Thông quaviệc tiếp thu kiến thức, học sinh phải có kĩ năng thực hành, kĩ năng làm bài tập,tính toán cẩn thận, chính xác, biết vận dụng kiến thức toán học vào các môn họckhác, vào đời sốn
Trang 1TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
Trang 2Nơi công tác
(hoặcnơithườngtrú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo
ra sáng kiến
(ghi rõ đối với từng đồng tác giả,nếu có)
+ Báo cáo sáng kiến
+ Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nêu cụ thể, nếu có)
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật vàhoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đại Hưng, ngày 20 tháng 3 năm 2024
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt môn Toán”
2 Mô tả bản chất của sáng kiến:
2.1 Các bước và cách thực hiện giải pháp:
Toán học là một trong những môn khoa học ra đời từ rất sớm trong lịch sửphát triển của xã hội loài người Cùng với sự phát triển của Toán học các mônkhoa học khác cũng dần được phát triển Trong chương trình phổ thông, Toánhọc giữ một vai trò hết sức quan trọng Đây là môn học tương đối khó mang tính
tư duy cao đòi hỏi người học phải chịu khó tìm tòi, khám phá và say mê nghiêncứu Với đặc thù là môn khoa học tự nhiên, Toán học không chỉ giúp học sinhphát triển tư duy, óc sáng tạo, khả năng tìm tòi và khám phá tri thức Vận dụngnhững hiểu biết của mình vào trong thực tế cuộc sống mà toán học còn là công
cụ giúp các em học tốt các môn học khác và góp phần giúp các em phát triểnmột cách toàn diện Do đó, đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy trong nhậnthức đồng thời học sinh phải có sự đam mê, yêu thích môn học này Thông quaviệc tiếp thu kiến thức, học sinh phải có kĩ năng thực hành, kĩ năng làm bài tập,tính toán cẩn thận, chính xác, biết vận dụng kiến thức toán học vào các môn họckhác, vào đời sống
Chương trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu cốt lõi là phát triển toàndiện các năng lực chung như tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyếtvấn đề sáng tạo và năng lực đặc thù của từng môn học Điều này đòi hỏi họcsinh luôn chủ động tìm tòi, sáng tạo, tìm hiểu trước chương trình học tập, đồngthời biết ứng dụng kiến thức trong sách vở vào cuộc sống Toán học là bộ mônmang tính suy luận lôgic, đòi hỏi học sinh biết suy luận, phân tích, so sánh, tổnghợp từ những định nghĩa, định lí, tính chất nên với các em môn Toán tương đốikhó Rất ít học sinh thích học Toán, các em cho rằng: Toán là môn quá khôkhan, chỉ toàn đối mặt với các con số, các hình vẽ vô cùng rắc rối Đặc biệt đốivới học sinh khối lớp 6, học sinh đầu cấp, các em chưa có phương pháp học tập
bộ môn đúng đắn mà phải đối mặt với nhiều phân môn như Số học, Hình học,Xác suất - Thống kê Các em rất sợ học Toán vì quá nhiều dạng, nhiều kiến thức
và phải vận dụng giải bài tập nhiều Bên cạnh đó, một bộ phận học sinh chưaxác định đúng động cơ, thái độ học tập, chưa phát huy hết tính tích cực, còn thụđộng trong hoạt động học, chưa thấy được cái hay và tầm quan trọng của Toánhọc trong đời sống hằng ngày Một số em hỏng kiến thức cũ, nay lại phải tiếpthu kiến thức mới nên rất vất vả, đâm ra chán nản, chây lười, quậy phá dẫn đếnchất lượng yếu kém Toán học có những đặc điểm riêng, đặt ra yêu cầu cần tổchức tiết dạy sao cho hợp lí, sinh
Trang 4động, hấp dẫn để lôi cuốn được người học, tránh tẻ nhạt, khô khan, nhàm chán,giúp học sinh hứng thú, tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất.
Từ vai trò quan trọng đó mà mỗi giáo viên dạy Toán cần biết phát huy tínhtích cực của học sinh, kích thích được niềm yêu thích, say mê Toán học của mỗihọc sinh, giúp các em học tốt môn Toán Chính vì những lí do đó mà tôi chọn đề
tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt môn Toán”.
