đại học Quốc Gia TP. HCM
Chuyên ngành Quản lý Xây dựng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,56 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU (17)
    • 1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu (17)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (18)
    • 1.3 Phạm vi nghiên cứu (19)
    • 1.4 Đóng góp của nghiên cứu (19)
      • 1.4.1 Thực tiễn (19)
      • 1.4.2 Học thuật (19)
    • 1.5 Bố cục luận văn (19)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN (21)
    • 2.1 Giới thiệu chương (21)
    • 2.2 Khái niệm CDW và CDSW (21)
    • 2.3 Tình hình quản lý và phát triển nghiên cứu CDW ở Việt Nam (25)
      • 2.3.1 Tình hình chung (25)
      • 2.3.2 Các nghiên cứu và ứng dụng (28)
      • 2.3.3 Một số dự án cải tạo, nâng cấp và xây mới tại Việt Nam (30)
    • 2.4 Tình hình quản lý CDW và nghiên cứu trên thế giới (30)
      • 2.4.1 Tình hình chung (30)
      • 2.4.2 Các nghiên cứu và ứng dụng (31)
    • 2.5 Hành lang pháp lý liên quan đến xử lý CDW (32)
    • 2.6 Cát và tình trạng sử dụng năng lượng (34)
      • 2.6.1 Phát triển bền vững (34)
      • 2.6.2 Bê tông và sự ảnh hưởng đến môi trường (35)
      • 2.6.3 Cát tự nhiên và cát tái chế từ CDW (36)
    • 2.7 Kinh tế chất thải (37)
    • 2.8 Tổng kết chương (39)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (40)
    • 3.1 Giới thiệu chương (40)
    • 3.2 Đối tượng được đề xuất và nội dung đề xuất (40)
      • 3.2.1 Đối tượng mà nghiên cứu muốn đề xuất kết quả (40)
      • 3.2.2 Loại vật liệu mà nghiên cứu muốn đề xuất (41)
    • 3.3 Thiết kế bảng câu hỏi (42)
      • 3.3.1 Thang đo Likert (42)
      • 3.3.2 Thang đơn cực và thang lưỡng cực (42)
    • 3.4 Sơ đồ khối cho phương pháp nghiên cứu (44)
    • 3.5 Giai đoạn thực hiện nghiên cứu (44)
      • 3.5.1 Giai đoạn 1 – Thành lập bảng câu hỏi phỏng vấn (44)
      • 3.5.2 Giai đoạn 2 – Thu thập dữ liệu, phân tích (45)
    • 3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu (46)
      • 3.6.1 Phân tích định lượng (46)
      • 3.6.2 Thống kê mô tả và Thống kê suy luận (46)
      • 3.6.3 Phân tích xếp hạng theo điểm trung bình (47)
      • 3.6.4 Kiểm định giả thuyết thống kê (48)
      • 3.6.5 Phân tích tương quan (49)
      • 3.6.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo (50)
      • 3.6.7 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (51)
    • 3.7 Kết quả khảo sát thực tế (52)
      • 3.7.1 Email (53)
      • 3.7.2 Gọi điện thoại (54)
      • 3.7.3 Lấy mẫu tại nơi khảo sát (54)
      • 3.7.4 Các địa điểm lấy mẫu khảo sát (55)
    • 3.8 Kết quả thu thập số liệu và xử lý sơ bộ (57)
      • 3.8.1 Tóm tắt nội dung chính phiếu khảo sát (57)
      • 3.8.2 Xử lý nhóm câu hỏi phân loại (59)
    • 3.9 Phân tích chính sách (61)
      • 3.9.1 Giới thiệu (61)
      • 3.9.2 Lý do cần phân tích chính sách (61)
    • 3.10 Tổng kết chương (62)
  • CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (63)
    • 4.1 Giới thiệu chương (63)
    • 4.2 Phân tích nhóm câu hỏi phân loại (63)
      • 4.2.1 Phân loại theo vai trò tổ chức (A1) (63)
      • 4.2.2 Phân loại theo vai trò người tham gia khảo sát (A2) (63)
      • 4.2.3 Phân loại theo thời gian công tác (A3) (64)
    • 4.3 Phân loại xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng theo nhóm (64)
      • 4.3.1 Các yếu tố được quan tâm nhiều nhất (64)
      • 4.3.2 Các yếu tố ít được quan tâm nhất (66)
      • 4.3.3 Xếp hạng theo vai trò của tổ chức (A1) (66)
      • 4.3.4 Xếp hạng theo vai trò của người tham gia khảo sát (A2) (68)
      • 4.3.5 Xếp hạng theo thời gian công tác (A3) (70)
    • 4.4 Tương quan xếp hạng giữa các nhóm đối với các yếu tố (70)
    • 4.5 Kiểm định giả thuyết thống kê (71)
      • 4.5.1 Kiểm định giả thuyết về trung bình tổng thể (71)
      • 4.5.2 Kiểm định Kruskal-Wallis (71)
    • 4.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo (73)
    • 4.7 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (73)
      • 4.7.1 Tìm nhân tố mới đại diện (73)
      • 4.7.2 Phân tích các nhân tố mới (75)
    • 4.8 Tổng kết chương (82)
      • 4.8.1 Các yếu tố được quan tâm nhiều nhất (82)
      • 4.8.2 Các yếu tố ít được quan tâm nhất (82)
      • 4.8.3 Các yếu tố được quan tâm nhất theo vai trò tổ chức (82)
      • 4.8.4 Xếp hạng theo vai trò người tham gia (82)
      • 4.8.5 Xếp hạng theo thời gian công tác (83)
      • 4.8.6 Ghi nhận 21 yếu tố được cho là có ảnh hưởng (83)
      • 4.8.7 Quan điểm của các tổ chức (A1) giữa các yếu tố nhận định (83)
      • 4.8.8 Quan điểm giữa người tham gia (A2) đối với các yếu tố nhận định (83)
      • 4.8.9 Quan điểm của đối tượng tham gia dựa trên thời gian công tác (A3) đối với các yếu tố nhận định (84)
      • 4.8.10 Tương quan xếp hạng các nhóm thành phần trong mỗi phân loại (84)
      • 4.8.11 Đánh giá độ tin cậy thang đo (84)
      • 4.8.12 Phân tích nhân tố khám phá (84)
  • CHƯƠNG 5. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VẬT LIỆU VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN LIÊN QUAN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THẢI CHO TP. HCM (85)
    • 5.1 Giới thiệu chương (85)
    • 5.2 Các chính sách thúc đẩy quản lý và tái chế ở Việt Nam (85)
    • 5.3 Các đề xuất từ nghiên cứu (86)
    • 5.4 Tổng hợp đề xuất chính sách, kế hoạch (89)
      • 5.4.1 Nội dung chung về chiến lược phát triển (89)
      • 5.4.2 Phát triển, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn (89)
      • 5.4.3 Quy định 4 đối tượng trong quá trình tồn tại vật liệu xây dựng thải (90)
      • 5.4.4 Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng và công nghệ (91)
      • 5.4.5 Đào tạo, nghiên cứu kỹ thuật và phát triển nhận thức (92)
      • 5.4.6 Thử nghiệm và xử lý tại chỗ (93)
    • 5.5 Tổng kết chương (93)
  • CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ (94)
    • 6.1 Kết luận (94)
    • 6.2 Kiến nghị (95)
    • 6.3 Hạn chế của đề tài (95)
    • 6.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo (95)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (96)
  • PHỤ LỤC (64)

Nội dung

Quản lý vật liệu xây dựng thải có tác động trực tiếp đến kinh tế và môi trường nên cần được đặt đúng tầm quan trọng trong công cuộc phát triển chung cũng như sự cân đối hài hòa với các c

TỔNG QUAN

Giới thiệu chương

Chương 2 – Tổng quan trình bày một số nội dung sau:

• Khái niệm về “Vật liệu xây dựng thải – CDW” và “Vật liệu xây dựng thải dạng rắn – CDSW”

• Tình hình quản lý và phát triển nghiên cứu CDW ở Việt Nam

• Tình hình quản lý CDW và nghiên cứu trên thế giới

• Hành lang pháp lý liên quan đến xử lý CDW

• Cát và tình trạng sử dụng năng lượng

• Một số điểm về kinh tế chất thải

Khái niệm CDW và CDSW

CDW là rác thải xây dựng từ việc phá dỡ công trình Nếu công trình xây dựng chủ yếu từ vật liệu nhân tạo là bê tông cốt thép, thì chất thải rắn xây dựng (rác thải xây dựng) từ việc phá dỡ công trình tồn tại chủ yếu dạng rắn [6] Do đó, việc đề cập thêm từ “Solid” tạo thành CDSW: chất thải rắn xây dựng từ việc phá dỡ công trình góp phần phân loại kỹ hơn đối với khái niệm CDW, và chủ yếu đề cập đến chất thải rắn theo đúng nghĩa của từ ngữ mang lại Xét trên ý nghĩa của CDW thì phạm vi từ ngữ rất rộng do những vật thể ở dạng rắn đều có khả năng là CDW (chẳng hạn như bê tông, kính, gỗ…) Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xem CDSW tương đương CDW và xét đến những trường hợp có khả năng đưa vào phân loại, tái chế được, cụ thể là bê tông phế thải và các cấu kiện có khả năng tái sử dụng như cốt liệu xây dựng của công trình

Có nhiều tài liệu, văn bản đề cập tới khái niệm “Chất thải rắn xây dựng”:

• Theo thông tư 08/2017/TT-BXD [7] quy định về quản lý CDW: “Chất thải rắn xây dựng” là chất thải rắn phát sinh trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình có bao gồm công tác phá dỡ 1

1 Thông tư 08/2017/TT-BXD có đề cập khái niệm “Chất thải rắn xây dựng”, tác giả chú thích như một thông tin bổ sung

• Theo Laws of Malaysia: “Construction Solid Waste” là các loại rác được tạo ra từ bất kỳ việc xây dựng hoặc phá hủy công trình nào, kể cả việc tu bổ, bảo trì, sửa chữa hoặc thay thế [8]

• CDW là loại vật liệu từ xây dựng, sửa chữa hoặc phá dỡ công trình hoặc kết cấu Nó là một hỗn hợp của các chất rán (bê tông, nhà, gạch ống, gạch lát), cốt thép, tường, gỗ, nhựa, thủy tinh, sắt vụn và một số kim loại khác Chất rắn chiếm khoảng 90% tổng lượng CDW [6]

• CDW bao gồm các mảnh vụn từ quá trình xây dựng, cải tạo và phá dỡ cầu, đường và các tòa nhà [9] Để thống nhất và dễ đề cập, CDW sẽ được sử dụng về sau đề chỉ những trường hợp có khả năng đưa vào quy trình phân loại và tái chế 2

Một số nghiên cứu liên quan đến phân loại tái chế vật liệu xây dựng thải trong công trình trong nước và quốc tế được trình bày trong Bảng 2-1 và Bảng 2-2

Bảng 2-1 Tóm tắt một số nghiên cứu trong nước

# Nghiên cứu / Báo cáo Nội dung

1 Báo cáo môi trường quốc gia [2] –

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

Hiện trạng môi trường qua các hoạt động sản xuất trong xã hội, trong nghiên cứu lấy thông tin về chất thải rắn xây dựng

2 Nghiên cứu hiện trạng quản lý phế thải xây dựng và phá dỡ ở Việt

Nam [3] – Tuân N K et al (Tạp chí

Khoa học Công nghệ Xây dựng

Tình hình quản lý phế thải xây dựng ở Việt Nam (đến 2018), đưa ra những thách thức và khả năng tái chế phế thải xây dựng, đề xuất các chiến lược phù hợp quản lý và tái chế phế thải xây dựng

3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Nghiên cứu và phân tích 7 yếu tố chính

2 TCVN 6705:2009 có đề cập khái niệm “Chất thải rắn xây dựng”, tác giả chỉ chú thích như một thông tin bổ sung

# Nghiên cứu / Báo cáo Nội dung việc quản lý rác thải xây dựng [10]

– Minh N V (Luận văn thạc sĩ,

2016) gây ảnh hưởng tới quản lý chất thải xây dựng Đề xuất 10 biện pháp để tăng hiệu quả quản lý chất thải xây dựng

4 Ứng dụng mô hình động học hệ thống (SD) đánh giá hiệu quả của chiến lược quản lý rác thải xây dựng [11] – Nhựt C T M (Luận văn thạc sĩ, 2015)

Nghiên cứu xem xét đến hệ thống quản lý rác thải xây dựng trong các công trường xây dựng và đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý này

5 Legal and Institutinal Framework of Solid Waste Management in

(Asian Jounal on Energy and

Mô tả cách mà hệ thống quy định cho việc quản lý chất thải rắn ở Việt Nam đang được ứng dụng và phát triển

Nhìn chung, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về quản lý rác thải xây dựng và xây dựng các quy trình để quản lý chúng Ở Việt Nam và tại TP Hồ Chí Minh, các nghiên cứu đã có và các ứng dụng của chúng vẫn còn hạn chế

Bảng 2-2 Tóm tắt một số nghiên cứu quốc tế

# Nghiên cúu / Báo cáo Nội dung

1 Implementing on-site construction waste recycling in Hong Kong:

Zhikang Bao et al (Science of the

Nghiên cứu nêu ra các rào cản và những khả năng hỗ trợ để giải quyết rào cản trong việc tái chế trực tiếp phế thải xây dựng tại công trường

2 Establishment of environmentally sound management of construction and demolition waste and its wise ultilization for environmental

Nghiên cứu phối hợp giữa Nhật Bản và Việt Nam trong việc đề xuất mô hình chiến lược trong việc tái chế phế thải xây dựng, đánh giá hiệu quả mô

# Nghiên cúu / Báo cáo Nội dung pollution control and for new recycled construction materials [14]

– Kawamoto K, Giang N H (2017) hình với chương trình thí điểm tại địa phương

3 Trend of the research on construction and demolition waste management

Nghiên cứu cho thấy đến năm 2011, chưa có sự phát tireern các nghiên cứu hệ thống trong lĩnh vực quản lý phế thải xây dựng Dự đoán nhiều nghiên cứu về quản lý CDW sẽ được triển khai từ các nên kinh tế đang phát triển

4 Simulation model using system dynamic method for construction and demolition waste management in

Hong Kong [16] – J L Hao et al

(Construction Innovation, 2007) Đưa ra cách tiếp cận mới trong việc quản lý phế thải xây dựng bằng System Dynamic, bổ sung cho các nghiên cứu trước đó chủ yếu về giảm, tái sử dụng, tái chế loại rác thải này

5 Construction and demolition waste management in China through the

Nghiên cứu cho thấy rào cản chính yế của việc giảm CDW tại Trung Quốc là do thiếu thiêu chuẩn thiết kế để giảm CDW, phí phát thải/ chôn lấp thấp và quy hoạch thành phố chưa hợp lý Đồng thời phát triển quy trình quản lý phế thải xây dựng thông qua quy trình 3R

6 Sustainability assessment of construction and demolition waste management applied to an Italian case [18] – Silvia I et al (Waste

Nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của phế thải xây dựng tới vùng Campania (Ý) và nhấn mạnh lợi ích kinh tế và môi trường khi lựa chọn

# Nghiên cúu / Báo cáo Nội dung

Management, 2021) phương pháp xử lý phế thải xây dựng hợp lý

7 Review of construction and demolition waste management in

Nghiên cứu phân tích một số điểm trong nghiên cứu giữa Mỹ và Trung Quốc về pháp luật, thị trường, thách thức…trong quản lý phế thải xây dựng Đồng thời chỉ ra Mỹ có hệ thống quản lý phế thải xây dựng tốt hơn Trung Quốc, và đề ra một số biện pháp để giúp Trung Quốc phát triển mảng này trong tương lai

8 Management of construction and demolition waste using GIS tools

Tình hình quản lý và phát triển nghiên cứu CDW ở Việt Nam

Tại Việt Nam, trong bối cảnh nhiều công trình được xây dựng vào thời xưa như nhà cũ, chung cư, công trình công cộng….đã xuống cấp, không còn đủ an toàn để sử dụng Từ đó, dẫn đến phá dỡ là kết quả tất yếu (ngoại trừ những công trình cũ có chính sách được lưu trữ lại)

CDW được tạo ra nhiều ở các khu vực đô thị và chiếm 25% chất thải rắn đô thị tại

TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội, 12-13% tại các địa phương khác như Bắc Giang, Hải Phòng, An Giang và tính trung bình là 10-15% [22] Trong khoảng thời gian 1970-1980, có khoảng 2200 (khoảng 6 triệu m 2 ) được xây dựng và hiện tại 90% đang bị xuống cấp nghiêm trọng [3]

