Câu 1: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào? ở đâu? Ai làm Đội trưởng và Chính trị viên đầu tiên? Tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là gì? Trả lời: Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ". Một tên khác được nhân dân yêu mến đặt cho là "bộ đội cụ Hồ". Đầu năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5/1941, Người chủ tọa Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pắc Bó. Hội nghị quyết định thành lập mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là “Việt Nam độc lập đồng minh hội”, gọi tắt là Việt Minh, xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang để chuẩn bị tranh thủ thời cơ, đị từ “khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương” để “mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn giành chính quyền trong cả nước”. Sau Hội nghị ấy, đội du kích Bắc Sơn được đổi tên là Cứu quốc quân. Ngày 19 – 5 – 1941, trung đội Cứu quốc quân 2 được thành lập tại rừng Khuôn Mánh, xã Tràng xá, châu Vuc Nhai, tỉnh lạng Sơn. Đầu năm 1944, căn cứ Bắc Sơn – Vũ Nhai mở rộng sang Châu Sơn Dương (Tuyên Quang) và trung đội Cưu quốc quân 3 được thành lập ngày 25 – 2 – 1944 ở Khuổi Kịch, Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang).
Trang 1của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào? ở đâu? Ai làm Đội trưởng và Chính trị viên đầu tiên? Tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là gì?
Trả lời:
Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của chính phủ Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ
tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà
chiến đấu, vì nhân dân phục vụ" Một tên khác được nhân dân yêu mến
đặt cho là "bộ đội cụ Hồ"
Đầu năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam Tháng 5/1941, Người chủ tọa Hội nghị Trung ương lần thứ
8 tại Pắc Bó Hội nghị quyết định thành lập mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là “Việt Nam độc lập đồng minh hội”, gọi tắt là Việt Minh, xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang để chuẩn bị tranh thủ thời cơ, đị từ “khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương” để “mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn giành chính quyền trong cả nước” Sau Hội nghị ấy, đội du kích Bắc Sơn được đổi tên là Cứu quốc quân Ngày 19 – 5 – 1941, trung đội Cứu quốc quân 2 được thành lập tại rừng Khuôn Mánh, xã Tràng xá, châu Vuc Nhai, tỉnh lạng Sơn Đầu năm 1944, căn cứ Bắc Sơn – Vũ Nhai
mở rộng sang Châu Sơn Dương (Tuyên Quang) và trung đội Cưu quốc quân 3 được thành lập ngày 25 – 2 – 1944 ở Khuổi Kịch, Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang)
Trang 2
-Giữ năm 1944, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến mau lẹ Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công thắng lợi trên nhiều mặt trận Tháng 8/1944, Trung ương Đảng kêu gọi nhân dân “cầm vũ khí đuổi thù chung” Không khí chuẩn bị khởi nghĩa sục sôi khắp nơi Cuối năm 1944, nhân dân vùng Cao - Bắc - Lạng sẵn sàng hưởng ứng khởi nghĩa
Tháng 10/1944, sau một thời gian ở nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa Cao - Bắc - Lạng Người nói:
“Thời kỳ cách mạng hòa bình phát triển đã qua, nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới… Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự Song hiện nay, chính trị còn trọng hơn quân sự Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên”
Để đáp ứng yêu cầu đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Hồ Chủ tịch tuy ngắn nhưng rất súc tích bao gồm các vấn đề chủ yếu về đường lối quân sự của Đảng ta: vấn đề kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân, nguyên tắc xây dựng lực lượng võ trang cách mạng, phương châm xây dựng ba thứ quân, phương thức hoạt động kết hợp quân sự với chính trị của lực lượng vũ trang, nguyên tắc tác chiến và chiến thuật du kích của lực lượng võ trang,
Hồ Chủ tịch nói: " Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội đàn anh mong cho chóng có những đội đàn em khác Tuy lúc đầu quy mô của
nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta."
Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao cho đồng chí
Võ Nguyên Giáp tổ chức lãnh đạo và tuyên bố thành lập Đội Đúng 17h chiều 22/12/1944, tại châu Nguyên Bình, Cao Bằng, trong một khu rừng
Trang 3tuyên truyền giải phóng quân được thành lập Đội ra đời dưới sự che chở của anh linh hai đấng anh hùng dân tộc
Trang 4
-Đội gồm 34 người (có 3 nữ; có 29 người là dân tộc thiểu số Cụ thể, dân tộc Tày: 19, dân tộc Nùng: 8, dân tộc Mông: 1, dân tộc Dao: 1; còn lại 5 người dân tộc Kinh) chia thành 3 tiểu đội, có chi bộ Đảng lãnh đạo Đ/C Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Đ/C Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Đ/C Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Đ/C Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Đ/C Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản
lý
Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân
Vũ khí của Vũ khí ban đầu có 2 súng thập (súng ngắn 10 viên),
17 súng trường, 14 súng kíp Các đội viên đều tỏ rõ tinh thần quyết tâm vượt qua gian khổ thử thách, thậm chí hy sinh cả xương máu để giết
Trang 5thống nhất nguyện vọng mong sao giết được nhiều giặc, lấy được nhiều súng Tây, mau chóng phát triển thành một đội quân hùng hậu để một ngày gần nhất giành được độc lập cho nước nhà và cắm cờ chiến thắng giữa Thủ đô Hà Nội Sau lễ thành lập, toàn đội đã ăn một bữa cơm nhạt, không rau, không muối để tượng trưng cho tinh thần chịu đựng gian khổ của người chiến sĩ cách mạng
Việc thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với lịch sử quân đội, đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng nước ta; Bước chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để giành chính quyền Đây là đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Với tư tưởng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự Tư tưởng này được thể hiện xuyên suốt trong
cả quá trình chuẩn bị, chỉ đạo và phương châm hoạt động của Đội sau ngày thành lập Vì theo nhận định của Bác Hồ: “Bây giờ thời kỳ cách mạng hòa bình phát triển đã qua nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới Nếu bây giờ chúng ta vẫn chỉ hoạt động bằng hình thức chính trị thì không đủ để đẩy phong trào đi tới Nhưng phát động khởi nghĩa ngay thì quân địch sẽ tập trung đối phó Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự Song hiện nay chính trị còn trọng hơn quân sự Phải tìm ra một hình thức thích hợp mới có thể đẩy phong trào tiến lên”
Tư tưởng chỉ đạo chính trị trọng hơn quân sự thể hiện rõ trong việc đặt tên gọi cho Đội Khi nghe đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo: Các đội viên đã thống nhất đặt tên đội là “Đội Việt Nam Giải phóng quân”, Bác Hồ
đã chỉ thị thêm vào hai chữ “Tuyên truyền” để mọi người ghi nhớ nhiệm
vụ chính trị lúc này còn trọng hơn quân sự Trong chỉ thị thành lập
Trang 6
-Người cũng khẳng định “Tên đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng
quân, nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự” Nó là đội tuyên truyền Vì muốn có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân,
vũ trang toàn dân,cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt các đội vũ trang của địa phương, giúp
đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được,làm cho các đội này trưởng thành mãi lên Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, sự phát triển của
cách mạng Việt Nam đi từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng Vì vậy, lực lượng để tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng bao gồm lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó, lực lượng chính trị quần chúng là cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, khác với quan điểm "súng đẻ ra Đảng, súng
đẻ ra chính quyền” Người khẳng định: "Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Bắc vào Nam, khắp đất nước Việt Nam"
Tư tưởng chính trị trọng hơn quân sự cũng được thể hiện trong việc xác định mối quan hệ giữa chính trị và quân sự, Bác Hồ đã khẳng định: “Nhiệm vụ quân sự phải phục tùng nhiệm vụ chính trị”;“Quân sự mà không có chính trị, như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”
Ngày 22/12/1989 được Đảng ta quyết định là ngày hội Quốc phòng toàn dân
Trang 7quy luật, một truyền thống là dựng nước phải đi đôi với giữ nước Bác
Hồ kính yêu căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu
ta phải cùng nhau giữ lấy nước" Ngày hội quốc phòng toàn dân (22-12) cũng là dịp biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết tâm của nhân dân ta bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc thiêng liêng.Trong những tháng năm khói lửa của các cuộc chiến tranh đánh giặc cứu nước, một tập quán mới và tốt đẹp đã nảy nở và phát triển, trở thành sinh hoạt bình dị nhưng rất sâu nặng nghĩa tình, đó là những ngày hội quân - dân, xây đắp nên tình quân dân cá - nước Mỗi chiến công, mỗi bước trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam đều gắn liền với sự tin yêu đùm bọc, chở che, nuôi dưỡng của nhân dân Nhân dân chính là cội nguồn sức mạnh vô tận để quân đội luôn luôn vững vàng trước mọi khó khăn thử thách, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược
Ngày 17/10/1989 theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, Ban Bí thư
TW Đảng khóa VI (khóa VI) đã ra Chỉ thị số 381-CT/T.Ư lấy ngày
22-12, là ngày thành lập Quân đội Nhân dân là ngày, đồng thời là Ngày hội Quốc phòng toàn dân
Ngày 22-12-1989, lần đầu Ngày hội quốc phòng toàn dân được tổ chức tại tất cả các địa phương trong cả nước Từ đó đến nay, ngày 22-12
đã thật sự trở thành Ngày hội lớn của toàn dân tộc với các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ", giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; cổ vũ, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trên từng địa phương, tiếp tục xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam hùng mạnh trong tình hình mới Đó thật sự là
Trang 8
-Ngày hội của truyền thống dựng nước và giữ nước, ngày hội tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ", một nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại mới
Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới về xây dựng nền quốc phòng toàn dân Nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta; tăng cường giáo dục trong toàn dân, nhất là thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững chủ quyền quốc gia
Nền quốc phòng nước ta là nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, độc lập
tự chủ, tự lực tự cường và ngày càng hiện đại, là nền quốc phòng của dân, do dân và vì dân Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới
Xây dựng nền Quốc phòng toàn dân là xây dựng cả lực lượng và thế trận; xây dựng tiềm lực mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực chính trị tinh thần, phát huy sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng an ninh, đối ngoại, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Hơn hai mươi năm qua, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã có rất nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo để kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam - Ngày hội quốc phòng toàn dân như: mít-tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, tổ chức gặp mặt, thăm hỏi động viên các cựu chiến binh, thanh niên xung phong, các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh; thăm các đơn vị quân đội; biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự Có những biện pháp tổ chức chặt chẽ, phù hợp, hướng trọng tâm vào đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả
Trang 9chương trình, các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân
Từ sau khi có Chỉ thị số 62-CT/T.Ư ngày 12-2-2001 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới và Chỉ thị số 16-CT/T.Ư ngày 5-10-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới đến nay, các địa phương trong cả nước đã tích cực chăm lo củng cố, kiện toàn tổ chức lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên, đủ khả năng giữ gìn an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội của địa phương Công tác giáo dục quốc phòng - an ninh cho các đối tượng, nhất là giáo dục truyền thống yêu nước, yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên đã được nâng cao chất lượng Các nhà trường đã đưa nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh vào chương trình đào tạo Thông qua Ngày hội quốc phòng toàn dân, tinh thần cảnh giác của các tầng lớp nhân dân trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta được nâng lên rõ rệt; thanh niên hăng hái tham gia nhập ngũ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Hệ thống thông tin đại chúng từ trung ương đến địa phương luôn đổi mới công tác tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến rộng rãi kết quả và những kinh nghiệm tốt của các địa phương, các ngành và đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và xây dựng quân đội vững mạnh, góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận trong xã hội
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo
đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Tình hình thế giới còn có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường Nước ta đang đứng
Trang 10
-trước những vận hội, thời cơ lớn để tăng cường hội nhập, hợp tác và phát triển, nhất là khi đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); nhưng cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức, trong đó có những khó khăn, thách thức mới đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Vì vậy, Ngày hội quốc phòng toàn dân càng có ý nghĩa sâu sắc và
có tầm quan trọng để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới
Trên cơ sở tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng, nắm vững quan điểm bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện, cần tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trong thời kỳ mới Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu
để bổ sung, hoàn thiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, quận, huyện; xây dựng cơ sở xã, phường vững mạnh toàn diện phù hợp nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của từng địa phương, từng ngành theo hướng CNH, HĐH Đặc biệt, cần tiếp tục củng cố, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh; đồng thời, tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước về quốc phòng - an ninh đối với các bộ, ngành, địa phương, cơ
sở Phát huy tốt vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội như: Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội Nông dân , trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng