1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Skkn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Làm Quen Với Toán Về Số Lượng Và Phép Đếm Cho Trẻ 4 - 5 Tuổi Trường Mầm Non Lộc Tân.pdf

20 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Làm Quen Với Toán Về Số Lượng Và Phép Đếm Cho Trẻ 4 - 5 Tuổi Trường Mầm Non Lộc Tân
Tác giả Nguyễn Thị Hồng
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Thị Hồng
Trường học Trường Mầm Non Lộc Tân
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Báo cáo kinh nghiệm
Năm xuất bản 2017
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 6,49 MB

Nội dung

thì lĩnh vực phát triên nhận thức đặc biệt là hoạt động làm quen với toán nhằm hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về toán học là vô cùng quan trọng, là cơ sở, là tiền đề đề trẻ

Trang 1

1.MỞ ĐÀU

1.1 Ly do chon dé tài

Trẻ em hôm nay là thế giới của mai sau, việc bảo vệ và chăm sóc giáo đục trẻ

em là trách nhiệm của nhà nước của xã hội và của mỗi gia đình Việc giáo dục một cách toàn diện cho trẻ là một điều rất quan trọng và cần thiết Mục tiêu nội dung chăm sóc giáo dục mầm non hiện nay nhằm phát triển toàn điện, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người Đề thực hiện tốt chương trình giáo dục mam non, đòi hỏi phải giáo dục trẻ 5 linh vuc gồm: Phát triên nhận thức, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ thì lĩnh vực phát triên nhận thức đặc biệt là hoạt động làm quen với toán nhằm hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về toán học là vô cùng quan trọng, là cơ sở, là tiền đề đề trẻ tiếp tục tiếp thu kiến thức khó hơn ở bậc học trên

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nói:

“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”

Đúng vậy trẻ em luôn là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh Muốn cho trẻ em trở thành Người lớn theo đúng nghĩa của nó thì nhất định phải có tác động giáo dục của người lớn, ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc chảo đời Và hôm nay chúng ta đã dành tất cả những tình cảm yêu thương trìu mến nhất cho các bé Để những mam non

đó đâm chồi nay lộc, ra hoa, kết quả thì vườn ươm đầu tiên và sớm nhất chính là trường: mầm non Đến trường mầm non các bé được học tập vui chơi, được học các kiến thức văn hóa xã hội, chuẩn bị cho các bé hảnh trang bước vảo cuộc sống Với các bé cái gì cũng mới lạ, cái gì cũng hay cũng đáng yêu, mỗi khi nhìn thấy các bé mắt tròn xoe và hỏi cô ơi: tại sao? thế nào? Những khoảnh khắc

đó lại đọng lại trong tôi niềm cảm xúc yêu thương, trìu mến đến vô củng

Giáo đục mầm non là một trong những khâu quan trong trong những nắc thang hình thành nên nhân cách con người Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao vả luôn luôn cải tiến phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và chăm sóc, giáo dục trẻ

Đổi với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo nhưng không vì thé ma chúng ta sao nhãng việc cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, sớm hình thành cho trẻ khả năng tìm tòi, khám phá về thế giới xung quanh, mối quan hệ tự nhiên - xã hội thông qua các hoạt động khác như: Khám phá khoa học, tạo hình,

âm nhạc, văn học trong đó Toán là một hoạt động không thể thiếu trong việc phát triển toàn diện cho trẻ, nó đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực đời sống

xã hội hiện nay, đòi hỏi con người phải có vôn hiểu biết về toán học nhất định Hướng dẫn trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đăng là một cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ khả năng quan sát, so sánh, phân tích, phát triển ngôn ngữ và tư duy lôgic, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ thuở ấu thơ Song

để phát huy được khả năng đó thì không thể thiếu được sự giúp đỡ của người lớn, đặc biệt là cô giáo phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm cơ

bản ban đầu về kiến thức toán học phải xuất phát từ đễ đến khó từ đơn giân đến

Trang 2

phưc tạp từ trực quan đến trìu tượng

Trong những năm gần đây trường mầm non Lộc Tân chúng tôi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, các hoạt động học được hệ thống hoá nhằm cung cấp đến cho trẻ những kiến thức vừa mới vừa nhẹ nhàng Trong đó hoạt động cho trẻ làm quen với Toán là một hoạt động không thẻ thiếu được Qúa trình dạy trẻ làm quen với toán học theo phương pháp và hình thức tổ chức như trước đây tôi thấy mục tiêu yêu cầu đặt ra cứng nhắc, không dựa vào khả năng nhận thức của trẻ cho nên trẻ không hứng thú tích cực tham gia hoạt động Đặc biệt hình thức tổ chức chưa phong phú, không tạo cảm giác thoải mái mà gây căng thăng, gò bó đối với trẻ nên kết quả giờ học chưa cao

