1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi phát huy tính sáng tạo và tính mạnh dạn tự tin trong trường mầm non

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính sáng tạo và tính mạnh dạn tự tin trong trường mầm non
Trường học Trường mầm non huyện Ba Vì
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2021
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể của trẻ mầm non là quá trình trẻhành động thực tiễn trong cuộc sống thực với các sự vật, hiện tượng, con ngườitrong tương tác xã hội, sự định hướ

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Tên đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính sáng tạo

và tính mạnh dạn tự tin trong trường mầm non.

1 Lý do chọn đề tài

Mục tiêu và nhiệm vụ của việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là giúp trẻphát triển toàn diện về tất cả các mặt: Đức – Trí – Thể - Mĩ Giáo dục rèn luyệnphát huy khả năng sáng tạo, tính mạnh dạn tự tin cho trẻ sẽ góp phần giúp trẻ cóthể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu

Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu khả năng sáng tạo, sự mạnh dạn tự tin,tính tự lập: Trẻ sống thụ động, luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn

Hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể của trẻ mầm non là quá trình trẻhành động thực tiễn trong cuộc sống thực với các sự vật, hiện tượng, con ngườitrong tương tác xã hội, sự định hướng của xã hội nhờ hoạt động tích cực củanão, các giác quan, hệ thần kinh, thân thể trẻ và hành vi ngôn ngữ để có đượcnhững nhận thức, giúp trẻ có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tính năngđộng và thích ứng của trẻ làm cho những năng khiếu của trẻ được phát triểnmạnh mẽ, làm thế giới tinh thần của các con ngày càng phong phú, và sáng tạođược những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao

Do nhận thấy hoạt động này có ý nghĩa quan trọng với trẻ, tôi xin mạnh dạn đưa

ra một số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc với đề tài “Một số biện pháp giúp

trẻ 5-6 tuổi phát huy tính sáng tạo và tính mạnh dạn tự tin trong trường mầm non”

2 Mục đích nghiên cứu.

Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy

tính sang tạo và tính mạnh dạn tự tin trong trường mầm non” nhằm phát huy tối

đa vai trò của nhà giáo dục đồng thời giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo, tíchcực chủ động, mạnh dạn tự tin tạo tiền đề thành công cho trẻ trong tương lai

Thực trạng của việc giáo dục phát huy khả năng sáng tạo, tính mạnh dạn

tự tin cho trẻ ở trường mầm non

Nghiên cứu và tìm ra các biện pháp phù hợp nhằm góp phần vào việc hìnhthành và phát huy khả năng sáng tạo, tính mạnh dạn tự tin cho trẻ ở trường mầmnon

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính sáng tạo và tính mạnhdạn tự tin trong trường mầm non

Trang 2

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm

Trẻ mẫu giáo lớn lớp 5 - 6 tuổi A3 trong trường mầm non huyện Ba Vì

Số trẻ: 23 trẻ

5 Các phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu( tổng hợp tài liệu, sách báo có liên quan đến đềtài)

Phương pháp dùng lời

Phương pháp quan sát sư phạm

Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm

Phương pháp kiểm tra đánh giá

Phương pháp khuyến khích động viên

Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp

Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin

6 Phạm vi thực hiện đề tài

2 Phạm vi triển khai thực hiện:

Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021 Tại lớpA3 khối mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi trong trường mầm non, trong lĩnh vực giáo dụcmẫu giáo giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo, tính mạnh dạn tự tin cho trẻ làtrọng tâm

Trang 3

PHẦN II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Khảo sát thực tế

Giáo dục mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo " Điểm khởi đầu"của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục cho trẻ là rấtquan trọng và cần thiết

Ở độ tuổi mầm non, trẻ xuất hiện tình trạng thụ động, luôn tìm sự giúpđỡ và hơn thế nữa là trẻ thường nhút nhát rụt rè trong các hoạt động Do vậyviệc trang bị cho trẻ tính tự lập tự tin cho trẻ là rất cần thiết Bên cạnh đó do trẻ

em đang ở trong giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triểnnhân cách do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và

có hành vi ứng sử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ Giáo dục rèn luyện kỹ năng tựbảo vệ bản thân và rèn tính tự lập tự tin cho trẻ mầm non giúp trẻ có kinhnghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủđộng và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tưduy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và cócuộc sống hài hòa trong tương lai Để có được điều đó trẻ cần có thời gian, trongmột quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè

Nói chung việc giáo dục rèn tính tự lập, tự tin cho trẻ mẫu giáo là đề tàikhông phải xa lạ tuy nhiên nếu cô giáo không biết tận dụng mọi cơ hội, rèn chotrẻ ở mọi lúc mọi nơi, tích hợp việc giáo dục các kỹ năng một cách khéo, linhhoạt, mềm dẻo, sáng tạo thì trẻ khó có thể tích cực tiếp thu, tích cực hoạt động

và như vậy hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động đó chưa cao Do vậy bảnthân tôi đã tìm ra những cách thức mới nhằm giáo dục, rèn luyện phát huy khảnăng sang tạo, rèn tính tự lập tự tin cho trẻ một cách triệt để hơn vào các hoạtđộng hàng ngày để thu được kết quả cao nhất

Đứng trước tình hình trên tôi rất băn khoan lo lắng phải dạy trẻ nhưthế nào và bằng phương pháp gì để tất cả trẻ của lớp tôi phát huy khả năngsáng tạo, tính mạnh dạn tự tin trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày Dựa trênnhững đặc điểm phát triển của trẻ và sự cần thiết phải giáo dục trẻ những kỹ

năng cần thiết Tôi đã tìm ra đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính sáng tạo và tính mạnh dạn tự tin trong trường mầm non ”

a Thuận lợi

Được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất của Ban giám hiệu nhàtrường, luôn chỉ đạo sát sao về chuyên môn và việc đổi mới hình thức phươngpháp giáo dục trẻ, cập nhật chương trình mới nhất để đầu tư bồi dưỡng, nâng caotrình độ, hiểu biết về việc chăm sóc giáo dục trẻ

Trang 4

Trẻ của lớp tôi khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còithấp, trẻ rất ham học hỏi, thích khám phá những điều mới lạ từ cuộc sống.

Bản thân tôi là một giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, cónhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, tiếp xúc với trẻ, nắm được tâm sinh lý của trẻ

và những xu hướng phát triển của trẻ

b Khó khăn

Vì trường tôi còn nghèo so với địa bàn huyện Ba Vì, thiếu thốn về điềukiện, cơ sở vật chất nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạtđộng

Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Hầu hết trẻ trong lớp được cha mẹ cưng chiều, đi học không đều Một số trẻhiếu động, chơi với bạn thiếu an toàn như còn tranh giành đồ chơi, cắn bạn vẫncòn nên ảnh hưởng đến các hoạt động trong ngày và sự an toàn của các cháu

Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ hoạt động chưa đa dạng

Vì vậy không thu hút được hứng thú của trẻ, làm hạn chế kết quả của hoạt động

Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tậpcác bậc phụ huynh luôn giao phó cho nhà trường và giáo viên Thái độ hợp tácgiáo dục trẻ của phụ huynh chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường Giáodục trẻ ở gia đình mang tính áp đặt và thiếu gương tốt cho trẻ noi theo

2 Số liệu trước khi khảo sát

Qua tiếp xúc, chăm sóc các con hàng ngày, tôi đã tiến hành xây dựng cáctiêu chí đánh giá kỹ năng của trẻ lớp mình như sau:

Số trẻ lớp tôi chủ nhiệm là 23 cháu

* Bảng 1: Khảo sát đánh giá kỹ năng của trẻ lớp A3 đầu năm:

* Kết quả khảo sát trẻ trước khi thực hiện đề tài:

Trang 5

Từ thực trạng trên tôi đã tìm ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ phát huy

khả năng sáng tạo, tính mạnh dạn tự tin qua các hoạt động trải nghiệm, hoạtđộng tập thể cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở lớp tôi

3 Biện pháp thực hiện

3.1 Biện pháp 1: Xây dựng tạo môi trường lớp học lấy trẻ làm trung

tâm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động của trẻ

* Xây dựng môi trường bên trong lớp học:

Các khu vực, các góc được bố trí thuận tiện, hợp lý, linh hoạt, dễ thay đổi,đáp ứng được nhu cầu, hứng thú vui chơi của trẻ Các góc được bố trí đẹp hấp dẫn,kích thích trẻ tự lựa chọn tham gia tùy theo sở thích và khả năng, đồ dùng cũngđược chúng tôi bố trí sắp xếp ở khu vực thuận tiện, hấp dẫn gợi mở, trẻ được tiếpcận đồ chơi dễ dàng, trẻ có thể tích cực chủ động sáng tạo; Các khu vực hoạt động

có sự sắp xếp , trang trí màu sắc hài hòa, phù hợp có bảng ký hiệu, chỉ dẫn để trẻ dễdàng nhận ra

Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, nguyên vật liệu được lựa chọn và sử dụng

đa dạng, linh hoạt, kích thích sự phát triển của trẻ: Chúng tôi chuẩn bị đủ số lượng

đồ dùng, đồ chơi, thiết bị theo quy định; Mọi đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị,nguyên vật liệu phải tuyệt đối an toàn có kết cấu phù hợp với thể chất và tâm lý trẻ;

Đồ dùng, đồ chơi có tính mở, kích thích hứng thú của trẻ, chúng tôi thường xuyênthay đổi và bổ sung đồ dùng, đồ chơi mới phù hợp với mục tiêu chủ đề và ý thíchcủa trẻ tạo cho trẻ sự mới mẻ, hấp dẫn kích thích trẻ khám phá, tìm tòi; Thườngxuyên theo dõi quan sát cách trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu để có kếhoạch và biện pháp giáo dục tiếp theo giúp trẻ phát triển toàn diện

(Hình ảnh giáo viên và học sinh xây dựng môi trường trong lớp học)

3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch cho trẻ tham gia các hoạt động nhằm phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn tự tin ở trẻ.

Căn cứ vào kế hoạch năm học của ngành của nhà trường xây dựng kếhoạch hoạt động và nội dung hoạt động trong chương trình theo độ tuổi;

Căn cứ vào thời gian/ thời điểm để tổ chức các hoạt động trải nghiệmcho phù hợp với khả năng thực tế của trẻ, chúng tôi đã cùng phối hợp xây dựng

kế hoạch nội dung các hoạt động cho trẻ chi tiết đến từng chủ đề, từng tuần,

Trang 6

từng ngày dựa vào khả năng nhu cầu học tập sở thích của trẻ để điều chỉnh bổsung cho phù hợp

Triển khai nội dung , tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hoạtđộng tập thể cho trẻ

* Ví dụ: Kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể

Tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể sau:

* Hoạt động trải nghiệm qua các hoạt động : học, hoạt động vui chơi, hoạt động chiều :

Trong các hoạt động chung trẻ được làm các thí nghiệm, làm đồ dùng đồchơi, quà ; trong các giờ hoạt động ngoài trời trẻ được trải nghiệm ở khu biểnđảo, khu vui chơi cát nước, khu vườn cổ tích

* Hoạt động ngoại khóa:

- Thứ 3, thứ 5: Hoạt động ngoại khóa rèn kỹ năng múa chuyên biệt theo từngnội dung do giáo viên năng khiếu thực hiện

- Thứ 2, thứ 4: Hoạt động ngoại khóa học tạo hình chuyên biệt theo từng nộidung

- Thứ 6 : Tổ chức hoạt động tập thể : chơi trò chơi dân gian, biểu diễn vănnghệ

- Thống nhất kế hoạch, nội dung hoạt động của nhà trường, của tổ khốichuyên môn chúng tôi đưa ra các nội dung cụ thể chi tiết cho từng tháng, tuần vàthống nhất cách thức tổ chức và thực hiện sao cho phát huy tối đa được khảnăng sáng tạo, tính chủ động tích cực, mạnh dạn tự tin ở trẻ

Giáo viên nghiên cứu kế hoạch hoạt động của nhà trường, điều kiện thực

tế của địa phương từ đó lên kế hoạch phù hợp với nhóm lớp mình phụ trách

Giáo viên gần gũi quan tâm quan sát trẻ nắm bắt tính tích cực chủ động,mạnh dạn tự tin, khả năng sáng tạo trong các hoạt động trải nghiệm của trẻ đểxây dựng kế hoạch cho phù hợp với trẻ tại nhóm lớp

( Hình ảnh giáo viên xây dựng kế hoạch )

3.3 Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng rèn kỹ năng sáng tạo, tính mạnh

dạn tự tin, tích cực chủ động trong hoạt động học tập vui chơi qua hoạt động trải nghiệm

* Trong hoạt động học :

Trang 7

Chúng tôi để trẻ tự thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biếtcủa trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn , cô luôn là người hướng dẫnđộng viên, khuyến khích trẻ sáng tạo

+ Cái trẻ muốn làm (nội dung sáng tạo)

+ Làm thế nào để đạt được (quá trình sáng tạo )

+ Cái hoàn thành sẽ như thế nào (kết quả sáng tạo, sản phẩm sáng tạo)Tôi lựa chọn các hoạt động trải nghiệm gần gũi với trẻ trẻ được tham giacác hoạt động phù hợp với các mục tiêu giáo dục đề ra: chơi với cát, nước, trồng

và chăm sóc vườn hoa, vườn rau, được đi tham quan nông trại, tham gia làmthiệp tặng bà tặng mẹ, làm thiệp tặng cô giáo, làm bánh chưng, trẻ phát huy khảnăng sáng tạo , tính chủ động của mình, trẻ được thể hiện cảm xúc cá nhân quacác hình thức khác nhau, động viên kích thích trẻ sáng tạo tự tin trong khi thểhiện

VD: Chủ đề '' Trường mầm non '' tôi lựa chọn các nguyên vật liệu phếthải, nguyên vật liệu tự nhiên khuyến khích trẻ tham gia trang trí lớp cùng cô

từ đó trẻ yêu quý lớp học của mình hơn

Chủ đề “ Nghề nghiệp” cho trẻ đóng vai các nghề trong xã hội từ đóhiểu biết thêm về đặc điểm, tính chất công việc của từng nghề, cho trẻ trảinghiệm tạo ra sản phẩm từ các nghề : Trồng và chăm sóc rau, hoa( Nghề nôngdân )

Chủ đề “ Tết mùa xuân” cho trẻ thực hành trải nghiệm làm bánhchưng, bánh dày trẻ hiểu thêm về phong tục cổ truyền của dân tộc, thể hiệntình cảm yêu quê hương đất nước

Chủ đề “ Thực vật” cho trẻ thực hành trồng và chăm sóc cây, làm thínghiệm về sự phát triển của cây từ hạt

Chủ đề “ Trường mầm non”; “ Gia đình”; “ Nghề Nghiệp”; “ Quêhương đất nước Bác Hồ” cho trẻ trải nghiệm làm những món quà tặng bạn

bè, người thân, cô giáo, chú bộ đội, Bác Hồ bằng các nguyên vật liệu thiênnhiên: cây cỏ, hột hạt, đá, sỏi

(Hình ảnh trẻ tự tin trong hoạt động học)

Trang 8

* Tham quan dạo chơi hình thành biểu tượng và rèn kỹ năng sáng tạo cho trẻ:

Chúng tôi thường xuyên cho trẻ dạo chơi ngoài trời, giúp làm quen vớimôi trường xung quanh tạo cho trẻ có tư duy tưởng tượng, óc sáng tạo, từngbước cung cấp các biểu tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động cácgiác quan các quá trình tâm lý khác nhau đồng thời cho trẻ tự khám phá sosánh, tổng hợp những đặc điểm chung dưới sự điều chỉnh của cô giáo

Chúng tôi cũng tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụngnhững kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suynghĩ, thăm dò, tìm cách tư duy sáng tạo các câu hỏi chúng tôi thường sử dụng

để kích thích trẻ tư duy sáng tạo : “ Điều gì sẽ sảy ra” “Nếu như vậy thì sao”,

“Vì sao cháu lại biết”, “Cháu có suy nghĩ gì”, “ Hay có cách nào khác để”

Chúng tôi cũng cho trẻ thỏa sức sáng tạo khi tham quan dạo chơi ngoàitrời qua các hoạt động trải nghiệm với cát, sỏi, làm thí nghiệm đổi màu củanước, trồng và chăm sóc rau, hoa, cây cảnh

Chúng tôi thường cho trẻ trải nghiệm theo nhóm để kích thích trẻ sángtạo, đoàn kết, chia sẻ và học tập kinh nghiệm từ nhau để vốn kiến thức của trẻphong phú hơn

Giáo viên tích cực chủ động, linh hoạt , kiên trì, tạo điều kiện cho trẻ có cơhội đạt được kết quả hoạt động theo mong muốn của trẻ, ghi nhận nhữngthành công nhỏ của trẻ để tạo cho trẻ niềm tin ở chính mình khi tham gia trảinghiệm sáng tạo

Giáo viên phải lựa chọn nội dung trải nghiệm dựa trên sự quan tâm và thấuhiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên để lựa chọn nội dung trải nghiệm chophù hợp với cá nhân trẻ

Không gian, đồ dùng học liệu an toàn cho trẻ hoạt động

(Hình ảnh các hoạt động trải nghiệm của trẻ)

3.4 Biện pháp 4: Phát huy khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động

của trẻ trong các hội thi.

Để trẻ mạnh dạn tự tin trong các hội thi của trường tổ chức, tại lớp họccuối mỗi tuần mỗi tháng chúng tôi thường tổ chức các cuộc thi nhỏ ngay tại lớp

Trang 9

mình và các cô giáo là người dẫn chương trình, để trẻ không bị nhàm chánchúng tôi cũng mời trẻ lên dẫn chương trình cùng chúng tôi kích thích trẻ mạnhdạn, chủ động trong học tập

Thông qua việc tham gia vào các hội thi, các chương trình chào mừng,giao lưu… do trường, lớp tổ chức đã trẻ được phát huy vai trò chủ thể, tínhtích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân Các con được chủ độngtham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt độngđến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểmlứa tuổi và khả năng của bản thân Các con được trải nghiệm, được bày tỏquan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thểhiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt độngcủa bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… Từ đó, hình thành và pháttriển cho trẻ những giá trị sống và các năng lực cần thiết, trải nghiệm qua cáchội thi về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ,với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng củamỗi trẻ trong tập thể

Đối với các hội thi do nhà trường tổ chức, khi nhà trường có kế hoạch tổchức các hội thi chúng tôi lựa chọn các nội dung phù hợp với từng đối tượng trẻ,phân nhóm trẻ để trang bị kiến thức luyện tập, chuẩn bị trang phục cho trẻ.Khuyến khích trẻ mạnh dạn tự tin, sẵn sàng và hào hứng tham gia cuộc thi vớitinh thần hứng khởi đạt được kết quả cao

Giáo viên chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, tạo môi trường đẹp, hấpdẫn khuyến khích trẻ hào hứng tham gia hội thi

Giáo viên chuẩn bị tốt cho trẻ về tâm thế tự tin, kiến thức và các kỹ năng

để tham gia hội thi đạt kết quả

Học sinh mạnh dạn tự tin khi tham gia các hội thi

(Hình ảnh trẻ tham gia hội thi cấp trường)

3.5 Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục phát

huy tính sáng tạo và tính mạnh dạn tự tin cho trẻ

Trong thời gian học sinh nghỉ dịch covid với phương châm: “ Nghỉ họcnhưng không ngừng học”, tôi đã lập nhóm zalo và phòng ứng dụng zoom với

Trang 10

đầy đủ thành viên trẻ trong lớp Tôi trao đổi và tuyên truyền về cách phòng dịchnói chung và kĩ năng giúp trẻ phát huy tính sáng tạo và tính mạnh dạn tự tin chotrẻ nói riêng Giáo viên gửi nội dung bài học, video, trao đổi trên nhóm rất sôi

nổi và hiệu quả

( hình ảnh: Hoạt động có ứng dụng zoom và zalo của lớp A3)

Với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay việc ứngdụng các phương tiện hiện đại như tivi, máy tính, máy chiếu, đàn… trong giảngdạy cũng được tôi sử dụng thường xuyên Tôi thường lựa chọn những đề tài vàlựa chọn cách ứng dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp để đổi mớiphương pháp giảng dạy, kích thích sự chú ý, hứng thú của trẻ vào mỗi hoạtđộng Với các kỹ năng giúp trẻ sáng tạo và mạnh dạn tự tin tôi có thể vào cáctrang Youtube, google gõ những nội dung, kỹ năng cần cho trẻ xem là có, vớinhững hình ảnh bắt mắt, gần gũi với trẻ giúp trẻ rất hứng thú khi xem hay nhữnggiờ học ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ chú ý hơn

3.6 Biện pháp 6 : Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với

các bậc phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ.

Ngay từ những ngày đầu năm học mới căn cứ vào nhiệm vụ năm học tôi

đã chủ động trong công tác tuyên truyền, tham mưu và phối hợp với ban phụhuynh của lớp xây dựng môi trường hoạt động trải nghiệm cho các con cụ thể :

Thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm và trao đổi trực tiếp với phụhuynh trong giờ đón và trả trẻ giáo viên chúng tôi đã tuyên truyền đến các bậccha mẹ những lợi ích của việc phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ, đưa ra một số kỹnăng mà trẻ có thể thực hiện được và có thể làm

Tuyên truyền với phụ huynh thông qua trong hội thi: Trao đổi và cùng xâydựng hoặc đưa ra , phương án, kế hoạch hỗ trợ giúp đỡ các con tham gia hộithi đạt kết quả cao