Về nguyên lý, CDW có thể tận dụng để lắp chỗ trũng, rải đường nhưng do không có sự phối hợp giữa các Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và URENCO 3 ở các tỉnh và thành phố, hơn nữa người dân thường thuê tư nhân thu gom CDW nên CDW cũng bị đổ bừa bãi ra môi trường [2]

Chung cư cũ lâu năm ẩn chứa rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn, trong đó sự an toàn của người dân là quan trọng nhất Tại Hà Nội, trên địa bàn thành phố có khoảng 1600 nhà chung cư cũ có quy mô chủ yếu từ 2-5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm

1960 đến cuối những năm 1990 [23], diện tích các hộ phần lớn từ 30-50m 2 /căn Theo thống kê, có 4 khu tập thể cũ cần phải nhanh chóng di dân bao gồm: Giảng

Võ, Thành Công, Bộ Tư pháp và Ngọc Khánh Trong đó, nhà C8 – G6A – A lần lượt của khu tập thể Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh và 2 đơn nguyên đầu khu tập thể Bộ Tư pháp đều ở cấp D [24] Được đưa vào sử dụng từ năm 1987 (Hình 2-1), khu nhà G6A Thành Công đã trải qua gần 40 năm sử dụng và bộc lộ nhiều vấn đề lo ngại như sụt lún của 2 đơn nguyên với khe nứt rộng hơn 30cm (Hình 2-2) Hiện tại, tòa nhà của khu tập thể đã xuống cấp vô cùng nghiêm trọng

Tại TP Hồ Chí Minh, có khoảng 400 chung cư cũ được xây dựng từ trước năm

1975 Hiện nay, có 14 chung cư cũ cấp D nằm trong kế hoạch cải tạo, xây mới của thành phố [25], trong đó có một số chung cư nằm trong nội thành như 128 Hai Bà Trưng (Quận 1), 23 Lý Tự Trọng (Quận 1), Vĩnh Hội (Quận 4), 440 Trần Hưng Đạo (Quận 5)

3 Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Ha Noi Urban Environment Company)

Hình 2-1 Khu nhà G6A Thành Công (Ba Đình, TP Hà Nội) [24]

Hình 2-2 Khe nứt giữa 2 đơn nguyên nhà G6A Thành Công [26]

Hình 2-3 Chung cư 440 Trần Hưng Đạo (Quận 5) [25]

Chương trình hành động chỉnh trang đô thị, cải tạo chung cư cũ của TP Hồ Chí Minh được đưa ra từ 2016, mục tiêu đến năm 2020 sẽ cải tạo, sửa chữa hoặc xây mới khoảng 50% số chung cư bị xuống cấp và hư hỏng Tuy nhiên, tính tới tháng 01/2022, chỉ có 2 chung cư được cải tạo, xây mới [25]

Nhìn chung, việc cải tạo và xây mới chung cư, công trình dân dụng tại TP HCM còn rất chậm so với mục tiêu đề ra Trong khi đó, chất lượng các công trình này vẫn đang tiếp tục xấu đi, độ nguy hiểm tăng cao gây mất an toàn cho dân cư Với tình trạng nêu trên, việc cải tạo, xây mới hay thậm chí phá dỡ vẫn còn gặp khó khăn về nhiều mặt

2.3.2 Các nghiên cứu và ứng dụng

Các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) cần một giai đoạn quan trọng là ứng dụng, khi đó những kết quả của nghiên cứu mới có cơ hội can thiệp vào tình hình thực tế Tuy nhiên, đây còn là một vấn đề ở Việt Nam khi những nghiên cứu chưa được đầu tư đúng mức

Một số dự án cũng đã được thực hiện tại các Bộ liên quan của Việt Nam và đang dừng ở quy mô nghiên cứu [3]:

• “Điều tra hệ thống quản lý phế thải xây dựng tại các khu đô thị” – Hiệp hội các khu công nghiệp và môi trường đô thị Việt Nam (2010 – 2014)

• “Đầu tư dây chuyền tái chế phế thải xây dựng để sản xuất vật liệu xây dựng” – Bộ Xây dựng (2010 – 2012)

• “Xử lý và tái chế chất thải rắn trong thi công dự án hạ tầng đường bộ” – Bộ Giao thông vận tải (2010 – 2014)

Năm 2017, mới mục tiêu đóng góp vào tỷ lệ tái chế CDW là 50% vào năm 2025 thông qua ứng dụng công nghệ và mô hình kinh doanh phát triển tái chế, một dự án hợp tác mới (ODA) giữa Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu với tên gọi “Dự án thành lập cơ quan quản lý hợp lý về mặt môi trường đối với phế thải xây dựng và sử dụng tốt chất thải này để kiểm soát ô nhiễm môi trường và vật liệu xây dựng tái chế mới tại Việt Nam” 4 [14] Dự án đề xuất thúc đẩy tái chế CDW tại Việt Nam với các mục đích [3]:

• Phát triển công nghệ mới sử dụng vật liệu được tái chế sản xuất từ CDW Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các vật liệu tái chế sản xuất từ CDW

• Thiết lập hướng dẫn cần thiết cho quản lý CDW thân thiện với môi trường

• Đề xuất mô hình kinh doanh chiến lược được thiết kế để thúc đẩy tái chế CDW tại Việt Nam và kiểm tra tính khả thi của chúng thông qua các dự án thí điểm tại chỗ

Do hầu hết các dự án chỉ đang ở mức nghiên cứu nên chưa có ứng dụng cụ thể vào thực tế, đây cũng là vấn đề lớn đối với các dự án nghiên cứu và phát triển [3], dẫn đến một số thông tin như công nghệ dùng trong phá dỡ, phân loại tái chế hay các tiêu chuẩn dùng cho cốt liệu tái chế vẫn bị thiếu và chưa phát triển tại Việt Nam

Theo Minh (2015), một số biện pháp được đề xuất thực hiện tại TP Hồ Chí Minh nhằm tăng hiệu quả quản lý rác thải xây dựng như tăng cường công tác thanh tra thực hiện quản lý rác thải xây dựng, hay quy hoạch bãi đổ rác thải và đầu tư nghiên cứu về quản lý chất thải rắn xây dựng [10] Trong một nghiên cứu khác của Nhựt

4 Nguyên văn: “Project on establishment of environmentally sound management of construction and demolition waste and its wise ultilization for environmental pollution control and for new recycled construction materials in Vietnam”

Tình hình quản lý CDW và nghiên cứu trên thế giới

Thế giới trong một khoảng thời gian dài đã ghi nhận sự phát triển của ngành xây dựng và việc xử lý chất thải rắn sau xây dựng Theo thống kê của Sandler và

Swingle (2006), khoảng 136 triệu tấn CDW được tạo ra trên toàn cầu nhưng chỉ khoảng 30% trong đó là được tái chế [15]

Các quốc gia khác nhau có tốc độ phát triển khác nhau nên lượng CDW phát sinh theo đó mà thay đổi Tại Anh, tỷ lệ CDW chiếm khoảng 10-15% tổng lượng chất thải rắn và 16-40% tại Úc (2000) [15] Ở Hong Kong (2003), CDW chiếm hơn 40% chất thải thu gom dùng lắp đất [16] và trong giai đoạn từ 2002-2007, nhu cầu phát triển kinh tế tăng cao và việc đầu tư xây dựng cũng tăng theo Tại Trung Quốc, lượng CDW hằng năm trên 1.5 tỷ tấn, chiếm khoảng 40% tổng lượng chất thải, tiếp tục tăng nhanh từ năm 2009 và tỷ lệ tái chế lượng này chỉ khoảng 5% [17] Trên lãnh thổ châu Âu, theo thống kê của European Commission (2019), CDW chiếm 25-30% tổng lượng chất thải tại châu Âu [18]

Dự báo rằng dân số thành thị có thể tăng thêm 1.5 tỷ người trên toàn thế giới cho đến năm 2035 và nâng tỷ lệ dân đô thị lên mức 68% vào năm 2050 [13] Xây dựng dân dụng vẫn rất cần thiết trong các đô thị lớn nói riêng và thế giới nói chung Song song đó thì lượng chất thải rắn xây dựng sẽ tăng theo Có thể thấy rằng tình hình chung trên thế giới, CDW có xu hướng tăng theo đà phát triển kinh tế - xã hội và ở mỗi quốc gia đều có chiến lược riêng cho việc đối phó với CDW, nhất là sau khi công trình được phá dỡ

2.4.2 Các nghiên cứu và ứng dụng

Tuy rằng chôn lấp là phổ biến nhất nhưng phương pháp này không thể mang tính lâu dài do tài nguyên đất là có hạn Mặc khác, để đối phó với tình trạng môi trường xấu dần đi, xu thế phải tiến hành giảm chất thải, tăng tỷ lệ tái sử dụng và tái chế Các nghiên cứu trên thế giới đã góp phần phát triển phương án giải quyết CDW có tính ứng dụng cao tại một số quốc gia

• Tại Hong Kong, System Dynamic được sử dụng trong thị trường năng động và phức tạp có lồng ghép các vấn đề quản lý CDW vào các dự án xây dựng, mục đích là để cải thiện hiệu quả tổng thể của việc quản lý CDW một cách bền vững [16]

• Tại Trung Quốc – quốc gia đông dân nhất thế giới, việc quản lý các mặt trong đời sống xã hội luôn là một thách thức lớn và để đáp ứng vấn đề này trong xây dựng, Benijia Huang và cộng sự đã đề xuất mô hình phân tích quản lý CDW dựa vào nguyên lý 3R [17] Các giải pháp được đưa ra là: thiết kế mô hình kinh tế hiệu quả và kiểm soát nguồn; giám sát quá trình tạo ra CDW và xử lý hành vi bất hợp pháp; rút ngắn thời gian đăng ký vay và giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp quản lý CDW [17]

• Tại Ý, trước đây việc chôn lấp phổ biến, nhưng theo nhiều nghiên cứu thì CDW có thể chuyển thành nguyên liệu thứ cấp gọi là “cốt liệu tái chế” Các nghiên cứu này góp phần thúc đẩy việc xử lý, tái chế CDW và hạn chế các phương pháp xử lý truyền thống, hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường [18]

• Tại Úc, CDW chiếm khoảng 40% tổng lượng rác thải hằng năm Do việc chôn lấp rác thải bị đánh thuế rất cao nên hướng phát triển bền vững và tái sử dụng cốt liệu tái chế từ bê tông luôn được quan tâm và có những ứng dụng đáng kể, trong đó nổi bật là dùng cho việc xây dựng vỉa hè do RCA có thể được sử dụng thay thế 100% cốt liệu tự nhiên ở lớp nền và nền lót

Việc đổ rác thải bừa bãi thường xảy ra ở các nước đang phát triển nhiều hơn so với các nước đã phát triển Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một công cụ tích hợp quản lý rác thải xây dựng sử dụng để hỗ trợ đưa ra quyết định cho nhà quản lý GIS là một hệ thống tự động để lưu trữ, phân tích và vận dụng dữ liệu địa lý với những dữ liệu thể hiện các đối tượng và hiện tượng, trong đó vị trí địa lý là một trong những đặc điểm thông tin vốn có và rất cần thiết cho việc phân tích Thông qua GIS, có thể phát hiện được địa điểm đổ rác thải xây dựng bừa bãi, phân tích nguy cơ môi trường tiềm tàng và xác định được địa điểm thích hợp để xây dựng nhà máy tái chế chất thải rắn xây dựng [19].

Hành lang pháp lý liên quan đến xử lý CDW

Tại Việt Nam, khi tới niên hạn công trình sẽ cần hành động giải quyết Một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan:

• Giải pháp cải tạo và tái thiết các chung cư bị hư hỏng và xuống cấp (Nghị quyết 34/2007/NQ-CP)

• Phá dỡ công trình xây dựng (Khoản 44, Điều 1, Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020; Điều 118 Luật xây dựng 2014)

• Đánh giá và quản lý chất lượng cho các công trình hết thời hạn sử dụng (Điều 41 Nghị định 06/2021/NĐ-CP)

Song song với việc xử lý CDW, do CDW cũng là một dạng chất thải rắn nên cần có văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ sở hạ tầng cho quản lý:

• Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn

• Thông tư của Bộ Xây dựng số 10/2000/TTBXD ngày 08/08 năm 2000 hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các đề án quy hoạch xây dựng, bao gồm cả quản lý chất thải rắn sau khi xây dựng

• Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 ban hành quy chế bảo bệ môi trường ngành xây dựng

• Thông tư của Bộ KHTNMT số 1817/1999/TT-BKHCNMT ngày 21/10/1999 hướng dẫn xác nhận các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại khoản 7 – mục I – phụ lục I – Nghị định 10/1998/NĐ-CP của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích đảm bảo đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam liên quan đến bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường, tái sử dụng và tái chế chất thải

Việc phá dỡ có thể coi như công tác cuối cùng để kết thúc chu trình của một dự án xây dựng, thể hiện rằng công trình đó đã có tồn tại và mang đến một vai trò hay công dụng nào đó Đối với nhà ở, theo dòng thời gian sẽ trải qua các giai đoạn như bảo hành và bảo trì, cải tạo Khi xác thực được các phương án trên không còn khả thi nữa thì có thể chuyển sang kế hoạch phá dỡ như điều 92 Luật Nhà ở 2014 quy định [28]

Nhận định rằng phá dỡ công trình tại Việt Nam có hành lang pháp lý còn lỏng lẽo, chưa có chế tài rõ ràng và quy chuẩn cụ thể [2] Với số lượng công trình dân dụng, đặc biệt là chung cư tới niên hạn ngày càng nhiều như ngày nay, việc bảo dưỡng cải tạo gần tiến đến mức giới hạn và phải triển sang giai đoạn phá dỡ Tuy nhiên, tốc độ triển khai bảo dưỡng cải tạo còn chậm thì việc phá dỡ có quy định hợp lý là một cột mốc xa chưa chạm tới được Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh trong những năm gần đây đã trở thành nhân tố tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng cũng tạo ra sức ép lên nhiều mặt, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và phát triển không bền vững

Bất cập và khó khăn bắt nguồn ngay từ sự thiếu rõ ràng trong các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, sự chồng chéo trong hệ thống quản lý, thiếu đầu tư đồng bộ, dẫn đến công tác triển khai chưa đạt hiệu quả như mong muốn [2]

Lý do khác là không có một đầu mối chung về quản lý CDW nên các quy định về quản lý CDW do nhiều Bộ ban hành Hàng loạt các vấn đề chưa có các văn bản quy định cụ thể như: chưa có các quy định về mục CDW thông thường [2]:

• Quy định về điều kiện năng lực cho phép các tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý, tiêu hủy CDW thông thường

• Quy định thẩm định công nghệ xử lý CDW sinh hoạt do nước ngoài đầu tư

Ngoài ra, hiện nay cũng chưa có cơ quan chịu trách nhiệm tập trung quản lý thông tin, dữ liệu về quản lý CDW ở cấp trung ương, cũng như cấp địa phương [2]

Khi quyết định phá dỡ hay cải tạo, tổ chức thực hiện phải tính toán sự khả thi và lợi ích kinh tế Việc cải tạo chung cư cũ, xét về quy trình chung còn gặp nhiều bất cập Theo thống kê của Bộ Xây dựng, từ năm 2010 – 2020, số nhà chung cư cũ được cải tạo, sửa chữa trên toàn quốc vẫn chưa chạm mốc 20 dự án, đạt dưới 3% tổng số cần thực hiện và nhu cầu cao nhất vẫn thuộc về 2 đô thị lớn hà Hà Nội và TP Hồ Chí Minh [29] Quy định về 100% sự đồng thuận từ các hộ dân để cải tạo chung cư là một trong những lý do làm chậm quá trình [29], trong khi đó chưa khẳng định được là cải tạo hay phá dỡ - xây mới sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, tuy nhiên thì dù phương án nào đi chăng nữa cũng làm phát sinh CDW.

Cát và tình trạng sử dụng năng lượng

Bê tông là vật liệu nhân tạo được sử dụng nhiều nhất trên thế giới kể từ khi nó được phát minh Tỷ lệ lượng cốt liệu sử dụng trong bê tông chiếm khoảng 75%, do đó đóng một vai trò cốt yếu cho chất lượng của bê tông Theo Joseph và Tretsiakova- McNally (2010), xây dựng công trình trên toàn thế giới tiêu thụ khoảng 25% gỗ khai thác; 40% đá, cát, sỏi; 16% nước và song song đó là thải ra 50% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và mưa acid

Xây dựng là một trong những mảng lớn đóng góp vào sự phát triển thế giới, và là một nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững Trong báo cáo của United Nations năm 1987, “Phát triển bền vững” có nghĩa là: “Sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” [30] Theo đó, người ta đang cố gắng để giảm lượng phát thải vào môi trường có xét đến một số yếu tố: phương pháp tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng/ tái chế vật liệu, thiết kế thân thiện với môi trường và kiểm soát khí phát thải Ví dụ, EU đặt mục tiêu là giảm 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020 so với năm 1990 tại các nước phát triển

Hiệu quả vật liệu là một trong những thành phần quan trong nhất của nhóm vật liệu phát triển bền vững Các yếu tố khác ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn vật liệu xây dựng là chi phí và yêu cầu xã hội của chúng như tính chất cơ học tốt (sức bền và độ bền), đặc tính thẩm mỹ, hiệu quả sức khỏe và khả năng xây dựng nhanh chóng

2.6.2 Bê tông và sự ảnh hưởng đến môi trường

Một vật liệu làm giảm lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tối đa khả năng ảnh hưởng đến môi trường, khả năng thấp gây hại cho con người trong suốt quá trình thi công và trong thời gian sử dụng, đáp ứng được yêu cầu thiết kế thì có thể gọi vật liệu đó là “vật liệu cho phát triển bền vững”

Quy trình sản xuất bê tông có tác động xấu đến môi trường do phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và sử dụng nguồn vật liệu thiên nhiên không tái tạo Đây là vấn đề khó giải quyết và cần khoảng thời gian dài để đáp ứng

Chất khí phát thải gây trực tiếp hiệu ứng nhà kính là CO2, do đó phát triển bền vững cho môi trường chủ yếu xoay quanh các nghiên cứu làm giảm lượng khí này trong quá trình sản xuất bê tông Trong tất cả các nguyên vật liệu sản xuất bê tông, xi măng có quá trình sản xuất tác động mạnh nhất đến môi trường – đó là quá trình tiêu thụ một nguồn năng lượng lớn Sản xuất các nguyên liệu khác nhau tạo ra lượng CO2 cũng khác nhau, phụ thuộc vào quá trình sản xuất và thành phần của nguyên liệu thô Đá vôi là nguồn chính của nguyên liệu thô sản xuất xi măng Việc sử dụng một lượng lớn nhiên liệu cũng như quá trình khử carbonat của đá vôi sẽ thải ra một lượng lớn CO2 vào khí quyển Người ta chấp nhận rộng rãi rằng việc sản xuất một tấn xi măng thải ra một tấn CO2, theo đó vào năm 2004, toàn thế giới đã thải ra môi trường 2 tỷ tấn CO2 (EFA, 2004) [31]

Nhìn chung, cốt liệu còn lại như đá, sỏi hay cát có quy trình khai thác và sản xuất không ảnh hưởng nhiều đến môi trường như xi măng (theo lượng CO2) bởi quy trình mang tính đơn giản hơn Tuy nhiên, những năm gần đây thì tốc độ phát triển xây dựng trên toàn thế giới tăng rất nhanh và việc khai thác cốt liệu như đá, sỏi, cát trở thành một vấn đề về sinh học tại nhiều nơi trên thế giới [31] Khai thác đá, sỏi, đặt biệt là cát quá mức sẽ dẫn đến mất cân bằng theo nhiều hướng [31]:

• Thiệt hại cục bộ đa dạng sinh học ở lân cận khu vực khai thác

• Gây ra sạt lở, xói mòn khu vực bờ sông

• Gây ô nhiễm nguồn nước do tăng độ bùn và các chất rắn lắng đọng

• Ảnh hưởng đến các hộ dân cư sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt

• Tăng lũ lụt, tiếng ồn và ô nhiễm bụi

• Tàn phá môi trường, tạo ra rác thải trong suốt quá trình khai thác và thi công

2.6.3 Cát tự nhiên và cát tái chế từ CDW

Một sản phẩm được tái chế từ CDW là cát, có khả năng thay thế cát tự nhiên trong các mẻ bê tông truyền thống Từ dạng rắn của bê tông phế phẩm, thông qua quá trình nghiền, phân loại, xử lý, thu được cát tái chế Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng nhà máy tái chế để sản xuất cốt liệu từ loại vật liệu nhân tạo này Để chuẩn bị cốt liệu, từ vật liệu xây dựng thải sau khi phá dỡ công trình sẽ được làm gãy thành những phần nhỏ hơn Nhưng phần nhỏ này tiếp theo sẽ được nghiền thành những mẩu nhỏ hơn nữa nhờ máy nghiền Sau khi nghiền, tất cả sẽ được phân loại nhờ rây sàng, sau đó được sử dụng như cốt liệu Trong hầu hết các trường hợp, tạp chất sẽ được phát hiện và loại bỏ Quy trình sản xuất sản phẩm ảnh hưởng chủ yếu tới chất lượng sản phẩm Bê tông gốc dùng để sản xuất CDW đóng một vai trò rất quan trọng để sản xuất Quy trình tốt kết hợp với nguồn bê tông phế phẩm có chất lượng cao sẽ cho ra những sản phẩm cốt liệu tái chế có chất lượng tốt hơn Tuy nhiên, bê tông phế thải nói chung có chất lượng rất khó kiểm định nên việc đảm bảo chất lượng cho cốt liệu tái chế không hề dễ dàng Có 2 nguồn phổ biến để thu bê tông phế phẩm: công trình phá dỡ và tại phòng thí nghiệm, tuy nhiên nếu xét tương đối thì 2 nguồn này trái ngược nhau về số lượng và chất lượng.

Kinh tế chất thải

Kinh tế chất thải có mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế môi trường và là một bộ phận không thể thiếu của kinh tế môi trường Mục tiêu quan trọng nhất của kinh tế học môi trường là sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và giảm thiểu việc xả thải môi trường [32] Cả 2 vấn đề này đều cần thiết trong bất kỳ một hoạt động sản xuất nào, và đặc biệt trực quan khi nguồn tài nguyên chưa được tận dụng là chất thải rắn xây dựng và việc xả chúng bừa bãi ra môi trường vẫn chưa được xử lý triệt để

Tái chế chất thải là việc sử dụng một phần của sản phẩm được loại bỏ làm nguyên vật liệu để chế tạo ra sản phẩm mới Trong kinh tế chất thải, tái chế tập trung trả lời

3 câu hỏi chính: Tại sao tái chế? Khi nào tái chế? Tái chế bao nhiêu?

Do “thất bại thị trường”: sự thất bại của thị trường trong trường hợp tái chế là không có một tín hiệu nào cả “Tín hiệu” chính là việc thị trường “nói” cho người chủ của phần chất thải Người có chất thải tiếp tục lựa chọn giữa thùng rác tái chế và thùng rác thải bỏ trên cơ sở sở thích, thói quen hay nhận thức chứ không phải là trên cơ sở lợi ích kinh tế của mình hay tín hiệu chính xác, đầy đủ về lợi ích và chi phí xã hội Cho đến khi nào việc thải bỏ chất thải rắn còn là miễn phí/ không đòi hỏi chi phí đối với các cá nhân thì người có chất thải vẫn không có mối quan tâm kinh tế nào đối với việc tái chế Vì vậy, việc tái chế trong cuộc sống mặc dù đã phát triển hiện nay vẫn thiếu thông tin lan truyền trong cộng đồng [32]

Tái chế là một phương án lựa chọn so với thải bỏ Ngoài lý do kể trên thì có 4 lý do thất bại thị trường khác liên quan đến tái chế chất thải rắn:

• Phần lớn các thiết bị tái chế là do chính quyền sở hữu hoặc kiểm soát và chúng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận (chẳng hạn như nhà máy tái chế rác thải)

• Những thay đổi bất ổn định của thị trường

• Tác động của giá cả sai lệch và chi phí ngoại biên

• Nhà sản xuất cũng không thu được lợi nhuận một khi việc sản xuất sản phẩm từ nguyên vật liệu chính phẩm (nguyên liệu mới) rẻ hơn sản xuất bằng nguyên vật liệu tái chế

Do đó, nếu phương án tái chế được chọn thì nó phải là phương án tốt hơn, nghĩa là chi phí xã hội ròng của tái chế phải thấp hơn chi phí xã hội ròng của thải bỏ [32]

Khi việc tái chế hiệu quả hơn so với việc sử dụng nguồn nguyên liệu chính phẩm [32] Tình hình hiện tại, giả sử không còn chỗ để chôn lấp chất thải nói chung, theo dòng phát triển của xây dựng gắn liền với phát triển kinh tế xã hội thì vẫn phát sinh chất thải rắn Bài toán đặt ra là sẽ phân bổ nguồn lực như thế nào cho phát triển, tiêu dùng và tái chế cho mỗi năm với số lượng đơn vị chôn lấp bị giới hạn, thậm chí là bị tính phí ngày càng cao

Kinh tế chất thải quan tâm chủ yếu tới, không phải là lượng tái chế tập trung vào một loại chất thải mà là bao nhiêu loại chất thải được đưa vào tái chế Trong luận văn, có thể sẽ không trả lời câu hỏi này một cách rõ ràng do đang xem xét khả năng tái chế đối với những loại vật liệu xây dựng thải có khả năng tái chế thành cát

Nếu quy mô tái chế quá nhỏ thì tài nguyên được khai thác lãng phí và thải bỏ quá nhiều vật liệu chính phẩm Ngược lại, việc tái chế quá nhiều trong quy mô quá lớn cũng là một sự lãng phí [32].

Tổng kết chương

Chương 2 nêu lên tổng quát về một số vấn đề chung liên quan đến phá dỡ, phân loại và tái chế vật liệu trong công trình trên thế giới và tại Việt Nam Nhận thấy được vấn đề nghiên cứu là cần thiết, chương 3 tiếp theo sẽ trình bày những phương pháp nghiên cứu được áp dụng để tìm hiểu vấn đề chính Sau đó, một số phương pháp phân tích sẽ được áp dụng ở chương 4 để nghiên cứu bản chất vấn đề, làm cơ sở cho việc đề xuất ý kiến cho chương 5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giới thiệu chương

Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu đề cập đến một số nội dung sau:

• Đối tượng được đề xuất và nội dung đề xuất

• Thiết kế bảng câu hỏi

• Sơ đồ khối cho phương pháp nghiên cứu

• Giai đoạn thực hiện nghiên cứu

• Phương pháp phân tích dữ liệu

• Kết quả khảo sát thực tế

• Kết quả thu thập số liệu và xử lý sơ bộ

Đối tượng được đề xuất và nội dung đề xuất

3.2.1 Đối tượng mà nghiên cứu muốn đề xuất kết quả

Yếu tố hay nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phân loại và tái chế vật liệu xây dựng thải đều được xét có liên quan đến các khía cạnh thực tế trong đời sống, song song đó là các đối tượng có liên quan trực tiếp đến các công tác này, được thể hiện qua Bảng 3-1 [19]

Bảng 3-1 Khía cạnh trong quản lý CDW

Nhận thấy sự quan trọng của khía cạnh chính sách, luật có cho phép đồng tình với các thỏa thuận cần thiết và vượt qua các xung đột lợi ích để tiến hành các giải pháp khả thi cho chất thải rắn

Luật ủng hộ việc củng cố nhu cầu thực tế trong việc cung cấp các giải pháp cho chất thải rắn, cũng như mở đường cho việc xác định và thực hiện các công cụ kinh tế ủng hộ các quan điểm lành mạnh về môi trường của các thành phần xã hội khác nhau

Môi trường Luật chú ý đến việc quản lý chất thải rắn hiện hữu để giảm tối đa tác động đến môi trường

Văn hóa Mục tiêu là các thói quen và giá trị của cư dân địa phương khi định nghĩa các phương pháp và quy trình xử lý chất thải rắn

Trong phạm vi luận văn xem xét 4 nhóm đối tương như trong Bảng 3-2 dưới đây Tuy nhiên, theo nghiên cứu ban đầu thì đối tượng “Chủ thể tạo ra CDW” và “Chủ thể thu gom CDW” có số lượng thuộc dạng phổ biến hơn so với 2 đối tượng còn lại

Do đó, tác giả diễn giải nội dung nghiên cứu dưới những góc nhìn theo nhóm tổng quát hơn và vẫn liên quan đến 4 nhóm đối tượng này

Bảng 3-2 Đối tượng liên quan đến quá trình phá dỡ

# Các đối tượng liên quan Mối quan tâm đến từ

1 Chủ thể tạo ra CDW Quận /

2 Chủ thể thu gom CDW

3 Chủ thể tái chế CDW

4 Chủ thể sử dụng CDW

Theo Luật Ban hành Văn bản pháp luật 2015 [33], “Quyết định của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định: Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; Chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” Mặt khác, theo Điều 15 – Chương IV – Thông tư 08/2017/TT-BXD thì UBND các cấp có trách nhiệm quản lý các hoạt động liên quan đến chất thải rắn xây dựng nói chung và 4 đối tượng nói trên [7]

Do đó, nếu xét về các đề xuất của đề tài có tính ảnh hưởng rộng trong phạm vi tỉnh/ thành phố bao gồm cả 4 đối tượng liên quan kể trên, thì đối tượng mà đề tài muốn hướng tới với mục tiêu đề xuất kết quả là UBND TP Hồ Chí Minh

3.2.2 Loại vật liệu mà nghiên cứu muốn đề xuất

Nghiên cứu chọn cát tái chế từ CDW để làm đối tượng phân tích Việc chọn cát tái chế từ CDW đến từ một số lý do sau:

• Tiết kiệm nguồn tài nguyên cát quốc gia: Tổng tài nguyên cát của Việt Nam ước tính đạt khoảng 2.3 tỷ m 3 chủ yếu cho xây trát và san nền Khoảng 30% lượng cát kể trên dùng cho việc sản xuất bê tông Nhu cầu sử dụng cát để sản xuất bê tông tăng từ 92 triệu m 3 (2015) lên 160 triệu m 3 (2020) [34] Chưa thống kê được một lượng đáng kể được sử dụng vào các công trình xây dựng và công trình giao thông không rõ nguồn gốc Với tình trạng sử dụng cát ngày càng tăng như hiện tại thì nguồn tài nguyên cát sẽ sớm cạn kiệt, và cần phải nhập khẩu [34]

• Hạn chế ảnh hưởng môi trường: Khai thác cát ở lòng sông quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến dòng chảy, xói mòn đất và ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái

• Tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có: Cát tái chế từ CDW có chất lượng tốt sẽ thay thế được một phần hay toàn bộ cát tự nhiên, giúp giảm chi phí và thời gian công tác cho công trình

Mặt khác, TCVN 11969:2018 có đề cập đến cốt liệu lớn tái chế cho bê tông từ phế thải xây dựng, tuy nhiên tài liệu tương tự cho cát tái chế từ phế thải xây dựng vẫn còn hạn chế Nghiên cứu đề xuất ý kiến liên quan đến cát CDW, góp phần vào quá trình phát triển thông tin cho loại cát này, nhất là tại TP HCM.

Thiết kế bảng câu hỏi

Nghiên cứu bằng cách thực hiện khảo sát có lẽ là một trong những cách thức phổ biến nhất để tiếp cận, đặc biệt là trong các nghiên cứu về sức khỏe và khoa học xã hội [35] Trong quản lý, việc nắm rõ cơ bản vấn đề cần thiết đan xen với sự liên hệ thực tế Nghiên cứu sử dụng phiếu khảo sát đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm

Thang đo Likert được phát minh năm 1932 bởi Rensis Likert – một nhà tâm lý học người Mỹ [36]và nó được ứng dụng như một trong những công cụ đo lường tâm lý cơ bản và thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, xã hội và giáo dục Việc định lượng thứ không thể đo lường được thông qua các kỹ thuật đo thông thường cũng là một thách thức Việc khảo sát bằng bảng câu hỏi thông qua thang điểm Likert như một cách để “mã hóa” thái độ, nhận thức và ý kiến của người được khảo sát thành những giá trị số để tiện cho việc phân tích

3.3.2 Thang đơn cực và thang lưỡng cực

Thang đo đơn cực lấy một đầu làm điểm mốc và các điểm còn lại sẽ biểu diễn theo cực này, chẳng hạn một thang đo mức độ hài lòng đơn cực phổ biến gồm có [36]:

• Không đồng ý một chút nào (not at all agree)

• Đồng ý một chút (slightly agree)

• Đồng ý vừa phải (moderately agree)

• Hoàn toàn đồng ý (completely agree)

Thang đo lưỡng cực yêu cầu người tham gia thực hiện khảo sát 2 chiều Một thang đo lưỡng cực phổ biến thường bao gồm các lựa chọn sau [36]:

• Hoàn toàn phản đối (completely disagree)

• Hầu hết phản đối (mostly disagree)

• Một phần phản đối (somewhat disagree)

• Không phản đối cũng không ủng hộ (neutral)

• Một phần ủng hộ (somewhat agree)

• Hầu hết ủng hộ (mostly disagree)

• Hoàn toàn ủng hộ (completely agree)

Trong khảo sát, các câu hỏi phần chính được tổ chức trên thang Likert 5 điểm đơn cực với 5 lựa chọn được mã hóa tương ứng với thang điểm từ 1 đến 5:

• Điểm 2: Phần lớn không đồng ý

• Điểm 4: Phần lớn không đồng ý

• Điểm 5: Đồng ý Điểm 1 được xem là điểm gốc Ở điểm 3 “Trung lập” tức có nghĩa là ý kiến người xem được hiểu là 50% không đồng ý và 50% đồng ý để trung hòa 2 điểm đầu cuối (1 và 5) của thang Likert Một cách hiểu khác, “Trung lập” ở đây không có nghĩa là

“không phản đối cũng không ủng hộ”, vì đây là khái niệm xuất hiện trong thang Likert lưỡng cực (neutral) Trong bảng khảo sát, điểm 3 còn đại diện cho tình trạng

“không rõ/ không biết” của người tham gia khảo sát, và cũng được hiểu như trên

Có 2 lý do khác để tác giả chọn thang Likert đơn cực 5 điểm:

• Thứ nhất: nó thân thiện hơn với người khảo sát và giúp cho người tham gia khảo sát không phải suy nghĩ quá nhiều

• Thứ hai: tránh được những từ ngữ mang tính khẳng định mạnh mẽ như

“tuyệt đối, hoàn toàn…” Những từ này khá cực đoan và dễ làm cho người tham gia khảo sát đắn đo khi họ có ý nghĩ mãnh liệt về điểm 1 và 5, nhưng không biết có nên chọn chúng hay không Khảo sát liên quan đến kỹ thuật, xã hội nên câu trả lời có liên quan đến hiểu biết, dự báo và đôi khi cảm giác.