Chính vì vậy, bản thân tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nào tốt nhất, hiệu quả nhất đề tổ chức các hoạt động đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen với Toán đạt kết quả cao hơn nên tôi đã chọn đề tải “Mộ số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán về số lượng và phép đếm cho trề 4 - 5 tuổi trường mâm non Lộc Tân” đễ giúp cho trê học tốt hoạt động làm quen với

toán hơn

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán về số lượng và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Lộc Tân

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Một sô biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán về số lượng và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Lộc Tân

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu nhập thông tỉn

- Phương pháp thống kê, sử lý só liệu

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp sử dụng trò chơi

2 NOI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận

“Làm quen với toán” là một trong những hoạt động quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, là bước đầu hình thành những biểu tượng toán sơ đăng ban đầu Thông qua việc hình thành biểu tượng ban đầu

về tập hợp số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng trong không gian, bồi dưỡng cho trẻ khả năng tìm toi quan sat, so sánh, phát triển ngôn ngữ rèn luyện phát triển tư đuy và một số thói quen cân thận, chính xác

Qua các giờ hình thành biểu tượng toán ban đầu đã chính xác hóa biểu tượng, những tri thức và kĩ năng cần thiết cho trẻ, rèn và củng có tri thức, kĩ năng về tập hợp số lượng, phép đếm đo đó trong giờ dạy cô đã cung cấp chính xác hóa tri thức mà trẻ đã có Toán học là phương tiện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vì trong giờ học toán trẻ phải trả lời câu hỏi cô đặt ra, trẻ còn được nêu câu hỏi thắc mặc của mình, ngoài ra trẻ sử dụng ngôn ngữ toán thường xuyên sẽ giúp trẻ hiểu được chính xác không sợ nhầm lẫn

Trang 3

Toán học còn góp phân phát triển khả năng chú ý lâu bền của trẻ va chú ý có chủ định của trẻ, rèn luyện va phát triển tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, góp phần hoàn thiện phat trién năng lực cảm giác thúc đây sự ham hiểu biết của trẻ, trong quá trình tiếp thu kiến thức của trẻ phải có sự tham gia tích cực của giác quan mà chủ yêu là thị giác, xúc giác sau đó dùng ngôn ngữ để khái quát những nhận biết đó Trẻ có khả năng đếm thành thạo trong phạm vi 10 năm vững thứ tự gọi tên các số, trẻ hiểu số cuối cùng được gọi trong phép đếm chỉ số lượng trong tập hợp đó Trẻ còn biết thêm bớt thành thạo trong phạm vi 5, mỗi số lớn hơn só liền trước là một đơn vị Qua đó giúp trẻ dé dàng trong quá trình nhận biết các đồ dùng trong thực tế, phát triển được trí thông mỉnh ngay từ tuôi ấu thơ tạo tiền đề cho trẻ bước lớp lớn được đễ dàng hơn Hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở Trường Mầm non Lộc Tân chúng tôi đã thực hiện tương đối tốt nhưng vẫn còn một số khó khăn không nhỏ một phần do phụ huynh chưa quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục con em, một phần do cơ

sở vật chất, trang thiết bị đồ đùng chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục, nhất là đồ dùng đề tổ chức một hoạt động cho trẻ làm quen với toán

Vì vậy đề tô chức hoạt động “Lam quen với toán” cho trẻ mầm non đạt hiệu quả cao không phải là vân đề đơn giản Đặc điểm tâm sinh lí trẻ em lứa tuổi mam non là trẻ nhanh nhớ nhưng cũng rất chóng quên tư duy của trẻ lả trực quan minh hoạ nhận thức đang ở mức độ đơn giản, trong khi đó hoạt động làm quen với toán rất khô khan, cứng nhắc, khó hiểu và không mấy lôi cuốn trẻ hứng thú vào hoạt động, làm cho việc tổ chức giờ học toán không may hiệu qua và nhàm chán Trước nhu cầu phát triển của trẻ, chúng ta cần trang bị cho trẻ vốn kiến thức đơn giân về hoạt động tô chức cho trẻ làm quen với toán như: Trả lời chính xác, đủ ý các câu hỏi của cô, hiểu được các biểu tượng toán học, nhằm phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, tạo tiền đề cho trẻ phát triển toàn diện nhân cách Việc nâng cao chất lượng dạy toán sẽ giúp cho trẻ phát tiên trí tuệ một cách tốt nhất, tuy nhiên khó khăn lớn nhất đối với giáo viên là làm sao

để dạy trẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trìu tượng nhưng lại phải phủ hợp với khả năng nhận thức của trẻ Đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, tạo môi trường cho trẻ hoạt động giúp trẻ lĩnh

hội kiến thức đễ đảng nhằm hình thành những kiến thức ban đầu về số lượng và

phép đếm cho trẻ từ đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động toán và tiếp thu kiến thức một cách chủ động, đây chính là những vân đề mà tôi cần quan tâm nhất đề đem lại hiệu quả cao trong khi tổ chức cho trẻ làm quen với toán

2.2 Thực trạng

* Thuận lợi

Trường mầm non Lộc Tân nằm ở giữa trung tâm xã, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, có bề dày kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, trường đã có nhiều năm liền đạt thành tích cao trong công tác quản lý và giảng dạy Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình trong công tác và 100 % đạt chuẩn và trên chuẩn của ngành về chuyên môn nghiệp vụ nên rất thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức đạy học Năm học 2016 - 2017 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4 - 5 tuổi

Trang 4

với tông số 47 cháu (23 cháu nam, 24 cháu nữ) với độ tuổi đồng đều, trẻ ngoan ngoan hồn nhiên, hội cha mẹ học sinh luôn ủng hộ nhiệt tình mọi hoạt động của trường lớp

Ban giám hiệu thường xuyên thăm lớp dự giờ, khảo sát chất lượng đề đánh giá chất lượng dạy và học Nhà trường đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học

Bản thân là giáo viên trẻ rất yêu nghề, mến trẻ, có ý thức học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu tải liệu đề đưa ra biện pháp tốt nhất nhằm chăm sóc giáo đục trẻ một cách toàn diện

* Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi còn gặp không ít những khó khăn như sau:

Xã Lộc Tân có địa bàn dân cư rộng thôn xóm ở cách xa trường, đa số trẻ có

bố mẹ đi làm công ty nên để gặp và trao đổi với phụ huynh là rất khó, nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế chưa quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục

con em mình

Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi còn hạn chế chưa đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay

Việc hướng dẫn và tổ chức một số hoạt động học của giáo viên còn thiếu tự tin hay gò bó, áp đặt trẻ, chưa phát huy tính tích cực của trẻ

Sự phát triển khả năng về toán học tuy cùng một lứa tuổi nhưng lại ở một mức

độ khác nhau nên khả năng nhận thức kiến thức sơ đăng về toán của trẻ không đồng đều, một số trẻ còn nhút nhát không mạnh dạn nói lên sự hiểu biết của mình về toán nên còn hạn chế kéo theo không ít đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

* Kết quả thực trạng

Bảng 1: Khảo sát thực trạng

Mức độ trên trẻ

Nội dung khảo sát O g trê 2 Giỏi lồi Kha chá binh Yeu Kem cé

so| , Số | „ so] , so] , so | ,

tré “ trẻ “ trẻ “ trẻ “ tré “

Trẻ hứng thú tham gia

Khả năng ghép tương

ứng I-1 47 |9 |19/1|11 | 23,4 |25 |532 |2 |4.3 0 |0

Khả năng đêm, so sánh,

thêm bớt, chia nhóm |47 |§ 17 1I | 23,4 | 26 | 55,3 | 2 4.3 0 |0

trong phạm vi 5

Khả năng vận dụng vào

thực tê 47 | 11 | 23.4} 11 | 23.4 |24 |SI.1 |1 21 |0 |0

Qua bảng khảo sát thực trạng trên ta nhận thấy rang:

Trẻ hứng thú tham gia học toán có tỉ lệ rât thâp: Giỏi 19,1 %, khá 21,3 %,

trung bình 52.3 %, yêu 6,4%

4

Trang 5

Bên cạnh đó khả năng ghép tương ứng 1-1: Gidi 19,1 %, Khá 23.4%, trung

bình 53.2 %,yếu 4,3%

Khả năng đếm, so sánh, thêm bớt, chia nhóm trong pham vi 5: Gidi 17 %, kha

23.4%, trung bình 55,3%, yếu 4,3%

Khả năng vận dụng vào thực tế: Giỏi 23,4%, khá 23,4 %, trung bình 51,1%,

yếu 2.1%

Với kết quả khảo sát trên thì chất lượng trẻ đạt yêu cầu còn thấp so với mục tiêu chung của ngành đề ra

Nguyên nhân:

- Tạo môi trường xung quanh lớp học chưa thực sự phong phú theo chủ đề

- Mặc đù đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ nhưng chưa phong phú đa dạng về chủng loại, màu sắc, hầu hết là đồ dùng, đồ chơi tự làm nên tính khoa học và thẫm mỹ chưa cao

- Giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động theo hướng tích hợp của chương trình giáo dục mâm non Chưa phát huy ở trẻ tính chủ động tìm tòi, sáng tạo trong các hoạt động, thậm chí cô còn gò bó áp đặt trẻ

- Chưa thường xuyên tô chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán mọi lúc mọi

nơi

- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến hoạt động làm quen với toán Chính vì vậy tôi mạnh dạn cải tiến nội dung phương pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với toán về số lượng và phép đếm làm đề tài nghiên cứu cho mình Nhằm mang đến cho trẻ những gì thiết thực nhất từ hoạt động làm quen với toán học Góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Để cho hoạt động làm quen với toán không còn là hoạt động khô khan, nhàm chán mà mãi mãi là động lực lôi cuốn thuyết phục trẻ

2.3 Các giải pháp và biện pháp

2.3.1 Các giải pháp

- Nâng cao chất lượng làm quen với toán về số lượng và phép đếm cho trẻ 4 - 5 tuôi trường mầm non Lộc Tân

- Tăng cường làm đồ dùng đồ chơi

- Tổ chức hoạt động làm quen với toán dưới hình thức nâng cao

- Làm tốt công tác phối hop tuyén truyén

2.3.2 Cac bién phap tô chức thực hiện

Biện pháp 1: Tạo nề nếp, thói quen trong hoạt động làm quen với toán Vẫn biết rằng trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học” nhưng vấn đề nề

nếp thói quen trong giờ học đối với trẻ cũng vô củng quan trọng, quan trọng hơn

nữa là giờ cho trẻ làm quen với toán, nêu không có nê nếp thói quen thì chắc chắn rằng việc lĩnh hội kiến thức vô cùng khó khăn vì kiến thức trẻ cần tiếp thu

ở hoạt động làm quen với toán phải chính xác

Nề nếp là một việc làm đầu tiên đề giúp trẻ có ý thức kỉ luật tốt trong mọi hoạt động Thế nên đầu năm học tôi rất chủ trọng vào việc rèn nề nếp cho trẻ như giáo duc trẻ: Ngồi học ngoan chú ý nghe cô giảng bài Tôi phân lớp thành 3

tổ, trong tổ có cháu ngoan, cháu chưa ngoan, cháu học giỏi, cháu học khá, cháu

Trang 6

học trung bình, các cháu học chưa ngoan sẽ bắt chước bạn học ngoan đề được

khen

Rèn cho trẻ nếp ngồi học ngay ngắn, khi muốn phát biểu phải giơ tay khi đứng dậy phải thưa cô và nói đủ câu, đi lại nhẹ nhàng không lê dép, không chạy

Chính vì vậy tôi luôn đặt ra cho mình một nguyên tắc là cần phải tập nề nếp thói quen trong giờ học toán, như tập cho trẻ các hiệu lệnh theo tay cô, theo lời nói của cô, tập cách ngồi, hình thức ngồi để tiện việc theo dõi và làm cùng cô

Vĩ dụ: Khi dạy trẻ về số lượng 3 tôi tập cho trẻ nề nếp ngồi cách nhau ngồi hình chữ u, không tranh nhau, không ngồi sát nhau, không lấy đồ dùng của bạn, chú ý nghe cô đề xếp đồ dùng tạo nhóm theo cô

Từ việc tạo cho trẻ có nề nếp trong giờ học toán mà lớp tôi đa số trẻ đã thực hiện tốt mọi yêu cầu cô đề ra trong giờ hoạt động Tôi đã thành công trong việc rèn nề nếp cho trẻ trong những tháng đầu, các cháu đã có một nề nêp tốt không

gò bó, học hành tâm lý thoải mái nhưng rất có nề nếp

Biện pháp 2: Làm đô dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động làm quen với toán

Đồ dùng, đồ chơi đối với trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là đối với hoạt động cho trẻ làm quen với toán, bởi vì tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan minh hoạ, trẻ học được, tiếp thu được, thể hiện được khả năng hiểu biết của mình cũng phải phụ thuộc vào đồ dùng trực quan, nếu không có

đồ dùng trực quan cô và trẻ không thê thực hiện được giờ làm quen với toán Đồ dùng đồ chơi giúp trẻ hình thành kĩ năng như so sánh, tạo nhóm, XẾp, cắt, đán, đếm, giúp trẻ diễn đạt bằng lời nói, tăng cường ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ Chính vì vậy khi tô chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán tôi phải nghiên

cứu kĩ đề tài để làm đồ dùng đồ chơi đẹp và sinh động, an toàn phủ hợp với đề tải

để thu hút được sự hứng thú của trẻ

Ví dụ: Chủ đề: Gia đình

Tôi đã chuẩn bị mô hình đồ dùng gia đình được cắt ra từ xốp Tận dụng các nguyên vật liệu như chai dầu gội, dầu rửa bát đề làm ca cốc, soong nồi, làm các chiếc xe bằng hộp sữa hay áo quần được cắt từ những loại bìa cứng, hay nhặt vỏ ngao rồi phun màu trang trí cho trẻ so sánh nhóm ngao màu xanh và nhóm ngao

màu đỏ

Ngoài ra một số sản phẩm của cô và cháu cùng làm và tạo thành những đồ dùng quen thuộc

Vĩ dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật”, đề tài: Đếm đến 3, nhận biết các nhóm có 3 đối

tượng Tôi tự làm mô hình các loại cây để xung quanh lớp và yêu cầu trẻ tìm nhóm cây có số lượng là 3 và gắn thẻ số tương ứng

Vi du: Cha dé: Nghề nghiệp

Đề tài: Đềm đến 4, nhận biết các nhóm có 4 đối tượng, nhận biết số 4

Tôi đã làm được rất nhiều cuốc xẻng, cào, bay bằng vỏ hộp của chai đầu sunlai, cho trẻ đếm và thêm bớt, trẻ rất thích thú vì những đồ đùng đó lạ mắt và dep, gây cho trẻ hứng thú vào hoạt động

Hoặc những đề tài toán khác nếu không có đồ đùng trực quan thì trẻ cũng sẽ không thể thực hiện được

Trang 7

Vĩ dụ: Khi dạy trẻ về số lượng 4 cô phải chuẩn bị đầy đủ cho trẻ 4 đồ dùng của 2 nhóm, chuẩn bị đồ dùng của cô, các nhóm đồ dùng đề xung quanh lớp

Khi tổ chức các trò chơi trong hoạt động làm quen với toán không có đồ dùng trực quan trẻ không được trải nghiệm dẫn đến hạn ché qua trình tiếp thu của trẻ

Vi du: Khi tô chức trò chơi ôn số lượng 4 “Bé nào nhanh mắt" mục đích của cô là muốn trẻ nảo có mũ 4 bông hoa thì tìm về bạn có mũ 4 chấm tròn

Nhưng nếu cô không chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho mỗi trẻ thì trẻ không thé thực hiện được trò chơi

Chính vì vậy đồ dùng, đồ chơi nhất thiết phải đầy đủ trong các hoạt động học đặc biệt là hoạt động toán, không những đủ mà còn phải đẹp phù hợp với trẻ, với chủ

đề và với đề tài đang học, và điều quan trọng nữa là đồ dùng đồ chơi phải tuyệt đối

an toàn đối với tính mạng của trẻ

Hình ảnh 1 Đồ dùng, đồ chơi tự tạo

Bản thân tôi đã thực hiện làm và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ chính vì vậy đã lôi cuốn được trẻ vào hoạt động tôi cũng tự tin nhiều hơn khi truyền thụ kiến thức đến với trẻ, hoạt động toán đã đạt kết quả cao hơn

Biện pháp 3: Tạo môi trường trong lớp học

Tạo môi trường làm quen với toán là điều kiện không thể thiếu trong quá trình hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ mam non Học phải di đôi với hành, học phải đi đôi với cuộc sống thực tiễn, do đó cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với toán không chỉ đừng lại ở hoạt động học mà còn cần có môi trường tốt

để cho trẻ được hoạt động, rèn luyện kỹ năng đã có, giúp trẻ khắc sâu kiến thức

cũ và mở rộng thêm tri thức mới

Để tạo một môi trường học tập tốt cho trẻ tôi dành nhiều thời gian cho việc trang trí lớp, tôi thường xuyên thay đổi, bố trí và sắp xếp lại lớp học, tạo môi trường học toán một cách phong phú, phủ hợp theo chủ đề nhằm gây hứng thú cho trẻ giúp trẻ làm quen với toán mọi lúc, mọi nơi Đó là việc làm tôi cho là hết sức quan trọng và tôi tạo ra môi trường làm quen với toán như sau:

Làm góc mở cho trẻ làm quen với toán, trang trí lớp tôi dành một khoảng tường có diện tích vừa phải, vừa tầm với trẻ địa điểm tôi chọn dễ gây sự chú ý ý của trẻ và nhất là đối với các bậc phụ huynh phía trên là khoảng tường đó tôi đề dòng chữ “Bé vui học toán”

Vi du: Ở chủ đề thế giới động vật cho trẻ gắn tranh con vật, sau đó cho trẻ đếm

số lượng các con vật, tìm thẻ số tương ứng gắn vảo

Hình ảnh 2 Góc mở cho trẻ làm quen với toán

Ở góc học toán tôi để những những quyền vở bé làm quen với toán, các chữ

số, hộp, hạt, que tính và một số đồ dùng khác, chúng được thay đổi theo từng chủ đề tránh sự nhàm chán ở trẻ

Những sản phẩm của góc bé học toán phải là cô và trẻ cùng làm, được tận dụng những vật liệu sẵn có ở địa phương và vận động phụ huynh đóng góp Việc trang trí tạo môi trường học toán cho trẻ ngay trong lớp không chỉ giúp trẻ hứng thú trong việc học toán mà còn là hình thức tuyên truyền cho phụ huynh Qua biểu bảng gắn ở lớp phụ huynh biết tuần này con mình học toán số

7

Trang 8

máy? Cách thêm bớt như thế nào? để phụ huynh về nhà nhắc nhở hỏi trẻ giúp trẻ nhớ lại, khắc sâu kiến thức được cô truyền thụ ở lớp

Từ việc tạo môi trường linh hoạt, sáng tạo trong nhóm lớp như trên thật sự đã đem lại một kết quả cao cho trẻ lớp tôi, trẻ không những chỉ hứng thú tham gia

mà trẻ còn lĩnh hội được tri thức một cách đây đủ, nhẹ nhàng và khắc sâu hơn Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin

Ứng dụng công nghệ thông tin vao day học mầm non là vô cùng quan trọng chính

vì vậy tôi đã và đang thực hiện, nhất là trong hoạt động làm quen với toán Nhưng không phải cứ tạo nhiều slides, nhiều hình anh, rồi mở cho trẻ xem là đạt yêu cầu

mà tôi phải suy nghĩ, học hỏi nghiên cứu để tạo ra những giáo án powerpoint có chất lượng nhất, giáo án powerpoint không phải chỉ tiết nào cũng tạo slides, mà tôi chỉ tạo những slides chính và cần thiết, đề tránh nhàm chán cho trẻ và đề trẻ không phụ thuộc quá nhiều mà làm giảm khả năng tư duy của trẻ

Vĩ dụ: Khi dạy trẻ về số lượng 4 của chủ đề “Động vật sống trong rừng”

Trước tiên tôi cho trẻ trò chuyện theo tranh trên màn hình về các con vật sống trong rừng, hát, múa theo nhạc trên màn hình đề gây hứng thú cho trẻ có tâm thé tốt vào giờ học:

Phần I: Ôn số lượng 3

Trong phần này tôi tổ chức 2 trò chơi, nhưng tôi chỉ cho trẻ chơi 1 trò chơi trên

màn hình, còn 1 trò chơi tôi tổ chức trực tiếp trên trẻ, vừa đề trẻ được trải nghiệm,

vừa phát triển tư duy cho trẻ

- Trò chơi 1: Cho trẻ quan sát đếm số con vật trên man hình

- Trò chơi 2: Tôi chỉa trẻ thành 3 nhóm cho trẻ trực tiếp xây chuồng cho các con vật, đếm xếp con vật vào theo yêu cầu của trò chơi

Phân 2: Học số lượng 4

Phần nảy là phần cung cấp kiến thức mới, trẻ phải thật sự chú ý lên cô trong phần này tôi thiết kế một slides trên màn hình, cho trẻ quan sát và làm cùng cô được xem tranh các đồ vật trên màn hình, có mâu sắc sặc sỡ trẻ hứng thú hơn, chú ý hơn

và thực hiện tốt hơn

Vĩ đụ: Tôi tạo slides có 2 nhóm: I nhóm 4 con thỏ, l nhóm 4 củ cà rốt, khi đạy tôi điều khiển trên màn hình lần lượt từng con vật xuất hiện, trẻ rất hứng thú, và phần này trẻ thực hiện bằng đồ dùng của trẻ nhưng với sự chú ý làm theo màn hình của

Phần 3: Ôn luyện

Trong phần này tôi cũng tổ chức thành trò chơi nhưng thực hiện trên trẻ, không phụ

thuộc vào màn hình

Tom lại: Khi sử dụng giáo án powerpoint phù hợp, trẻ trong lớp tôi hứng thú hơn, giờ học hấp dẫn hơn, sôi động hơn, và nhất là tiếp thu kiến thức cô truyền thụ một cách nhẹ nhàng, khắc sâu hơn, và một điều quan trọng nữa khi tôi tô chức cho trẻ hoạt déng néu day đến phần nào tôi mới bật màn hình lên, còn phan nảo tổ chức

trên trẻ tôi tắt màn hình đề không làm phân tán sự chú ý của trẻ

Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động làm quen với toán lấy trẻ làm trung tâm

Giáo viên đề trẻ tự thể hiện, khuyến khích trẻ tính độc lập, tích cực, tìm tòi, học

hỏi và khám phá các hoạt động một cách tự nhiên Muốn trẻ làm quen với các biểu

§

Trang 9

tượng toán hiệu quả cao thì phải gây được hứng thú cho trẻ Tránh nhồi nhét kiến thức, cô cần tạo điều kiện cho tất cả các trẻ được tham gia Trẻ thực sự được hoạt động được trải nghiệm một cách tích cực, chủ động, sáng tạo Trẻ chủ động độc lập thực hiện các nhiệm vụ được cô giao và ngoài ra trẻ còn sáng tạo theo ý tưởng của

trẻ

Cô luôn là người gợi ý hướng dẫn và trẻ tự khám phá các hoạt động học tập giúp trẻ năm được kiến thức kĩ năng mới, bước đầu hình thành rèn luyện cho trẻ phương pháp tự học, đo đó phương pháp dạy học tích cực lấy trẻ làm trung tâm có ý nghĩa lớn đối với việc phát huy tính tích cực của trẻ nên nhiều trẻ rất hứng thú và phấn

Khởi

Để trẻ làm quen với các biểu tượng toán đạt kết quả cao ngoài những phương pháp thực tiễn, đối với trẻ giáo viên cân phải có những sáng tạo riêng “lấy trẻ làm trung tâm” khai thác triệt để tính sáng tạo ở trẻ

Vĩ dụ: Chủ đề “Động vật sống trong gia đình”, đề tài: Đếm đến 4, nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 4 nhận biết chữ số 4

* Chuẩn bị

+ Đồ dùng, phương tiện của cô: 4 con mèo, 4 con cá, thẻ số 1 - 4 Mô hình trang trại chăn nuôi Các ngôi nhà gắn nhóm đồ vật có số lượng 2 3, 4 Chiếu ngồi, que chỉ, bảng gài

+ Đồ dùng của trẻ: Giống cô nhưng kích thước nhỏ hơn

* Tổ chức hoạt động

Phần 1: Ôn số lượng 3

- Cho trẻ tham quan mô hình trang trại chăn nuôi:

+Có mấy nhóm con vật? Mỗi nhóm có bao nhiêu con vật?

+ Cô và trẻ đếm, chọn thẻ chữ số tương ứng đặt vào (Cô củng có số lượng 3) Phần 2: Đếm đến 4 nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 4 nhận biết số 4

- Cô chuẩn bị rất nhiều phần quà đề tặng cho các con đấy! Bây giờ các con hãy lên nhận phần quà của mình và nhẹ nhàng về chỗ ngồi nảo!

- Các con vừa nhận được quả gì? (Mèo và cá)

- Cô dẫn dắt: '“Hôm nay trời nắng dep, gia đình nhà mèo rủ nhau ra sông câu cá”

- Cô và trẻ xếp hết các chú mèo ra, lưu ý xếp các chú mèo theo hàng từ trái sang

phải, cách đều nhau

- “Các chú mèo câu được 3 con cá” (Cho trẻ đếm số cá cùng cô)

- Cho trẻ quan sát và nhận xét: Số mèo và cá như thế nào với nhau?

+ Số mèo và cá số nào nhiều hơn? Vì sao? Số nào ít hơn? Vì sao?

- Cho trẻ đếm, cô củng có lại: “Số mèo và số cá không bằng nhau só mèo nhiều hơn vì thừa ra một con mèo, số: cá ít hơn vì có một chú mèo chưa câu được cá”

- Muốn cho số cá nhiều bằng số mèo chúng mình phải làm gì?

- Cô cùng trẻ thêm một con cá vảo, đếm sô mèo, số cá và nhận xét

+3 con thêm một con là mấy con?

+ Nhóm mèo và nhóm cá như thế nào với nhau? Và củng bằng máy?

- Cô nói: “Tương ứng với 4 con mèo, cô có thẻ số 4 và 4 con cá cô có thẻ số 4”

- Cô giơ thẻ số giới thiệu cho trẻ đọc to: Số 4

- Gợi ý trẻ nhận xét đặc điểm của chữ số 4 Số 4 được tạo thành từ những nét nào?

Trang 10

(Củng cố và cho trẻ nhắc lại)

- Cho trẻ lấy thẻ số 4 giống cô gắn vào hai nhóm, đếm lại só lượng từng nhóm

- Cô dẫn dắt: “Đã trưa rồi, một chú mèo đói bụng đã nướng 1 con cá đề ăn”.(Cô

và trẻ cất đi một con cá)

+ 4 con cá bớt đi I con cá còn mấy con cá? Gắn thẻ số máy đề tương ứng với 3 con cá?

Cô cho trẻ đếm và so sánh hai nhóm đối tượng

- Tương tự cho trẻ cất dần số cá

- Cho trẻ cất nhóm mèo của mình và đếm

Phần 3: Luyện tập

- Trò chơi “Bắt chước tiếng kêu của các con vật”: Cô yêu cầu về số lượng vả tiếng kêu của các con vật Trẻ thực hiện bắt chước giống tiếng của các con vật đó

và đúng số tiếng kêu cô yêu cầu ( Cô nói mèo kêu 4 tiếng: Trẻ bắt chước 4 tiếng kêu của mèo “meo, meo, meo, meo” Cô nói vịt kêu 3 tiếng: Trẻ bắt chước 3 tiếng kêu của vịt “cạp, cạp, cạp” )

- Trò chơi “Về đúng nhà”: Trẻ cầm thẻ số 2, 3, 4 vừa đi vừa hát “Trời nắng, trời

mưa” Khi có hiệu lệnh “tìm nhả” thì nhanh chận chạy về nhà có số lượng đồ vật

tương ứng với thẻ chữ số trẻ cầm trên tay Trẻ nảo về nhằm nhà phải nhây lò cò đi tìm nhà

Từ hình thức tổ chức và những câu từ như vậy đã tạo cho giờ học nhẹ nhàng

mà mang tính giáo dục cao

Vĩ dụ: Chủ đề “Một số động vật sống trong rừng”, đề tài: Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 5

* Chuẩn bị

+ Đồ dùng, phương tiện của cô: Các hình ảnh Thỏ trắng, cà rốt trên màn hình

baboy, các bức tranh về các con vật cho trẻ quan sát, các thẻ lô tô cho trẻ chơi trò chơi, 3 bảng cài cho trẻ chơi trò chơi

+ Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 5 Thỏ trắng, 5 củ cà rốt và các thẻ số từ 1 - 5

* Tổ chức hoạt động

Phần 1: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 5

- Đặt hai nhóm tranh về các con vật Một nhóm 4, một nhóm 5 cho trẻ đi tìm đếm

số tranh và gắn chữ số tương ứng

Phan 2: So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5

- Cô kể truyện: Ngày xửa ngày xưa trong gia đình Thỏ trắng, bố mẹ Thỏ trắng sinh ra được một đản con (Cô và trẻ xếp các chú thỏ ra thành một hàng ngang) Chú nào cũng mềm mại, mượt mà có đôi mắt sáng và có cái đuôi bé xíu thật là xinh xắn Chú Thỏ nảo cũng tô ra ngoan ngoãn, yêu thương bố mẹ Một ngày đẹp trời các chú Thỏ xin phép bố mẹ ra đồng đi hái cả rốt Trước khi di Tho me đặn “các con đi không được mãi chơi về muộn” Các chú thật tỉnh mắt vừa ra đến cánh đồng đã chọn ngay cho mình những củ cà rốt màu cam thật đẹp, riêng chỉ có Thỏ em mãi rong chơi nên không hái được củ cà rốt nào (Xếp cho mỗi

chú một củ cà rốt, chú Thỏ em không có ca rốt)

- Đếm xem có bao nhiêu con Thỏ? | - 5 tat ca 1a 5 con Thỏ

- Đếm xem có bao nhiêu củ cà rốt? 1 - 4 tất cả là 4 củ cả rốt

10

Ngày đăng: 29/07/2024, 17:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w