Lý do chọn đề tài: Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặt biệt quan trọng đối với học sinh, giúp các em phát triển toàn diện hình thành những cơ sở thế giới khoa học.Trong đó Luy
Trang 11 Phần mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài:
Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặt biệt quan trọng đối với học sinh, giúp các em phát triển toàn diện hình thành những cơ sở thế giới khoa
học.Trong đó Luyện viết đoạn văn là một trong những phân môn có tầm quan
trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học nhất là học sinh lớp 2 Đối với học sinh lớp 2 thì đây
là một phân môn khó Bởi ở lứa tuổi của các em, đang ở bước đầu rèn nói, rèn viết
từ, viết câu, viết đoạn, mà vốn kiến thức và hiểu biết của các em còn hạn hẹp
Đồng thời, bên cạnh đó còn có một số khó khăn khách quan như điều kiện, hoàn cảnh sống của học sinh ở địa bàn Các em còn bị hạn chế về các hoạt động ngoại khóa nên việc diễn đạt ngôn ngữ kém, học sinh còn rụt rè, nghèo vốn từ ngữ Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung, học phân môn Luyện viết đoạn văn nói riêng Hiện nay đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, mỗi giáo viên đã không ngừng nâng cao chất lượng dạy học phát huy được năng lực học tập của các em Mục đích của việc dạy Luyện viết đoạn văn phải là khuyến khích và huấn luyện con người khả năng cảm thụ, tự do bộc lộ suy nghĩ, biểu cảm, kỹ năng sống, biết yêu thương, có trách nhiệm và gắn kết với cộng đồng
Dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ Dạy học Tiếng Việt giúp học sinh hình thành 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết Phân môn Luyện viết đoạn văn trong Tiếng Việt hội tụ đủ 4 kĩ năng trên Với mục tiêu rèn kỹ năng viết “ một đoạn văn ngắn” là yêu cầu cơ bản khá trọng tâm ở phân môn Luyện viết đoạn văn lớp 2 Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một phân môn khó Vì các em từ lớp 1 lên
và đến bây giờ các em mới làm quen với thể loại này Vốn từ, kỹ năng diễn đạt còn hạn chế Học sinh chưa hiểu sâu về nghĩa các từ ngữ và bản chất của câu nên khi viết một đoạn văn các em thường bộc lộ các yếu điểm về diễn đạt như : từ lặp lại nhiều, câu không rõ nghĩa, các câu trong đoạn văn còn lộn xộn, viết đoạn văn mang tính chất trả lời câu hỏi Học sinh thường rập khuôn theo sự hướng dẫn của giáo viên
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 ngay từ đầu năm học các em đã được làm quen với đoạn văn và được rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn Trong quá trình làm bài tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu Các em thường dùng từ sai, câu văn lủng củng hoặc có những bài làm đảm bảo về
số câu nhưng viết không đủ ý
Làm thế nào để giúp các em thực hiện được mục tiêu đã đề ra? Bản thân
tôi luôn cố gắng tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh của
lớp mình Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết
tốt đoạn văn.”
1.2 Điểm mới của đề tài:
Trang 2Biện pháp này do bản thân tôi trực tiếp nghiên cứu và đã sưu tầm, học hỏi
và tập hợp được một hệ thống giải pháp giải quyết tốt được việc giúp học sinh viết đoạn văn của lớp 2 có chất lượng
2 Phần nội dung
2.1 Thực trạng ban đầu:
Năm học 2023 - 2024 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2.3, tổng số học sinh là 29
Trong khi nghiên cứu đề tài này tôi đã tìm hiểu những khó khăn trong quá trình dạy - học của khối 2 của trường tôi và nhận thấy rằng:
- Trong tiết học, giáo viên quá chú trọng vào khâu truyền thụ kiến thức, xem nhẹ việc thực hành rèn luyện kĩ năng nói - viết cho học sinh theo các đối tượng
khác nhau Khi tổ chức các hoạt động trong giờ học, giáo viên chưa phân định
được hoạt động nào là trọng tâm Hình thức tổ chức dạy còn nghèo do giáo viên chưa thực sự đầu tư vào chất lượng của bài soạn
Trong thực tế hiện nay, việc rèn cho học sinh viết đoạn văn tốt chưa được giáo viên chú tâm nhiều Bên cạnh đó nhiều học sinh khi viết bài còn viết bừa, viết cẩu thả, không đúng yêu cầu, viết lan man , không đủ số câu, sai ý, trình bày ý lộn xộn, thiếu tự nhiên, sai nhiều chính tả Hơn thế nữa, một số em thiếu tự tin trong giờ luyện viết đoạn dễ dẫn đến hậu quả là các em chán nản, thiếu quyết tâm trong học tập Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm
và sáng tạo trong dạy học, phải thật kiên trì và nhẫn nại, giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn học Từ đó, giáo dục cho các em ý thức rèn luyện bài viết của mình đạt yêu cầu cao
- Khả năng tự tin nói trước lớp của các em không tốt, nhiều em còn thiếu tự tin, ngại nói trước lớp Khả năng viết của học sinh còn hạn chế do ở lớp 1 học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ tập nói hoặc viết câu hỏi nội dung theo chủ đề bài học hoặc tìm tiếng nói có âm vần vừa học Các em được ghép tiếng và nói những câu đơn giản, riêng lẻ có nội dung gần gũi với cuộc sống các em hoặc các bài tập đọc Đến lớp 2, các em đã phải viết đoạn từ 2 đến 3 câu rồi cao hơn từ 4 đến 5 câu kể
về một sự việc đơn giản mình cũng chứng kiến (tham gia) hoặc tả về người, vật xung quanh các em nên chưa có ý tưởng phong phú, sáng tạo Do vậy bài của các
em còn sơ sài Khi “Kể hay nói, viết về một chủ đề” nào đó theo các gợi ý ở sách giáo khoa thì các em diễn đạt còn lúng túng, vẫn còn học sinh yếu không nói (viết) được bài hoặc nói (viết) rất chậm
- Học sinh không được rèn luyện nói trước lớp thường xuyên nên khi bạn nói cũng không tập trung nghe Vì vậy khả năng phân tích nhận xét đánh giá bài bạn còn yếu chưa nói gì đến việc chữa lỗi giúp nhau
- Vốn từ ngữ, vốn sống, vốn hiểu biết của các em hạn hẹp,kĩ năng viết còn
chậm mà nội dung chương trình Luyện viết đoạn văn lớp 2 quá nặng, mỗi tuần
Trang 3đều có một bài viết nên các em còn bỡ ngỡ, chưa biết cách để viết Một số em còn viết sai lỗi chính tả, dùng từ lặp đi lặp lại, sử dụng dấu câu chưa đúng
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế của lớp tôi qua bài: “Em hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường”
Kết quả thu được của lớp tôi như sau:
Tổng số
HS
Bài viết đủ ý,câu văn hay, diễn đạt trọn ý
(HTT)
Nắm được yêu cầu của bài viết, viết đúng, trình bày rõ ràng (HT)
Chưa nắm rõ yêu cầu của bài viết, câu văn chưa rõ ý, lặp từ
nhiều (CHT) 29
lượng
Tỉ lệ
Bảng 1: Kết quả khảo sát viết đoạn văn đầu năm học
Qua thực tế và qua khảo sát đầu năm cho thấy việc rèn kĩ năng viết đoạn văn
cho học sinh là hết sức cần thiết Do đó tôi quyết định áp dụng “Biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn” nhằm rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh
kết hợp nâng cao chất lượng giáo dục
2.2 Nội dung:
Để giúp học sinh phát triển kĩ năng trong một tiết Luyện viết đoạn, giáo viên
không chỉ áp dụng duy nhất một phương pháp dạy học mà cần phải vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp với nhiều hình thức tổ chức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh để cuối cùng đạt được mục đích đó là học sinh hiểu bài và làm được bài Từ đó tôi đã rút ra được một số giải pháp và đã áp dụng thực tế vào việc rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp tôi khá thành công