Sơ đồ khối cho phương pháp nghiên cứu

Hình 3-1 Sơ đồ khối phương pháp nghiên cứu

Giai đoạn thực hiện nghiên cứu

3.5.1 Giai đoạn 1 – Thành lập bảng câu hỏi phỏng vấn

Bảng câu hỏi phỏng vấn cho đề tài ở giai đoạn này có vai trò khảo sát thí nghiệm

“Pilot questionaire” là một thuật ngữ đề cập đến việc sửa lỗi, cải thiện bảng câu hỏi khảo sát bằng cách khảo sát thí nghiệm với những đối tượng có kinh nghiệm, công tác lâu năm hoặc có những góc nhìn xem xét riêng để có sự khách quan Chẳng hạn:

• Lỗi về chính tả, định dạng: pilot questionaire giúp nhìn ra những lỗi sai không đáng có này, vì khảo sát có bao gồm bản giấy nên những lỗi này không nên có

• Lỗi về đọc hiểu: khảo sát đại trà sẽ có rất nhiều đối tượng tham gia, nên đảm bảo rằng bảng câu hỏi được thiết kế sao cho dễ đọc hiểu nhất

• Ngoài ra, yếu tố thẩm mỹ cũng nên cân nhắc do điều này sẽ tạo ấn tượng ban đầu với người tham gia khảo sát

• Nội dung: nhận góp ý từ những người có kinh nghiệm và kết hợp với 3 lưu ý phía trên để cải thiện bảng câu hỏi

Tổng hợp toàn bộ góp ý từ tất cả những lần phỏng vấn thí nghiệm, nghiên cứu lại và hoàn thiện bảng câu hỏi để chuẩn bị khảo sát đại trà Thực tế là trong giai đoạn này, khảo sát thí điểm lấy ý kiến chuyên gia chưa thực sự tốt nên đây cũng là một khiếm khuyết cần được cải thiện của nghiên cứu

3.5.2 Giai đoạn 2 – Thu thập dữ liệu, phân tích

Sau khi giai đoạn 1 kết thúc, bảng câu khỏi khảo sát sẽ được phát đại trà Đối tượng và số lượng dự kiến trong Bảng 3-3:

Bảng 3-3 Dự kiến số lượng phát phiếu khảo sát

# Đối tượng khảo sát Số phiếu dự kiến

1 Tổ chức góp phần tạo ra vật liệu xây dựng thải (trước phá dỡ) 50

2 Tổ chức tiền xử lý vật liệu xây dựng thải (trong phá dỡ) 40

3 Tổ chức xử lý vật liệu xây dựng thải

Dữ liệu thu thập sẽ tiến hành phân tích, kết hợp với phân tích chính sách, kế hoạch và đề án để có cơ sở đề xuất kết quả.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp được chọn để phân tích số liệu sau khi thu thập được các câu trả lời là phân tích dữ liệu định lượng Đây là việc phân tích dữ liệu dạng số hoặc dạng dữ liệu có thể dễ dàng chuyển đổi qua dạng số mà không mất đi ý nghĩa của chúng Phương pháp này thường sử dụng cho 3 mục đích:

• Đo lường sự khác nhau giữa các nhóm

• Tìm ra mối quan hệ giữa các biến khảo sát

• Kiểm định giả thuyết một cách chặt chẽ và khoa học

Do việc phân tích định lượng làm việc với những con số, nên liên hệ chặt chẽ với các phương pháp thống kê Phương pháp phân tích thống kê tạo ra một công cụ mạnh mẽ cho phân tích định lượng, từ những phương pháp tính toán đơn giản như số trung bình, độ lệch chuẩn đến những phương pháp phân tích phức tạp hơn như tương quan, hồi quy…

3.6.2 Thống kê mô tả và Thống kê suy luận

Quần thể (population) và mẫu (sample) là 2 khái niệm quan trọng:

• Quần thể: toàn bộ nhóm người mà nghiên đang hướng tới

• Mẫu: một số lượng nhỏ hơn quần thể mà người nghiên cứu, khảo sát có thể tiếp cận được Do quần thể có thể có số lượng rất lớn, để thực hiện khảo sát trên toàn bộ quần thể gần như là điều bất khả thi

Phân tích sử dụng 2 phương pháp thống kê [37]:

• Thống kê mô tả (descriptive statistics): tập trung diễn tả mẫu số liệu

• Thống kê suy luận (inferential statistics): tập trung suy luận để đưa ra suy đoán cho quần thể, dựa trên các phân tích từ mẫu

Thống kê mô tả, ở mức độ cơ bản đóng vai trò quan trọng của bước đầu phân tích định lượng, giúp người khảo sát có thể hiểu một cách tổng quan nhất về lượng mẫu thu thập được Nói cách khác, thống kê mô tả quan tâm tới tính chất của dữ liệu quan sát được, cho thấy những điều “đúng theo nghĩa đen” của một bảng số liệu sau khi thu thập Các đại lượng số được sử dụng phổ biến trong thống kê mô tả:

• Đại lượng đo lường mức độ tập trung

• Đại lượng đo lường mức độ phân tán

Thống kê suy luận giúp người nghiên cứu đưa ra những suy đoán, ước lượng ở quần thể Một số phương pháp thống kê suy luận phổ biến:

• Phân tích hồi quy: cho thấy sự liên quan của biến độc lập và biến phụ thuộc

• Mô hình kiểm định giả thuyết: cần có giả thuyết không và giả thuyết đối Suy luận rút ra cân nhắc giá trị tới hạn, giá trị thống kê và độ tin cậy

3.6.3 Phân tích xếp hạng theo điểm trung bình Đại lượng đo lường độ tập trung phổ biến thường gặp là Trung bình cộng và Độ lệch chuẩn - một đại lượng đo lường độ phân tán được sử dụng phổ biến nhất

Khi dùng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá quan điểm của người được khảo sát, các ý kiến được mã hóa thành các con số trong thang khoảng cách Để thuận tiện cho việc tính toán, 2 giả định sau đây sẽ được áp dụng [37]:

• Xem khoảng cách giữa sự đánh giá 1 và 2 bằng với khoảng cách giữa 2 và 3, tương tự cho các khoảng còn lại Cho rằng những khoảng cách này là hoàn toàn tương tự giữa 2 nhóm khác nhau khi tính toán so sánh Về mặt số học, điều này hợp lý nhưng trên thực tế thì 1 điểm cách biệt giữa lựa chọn

“Không đồng ý” đến “Phần lớn không đồng ý” so với 1 điểm cách biệt giữa lựa chọn “Phần lớn không đồng ý” đến “Trung lập” chưa chắc bằng nhau, do ngoài sự đánh giá của cá nhân sẽ có cảm xúc đan xen

• Về định nghĩa giữa các lựa chọn số đã được mã hóa, tác giả có định nghĩa các lựa chọn ở phần hướng dẫn ở phần thư giới thiệu trong bảng khảo sát Mục đích là góp phần diễn giải, hạn chế gây khó hiểu và có thể hướng suy nghĩ của người tham gia về cùng một định nghĩa Khi một người chọn số 4

“Phần lớn đồng ý”, có thể cho rằng họ có cùng cảm nhận như một người khác cũng chọn số 4 trong cùng một câu hỏi

Phân tích điểm trung bình sẽ đi với kiểm định giả thuyết tham số cho những giả thuyết có liên quan đến số liệu khảo sát đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng

3.6.4 Kiểm định giả thuyết thống kê

Kiểm định giả thuyết thống kê là một phương pháp của thống kê suy luận để quyết định xem liệu rằng dữ liệu có sẵn có đủ hỗ trợ cho một giả thuyết cụ thể hay không

Nó cho phép đưa ra các kết luận mang tính xác suất về các tham số của quần thể Trong nghiên cứu này sử dụng 2 loại kiểm định như sau:

• Kiểm định giả thuyết về trung bình tổng thể: đánh giá tất cả các yếu tố ảnh hưởng trên toàn bộ mẫu

• Kiểm định giả thuyết cho sự khác biệt giữa hai trung bình tổng thể: để xem xét liệu rằng giữa 2 nhóm đối tượng khác nhau có sự giống nhau hay khác nhau về quan điểm đối với cùng một vấn đề nêu ra

Mục đích của kiểm định này nhằm so sánh điểm trung bình của dữ liệu với một giá trị cụ thể nào đó Trong nghiên cứu, điểm trung bình được lấy là 3 (chính giữa) để làm mức đánh giá cho việc có hay không có ảnh hưởng của các biến quan sát đến chủ đề nghiên cứu

Kết quả khảo sát thực tế

Tác giả ghi lại một vài điểm trong quá trình thu thập dữ liệu để có một góc nhìn chung nhất về những địa điểm cũng như đối tượng đã đóng góp vào dữ liệu cho nghiên cứu trong luận văn

Nói chung, việc đi thu thập dữ liệu khảo sát, trước hết sẽ dễ dàng khi bạn có một bảng câu hỏi tường minh, ngắn gọn và quan trọng hơn nữa là bạn phải là người hiểu rõ nó để diễn giải cho các đối tượng làm khảo sát khi cần Tiếp theo, những phương thức bạn dùng để chuyển phiếu khảo sát đến người nhận hay những địa điểm bạn đến sẽ quyết định một phần khả năng thành công trong việc lấy mẫu

Phần còn lại là khả năng thuyết phục của bạn và một chút may mắn Việc chuẩn bị kỹ một phiếu khảo sát với nhiều cách tiếp cận là việc cần phải làm Kết quả, so với

120 mẫu theo dự kiến thì thu được 94 mẫu có thể sử dụng được với tỷ lệ 78.3%

Tác giả chuẩn bị một bộ phiếu khảo sát gồm có:

• Thư giới thiệu: cho biết nội dung phiếu khảo sát tổng quát là gì

• Phiếu khảo sát dạng bản cứng

• QR (Quick Response code) và URL (Uniform Resource Locator, đường dẫn tới bản khảo sát online)

Hai cách chuẩn bị này có thể tăng nhiều hơn khả năng thu được mẫu khảo sát Sau đó, dùng các phương thức khác nhau để tiếp cận đối tượng muốn khảo sát

Có nhiều cách để gửi phiếu khảo sát đến người nhận Trong quá trình lấy mẫu số liệu, tác giả đã dùng 3 cách sau đây để liên lạc: email, gọi điện thoại và lấy mẫu tại nơi khảo sát

Mail dường như là một trong những cách liên lạc phổ biến nhất trong thời đại ngày nay, gần như tất cả mọi người đều ít nhất từng nhận hoặc gửi mail Tuy nhiên, mail thường đem lại hiệu quả không cao

Tác giả đã gửi tổng cộng hơn 90 mail đến trực tiếp từng người nhận riêng biệt không thông qua Carbon Copy (CC) hoặc Blind Carbon Copy (BCC) vì 3 lý do:

• Kiểm soát được là mail đang gửi cho đối tượng nào: Tác giả lọc lại thông tin về địa chỉ mail và gửi cho từng người để chắc rằng đã gửi đúng chỗ mong muốn Nếu bạn từng gửi mail sai địa chỉ thì không phải lúc nào cũng có thể thu hồi mail được (recall)

• Nội dung mail tùy biến theo người nhận là ai: Bằng cách soạn thảo cẩn thận một bảng câu hỏi và thư giới thiệu, có thể thu hút giá trị của một người theo cách khiến họ có nhiều khả năng phản hồi hơn

• Hạn chế tối đa việc gửi trùng địa chỉ: Rất dễ tăng sự phiền toái đến người nhận Ngày nay, việc bị làm phiền bằng thư rác (spam) khá phổ biến, nên hạn chế việc để người nhận có cảm giác khó chịu, theo quan điểm tác giả thì nên gửi một cách cá nhân, vừa đảm bảo sự riêng tư tối thiểu, vừa thể hiện sự tập trung

• Số lượng phản hồi qua biểu mẫu khảo sát là 5, tương ứng 5.4% Với thời đại công nghệ số phát triển, làm việc với mail không còn là chuyện quá khó khăn Ngày nay, 81% emails được mở và đọc trực tiếp trên điện thoại so với con số 27% vào năm 2011 Theo thống kê chưa đầy đủ năm 2019, tỷ lệ mở mail trung bình là khoảng 20.8% đối với tất cả các lĩnh vực Như vậy, con số 5.4% cho thấy việc gửi mail đã không hiệu quả, thấp hơn cả con số trung bình nói trên

Kinh nghiệm rút ra là nên gửi mail theo cách mà bạn có thể kiểm soát được

Giống như mail, gọi điện thoại cũng là một cách phổ biến để lấy ý kiến khảo sát Tác giả đã gọi vì mục đích thông tin cho cho tổng cộng 5 đối tượng tiềm năng Các đối tượng được gọi điện bao gồm cả việc trao đổi chung, tức là không nằm trong diện trực tiếp thực hiện khảo sát Có 2 kết quả:

• Có trả lời nhưng không đi đến kết quả mong muốn

Do vấn đề về trao đổi thông tin liên lạc với đối tượng người lạ, nên việc kiểm soát cuộc nói chuyện trong một số trường hợp khó đạt được mục đích nên phương thức này thực tế cũng không đạt kết quả cao Giống như khi người nghe đang có một chuỗi công việc đang thực hiện và bị cắt ngang bởi một cuộc điện thoại không liên quan đến công việc, tùy tính chất cuộc gọi mà người nghe sẽ quyết định khác nhau, và trả lời vì phép lịch sự cũng là một lựa chọn trong trường hợp như thế này

3.7.3 Lấy mẫu tại nơi khảo sát

Cách này giúp mang lại tỷ lệ phản hồi khảo sát cao nhất, bao gồm phát phiếu khảo sát tại chỗ và phỏng vấn, nhưng đa số tự làm khảo sát nhiều hơn Điểm chung của những hình thức này là giao tiếp trực tiếp với một số ưu điểm:

• Dễ thuyết phục hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn

• Tạo tâm lý kết nối mạnh mẽ hơn

• Thuận lợi hơn giao tiếp không lời

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng thuyết phục được đối tượng tiềm năng Tỷ lệ tác giả bị từ chối khảo sát là khoảng 20 – 25% với một vài lý do như sau:

• Đối tượng nghĩ tác giả là người giới thiệu, bán hàng, nhà báo

• Đối tượng ở những nơi như công trường sẽ khá bận rộn và không có thời gian rảnh rỗi để giúp làm khảo sát

Kết quả thu thập số liệu và xử lý sơ bộ

3.8.1 Tóm tắt nội dung chính phiếu khảo sát

Những phân tích về sau sẽ đề cập các yếu tố dưới dạng từ khóa Bảng 3-7 tóm tắt phiếu khảo sát đơn giản dưới dạng mã và từ khóa

Bảng 3-7 Tóm tắt phiếu khảo sát

# Mã Từ khóa Câu hỏi & Nhận định

1 A1 Công ty và Tổ chức

Vai trò hiện tại của công ty/ tổ chức của Anh/ Chị là gì?

2 A2 Vai trò người tham gia

Vai trò hiện tại của Anh/ Chị trong công ty/ tổ chức đó là gì?

Thời gian công tác của Anh/ Chị trong lĩnh vực phá dỡ công trình/ tái chế chất thải rắn xây dựng?

Liên quan đến 2 dự án gần đây nhất đã/ đang tham gia về quản lý vật liệu xây dựng thải, Anh/ Chị có đánh giá như thế nào?

5 A5 Đánh giá quy trình của tổ chức

Liên quan đến quy trình quản lý vật liệu xây dựng thải của tổ chức đang tham gia, Anh/ Chị có đánh giá như thế nào?

6 B1 Rào cản cát CDW Cát tái chế từ vật liệu xây dựng thải khi đem tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn và rào cản [20], [21]

7 B2 Quy trình QC Quy trình quản lý chất lượng cát tái chế từ vật liệu xây dựng thải chưa đạt kết quả cao

Hệ thống đánh giá công trình xanh LEED có thể giúp tăng khả năng sử dụng cát tái chế từ vật liệu xây dựng thải [10]

Nhu cầu về cát tái chế từ vật liệu xây dựng thải chưa cao [20]

10 B5 Ứng dụng cát Ứng dụng của cát tái chế từ vật liệu xây dựng thải

# Mã Từ khóa Câu hỏi & Nhận định

CDW vẫn còn hạn chế tại Việt Nam [20], [21]

Cát tái chế có khả năng tiêu thụ cao hơn tại khu đông dân cư so với khu ít dân cư [21]

12 B7 Chất lượng công trình có cát CDW

Chất lượng công trình mới không đảm bảo nếu sử dụng cát tái chế từ vật liệu xây dựng thải [20], [21]

13 B8 Sự không an toàn của cát CDW

Sử dụng cát tái chế từ vật liệu xây dựng thải tạo cảm giác “không an toàn” cho chủ thể sử dụng

Chi phí chôn lấp vật liệu xây dựng thải có ảnh hưởng lớn đến việc phân loại và tái chế loại vật liệu này [20]

15 B10 Chi phí vận hành phân loại CDW

Chi phí vận hành phân loại tái chế vật liệu xây dựng thải cao, biến đổi thất thường và khó có thể kiểm soát [20], [21]

16 B11 Quy định liên quan phá dỡ

Việc phá dỡ công trình chưa được quy định chặt chẽ trong các Văn bản Quy phạm pháp luật tại Việt Nam [10]

17 B12 Công tác vận chuyển CDW

Việc vận chuyển vật liệu xây dựng thải đến các nhà máy phân loại và tái chế không thuận lợi

Công tác thu gom rác, dọn vệ sinh, chuẩn bị mặt bằng trước khi phá dỡ công trình chưa tốt

19 B14 Xử lý tại công trường

Việc xử lý hoặc phân loại rác thải xây dựng tại công trường rất khó trong điều kiện tại Việt Nam

20 B15 Nhận thức các bên tham gia

Nhận thức và vai trò của các bên tham gia về phân loại và tái chế vật liệu xây dựng thải chưa cao [10]

21 B16 Kiến thức của việc phá dỡ

Việc phá dỡ công trình không liên quan nhiều đến kiến thức mà liên quan đến hậu cần

22 B17 Nhận thức của kỹ sư

Nhận thức của người kỹ sư về quản lý vật liệu xây dựng thải là rất quan trọng [10]

Chiến lược phát triển của các tổ chức trong mảng phân loại và tái chế vật liệu xây dựng thải chưa rõ ràng [10]

Sự quan tâm đến “Design for Deconstruction” chưa cao [20], [21]

# Mã Từ khóa Câu hỏi & Nhận định

Công nghệ phá dỡ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng phá dỡ, công tác phân loại và tái chế vật liệu xây dựng thải

26 B21 Phát triển tổ chức cho CDW

Kế hoạch của TP HCM trong việc phát triển các tổ chức để phân loại và tái chế vật liệu xây dựng thải chưa đạt hiệu quả cao

27 B22 Cơ sở hạ tầng cho

Cơ sở hạ tầng dành riêng cho việc tiếp nhận xử lý vật liệu xây dựng thải chưa được đầu tư đúng mức tại thành TP HCM

Công nghệ dùng trong việc phân loại và tái chế vật liệu xây dựng thải chưa đủ đáp ứng nhu cầu của TP HCM

3.8.2 Xử lý nhóm câu hỏi phân loại

Có 3 câu hỏi phân loại ở phần A là A1 “Công ty và Tổ chức”, A2 “Vai trò người tham gia” và A3 “Thời gian công tác”

Trong tất cả 94 mẫu thu được, hơn 70% đối tượng thuộc lựa chọn “Khác” theo câu hỏi phân loại A1: “Vai trò hiện tại của công ty/ tổ chức của Anh/ Chị là gì?” Sau khi tổng hợp, các nhóm sẽ được tổ chức theo tiêu chí trạng thái tồn tại của vật liệu xây dựng thải , và được phân chia thành các nhóm như trong Bảng 3-8 dưới đây:

Bảng 3-8 Phân loại theo vai trò của tổ chức (A1)

# Mã Tên nhóm Thành phần

Tổ chức góp phần tạo ra vật liệu xây dựng thải (trước phá dỡ)

Tư vấn xây dựng Thiết kế/ Tư vấn thiết kế

Chủ đầu tư Quản lý dự án Sản xuất/ Kinh doanh vật liệu xây dựng

Tổ chức tiền xử lý vật liệu xây dựng thải (trong phá dỡ)

Tổ chức thu gom vật liệu xây dựng thải Thí nghiệm/ Kiểm định vật liệu xây dựng

Nhà thầu phá dỡ công trình

# Mã Tên nhóm Thành phần

Tổ chức xử lý vật liệu xây dựng thải (sau phá dỡ)

Tổ chức tái chế vật liệu xây dựng thải

Tổ chức sử dụng vật liệu xây dựng thải

Tổ chức giáo dục (nghiên cứu)

Tương tự các nhóm A1, thành phần tham gia theo câu hỏi phân loại A2 cũng có đa dạng các câu trả lời Bảng 3-9 thể hiện dại diện các vai trò các đối tượng tham gia khảo sát được phân chia theo tiêu chí các cấp quản lý (management hierachy):

• Top-level management: quản lý cấp cao

• Middle-level management: quản lý cấp trung

• Lower-level management: quản lý cấp thấp

Bảng 3-9 Phân loại theo vai trò đối tượng tham gia (A2)

# Mã Tên nhóm Thành phần

Ban Giám đốc/ Ban Chỉ huy Ban Quản lý dự án Chủ cửa hàng vật liệu xây dựng

Giảng viên Nghiên cứu sinh

3 A2-3 Quản lý cấp thấp Kỹ sư/ Kỹ thuật viên

Số lượng các nhóm phân chia tương đối đồng điệu với các nhóm trong A1

Tương tự A1, A2, thì thời gian công tác (A3) của các đối tượng tham gia khảo sát (A2) thuộc các tổ chức (A1) được ghi lại qua Bảng 3-10 Có sự thay đổi: nhóm “Từ

3 đến dưới 4 năm” gộp với nhóm “Từ 4 đến dưới 7 năm” để thành nhóm A3-2 “Từ

3 đến dưới 7 năm” Có 3 lý do:

• Đồng bộ số lượng nhóm phân loại với 2 nhóm A1, A2

• Nới rộng khoảng thời gian (khá phù hợp với thời gian làm việc của nhóm Quản lý cấp trung)

• Giảm số lượng nhóm để dễ hơn cho phân tích

Bảng 3-10 Phân loại theo thời gian công tác (A3)

Sau khi gộp, nhóm A2-3 có số lượng mẫu gộp từ nhóm “Từ 3 đến dưới 4 năm” và

“Từ 4 đến dưới 7 năm” Nhận thấy rằng số năm kinh nghiệm có xu hướng tăng dần theo các cấp quản lý từ thấp đến cao.

Phân tích chính sách

Có nhiều khái nhiệm về phân tích chính sách Hiểu một cách chung nhất: “Phân tích chính sách là quá trình xem xét, so sánh, đánh giá mục tiêu, nội dung và các ảnh hưởng của chính sách để đưa ra những lời khuyên, kiến nghị về chính sách trên cơ sở lợi ích xã hội” [41]

3.9.2 Lý do cần phân tích chính sách

Khái quát, thông qua quá trình phân tích mà chủ thể quản lý có được đầy đủ thông tin cho việc ra quyết định quản lý Mặc khác, do mục tiêu của chính sách hướng tới nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội và có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của tổ chức nên chủ thể quản lý cần xem xét, cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định

Cụ thể hơn, phân tích chính sách giúp [41]:

• Thấy được những mục tiêu chính sách mà chủ thể dự kiến theo đuổi có thiết thực và khả thi hay không

• Để thấy được tính hệ thống của chính sách

• Xem xét tính hệ thống của chính sách qua các mặt: Thứ nhất, chính sách mới ban hành có đúng là một chính sách hay chỉ là biện pháp thực thi chính sách Thứ hai, chính sách mới ban hành có phù hợp với hệ thống đã có hay không, xung khắc gì với các chính sách đã có hay không Thứ ba, chính sách mới ban hành có trợ giúp gì cho hệ thống như khắc phục được những tồn tại hiện có của hệ thống hay thúc đẩy hệ thống vận động tốt hơn

• Thấy được sự phù hợp giữa chính sách và môi trường

• Thấy được lòng tin của người thực hiện đối với chủ thể ban hành

Khi cả bên ban hành và bên thực hiện tin tưởng nhau, chính sách sẽ phát huy tác dụng và đạt hiểu quả tốt nhất

Phân tích cũng góp phần trả lời 5 thắc mắc sau [41]:

• Vấn đề chính sách đang cần giải pháp là gì?

• Nên chọn phương hướng hành động nào để giải quyết vấn đề đó?

• Những kết quả của việc chọn phương hướng hành động đó là gì?

• Việc đạt được những kết quả này có giúp giải quyết vấn đề đó hay không?

• Nếu chọn những phương hướng hành động khác thì kết quả sẽ như thế nào? Đối với đề án, cách phân tích chính sách có thể áp dụng tương tự dựa trên tính khả thi và khả năng áp dụng trong tương lai.

Tổng kết chương

Chương 3 ghi lại phương pháp nghiên cứu từ giai đoạn lên ý tưởng cho bảng câu hỏi cho đến lúc khảo sát thực tế, và kế hoạch sử dụng lượng dữ liệu thu được Chương 4, chương 5 tiếp theo phân tích các số liệu và đề xuất ý kiến theo các phương pháp đã đề cập phía trên.

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Giới thiệu chương

Chương 4 – Phân tích dữ liệu: tiến hành phân tích, xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến phân loại, tái chế vật liệu xây dựng thải trong công trình tại TP HCM, cụ thể:

• Phân tích nhóm câu hỏi phân loại

• Phân loại xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng theo nhóm (Trên toàn bộ mẫu và giữa các nhóm phân loại)

• Tương quan xếp hạng giữa các nhóm đối với các yếu tố (Trên toàn bộ mẫu và giữa các nhóm phân loại)

• Kiểm định giả thuyết thống kê (Trung bình thổng thể, Trung bình giữa các nhóm phân loại)

• Đánh giá độ tin cậy của thang đo

• Phân tích thành phần chính

Kết quả của chương 4 sẽ dùng làm cơ sở đề xuất ý kiến cho hoạt động trong đề án, chính sách phát triển vật liệu của TP HCM trong thời gian tới.

Phân tích nhóm câu hỏi phân loại

4.2.1 Phân loại theo vai trò tổ chức (A1)

3 nhóm phân loại theo Tổ chức gồm có “Tổ chức góp phần tạo ra vật liệu xây dựng thải (trước phá dỡ)”, “Tổ chức tiền xử lý vật liệu xây dựng thải (trong phá dỡ)” và

“Tổ chức xử lý vật liệu xây dựng thải (sau phá dỡ)”, được gán mã lần lượt là A1-1, A1-2, A1-3 với tỷ lệ lần lượt là 51.1%, 27.7%, 21.3% (Phụ lục 4-1)

4.2.2 Phân loại theo vai trò người tham gia khảo sát (A2)

3 nhóm phân loại theo Đối tượng tham gia kháo sát gồm có “Quản lý cấp cao”,

“Quản lý cấp trung”, “Quản lý cấp thấp”, được gán mã lần lượt là A2-1, A2-2, A2-3 với tỷ lệ lần lượt là 16.0%, 11.7%, 72.3% (Phụ lục 4-2)

Quản lý cấp trung chiếm tỷ lệ thấp nhất (11.7%) so với Quản lý cấp cao (16%) và Quản lý cấp thấp (72.3%) Đa số các đối tượng khảo sát có tuổi nghề còn khá trẻ

(Phụ lục 4-7) Điều này hợp lý vì đa phần quản lý cấp trung trở lên đều có một thời gian trải nghiệm trong nghề nhất định để hiểu nghề và tích lũy kinh nghiệm

4.2.3 Phân loại theo thời gian công tác (A3)

3 nhóm phân loại theo Thời gian công tác gồm có “Dưới 3 năm”, “Từ 3 đến dưới 7 năm”, “Từ 7 năm trở lên”, được gán mã lần lượt là A3-1, A3-2, A3-3 với tỷ lệ lần lượt là 75.5%, 14.9%, 9.6% (Phụ lục 4-3)

Nguồn lực tham gia khảo sát đa phần có tuổi nghề trẻ dưới 3 năm, khoảng thời gian công tác từ 3 năm trở lên chiếm một tỷ lệ gần ngang nhau, mức độ vừa phải Do đó ý kiến thu nhận được qua khảo sát sẽ phản ánh những góc nhìn đa chiều của những người đã trải nghiệm trong nghề trong các khoảng thời gian dài ngắn nhất định

Tỷ lệ các nhóm có thể chấp nhận được do thâm niên của nhân sự công tác trong các công ty, ở cấp quản lý cao hơn thường có thời gian công tác dài hơn Trong câu hỏi A3, “Dưới 3 năm” bao gồm cả giá trị 0 (chưa từng công tác, chỉ ở mức độ biết đến vấn đề khảo sát) Có nghĩa là các câu trả lời ở A3, nếu người tham gia khảo sát chưa từng công tác trong lĩnh vực phá dỡ và tái chế vật liệu xây dựng thải thì có thể cân nhắc lựa chọn này.

Phân loại xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng theo nhóm

4.3.1 Các yếu tố được quan tâm nhiều nhất Đặt vấn đề: “Yếu tố nào được cho là có ảnh hưởng nhiều nhất đến công tác phân loại tái chế vật liệu xây dựng thải trong công trình tại TP HCM?”

5 yếu tố có điểm trung bình cao nhất là B17 “Nhận thức của kỹ sư” (4.51), B5

“Ứng dụng cát CDW” (4.16), B19 “Design for Deconstruction” (4.15), B20 “Công nghệ phá dỡ” (4.14) và B18 “Chiến lược phát triển” (4.05) Các yếu tố này tính trên mẫu chung của cả bộ dữ liệu (Phụ lục 4-4)

Nhận thức của kỹ sư:

Nhận thức của kỹ sư là vấn đề được quan tâm nhiều nhất Không thể phủ nhận rằng kỹ sư có một vai trò cực kỳ quan trọng trong cả thiết kế kiến trúc, kết cấu như đã biết mà giờ đây chiếm một vai trò quan trọng trong công tác phá dỡ công trình và quản lý vật liệu xây dựng thải Cát CDW là một dạng vật liệu khó kiểm soát và đảm bảo về chất lượng nên cần sự kiểm định, đánh giá từ phía kỹ sư

Thực tế từ khảo sát: kỹ sư và các cá nhân xuất phát từ môi trường kỹ thuật đều thấy vai trò của kỹ sư trong các mảng công việc xây dựng là quan trọng, và cả các tổ chức như cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng truyền thống cũng đánh giá cao cách nhìn nhận này Ứng dụng của cát CDW: Ứng dụng của cát tái chế từ vật liệu xây dựng thải vẫn còn hạn chế tại Việt Nam:

• Cát CDW chưa phổ biến trong cộng đồng về thông tin Thực tế gần như chưa có tổ chức nào ở TP HCM có đăng ký chính thức về việc sử dụng loại vật liệu này mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thí điểm Việc chưa phổ biến kéo theo truyền thông chưa phố biến, kết quả là cộng đồng chưa biết tới, mà chưa biết tới thì chưa có gì để tin tưởng

• Đầu ra cho các nguyên liệu tái chế vẫn còn nhiều vướng mắc, trong đó có cát CDW Tại cửa hàng vật liệu xây dựng, khi tác giả có hỏi về khả năng kinh doanh cát CDW và cát truyền thống, đa số cho nhận xét rằng việc này không khả thi

Design for Deconstruction là một khái niệm không mới với thế giới nhưng còn mới ở Việt Nam Nó xem xét các quyết định được đưa ra ở giai đoạn thiết kế có thể làm tăng chất lượng và số lượng vật liệu có thể tái sử dụng vào cuối vòng đời của một công trình Đây cũng là cách để tái sử dụng các nguồn tài nguyên gọi là rác thải xây dựng để hạn chế khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn đang cạn dần Ví dụ, một cầu thang thép trong các nhà thép có thể dễ dàng cân nhắc vấn đề này, còn đối với công trình sử dụng bê tông cốt thép thì hầu như khi phá hủy sẽ phá hủy toàn bộ công trình nên vấn đề này ít được cân nhắc tới

Thực tế từ khảo sát: người khảo sát khi được hỏi đều cho rằng không tận dụng được các cấu kiện trong công trình bằng bê tổng cốt thép Tuy các cấu kiện có thể tái sử dụng nhưng việc giữ lại và bảo quản được chúng lại tốn nhiều công sức và chi phí

Công nghệ phá dỡ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng phá dỡ Để lựa chọn được một phương pháp, cần xem xét các yếu tố như: kết cấu, độ lớn và vị trí công trình, thời gian phá dỡ, máy móc, tay nghề của thợ…Hiện nay trên thế giới có 9 phương pháp và công nghệ phá dỡ phổ biến, giả sử dùng phương pháp nổ, sau khi phá dỡ thì sẽ thuận lợi cho việc phân loại tái chế với 1 số quan sát sau:

• Thích hợp cho các tòa nhà cao tầng (tiềm năng tái chế phế thải xây dựng)

• Thời gian phá dỡ rất ngắn (có thể tính bằng giây)

• Thuận tiện cho phân loại và tái chế tại chỗ (nếu đủ điều kiện), hạn chế rất nhiều việc vận chuyển và chôn lấp (bảo vệ môi trường, giảm chi phí)

• An toàn cho các công trình xung quanh, hạn chế rung lắc và chấn động

Do đó, việc lựa chọn phương pháp phá dỡ phù hợp cũng góp phần nâng cao và phát triển trong mảng phá dỡ và tái chế phế thải xây dựng

Chiến lược phát triển của các tổ chức trong mảng phân loại và tái chế vật liệu xây dựng thải chưa được rõ ràng với đường lối khá cũ là phá dỡ, chôn lấp hoặc san lấp

4.3.2 Các yếu tố ít được quan tâm nhất Đặt vấn đề: “Yếu tố nào được cho là có ảnh hưởng ít nhất đến công tác phân loại tái chế vật liệu xây dựng thải trong công trình tại TP HCM?”

5 yếu tố có điểm trung bình thấp nhất là B16 “Kiến thức của việc phá dỡ” (2.51), B6 “Tiêu thụ cát CDW” (3.11), B7 “Chất lượng công trình có cát CDW” (3.20), B12 “Công tác vận chuyển CDW” (3.47) và B8 “Sự không an toàn của cát CDW” (3.53) (Phụ lục 4-4) Đa số các yếu tố này nằm trong giai đoạn từ lúc phá dỡ trở về sau Sự chưa phổ biến của cát CDW cũng như ứng dụng của nó chưa đem lại ảnh hưởng nhất định đối với những yếu tố kể trên

4.3.3 Xếp hạng theo vai trò của tổ chức (A1) Đặt vấn đề: “Trong mỗi tổ chức thì yếu tố nào được cho là có ảnh hưởng lớn nhất trong việc phân loại tái chế vật liệu xây dựng thải trong công trình tại TP HCM?”

Sắp xếp giảm dần điểm trung bình (A1) theo vai trò tổ chức (Phụ lục 4-5), nhận xét:

Tương quan xếp hạng giữa các nhóm đối với các yếu tố

Đặt vấn đề: “Giả sử một vấn đề được xem là quan trọng đối với phân nhóm này thì ở trong nhóm khác cùng phân loại , yếu tố đó có mức độ quan trọng như thế nào?”

Hệ số tương quan xếp hạng Spearman rs của 2 nhóm bất kỳ trong nhóm phân loại theo vai trò tổ chức (A1), vai trò của đối tượng tham gia (A2), thời gian công tác (A3) đối với nhau bé nhất lần lượt là 0.588, 0.600, 0.404 (Phụ lục 4-8, Phụ lục 4-9, Phụ lục 4-10) Do đó, ở các nhóm phân loại có sự tương quan (dương) với nhau, tức là nếu một nhóm trong phân nhóm đánh giá một yếu tố là quan trọng thì nhóm còn lại, chẳng hạn nhóm Quản lý cấp cao và Quản lý cấp trung (cùng thuộc A2) sẽ có sự đánh giá như nhau Các nhóm trong các nhóm phân loại cùng nhìn nhận vấn đề theo cùng một hướng, và đây cũng là một cơ sở để tiến hành phân tích nhân tố.

Kiểm định giả thuyết thống kê

4.5.1 Kiểm định giả thuyết về trung bình tổng thể Đặt vấn đề: “Để xem một yếu tố là có sức ảnh hưởng thì điểm ảnh hưởng phải trên mức trung bình Các yếu tố nào đạt được tiêu chí này?” Đây là kiểm định nằm trong dạng kiểm định 1 mẫu Công cụ kiểm định T-test được sử dụng để kiểm tra sự đánh giá trên tổng thể đối với các yếu tố ảnh hưởng (nhiều hơn 30 mẫu) Giả sử để có sức ảnh hưởng của một yếu tố đến việc phân loại và tái chế vật liệu trong công trình thì điểm trung bình đến từ tất cả ý kiến phải lớn hơn ngưỡng trung bình là 3 “Trung lập” Đặt giả thuyết:

• H0: “Giá trị trung bình của các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân loại và tái chế vật liệu trong công trình bé thua hoặc bằng 3”

• H1: “Giá trị trung bình của các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân loại và tái chế vật liệu trong công trình lớn hơn 3” Đây là bài toán kiểm định một bên, kiểm định bên phải Chọn mức ý nghĩa  =5%

21 yêu tố có Sig 0.05  Bác bỏ H0, chấp nhận H1 (Phụ lục 4-11)

Có 21 yếu tố ảnh hưởng đến việc phân loại và tái chế vật liệu trong công trình với mức ý nghĩa 5% Có 2 yếu tố B6 “Tiêu thụ cát CDW” và B7 “Chất lượng công trình có cát CDW” là chưa được phù hợp với mô hình hiện tại Tuy nhiên, vì nhận thấy 2 yếu tố B6 và B7 có ảnh hưởng, tác giả tạm giữ lại để phân tích trong các phần sau

4.5.2 Kiểm định Kruskal-Wallis Đặt vấn đề: “Quan điểm giữa 2 nhóm phân loại là như nhau hay khác nhau đối với sự ảnh hưởng của một yếu tố?”

Trước hết cần kiểm tra xem hình dáng các phân phối theo nhóm phân loại có phải phân phối chuẩn hay không Kết quả cho thấy: số lượng phân phối chuẩn của các yếu tố đối với các nhóm phân loại chỉ đạt 1.4%, 8.7%, 17.4% tương ứng với 3 phân loại A1, A2, A3 Như vậy, để xem xét quan điểm giữa 2 nhóm phân loại là như nhau hay khác nhau đối với cùng một yếu tố nên sử dụng kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis do điều kiện về phân phối chuẩn phần lớn không được thỏa mãn Đặt giả thuyết:

• H0: “Quan điểm giữa 2 nhóm phân loại là như nhau”

• H1: “Quan điểm giữa 2 nhóm phân loại là khác nhau”

4.5.2.1 Các nhóm phân loại tổ chức (A1)

Yếu tố B18 “Chiến lược phát triển”, Sig.=0.0060.05 nên bác bỏ H0, chấp nhận

H1 (Phụ lục 4-12) Vậy quan điểm giữa 3 nhóm (A1-1, A1-2, A1-3) đại diện cho 3 tổ chức trong quá trình tồn tại phế thải xây dựng là khác nhau đối với sự ảnh hưởng của chiến lược phát triển trong các tổ chức liên quan đến phân loại và tái chế Các yếu tố còn lại có Sig.0.05 nên kết luận rằng quan điểm của các tổ chức là như nhau đối với các yếu tố này một cách có ý nghĩa thống kê

4.5.2.2 Các nhóm phân loại người tham gia (A2)

Tất cả các yêu tố đều có Sig.0.05 cho thấy quan điểm của 3 nhóm quản lý cấp cao, cấp trung và cấp thấp giống nhau ở tất cả các yếu tố ảnh hưởng ngoại trừ B7

“Chất lượng công trình có cát CDW” với Sig.=0.031 0.05 (Phụ lục 4-13)

Quản lý cấp cao tiếp nhận và xử lý những vấn đề quan trọng và tổng quát nhất, mang tính lâu dài nên sự ưu tiên hơn cho cát truyền thống cũng là hợp lý để hạn chế rủi ro nếu có do sự chưa phổ biến của cát CDW Tuy nhiên, đây cũng là một trở ngại cho việc sử dụng cát CDW trong tương lai

4.5.2.3 Các nhóm phân loại thời gian công tác (A3)

Yếu tố B13 “Thu dọn mặt bằng trước khi phá dỡ” có Sig.=0.0300.05 (Bác bỏ

H0): quan điểm khác nhau giữa các nhóm nhân sự có thời gian công tác khác nhau

Các yếu tố còn lại có Sig.0.05 (Chấp nhận H0): các nhóm công tác dài ngắn khác nhau có quan điểm giống nhau ở mức có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 4-14).

Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Đặt vấn đề: “Các biến quan sát có phù hợp để phản ánh được tính chất của vấn đề chính – khả năng phân loại và tái chế vật liệu trong công trình hay không?”

Hệ số độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.7950.7 Thang đo thiết kế khá tốt (Phụ lục 4-15) Tất cả các biến quan sát đều có giá trị Cronbach’s Alpha (khi không kể biến quan sát) gần tiệm cận với giá trị chung là 0.795 nên không cần loại bỏ biến nào (Phụ lục 4-16)

Có 5 biến có giá trị < 0.3 là B3, B6, B17, B16, B17 (Phụ lục 4-16) Nên loại những biến này ra khỏi danh sách thang đo Tuy nhiên vì chưa chia các biến theo các thành phần chính đại diện có đặc tính riêng và thể hiện tính chất nào đó của nhân tố mẹ nên có thể một biến không phát huy vai trò trong 1 nhóm thành phần chính này nhưng ở nhóm thành phần chính khác lại thể hiện sự tương quan chặt chẽ hơn với các biến trong nhóm Do đó, tác giả chưa loại 5 biến trên vì để xem xét thêm tương quan của từng biến khi nó ở trong nhân tố đúng đắn và để tránh loại một biến quan sát ra khỏi nghiên cứu một cách không đáng có.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Đặt vấn đề: “Làm thế nào để khái quát các yếu tố ảnh hưởng bởi một số đại diện đặc trưng khác nhưng vẫn giải thích được cho vấn đề ban đầu nghiên cứu?”

4.7.1 Tìm nhân tố mới đại diện

KMO=   Mẫu là phù hợp, có thể áp dụng phân tích thành phần chính (Phụ lục 4-17)

Barlett’s test: Sig.=0.0000.05Bác bỏ giả thuyết H0, kết luận rằng các yếu tố có tương quan nhau một cách có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 4-17)

Tổng phương sai trích xuất (Phụ lục 4-19) cho biết các nhân tố giải thích được bao nhiêu phần trăm so với yếu tố mẹ Giữ lại các yến tố có eigenvalue1 Tại nhân tố được trích thứ 8, lũy kế các PC giải thích được khoảng 68% tính chất của nhân tố mẹ ban đầu Nói cách khác, để diễn giải 23 yếu tố ban đầu có thể dùng đặc trưng 8 nhân tố có eigenvalue lớn nhất để giải thích 68% lượng thông tin cần thiết của vấn đề đang nghiên cứu

Kết quả có 8 thành phần chính, liệt kê và phân nhóm các thành phần chính đại diện mới (Phụ lục 4-20) Cả 8 nhân tố mới có eigenvalue1 giải thích được khoảng 68% lượng dữ liệu, tức là 8 nhân tố này là 8 đại diện cho 23 nhân tố con để giải thích cho nhân tố mẹ ban đầu Hay nói cách khác, có thể dùng 8 nhân tố đại diện này để thảo luận thay cho việc phân tích cả 23 nhân tố con ban đầu với lượng thông tin truyền tải đạt khoảng 68%

Bảng 4-1 dưới đây tóm tắt 8 nhân tố đại diện từ PC1 tới PC8 (Phụ lục 4-18)

Bảng 4-1 Phân nhóm và đặt tên nhân tố mới

PC# Tên nhân tố Mã Hệ số tải Yếu tố

1 Phát triển hệ thống hạ tầng và công nghệ

B21 0.817 Phát triển tổ chức cho CDW B19 0.758 Design for Deconstruction B18 0.755 Chiến lược phát triển B22 0.696 Cơ sở hạ tầng cho CDW

2 Rào cản tiêu thụ và tái chế

3 Thử nghiệm phân loại tái chế tại chỗ

B10 0.465 Chi phí vận hành phân loại CDW B14 0.821 Xử lý tại công trường B15 0.778 Nhận thức các bên tham gia

4 Tăng cường quy định về phá dỡ

B13 0.745 Thu dọn mặt bằng trước khi phá dỡ B11 0.660 Quy định liên quan phá dỡ

5 Cải thiện chất lượng và sự an toàn

B7 0.869 Chất lượng công trình có cát CDW B8 0.766 Sự không an toàn của cát CDW

6 Tối ưu quy trình phân loại tái chế

B12 0.815 Công tác vận chuyển CDW

B9 0.549 Chi phí chôn lấp CDW

PC# Tên nhân tố Mã Hệ số tải Yếu tố

7 Khả năng tiêu thụ cát tái chế

B16 0.614 Kiến thức của việc phá dỡ

8 Nhận thức B17 0.870 Nhận thức của kỹ sư

4.7.2 Phân tích các nhân tố mới

23 yếu tố (biến quan sát) của nghiên cứu đều ít nhiều có ảnh hưởng đến phân loại tái chế vật liệu trong công trình tại TP HCM Sau khi thực hiện phân tích thành phần chính, vấn đề này được đặc trưng bởi 8 nhân tố dưới đây

PC1: Phát triển hệ thống hạ tầng và công nghệ

Nhân tố PC1 gồm 5 yếu tố con là B21 “Phát triển tổ chức cho CDW”, B19 “Design for Deconstruction”, B18 “Chiến lược phát triển”, B22 “Cơ sở hạ tầng cho CDW” và B23 “Công nghệ cho CDW” Phát triển tổ chức phân loại tái chế vật liệu xây dựng thải là việc đặt nền móng cho sự phát triển một mảng công việc, bắt nguồn từ các đề án và kế hoạch phát triển của thành phố Điều này góp phần làm rõ hơn biện pháp “Đầu tư nghiên cứu về quản lý rác thải xây dựng” trong nghiên cứu của Minh (2015) [10] Trong các tổ chức này cần sự thành lập và phát triển chiến lược cho cơ sở hạ tầng và công nghệ áp dụng cho phân loại tái chế CDW, cũng như những công nghệ gọi là mới mẻ như Design for Deconstruction tại Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng

Bê tông tự lèn là loại bê tông được sử dụng phổ biến trong xây dựng Với khả năng tự làm đầy và lèn chặt các góc cạnh của cốp pha, khuôn đúc bằng trọng lượng bản thân, bê tông tự lèn có một số đặc điểm có lợi cho quá trình thi công và kinh tế Chât lượng của bê tông tự lèn phụ thuộc nhiều vào cốt liệu mịn, phụ gia siêu dẻo và phụ gia mịn Khi thay thế cát truyền thống bằng cát tái chế, bê tông tự lèn có tỷ lệ

5 Riêng trong phương pháp phân tích nhân tố, chiều đánh giá yếu tố B5 đã được đổi ngược lại để phù hợp hơn với kết quả chung co ngót cao hơn bình thường [20], và có thể kiểm soát được Do đó, nếu có thể kiểm soát được chất lượng của cát CDW thì những đặc tính tốt của bê tông tự lèn có sử dụng cốt liệu tái chế có thể tốt không thua kém gì bê tông tự lèn thông thường [20]

PC2: Rào cản tiêu thụ cát tái chế

Nhân tố PC2 gồm 4 yếu tố con là B4 “Nhu cầu cát CDW”, B2 “Quy trình QC”, B1

“Rào cản cát CDW” và B10 “Chi phí vận hành phân loại CDW” Nhận xét:

