--- Page 1 --- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ~~~~~~~~~*~~~~~~~~~ TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN VỀ NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY --- Page 2 --- Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Lớp hành chính GV hướng dẫn : Đỗ Thành Đạt : 2315410044 : Anh 06 – Kinh Tế Quốc Tế - Khóa : TS. Dương Đức Đại --- Page 3 --- Hà Nội, tháng 11 năm 2023 LỜI CẢM ƠN Bài tiểu luận có thể coi là một bài tập lớn, một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ, là một bước đệm quan trọng để sinh viên có thể thực hiện các nghiên cứu về khóa luận sau này. Chính vì vậy, việc thực hiện một bài tiểu luận không hề dễ dàng mà cần rất nhiều thời gian trong khâu tìm kiếm thông tin tài liệu và nghiên cứu về đề tài tiểu luận. Để thực hiện được bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn Khoa Lý luận chính trị trường Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện để em được học tập và thực hiện đề tài liểu luận này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy Dương Đức Đại đã giảng dạy tận tình bộ môn Kinh tế chính trị và định hướng giúp em những bước cơ bản nhất của một bài tiểu luận, có một hướng nhìn rõ ràng hơn về cách thức để hoàn thiện bài tiểu luận này. Với lượng kiến thức hạn hẹp, thời gian trao đổi và học tập trên lớp không có quá nhiều nên đề tài của em còn gặp nhiều khó khăn và không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những lời nhận xét, ý kiến đóng góp để giúp đề tài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn ! --- Page 4 --- MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1-1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2019 (Cục Thống kê Bắc Giang, 2020) [2]. 10 Biểu đồ 2.1-2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) giai đoạn 2016-2019 10 Biểu đồ 2.1-3: Chuyển dịch cơ cấu GTSX nội ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2019 11 Biểu đồ 2.1-4: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng năm 2019 11 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.3.2-1: Tổng hợp lượng nước thải phát sinh từ một só nguồn thải CN chính 14 Bảng 2.3.2-2: Thống kê nước thải phát sinh từ các KCN trên địa bàn tỉnh năm 2019 14 Bảng 2.3.2-1: Các giải pháp môi trường cần ưu tiên của từng địa phương trong địa bàn tỉnh 17 PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Kinh tế là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Từ thuở sơ khai, con người ta đã dần hình thành nên nền kinh tế bằng việc trao đổi hàng hóa cho lẫn nhau và phát triển nó qua nhiều giai đoạn với nhiều hình thái khác nhau. Từ những lý luận về sản xuất hàng hóa của Karl Marx, ta có thể thấy rõ sản xuất hàng hóa giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Sản xuất hàng hóa xóa bỏ đi nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu về nền sản xuất hàng hóa và sự vận dụng, tác động của nó tới nền kinh tế là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hiện nay, hệ thống kinh tế thị trường đang phát triển ở mức độ cao, được rất nhiều quốc gia sử dụng và phát triển. Qua hệ thống này, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi diễn ra thông qua thị trường và được điều chỉnh bởi cơ chế thị trường. Nhận thức được vai trò quan trọng của sản xuất hàng hóa đối với nền kinh tế thị trường của các quốc gia, em muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về sản xuất hàng hóa và cách thức vận dụng nó trong bối cảnh kinh tế Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Bắc Giang - quê hương yêu dấu của em. Đây chính là lý do em muốn lựa chọn đề tài: “ Lý luận về nền sản xuất hàng hóa và sự vận dụng vào tỉnh Bắc Giang hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. Mục tiêu của đề tài này sẽ bao gồm: Nắm rõ những lý luận cơ bản về sản xuất hàng hóa.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
~~~~~~~~~*~~~~~~~~~
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN VỀ NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ SỰ VẬN
DỤNG VÀO TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp hành chính
GV hướng dẫn
: Đỗ Thành Đạt : 2315410044 : Anh 06 – Kinh Tế Quốc Tế - Khóa : TS Dương Đức Đại
Hà Nội, tháng 11 năm 2023
Trang 2ơn Khoa Lý luận chính trị trường Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện để em được học tập và thực hiện đề tài liểu luận này
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy Dương Đức Đại đã giảng dạy tận tình bộ môn Kinh tế chính trị và định hướng giúp em những bước cơ bản nhất của một bài tiểu luận, có một hướng nhìn rõ ràng hơn về cách thức để hoàn thiện bài tiểu luận này
Với lượng kiến thức hạn hẹp, thời gian trao đổi và học tập trên lớp không cóquá nhiều nên đề tài của em còn gặp nhiều khó khăn và không thể tránh khỏi nhữngsai sót Vì vậy, em rất mong nhận được những lời nhận xét, ý kiến đóng góp để giúp đề tài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn !
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC NỘI DUNG
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
5 BỐ CỤC ĐỀ TÀI 5
PHẦN NỘI DUNG 6
1 LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA 6
1.1 Khái niệm và nguồn gốc của sản xuất hàng hóa 6
1.2 Điều kiện của sản xuất hàng hóa 6
1.3 Quá trình phát triển của sản xuất hàng hóa 7
1.4 Đặc trưng của sản xuất hàng hóa 8
2 THỰC TRẠNG VỀ VẬN DỤNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH BẮC GIANG 9
2.1 Lịch sử phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang 9
2.2 Thực trạng kinh tế hàng hóa của tỉnh Bắc Giang 11
2.3 Đánh giá thực trạng 12
3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA TỈNH BẮC GIANG 15
3.1 Các chiến lược, chính sách định hướng phát triển của tỉnh 15
3.2 Giải pháp phát triển các thế mạnh kinh tế của tỉnh 16
3.3 Giải pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường 16
3.4 Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề thủ công 18
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC 20
Trang 4DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1-1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2019 (Cục
Thống kê Bắc Giang, 2020) [2] 10
Biểu đồ 2.1-2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) giai đoạn 2016-2019 10
Biểu đồ 2.1-3: Chuyển dịch cơ cấu GTSX nội ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2019 11
Biểu đồ 2.1-4: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng năm 2019 11
DANH MỤC BẢNG Bảng 2.3.2-1: Tổng hợp lượng nước thải phát sinh từ một só nguồn thải CN chính 14
Bảng 2.3.2-2: Thống kê nước thải phát sinh từ các KCN trên địa bàn tỉnh năm 2019 14
Bảng 2.3.2-1: Các giải pháp môi trường cần ưu tiên của từng địa phương trong địa bàn tỉnh 17
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Kinh tế là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển của xã hội Từ thuở
sơ khai, con người ta đã dần hình thành nên nền kinh tế bằng việc trao đổi hàng hóacho lẫn nhau và phát triển nó qua nhiều giai đoạn với nhiều hình thái khác nhau Từnhững lý luận về sản xuất hàng hóa của Karl Marx, ta có thể thấy rõ sản xuất hàng hóa giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Sản xuất hàng hóa xóa bỏ
đi nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệuquả kinh tế của xã hội Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu về nền sản xuất hàng hóa và sự vận dụng, tác động của nó tới nền kinh tế là vô cùng quan trọng và cần thiết
Hiện nay, hệ thống kinh tế thị trường đang phát triển ở mức độ cao, được rất nhiều quốc gia sử dụng và phát triển Qua hệ thống này, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi diễn ra thông qua thị trường và được điều chỉnh bởi cơ chế thị trường Nhận thức được vai trò quan trọng của sản xuất hàng hóa đối với nền kinh tế thị trường của các quốc gia, em muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về sản xuất hàng hóa và cách thức vận dụng nó trong bối cảnh kinh tế Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Bắc Giang - quê hương yêu dấu của em Đây chính là lý do em muốn lựa chọn đề tài: “
Lý luận về nền sản xuất hàng hóa và sự vận dụng vào tỉnh Bắc Giang hiện nay”
làm đề tài nghiên cứu
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Mục tiêu của đề tài này sẽ bao gồm:
1 Nắm rõ những lý luận cơ bản về sản xuất hàng hóa
2 Đánh giá thực trạng kinh tế hàng hóa của tỉnh Bắc Giang
3 Phân tích yếu tố thành công và thách thức
4 Tìm kiếm cơ hội, đề cuất giải pháp để phát triển nền kinh tế tỉnh Bắc Giang
Trang 63 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Nền sản xuất hàng hóa và sự vận dụng của nó vào tỉnh Bắc Giang hiện nay
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tiến hành thu thập và nghiên cứu, phân tíchthông tin từ những sách, tạp chí, website chính thống và các công trình nghiên cứu trước đó Phương pháp này giúp ta lý luận về nền sản xuất hàng hóa một cách chi tiết, chặt chẽ và chính xác
Phương pháp quan sát và tìm hiểu thực tế: quan sát những yếu tố thực tiễn của nền kinh tế hàng hóa tại tỉnh Bắc Giang từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá
có căn cứ thực tiễn để kiếm chứng cho phần cơ sở lý luận
5 BỐ CỤC ĐỀ TÀI.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của bài tiểu luận gồm 3 phần chính:
Chương 1: Lý luận về sản xuất hàng hóa.