2.1.1 Hướng dẫn học sinh học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài mới ở nhà
2.1.1.1 Hướng dẫn học sinh học bài, làm bài tập ở nhà
a) Mục đích
Để học sinh học tốt môn Toán, ngoài sự tập trung chú ý nghe giảng, tíchcực phát biểu xây dựng bài, học sinh còn cần phải chăm chỉ học bài và làm bài ởnhà Nếu chỉ học tập trên lớp mà không ôn bài, không vận dụng kiến thức đã họctrên lớp để giải bài tập cũng như liên hệ với thực tiễn cuộc sống thì tư duy pháttriển của học sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn Do đó, học bài và làm bài tập ở nhà làviệc vô cùng quan trọng đối với tất cả học sinh
b) Nội dung và cách thực hiện
- Hướng dẫn HS cần phải có phong cách học tập khoa học, tự rèn luyện chomình các thói quen chú ý, lập và học tập theo thời gian biểu
- Hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức được hình thành trong bài học vàgiao nhiệm vụ về nhà cho học sinh học bài và ôn tập kiến thức
* Một số lưu ý khi giao nhiệm vụ về nhà cho HS:
- Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩmhọc tập ở buổi học sau
- Không nên giao nhiệm vụ về nhà cho HS bằng những câu hỏi, bài tập cótính chất học thuộc lòng máy móc, mà nên lựa chọn những tình huống, nhiệm vụhọc tập bổ ích liên quan đến thực tiễn đòi hỏi các em phải hợp tác với cộng đồng
để tìm tòi, khám phá
c) Ví dụ
Sau khi học xong bài “Tập hợp Phần tử của tập hợp” (Toán 6 – Tập 1), GV
hệ thống kiến thức có trong bài và yêu cầu học sinh làm bài tập về nhà trênphiếu học tập mà GV đã phát ra
Phiếu học tập
Bài 1 Viết tập hợp A các chữ cái trong từ “HOC SINH”
Bài 2 Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 12 và nhỏ hơn 21 bằng haicách
Bài 3 Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê phần tử:
Trang 5a)D = {x x| là số tự nhiên và 5 x 14}
b)E ={x x| là số tự nhiên chia hết cho 12 và x60}
Bài 4 Viết các tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của cácphần tử: K 20;30;40;50;60
Bài 5 Cho tập hợp M { x x| là số tự nhiên và x12} Chọn kí hiệu “”,
ra lớp người năng động sáng tạo hơn
b) Nội dung và cách thực hiện
- Hướng dẫn HS cách làm việc với SGK và những tài liệu học tập bắt buộc,sau đó mới giới thiệu với các em những tài liệu khác sẽ cần đến
- Giới thiệu cho HS hiểu cấu trúc và đặc điểm của SGK môn Toán mà các
em học (tiết đầu năm học)
- Nhấn mạnh sự liên quan kiến thức của SGK năm trước và nội dung SGKnăm nay, nêu lên sự khác nhau như thế nào? Kiến thức nào học tiếp, kiến thứcnào nâng cao, để học sinh có cái nhìn khái quát hơn
- Mỗi bài học đều hướng dẫn các em xem lại gì ở bài cũ, chuẩn bị gì ở bàimới? Các câu hỏi, các bài có kiến thức liên quan,
c) Ví dụ
Sau khi học xong bài “Phép cộng và phép trừ số tự nhiên” (Toán 6 – Tập1), GV hướng dẫn và yêu cầu HS về nhà chuẩn bị các nội dung chính: cáchnhân, chia hai số tự nhiên có trong bài mới “Phép cộng và phép trừ số tự nhiên”
2.1.2 Thông qua các trò chơi để phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho học sinh
a) Mục đích
Học trong quá trình vui chơi là quá trình lĩnh hội tri thức vốn sống mộtcách nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học
Trang 6sinh Học tập bằng trò chơi sẽ khơi dạy hứng thú tự nguyện, làm giảm thiểu sựcăng thẳng thần kinh ở các em Trong lúc chơi tinh thần của học sinh thường rấtthỏa mái nên khả năng tiếp thu kiến thức trong lúc chơi sẽ tốt hơn, hoặc sau khichơi cũng sẽ tốt hơn Trò chơi dạy học giúp xua đi lỗi lo âu nặng nề của việc họccho học sinh, giúp gắn kết tình cảm giữa học sinh với học sinh, giữa học sinhvới giáo viên Trong quá trình chơi, học sinh huy các giác quan để tiếp nhậnthông tin Học sinh phải tự phân tích, tổng hợp, so động sánh, khái quát hóa làmcho các giác quan tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn, các thao tác trí tuệđược hình thành Học sinh tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu được nhiều kiến thức,nhiều khái niệm Học sinh được rèn kĩ năng hoạt động nhóm, phát huy tinh thầntập thể, tác phong nhanh nhẹn, vừa ghi nhớ kiến thức, vừa trao đổi kiến thức lẫnnhau làm cho tiết học trở nên sôi động
Học sinh lớp 6 luôn ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, muốn thể hiệnmình và khẳng định mình, muốn tham gia vào các hoạt động một cách độc lập,muốn thử sức mình, thích học mà chơi, chơi mà học, từ đó việc tổ chức các hoạtđộng trò chơi trong dạy học Toán chắc chắn sẽ gây hứng thú học tập của họcsinh, hình thành và phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp,khái quát hóa kiến thức, khả năng suy luận, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn và
kĩ năng hoạt động nhóm cho học sinh Tuy nhiên, việc tiến hành tổ chức các tròchơi trong giờ học đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, điều khiển tốt, nếu không tiếthọc trở thành lộn xộn, học sinh có thể cãi nhau, ảnh hưởng không tốt đến các lớpxung quanh
b) Nội dung và cách thực hiện
- GV chuẩn bị sẵn một số trò chơi trên powerpoint hoặc một số trò chơi cho
HS hoạt động khám phá kiến thức
* Một số lưu ý khi sử dụng trò chơi dạy học:
- Trò chơi phải thích hợp với đặc điểm của người học Với cùng một nộidung học tập, GV cần thay đổi hình thức chơi tùy theo đặc điểm của HS
- GV cần giải thích rõ luật chơi để HS không làm sai lệch nội dung học tập.Xoa dịu tính hiếu thắng của người chơi để HS không hiếu thắng, dẫn đến mâuthuẫn, bất đồng với nhau
c) Ví dụ
1 Trò chơi “Ghép hình”
Mục đích: Trò chơi giúp HS ôn tập lại kiến thức sau mỗi bài học, mỗi
chương hoặc giúp HS nắm lại kiến thức trước khi vào bài mới, tạo hứng thú họctập cho HS
Chuẩn bị: Số nhóm, số người, hình thức, luật chơi, các bộ miếng ghép tam
giác và một hình mẫu cho trước
Luật chơi:
Trang 7- Mỗi nhóm (4-6 HS) được phát bộ các miếng ghép tam giác và một hìnhmẫu cho trước.
- Nhiệm vụ của nhóm là ghép các mảnh ghép sao cho câu hỏi trên mảnhghép này xếp sát với câu trả lời tương ứng trên mảnh ghép khác để tạo thànhhình giống với hình mẫu
- Thời gian chơi là 8 phút
- Nếu các nhóm xong trước thời gian, GV sẽ phát (chiếu) đáp án để nhóm
tự đánh giá, hoặc GV sẽ đánh giá Nếu tất cả các nhóm đều không xong khi thờigian kết thúc thì GV sẽ chấm điểm theo mức độ hoàn thành trò chơi của cácnhóm
- Nhóm nào hoàn thành nhanh và đúng là đội chiến thắng
*Ví dụ: Khi dạy bài “Hình chữ nhật Hình thoi Hình bình hành Hình thangcân”, giáo viên sử dụng trò chơi “Ghép hình” để củng cố kiến thức cho học sinhtrước khi vào bài mới
Trang 8
Học sinh thực hiện trò chơi “Ghép hình”.
2 Trò chơi “Nhanh! Nhanh! Nhanh!”
Mục đích: Phần hình học trực quan là nội dung mới trong chương trình
GDPT 2018 môn Toán 6, các em dễ bị nhầm lẫn các đặc điểm nhận biết cáchình, nên trò chơi nhằm giúp các em giảm căng thẳng cũng như tạo hứng thútrong tiết hình học, phát huy tinh thần tập thể, phân chia nhiệm vụ cho nhau,đoàn kết trong tập thể, kích thích học sinh ghi nhớ lại kiến thức, rèn tác phongnhanh nhẹn hơn Trong trò chơi này, các vật liệu sử dụng làm đồ dùng được lấy
từ những vật liệu gần gũi, ít tốn kém Tên trò chơi thể hiện tính chất trò chơi là
ba nhanh: Suy nghĩ nhanh, chạy nhanh, nhớ nhanh, vận dụng cả trí óc và thể lực
Chuẩn bị: Số nhóm, số người, hình thức, hệ thống câu hỏi, luật chơi, các
tấm bìa có vẽ các hình đã học
Luật chơi: Chia lớp làm 3 đội chơi
- Lượt 1: Cử đại diện 1 em lắng nghe câu hỏi, sau đó chạy nhanh lên chọntấm bìa, nếu đúng sẽ được 5 điểm, sau đó học sinh đọc câu hỏi dán phía sau tấmbìa và các em còn lại của đội trả lời, nếu đúng cộng thêm 5 điểm nữa, tổng cộnglượt chơi đúng được 10 điểm Nếu sai, đội khác được quyền trả lời và có sốđiểm tương ứng
- Cứ thế, sau 7 lượt sẽ tiến hành tổng kết và có hình thức thưởng, phạt
* Hệ thống câu hỏi của trò chơi:
Câu 1: Em hãy tìm hình có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau?
Câu hỏi mặt sau: Nêu công thức tính chu vi hình vuông? (C = 4.a)
Câu 2: Em hãy tìm hình chữ nhật?
Câu hỏi mặt sau: Hãy kể tên 3 vật trong lớp học có dạng hình chữ nhật?
Câu 3: Tìm hình có 3 cạnh bằng nhau, ba góc ở đỉnh bằng nhau?
Câu hỏi mặt sau: Ta sử dụng công cụ nào để vẽ tam giác đều? (Thước vàcompa)
Câu 4: Em hãy tìm bình hành?
Câu hỏi mặt sau: Nêu công thức tính diện tích hình bình hành? (S = a.h)
Câu 5: Em hãy tìm hình thoi?
Câu hỏi mặt sau: Công thức tính diện tích hình thoi là gì? (S = 12m.n)
Trang 9Câu hỏi mặt sau: Nêu các đặc điểm nhận biết hình thang cân?
Học sinh thảo luận trả lời từng câu hỏi sau mỗi tấm bìa.
3 Trò chơi “Mê cung kì bí”
Mục đích: Giúp các em hứng thú hơn với môn học, tích cực trong hoạt
động nhóm Trò chơi này rất dễ chơi, dễ thiết kế lại phù hợp với nhiều đối tượnghọc sinh, đặc biệt có tác dụng rất tốt cho học sinh trung bình và yếu, rèn luyệntính
nhanh nhẹn, khả năng quan sát cho học sinh
Chuẩn bị: Số nhóm, số người, hình thức, luật chơi, các bảng in mê cung
Luật chơi: Chia lớp làm 8 đội chơi
- Mỗi đội chơi sẽ nhận được 1 bản mê cung (giống nhau)
- Các đội chơi sẽ thực hiện trả lời các thông tin, nội dung trong mê cung,đáp án chính xác là đường đi ra khỏi mê cung
- Đội nào thực hiện đúng hết các thông tin trong mê cung và ra khỏi mêcung sớm nhất là đội đó giành chiến thắng và mỗi thành viên trong đội sẽ đượccộng 1 điểm
*Ví dụ: Khi dạy bài “Phép cộng và phép trừ phân số”, giáo viên sử dụngtrò chơi để luyện tập củng cố kiến thức cho học sinh
Trang 10Học sinh đang tìm đường ra khỏi mê cung.
4 Trò chơi “Con số may mắn”
Mục đích: Trò chơi giúp học sinh ôn tập kiến thức một cách sâu sắc, thông
qua việc chơi trò chơi được chiếu trên màn hình powerpoint, tạo không khí vuitươi, nhẹ nhàng, từ đó khuyến khích các em tích cực chủ động hơn trong hoạtđộng học tập của mình
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số nội dung kiến thức cần thiết liên quan
đến bài học trình chiếu trên powerpoint
Luật chơi: Cả lớp được chia thành 4 đội chơi.
- Bốn đội cùng chơi lần lượt chọn một ô bất kỳ trong số 8 ô số từ 1 đến 8
có chứa 7 câu hỏi và 1 con số may mắn
- Nếu đội nào chọn vào ô chứa câu hỏi thì phải trả lời câu hỏi đó Nếu trảlời đúng được cộng 2 điểm Nếu trả lời sai không được điểm nào và các đội cònlại được quyền trả lời, đội nhanh nhất trả lời đúng được cộng 1 điểm
- Nếu đội nào chọn vào ô có con số may mắn thì đương nhiên có được 2điểm
- Kết thúc cuộc chơi đội nào có số điểm lớn hơn thì đội đó chiến thắng
*Ví dụ: Khi dạy bài “Số thập phân”, giáo viên sử dụng trò chơi để luyệntập kiến thức cho học sinh
Trang 11Câu 2 Con số may mắn!
Câu 3 Số đối của số thập phân -1,2 là số mấy?
Câu 4 Trong các số 2,1; -3,5; -1,25; -0,089, số thập phân âm là số nào?
Câu 5 Phân số thập phân
125100
được viết dưới dạng số thập phân số -0,125đúng hay sai?
Câu 6 Tôi là số đối của 19,2 Bạn hãy cho biết tôi là ai?
Câu 7 Có hai số -7,52 và -7,6 Bạn hãy cho biết số nào lớn hơn?
Câu 8 Phân số thập phân
891000
được viết dưới dạng số thập phân là số nào?
5 Trò chơi “Cuộc đua kì thú”
Mục đích: Trò chơi giúp học sinh ôn tập kiến thức một cách sâu sắc, thông
qua việc chơi trò chơi, tạo không khí vui tươi, nhẹ nhàng, từ đó khuyến khíchcác em tích cực chủ động hơn trong hoạt động học tập của mình
Chuẩn bị: Số đội, các câu hỏi, luật chơi, bảng vẽ đường đua.
Luật chơi:
- Bốn tổ là bốn đội chơi, từng bàn sẽ lần lượt tham gia trả lời các câu hỏi
Ví dụ: câu 1: bốn bàn đầu của 4 tổ tham gia trả lời, câu 2: 4 bàn thứ 2 của 4 tổtham gia, đến bàn cuối cùng thì vòng lại bàn số 1
- Các bàn của 4 tổ tham gia trả lời câu hỏi trong 45s, nhóm nào nhanh nhất
sẽ được trả lời, nếu trả lời sai thì nhóm khác được giành quyền trả lời Trả lờiđúng thì đội đó được tung xúc xắc và di chuyển trên đường đua theo số chấm
Trang 12trên xúc xắc Sau 45s, không có bàn nào trả lời được thì câu hỏi chuyển tiếp đếndãy bàn tiếp theo.
- Trong thời gian 15 phút, đội nào về đích trước thì đội đó sẽ giành chiếnthắng, nếu chưa có đội nào về đích thì đội đi được nhiều bước hơn sẽ là độichiến thắng Đội chiến thắng sẽ giành được 1 điểm cộng hoặc một phần quà maymắn
*Ví dụ: Khi dạy bài “Tính toán với số thập phân”, giáo viên sử dụng tròchơi để luyện tập kiến thức về các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số thập phâncho học sinh
Học sinh tham gia trò chơi “Cuộc đua kì thú”.
2.1.3 Vận dụng kiến thức vào các bài toán thực tế
a) Mục đích