• Nhu cầu cát CDW chưa cao Thực tế khảo sát, tác giả thấy rõ lượng cung về cát truyền thống không thiếu Điều đó chứng tỏ là cát CDW chưa thể có chỗ

“chen chân” vào thị trường Đây cũng là một rào cản cho cát CDW khi cát truyền thống còn chiếm ưu thế hơn rất nhiều, đại diện cho cốt liệu nhỏ

• Ứng dụng chủ yếu hiện tại của cát CDW là cho nghiên cứu, thí điểm cục bộ

Do đó, mặc dù các thí nghiệm nghiên cứu có chứng minh được rằng chất lượng bê tông các dạng mới có sử dụng cát CDW hoặc các loại cốt liệu tái chế khác thay thế cho cát truyền thống đạt chất lượng tốt đi chăng nữa thì cũng chưa thuyết phục được người dân tin dùng (nhiều trường hợp còn chưa biết sự tồn tại của cát CDW)

• Chi phí vận hành phân loại CDW sẽ có liên quan mật thiết đến PC1 Tùy loại công trình và địa điểm sẽ có phương pháp xử lý hợp lý Còn hiện tại thường thấy sau khi phá dỡ công trình, phế thải xây dựng sẽ được đem chôn lấp hoặc san lấp ngay Điều này chưa kể ảnh hưởng đến việc thu gom phế thải xây dựng nếu PC1 được thực hiện

Rào cản trong thực tế còn nhiều, vì một sản phẩm muốn đi đến người tiêu dùng phải trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu, sản xuất, vận chuyển…Trong khi đó, PC1 là nhân tố rất quan trọng và cần thực hiện trong những bước đầu Trong nghiên cứu của Minh (2015), để tăng hiệu quả quản lý rác thải xây dựng cần thực hiện chiến lược quảng bá việc quản lý trên phương tiện thông tin đại chúng [10] cũng phần nào cho thấy được hiện trạng tương tự như tác giả đã tìm hiểu thực tế

PC3: Thử nghiệm phân loại tái chế tại chỗ

Nhân tố PC3 gồm 2 yếu tố con là B14 “Xử lý tại chông trường” và B15 “Nhận thức các bên tham gia” Giống như hiện trường xây dựng của một công trình thì sẽ có nhiều bên tham gia như nhà thầu chính, thầu phụ, giám sát… Việc xử lý tại chỗ sẽ có các đặc điểm như sau:

• Tiết kiệm được thời gian, đặc biệt là thời gian thu gom vận chuyển

• Tiết kiệm được quỹ đất dành cho chôn lấp, thay vào đó là tái chế và san lấp đan xen

• Tiết kiệm được chi phí xử lý môi trường, kể cả phí xử phạt vì vi phạm bảo vệ môi trường

Việc phân loại tái chế tại các nhà máy thường sẽ thân thiện với môi trường hơn và các hoạt động trong nhà máy có thể được kiểm soát dễ dàng hơn [5] Tuy nhiên, với ít nhất là 3 nguyên nhân nêu trên sẽ vẫn là hạn chế của tái chế tại nhà máy Ngược lại, việc tái chế tại chỗ có lợi hơn vì khắc phục được nhiều hạn chế của tái chế tại nhà máy, tuy nhiên việc quản lý lại không hề dễ dàng [5]

Các loại máy nghiền đá thành cát hiện đã có lưu thông trên thị trường, tuy nhiên công suất nhỏ nên chỉ phù hợp với nhu cầu không cao Tại Hà Nội, công ty Cổ phần dịch vụ sản xuất Toàn Cầu được UBND TP Hà Nội phê duyệt cho phép thử nghiệm hoạt động tái chế phế thải xây dựng với một số mục đích như xử lý vấn nạn đổ trộm vật liệu xây dựng trên địa bàn, tái chế phế thải thành tài nguyên tái sử dụng Loại máy nghiền mà công ty Toàn Cầu sử dụng thuộc dòng Mobile Impact Crusher của hãng Rubble Master [42] – một hãng chuyên sản xuất máy nghiền nổi tiếng của Đức (Hình 4-1)

Tổng kết chương

4.8.1 Các yếu tố được quan tâm nhiều nhất

B17 “Nhận thức của kỹ sư”, B5 “Ứng dụng cát CDW”, B19 “Design for Deconstruction”, B20 “Công nghệ phá dỡ” và B18 “Chiến lược phát triển” (Phụ lục 4-4) là 5 yếu tố được quan tâm nhất trong toàn bộ nghiên cứu

4.8.2 Các yếu tố ít được quan tâm nhất

Theo khảo sát, B16 “Kiến thức của việc phá dỡ”, B6 “Tiêu thụ cát CDW”, B7

“Chất lượng công trình có cát CDW”, B12 “Công tác vận chuyển CDW” và B16

“Kiến thức của việc phá dỡ” (Phụ lục 4-4) là 5 yếu tố ít được quan tâm nhất

4.8.3 Các yếu tố được quan tâm nhất theo vai trò tổ chức

Tổ chức góp phần tạo ra vật liệu xây dựng thải (trước phá dỡ): quan tâm nhiều nhất đến 5 yếu tố: B17 “Nhận thức kỹ sư”, B18 “Chiến lược phát triển”, B20 “Công nghệ phá dỡ”, B5 “Ứng dụng cát CDW” và B19 “Design for Deconstruction

Tổ chức tiền xử lý vật liệu xây dựng thải (trong phá dỡ): quan tâm nhiều nhất đến 5 yếu tố B17 “Nhận thức kỹ sư”, B19 “Design for Deconstruction”, B2 “Quy trình QC”, B5 “Ứng dụng cát CDW” và B21 “Phát triển tổ chức cho CDW”

Tổ chức xử lý vật liệu xây dựng thải (sau phá dỡ): quan tâm nhiều nhất đến 5 yếu tố B17 “Nhận thức kỹ sư”, B5 “Ứng dụng cát CDW”, B20 “Công nghệ phá dỡ”, B15

“Nhận thức các bên tham gia” và B19 “Design for Deconstruction” (Phụ lục 4-5)

4.8.4 Xếp hạng theo vai trò người tham gia

Quản lý cấp cao quan tâm nhiều nhất đến 5 yếu tố: B17 “Nhận thức của kỹ sư”, B20

“Công nghệ phá dỡ”, B22 “Cơ sở hạ tầng cho CDW”, B15 “Nhận thức các bên tham gia” và B5 “Ứng dụng cát CDW”

Quản lý cấp trung quan tâm nhiều nhất đến 5 yếu tố: B20 “Công nghệ phá dỡ”, B17

“Nhận thức của kỹ sư”, B19 “Design for Deconstruction”, B15 “Nhận thức các bên tham gia” và B5 “Ứng dụng cát CDW”

Quản lý cấp thấp quan tâm nhiều nhất đến 5 yếu tố: B17 “Nhận thức của kỹ sư”, B5

“Ứng dụng cát CDW”, B19 “Design for Deconstruction”, B18 “Chiến lược phát triển” và B22 “Cơ sở hạ tầng cho CDW” (Phụ lục 4-6)

4.8.5 Xếp hạng theo thời gian công tác

Những đối tượng dưới 3 năm kinh nghiệm quan tâm nhiều nhất đến 5 yếu tố: B17

“Nhận thức của kỹ sư”, B5 “Ứng dụng cát CDW”, B20 “Công nghệ phá dỡ”, B19

“Design for Deconstruction” và B22 “Cơ sở hạ tầng cho CDW”

Những đối tượng từ 3 đến 7 năm kinh nghiệm quan tâm nhiều nhất đến 5 yếu tố: B17 “Nhận thức của kỹ sư”, B19 “Design for Deconstruction”, B18 “Chiến lược phát triển”, B4 “Nhu cầu cát CDW” và B21 “Phát triển tổ chức cho CDW”

Những đối tượng từ 7 năm kinh nghiệm quan tâm nhiều nhất đến 5 yếu tố: B15

“Nhận thức các bên tham gia”, B20 “Công nghệ phá dỡ”, B19 “Design for Deconstruction”, B2 “Quy trình QC” và B22 “Cơ sở hạ tầng cho CDW”

4.8.6 Ghi nhận 21 yếu tố được cho là có ảnh hưởng

21 yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng phân loại tái chế trong công trình tại TP HCM dựa trên phiếu khảo sát và kiểm định với tầm quan trọng từ trung bình trở lên ở mức độ có ý nghĩa thống kê Chỉ có 2 yếu tố B6 “Tiêu thụ cát CDW” và B7 “Chất lượng công trình có cát CDW” là chưa được phù hợp với mô hình hiện tại

4.8.7 Quan điểm của các tổ chức (A1) giữa các yếu tố nhận định

Quan điểm giữa 3 nhóm (A1-1, A1-2, A1-3) là khác nhau khi đánh giá sự ảnh hưởng của chiến lược phát triển trong các tổ chức liên quan đến phân loại và tái chế Còn quan điểm đối với các yếu tố khác thì như nhau

4.8.8 Quan điểm giữa người tham gia (A2) đối với các yếu tố nhận định

Cả 3 nhóm cấp Quản lý đều cho rằng chất lượng công trình có sử dụng cát CDW sẽ không đảm bảo Còn quan điểm đối với các yếu tố khác thì như nhau

4.8.9 Quan điểm của đối tượng tham gia dựa trên thời gian công tác (A3) đối với các yếu tố nhận định

Yếu tố B13 “Thu dọn mặt bằng trước khi phá dỡ” tạo ra quan điểm khác nhau giữa các nhóm nhân sự có thời gian công tác khác nhau Còn quan điểm đối với các yếu tố khác thì như nhau

4.8.10 Tương quan xếp hạng các nhóm thành phần trong mỗi phân loại

Trong mỗi phân loại A1, A2, A3, tất cả các nhóm đều có một góc nhìn tương đối giống nhau về một vấn đề được đưa ra (các biến), hỗ trợ cho việc phân tích nhân tố khám phá

4.8.11 Đánh giá độ tin cậy thang đo:

Hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.795 > 0.7 Do đó, thang đo được thiết kế khá tốt, chứng tỏ các yếu tố nêu ra góp phần giải thích tính chất của nhân tố mẹ Giữ lại tất cả các biến quan sát

4.8.12 Phân tích nhân tố khám phá

Vấn đề của nghiên cứu được đặc trưng bởi 8 nhân tố sau đây: PC1 “Hệ thống hạ tầng và công nghệ”, PC2 “Rào cản và nhu cầu”, PC3 “Xử lý tại chỗ”, PC4 “Thu dọn mặt bằng”, PC5 “Chất lượng và sự an toàn”, PC6 “Tối ưu quy trình”, PC7

“Khả năng tiêu thụ cát tái chế” và PC8 “Nhận thức”.

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VẬT LIỆU VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN LIÊN QUAN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THẢI CHO TP HCM

Giới thiệu chương

Chương 5 phân tích một số thông tin về chính sách và kế hoạch của TP HCM dựa trên một số văn bản cấp trên có liên quan.

Các chính sách thúc đẩy quản lý và tái chế ở Việt Nam

Kinh tế tuần hoàn (Pearce & Turner, 1990) được dùng để chỉ mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác” Như vậy, việc phân loại tái chế CDW cũng góp phần vào kinh tế tuần hoàn, góp phần vào phát triển bền vững trong xây dựng

Trong hơn 20 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một khuôn khổ pháp lý, hiện tại vẫn đang tiếp tục phát triển để bảo vệ môi trường trong mảng quản lý các loại chất thải [12] (bao gồm cả phế thải xây dựng):

• Quyết định 152/1999/QĐ-TTg (1999) Phê duyệt chiến lược phát triển chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020

• Quyết định 256/QĐ-TTg (2003) Phê duyệt chiến lược phát triển chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020

• Chỉ thị 23/2005/CT-TTg Đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn đô thị khu công nghiệp

• Quyết định 491/QĐ-TTg (2018) Phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 (Văn bản cũ là 2149/QĐ-TTg năm 2009)

• Quyết định 1216/QĐ-TTg (2012) Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Một số văn bản được căn cứ để trích dẫn như sau:

(1) Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020 (Luật Bảo vệ môi trường 2020)

(2) Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 (Luật Xây dựng 2014)

(3) Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (được bổ sung bởi Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 mục III phụ lục kèm theo nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019 và hết hiệu lực ngày 10/01/2022) (Nghị định 38)

(4) Căn cứ Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng về Quy định quản lý chất thải rắn xây dựng (Thông tư 08)

(5) Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (thay thế Quyết định 2014/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050) (Quyết định 491)

(6) Căn cứ Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020 về Phê duyệt chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050 (Chiến lược 1266)

(7) Căn cứ Quyết định số 1170/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm

Các đề xuất từ nghiên cứu

Sử dụng kết quả phân tích dữ liệu ở chương 4 và dữ liệu ở mục 5.2 làm cơ sở đề xuất ý kiến và giải pháp Bảng 5-1 dưới đây diễn giải các ý kiến đề xuất

(1) Phát triển hệ thống hạ tầng và công nghệ (B21, B19, B18, B22, B23)

(2) Tháo gỡ rào cản và thấu hiểu nhu cầu (B4, B2, B1)

(3) Thử nghiệm và xử lý tại chỗ (B10, B14, B15)

(4) Tăng cường quy định về phá dỡ (B13, B11)

(5) Cải thiện chất lượng và sự an toàn (B7, B8)

(6) Tối ưu quy trình xử lý vật liệu xây dựng thải (B12, B9, B20, B3)

(7) Đào tạo kỹ thuật và phát triển nhận thức (B6, B16, B5, B17)

Bảng 5-1 Diễn giải ý kiến đề xuất

1 Phát triển hệ thống hạ tầng và công nghệ (PC1)

• Thành lập công ty trực thuộc UBND TP HCM chuyên xử lý rác thải xây dựng từ công trình phá dỡ, có tầm nhìn sứ mệnh và quy tắc hoạt động hoàn chỉnh

• Thử nghiệm Design for Deconstruction để tăng khả năng tái sử dụng cấu kiện công trình

• Thành lập thêm các khu chuyên biệt để làm khu chứa tạm phế thải xây dựng, đảm bảo các vấn đề môi trường, phục vụ công tác phân loại tái chế ngoài hiện trường

• Đầu tư công nghệ, mua lại công nghệ từ nước ngoài hoặc nghiên cứu phát triển trong nước Phân biệt giữa phân loại tái chế tại hiện trường và ngoài hiện trường

2 Rào cản tiêu thụ và tái chế (PC2)

• Định hướng trước đầu ra cho cát CDW tương tự như một số loại vật liệu mới, thân thiện môi trường như gạch không nung Việc này là cần thiết do nếu sản xuất ra mà không có kê hoạch tiêu thụ hoặc chuyển giao thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề như kho bãi, chất lượng…

• Quy trình quản lý chất lượng cát CDW: trước hết cần tiêu chuẩn (tương tự như cốt liệu lớn tái chế từ phế thải xây dựng đã có tiêu chuẩn) để có một chuẩn chung dùng cho cát CDW tái chế từ phế thải xây dựng như bê tông, tường gạch…Sau đó mới có thể đề ra quy trình quản lý chất lượng dùng cho sản xuất và nghiệm thu cát CDW trong tương lai

• Khi 2 vấn đề trên thỏa mãn, bước đầu sẽ làm cho cát CDW có cơ hội được lưu thông trong thị trường

3 Thử nghiệm phân loại và tái chế tại chỗ (PC3)

• Nghiên cứu cách áp dụng máy nghiền di động của công ty Toàn Cầu (Hà Nội) Tuy nhiên, đây chỉ là thí điểm, TP HCM có thể nhập khẩu công nghệ xử lý tại hiện trường từ nước ngoài, ưu tiên các dòng máy hiện đại, công suất ổn định

• Các bên tham gia tại công trình có phá dỡ cần có quy chế phối hợp để công việc đẩy nhanh tiến độ và có hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra

• Khi 2 vấn đề trên thỏa mãn, bước đầu sẽ làm giảm chi phí vận

# Ý kiến Diễn giải hành phân loại do tối ưu được quy trình làm việc

4 Tăng cường quy định về phá dỡ

• Quy định hay tiêu chuẩn tại Việt Nam thực tế vẫn còn chưa đầy đủ, thiếu chi tiết

• Cho phép và quy định về áp dụng các phương pháp phá dỡ vào trong tiêu chuẩn, chú ý phương pháp nào sẽ dùng như thế nào, cho loại công trình nào, cần thủ tục và quy định ra sao

5 Cải thiện chất lượng và sự an toàn (PC5)

Xây dựng thử nghiệm nhiều hơn những công trình có dùng cát CDW và tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng Ưu tiên những công trình nhỏ Khi kết quả thu được khả thi sẽ:

• Tạo tiền đề cho những cải tiến chất lượng công trình về sau, đặc biệt là về kết cấu

• Lên kế hoạch cho những dự án nhà ở giá rẻ trong tương lai có sử dụng CDW

6 Tối ưu quy trình phân loại tái chế

• Ngoài xử lý tại chỗ như #3, cần xây dựng thêm nhà máy để tăng công suất trong trường hợp quá tải hoặc địa điểm phá dỡ không phù hợp để xử lý tại chỗ Song song, cần nghiên cứu, lựa chọn và áp dụng công nghệ phân loại và tái chế hiệu quả từ các nước phát triển, đặc biệt là các nước có tỷ lệ tái chế phế thải xây dựng cao trên thế giới

• Lựa chọn và du nhập các công nghệ phá dỡ theo xu hướng của các nước phát triển trên thế giới để triển khai và áp dụng tại Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là ở các thành phố lớn như

TP HCM và Hà Nội

• Nghiên cứu sáng kiến các biện pháp làm giảm lượng chôn lấp phế thải xây dựng để chuyển thị phần qua phân loại tái chế

• Khuyến khích các doanh nghiệp hoặc các tổ chức tiêu thụ chế phẩm từ phế thải xây dựng, áp dụng từ các công trình nhỏ để tăng khả năng tiêu thụ trong tương lai

7 Đào tạo, nghiên cứu kỹ thuật và phát triển nhận thức

Giảng dạy và nghiên cứu:

• Giảng dạy: giới thiệu nhiều hơn ứng dụng của các vật liệu xây dựng thay thế trong các môn học Quá trình này chủ yếu truyền đạt khái niệm và cho học viên có cái nhìn chung nhất

• Nghiên cứu: tập trung những đề tài có chất lượng, phù hợp với

(PC7, PC8) kế hoạch phát triển hiện tại của thành phố và có khả năng ứng dụng thực tế cục bộ

Ngoài ra, sử dụng phương tiện thông tin truyền thông của UBND TP HCM và các

Sở, Ban, Ngành làm yếu tố hỗ trợ đan xen vào quá trình cân nhắc áp dụng của 7 đề xuất trên:

• Các nghiên cứu có liên quan đến vật liệu xây dựng thải

• Công nghệ đã được phát triển và áp dụng phổ biến ở nước ngoài

• Thúc đẩy trao đổi nghiên cứu và thí nghiệm.

Tổng hợp đề xuất chính sách, kế hoạch

5.4.1 Nội dung chung về chiến lược phát triển

Các văn bản đều có một số nội dung chung về chiến lược phát triển liên quan đến phân loại tái chế vật liệu xây dựng thải, chẳng hạn như trong Luật Xây dựng 2014, Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Quyết định 491…Nội dung các kế hoạch, chính sách của các văn bản này là về tăng cường năng lực giải quyết chất thải rắn nói chung và chất thải rắn xây dựng nói riêng, yêu cầu đảm bảo các mặt về an toàn, sức khỏe cho các bên tham gia và bảo vệ môi trường Đây là các chiến lược phát triển của các cơ quan, tổ chức Nhà nước để tạo nền tảng cho việc phát triển mảng phân loại, tái chế vật liệu trong công trình tại Việt Nam Chi tiết xem Phụ lục 5-1 Nội dung về chiến lược phát triển

5.4.2 Phát triển, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn

Một số văn bản có nội dung quy định có liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chẳng hạn:

• Khoản 1 - Điều 9 – Chương III – Thông tư 08/2017/TT-BXD quy định về Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn xây dựng: “Chất thải rắn xây dựng được tái sử dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định”

• Khoản 5a – Điều 1 – Quyết định 491/QĐ-TTg (2018): “Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách về quản lý chất thải rắn”

• Khoản 1 – Điều 2 – Chiến lược 1266: “Hoàn thiện thể chế, chính sách: Đổi mới, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm vật liệu xây dựng”

Mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành các chiến lược và quyết định về quản lý chất thải rắn, tuy nhiên, hiện tại vẫn thiếu các hướng dẫn kỹ thuật chi tiết để thúc đẩy việc xử lý và tái chế vật liệu xây dựng thải [3] Theo tác giả tìm hiểu, thì việc đưa ra quy chuẩn cho cát CDW là khó có khả năng do sự cần thiết của nó chưa được cân nhắc nhiều tại các tổ chức chuyên ngành Mặt khác, việc này xuất phát từ góc nhìn về thực tế cát tự nhiên hãy còn nhiều, nhưng môi trường cũng là một vấn đề lớn cần quan tâm, nhất là trong tương lai khi xây dựng ngày càng phát triển và các công trình tới niên hạn ngày càng nhiều

Tại đây, ý kiến #2 – Rào cản tiêu thụ và tái chế và ý kiến #4 – Tăng cường quy định về phá dỡ từ mục 5.3 sẽ phù hợp

5.4.3 Quy định 4 đối tượng trong quá trình tồn tại vật liệu xây dựng thải

Trong suốt quá trình diễn ra hoạt động phá dỡ công trình trở về sau, có một số quy định đề cập đến vai trò và trách nhiệm của các đối tượng tham gia có liên quan đến vật liệu xây dựng thải:

• Điều 11 - Chương IV – Thông tư 08/2017/TT-BXD quy định về Trách nhiệm của chủ nguồn thải

• Điều 12 - Chương IV – Thông tư 08/2017/TT-BXD quy định về Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển

• Điều 13 - Chương IV – Thông tư 08/2017/TT-BXD quy định về Trách nhiệm của chủ xử lý

Tuy nhiên, chưa có quy định cho chủ sử dụng sản phẩm tái chế từ phế thải xây dựng Để đảm bảo tính đầy đủ cho cả 4 đối tượng này và dễ dàng hơn cho việc quản lý, nên có quy định về quyền hạn và trách nhiệm của chủ thể sử dụng vật liệu xây dựng thải, nhất là trong thời gian ban đầu loại vật liệu này chưa phổ biến rộng rãi Trong TCVN 11969:2018 có các chỉ tiêu cho cốt liệu lớn tái chế sử dụng cho bê tông từ vật liệu xây dựng thải Do tính chất của chúng có phần khác so với tự nhiên nên cần thiết phải kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng, chẳng hạn như cát CDW thường hút nước nhiều hơn so với cát tự nhiên Mặt khác, đối với mỗi công trình khác nhau thì vật liệu xây dựng thải thu về cũng khác nhau do các công trình phá dỡ của từng dự án là khác nhau, ví dụ như các khối bê tông do khác tiêu chí kỹ thuật lúc xây dựng, chất lượng vật liệu và niên hạn công trình Trong tương lai, nếu cát CDW có khả năng được sử dụng rộng rãi thì cũng cần lưu ý vấn đề này

Do đó, ý kiến #5 – Cải thiện chất lượng và sự an toàn sẽ phù hợp cho những đối tượng sự dụng chế phẩm từ vật liệu xây dựng thải, tuy nhiên cần chi tiết hơn là đối tượng nào sẽ sử dụng, và sử dụng cho mục đích gì trong xây dựng Một phần các case study sẽ được ghi lại trong các dự án như thế này

5.4.4 Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng và công nghệ

Hệ thống hạ tầng và công nghệ tại Việt Nam cho công tác phân loại tái chế trong công trình, nhìn chung còn chưa phát triển về công nghệ Trường hợp của công ty Toàn Cầu sử dụng máy nghiền nhập khẩu từ Đức là thí điểm cục bộ, được sự hỗ trợ từ UBND TP Hà Nội Hoặc, trường hợp của Công ty TNHH MTV Long Tường ở Huế là do tự đầu tư về dây chuyền sản xuất Những trường hợp này đều bước đầu mang lại hiệu quả, tuy nhiên nếu không chú trọng nhân rộng và phát triển thì khó có thể phổ biến rộng rãi Do đó, chính sách chung của các cấp là muốn du nhập, học tập và phát triển công nghệ Đối với TP HCM, dựa trên chính sách chung của cả nước, có các nội dung:

• Khoản 1.5 – Điều 1 – Quyết định 1170: “Đa dạng hóa các hình thức đầu tư để thu hút mọi nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng mới; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ”

• Khoản 2.2 – Điều 1 – Quyết định 1170: “Phát triển lĩnh vực vật liệu xây dựng có công nghệ sản xuất hiện đại tạo ra các sản phẩm chất lượng cao về kỹ thuật, sử dụng phế thải công nghiệp, bảo vệ môi trường”

Tại đây, ý kiến #1 – Phát triển hệ thống hạ tầng và công nghệ và ý kiến #6 – Tối ưu quy trình phân loại tái chế từ mục 5.3 sẽ phù hợp Chi tiết hơn, xem

Phụ lục 5-2 Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng và công nghệ

Trên thực tế, khi phá dỡ các công trình nhỏ thì phế thải xây dựng thường được chở ra bãi hoặc đi san lấp ngay Tại Công ty TNHH MTV Long Tường có chính sách cho xe chở bê tông phế thải đổ miễn phí, tuy nhiên vì lợi ích kinh tế, nếu không có chính sách hoặc chế tài để hạn chế đổ trộm bừa bãi thì đa phần những xe chở này sẽ đến các địa điểm có nhu cầu san lấp, làm nền để thu lợi nhuận nhiều hơn

5.4.5 Đào tạo, nghiên cứu kỹ thuật và phát triển nhận thức

Khi khoa học kỹ thuật phát triển, rất cần nhân sự để đảm nhận trách nhiệm trung gian giữa việc học hỏi và áp dụng Chẳng hạn, khi cát CDW vẫn còn gọi là mới tại Việt Nam và quy trình phân loại tái chế vẫn chưa hiện đại, thì vai trò của kỹ sư là không thể thiếu Đối với những dự án mới và thậm chí chưa có tiền lệ, kỹ sư nắm vai trò chủ yếu ở giai đoạn thiết kế và nghiên cứu nhằm đảm bảo chất lượng, song song với việc ban hành các tiêu chuẩn và quy định Các đề án, chính sách cũng có nhắc đến việc nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực:

• Khoản 5b - Quyết định 491/QĐ-TTg (2018): “Tăng cường nghiên cứu khoa học, hiện đại hóa công nghệ và sản xuất thiết bị tái chế, xử lý chất thải rắn”

• Khoản 5đ – Quyết định 491/QĐ-TTg (2018): “Phát triển nguồn nhân lực điều chỉnh chiến lược”

• Khoản 5e - Quyết định 491/QĐ-TTg (2018): “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức”

• Khoản 5 – Điều 2 – Chiến lược 1266: “Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”

• Khoản 3.7k – Điều 1 – Quyết định 1170: “Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực VLXD nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khai thác, sản xuất cát xây dựng và vật liệu thay thế hiện đại để đảm bảo nguồn cung cấp cho nhu cầu xây dựng của thành phố” Đề xuất #5 – Cải thiện chất lượng và sự an toàn và #7 – Đào tạo, nghiên cứu kỹ thuật và phát triển nhận thức từ mục 5.3 sẽ phù hợp cho bước đầu tạo ra những dự án thí điểm, tạo tiền đề cho các dự án tiếp theo, song song đó là sự đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu cho tương lai

5.4.6 Thử nghiệm và xử lý tại chỗ

Khoản 1ab – Điều 5 – Chương II – Thông tư 08/2017/TT-BXD quy định về Phân loại chất thải rắn xây dựng: “Chất thải rắn xây dựng phải được phân loại ngay tại nơi phát sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP thành các loại: Chất thải rắn có khả năng tái chế được; Chất thải rắn có thể được tái sử dụng ngay trên công trường hoặc tái sử dụng ở các công trường xây dựng khác”

Tổng kết chương

Đề xuất chia thành 5 mục như sau:

• Phát triển và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn

• Quy định 4 đối tượng trong quá trình tồn tại vật liệu xây dựng thải

• Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng và công nghệ

• Đào tạo, nghiên cứu kỹ thuật và phát triển nhận thức

• Thử nghiệm và xử lý tại chỗ.

Ngày đăng: 31/07/2024, 09:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Xây dựng. “Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà.” Việt Nam. TCVN 9381:2012, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà
[2] Bộ Tài nguyên &amp; Môi trường. Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn. NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn
Nhà XB: NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam
[3] K. T. Ngô et al., “Nghiên cứu hiện trạng quản lý phế thải xây dựng và phá dỡ ở Việt Nam,” Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng - ĐHXD, vol. 12, no. 7, pp. 107–116, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al.", “Nghiên cứu hiện trạng quản lý phế thải xây dựng và phá dỡ ở Việt Nam,” "Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng - ĐHXD
[5] Z. Bao et al., “Implementing on-site construction waste recycling in Hong Kong: Barriers and facilitators,” Science Total Environment, vol. 747, p.141091, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al.", “Implementing on-site construction waste recycling in Hong Kong: Barriers and facilitators,” "Science Total Environment
[6] C. Kibert. Sustainable Construction: A Guide on the Use of Recycled Materials. Singapore: BCA Publications Ltd., 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sustainable Construction: A Guide on the Use of Recycled Materials
[7] Bộ Xây dựng. “Thông tư quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng.” Việt Nam. 08/2017/TT-BXD, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng
[8] The Law Revision Commision. “Environmental Public Health - The Statutes of the Republic of Singapore.” Republic of Singapore. Act 1987, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental Public Health - The Statutes of the Republic of Singapore
[9] T. Noor et al., “Types, sources and management of urban wastes,” in Urban Ecology - Emerging Patterns and Social-Ecological Systems, 1 st ed., P.Verma, Ed. Elsevier, 2020, pp. 239-264 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al.", “Types, sources and management of urban wastes,” in "Urban Ecology - Emerging Patterns and Social-Ecological Systems
[10] V. M. Nguyen. “Study on factors affecting construction waste management,” Master thesis, Ho Chi Minh city University of Technology, Vietnam, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Study on factors affecting construction waste management
[11] T. M. N. Châu. “Ứng dụng mô hình động học hệ thống (SD) đánh giá hiệu quả của chiến lược quản lý rác thải xây dựng,” Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng mô hình động học hệ thống (SD) đánh giá hiệu quả của chiến lược quản lý rác thải xây dựng
[12] H. V. Le et al., “Legal and Institutional Framework of Solid Waste Management in Vietnam,” Asian Journal on Energy and Environment, vol Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al.", “Legal and Institutional Framework of Solid Waste Management in Vietnam,” "Asian Journal on Energy and Environment
[13] M. S. Aslam et al., “Review of construction and demolition waste management in China and USA,” Journal of Environment Management, vol.264, p. 110445, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al.", “Review of construction and demolition waste management in China and USA,” "Journal of Environment Management
[14] SATREPS. “Establishment of Environmentally Sound Management of Construction and Demolition Waste and Its Wise Utilization for Environmental Pollution Control and for New Recycled ConstructionMaterials.” Internet:https://www.jst.go.jp/global/english/kadai/h2901_vietnam.html, May 28, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Establishment of Environmentally Sound Management of Construction and Demolition Waste and Its Wise Utilization for Environmental Pollution Control and for New Recycled Construction Materials
[15] H. Yuan and L. Shen. “Trend of the research on construction and demolition waste management,” Waste Management, vol. 31, no. 4, pp. 670–679, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trend of the research on construction and demolition waste management,” "Waste Management
[16] J. L. Hao et al., “A simulation model using system dynamic method for construction and demolition waste management in Hong Kong,” Construction Innovation, vol. 7, no. 1, pp. 7–21, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al.", “A simulation model using system dynamic method for construction and demolition waste management in Hong Kong,” "Construction Innovation
[17] B. Huang et al., “Construction and demolition waste management in China through the 3R principle,” Resources, Conservation and Recycling, vol. 129, pp. 36–44, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al.", “Construction and demolition waste management in China through the 3R principle,” "Resources, Conservation and Recycling
[18] S. Iodice et al., “Sustainability assessment of Construction and Demolition Waste management applied to an Italian case,” Waste Management, vol. 128, pp. 83–98, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al.", “Sustainability assessment of Construction and Demolition Waste management applied to an Italian case,” "Waste Management
[19] D. H. F. Paz et al., “Management of construction and demolition waste using GIS tools,” in Advances in Construction and Demolition Waste Recycling, 1 st ed., Fernando Pacheco-Torgal, Ed. Elsevier Ltd., 2020, pp. 121 - 153 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al.", “Management of construction and demolition waste using GIS tools,” in "Advances in Construction and Demolition Waste Recycling
[20] P. Ghisellini et al., Advances in Construction and Demolition Waste Recycling. Elsevier Ltd., 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al., Advances in Construction and Demolition Waste Recycling
[21] L. Coudert et al., Handbook of Recycled Concrete and Demolition Waste. United Kingdom: Woodhead Publishing Ltd., 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al., Handbook of Recycled Concrete and Demolition Waste

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w