Chương 2: Thực trạng về vận dụng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bắc Giang.
Chương 3: Những giải pháp phát triển kinh tế hàng hóa ở tỉnh Bắc Giang
Trang 7PHẦN NỘI DUNG
1 LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1.1 Khái niệm và nguồn gốc của sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa, theo lý thuyết kinh tế chính trị Mác-Lenin, là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm không được tạo ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất, mà chúng được sản xuất để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua quá trình trao đổi và mua bán trên thị trường
Lịch sử loài người đã và đang trải qua hai loại mô hình hoạt động kinh
tế cơ bản Đầu tiên là sản xuất tự cung tự cấp, một hình thức ở thời kỳ đầu của lịch sử loài người, trong đó sản phẩm được tạo ra dùng để phục vụ trực tiếp
cho nhu cầu của người sản xuất ra chúng Đây là kiểu tổ chức sản xuất tự nhiênkhép kín, vì vậy nó chỉ phù hợp với giai đoạn lực lượng sản xuất chưa phát
triển khi lao động thủ công đang chiếm ưu thế trong thời kỳ công xã nguyên
thủy và thời kỳ chiếm hữu nô lệ
Sau sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy, xã hội chuyển sang mô hình chế độ tư hữu, tạo ra sự phân biệt rõ ràng giữa tầng lớp giàu có và tầng lớp nghèo, dẫn tới sự hình thành của chế độ chiếm hữu nô lệ, với hai tầng lớp chủ nô
và nô lệ Từ đây, sản xuất hàng hóa bắt đầu xuất hiện Theo dòng lịch sử, trải qua
sự phát triển hình thái nhà nước, sản xuất hàng hóa cũng đã đi qua quá trình phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xãhội (ở giai đoạn thấp của hình thức kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa) Khi tiến đến giai đoạn chủ nghĩa cộng sản (ở giai đoạn cao của hình thức kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa), thì sản xuất hàng hóa tự tiêu vong
Sản xuất hàng hóa ra đời theo đúng quy luật tất yếu của nó khi lực lượngsản xuất phát triển cao, phân công lao động được mở rộng và đó là lúc trao đổi hàng hóa trở thành mục đích thường xuyên của sản xuất
1.2 Điều kiện của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa tồn tại trên hai điều kiện:
Trang 8 Phân công lao động xã hội:
Đó là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động trong xã hội thành các ngành và lĩnh vực khác nhau Do đó, sự trao đổi hàng hóa là tất yếu vì họ chỉ sản xuất một vài sản phẩm nhất định nhưng nhu cầu của họ lại cao hơn thế, đòi hỏi nhiều sản phẩm khác phục vụ cuộc sống của họ, buộc họ phải trao đổi hàng hóa vớinhững người sản xuất khác để phục vụ nhu cầu của đôi bên Không chỉ vậy, việc chuyên môn hóa sản xuất còn làm thúc đẩy năng suất lao động và sản phẩm thặng
dư từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa
Như vậy, phân công lao động là một điều kiện cần, là tiền đề của sản xuất hàng hóa Phân công lao động càng phát triển thì việc sản xuất, trao đổi hàng hóa càng mở rộng và đa dạng hơn
Sự tách biệt về kinh tế của các chủ thể sản xuất:
Những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích Sự tách biệt này đến từ quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế Người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác thì buôc họ phải sử dụng một sản phẩm khác của mình tương đương để trao đổi theo quy tắc ngang giá , nói cách khác thì đây chính là quá trình trao đổi hàng hóa
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển Khi xã hội càng phát triển, sự tách biệt về sởhữu càng sâu sắc hơn dẫn tới việc hàng hóa sản xuất ra càng phong phú và đa dạng đồng thời thúc đẩy trao đổi hàng hóa
Sự phân công lao động làm cho những chủ thể sản xuất phụ thuộc vào nhau trong khi đó sự tách biệt về mặt kinh tế lại làm chia rẽ họ Hai điều kiện trên tuy có
vẻ mâu thuẫn lẫn nhau nhưng chúng không hề triệt tiêu nhau, nếu thiếu một trong hai thì nền sản xuất hàng hóa sẽ không thể tồn tại được
1.3 Quá trình phát triển của sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa trải qua hai giai đoạn chính:
Sản xuất hàng hóa giản đơn:
Trang 9Đây là một hình thức đặc trưng của chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến
Nó diễn ra với quy mô phân tán dựa trên sự kết hợp của chế độ chiếm hữu tư nhân nhỏ và sức lao động của người lao động Hình thức này có năng suất lao động thấp
và làm cho nền kinh tế chậm phát triển
Sản xuất hàng hóa phát triển:
Đây là hình thức sản xuất tập trung quy mô lớn, sử dụng công nghệ và máy móc hiện đại để tăng cường năng suất, hiệu quả lao động và luôn vận động theo cácquy luật kinh tế khách quan, được xác định bởi cung và cầu trên thị trường Hình thức này là đặc trưng của chế độ tư bản và xã hội chủ nghĩa Trong đó:
Sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa:
Là hình thức người lao động bán sức lao động của mình cho chủ sở hữu phương tiện sản xuất (thường là tư nhân) để tham gia quá trình lao động sản xuất Khi đó các nhà tư bản, tư nhân này thu được lợi nhuận và lợi nhuận đó là các giá trịthặng dư mà họ tìm kiếm được từ quá trình sản xuất
Sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa:
Đây là hình thức sản xuất hàng hóa được điều chỉnh không chỉ bởi quy luật cung và cầu trên thị trường mà còn bởi các yếu tố xã hội, nhưng vẫn sử dụng các công cụ kinh tế hiệu quả Mục tiêu chính là tạo ra các sản phẩm và dịch vụ không chỉ để bán trên thị trường mà còn để đáp ứng nhu cầu cơ bản của xã hội, nhằm tối
đa hóa lợi ích cho cộng đồng Đây là giai đoạn sản xuất hàng hóa tiến bộ, mang đếnnhiều lợi ích, ý nghĩa lao động cho con người
1.4 Đặc trưng của sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa bao gồm 3 đặc trưng cơ bản sau đây:
Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi và mua bán chứ không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất Mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thông qua mua bán và trao đổi.
Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân vừa mang tính
xã hội Tính tư nhân được thể hiện ở việc sản phẩm đó phụ thuộc vào người sản
Trang 10xuất còn tính xã hội là việc sản phẩm đó phải đáp ứng cho nhu cầu của người khác trong xã hội Tính chất tư nhân có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội Đó là một mâu thuẫn cơ bản trong sản cuất hàng hóa.
Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, lợi nhuận chứ không phải là giá trị
sử dụng.
2 THỰC TRẠNG VỀ VẬN DỤNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐỂ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH BẮC GIANG.
2.1 Lịch sử phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang.
Mỗi quốc gia có một mô hình kinh tế khác nhau phù hợp với điều kiện của quốc gia đó Việt Nam cũng vậy, chúng ta không ngừng đổi mới, nâng cao và phát triển để ngày một hoàn thiện và thích nghi với thời đại Và chúng ta đã lựa chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đao.”
Tiếp thu đường lối chính sách đúng đắn của Đảng, tỉnh Bắc Giang luôn xây dựng phát triển kinh tế theo đúng chủ trương, định hướng mà Đảng và nhà nước ta
đề ra nhưng cũng kết hợp với những nét đặc trưng của tỉnh Bắc Giang Nhờ đó mà tỉnh Bắc Giang đang phát triển không ngừng, dần dần đi đầu trong sự tăng trưởng kinh tế của nước ta
Xuất thân là một tỉnh miền trung du miền núi phía Bắc, Bắc Giang là một vị trí chiến lược quan trọng, đã diễn ra rất nhiều cuộc chiến, chịu ảnh hưởng khá nhiềucủa những cuộc chiến ác liệt Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Bắc Giang nhập làm 1 với Bắc Ninh tạo thành tỉnh Hà Bắc tuy nhiên lại tách ra vào ngày 1 tháng 1 năm
1997 Khi đó, Bắc Giang vẫn còn rất khó khăn trong việc phát triển kinh tế hàng hóa, nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa phát triển, cơ sở hạ tầng thấp kém, đời sống nhân dân còn khó khăn Vào năm
1997, Bắc Giang chỉ có 1 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vốn
Trang 11đăng ký gần 793 nghìn USD; 18 DN quốc doanh, 25 doanh nghiệp (DN) tư nhân vàcông ty TNHH.
Ấy vậy mà chỉ sau 26 năm, nền kinh tế của Bắc Giang đã đạt được vô số thành tích nổi bật Trong năm 2022, có hơn 1.400 doanh nghiệp và 130 chi nhánh, văn phòng đại diện thành lập mới, tăng 22% so với năm 2021 Các hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi và phát triển mạnh mẽ Tổng vốn đầu tư phát triển cả năm ước đạt 74.700 tỷ đồng, tăng 18,9% so với năm 2021, vượt 3,4% kế hoạch[CITATION Thi22 \l 1033 ] Nhờ vậy, Bắc Giang có tốc độ tăng trường kinh tế caothứ 2 cả nước, một thành tích đáng để tự hào Không chỉ vậy, toàn tỉnh hiện có hơn 1.800 dự án, tổng số vốn đăng ký gần 11 tỷ USD, trong đó có 505 dự án FDI, còn lại là dự án đầu tư trong nước Mạng lưới giao thông phát triển vượt bậc
[CITATION Thi22 \l 1033 ]
0 200 400 600 800 1000 1200
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Tổng vốn đăng ký Vốn liên quan
Số lượng dự án được cấp phép Linear (Số lượng dự án được cấp phép)
Biểu đồ 2.1-1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2019 (Cục Thống
kê Bắc Giang, 2020) [CITATION Ngu23 \l 1033 ] .
Trang 12Biểu đồ 2.1-2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) giai đoạn 2016-2019
Không chỉ về công nghiệp, trong những năm qua, cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt
Biểu đồ 2.1-3: Chuyển dịch cơ cấu GTSX nội ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2019
Trong đó, trồng trọt chuyển dịch mạnh sang các cây trồng có lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường, các cây trồng lúa chất lượng, cây ăn quả (cam, bưởi), rau mầu tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn
Trang 13Biểu đồ 2.1-4: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng năm 2019 2.2 Thực trạng kinh tế hàng hóa của tỉnh Bắc Giang.
Trong quý III năm 2023, Bắc Giang có các chỉ số tăng trưởng kinh tế thuộc top đầu cả nước Bắc Giang có tỷ lệ giải ngân xếp thứ 12 toàn quốc, toàn tỉnh thu hút được 2013,6 triệu USD vốn đầu tư quy đổi (cao gấp 1,86 lần so với cùng kỳ), cấp mới 70 dự án FDI Mức độ thu hút đầu tư FDI của tỉnh Bắc Giang cao thứ 4 cả nước
Chỉ trong 9 tháng, chỉ số IIP1 của tỉnh tăng 17,4% so với cùng kỳ Giá trị sảnxuất công nghiệp của Bắc Giang đạt gần 382.000 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng
kỳ Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 8.127 tỷ đồng, tăng 9,8%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 56.908 tỷ đồng, tăng 38,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 316.915 tỷ đồng, tăng 18,0%
Trong đó, nông, lâm nghiệp tăng lần lượt là 3,65% và 0,42% và thủy sản tăng 4,59%; dịch vụ tăng 6,06%; thuế sản phẩm tăng 5,64% và công nghiệp – xây dựng tăng 15,49%
Các ngành dịch vụ tiếp tục phục hồi, hầu hết đều có tăng trưởng Tổng mứcbán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 9 tháng tăng 14,6% so cùng kỳ, vượt 2,6% kếhoạch Tổng giá trị xuất, nhập khẩu tăng 0,4% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩuđạt 17,1 tỷ USD, tăng 5,2%