1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển năng lực, tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc học hát dân ca cấp THCS

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chính vì vậy để đảm bảo sự hứng thú, thoải mái, hấp dẫn, giúp trẻ ham học và tạo nền móng vững chắc cho trẻ sau này chúng ta phải chú trọng nhiều hơn đến phát triển năng lực Âm nhạc và hứng thú học tập môn Âm nhạc của học sinh. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực và khơi gợi hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh THCS thông qua việc học hát dân ca”

Trang 1

I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN1 Lý do chọn sáng kiến

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc,thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người Âm nhạc là một phần thiết yếucủa các nền văn hóa, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Âm nhạclàm phong phú những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp conngười khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc góp phần giúp học sinh (HS) hìnhthành và phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần.Thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáodục, giáo dục âm nhạc còn góp phần phát triển các phẩm chất như: yêu nước,nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng những năng lực: tự chủ và tựhọc, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo Âm nhạc là môn họcthuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật Thông qua nội dung và hình thức học tập đadạng, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm và phát triển cácnăng lực thẩm mỹ đặc thù ở môn học này như: thể hiện âm nhạc, cảm thụ âmnhạc, phân tích và đánh giá âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; đồng thờigóp phần phát hiện, bồi dưỡng những em có năng khiếu âm nhạc

Ở cấp trung học cơ sở, Âm nhạc giúp HS: Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹvà tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần phong phú, hình thành và phát triểnnhững phẩm chất cao đẹp; Trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thôngqua nhiều hình thức hoạt động, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; Phát

Trang 2

triển các kỹ năng âm nhạc cơ bản, dựa trên nền tảng kiến thức và kỹ năng âmnhạc phổ thông, nâng cao năng lực tự chủ và tự học; Nhận thức được sự đa dạngcủa thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hộicùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giátrị âm nhạc truyền thống; phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, nâng cao nănglực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Tóm lại, âm nhạc có vai trò khá quan trọng, là một thành tố không thểthiếu đối với đời sống tinh thần của con người đặc biệt là trẻ em Âm nhạc giúpsự phát triển toàn diện về trí tuệ và tâm hồn của trẻ như: Tăng cường năng lực trínão, giúp cải thiện trí nhớ, bồi dưỡng thẩm mỹ, đạo đức, xây dựng sự tự tin, thểhiện bản thân, thúc đẩy tính sáng tạo… Âm nhạc mang lại sự hứng khởi trongcuộc sống Chính vì vậy để đảm bảo sự hứng thú, thoải mái, hấp dẫn, giúp trẻham học và tạo nền móng vững chắc cho trẻ sau này chúng ta phải chú trọngnhiều hơn đến phát triển năng lực Âm nhạc và hứng thú học tập môn Âm nhạc

của học sinh Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực và khơigợi hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh THCS thông qua việc học hátdân ca”

2 Mục đích nghiên cứu

Đối với việc học tập ở trường phổ thông đặc biệt là ở lứa tuổi Trung họccơ sở (THCS), âm nhạc vừa có tác dụng kích thích sự ham muốn tìm tòi học hỏicủa học sinh, nuôi dưỡng và củng cố niềm ham thích và sự tham gia của họcsinh vào những hoạt động âm nhạc Việc này giúp các em đạt được kết quả họctập tốt và có những lối cư xử đúng mực, thái độ tích cực và phẩm chất tốt hơntrong cuộc sống

Trang 3

Qua thực tế, tôi nhận thấy hầu hết các em học sinh chưa có nhiều hứngthú đối với môn học, vì thế tiết học chưa sôi nổi và đạt hiệu quả Vì vậy cần cócác biện pháp, phương pháp khác nhau để tạo giờ học không còn nhàm chánnữa Như chúng ta đã biết dân ca là một kho tàng vô cùng đồ sộ, và quý báu củadân tộc ta, dân ca đi sâu vào tiềm thức của mỗi người, và các em học sinh cũngthế, từ khi sinh ra đã được thấm những lời ru, điệu hát từ những người thântrong gia đình, nên có thể nói dân ca rất gần gũi và quen thuộc đối với các em.Nên khi tôi vận dụng phương pháp sử dụng hát dân ca vào phát tri n nển n ăng l cựcv khà kh ơi g i h ng thú h c môn Âm nh c cho h c sinh THCSợi hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh THCS ứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh THCS ọc môn Âm nhạc cho học sinh THCS ạc cho học sinh THCS ọc môn Âm nhạc cho học sinh THCS

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Bản thân tôi là giáo viên âm nhạc tại trường đãnhiều năm và khi đi vào thực tế giảng dạy thì tôi nhận ra rằng, môn âm nhạc vẫncòn chưa được các em quan tâm đúng mức, nhận thức về tầm quan trọng của âmnhạc còn hạn chế Vì thế các tiết học diễn ra chưa thực sự hiệu quả, nhất là chưanâng cao khả năng phát triển năng lực và gây hứng thú cho học sinh Từ thực tếđó, trong quá trình lên lớp, tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số phương phápnhằm kích thích và gây hứng thú cho các em, qua đó nâng cao hiệu quả trongviệc dạy và học

Cho nên đối tượng nghiên cứu của tôi là học sinh cấp THCS nơi tôi đangcông tác, phạm vi áp dụng ban đầu cũng chính là đơn vị tôi đang công táctrường …

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp cơ bản giúp tôi tập trung vào nghiên cứu đề tài là:

Trang 4

- Phương pháp điều tra- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phân tích tổng hợp- Phương pháp thống kê

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:

Âm nhạc được coi là một trong những phương tiện tạo nên sự hình thànhvà phát triển nhân cách cho học sinh Học sinh nghe, hiểu âm nhạc, nắm đượcmột số kĩ năng cơ bản, thường xuyên ca hát, vận động theo nhạc, không nhữngphát triển tính tích cực, sáng tạo mà có vai trò quan trọng trong việc phát triểnnăng khiếu Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu giáo dục phổ thông là pháttriển tất cả các khả năng của học sinh về nhân cách con người, làm tiền đề chosự phát triển toàn diện.

Âm nhạc vốn rất gần gũi với học sinh nhưng ở những giai đoạn khác củacuộc sống, với học sinh THCS nhiều khi những phản ứng khi nghe và hiểu vềâm nhạc vẫn còn mơ hồ, nhiều khi vẫn nhầm lẫn giữa các thể loại âm nhạc.

Giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức,góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lýcủa học sinh, âm nhạc là thế giới kì diệu đầy xúc cảm Thông qua âm nhạc, cuộcsống được hiện lên đầy màu sắc, vui tươi, nhí nhảnh và kèm theo đó là cả nhữngbài học sâu sắc.

Để tiết học càng thêm thú vị, sôi nổi, và nhiều màu sắc hơn, thì giáo viêncần tạo cho không khí lớp học được thoải mái, gây cho học sinh hứng thú nhấtđịnh, từ đó tạo cho các em có những khả năng phát triển năng lực âm nhạc nhấtđịnh và đạt được hiệu quả giáo dục rất cao.

1.1 Thuận lợi:

Về cơ sở vật chất: Nhà trường rất chú trọng và tạo mọi điều kiện tốt nhấtvề cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học môn âm nhạc ở trường.

Trang 5

Về phía lãnh đạo: Được sự quan tâm của Sở giáo dục và Ban giám hiệunhà trường tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức nhiều buổikiến tập, chuyên đề của các đồng nghiệp trong trường cũng như trong huyện,tỉnh.

Về phía giáo viên: Có lòng yêu nghề, mến trẻ, có kinh nghiệm trong công

tác giảng dạy Có lòng nhiệt tình, tinh thần ham học hỏi, có trách nhiệm trong

công việc.

1.2 Khó khăn:

Về phía học sinh: Nhiều học sinh chỉ chú tâm học các môn văn hoá, vàcoi đó mới là chính; có những học sinh hiểu biết về âm nhạc hạn hẹp và chỉ coiđó là môn hát chứ chưa hiểu mục đích chính của môn học

Về cơ sở vật chất: Để học sinh được tiếp cận nhiều hơn với âm nhạc thìcũng cần có phòng riêng, có đủ các trang thiết bị cần thiết.

Nguyên nhân:

Đa phần gia đình học sinh làm nông nghiệp, kinh tế gia đình eo hẹp, ít cóđiều kiện cho con em mình tiếp xúc với âm nhạc nhiều Còn một số phụ huynhcòn coi nhẹ môn học Trình độ nhận thức về âm nhạc của học sinh không đồngđều Khả năng tiếp thu âm nhạc cũng chưa đồng đều, có học sinh rất thích nghehát, nhưng có học sinh lại thờ ơ, và chỉ coi như học chỉ là để giải trí Nhiều họcsinh muốn thể hiện cái tôi, khi hát chưa hòa quyện giọng hát của mình với giọnghát tập thể Kĩ năng nghe và cảm thụ âm nhạc của học sinh còn chậm, chưa rõràng và không biết thể hiện cảm xúc ra bên ngoài bằng ngôn ngữ hình thể Họcsinh còn chưa có nhiều sáng tạo trong các hoạt động vận động theo nhạc vì còne ngại.

2 Sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới

Để khắc phục các hạn chế trên, tôi đã nghiên cứu và căn cứ nhu cầu, tâmsinh lý của học sinh, tìm ra giải pháp phát triển năng lực và khơi gợi hứng thúhọc môn Âm nhạc cho học sinh THCS thông qua việc học hát dân ca để dạy họcđạt được hiệu quả cao nhất.

3 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.

Trang 6

Trong đề tài này tôi chủ yếu đề cập đến việc: Phát triển năng lực và khơigợi hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh THCS thông qua việc học hát dânca, thể hiện qua các nội dung sau:

Phần thứ I: Đa dạng hóa các hình thức hoạt động khởi động

1 Quan niệm về hoạt động khởi động.

1.1 Khái niệm hoạt động.Theo từ điển Tiếng Việt:

- Hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽnhằm thực hiện một mục đích nhất định trong đời sống xã hội.

Hoạt động là vận động, cử động nhằm đạt một mục đích nhất định nào đó.* Bản chất của hoạt động:

Cuộc sống cá nhân là một dòng hoạt động, cá nhân là chủ thể các hoạtđộng thay thế nhau Hoạt động là quá trình cá nhân thực hiện các quan hệ giữahọ với thế giới tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân Đó là quá trình chuyểnhóa năng lực lao động cùng với các phẩm chất tâm lí của bản thân thành sự vật,thành thực tế và quá trình ngược lại là tách những thuộc tỉnh sự vật, của thực tếquay trở về với chủ thẻ, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể.

1.2 Khởi động.

Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huyđộng những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nộidung liên quan đến bài học mới Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò,sự hứng thú, tâm thể của học sinh ngay từ đầu tiết học.

Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhânhoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành nănglực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ Chuẩn bịphần khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài học, đốitượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, sự đầu tư của giáo viên về cả thời gianvà chất xám.

Trước đây, người ta thuần túy quan niệm phần khởi động (mở bài) chỉ đểvào bài mới Ngày nay, ngoài chức năng đó, hoạt động này có tác dụng chính là

Trang 7

nêu được vấn đề chính của bài học Khai thác triệt để hoạt động này sẽ tạo điềukiện để giáo viên thực hiện tốt việc cải tiến phương pháp dạy học, học sinh cóđiều kiện chủ động tích cực tham gia vào quá trình học và tự học một cách tốtnhất thông qua cái đã biết - chưa biết, giữa lý thuyết - thực tiễn đời sống hàngngày.

Như vậy có thể hiểu, hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, khôngquá coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tám thể tốt nhất cho các emnhập cuộc, lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó.

2 Đa dạng hóa các hình thức hoạt động khởi động:2.1 Sử dụng các trò chơi

2.1.1 Sử dụng trò chơi: Nghe giai điệu và tranh đoán tên bài hát, vùngmiền xuất xứ bài hát.

Ví dụ 1: Khi dạy hát bài Lý cây đa (Âm nhạc 6-Sách Cánh diều trang11,12)

Giáo viên chiếu tranh các liền anh, liền chị trang 11, kết hợp cho nghe 1câu hát trong bài Yêu cầu học sinh phải nghe và đoán xem đây là bài hát nào?Thuộc dân ca vùng nào? Và giới thiệu vài nét về vùng đó?

Mục đích giúp các em sử dụng trí nhớ, vận dụng hiểu biết trong cuộc sốnghàng ngày, qua phim ảnh, các môn học khác để trả lời giúp các em phát triểnnăng lực hiểu biết liên môn.

Hoạt động này cũng giúp các em hứng thú, lớp học sôi nổi hơn, các emcũng tự tin mạnh dạn hơn khi mình đã đưa các hiểu biết vào môn Âm nhạc vàđược thầy cô và các bạn khen ngợi.

Trang 8

Ví dụ 2: Áp dụng được cho cả bài đọc nhạc chẳng hạn như khi học bàiđọc nhạc số 3 (Inh lả ơi) trang 34 Âm nhạc 7 kết nối tri thức với cuộc sống.

Giáo viên mở nhạc nhảy sạp có đoạn nhạc bài Inh lả ơi, rồi yêu cầu HSđoán xem đây là bài gì? Dân ca dân tộc nào?

Vì bài này nằm trong nhạc nhảy sạp, mà nhảy sạp lại rất quen thuộc vớichúng ta, nên HS rất hứng thú, và chắc chắn sẽ gợi mở được kiến thức Học sinhsử dụng năng lúc hiểu biết của mình vào giải quyết câu hỏi Học sinh sẽ hứngthú hơn vì được học đoạn nhạc trong bài nhảy sạp.

Ví dụ 3: Khi dạy học sinh bài Soi bóng bên hồ -dân ca Giáy, Sách âmnhạc 8 kết nối tri thức với cuộc sống Đây là 1 bài hát khó, và gần như chỉ có các

Trang 9

học sinh lớp trước đã học mới biết, nhưng đây cũng là mẹo, nếu HS trả lời sai vàtỏ ra không thể có được đáp án, thì giáo viên sẽ đưa sự tò mò của HS vào bàihọc.

2.1.2 Trò chơi nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ dân tộc

Ví dụ: Khi học về Đàn tranh và Đàn đáy trang 22 SGK Âm nhạc 6 Cánhdiều Giáo viên cho HS nghe 1 đoạn nhạc của đàn Tranh, HS nghe và đoán têncủa đàn Giáo viên chốt kiến thức, đưa hình ảnh lên cho HS quan sát và hỏi HScó thể giới thiệu vài nét về đàn tranh như hình dáng, có bao nhiêu dây đàn, cáchđàn

Trang 10

2.1.3 Trò chơi “Mảnh ghép bí ấn”

Giáo viên sẽ có khoảng 4 mảnh (tuỳ theo nội dung bài học để có ít hơnhay nhiều mảnh ghép hơn) ghép đánh số thứ tự 1,2,3,4 và chia lớp thành 4 tổ,mỗi tổ lần lượt chọn 1 con số Mỗi số đó đều tương ứng với 1 mảnh ghép bí ẩncó thể là tranh, 1 đoạn nhạc và HS phải trả lời được câu hỏi để ghép nối 4 mảnhthành chủ đề, nội dung hoặc bài học hôm nay.

Ví dụ: Khi học bài Thường thức Âm nhạc: Dân ca Quan họ Bắc Ninhsách Âm nhạc 8 kết nối tri thức với cuộc sống trang 52.

Giáo viên có 2 mảnh ghép tương đương với 2 dãy bàn (hoặc do GV chia):+ Mảnh số 1: khi mở ra là ảnh liền anh, liền chị với câu hỏi trang phụcnày của vùng miền nào? (HS trả lời thuộc Bắc Ninh)

+ Mảnh số 2: Khi mở ra là 1 đoạn nhạc bài lý cây đa, giáo viên hỏi bàinày tên là gì thuộc vùng nào (Quan họ Bắc Ninh)

Vậy 2 mảnh ghép nói về nội dung gì? Bài học hôm nay Thường thức Âmnhạc: Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Trang 11

Với mục đích giúp HS nhớ lại kiến thức phát huy năng lực ghi nhớ, vậndụng và suy diễn Tạo không khí lớp học thêm sinh động, học sinh sẽ hào hứngtham gia.

2.2 Sử dụng phương pháp nhập vai/đóng vai

Phương pháp đóng vai đem đến hứng thú học tập, lôi cuốn sự chú ý củacác em vào bài học Phương pháp này đem đến cho các em cơ hội được thể hiệnmình, mạnh dạn, tự tin thể hiện mình trước tập thể lớp từ đó giúp các em hỏanhập tích cực khi đúng trước một tập thể lớn hơn; góp phần rèn luyện nhiềunăng lực cho học sinh như năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giảiquyết vấn đề và sáng tạo từ đó giúp học sinh biết cách giao tiếp, ứng xử vớibạn bè cùng trang lứa và những người xung quanh.

Tuy nhiên, phương pháp này cần sự đầu tư công phu của cả giáo viên vàhọc sinh về thời gian, công sức từ khâu chuẩn bị trước ở nhà đến khâu thể hiệntrên lớp Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên tiến hành theo các bước sau:

Trang 12

Bước 1: Giáo viên giao cho các nhóm viết kịch bản theo ý tưởng giáo viên đềxuất.

Bước 2: Các nhóm gửi kịch bản qua Gmail cho giáo viên chọn và chỉnh

Bước 3: Giáo viên giao cho nhóm có kịch bản được chọn phân công vai và đóngkịch theo kịch bản.

Bước 4: Học sinh diễn kịch.

Bước 5: Giáo viên dẫn dắt vào bài mới.

Chú ý: kịch bản đảm bảo đúng nội dung nhưng cần có chút hài hước, sửdụng ngôn ngữ trong sáng nhưng có thể lồng ghép các câu, các bài hát chế đanghọt, giới trẻ hay sử dụng để lôi cuốn học sinh một cách thật tự nhiên nhất.

Ví dụ: Khi học bài Thường thức âm nhạc : Dân ca một số vùng miền ViệtNam (Sách giáo khoa Âm nhạc 7 sách kết nối tri thực và cuộc sống trang 32)

Sử dụng kịch bản: “Thi hát dân ca các vùng miền Việt Nam để kén rể” Giáo viên chia 5 tổ và phân công mỗi tổ chọn 1 bạn nam mặc trang phụctheo các vùng miền khác nhau, dự trù kịch bản như sau:

Người dẫn truyện: Trong 1 gia đình nhà quyền quý nhất nhì Hà thành,nhưng cô con gái xinh đẹp kiều diễm lại rất thích dân ca, nên muốn tổ chức 1cuộc thi hát và mặc trang phục đúng vùng miền thật đẹp, để lựa chọn và có thểsẽ trở thành chồng của cô gái.

Loa loa loa bà con nghe đây, con gái nhà tôi đến tuổi cập kê, nhưngthích nghe dân ca và trang phục các vùng miền Ai có tài năng thì xin mời ghidanh ứng thí loa loa loa

Cô gái: Trời ơi mình xinh thế này mà sao chọn đồ khó thế chứ?

Bố cô gái: Con ơi nhanh lên, có 4 anh chàng đang ngoài sảnh chờ con đâynày, toàn đẹp trai hơn bố à quên thua bố nhá.

Cô gái: Vâng, vâng con ra ngay ra ngay đây Trời ơi, thế kỷ côngnghệ thông tin rồi, mà sao 4 chàng không chụp ảnh, làm video gửi mình trước đểxem nhể? Lạc hậu quá

Bố cô gái: Bố con tôi đã đến rồi đây, xin mời các cháu cứ quẩy à quên biểu diễn hết mình nhé.

Ngày đăng: 31/07/2024, 09:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w