1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1.Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngônngữ mạch lạc

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người, có vai trò quan trọngtrong đời sống sinh hoạt hàng ngày Ngôn ngữ giúp con người trao đổi, chuyệntrò, giao tiếp, nói lên suy nghĩ, mong muốn của bản thân và truyền đạt thông tintrong cuộc sống với nhau.

Đối với trẻ độ tuổi mầm non, đây là giai đoạn trẻ học nói, vốn từ của trẻhạn chế, phát âm chưa rõ ràng, ngôn ngữ chưa mạch lạc, chưa hiểu hết lời nóitrong giao tiếp hàng ngày và chưa hiểu được các từ khó Vì thế việc giúp trẻphát triển ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng đối với chương trình giáo dục mầmnon Thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày giúp ngôn ngữ của trẻ pháttriển và dần hoàn thiện.Trong đó hoạt động Làm quen văn học là một trongnhững hoạt động đóng vai trò then chốt giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động dạy trẻ đọc thơ, kểchuyện, sẽ giúp trẻ giúp trẻ phát triển tư duy, óc tưởng tượng bay bổng, pháttriển khả năng mạnh dạn, tự tin vào chức năng tâm lý của chính bản thân, pháttriển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn Và giữ vai trò quyết định sự phát triển củatâm lý của trẻ, là phương tiện phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, biết yêu cáiđẹp, hướng tới cái đẹp để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triểnvề đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá.

Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện sángtạo” nhằm giúp trẻ có được một môi trường tốt nhất, tạo điều kiện cho trẻ có cơhội tự do sáng tạo, tích lũy được những kiến thức về thế giới xung quanh mộtcách tự nhiên nhất, giúp cho trẻ mở rộng vốn từ một cách chủ động, luyện phátâm, phát triển khả năng biểu đạt, trẻ biết tự làm sách và biết cách lật từng trangsách… Đặc biệt trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, tự tin khi kể về một sự vậthay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của mình.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề Bản thân là giáo viên dạy lớp5 tuổi, để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1, tôi luôn trăn trở tìm ra giải phápphù hợp để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc và tôi nhận thấy rằng thôngqua hoạt động Làm quen văn học với việc cho trẻ đọc thơ, kể chuyện, đàm thoại,đóng kịch … sẽ giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ nói rõ ràng trọn câu hơn, kểlại đoạn chuyện hoặc tham gia đóng kịch thể hiện được ngôn ngữ mạch lạc,

giọng điệu của nhân vật Vì thế tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc” để áp dụng với các nội dung sau:

5-2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:

Trang 2

Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập trong và ngoài lớp cho trẻ hoạtđộng

Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường Mầm non làthực sự cần thiết và quan trọng Việc này được ví như người giáo viên thứ haitrong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi vàhoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triểntoàn diện

Hoạt động đọc thơ, kể chuyện để phát triển ngôn ngữ mạch lạc là mộthoạt động rất hấp dẫn đối với trẻ Việc tạo ra một môi trường đồ dùng, phươngtiện, thật đa dạng phong phú đầy màu sắc mang tính nghệ thuật về thiên nhiên,xã hội và con người xung quanh trẻ nhằm gây hứng thú, kích thích lôi cuốn trẻtích cực tham gia vào các hoạt động như: Làm thật nhiều đồ dùng, đồ chơi khácnhau cả hình dáng, lẫn màu sắc, sưu tầm nhiều sách báo, đặc biệt là truyện tranhvà truyện cổ tích, cắt dán hình ảnh những truyện tranh sáng tạo theo chủ đề, cáccon vật cắt rời cho trẻ tự chọn để trẻ ghép tranh hoặc làm những con rối que, rốitay cho trẻ hoạt động theo nội dung, nhân vật của câu chuyện, trẻ kể chuyệnsáng tạo theo ý tưởng của mình, từ đó phát triển được khả năng sáng tạo ở trẻgiúp hoạt động ngôn ngữ đạt hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh tạo thế giới vật chất thì quan hệ giữa giáo viên và trẻ phải thểhiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộclộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình Đặc biệt, giáo viên phải biếtlinh hoạt sáng tạo, trong tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ, làm bổ sung thayđổi các đồ dùng đồ chơi, tận dụng những đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu sẵncó ở địa phương sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Ngoài ra trong giờ hoạt động ngoài trời tôi còn tận dụng những bức tranh tườngtrong sân trường, góc dân gian, góc thiên nhiên, vườn cổ tích, đặc biệt là khu kểchuyện sáng tạo, góc thư viện… những biểu bảng, cây xanh … trong trườngbằng cách gợi mở cho trẻ cùng nhau đọc thơ, kể chuyện về những bức tranh đóhoặc có các con vật trong sân trường tôi cũng gợi mở cho trẻ thi nhau kể chuyệnvề các con vật đó, hình thức này đã giúp trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo hay và

có ý thức thi đua để đạt kết quả tốt (Hình 1)

Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tựnhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻở trường mầm non Xây dựng góc văn học nhằm góp phần thỏa mãn nhu cầu vuichơi và học tập của trẻ Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện Để thực hiện tốt các hoạt động về làm quen văn học tôi đã xây dựnggóc văn học tại lớp cũng như phát huy góc thư viện của bé và góc kể chuyện

Trang 3

sáng tạo tại sân trường với nhiều đồ dùng, sách, tranh ảnh, tranh truyện để trẻ có

thể tham gia đọc sách, kể chuyện, đóng kịch…(Hình 2)

Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tựnhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻở trường mầm non Xây dựng góc văn học nhằm góp phần thỏa mãn nhu cầu vuichơi và học tập của trẻ Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện

Kết hợp với lời kể chuyện hay, đọc thơ diễn cảm thì việc đầu tư xây dựngmôi trường hoạt động LQVH đóng vai trò rất quan trọng giúp việc tổ chức hoạtđộng LQVH đạt hiệu quả cao Những tranh ảnh, rối tay, rối bìa, hình ảnh trênmáy có nhiều màu sắc đẹp sẽ dễ dàng thu hút trẻ Vì vậy tôi chú ý xây dựng môi

trường học tập LQVH ở lớp thật hấp dẫn (Hình 3)

- Ở góc học tập: Chuẩn bị những hình ảnh đã được cắt rời về nhân vật, convật, đồ vật và trẻ sẽ tạo nên những cuốn sách, những bức tranh để trẻ kể nhữngcâu chuyện sáng tạo… Tôi luôn tôn trọng cảm xúc, sự sáng tạo lựa chọn theo ýtưởng của trẻ để có những bức tranh và cho các cháu được nhìn và kể chuyệnsáng tạo theo nội dung bức tranh nhằm giúp các cháu hứng thú khi thực hành,tập tranh sẽ giúp các cháu chủ động học tập mạnh dạn, tự tin cùng bạn bè, nhiềutrẻ sáng tạo trong lời kể, ý tưởng hay mới lạ dẫn đến kết quả đọc thơ, kể chuyệncủa trẻ đạt kết quả cao.

- Ở góc nghệ thuật: Tôi chuẩn bị những đồ dùng hóa trang như trang phục

của các nhân vật, mũ Thỏ, mũ Ong, Bướm, Chó sói…để trẻ tham gia đóng kịch - Ở góc sách: Tôi trưng bày những cuốn sách mà trẻ đã làm, tranh truyện,

rối tay, rối que có nội dung về chủ đề đang học (Hình 3)

Với những đồ dùng tôi đã chuẩn bị vào các hoạt động, giúp trẻ say mê,hứng thú tích cực tham gia, nhiều trẻ biết sử dụng rối để múa minh họa một cáchtự tin, trẻ được giao lưu cùng bạn bè, mạnh dạn đọc thơ, kể chuyện sáng tạotrước tập thể.

Biện pháp 2: Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở kích thích trẻ tư duy vàgiúp trẻ biết cách dùng câu từ phù hợp phát âm đúng, rõ lời, tự tin trìnhbày trước mọi người thông qua các hoạt động

Ngôn ngữ lưu loát, nói năng mạch lạc sẽ giúp cho người ta tự tin hơntrong giao tiếp, đối với trẻ nhỏ cũng vậy, không dám phát biểu, ấp a, ấp úng khicô yêu cầu trả lời, ngại nói trước đám đông, trước các bạn, trước cô trong giờhọc ở lớp, đó là do trẻ còn hạn chế về ngôn ngữ, thiếu tự tin, không biết cáchdiễn đạt ý, không biết cách dùng từ, nói ngọng, nói lắp, nói không rõ lời,… đểgiúp trẻ tự tin, biết cách dùng từ, phát âm đúng, rõ lời thì trước hết cô giáo phảigiúp trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động, tăng cường khả năng nghe, nói

Trang 4

bằng nhiều hình thức, qua trao đổi, vui chơi với bạn, với cô ở hoạt động vuichơi, hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động tự do…tôi luôn trò chuyện,đặt câu hỏi để trẻ trả lời và khuyến khích, động viên, khen trẻ khi trẻ đưa ra ýkiến, không chê trẻ khi trẻ trả lời chưa đúng mà chỉ gợi ý và đưa ra hướng dẫngiúp trẻ trả lời và luôn chú ý sửa sai cho trẻ

Việc tổ chức hoạt động theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” thì hệ thốngcâu hỏi đóng vai trò quan trọng khi tổ chức hoạt động cho trẻ Câu hỏi gợi mở sẽkích thích trẻ tư duy, sáng tạo, phát huy hết khả năng tư duy của trẻ Câu hỏi mởtạo ra một thách thức về trí tuệ, tìm kiếm hiểu biết và tạo hứng thú cho trẻ Tôiluôn chú ý đến: Câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phân bổ câu hỏicho tất cả các trẻ, trẻ tích cực đến trẻ nhút nhát không tập trung cho trẻ giỏi Đặt ítcâu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, câu hỏi phải khiến suy nghĩ để trả lời; khuyến khích trẻđặt câu hỏi; trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ.

Vì thế trong các hoạt động giáo dục tôi luôn chú trọng tìm hệ thống câuhỏi gợi mở, phù hợp với độ tuổi trẻ để kích thích trẻ suy nghĩ, tư duy tìm ra câutrả lời Đối với hoạt động làm quen văn học việc đặt ra hệ thống câu hỏi đàmthoại gợi mở, dễ hiểu sẽ giúp trẻ tích cực tham gia đàm thoại và hiểu nội dungbài thơ, câu chuyện Tôi sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại từ đơn giản đếnphức tạp, từ dễ đến khó gợi ý để trẻ trả lời các câu hỏi

Ví dụ: Câu chuyện : “Ai đáng khen nhiều hơn”

- Trong câu chuyện cô vừa kể có những nhân vật nào?- Thỏ mẹ giao cho các con làm công việc gì?

- Thỏ mẹ mong muốn điều gì ở các con của mình?- Thỏ anh và Thỏ em, con thích ai hơn? Vì sao?- Nếu con là Thỏ em con sẽ làm gì?

- Con có thể đặt tên khác cho câu chuyện không?

Qua những câu hỏi gợi mở giúp trẻ tư duy, nhớ lại câu từ mà cô giáo dạyđể trả lời Đặc biệt là những câu hỏi liên hệ thực tế, câu hỏi tình huống sẽ kíchthích trẻ suy nghĩ tìm câu trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân và có ý thức vềnhững việc tốt nên làm và việc xấu nên tránh

Ví dụ: Một số câu hỏi mở kích thích trẻ suy nghĩ: Con nghĩ thể nào?

Làm sao con biết? Sao con lại nghĩ như vậy? Nếu thì sao? Nếu không…thìsao? Theo con thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Với con, con sẽ làm như thế nào?

Từ đó tất cả trẻ trong lớp đều tham gia tích cực, sôi nổi Như vậy vừa giúptrẻ phát âm đúng, phát triển vốn từ, ngôn ngữ trôi chảy, vừa giúp trẻ tự tin đưara ý kiến, biết sử dụng ngôn ngữ để đưa ra câu trả lời phù hợp và mạnh dạn phátbiểu trước lớp Đồng thời sẽ giúp trẻ cảm thụ văn học một cách tích cực, sâu sắchơn, trẻ nhớ nội dung câu chuyện lâu hơn và khi đóng kịch, trẻ sẽ thể hiện đượctính cách nhân vật một cách tự nhiên chân thật và có cảm xúc.

Trang 5

* Trong giờ kể chuyện, đọc thơ, đồng dao hay ca dao, tôi thường gọi trẻkể lại câu chuyện, đọc diễn cảm lại bài thơ, tôi chú ý sửa sai cách phát âm chotrẻ, cho trẻ phát âm lại nhiều lần những từ trẻ phát âm không rõ hay nói ngọngđể trẻ nhớ, giúp trẻ phát âm đúng, chuẩn, rõ lời.

Ví dụ: Bài thơ: “ Em yêu nhà em”

Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo (Híu ho)

Có đàn gà mái hoa mơ

Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong (Tục ta tục tác)

Có bà chuối mật lưng ong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ…….(Lâu hồng)

Tôi hướng dẫn giúp trẻ phát âm chuẩn, dạy trẻ thuộc nhiều thơ, biết nhiều

câu chuyện, giúp trẻ hiểu một số từ khó “hối hả, lung linh, lấp lánh…” hiểu từchính xác hơn như “run cầm cập, kêu ầm ĩ”… bước đầu cảm nhận từ ngữ nghệthuật “đẹp như trăng rằm, đẹp như tơ nhuộm, ” Khi trẻ hiểu và có vốn từ nhiều

sẽ giúp trẻ diễn đạt trôi chảy, lưu loát hơn Từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trongcác hoạt động

Trong hoạt động tạo hình tôi luôn chú trọng cung cấp ngôn ngữ nghệthuật khi mô tả tranh mẫu và nhận xét sản phẩm của trẻ để trẻ có thêm vốn từ

như: Long lanh; nhấp nhô; xanh biếc; óng ánh; óng ả; mượt mà … Đồng thời

luôn khuyến khích, động viên cho trẻ mô tả và nhận xét sản phẩm thông qua

việc khen trẻ bằng các câu: Hôm nay bạn rất giỏi! Hôm nay bạn nói to rõ hơn!Cô rất thích nghe các con trả lời! Cô rất vui vì các con phát biểu! Nếu con trảlời thế này thì sẽ hay hơn nữa! Con hãy nói một câu khác câu con vừa trảlời! nhờ vậy trẻ mạnh dạn và thích tham gia phát biểu từ đó trẻ có thêm kỹ

năng sử dụng câu từ.

Trong hoạt động góc tôi luôn đóng vai người bạn cùng chơi với trẻ để gợimở và đặt câu hỏi cho trẻ để trẻ trả lời và trò chuyện một cách tự nhiên như vậytrẻ sẽ không bị áp lực mà trẻ sẽ tự tìm ra ngôn ngữ và sử dụng phù hợp tìnhhuống mà cô đặt ra Bên cạnh đó cô sẽ cùng đóng vai chơi để cung cấp cho trẻmột số câu giao tiếp phù hợp độ tuổi.

Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng, hình ảnh sinh động, lựa chọn hìnhthức tổ chức sinh động nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực vào hoạt động.

Đồ dùng trực quan sinh động và hình thức tổ chức hấp dẫn, mới lạ sẽ đemlại hiệu quả cao khi tổ chức hoạt động Làm quen văn học Xác định được tầmquan trọng đó tôi đã thực hiện một số việc như:

Tôi thường chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho môn học này như:Mô hình kể chuyện rối tay; Tranh 3D; Sa bàn di động; Rối que; Rối tay; Mũnhân vật; Bảng quay kỳ diệu; Tranh nền; Hình ảnh cắt rời; Hình ảnh động trênpowerpoint v.v phù hợp với nội dung câu chuyện, bài thơ

Trang 6

Với Sa bàn di động, hình thức đẹp mắt, màu sắc hài hòa, nhân vật đẹp đểkể chuyện, kể đến đoạn nào sa bàn di động, các nhân vật hiện ra một cách bí ẩnlàm trẻ hứng thú, tập trung cao độ vào bài giảng, trẻ chăm chú nhìn vào nhân vậtnhư muốn xem thử nhân vật nào lại xuất hiện tiếp theo trong câu chuyện cô kể.Tượng tự, Tranh 3D; Mô hình kể chuyện rối tay; Hình ảnh động trênpowerpoint; giúp tôi thay đổi hình thức kể chuyện tạo hấp dẫn, mới lạ cho trẻ.

Tôi sử dụng Sân khấu kịch rối và chuyển thể câu chuyện thành vở kịch đểtrẻ xem Ngoài việc trẻ được nghe cô kể chuyện trẻ còn được xem kịch rối hấpdẫn, bằng các nhân vật sinh động tạo sự tập trung chú ý; lời thoại nhân vật dễhiểu, thể hiện âm điệu, giọng nhân vật giúp trẻ dễ hiểu câu chuyện hơn, khắc sâuhơn nội dung câu chuyện.

Rối que, rối tay, mũ nhân vật đây là đồ dùng cho trẻ tham gia kể chuyện,đóng kịch ngoài việc cho trẻ sự hấp dẫn, thích thú còn tạo cho trẻ cảm giácchính mình là nhân vật đó từ đó trẻ thể hiện rõ hơn biểu cảm, tính cách nhân vật.( Hình 4)

Bảng quay kỳ diệu; Tranh nền; Hình ảnh cắt rời; tôi tổ chức hình thứcsinh động cho trẻ tham gia đàm thoại và trò chơi

Ví dụ: Phần đàm thoại thay vì cô đặt câu hỏi và gọi trẻ trả lời tôi muốnthích trẻ tham gia tích cực hơn bằng cách: Giới thiệu “Bảng quay kỳ diệu” Trênbảng quay ở mỗi ô tôi dán hình ảnh một nhân vật hay một chi tiết nào đó trongcâu chuyện, cho trẻ xung phong lên quay kim dừng ở ô nào thì trẻ trả lời 1 câuhỏi liên quan đến hình ảnh ở ô đó Với hình thức này sẽ tránh việc áp đặt trẻđồng thời tạo cho trẻ sự bất ngờ khiến trẻ phải tập trung suy nghĩ

Bên cạnh việc chuẩn bị đồ dùng tôi luôn suy nghĩ thay đổi hình thức tổchức mới lạ, nhẹ nhàng, để trẻ tham gia tích cực.

Hoạt động mở đầu và giới thiệu vào bài tôi sử dụng linh hoạt các thủ thuậttạo sự bất ngờ và khơi gợi cảm xúc để thu hút trẻ tham gia hứng thú.

Đi vào hoạt động tôi thường chọn hình thức như tổ chức ngày hội, chuyếntham quan, tổ chức buổi sinh nhật, hội thi hay trò chơi vượt qua thử thách đểdẫn dắt logic cả quá trình hoạt động tạo sự mới lạ hấp dẫn cho trẻ, trẻ không bịnhàm chán Đồng thời hình thức đàm thoại tích cực dưới nhiều hình thức kếthợp với cho trẻ tham gia hoạt động nhóm và đóng kịch sẽ giúp thu hút trẻ thamgia tích cực.

Tôi luôn tạo bầu không khí vui tươi, gần gũi, lắng nghe ý kiến của trẻ,giúp trẻ có tâm trạng thoải mái Từ đó trẻ tích cực tham gia trả lời các câu hỏi tôiđưa ra, tôi luôn đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời câu dài hơn, dùng từ khó hơn,nhằm phát triển vốn từ, vốn hiểu biết cho trẻ Từ đó trẻ hứng thú và tham gia rấttích cực vào hoạt động Làm quen văn học.

Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ kể chuyện sáng tạo giúp phát triển ngônngữ mạch lạc

Trang 7

Để trẻ tham gia và đạt hiệu quả đối với hoạt động kể chuyện sáng tạo thìđòi hỏi cô giáo phải có cả một quá trình giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và có vốn từđể có thể tham gia tốt hoạt động này Ở độ tuổi này trẻ rất thích nghe động viên,thích được khen thích thi đua và thích bắt chước Nắm bắt được tâm lý của trẻ,tôi đã thực hiện một số việc:

Vào đầu năm học tôi thường xuyên gần gũi trò chuyện, gợi mở nắm bắtnhững ưu điểm, hạn chế của trẻ, động viên thu hút trẻ tham gia vào các nhómbạn, tôi đã cho trẻ chọn nhóm học và chơi Việc trẻ thường xuyên trò chuyện,thảo luận với các bạn giúp trẻ mạnh dạn hơn và ngôn ngữ của trẻ cũng đượcphát triển, vì khi chơi với bạn trẻ tự nhiên dễ hòa đồng hơn, cô giáo là ngườicùng tham gia, gợi ý, giúp đỡ những trẻ hạn chế Tôi vận dụng dạy trẻ tập kểchuyện mọi lúc mọi nơi cho trẻ làm quen với việc nhìn hình ảnh và tự suy nghĩkể thành một câu chuyện Sau đây là một số cách dạy trẻ kể chuyện sáng tạo màtôi đã áp dụng:

Trong hoạt động đón trẻ, hoạt động chiều tôi đưa trẻ đến góc chủ đề và tròchuyện với trẻ về những hình ảnh đã trang trí, tôi kể cho trẻ nghe một câuchuyện mà tôi nghĩ ra về những hình ảnh đó, rồi đặt tên cho câu chuyện, sau đómời tiếp tục tôi mời một số trẻ mạnh dạn, ngôn ngữ tốt kể sáng tạo một câuchuyện theo suy nghĩ của trẻ Ban đầu câu chuyện của trẻ kể có thể không logic,không hay, trẻ dùng câu cụt, chưa biết sử dụng từ nối nhưng khi trẻ kể xongtôi thể hiện sự hài lòng, rất vui và tuyên dương trẻ, khen trẻ, tặng cho trẻ nhữnglời khen ngợi hoặc một món quà nhỏ Đặc biệt không chê trẻ, tôi cung cấp thêmvài cụm từ để giúp trẻ có thêm vốn từ và tạo cho tất cả trẻ đều có cảm giác thíchđược thể hiện, thích được cô khen như bạn và cảm thấy bản thân mình cũng sẽlàm được như bạn

Bên cạnh đó trong giờ nêu gương tôi thường xuyên khen tặng những bạntham gia tốt và không quên động viên khuyến khích những trẻ chưa tham gia,giờ đón trả trẻ tôi khen trẻ khi có bố mẹ trẻ để tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, dầndần trẻ lớp tôi rất hào hứng và tích cực, mạnh dạn tham gia hoạt động này.

Dạy trẻ tự làm sách, tranh, truyện tranh và sau đó cho trẻ tập kể về hìnhảnh trong bức tranh, truyện tranh mình đã làm Hoặc tôi tận dụng những bứctranh có sẵn để trẻ kể chuyện và tập đặt tên ( Hình 5)

Qua một thời gian trẻ rất tự tin, ngôn ngữ lưu loát và có vốn từ phongphú, trẻ tích cực suy nghĩ và sáng tạo ra những câu chuyện hay hơn trước.

* Sau đây là một số câu chuyện của trẻ.

Câu chuyện thứ nhất “Những người bạn tốt” do cháu Trinh với bức

tranh có 4 con vật: voi, hươu, thỏ, cáo Trẻ đã kể thành câu chuyện sau:

Trong một khu rừng nọ có bạn thỏ, voi, hưu một hôm bạn thỏ đi tìm thứcăn có một con cáo đang rình thỏ để bắt thỏ ngay lúc đó voi và hưu xuất hiện đãgiúp thỏ thoát khỏi cáo về sau cả ba bạn thỏ voi hưu sống với nhau rất vui vẻ.

Trang 8

Câu chuyện thứ hai: “Đức không vâng lời mẹ”do cháu Thư kể với bức

tranh chủ đề nghề Bác sĩ có các nhân vật 1 bé trai đang được Bác sĩ khám răng,cảnh phòng khám, hộp thuốc, kiêm tiêm, 1 người phụ nữ ngồi chờ Trẻ đã kểthành câu chuyện sau:

Sáng nay, trước khi đi làm mẹ bạn Đức dặn “con ở nhà không đi chơiđâu nhé” Khi mẹ bạn Đức đi làm bạn Đức liền chạy đi chơi không nhớ lời mẹdặn Bạn Đức chạy nên bị té, mẹ bạn Đức về đưa bạn Đức đến bệnh viện Bác sĩkhám cho bạn Đức và nói “Cháu đã bị gãy một cái răng”.

Đây là 2 trong số rất nhiều câu chuyện mà trẻ đã kể, nội dung chuyện rấtngây thơ, hồn nhiên.

*Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh, tuyên truyền, giới thiệu vềphát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện sángtạo.

Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình vànhà trường.Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biệnpháp không thể thiếu.Phụ huynh chính là nhân tố quết định trong việc tạo nguồnnhiên liệu để chúng tôi làm đồ dùng của các góc, nhất là góc làm quen với vănhọc.Ngay đầu năm học tôi đã tổ chức họp phụ huynh, tuyên truyền với phụhuynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường để trẻ được làm quen vớitrường lớp, với các bạn, giao lưu với các bạn.Ngoài ra tôi còn trao đổi với phụhuynh về vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường cũng như ở nhà để cô giáovà phụ huynh cùng kết hợp dạy trẻ Đặc biệt tôi đề cập đến tầm quan trọng củabộ môn “làm quen văn học đặc biệt là hoạt động kể chuyện sáng tạo” vì đây làmôn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một các mạch lạc, giúp trẻ phát triển khảnăng cảm thụ văn học, qua các tác phẩm trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh

Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu ,nguyên liệu như : giấy, sách, nhữnglọ nhựa, vải vụn để làm rối kể chuyện cho trẻ.

Tuyên truyền với phụ huynh tích cực trò chuyện với trẻ, cho trẻ nghe quabăng đĩa, hoặc kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, thần thoại, những bàiđồng dao,…khi trẻ được nghe sẽ phát triền và làm giàu vốn từ cho mình nhằmgiúp có nhiều ý tưởng cho kể chuyện sáng tạo.

Đối với những trẻ tiếp thu chậm tôi trực tiếp trao đổi với phụ huynh đểcùng đưa ra những biện pháp để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết.

Khi đi vào thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triểnngôn ngữ mạch lạc” tại lớp Lớn 1 trường mầm non Đại Minh có những thuận

lợi nhất định như:

*Thuận lợi:

Nhà trường quan tâm tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất, thiết bị dạyhọc đảm bảo đáp ứng yêu cầu CSGD trẻ

Trang 9

Định biên trẻ trên lớp đảm bảo đúng quy định (36 trẻ), 100% trẻ họcđúng độ tuổi

Giáo viên trên lớp: 2 giáo viên/lớp đảm bảo quy định, giáo viên có trìnhđộ trên chuẩn và có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác,yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi.

90% trẻ đã qua lớp Mẫu giáo nhỡ nên có nề nếp thói quen trong tất cả cáchoạt động.

100% phụ huynh trẻ nên về kết nối phối hợp với giáo viên qua nhómZalo của lớp luôn quan tâm đến trẻ, có tinh thần phối hợp tốt trong công tácchăm sóc giáo dục trẻ.

*Những khó khăn, hạn chế:

Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ chưa phát triển toàn diện, ngôn ngữ diễnđạt chưa mạch lạc Trẻ chưa thực sự tự tin, mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình.Thời gian đầu trẻ còn hay nói trống, trả lời câu cụt, đọc thơ chưa diễn cảm, đa sốtrẻ phát âm chưa chuẩn, còn nói tiếng địa phương, sử dụng câu chưa đúng, vốntừ còn hạn chế, một số trẻ phát âm chưa rõ lời, nói chưa tròn tiếng, chưa trọn

câu, ngôn ngữ chưa mạch lạc

Kết hợp với với phụ huynh, tạo uy tín và tiềm năng đối với phụ huynh vàđối với trẻ.

2.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểmhiện tại.

Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt củatừng lứa tuổi Mẫu giáo nói riêng về nhận thức, thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ, và cácnhu cầu của trẻ để từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp để trẻ mạnh dạntự tin sử dụng ngôn ngữ một cách mạch lạc có logic và thể hiện được ngữ điệu,âm sắc của giọng nói thông qua hoạt động đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, kểchuyện sáng tạo

- Tạo môi trường học tập trong và ngoài lớp cho trẻ hoạt động

- Hướng dẫn trẻ kể chuyện sáng tạo giúp phát triển ngôn ngữ mạch lạc - Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở kích thích trẻ tư duy và giúp trẻ biếtcách dùng câu từ phù hợp phát âm đúng, rõ lời, tự tin trình bày trước mọi ngườithông qua các hoạt động

- Chuẩn bị đồ dùng, hình ảnh sinh động, lựa chọn hình thức tổ chức sinhđộng nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực vào hoạt động.Hướng dẫn trẻ kể chuyệnsáng tạo giúp phát triển ngôn ngữ mạch lạc

- Phối hợp với phụ huynh, tuyên truyền, giới thiệu về phát triển ngôn ngữmạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo

Trang 10

- Sự liên kết, trao đổi, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh là một trongnhững công tác hết sức quan trọng đối với giáo viên mầm non, và sự quan tâmhỗ trợ của phụ huynh là động lực là phương tiện giúp cô và trẻ dạy tốt, học tốt.

2.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ độngcho trẻ trong hoạt động ngoài trời ” áp dụng có hiệu quả tại nhóm lớp, đơn vịtrường mầm non Đại Minh được đồng nghiệp, các bậc cha mẹ trẻ ủng hộ và hợptác và có khả năng áp dụng trong trường mầm non toàn Huyện, có các giải phápxây dựng điều kiện về môi trường, đồ chơi, tạo được môi trường học tập cởi mở,phát huy tính tư duy, sáng tạo phù hợp và hiệu quả ở lứa tuổi mầm non đáp ứngviệc thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

2.5 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhânđã tham áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử( nếu có): Không có

2.5.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Với những giải pháp mà tôi đã thực hiện tại lớp trong thời gian qua đãchứng minh khả năng áp dụng được tất cả các hoạt động như: PTNN, PTNN,PTTM, PTTCXH và áp dụng được tất cả các lớp trong trường mầm non ĐạiMinh nói riêng, và toàn nghành giáo dục mầm non nói chung.

- Hiệu quả về kinh tế:

Tận dụng nhiều nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, tiết kiệm được kinhphí, làm và sưu tầm nhiều đồ dùng đồ chơi hình ảnh cho trẻ hoạt động từng chủđề.

Có 1 bộ đa năng, bảng sách vải, rối các loại, một bảng gài và một bảngdính cho trẻ ghép tranh, một sân khấu rối, sa bàn cho cô và trẻ

- Hiệu quả về xã hội:

Giúp trẻ tự tin sử dụng ngôn ngữ một cách mạch lạc có logic và thể hiệnđược ngữ điệu, âm sắc của giọng nói thông qua hoạt động đọc thơ, kể chuyện,đóng kịch, kể chuyện sáng tạo v.v.

Giúp trẻ có thêm vốn từ phong phú từ đó trẻ có kỹ năng diễn đạt đượcsuy nghĩ và những điều trẻ thấy cũng như cảm nhận về môi trường xung quanh

Đối với giáo viên

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

w