Tuyên truyền qua bảng thông tin của nhà trường, của lớp bằng nội dung thựchiện và các hình ảnh Nội dung và hình ảnh tuyên truyền thay đổi thường xuyênphù hợp với chủ đề chủ điểm, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

Huy động phụ huynh, khuyến khích phụ huynh sưu tầm các đồ dùngnguyên vật liệu phế thải, đồ dùng sinh hoạt không sử dụng, ý tưởng sáng tạo củaphụ huynh để phối hợp cùng cô giáo trong việc làm đồ dùng , đồ chơi tự tạophục vụ cho các hoạt động trải nghiệm

Trang 11

Thông qua các hội thi, mời phụ huynh đến dự, và tuyên truyền kiến thức

về các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể để các bậc phụ huynh hiểu đượctầm quan trọng của phát huy tính tích cực chủ động, khả năng sáng tạo ở trẻ

Mời phụ huynh đến tham dự các buổi sinh hoạt tập thể của trẻ ở lớp, cùngphụ huynh chuẩn bị các công tác cho các hoạt động tập thể của trẻ như: Hội chợxuân, hội thi bé yêu dân ca, chuẩn bị các hoạt động tham quan dã ngoại, các đồdùng cho trẻ trang trí nhóm lớp theo chủ đề Nhắc nhở phụ huynh chuẩn bị các

đồ dụng dụng cụ trang phục cho trẻ trước trong tất cả các hoạt động trảinghiệm, hoạt động tập thể do trường lớp tổ chức

(Hình ảnh phụ huynh tham gia hoạt động tập thể cùng trẻ)

Giáo viên chuẩn bị các điều kiện để phối hợp tuyên truyền cho phụ huynh

về việc tạo môi trường hoạt động trải nghiệm phong phú, đẹp, hấp dẫn khơi gợi

sự ủng hộ của phụ huynh

Trong thời gian học sinh nghỉ dịch covid dù không trao đổi trực tiếp vớiphụ huynh nhưng tôi vẫn duy trì liên hệ gián tiếp qua nhóm zalo và phòng zoomvới đầy đủ thành viên phụ huynh của lớp để trao đổi và tuyên truyền về cáchphòng dịch nói chung và rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ nói riêng Vànhận được phản hồi rất tích cực

( Hình ảnh: Phụ huynh và học sinh phản hồi trên nhóm zalo)

Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để thống nhất nộidung, phương pháp giáo dục trẻ Nhấn mạnh vai trò nêu gương của người lớntrong gia đình, giúp trẻ luôn được sống trong môi trường giáo dục ở mọi lúc mọinơi

Phụ huynh luôn nhất trí cao với các mục tiêu và kế hoạch cô đưa ra, đồngthời các cha mẹ còn hỗ trợ về một số cơ sở vật chất, vật dụng, đồ dùng học liệu vàtham gia tạo cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp cho trẻ giúp cô và trẻ thựchiện tốt mục tiêu phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động của trẻ

Trên đây là các biện pháp mà chúng tôi đã áp dụng để phát huy khả năngsáng tạo, mạnh dạn tự tin cho trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tại trường Mầm non,bước đầu chúng tôi nhận thấy các biện pháp chúng tôi đưa ra rất hiệu quả và phùhợp với trẻ

Trang 12

4 Kết quả đạt được:

Sau khi áp dụng một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo, tính mạnhdạn tự tin qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể cho trẻ 5-6 tuổi lớpA3 tại trường Mầm non, tôi thấy kết quả như sau:

Kết quả cụ thể về khả năng sáng tạo, tính mạnh dạn tự tin, tích cực chủ động của trẻ trong các hoạt động sau khi sử dụng các giải pháp nêu trên:

Nhìn vào bảng số liệu tôi thấy kết quả đã tăng lên rõ rệt

Sau một năm không ngừng nỗ lực nghiên cứu và áp dụng đề tài, tôi thấy:

- Hiệu quả về mặt xã hội:

+ Đối với giáo viên:

Nắm được mục đích, phương pháp và có nhiều hình thức phong phú Giúpngười giáo viên năng động, sáng tạo hơn trong chuyên môn nghiệp vụ, có tínhkiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạynói chung và phát huy những năng khiếu, khả năng sáng tạo của trẻ nói riêng

Đẩy mạnh việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng môi trường giáodục “ Lấy trẻ làm trung tâm” phát huy tối đa vai trò của người học, Mỗi côgiáo tâm huyết, và trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cáchcho học sinh Giáo viên không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn Nghiệp

vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến khả năng sự nhận thức của học sinh

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w