1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI THI CHÍNH LUẬN

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề CẢNH GIÁC VỚI QUAN ĐIỂM “ĐI THEO CHỦ NGHĨA TƯ BẢN, VIỆT NAM MỚI GIÀU CÓ VÀ PHÙ HỢP VỚI XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THỜI ĐẠI HIỆN NAY”
Thể loại Tạp chí
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 840,58 KB

Nội dung

Thể loại: Tạp chí Tóm tắt: Ngay từ khi mới ra đời, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng luôn bị các thế lực thù địch tìm mọi thủ đoạn chống phá quyết liệt chúng cho rằng: Một là, “Chủ nghĩa xã hội là sai lầm của lịch sử”, "Chủ nghĩa xã hội đã cáo chung”, “Chủ nghĩa xã hội là ảo tưởng không thực hiện được”... Hai là, cho rằng, “Việt Nam lựa chọn và kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sai lầm, đi theo vết xe đổ của Liên Xô”... Thực chất của những luận điệu sai trái trên đã bộc lộ mưu đồ đen tối, rắp tâm xuyên tạc bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ khóa: Xã hội chủ nghĩa; Chủ nghĩa xã hội; Chủ nghĩa tư bản; xuyên tạc; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; Đảng Cộng sản Việt Nam CẢNH GIÁC VỚI QUAN ĐIỂM “ĐI THEO CHỦ NGHĨA TƯ BẢN, VIỆT NAM MỚI GIÀU CÓ VÀ PHÙ HỢP VỚI XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THỜI ĐẠI HIỆN NAY” Thắng lợi của cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm 1917 đánh dấu sự ra đời của CNXH hiện thực trên thế giới. Từ một nước, CNXH hiện thực đã phát triển thành một hệ thống, với những thành tựu to lớn và tính ưu việt nổi bật. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu vào thập kỷ cuối thế kỷ XX làm cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào giai đoạn khủng hoảng, tạm thời thoái trào. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, phản động và chủ nghĩa cơ hội, xét lại ra sức công kích, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và cho rằng: “Đi theo chủ nghĩa tư bản, Việt Nam mới giàu có và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại hiện nay”. Để đấu tranh vạch trần bản chất phản động, sự thiển cận về chính trị, lý luận của quan điểm trên, cần phải nắm vững những vấn đề có tính nguyên tắc dưới đây:

Trang 1

nghĩa xã hội khoa học nói riêng luôn bị các thế lực thù địch tìm mọi thủ đoạn chống phá quyết liệt chúng cho rằng:

Một là, “Chủ nghĩa xã hội là sai lầm của lịch sử”, "Chủ nghĩa xã hội đã cáo chung”, “Chủ nghĩa xã hội là ảo tưởng không thực hiện được”

Hai là, cho rằng, “Việt Nam lựa chọn và kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sai lầm, đi theo vết xe đổ của Liên Xô” Thực chất của những luận điệu sai trái trên đã bộc lộ mưu đồ đen tối, rắp tâm xuyên tạc bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Từ khóa: Xã hội chủ nghĩa; Chủ nghĩa xã hội; Chủ nghĩa tư bản; xuyên

tạc; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 2

CẢNH GIÁC VỚI QUAN ĐIỂM

“ĐI THEO CHỦ NGHĨA TƯ BẢN, VIỆT NAM MỚI GIÀU CÓ VÀ PHÙ HỢP VỚI XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THỜI ĐẠI HIỆN NAY”

Thắng lợi của cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm 1917 đánh dấu sự ra đời của CNXH hiện thực trên thế giới Từ một nước, CNXH hiện thực

đã phát triển thành một hệ thống, với những thành tựu to lớn và tính ưu việt nổi bật Tuy nhiên, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu vào thập kỷ cuối thế kỷ XX làm cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào giai đoạn khủng hoảng, tạm thời thoái trào Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, phản động và chủ nghĩa cơ hội, xét lại ra sức công kích, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và cho rằng: “Đi theo chủ nghĩa tư bản, Việt Nam mới giàu có và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại hiện nay” Để đấu tranh vạch trần bản chất phản động, sự thiển cận về chính trị, lý luận của quan điểm trên, cần phải nắm vững những vấn đề có tính nguyên tắc dưới đây:

Vấn đề thứ nhất, một mặt, cần có sự đánh giá khách quan về vai trò to lớn của CNTB trong lịch sử xã hội loài người khi thực hiện được những bước nhảy chưa từng có về lực lượng sản xuất Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (1848), C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn

và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại” Ngày nay, do sử dụng có hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã làm cho của cải trong xã hội có sự gia tăng nhanh chóng Mặt khác, cần phải thấy rằng, CNTB vẫn được xây dựng trên nền tảng chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nên sự giàu có đó luôn thuộc về thiểu số giai cấp tư sản thống trị, bóc lột; đại đa

số công nhân, nhân dân lao động luôn có nguy cơ bị đẩy vào cảnh thất nghiệp, nghèo đói và ngày càng bần cùng hóa Nhiều ông chủ tư sản đang nắm giữ khối

Trang 3

tài sản vài chục tỷ đô la - nhiều hơn tài sản của một quốc gia nghèo Theo báo cáo mới nhất của tổ chức Oxfam International (Liên minh quốc tế của 17 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia trên toàn thế giới để tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công), trong danh sách 50 người giàu nhất thế giới, có 29 người đến từ Hoa Kỳ Ước tính 1% người giàu nhất thế giới hiện đang nắm giữ số tài sản nhiều hơn 99% số người còn lại Tại Mỹ, nhóm 1% này cũng đang kiểm soát 42% tài sản trong nước

Việc nhiều công nhân và người lao động ở các nước tư bản hiện nay đang

sở hữu một lượng cổ phần, cổ phiếu nhất định và có cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ không phải do sự hảo tâm của giai cấp tư sản, càng không phải CNTB đã thay đổi về bản chất như nhiều người lầm tưởng, mà đó là sự điều chỉnh, thích nghi của CNTB để kéo dài sự tồn tại và phát triển Thực tế, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng ở các nước tư bản và giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển Hậu quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và các chính sách tư nhân hóa, bãi bỏ hoặc cắt giảm phúc lợi

xã hội,… đang đẩy hàng triệu người lao động lâm vào cảnh mất việc làm Ở Mỹ

- đất nước được xem là giàu có nhất thế giới hiện nay cũng có tới 10% người lao động thất nghiệp và 12% người dân sống trong cảnh nghèo đói

Bên cạnh đó, sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực đế quốc nhằm kiểm soát nguồn tài nguyên để thu lợi nhuận ngày càng cao dẫn đến các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang và nảy sinh các tệ nạn xã hội Vũ khí hạt nhân được sản xuất hàng loạt và đang nằm trong tay giai cấp tư sản luôn thường trực nguy cơ hủy diệt sự sống trên trái đất Trong CNTB, mọi thứ đều trở thành hàng hóa và bị quy thành tiền bạc, chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, sự tham lam và lối sống thực dụng, đề cao đồng tiền, làm yếu đi các quan hệ cơ bản giữa con người với con người trong gia đình và xã hội Chủ nghĩa tư bản còn là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường, phá vỡ sự cân bằng của tự nhiên và đe dọa đến sự sống của hàng tỉ người trên hành tinh này

Trang 4

Như vậy, cùng với những quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin

và bằng chính thực tiễn sự vận động, phát triển của CNTB trong những thập kỷ qua đã giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá khách quan, toàn diện, sâu sắc hơn về bản chất của chế độ xã hội và nguồn của cải khổng lồ trong xã hội tư bản Điều

đó cho thấy, đi theo con đường CNTB, Việt Nam không thể có được sự giàu có

và nền độc lập, tự do thực sự cho mọi người dân trong xã hội

Vấn đề thứ hai, đưa đất nước đi theo CNTB cũng không phù hợp với xu thế phát triển của thời đại ngày nay do cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm 1917 đã mang lại - thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới Do vậy, nếu chỉ coi sự sụp đổ của mô hình XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là bằng chứng để thừa nhận thời đại hiện nay là của CNTB thì đó là một cách nhìn thiển cận, thiếu kiến thức lịch sử

và khoa học về thời đại Vì quá trình ra đời, phát triển và thay thế thời đại này bằng một thời đại khác phải trải qua một chặng đường lâu dài, quanh co, phức tạp, chứa đựng cả bước tiến mạnh mẽ và cả sự tụt lùi, đổ vỡ

Hiện nay, CNXH hiện thực mặc dù đang gặp nhiều khó khăn, nhưng xu thế phát triển tất yếu của thời đại từ CNTB lên CNXH vẫn luôn tỏ rõ trong thực

tế Chủ nghĩa xã hội hiện thực vẫn tồn tại ở một số nước và khẳng định sức sống mãnh liệt, triển vọng phát triển Những tư tưởng về một xã hội công bằng, bình đẳng vẫn tiếp tục thẩm thấu trong nhận thức và biến thành hành động cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới Các định hướng về giải phóng lực lượng sản xuất, xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công, sự phân hóa giàu nghèo,… để hướng tới một xã hội văn minh, giàu mạnh vẫn là những giá trị

cơ bản, phù hợp với tình cảm, nguyện vọng và lợi ích của đại đa số nhân dân lao động Đảng ta chỉ rõ: “Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” Trong bài viết: “Một số vấn

Trang 5

đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luận giải và khẳng định: “Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan,

là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam” Những nguyên nhân, kinh nghiệm rút ra từ thất bại và cuộc khủng hoảng trong nửa cuối thế kỷ qua sẽ là bài học quý báu để CNXH hiện thực tiếp tục cải cách, đổi mới và phát triển ngày càng mạnh mẽ, vững chắc hơn

Để không rơi vào trạng thái mơ hồ, bếp bênh về tư tưởng, lý luận và đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm phản động, sai trái của các thế lực thù địch

về những vấn đề trên, cần phải nắm vững một số nội dung cơ bản sau:

Một là, nắm vững quan điểm cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác -Lênin về lý luận hình thái kinh tế - xã hội

Trên cơ sở quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra những luận điểm khoa học: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế

-xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” C.Mác chỉ ra những quy luật khách quan, quy định sự vận động, phát triển của xã hội loài người đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; cơ

sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và biểu hiện về mặt xã hội là quy luật đấu tranh giữa các giai cấp Lý luận hình thái kinh tế - xã hội còn là cơ sở khoa học nhất để phân chia thời đại Thực tiễn sự phát triển của loài người từ trước đến nay đã chứng minh học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác

là đúng đắn, khoa học và cách mạng nhất Bởi vậy, ngay trước thềm thế kỷ XXI, C.Mác đã được khán giả truyền hình BBC của Anh bầu chọn là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của nhân loại trong 1000 năm qua

Vận dụng quy luật lịch sử vào nghiên cứu xã hội tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ quá trình ra đời, phát triển và tất yếu diệt vong của CNTB

Trang 6

“Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau” Song, cần phải hiểu rằng, quy luật xã hội được thực hiện thông qua hành động tự giác của con người Do vậy, sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản sớm hay muộn, phạm vi rộng hay hẹp còn phụ thuộc vào sự chín muồi của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, trước hết là vai trò của các Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân trên thế giới

Hai là, tiếp tục khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam

Ở Việt Nam, từ khi chưa có Đảng, rất nhiều người yêu nước, thương nòi, đầy tâm huyết và thực sự phấn đấu cho đất nước được độc lập, tự do, giàu mạnh, quyết tìm đường cứu dân, cứu nước nhưng đều phải chịu thất bại trước sự đàn

áp dã man, tàn bạo của kẻ thù, đất nước vẫn trong vòng nô lệ, dân tộc vẫn không

có độc lập, nhân dân vẫn không có tự do do chưa tìm được con đường và phương pháp cách mạng đúng đắn

Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã khẳng định, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là con đường duy nhất đúng đắn để thực hiện nhất quán, xuyên suốt trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, là con đường đưa dân tộc ta, nhân dân ta, đất nước ta đến độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc

Con đường XHCN được lựa chọn từ đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, Cách mạng Tháng Mười, hòa nhập với trào lưu chung của nhân loại quá độ từ CNTB lên CNXH Cụ thể, ở thời điểm lịch sử đó, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tiếp thu thế giới quan, phương pháp luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, bằng thiên tài trí tuệ, nhận thức đúng xu thế phát triển tất yếu của loài người và tính chất của thời đại mới, Người đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”

Trang 7

Đầu năm 1930, trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, Nguyễn Ái Quốc

-Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng

để đi tới xã hội cộng sản”; theo đó, sau khi giành độc lập dân tộc thì phải đưa đất nước đi lên CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN

Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn của dân tộc ta, nhân dân ta, xuất phát từ chính thực tiễn lịch sử Việt Nam Đó là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào làm rõ thực tiễn, chỉ ra mâu thuẫn và con đường, cách thức giải quyết và xác định mục tiêu hướng tới, hoàn toàn không phải là “giáo điều, sách vở” như có ai đó xuyên tạc Đầu năm 1930, trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “làm

tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”; theo đó, sau khi giành độc lập dân tộc thì phải đưa đất nước đi lên CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN

Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn của dân tộc ta, nhân dân ta, xuất phát từ chính thực tiễn lịch sử Việt Nam Đó là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào làm rõ thực tiễn, chỉ ra mâu thuẫn và con đường, cách thức giải quyết và xác định mục tiêu hướng tới, hoàn toàn không phải là “giáo điều, sách vở” như có ai đó xuyên tạc

Những người phê phán đường lối cách mạng Việt Nam là “giáo điều, sách vở”, dù vô tình hay cố ý, dù được biện hộ bằng những lý lẽ gì, thì họ vẫn cố tình

bỏ qua thực tiễn lịch sử Việt Nam Lựa chọn con đường phát triển đất nước theo mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, định hướng XHCN cho sự phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở

lý luận và thực tiễn đúng đắn, khoa học, cách mạng, được thực tiễn minh chứng bằng những thành tựu đã đạt được, không thể phủ nhận

- Chủ nghĩa tư bản không phải là cái đích cuối cùng của lịch sử, không phải là con đường mà Việt Nam lựa chọn

Trang 8

Lợi dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, CNTB luôn tìm cách để “thích nghi và phát triển” Cũng từ đó xuất hiện quan điểm cho rằng, CNTB đã thay đổi bản chất!; rằng CNTB có thể là một xã hội mà chúng ta cần phải hướng đến!

Có một thực tế là, những lý lẽ ra sức biện hộ cho CNTB đang mất dần chỗ đứng trước một hiện thực đầy mâu thuẫn của thế giới tư bản: sản xuất càng phát triển, xã hội hóa lao động ngày càng cao, của cải ngày càng nhiều thì sự bất công xã hội, sự phân cực giàu nghèo, sự bất bình đẳng xã hội, sự tha hóa con người và những vấn đề xã hội, ô nhiễm môi trường sinh thái… ngày càng gia tăng chưa tìm được lời giải

Điều đó cũng khẳng định những dự đoán thiên tài của C.Mác, những mâu thuẫn của CNTB mà C.Mác phát hiện vẫn đang tồn tại: “Những máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt lao động của con người và làm cho lao động của con người có kết quả hơn, thì lại đem nạn đói và tình trạng cạn kiệt đến cho con người”

Trong tác phẩm Phản phát triển - cái giá của chủ nghĩa tự do, Richard Bergeron (1995) viết: Tất cả các xã hội của thế giới thứ ba cũng như tất cả các xã hội của thế giới phương Tây hiện đại “hiện đang phải đối phó với với điều lừa phỉnh lớn nhất trong những năm cuối thế kỷ này, đó là sự khẳng định lại một cách đắc thắng của chủ nghĩa tự do Mỗi người chúng ta hãy suy nghĩ xem xã hội ở nước mình trước đây là gì, sau này có thể trở thành cái gì, và có lẽ mỗi người theo cách của mình, chúng ta có thể làm xẹp được cái bong bóng rỗng này đi”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã khẳng định: “CNTB vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó”, mà biểu hiện rõ ràng nhất hiện nay đó chính là khủng hoảng, suy thoái kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng (về y tế, xã hội, chính trị, kinh tế) vẫn đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trang 9

Sự bất lực của CNTB trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đang làm gia tăng bất công xã hội, giảm sút nghiêm trọng đời sống nhân dân, gia tăng thất nghiệp, khoảng cách giàu - nghèo, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc Những tình huống “phát triển xấu”, “những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế - tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế”

Những mâu thuẫn, mặt trái đó xuất phát từ bản chất không thay đổi của CNTB,trước hết về phương diện kinh tế với tư cách là sự chi phối quyết định của quy luật giá trị thặng dư dưới hình thái lợi nhuận Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó” Trong cuốn “Tư bản thế kỷ XXI”, Thomas Piketty, nhà kinh tế học người Pháp nhận định: “Chủ nghĩa tư bản tự động tạo ra tình trạng bất bình đẳng tùy tiện và không bền vững, làm xói mòn những giá trị trọng dụng nhân tài, vốn là nền tảng của các xã hội dân chủ”

Do đó, CNTB dứt khoát không phải là con đường mà Việt Nam lựa chọn, không phải là cái đích cuối cùng của lịch sử, CNTB là cái chúng ta phải vượt qua để đi tới CNXH, chủ nghĩa cộng sản

- Đi lên chủ nghĩa cộng sản phải trải qua thời kỳ quá độ

Lý luận và thực tiễn đã khẳng định, có một thời kỳ quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng, CNTB phải nhường bước cho chủ nghĩa cộng sản như là “một quá trình lịch sử - tự nhiên”

Trang 10

Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, hai ông đã nhấn mạnh tính khách quan của sự vận động lịch sử lên chủ nghĩa cộng sản là: “Chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo Chúng ta gọi chủ nghĩa Cộng sản là một phong trào hiện thực,

nó xóa bỏ trạng thái hiện nay” Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta, C.Mác viết: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với mỗi thời

kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái

gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”

C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã nêu lên ý tưởng về hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản, giai đoạn thấp và giai đoạn cao Trong giai đoạn thấp, chủ nghĩa cộng sản mới thoát thai từ xã hội tư bản nên không thể không còn đầy rẫy những tàn dư của xã hội cũ V.I.Lênin đã nêu lên ý niệm về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa

tư bản lên CNXH, tức là giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản Trong thời kỳ

đó vẫn tồn tại những kết cấu kinh tế và giai cấp phản ánh những đặc trưng của thời kỳ quá độ Đó là thời kỳ vẫn tiếp tục diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới với những nội dung, hình thức mới nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa CNXH và CNTB

Trong thời kỳ quá độ vẫn diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng phát triển, hoặc là tự giác đi lên CNXH, hoặc là tự phát đi lên CNTB Quá trình phát triển của xã hội Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung của nhân loại

Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có một định hướng cho quá trình phát triển đó

Rõ ràng, CNTB không thể là một xã hội mà chúng ta hướng tới Chúng ta phải định hướng đi lên CNXH Điều này hoàn toàn đúng với lý luận Mác - Lênin và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, chứ không phải là “giáo điều, sách vở” như đã

có ai đó lên tiếng chỉ trích Họ phê phán chúng ta là “giáo điều, sách vở”, là không xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, chính là họ đã cố tình phủ nhận, xuyên tạc sự thật, xuyên tạc bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác

Ngày đăng: 21/06/2024, 10:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w