Tuy nhiên, thực tế giảng dạy cho thấy vẫn còn nhiều giáo viên chưa hiểu rõ bản chất của hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chưa biết cách tổ chức để phát huy được tính chủ động, t
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG MẦM NON TẢN VIÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG NGHE NHẠC VÀ HÁT ĐÚNG GIAI ĐIỆU CHO TRẺ
MẪU GIÁO NHỠ(4-5) TUỔI
“Một số biện pháp rèn luyện khả năng nghe nhạc và hát đúng giai điệu cho trẻ mẫu giáo nhỡ(4-5) tuổi”
Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Cấp học: mầm non
Tên tác giả: Kiều Khánh Trang
Đơn vị công tác: Trường mầm non Tản Viên Chức vụ: Giáo viên
NĂM HỌC: 2018 -2019
Trang 2A PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài
1 Cơ sở lý luận
Âm nhạc là con đường đi nhanh nhất, gần nhất đến tâm hồn, đến trái tim
của mỗi chúng ta nói chung và tâm hồn trẻ thơ nói riêng
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh , phát
triển thẩm mỹ quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm Đối với trẻ em âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ Giúp trẻ phát triển toàn diện, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào tiểu học Nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gấn gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích
Vì vậy hoạt động âm nhạc ở bậc mầm non cần được đầu tư, đổi mới sáng tạo…đổi mới cả về cách dạy và phương pháp dạy, tăng cường sử dụng đồ chơi ,
đồ dùng trong giờ hoạt động âm nhạc, tìm những trò hơi phù hợp, trang phục,
đồ dùng trực quan cũng nên thay đổi cho phù hợp và thu hút trẻ với từng hoạt động học
2 Cơ sở thực tiễn
Ở trường mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo âm nhạc là một trong những hình thức phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sụ tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ
Ca hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động Tuy nhiên, thực tế giảng dạy cho thấy vẫn còn nhiều giáo viên chưa hiểu rõ bản chất của hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chưa biết cách tổ chức để phát huy được tính chủ động, tích cực sáng tạo của trẻ, vẫn còn giáo viên khi thực hiệm các giờ hoạt động âm nhạc theo những nội dung mới
mà chưa chú ý đến hình thức tổ chức, đôi khi còn ôm đồm, tích hợp nhiều nội dung làm cho trẻ bị áp lực, cảm giác nặng nề trong giờ học
Trang 3Khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung) Mặt khác khả năng ca hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động Do đó trẻ hát chưa chuẩn xác một tác phẩm âm nhạc, Vậy làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc?
Chính vì những lý do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu “Một số biện
pháp rèn luyện khả năng nghe nhạc và hát đúng giai điệu cho trẻ mẫu giáo nhỡ(4-5) tuổi”
Trong quá trình thực hiện giảng dậy tôi đã cố giắng tìm tòi học hỏi chương trình của sở giáo dục đề ra , đi sâu vào chuyên đề phòng triển khai Bên cạnh
đó tôi không ngừng đúc rút kinh nghiệm của đồng nghiệp để đem kiến thức âm nhạc đến với trẻ thơ đạt hiệu quả cao nhất theo chương trình mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm
II Mục đích nghiên cứu:
Rèn luyện khả năng nghe nhạc và hát đúng giai điệu, giọng điệu một tác
phẩm âm nhạc cho trẻ mẫu giáo (4-5) tuổi
III/ Đối tượng nghiên cứu:
“Một số biện pháp rèn luyện khả năng nghe nhạc và hát đúng giai điệu cho
trẻ mẫu giáo nhỡ(4-5) tuổi”
IV Đối tượng khảo sát và thực nghiệm
-Với 35 trẻ lớp MGN (4-5) tuổi tại trường mầm non Tản Viên
V Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Từ tháng 09 năm 2018 đến hết tháng 05 năm 2019 và những năm tiếp theo
VI Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát, trao đổi
- Phương pháp thực nghiệm
+ áp dụng các biện pháp đề xuất
+ Kiểm tra, so sánh 32 tuần áp dụng các biện pháp đã đề xuất
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Trang 4B PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ
I Cơ sở lý luận
Trước khi muốn nâng cao chất lượng giáo dục thông qua hoạt động âm nhạc, chúng ta phải hiểu “ giáo dục âm nhạc” là gì? Để lý giải cho câu hỏi trên trước hết chúng ta thấy âm nhạc là một phần quan trọng trong việc giáo dục nhân cách con người, nó không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi chúng
ta đặc biệt là đối với trẻ thơ
Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc Khi nghe nhạc trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc ảnh hưởng bởi những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những
sự vật ,hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi… Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng…
Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp
Thật vô cùng quan trọng nhưng để hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho trẻ thì không phải là điều dễ dàng
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp rèn luyện khả năng nghe nhạc và hát đúng giai điệu cho trẻ mẫu
giáo nhỡ(4-5) tuổi”.Tôi đã trực tiếp áp dụng vào lớp mình
II Thực trang những vấn đề nghiên cứu
- Trẻ trong lớp nhanh nhẹn, mạnh khoẻ
- Chị, em đồng nghiệp giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
2 Khó khăn
Trang 5- Một số cháu chưa được học qua lớp (3 – 4 ) tuổi nên còn nhút nhát, rụt rè, khả năng nhận biết của các cháu về tất cả các lĩnh vực đều yếu hơn so với các bạn cùng trang lứa,
- Hoạt động chơi còn mang tính chất tự do không có nề nếp, không biết liên kết hợp tác với các bạn trong hoạt động chơi và học
3 số liệu điều tra trước khi nghiên cứu
Trước những khó khăn và thuận lợi của lớp (4-5) tuổi do tôi phụ trách, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của trẻ ngay từ đầu năm học, cụ thể
Bảng khảo sát đầu năm của trẻ ( 35 học sinh)
4 Trẻ nhớ tên tác giả , nghe
nhạc đoán tên bài hát
25,7 %
- Giáo viên chưa chủ động trong việc sáng tạo đồ dùng,đồ chơi
- Trình dộ sử dụng công nghệ thông tin để ứng dụng vào dạy học còn hạn chế
Trang 6- Chưa chú trọng đến rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, gò ép trẻ học hát theo kiểu ''Học thuộc lòng''
- Giáo viên chưa thực sự đầu tư về nghệ thuật, kỹ năng ca hát
- Chưa lựa chọn các tác phẩm âm nhạc khi giới thiệu với trẻ Các tác phẩm giới thiệu đến trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào chương trình chung Giáo viên chưa chịu khó sưu tầm các bài hát hay, có nội dung hấp dẫn khi đưa vào dạy trẻ
- Giáo viên chưa linh hoạt đưa việc tổ chức các nội dung giáo dục các hoạt động trong ngày, chưa biết tận dụng tối đa mọi khả năng để trẻ tiếp xúc với môi trường
Khi được phân công vào lớp đứng trước những thực trạng đã và đang tồn tại đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều với mong muốn tìm ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ cùng đồng cảm với những chia sẻ của tôi là ban giám hiệu nhà trường, bạn bè đồng nghiệp với phu ̣ huynh đã hết lòng
giúp đỡ cho tôi áp dụng“Một số biện pháp rèn luyện khả năng nghe nhạc và hát đúng giai điệu cho trẻ mẫu giáo nhỡ(4-5) tuổi” vào trong công tác giảng dạy
III “Một số biện pháp rèn luyện khả năng nghe nhạc và hát đúng giai điệu cho trẻ mẫu giáo nhỡ(4-5) tuổi”
1 Biện pháp 1:Tự nghiên cứu học hỏi để nắm chắc phương pháp giảng dạy bộ môn
Là người giáo viên có trình độ đại học đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non nhưng là một giáo viên trẻ đang trong độ tuổi sinh đẻ, chăm sóc con nhỏ như tôi chưa có nhiều thời gian trải nghiệm nên kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ của bản thân còn hạn chế,vậy làm sao để một giáo viên trẻ như tôi có đủ kinh nghiệm và sự tự tin khi lên lớp với trẻ đảm bảo truyền đạt kiến thức cho trẻ thật hiệu quả ,để làm tốt vai trò của một người giáo viên tôi nghĩ trước hết phải nắm vững tất cả các nội dung, phương pháp, mục đích yêu cầu, phải tổ chức tất cả các hoạt động theo trình tự của một hoạt động dạy Muốn được như vậy thì tôi phải tìm hiểu những kinh nghiệm của đồng nghiệp để áp dụng cho mình,tích cực đọc,nghiên cứu và tham khảo tài liệu đồng thời luôn tiếp thu trọn vẹn các chuyên đề âm nhạc ,cũng như các chuyên đề khác do huyện, nhà trường tổ chức
Trang 7Hình ảnh các tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu
Ngay từ đầu năm học, khi số liệu khảo sát cho thấy so với hoạt động âm nhạc sôi nổi,đầy hứng khởi tại sao trẻ lại không tích cực tham gia dẫn đến tỉ lệ trẻ học tốt hoạt động âm nhạc lại thấp chính thực tế trên đã làm tôi băn khoăn,trăn trở rất nhiều nên tôi đã xác định được rằng vai trò của giáo viên đối với trẻ trong hoạt động giáo dục âm nhạc là rất quan trọng Nhờ sự học tập,ý thức được trách nhiệm đó mà tôi dần nâng cao được nghệ thuật giảng dạy, tổ chức hoạt động dạy theo đúng phương pháp ,lựa chọn các bài hát để dạy trẻ và cô hát cho trẻ cùng những trò chơi âm nhạc theo đúng chủ đề,ngắn gọn dễ thuộc,có nhịp điệu vui tươi phù hợp với lứa tuổi của trẻ,gần gũi với cuộc sống ,không xa
lạ đối với trẻ từ đó để trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng không mang tính chất gò bó, áp đặt và nhồi nhét giúp trẻ thoải mái hào hứng tham gia vào bài học
Với xã hội không ngừng phát triển như ngày nay giáo dục luôn phát triển và phải thay đổi sao cho phù hợp với thời đại, chính vì vậy việc nghiên cứu,học tập là ý thức riêng của mỗi giáo viên, với tôi nhờ sự ham học hỏi, tự học, nghiên cứu sách vở đã giúp tôi bắt kịp được những đổi mới trong giáo dục ,nắm vững được phương pháp giảng dạy, sau những sự nỗ của bản thân bây giờ tôi đã tự tin hơn rất nhiều, có hình thức và phương pháp linh hoạt, sáng tạo nhờ đó mà hoạt động học nói chung và hoạt động âm nhạc nói riêng luôn đạt được kết quả cao
3 Biê ̣n pha ́ p 2: Ứng dụng công nghệ thông tin
Trang 8Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là một trong nhiều phương pháp dạy học tiên tiến hiệu quả thế nhưng để phát huy tốt nhất tính năng của CNTT vào từng hoạt động dạy và học đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải có năng lực, trình độ nhất định, quá trình ứng dụng luôn cần sự linh động, sáng tạo Trước kia khi CNTT chưa được áp dụng rộng rãi, giáo viên như tôi chưa được bồi dưỡng kiến thức về thiết kế giáo án điện tử, cách làm những video, những đoan phim ngắn phục vụ cho bài học.Tôi thường vào bài bằng cách đọc một câu đố, trò truyện hoặc sáng tạo lắm tôi cũng chỉ dùng tranh, ảnh minh họa theo lời bài hát đó là là những hình ảnh tượng trưng cho trẻ quan sát qua những cách vào bài đấy trẻ chỉ tích cực được phần vào bài và chỉ vài lần là trẻ lại nhàm chán và không hứng thú với bài học trẻ dẫn đến kết quả
hoạt động dạy không cao
Sau một thời gian ho ̣c tâ ̣p, nghiên cứu qua các chuyên đề và thực tế trên lớp tôi thấy việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy rất thuận tiện và hiệu quả cho việc học của trẻ, các hình ảnh xuất hiện rất sinh động, ngộ nghĩnh, chân thực rõ nét, trẻ thật sự bị thu hút và cuốn vào bài dạy một cách tự nhiên, hoạt động học của trẻ diễn ra sôi nổi,hào hứng ,tích cực xây dựng bài hơn rất nhiều so với trước kia chưa sử dụng công nghệ thông tin
VD: Chủ đề : Thế giới động vật
Dạy hát: “ Chim Vành Khuyên”
Với bài hát “ Chim Vành Khuyên” tôi đã xây dựng đoạn phim về nội dung bài hát có các con vật : Chim Chào Mào, chim Sơn Ca, chim Chích Chòe
+ Soạn giáo án powerpoint xuyên suốt hoạt động dạy:
* Gây hứng thú : Các con ơi, các con có muốn đi thăm quan vườn thú không nào? (mời trẻ ngồi quanh cô)
* Cô bật video những chú chim xinh đẹp được nuôi trong vườn thú và nuôi trong lồng tại gia đình cho trẻ xem
- Các con vừa được xem phim gì? các con thấy những chú chim xinh đẹp sống ở đâu?
* Hôm nay cô có mang đến cho các con một bài hát cũng có rất nhiều các chí chim đáng yêu và ngộ nghĩnh đấy để biết đó là bài hát gì cô mời cả lớp cùng nghe cô hát nào
* Khi tôi hát cho trẻ nghe một lần cùng kết hợp cử chỉ,điệu bộ,lần hai tôi hát cùng kết hợp những hình ảnh theo nội dung bài hát xuất hiện lần lượt trên máy tính
Trang 9Hình ảnh ứng dụng CNTT vào gây hứng thú cho trẻ
Khi dạy hát điều quan trọng nhất vẫn là xác định đúng giọng điệu của bài hát
để truyền đạt đến trẻ, khi trẻ hát đúng thì việc cảm nhận nội dung và giai điệu
sẽ dễ dàng hơn từ đó trẻ sẽ nhanh thuộc bài, tự tin thể hiện bài hát Khi cô nắm
chắc phương pháp và hình thức lên lớp cùng với khả năng ca hát sẵn có và việc
sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin đưa vào hỗ trợ bài dạy, việc dạy và học
của cả cô và trẻ diến ra rất dễ dàng, không áp lực khi dạy hết bài để chuyển
hoạt động trẻ còn đòi “ học nữa đi cô”
Tôi thấy việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy rất hữu ích nó giúp tôi
tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí đầu tư cho hoạt động dạy, tôi có
Trang 10thể sử dụng phần nhạc và hình ảnh cho trẻ học đi học lại nhiều lần vào mỗi buổi chiều vừa củng cố bài vừa cho trẻ được thư giãn
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã phát huy tính tích cực của trẻ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội của trẻ phát triển, hoạt động học đạt hiệu quả trên 90%
3 Biện pháp 3 : Nghiên cứu làm đồ dùng sáng tạo
Như chúng ta đã biết trẻ ở lứa tuổi mầm non rất hiếu động, thích tìm tòi, ham hiểu biết, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng nên trẻ rất tò mò thích được khám phá Bởi vậy trong các hoạt động học giáo viên không thể dạy chay mà khi dạy phải có đồ dùng trực quan, trước đây do các cô chưa sáng tạo và chưa có ý thức làm đồ dùng tự tạo phục vụ cho giờ học, giờ chơi nên đồ dùng trong lớp còn ít, hạn chế về số lượng, chưa đa dạng về màu sắc vì vậy trong năm học này được sự chỉ đạo của cấp trên và tham gia các cuộc thi làm đồ dùng tự tạo của nhà trường tổ chức nên việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi
đã phong phú về màu sắc, chủng loại,chất liệu trong đó bao gồm cả đồ dùng
đồ chơi mang tính sản phẩm công nghiệp và đồ dùng,đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu thiên nhiên hoặc vật liệu tái sử dụng như: vỏ hộp các tông, thìa nhựa,ống hút Ngay từ đầu năm học tôi phải kiểm kê lại đồ dùng của lớp xem còn thiếu những loại đồ dùng gì, đồ nào còn dùng được tôi sẽ sử lại, lau chùi sạch sẽ, những đồ còn thiếu tôi sẽ bổ sung
Lên kế hoạch làm đồ dùng được bổ sung vào hàng tháng và làm theo từng
sự kiện
Các vật liệu trên thường được tôi sưu tầm thu nhặt từ những cuộc đi chơi thăm quan ,dã ngoại Tuyên truyền với các bậc phụ huynh thu gom nguyên vật liệu phế thải như vỏ thùng đựng mỳ tôm, vỏ hộp bánh, lon bia , khúc tre …
+ VD: Làm xắc xô bằng lon bia :
Cách làm : Lấy lon bia dùng kéo sắc cắt lấy phần đáy hộp có độ cao khoảng 4-5 phân cho 3-4 viên sỏi vào trong sau đó lấy 2 phần đáy hộp ghép lại với nhau Chú ý khi cắt mép của hộp phải nhẵn không được lồi lõm sẽ không đảm bảo an toàn cho trẻ Và đây là hình ảnh của xắc xô làm bằng lon bia
Hoặc cô có thể lấy những vỏ quả dừa gáo (vỏ cứng đã lấy cùi) để tạo thành những chiếc mõ ,cô chuẩn bị cho trẻ những chiếc dùi tre để trẻ gõ,cho trẻ chơi trong giờ hoạt động góc trẻ sẽ có những trải nghiệm với những âm thanh được phát ra từ những vật gần gũi,quen thuộc
Trang 11Hình ảnh đồ dùng, đồ chơi âm nhạc
Trẻ rất nhứng thú và luôn bị thu hút lôi cuốn bởi những thứ có màu sắc sặc sỡ,lạ mắt chính vì vậy với những đồ đùng đồ chơi tự tạo do tôi làm ra như trên trẻ rất thích thú,khi tham gia vào góc nghệ thuật trẻ có thể tự tạo ra âm thanh từ những nhạc cụ đó như: đánh trống,gõ mõ,lắc xắc xô cho các bạn hát Qua những lần hoạt động góc tôi thấy việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động học cho các cháu là rất cần thiết nó là một phần hỗ trợ để hoạt động học của trẻ đạt hiệu quả cao
4 Biện pháp 4: Giáo dục âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi:
Thực tế giáo dục âm nhạc ở mẫu giáo cho ta thấy rằng năng lực tiếp thu thẩm mỹ về âm nhạc của trẻ không thể tự nó mà phát triển được, mà phải qua một quá trình: Học - chơi và mọi lúc mọi nơi dưới sự tổ chức của cô giáo trước đây tôi thực sự không chú trọng vấn đề này vì cứ nghĩ trẻ đến lớp chỉ cần ngồi ngoan, giờ nào việc đấy (đón trẻ cho trẻ vào lấy ghế ngồi đến giờ thể dục sáng thì cho trẻ ra thể dục ) thực sự tôi đã nhầm, với năm học 2018-2019 tôi đã thay đổi tư duy của chính bản thân tôi thấy trẻ lớp tôi thích được đi lớp, hát thuộc rất nhiều bài, nhảy múa cũng đẹp và sáng tạo , các cháu tự tin và mạnh bạo hơn rất nhiều
+ Hoạt động đón trẻ và thể dục sáng là việc làm hàng ngày nếu cứ như vậy trôi qua thì trẻ sẽ nhàm chán không thích đi học, cả cô cũng thấy mệt mỏi vì thực tế đó tôi đã đưa âm nhạc vào một số các hoạt động và thấy âm nhạc đối với cuộc sống là rất quan trọng