1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lý do chọn đề tài:

1.1./ Cơ sở lý luận

Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc Như chúng ta đãbiết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi đượcnghe tiếng ru à ơi của mẹ Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻcho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ Bởi chính ở đâyâm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.

Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộmôn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồnhứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thựccho các hoạt động giáo dục khác Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thểtách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học “Giáo dụcâm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp

Mầm non và hơn nữa.Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, trong nhữngnăm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợpnhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quen giáo dục âmnhạc Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âm nhạc khôngchỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múadưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc Bên cạnhđó, giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngàyở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong làmquen văn học, hoạt động tạo hình, làm quen với toán, thể dục buổi sáng Nhờ đómà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên

1.2./ Cơ sở thực tiễn

Trong trường mầm non hoạt động âm nhạc một hoạt động được thực hiệnthường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầunối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnhmẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thườngnhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chítrẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung Mặt khác kỹ năng ca hát của trẻcòn hạn chế về giọng, về hơi, về âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệthuật của bài hát Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âmphát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọngchưa thật chủ động Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật Còn đối với giáo viên

Trang 2

chưa tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp,vẫn còn mang tính dậpkhuân, máy móc, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sốnghằng ngày ở trường Mầm non một cách hạn chế không sáng tạo chưa hiệu quả.

Tôi là một giáo viên mầm non, luôn tâm huyết với nghề dạy trẻ Tôi nhậnthấy trẻ em rất thông minh và linh hoạt Tôi luôn mong muốn truyền đạt thậtnhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt những khả năng vốn có Chính vìđiều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay,những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình Trong tất cả các môn họccủa trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đãmang nhiều thế mạnh

Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấntượng đẹp khi trẻ tới trường, tới lớp.

Vì tất cả những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được.

Chính vì những lý do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu “ Biệnpháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi ” với mục đíchđem đến cho trẻ những giờ học âm nhạc thật hấp dẫn và phong phú Từ đó đưara những biên pháp tốt giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp Tôi mongrằng, những kinh nghiệm của tôi sẽ đạt được kết quả cao trên trẻ và góp phầngiúp giáo viên thực hiện tốt chuyên môn của mình

2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu một số phương pháp , biện pháp nhằm nâng cao chất lượng

giáo dục âm nhạc cho trẻ 4- 5 tuổi lớp mẫu giáo trong trường mầm non, nhằm

tìm ra một vài kinh nghiệm tốt nhất và thực hiện một số vấn đề mới để trẻ phát

triển tốt khả năng nghe nhạc, khả năng ca hát và tạo điều kiện cho trẻ hoạt độngtư duy nhiều hơn, được tìm hiểu và được trải nghiệm trong những bài học đầutiên và tìm ra được một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy nhằm hình thànhkỹ năng ca hát,vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc cho trẻ.

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là sự cảm thụ âm nhạc của 23 trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổituổi ở Trường mầm non Phú Đông.

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm :

- Trên học sinh 4-5 tuổi lớp B4

Trang 3

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát,

- Phương pháp đàm thoại, trao đổi trực tiếp.- Phương pháp trực quan thính giác

- Phương pháp thực hành nghệ thuật

6 Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu:

- Một số biện pháp “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc chotrẻ 4-5 tuổi ” trong năm học 2019- 2020, cho 23 trẻ 4 tuổi lớp B4 trường mầmnon Phú Đông –Ba Vì – Hà Nội

- Tháng 9/2019 đến 10/2019: Nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượnggiáo dục âm nhạc cho trẻ 4 -5 tuổi trong các hoạt động hàng ngày ở lớp 4 tuổiB4 trường mầm non Phú Đông.

- Tháng 10/2019 đến tháng 4/2020: Thực hiện biện pháp nâng cao chấtlượng cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động âm nhạc ở lớp 4 tuổi B4 trường mầm nonPhú Đông.

- Tháng 5/2020 đến tháng 6/2020: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, hoàn thiệnsáng kiến kinh nghiệm.

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1 Cơ sở lý luận

Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộcsống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chínhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh.Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 4 tuổi trở lên thì trẻ đã cảm nhận đượcnhững bài hát và những điệu nhạc Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháulại ở nhiều mức độ khác nhau Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơkhi nhạc vang lên Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống,giáo dục của người lớn xung quanh Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phươngtiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tácđộng lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ.

Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ, giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm non một cách lôgich, có hiệu quả.

Trang 4

Bởi vậy, muốn thực hiện tốt việc lồng ghép phù hợp, nhuần nhuyễn, muốn có trò chơi mới trong hoạt động giáo dục âm nhạc hoặc trong các ngày hội ngày lễ chúng ta cần sử dụng đầy đủ 3 phương pháp cơ bản của giáo dục âm nhạc là :

Phương pháp quan sát : Là phương pháp quan sát và thu thập các mức độ

thỏa mái và tham gia của mỗi trẻ trong lớp

Phương pháp trực quan thích giác: là phương pháp đặc thù của giáo dục

âm nhạc, trong đó âm nhạc gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng,gần gũi trẻ.

Phương pháp đàm thoại , trao đổi trực tiếp: hướng đến ý thức của trẻ, đối

với trẻ, lời nói cụ thể và có hình ảnh của giáo viên là một trong những phương tiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dễ hiểu.

Phương pháp thực hành nghệ thuật : Trẻ hát, chơi trò chơi âm nhạc, vận

động, sử dụng nhạc cụ,… hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên.Cho nên ở đơn vị tôi công tác, việc tổ chức lồng ghép giáo dục âm nhạc trong các hoạt động từ thể dục buổi sáng cho tới hoạt động chiều cũng đã áp dụng và có hiệu quả rất rõ rệt Chúng tôi đã tự cải biên, sưu tầm, sáng tạo một sốphương pháp dạy âm nhạc có phần phong phú hơn.

2 Thực trạng:

2.1: Khảo sát thực tếa Những thuận lợi:

- 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, đa số đội ngũ giáo viênmầm non có tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất nghềnghiệp.

- Hầu hết đội ngũ giáo viên là người địa phương nên có nhiều thuận lợitrong công tác.

- 100% số trẻ đến lớp đều ăn ngủ bán trú tại lớp.

- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát có đầy đủ ánh sáng để trẻ học tập.

b Khó khăn:

*Về nhà trường, giáo viên và phụ huynh.

- Nhà trường chưa có phòng âm nhạc dành riêng cho trẻ - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của trẻ.

- Góc âm nhạc có nhưng còn sơ sài, chưa phong phú, chưa gây được sự hứng thú tham gia của trẻ.

- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc chưa được nhiều, đồdùng chưa đẹp, chưa phong phú, chưa sáng tạo để lôi cuốn hấp dẫn trẻ.

Trang 5

- Với giáo viên khi cho trẻ hoạt động âm nhạc vẫn còn mang tinh chất dậpkhuân, máy móc, chưa sáng tạo, chưa linh hoạt, chưa gây được cho các trẻ tronglớp mình lòng yêu thích say mê âm nhạc.

- Giáo viên còn hạn chế khi đưa ra các hình thức sáng tạo khi dạy trẻ.

*Về phía trẻ:

- Trẻ còn hạn chế về việc cảm thụ ,khả năng nghe và phân biệt âm nhạc chưa vận động đúng , còn e dè không tự tin

22.: Số liệu điều tra trước khi thực hiện

Qua khảo sát đầu năm tôi thấy khả năng cảm thụ âm nhạc của các cháu trong lớp tôinhư sau:

STTPhân loại khả năng của trẻ

Mức độ đánh giáTốt

(Tỉ lệ %)

Khá (Tỉ lệ%)

TB (Tỉ lệ

1 Trẻ mạnh dạn tự tin hát rõ ràng, chính xác.

6 trẻ26,1%

11 trẻ47,8%

6 trẻ26,1%2 Trẻ hiểu nội dung các tác phẩm âm

nhạc, biết cảm thụ âm nhạc.

5 trẻ21,7%

10 trẻ43,5%

8 trẻ34,8%

Trẻ vận động đúng đẹp theo đội hình, diễn cảm các động tác, phối hợp nhịp nhàng toàn thân với động tác tay và chân.

3 trẻ13,0%

10 trẻ43,5%

10 trẻ43,5%

4 Khả năng nghe và phân biệt âm nhạc của trẻ.

8 trẻ34,8%

8 trẻ34,8%

7 trẻ30,4%- Vậy làm thế nào để giúp trẻ học tốt bộ môn Âm nhạc là điều tôi khôngngừng suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình của bộ môn này.

* Nguyên nhân của thực trạng

Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệđạt được của trẻ còn thấp đó là:

Do trẻ thiếu hụt kiến thức âm nhạc từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé.Trẻ chưa được ôn luyện vân động theo nhạc nhiều.

Hình thức tổ chức lớp chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạtđộng.

Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn.

Trong hoạt động giáo dục âm nhạc, âm nhạc đóng vai trò chủ đạo, còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc Trước thực trạng của lớp, tôi

Trang 6

nghiên cứu, tìm ra “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ”.

-3 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc ở lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại trường mầm non Phú Đông.

3.1 Biện pháp1: Xây dựng môi trường học tập cho trẻ:

Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ

Mặt khác trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, xem băng đĩa, trẻrất hào hứng muốn vào góc âm nhạc để tự mình thể hiện mình, hát vận độngbằng các nhạc cụ, trang phục Vì vậy muốn trẻ thích thú hào hứng thì bản thântôi luôn làm mới góc nghệ thuật bằng nhiều hình thức để kích thích hứng thú củatrẻ Tôi thường xuyên chú ý sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường họcthoải mái cho trẻ.

* Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa

minh hoạ thì bằng mọi cách tôi phải bố trí trong lớp không gian rộng rãi để kíchthích trẻ thực hiện các động tác thoải mái, giúp trẻ hoạt động tích cực hơn.

Ngoài ra tôi luôn thay đổi cách bày trí góc âm nhạc thật sinh động theochủ điểm để gây sự thu hút tới trẻ.

* Ví dụ: “Thế giới động vật”: Tôi trang trí bằng những hình ảnh các con vật

sống động, con thì cầm đàn đánh, con thì thổi kèn, con thì đánh trống, con thìcầm micrô hát…

Từ những hình ảnh vui nhộn do cô và trẻ cùng trang trí trẻ rất muốn mìnhcó thể làm được như các bạn, được thể hiện tài năng của bản thân mình.

Chính vì lẽ đó góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âmnhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triểncác kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo Tại đây trẻ tự háthay tự vận động theo nhạc biểu diễn một mình hay cùng một nhóm bạn mộtcách thích thú.

Ngoài ra tôi còn chuẩn bị cả sân khấu di động cho trẻ để trẻ được biểu diễn,hoạt động sôi nổi nhằm giúp trẻ tự tin mạnh dạn hơn.

Ví dụ : Với hoạt động biểu diễn văn nghệ tôi đã trang trí sân khấu di độngđể trẻ được trải nghiệm và tự tin hơn

Minh chứng 1 : Hình ảnh trẻ được biểu diễn trong sân khấu di động

Và điều quan trọng hơn nữa để tạo hứng thú cho trẻ hoạt động âm nhạc thìphải chuẩn bị rất nhiều loại nhạc cụ, băng đĩa nhạc mầm non thuộc các chủ đềđể bật cho trẻ nghe trong góc, các trang phục được sắp xếp một cách khoa học ở

Trang 7

góc âm nhạc để trẻ dễ sử dụng, nhưng để có nhiều đồ dùng phong phú thì giáoviên phải tận dụng những nguyên vật liệu phế thải sẵn có dễ tìm để cô và trẻ cóthể tự tạo ra các dụng cụ âm nhạc hay trang phục biểu diễn

* Ví dụ: Tôi đã tận dụng những vỏ hộp sữa bột để làm trống cơm, những

mảnh xốp màu và giấy gói quà sinh nhật làm những chiếc quạt múa, những lonbia, vỏ thạch làm sắc xô cho trẻ gõ, giấy báo cũ bản rộng cắt thành những trangphục để trẻ biểu diễn.

Từ những đồ dùng tự tạo của cô, trẻ nhìn vào đó trẻ sẽ cảm thấy rất hứngthú càng muốn được tham gia hoạt động âm nhạc.

Minh chứng 2 : Hình ảnh góc âm nhạc

Bên cạnh việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động âm nhạc trong lớp ở gócnghệ thuật thì môi trường ngoài lớp học cũng rất quan trọng đối với trẻ như gócthiên nhiên, sân vườn trường, trong giờ đón trả trẻ, giờ thể dục sáng…

Cho nên việc tạo môi trường phù hợp, thoải mái không gò bó đã giúp trẻyêu thích, hứng thú, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc hay hình ảnh minhhọa cho trẻ có thể từ mình soi gương và chỉnh sửa các động tác, kích thích trẻhoạt động tích cực hơn.

Chú ý hơn đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai rèn luyện cho trẻ.

Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện theo nhạc, luyện giọng hát, và nghe hát… để giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác.

3.2 Biện pháp 2: Kích thích hứng thú với môn âm nhạc cho trẻ.

- Tôi vào bài một cách sinh động và vui vẻ để thu hút sự chú ý của trẻ.

Ví dụ: Với sự kiện “ Bé vui tết trung thu ” khi dạy hát với bài hát “Dước

đèn dưới trăng ”,tôi hóa trang, đóng vai và thực hiện các động tác “ chú cuội “đểgây sự hứng thú cho trẻ, từ đó trẻ chăm trú nghe và tập theo tôi một cách say mê, thích thú.

Minh chứng 3: Hình ảnh cô đóng vai cuội gây hứng thú cho trẻ.

Hoặc với sự kiện “chào mừng ngày 22/12” NDTT: Nghe hát: “Cháu hát vềđảo xa”

NDKH: Ôn vận động: Chú bồ đội TC: Ai nhanh nhất

Tôi sử dụng các đạo cụ như: Súng, trang phục bồ đội, nhạc bom đạn để gâysự chú ý cho trẻ và hướng trẻ vào hoạt động nghe hát.

Còn với tiết vận động “chú voi con ở bản đôn” cô có thể mời trẻ đóng vai chú voi con và trò chuyện và hướng trẻ vào hoạt động.

Trang 8

Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm.

Ví dụ: Khi trọng tâm là dạy hát thì tôi tổ chức cho trẻ hát to hay hát nhỏ, hát nối đuôi… dựa theo các hình thức khác nhau.

3.3 Biện pháp 3: Sáng tạo các loại nhạc cụ, học cụ âm nhạc cùng trẻ:

Âm nhạc là món ăn tinh thần đối với trẻ, nếu thiếu nó trẻ chỉ là “Nhữngbông hoa khô héo” Những nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc giúp trẻ thoảimái, học tập và hoạt động tốt, trí nhớ phát triển, trí tưởng tượng ngày càngphong phú Những âm thanh có tổ chức chặt chẽ cùng âm nhạc giúp trẻ pháttriển đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ

Ngoài ra giáo viên còn cung cấp nhiều nguồn âm thanh để trẻ kết hợp sửdụng cùng với trang phục như phách tre, các loại lon, vỏ thạch, hộp sữa, các loạiđá.

Từ những nguyên vật liệu phế thải sẵn có, dễ tìm, cô và trẻ có thể tự thiếtkế ra những đồ dùng, nhạc cụ sáng tạo.

Tôi sử dụng các nguyên vật liệu mở như: muỗng gỗ, thanh tre, ly nhựa, nắpthiếc, hộp sữa… để làm các nhạc cụ cho trẻ gõ đệm Chú ý sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu tạo ra âm thanh, để trẻ có thể cảm nhận tốt tiễng gõ đệm khác với nắp thiếc và khác với tiếng của nhựa.

Từ những nguyên vật liệu đó tôi có thể cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc “Âmthanh to - nhỏ” để giúp trẻ cảm nhận các âm thanh phát ra từ các loại đồ chơi khác nhau.

Ví dụ: Nắp sữa làm trống lắc, muỗng gõ, vỏ lon bia làm xắc xô,… và chú ý

trang trí đa dạng màu sắc để thu hút trẻ.

Minh chứng 4: Hình ảnh trẻ làm dụng cụ âm nhạc từ lon ,hộp

Để làm trang phục cho trẻ, tôi dùng các ống hút, mút bitis, giấy, lá cây tạo nhiều kiểu trang phục lạ mắt.

Ví dụ: Dùng giấy báo hay những loại giấy phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện

cho trẻ sáng tạo những kiểu áo, váy…Phục vụ vũ hội hoá trang, nhảy múa tự do.Mặt khác giáo viên cần quan tâm sưu tầm thể hiện phong phú các thể loạibăng nhạc thiếu nhi, mầm non, nhạc cổ điển…Các loại nhạc cụ dân tộc và mộtsố đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: Khăn, cờđuôi nheo, vòng đeo tay, những con rối, con búp bê bằng vải hay thú nhồi bônglàm bạn nhảy cùng trẻ.

Tất cả những đồ dùng đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấyvà sử dụng để kích thích tính tò mò ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âmnhạc một cách hào hứng, thoải mái.

Trang 9

Tóm lại góc âm nhạc với đầy đủ trang phục, nhạc cụ mở như vậy đã gópphần thu hút sự yêu thích âm nhạc một cách tự nhiên ở trẻ.

3.4 Biện pháp 4: Kết hợp môn âm nhạc với các hoạt động trong ngày:

Nghệ thuật âm nhạc còn được giáo dục trong các hoạt động khác như làm quen với văn học , hoạt động tạo hình, hoạt động thể chất , giờ chơi để làm giàu vốn kiến thức , kĩ năng của trẻ với nghệ thuật âm nhạc , đồng thời giúp giờ học thêm sinh động , hấp dẫn , tạo hứng cho trẻ

* Hoạt động làm quen với văn học :

Đề tài: Khi dạy trẻ làm quen với bài thơ “ Bó hoa tặng cô” của tác giả Vương Miện Quân , thơ “ Ảnh bác” của tác giả Trần Đăng Khoa …,cô giáo có thể cho nghe hoạc hát bài quà mùng 8/3 của tác giả Hoàng Long , bài “ Đêm quaem mơ gặp bác hồ “ sáng tác Xuân Giao … Để tăng cường sự cảm thụ nhịp điệubài thơ và khả năng cảm thụ âm nhạc

* Hoạt động đón trả trẻ:

Tôi chọn những bài hát, bản nhạc có nhịp độ vừa phải, sắc thái vui vẻ tronglời ca có ý nghĩa tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường vừa làm phong phú những ấn tượng trong đời sống âm nhạc của trẻ

Ví dụ như các bài hát có thể sử dụng như: Sáng thứ hai (sáng tác Mộng

Lân ) cho tôi đi làm mưa với (Sáng tác Hoàng Hà) … hoặc các bài hát nước

ngoài như Hello,a beautiful day …

* Hoạt động thể dục sáng :

Âm nhạc có nhịp độ phù hợp với nhịp độ các động tác của bài thể dục sẽ giúp trẻ cảm nhận nhịp điệu, tính chất của âm nhạc.

Ví dụ: Phần nhạc nào chậm thì dành cho động tác khởi động , thở hay điều

hòa giúp trẻ cảm nhaanh nhịp điệu chậm dãi thư thái Phần nhạc nhanh mạnh ,

dứt khoát thì dùng cho động tác bật , nhảy như bài con cào cào , thể dục sáng …

* Hoạt động ngoài trời:

Tùy vào hoàn cảnh , cô linh hoạt lựa chọn cho trẻ nghe những ca khúc có liên quan đến các sự kiện hoặc đối tượng trẻ quan sát nhắm tạo hứng thú, cảm xúc và trí tò mò của trẻ với sự vật hiện tượng , rèn luyện , làm phong phú những ấn tượng trong đời sống của trẻ

Ví dụ : Đi tham quan vườn hoa cô cho trẻ nghe bài Ra vườn hoa em chơi của Văn Tấn hoặc trẻ quan sát mưa cô trẻ nghe bài mưa rơi (dân ca xá)

*Hoạt động góc :

Trang 10

Góc âm nhạc được sử dụng để củng cố , rèn luyện kiến thức , kĩ năng hoạt động âm nhạc giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ có thể tự do sáng tạo thể hiện những bài hát , điệu nhảy mình thích

*Hoạt động ăn , ngủ :

Cô có thể cho trẻ nghe những bài hát dân ca , hát du để trẻ cảm nhận âm nhạc với giai điệu nhẹ nhàng , tình cảm , làm phong phú đời sống âm nhạc của

trẻ như : Bèo dạt mây trôi – dân ca quan họ Bắc Ninh Ru con – dân ca Nam

bộ Hoặc mẹ yêu con của tác giả Nguyễn Văn Tý …

*Hoạt Động Chiều :

Giáo viên có thể cho trẻ ôn hoặc vận động minh họa , múa lại những bài hátđã học , luyện kĩ năng hát , vận động cho trẻ nghe những bài mới , trò chơi mới

Minh chứng 5: Hình ảnh trẻ ôn vận động múa hoạt động chiều

Như vậy, âm nhạc kết hợp với các môn học khác, mọi lúc mọi nơi có tácdụng rất lớn đối với sự hình thành phát triển khả năng âm nhạc của trẻ và còngiúp trẻ mạnh dạn, tự tin làm cho đời sống của trẻ vui vẻ, hồn nhiên và đồngthời thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục.

3.5 Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động âm nhạc qua ngày lễ ,hội :

Tổ chức hoạt động âm nhạc qua các ngày lễ hội để trẻ tự tham gia các hoạt động đa dạng như múa , hát , biểu diễn tốp ca , hợp ca, song ca, cá nhân …Và trẻ có thể được thể hiện bản thân , tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc , Điển hình như học kỳ I của năm học 2019-2020 vừa qua trường tôi đã tổchức ngày “Ngày hội đến trường của bé”, “Bé vui Tết Trung Thu” Ở mỗi mộtngày hội, ngày lễ trường tôi đã dàn dựng để tổ chức các tiết mục văn nghệ vôcùng đặc sắc, sinh động và công phu

Minh chứng 6: Hình ảnh trẻ được biểu diễn ngày lễ khai trường

Trong các ngày lễ, hội thi, trường tôi có mời đông đủ phụ huynh tham dự.Nhận thấy nhiều phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả của con mình Điềunày có tác dụng rất lớn đến việc thu hút phụ huynh đưa con đến lớp mẫu giáo vàlòng tin đối với nhà trường Và cũng là để phụ huynh có hướng phát huy năngkhiếu ở trẻ Trong cuộc thi trẻ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào cáchoạt động có âm nhạc, trẻ thích biểu diễn và say mê với âm nhạc.

Ví dụ : Các cô sẽ tổ chức các buổi giao lưu giữa các lớp như một cuộc thiđể trẻ có sự cố gắng giúp trẻ tự tin ,Mạnh dạn hơn.

Minh chứng 7: Hình ảnh trẻ tham gia giao lưu văn nghệ

Đó cũng là một hình thức tuyên truyền về ngành học rất lớn Trẻ rất thíchtự làm và được khen, giúp trẻ phát triển trí tuệ, nhanh nhẹn, hồn nhiên, tự tin

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w