2.2.1 Giải pháp thứ nhất: “Tăng cường vốn từ và sử dụng từ ngữ trong câu cho học sinh để viết tốt đoạn văn.
Tăng cường vốn từ
Mỗi đoạn văn là cả một thực tế sinh động diễn ra xung quanh các em Song
để có đoạn văn đạt yêu cầu của bài là cả một quá trình học sinh phải tư duy, phân tích, tổng hợp Giáo viên cần trang bị cho học sinh một số từ phù hợp với chủ đề hoặc văn cảnh
Ví dụ: Khi học về chủ đề “Mái ấm gia đình” ( Từ tuần 14 đến tuần 17) Với
rất nhiều những bài đọc thắm đượm tình cảm thương yêu trong gia đình cùng với những tiết học Luyện từ và câu cung cấp mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh Ngoài việc giúp học sinh hiểu rõ và nắm chắc người thân của mình là ai thì tôi còn khai thác và giáo dục tình cảm cho học sinh, nhấn mạnh cái hay cái đẹp của nội dung
Trang 4bài, hướng cho học sinh liên hệ với bản thân, người thân, gia đình của các em để các em sẽ dễ viết bài hơn
Ví dụ: Viết về gia đình có các từ như: đoàn tụ, sum họp, quây quần, …
Tả về dáng người:
+ Dáng người: mảnh khảnh, gầy gò, thon thả, mũm mĩm
+ Nước da: đen sạm, trắng hồng, mịn màng, ngăm đen
+ Khuôn mặt: trái xoan, đầy đặn, xương xương
Giáo viên cần cung cấp giúp các em có sự lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lí Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các
từ đồng nghĩa phù hợp với bài văn…
Ví dụ: Khi viết về cảnh biển buổi sáng có thể dùng các từ đồng nghĩa như:
bình minh, hửng đông, sớm mai
Để diễn tả mặt trời mùa hè có các từ: chói chang, gay gắt, đỏ rực, như
mâm lửa khổng lồ, như quả cầu lửa,
Tả về tiếng hót của chim: hót líu lo, hót véo von
GV cần chuẩn bị kĩ với một bài để hướng dẫn HS vận dụng những từ ngữ thích hợp vào bài viết
Để hỗ trợ cho học sinh, giáo viên cần cung cấp cho học sinh: Nhiều từ ngữ gợi tả, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình, …
* Cách sử dụng từ ngữ trong câu
Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết, ngữ pháp, các khái niệm từ và câu được hình thành thông qua thực hành luyện tập Chính vì vậy, việc tăng cường
sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để tìm hiểu yêu cầu của đề là rất cần thiết trong viết đoạn văn ngắn đối với các em
Ví dụ: Dựa vào các mẫu câu đã học như: “ Câu giới thiệu?”, “ Câu nêu hoạt
động?”, “ Câu nêu đặc điểm?” giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết những vấn
đề sau: Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?( hoặc cái gì?/ con gì)?, bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì (hoặc làm gì?/ như thế nào? (Đó chính là đảm bảo về hình thức cấu tạo) Người đọc, người nghe có hiểu nội dung chưa? (Đảm bảo về mặt nghĩa) Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn học sinh viết dấu chấm khi hết câu
Ví dụ: Mặt biển xanh, rộng thành mặt biển xanh ngắt và rộng mênh mông.
Nối các câu văn lại thành những từ ngữ liên kết như: và, thì, nếu, vậy, là,…
* Lưu ý: Học sinh viết đoạn văn tránh lặp từ lại nhiều lần mà phải thay
những từ ngữ lặp lại bằng từ có ý nghĩa tương tự
Trang 5Ví dụ: Bác Hồ thành Bác, Người,
Thay những từ ngữ thông thường thành những từ ngữ trau chuốt hơn
Ví dụ: Buổi sáng thành buổi sớm mai, buổi bình minh,…
Giáo viên nhắc nhở học sinh lưu ý giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng nói ngắn gọn, trọn vẹn ý, không nói câu cụt
Ví dụ: Khi nói về tình cảm của cô giáo với học sinh không nên nói : “ Tình
cảm của cô đối với em rất tốt” mà phải nói là “ Cô giáo rất yêu quý chúng em”
Ví dụ: Có học sinh viết đoạn văn như sau: “ Nhà em có nuôi một chú gà Nó
có bộ lông màu đỏ tía Nó gáy rất to Em rất yêu nó”.
GV có thể khuyến khích học sinh là “ Em viết bài khá tốt rồi, em cần trau chuốt các từ ngữ hơn để đoạn văn tốt hơn nữa” Từ những ý tưởng ban đầu của
học sinh , chúng ta sẽ hình thành một đoạn văn hay hơn nhé: “Chú gà trống nhà
em trông mới oai vệ làm sao! Toàn thân nó phủ một lớp lông vũ màu đỏ tía Sáng sáng, trống tía nhảy tót lên đống rơm đầu hè rướn cổ gáy vang ò ó o! Mỗi khi đi học về, em thường rải cho nó một ít thóc và vuốt ve cái đuôi dài, cong cong của nó” Khi đó, học sinh sẽ thấy được vẫn là ý tưởng cũ nhưng đoạn văn đã được lột
xác, thêm thắt những từ ngữ trau chuốt hơn làm cho đoạn văn đẹp hơn, nghệ thuật hơn
2.2.2 Giải pháp thứ hai: “Hướng dẫn học sinh hình thành đoạn văn trên
cơ sở các câu hỏi gợi ý và trình tự các bước khi viết đoạn văn ngắn.
Để tránh tình trạng học sinh không làm được bài hoặc viết lan man quá nhiều dẫn đến lạc đề, giáo viên cần giúp học sinh làm thế nào để viết đoạn văn và viết những gì trong đoạn văn ấy Trong mỗi bài đều có câu hỏi gợi ý rõ ràng và đầy đủ Để chuẩn bị cho những tiết viết đoạn văn thì cuối giờ của buổi học giáo viên có thể hướng dẫn các em đọc câu hỏi gợi ý sau đó về nhà suy nghĩ câu trả lời
để tiết hôm sau có thể viết được đoạn văn Đối với những bài không có câu hỏi gợi
ý giáo viên có thể soạn và cung cấp cho các em những câu hỏi gợi ý như:
Ví dụ:
* Bài viết về em và bạn chăm sóc cây
- Em và bạn đã làm việc gì để chăm sóc cây?
- Kết quả công việc ra sao ?
- Em có suy nghĩ gì khi làm xong việc đó ?
* Bài viết nói về một con vật mà em thích
Trang 6- Đó là con gì, ở đâu ?
- Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật ?
- Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu ?
* Bài viết kể về một việc làm tốt mà em hoặc bạn em đã làm.
- Em (bạn em) đã làm việc tốt khi nào ? Ở đâu ? Đó là việc gì ?
- Em (bạn em) đã làm như thế nào ?
- Em (bạn em) suy nghĩ gì khi làm việc đó ?
+ Giới thiệu một số bài văn hay của các bạn
Từ các câu hỏi gợi ý đầy đủ rõ ràng thì giáo viên cũng cần hướng dẫn cho học sinh trình tự các bước khi viết đoạn văn như sau:
Câu mở đoạn: Giới thiệu đối tượng cần viết (có thể diễn đạt bằng một câu) Phát triển đoạn văn: Kể về đối tượng có thể theo gợi ý, một câu gợi ý có
thể diễn đạt 2 đến 3 câu tùy theo năng lực của học sinh
Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ,
mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối tượng đó đối với cuộc sống, đối với con người
Ví dụ: Bài viết nói về một con vật mà em thích
- Đó là con gì, ở đâu ?
- Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật ?
- Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu ?
Câu mở đoạn
Giới thiệu về con
vật
Nhà em có chú mèo mướp Mi-Mi
Các câu phát triển
đoạn
- Hình dáng con vật
ấy có đặc điểm gì
nổi bật ?
-Hoạt động của con
vật ấy có gì ngộ
Bộ lông gồm ba màu trắng, đen, vàng rất đẹp Thân hình Mi
Mi mập Đầu nó tròn, hai tai dựng đứng để nghe ngóng Hai mắt nó long lanh xanh biếc như ngọc bích, trong đêm tối sáng quắc lên như hai hòn bi ve để dưới ánh mặt trời Chiếc mũi nó hồng hồng lúc nào cũng ươn ướt nhìn rất đáng yêu…
-Hàng đêm Mi ít ngủ mà thường đi lùng sục khắp trong nhà, ngoài vườn để bắt chuột
Trang 7nghĩnh, đáng yêu
Câu kết thúc
Nêu cảm nghĩ của
em
Em coi nó là người bạn thân nhất của em trong nhà Em sẽ
cố gắng chăm sóc Mi thật tốt để nó luôn khỏe mạnh
Từ các trình tự viết đoạn văn này với những dạng bài khác các em sẽ viết được đoạn văn đầy đủ không lan man lạc đề
2.2.3 Giải pháp thứ ba: “ Kết hợp và đổi mới các phương pháp, hình thức dạy học để giúp học sinh viết tốt đoạn văn.”
Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá nhân là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng
Để việc thực hiện có hiệu quả dạy học sinh viết tốt đoạn văn ngắn , giáo viên nên chủ động xếp học sinh ngồi gần nhau theo cặp đôi, để học sinh tự sửa cho
nhau Xưa có câu “Học thầy không tày học bạn” và “Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly” Chính vì vậy mà tôi tổ chức cho học sinh học tập hợp tác
như: Làm việc nhóm, làm việc theo cặp (Mà phương pháp dạy truyền thống chỉ làm việc trước lớp, làm việc độc lập) Giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ điều này trong học tập thì việc tổ chức cho học sinh cùng nhau học hỏi, cùng nhau thi đua, rèn luyện đó là việc làm tốt, nên làm Sau từng tuần, từng tháng, giáo viên tổng kết, tuyên dương từng em, từng “đôi bạn”
Ví dụ: Trong lớp 2.3 của tôi, tôi xếp những học sinh viết tốt đoạn văn về
cách trình bày, cách diễn đạt sẽ giúp đỡ bạn viết chưa tốt về cách diễn đạt, cấu trúc đoạn văn
* Kết hợp phương pháp quan sát và hỏi đáp: Kỹ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết đoạn văn: Quan sát trên lớp theo gợi ý, hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi chuẩn bị bài ở nhà, giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin sao cho việc quan sát được sinh động hơn Giáo viên cần khai thác kỹ tranh ảnh, hình ảnh, tập trung quan sát đặc điểm nổi bật của đối tượng, mục đích là giúp học sinh tránh được kiểu kể theo liệt kê Bên cạnh đó, tôi cũng hướng dẫn học sinh cách quan sát bằng các giác quan để cảm nhận một cách có cảm xúc về sự vật
2.2.4 Giải pháp thứ tư: “ Hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ các thông tin để viết tốt văn qua sơ đồ tư duy.”
Sơ đồ tư duy chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới, để mỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá
Trang 8trình tư duy theo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của sơ đồ tư duy
và tổng quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong nhóm do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình Như vậy sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học đã phát huy được tính sáng tạo, tối đa hoá khả năng của mỗi cá nhân đồng thời kết hợp sức mạnh cá nhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả Sơ đồ tư duy tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình một cách hoàn thiện hơn (Tôi thấy dạy học truyền thống người giáo viên chưa hướng dẫn các em làm được việc này) Cho nên tôi suy nghĩ và đưa ra những ý tưởng mới này với mục đích là giúp các em nhớ các thông tin về đoạn văn mà các
em đang cần viết , để từ đó các em sẽ hiểu được đầy đủ và viết tốt đoạn văn Với kinh nghiệm đó, tôi có thể thấy được việc sử dụng tư duy hoàn toàn có thể lan tỏa trong những thế hệ học trò mới, chỉ cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ của các thầy cô giáo
và các điều kiện hỗ trợ ở những môi trường giáo dục tốt
Ví dụ: Khi tả một chú gà, giáo viên cho hai em lên sắm vai, một em là
“Chú gà”, một em là “Người tả” Cùng lúc đó, giáo viên cho học sinh vễ sơ đồ trên vở nháp
* “ Người tả ” sẽ nói một câu để giới thiệu chú gà:“ Nhà em có nuôi một chú gà”
* Còn “ Chú gà” thì vừa nói vừa diễn tả: “ Tôi có bộ lông nhiều màu sắc Tôi có cái mào trên đầu Tôi gáy rất to…”
- Người tả lúc này nói về tình cảm của mình đối với chú gà: “ Em thường rải thóc cho gà ăn…”
- Hoặc có thể chỉ cần một em sắm vai “ Chú gà” Sau khi nghe tả và quan sát xong các em thành lập ra một sơ đồ như sau:
Từ đó các em đã nắm được đặc điểm của con vật cần tả mà phát triển
thành một đoạn văn
Chú gà ở nhà em Mào đỏ
Gáy to
Con gà
Lông nhiều
màu
Ăn thóc
Em yêu mến chú gà
Trang 92.2.5 Giải pháp thứ năm: Thực hiện tốt việc dạy học phân hóa đối tượng trong viết đoạn văn ngắn.”
Đặc điểm của dạy học phân hóa là phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức cũng như phát triển năng khiếu của học sinh, tạo động lực thúc đẩy học tập; biến niềm đam mê trong cuộc sống thành động lực trong học tập Dạy học phân hóa có thể thực hiện ở 2 cấp độ:
Phân hóa ngoài là sự tổ chức quá trình dạy học thông qua cách tổ chức các loại hình trường, lớp khác nhau cho các đối tượng học sinh khác nhau, xây dựng các chương trình giáo dục khác nhau (trường chuyên, lớp chọn)
Phân hóa trong là tổ chức quá trình dạy học trong một tiết học, một lớp học
có tính đến đặc điểm cá nhân học sinh, là việc sử dụng những biện pháp phân hóa thích hợp trong một lớp học, cùng một chương trình và sách giáo khoa
Với điều kiện thực tế của nhà trường tôi đã áp dụng dạy học phân hóa đối với học sinh như sau: Phân hóa giờ học theo năng lực căn cứ vào trình độ học lực
có thực của người học để có những tác động sư phạm phù hợp với người học Dựa trên trình độ trên chuẩn, đạt chuẩn, chuẩn chưa vững chắc mà giáo viên giao cho học sinh những nhiệm vụ tương ứng
Ví dụ: Viết 3 -5 câu kể lại hoạt động của con vật mà em quan sát được
Gợi ý:
- Em muốn kể con vật nào?
- Em đã được quan sát kĩ con vật đó ở đâu? Khi nào?
- Kể lại những hoạt động của con vật đó?
- Nêu nhận xét của em về con vật đó?
Với yêu cầu này các mức độ cần đạt của từng mức độ như sau:
Mức độ 1: chuẩn chưa vững chắc: Trả lời được ít nhất 3 câu hởi gợi ý
trên
Mức độ 2: đạt chuẩn: Viết được đoạn văn theo 4 gợi ý trên
Mức độ 3: trên chuẩn: Viết được đoạn văn theo gợi ý có hình ảnh so sánh, nhân hóa
Trong dạy học phân hóa cần tuân thủ quy trình 4 bước, gồm: Điều tra, khảo sát đối tượng học sinh trước khi giảng dạy; lập kế hoạch dạy học, soạn bài từ việc phân tích nhu cầu của học sinh Trong giờ dạy, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học, lựa chọn những hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học; kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình giảng dạy
Trang 10Để triển khai rộng rãi và có hiệu quả dạy học phân hóa thì các lực lượng tham gia công tác giáo dục cần nắm được bản chất của vấn đề, đồng thời phải thay đổi nhận thức trong xây dựng nội dung, chương trình cũng như trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá
2.2.6 Giải pháp thứ sáu: “Vận dụng sáng tạo việc dạy học tích hợp liên môn trong viết đoạn văn ngắn.”
Trong những năm gần đây, chúng ta thường xuyên được nghe đến cụm từ
“tích hợp trong giáo dục” Thực tế đó là tích hợp trong môn học và tích hợp liên môn Về khái niệm “tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học, còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạy học Dạy học tích hợp thì chắc chắn phải dạy kiến thức liên môn và ngược lại
Dạy học tích hợp mới là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan đến quá trình dạy học của một môn học như: Giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục môi trường; tiết kiệm và sử dụng năng lượng …
Ưu điểm của giải pháp này là làm cho lớp học sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú cho học sinh Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, tránh việc phải ghi nhớ kiến thức máy móc Học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các một học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán vừa không
có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng các kiến thức tổng quát vào thực tiễn Giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong dạy học giúp giáo viên bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm hơn
Ví dụ: Kể về một việc em đã làm để bảo vệ môi trường theo gợi ý:
- Em đã làm gì để bảo vệ môi trường ?
- Em đã làm việc đó khi nào? Ở đâu? Em làm như thế nào ?
- Lợi ích của việc làm đó là gì ?
- Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
Giáo viên có thể vận dụng môn Mĩ thuật: Cho học sinh vẽ một cây xanh theo ý thích và tô màu trước khi viết đoạn văn
Giáo viên có thể vận dụng môn Âm nhạc: Cho học sinh hát bài hát “Em yêu cây xanh hoặc bài Điều đó tùy thuộc hành động của bạn” trước khi viết đoạn văn
2.2.7 Giải pháp thứ bảy: “Tổ chức cho học sinh các hoạt động vui chơi:
“Học mà vui – Vui mà học”, qua các phong trào thi đua.”