Bài thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng:Bảo vệ giá trị lý luận,

15 4 0
Bài thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng:Bảo vệ giá trị lý luận,

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BẢO VỆ GIÁ TRỊ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CƯƠNG LĨNH 2011 TRONG BỐI CẢNH MỚI Hoàng Văn Phong Loại hình: Tạp chí Tóm tắt bài viết: Thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bổ sung, phát triển năm 2011 (Cương lĩnh 2011) trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, lại bị tác động bởi đại dịch Covid19, tuy đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức rất lớn, nhưng với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân ta, kinh tế xã hội nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Nội dung bài viết tập trung nghiên cứu làm rõ: Cương lĩnh là gì, cơ sở để xây dựng Cương lĩnh, sự cần thiết, vai trò của Cương lĩnh; bảo vệ giá trị lý luận, thực tiễn của Cương lĩnh; đánh giá kết quả về nhận thức lý luận, thực tiễn qua 10 năm thực hiện Cương lĩnh năm 2011; và đưa ra những giải pháp bảo vệ Cương lĩnh năm 2011.

Trang 1

BẢO VỆ GIÁ TRỊ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CƯƠNG LĨNH 2011TRONG BỐI CẢNH MỚI

Hoàng Văn Phong

Loại hình: Tạp chí Tóm tắt bài viết:

Thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, bổ sung, phát triển năm 2011 (Cương lĩnh 2011) trong bối cảnhtình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, lại bịtác động bởi đại dịch Covid-19, tuy đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức rấtlớn, nhưng với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quyết tâm của toàn Đảng,toàn quân ta, kinh tế - xã hội nước ta đã đạt được những thành tựu rất quantrọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực Nội dung bài viết tập trungnghiên cứu làm rõ: Cương lĩnh là gì, cơ sở để xây dựng Cương lĩnh, sự cầnthiết, vai trò của Cương lĩnh; bảo vệ giá trị lý luận, thực tiễn của Cương lĩnh;đánh giá kết quả về nhận thức lý luận, thực tiễn qua 10 năm thực hiện Cươnglĩnh năm 2011; và đưa ra những giải pháp bảo vệ Cương lĩnh năm 2011.

Từ khóa: bảo vệ; bảo vệ giá trị; bảo vệ Cương lĩnh; Cương lĩnh 2011.“Cương lĩnh là mục đích, đường lối và nhiệm vụ cơ bản của một tổ chức

chính trị, một chính đảng”(1) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam trước hết bằng Cương lĩnh chính trị, trong đó trình bày những quan điểm cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ, đường lối chiến lược, phương hướng, phương thức cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử Cương lĩnh của Đảng ta được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực tiễn cách mạng Việt Nam và kinh nghiệm của các đảng cộng sản trên thế giới Chính vì vậy, Cương lĩnh vừa có tính lý luận khoa học vừa có tính thực tiễn sâu sắc, kết hợp tính giai cấp và tính dân tộc, đáp ứng yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam ở mỗi giai đoạn Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng khẳng định: “Mỗi một chính đảng hoặc tổ chức chính trị, để

ThS – NCS Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng.

Trang 2

có chính danh, định hướng hành động cho các thành viên của mình và tập hợp tổ chức quần chúng, thường cần phải có cương lĩnh (như tuyên ngôn, tuyên bố, lời kêu gọi…), trong đó trình bày những quan điểm cơ bản về mục đích, đường lối, nhiệm vụ, cách thức hoạt động cho một giai đoạn lịch sử nhất định”(2).

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành 5 bản Cương lĩnh Mỗi Cương lĩnh của Đảng được ban hành, thực hiện trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể và đều trở thành nền tảng tư tưởng, lý luận, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, của cách mạng Việt Nam; trở thành ngọn cờ dẫn đường, chỉ lối cho toàn Đảng, toàn dân đấu tranh, lao động, sáng tạo, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành thắng lợi vĩ đại “Cương lĩnh là tuyên ngôn chính trị của Đảng, mang tầm định hướng chiến lược về con đường phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; là ngọn cờ chiến đấu của Đảng và dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; là nền tảng lý luận, nền tảng tư tưởng và chính trị, định hướng cho mọi hoạt động của chúng ta hiện nay cũng như trong những thập kỷ tới”(3) Cương lĩnh năm 2011 được xây dựng trên cơ sở tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, trực tiếp là tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 25 năm công cuộc đổi mới, dự báo xu thế phát triển của thế giới, của đất nước, đề ra mục tiêu, mô hình, phương hướng và những định hướng lớn phát triển đất nước

Bảo vệ giá trị lý luận, thực tiễn của Cương lĩnh chính trị thực chất là bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ thành quả của cách mạng Việt Nam, bảo vệ sự nghiệp đổi mới Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “Bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng là bảo vệ sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, vì Đảng lãnh đạo, cầm quyền chủ yếu bằng Cương lĩnh, đường lối, nghị quyết Bảo vệ sự đúng đắn của Cương lĩnh, đường lối với những giá trị lý luận, khoa học, bắt nguồn từ nền tảng tư tưởng của Đảng là Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”(4).

Mười năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và thực

hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã tạo ra những bước

Trang 3

tiến quan trọng cả về nhận thức lý luận và tổ chức thực hiện, khẳng định những giá trị to lớn của Cương lĩnh

Về nhận thức lý luận: Mục tiêu, đặc trưng, những phương hướng cơ bản và

những quan hệ lớn mang tính quy luật trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc tiếp tục được bổ sung, cụ thể hóa, phát triển với những nhận thức quan trọng Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển tổng quát của nền kinh tế Việt Nam Gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; phát huy nhân tố con người, lấy nhân dân làm trung tâm; phát huy vai trò của văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của sự phát triển Khẳng định bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới phương thức vận hành của Nhà nước theo hướng hoàn thiện thể chế, phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; hoàn thiện mô hình tổ chức của Nhà nước, phân công, phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, coi trọng kiểm soát quyền lực nhà nước; giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân Nhận thức sâu sắc hơn bản chất, tính cách mạng, tính tiên phong của Đảng; vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; yêu cầu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện mới; đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (5)

Quán triệt sâu sắc phương châm bảo đảm quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên Kết hợp chặt chẽ giữa bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thiện lý luận về quốc phòng, an ninh và tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi “nước chưa nguy” trên cơ sở xây dựng thế trận lòng dân vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại(6)

Trang 4

Hoàn thiện và nhận thức sâu sắc hơn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; chú trọng nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế trong tình hình mới(7).

Về thực tiễn: Trong 10 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức rất

lớn, nhưng kinh tế - xã hội nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức độ khá cao Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược có bước chuyển biến tích cực, đạt một số kết quả đáng khích lệ Thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước được xác lập Giáo dục và đào tạo có bước đổi mới, đóng góp tích cực vào xây dựng con người, phát triển nguồn nhân lực Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nhiều công trình kết cấu hạ tầng hiện đại được xây dựng, đưa vào sử dụng(8)

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được phát triển Giảm nghèo nhanh và bền vững hơn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao An sinh xã hội, phúc lợi xã hội từng bước được nâng cao Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu được chú trọng, quốc phòng, an ninh được tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước; vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao(9)

Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về

đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở

Trang 5

Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa Đất nước đã

đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử,… Đất nước ta chưa bao

Những thành tựu của 35 thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm

1991, đặc biệt, trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo Cụ thể: “Thực tiễn 35 năm đổi mới đất nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên các lĩnh vực Nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt những năm qua với mức tăng trưởng trung bình 7%/năm Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008 Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới Đến nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại…”(11)

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường Cương lĩnh của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (12). Để bảo vệ giá trị lý luận, thực tiễn của Cương lĩnh 2011 trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn bổ sung, pháttriển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới

Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu Học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học được Mác, Ăngghen xây dựng và Lênin phát triển là học thuyết mở “chúng ta không hề coi lý luận của Mác như một cái gì đã xong xuôi hẳn và

Trang 6

bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”(13) Theo tinh thần đó, những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin luôn đòi hỏi những người cộng sản, những người cách mạng sau này phải biết vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của các ông để khỏi lạc hậu với cuộc sống Đây cũng là những quan điểm mà Hồ Chí Minh trước kia đã nhiều lần nói đến, nhưng chúng ta chưa nghiên cứu kỹ để vận dụng khi cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội Vì vậy, phải nhận thức lại cho đúng những quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, phải nắm vững những biến đổi mới của đất nước và thời đại mới có thể nói đến phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội, xác định được mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta Thực tiễn đổi mới của đất nước và biến đổi của thế giới “đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần phải tập trung giải quyết để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (14) Vì vậy trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta phải “Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”(15) đồng thời thường xuyên nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát hiện những vấn đề mới “Lúc này chúng ta chưa có đủ cơ sở để vẽ ra toàn bộ bức tranh của xã hội tương lai một cách hoàn chỉnh Nhưng… chúng ta có thể vạch ra những nguyên tắc và phương hướng lớn cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta… Sau này khi thực tiễn bộc lộ những vấn đề mới, qua tổng kết, Cương lĩnh sẽ không ngừng được bổ sung và hoàn chỉnh từng bước”(16), tìm tòi những khả năng, nguồn lực mới để tiếp tục bổ sung, làm phong phú thêm nội dung của Cương lĩnh, mở ra những điều kiện mới để giúp cho việc thực hiện Cương lĩnh hiệu quả hơn: “Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, hoàn thiện hệ thống lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (17) Có như vậy công tác lý luận mới không chậm trễ, không lạc hậu với cuộc sống, mới cung cấp được căn cứ lý luận cho việc hoạch định

Trang 7

đường lối, chính sách của Đảng, soi sáng cho sự vận động của thực tiễn; và thực tiễn vận động sẽ kiểm nghiệm lý luận, cung cấp căn cứ thực tiễn cho lý luận và là động lực thúc đẩy lý luận phát triển

Hai là, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnhđạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam có sứ mệnh lãnh đạo Nhà nước, xã hội thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Để hoàn thành trọng trách trước dân tộc, Đảng phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu Cương lĩnh năm 2011, đã đúc kết 5 bài học kinh nghiệm lớn, trong đó nhấn mạnh: “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam” (18), là bài học quan trọng nhất trong các bài học kinh nghiệm lớn được đúc rút qua hơn 90 năm Đảng ta lãnh đạo cách mạng Việt Nam Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng có sự am hiểu sâu sắc, sự sẻ chia, đồng cảm, sự gợi mở, định hướng thuyết phục Đồng chí nhấn mạnh: Nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho

đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đặc biệt

chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, cóý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa Trong bối cảnh thế

giới có đầy biến động phức tạp, Đảng phải giữ vững bản chất giai cấp công nhân, bản chất cách mạng, khoa học; kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để hoạch định đường lối cách mạng đúng đắn Phải “tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra” (19) Kết hợp chặt chẽ xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện với triển khai đồng bộ, toàn diện công cuộc đổi mới, gắn xây dựng, chỉnh đốn Đảng với xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị, trọng tâm là đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ,

Trang 8

đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” (20); “Nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu rộng, có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu” (21) Dựa chắc vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng “tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân”(22) , tạo môi trường, cơ chế, điều kiện phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của nhân dân trong việc tham gia xây dựng đường lối, chính sách, trong kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên “Phát huy tính tích cực chính trị - xã hội, trí tuệ, quyền và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức”(23) ; “Lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên”(24) Kiên quyết đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ “Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa “xây” và “chống”, xây là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, chống là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên” (25), cảnh báo nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, đẩy mạnh nghiên cứu các thành tựu mới về phát triển lý luậnchính trị thế giới

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta đã không ngừng nghiên cứu, trao đổi, học tập, áp dụng những cách làm hay của các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cánh tả trên thế giới Vì vậy “nghiên cứu kịp thời,

Trang 9

đánh giá đúng đắn và tham khảo một cách hợp lý thành tựu lý luận và thực tiễn của các đảng, các nước XHCN trở thành một công việc có ý nghĩa rất thiết thực đối với quá trình tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bổ sung, phát triển, hoàn thiện lý luận nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH của đất nước” (26) Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Từng bước đưa hoạt động trao đổi lý luận của Đảng ta với một số đảng cầm quyền, đảng tham chính ở một số nước đi vào chiều sâu, hiệu quả” (27) Các thành viên Hội đồng lý luận trung ương, các nhà khoa học trong và ngoài nước cần tiếp tục đúc kết những thành tựu nổi bật trong nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà các đảng bạn, nước bạn đạt được trong thời kỳ cập nhập hóa, cải cách, đổi mới…; tập trung luận giả các căn cứ lý luận và thực tiễn của các quan điểm chủ đạo của các đảng bạn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; tiếp tục đánh giá những thành tựu của các đảng bạn, nước bạn trong thực tiễn bảo vệ, xây dựng chủ nghĩa xã hội từ cuối thế kỷ XX đến nay; những vấn đề nổi cộm về lý luận và thực tiễn đang đặt ra đối với các đảng bạn, nước bạn trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; cần nêu những giá trị, ý nghĩa của những thành tựu lý luận và thực tiễn của các đảng bạn, nước bạn trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu, tham khảo… Quá trình Nghiên cứu Hội đồng Lý luận Trung ương và các cơ quan, cá nhân có liên quan cần triển khai có kế hoạch, bảo đảm tính chất khách quan, đa dạng; duy trì các kênh hợp tác nghiên cứu với nước ngoài về những vấn đề lý luận trong nước, ngoài nước quan tâm “các quốc gia, chính đảng cần nêu cao tinh thần đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm; tăng cường đối thoại, hiểu biết lẫn nhau, hợp tác quốc tế” (28); hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm Trên cơ sở nghiên cứu đó, tiếp thu có chọn lọc những giá trị tích cực, mở mang nhận thức lý luận chung của Đảng, của nhân dân ta, tạo cơ sở cho việc củng cố niềm tin của nhân dân ta vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta đã lựa chọn “Cũng cần thiết

Trang 10

phải có những nghiên cứu mới, sâu sắc và thấu đáo hơn so với những nghiên cứu trước đây về trào lưu dân chủ xã hội, về xu hướng và triển vọng của các phong trào xã hội, các Đảng cánh tả, sự thay đổi trật tự thế giới và chiến lược của các nước lớn Những nghiên cứu như vậy giúp cho chúng ta có một cái nhìn đa chiều, chỉnh thể và có hệ thống về thế giới, cung cấp các cứ liệu cho việc dự báo, xác định đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại”(29).

Bốn là, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền bảo vệ giá trị cốt lõicủa Cương lĩnh

Cương lĩnh năm 2011 đưa ra những tư tưởng chỉ đạo lớn, những định hướng tổng quát, cơ bản nhất với tầm nhìn rất xa Đề Cương lĩnh đi vào thực tiễn có hiệu quả cần đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức tuyên truyền có vai trò quan trọng, nhằm giải thích, thuyết phục, cổ vũ các tầng lớp nhân dân tích cực ủng hộ vào công cuộc cách mạng và tổ chức hành động theo đường lối, tư tưởng chính trị của Đảng Nhấn mạnh vai trò của công tác tuyên truyền chính trị, V.I Lênin chỉ rõ: “Nhiệm vụ thứ nhất của bất cứ một chính đảng nào có trọng trách đối với tương lai là thuyết phục cho đa số nhân dân thấy được sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình”.

Đổi mới nội dung tập trung làm rõ những nguyên tắc, định hướng căn bản của Cương lĩnh, đồng thời phải tiếp tục cụ thể hóa, vận dụng sáng tạo các nguyên tắc, định hướng của Cương lĩnh trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc đã được nêu trong Cương lĩnh, nhất là mục tiêu, phương hướng, các tính chất đặc trưng của mô hình chủ nghĩa xã hội, là bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội không đi chệch hướng Mặt khác, không ngừng sáng tạo trong vận dụng các nguyên tắc, đưa ra các giải pháp, làm tốt công tác dự báo, nắm bắt đúng những xu thế phát triển mới của thời đại, nhận thức đúng những chuyển biến mới, những yêu cầu mới của thực tiễn đất nước là điều kiện để thực hiện thắng lợi Cương lĩnh của Đảng Quá trình thực hiện Cương lĩnh cũng chính là quá trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát hiện những vấn đề mới, tìm tòi

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan