Để đáp ứng chiến lượcphát triển của ngành than về sản lượng trong những năm tới, đòi hỏi các mỏ than hầmlò phải mở rộng, nâng cao năng lực, áp dụng các nghiên cứu khoa học kỹ thuật vàcôn
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .1
MỤC LỤC 5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG 7
Trang 2DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 9
MỞ ĐẦU 11
Chương 1 Tổng quan về tình hình sản xuất và tai nạn lao động 13
1.1 Tổng quan về tình hình sản xuất than hầm lò trên thế giới … 13
1.1.1 Trữ lượng than hầm lò trên thế giới 15
1.1.2 Tình hình sản xuất than hầm lò trên thế giới 16
1.1.3 Tình hình tiêu thụ và sử dụng than 18
1.2 Tổng quan về tình hình khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh 21
1.2.1 Khái quát về bể than vùng Quảng Ninh 21
1.2.1.1 Trữ lượng than hầm lò vùng than Quảng Ninh 21
1.2.1.2 Đặc điểm cấu trúc địa chất 22
1.2.1.3 Đặc điểm cấu tạo vỉa than 22
1.2.1.4 Địa chất thủy văn 22
1.2.1.5 Độ chứa khí và tính tự cháy 22
1.2.1.6 Chất lượng than của bể than Quảng Ninh 23
1.2.2 Hiện trạng khai thác các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh 23
1.2.2.1 Khai thông và chuẩn bị ruộng mỏ 23
1.2.2.2 Công nghệ khai thác áp dụng 23
1.3 Tổng quan về tình hình khai thác than ở Công ty than Quang Hanh 25
1.3.1 Khái quát đặc điểm và điều kiện địa chất 25
1.1.3.1 Điều kiện địa lý 25
1.1.3.2 Tình hình dân cư, kinh tế và chính trị 26
1.1.3.3 Điều kiện khí hậu 26
1.1.3.4 Quá trình thăm dò và các khai thác khu mỏ 27
Trang 31.1.3.5 Điều kiện địa chất 28
1.1.3.6 Cấu tạo các vỉa than 29
1.1.3.7 Phẩm chất than 30
1.1.3.8 Địa chất thủy văn 31
1.1.3.8 Địa chất công trình 32
1.1.3.9 Trữ lượng 33
1.3.2 Hiện trạng khai thác tại công ty than Quang Hanh 34
1.3.2.1 Khai thông và chuẩn bị 34
1.2.3.2 Hệ thống khai thác 34
1.2.3.3 Công tác vận tải 36
1.2.3.4 Công tác thông gió .36
1.3.3 Kết luận chương 1 37
Chương 2 Đánh giá tình hình tai nạn lao động và nghiên cứu quy luật tai nạn lao động ở Công ty than Quang Hanh 38
2.1 Tình hình tai nạn lao động nghiêm trọng các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh trong giai đoạn 2008 2018 38
2.2 Tình hình TNLĐ ở Công ty than Quang Hanh giai đoạn 2008 2018 40
2.3 Nghiên cứu thời điểm, quy luật TNLĐ tại Công ty than Quang Hanh 44
2.3.1 Phân tích tai nạn lao động theo sản lượng 45
2.3.2 Phân tích tai nạn lao động theo mức độ 46
2.3.3 Phân tích tai nạn lao động theo nguyên nhân gây tai nạn lao động 49
2.3.4 Phân tích lao động theo bậc thợ 53
2.3.5 Phân tích tai nạn lao động theo tuổi nghề 56
2.3.6 Phân tích tai nạn lao động xảy ra theo quý 58
2.4 Kết luận chương 2 63
Chương 3 Dự báo TNLĐ và đề xuất biện pháp giảm thiểu TNLĐ 65
Trang 43.1 Dự báo tai nạn lao động có thể xảy ra trong quá trình khai thác 65
3.1.1 Các nguy cơ TNLĐ trong hầm lò: 65
3.1.1.1 Cháy nổ khí CH4 65
3.1.1.2 Sự cố nổ bụi than 65
3.1.1.3 Nguy cơ sập đổ lò .65
3.1.1.4 Nguy cơ ngạt khí 66
3.1.1.5 Nguy cơ bục nước 66
3.1.1.6 Nguy cơ do vận hành các thiết bị 66
3.1.1.7 Vận tải bằng tầu, goòng 66
3.1.1.8 Nguy cơ điện giật .66
3.1.1.9 Vận tải bằng băng tải, máng cào, tời trục, máng trượt 67
3.1.1.10 Công đoạn dỡ tải 67
3.1.2 Định hướng phát triển Công ty than Quang Hanh đến năm 2025 67
3.1.3 Nghiên cứu dự báo TNLĐ Công ty than Quang Hanh đến năm 2025 69
3.1.3.1 Lựa chọn phương pháp dự báo 69
3.1.3.2 Dự báo TNLĐ của mỏ trong các năm tới 70
3.2 Đề xuất các giải pháp để giảm thiểu TNLĐ ở Công ty than Quang Hanh 72
3.2.1 Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ 72
3.2.2 Công nghệ khai thác 73
3.2.3 Biện pháp về đào chống lò 73
3.2.4 Ngăn ngừa cháy nổ khí CH4 74
3.2.5 Ngăn ngừa bục nước mỏ 76
3.2.6 Phòng chống cháy mỏ 77
Trang 53.2.7 Giải pháp về thông gió 77
3.2.8 Giải pháp về cung cấp năng lượng 78
3.2.9 Các giải pháp phòng chống TNLĐ trong vận tải 78
3.2.10 Các giải pháp tổ chức - quản lý 79
3.2.11 Các giải pháp trong công tác tuyển sinh, đào tạo nguồn nhân lực 80
3.2.12 Công tác truyền thông và công tác kiểm tra, giám sát 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
Kết luận 82
Kiến nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thống kê sự gia tăng dân số và mức tiêu thụ năng lượng tự nhiên trên thế
giới và dự báo đến năm 2025 14
Bảng 1.2 Dự báo sản lượng và tiêu thụ than trong thời gian tới 20
Bảng 1.3 Sản lượng than tiêu thụ đến năm 2035 của toàn thế giới 20
Bảng 1.4 Trữ lượng than vùng Quảng Ninh 21
Bảng 1.5 Sản lượng khai thác các mỏ than Hầm lò vùng Quảng Ninh … 24
Bảng 1.6 - Tổng hợp đặc điểm các vỉa than khu thiết kế 30
Bảng 1.7 Giá trị các thành phần nguyên tố trong than 31
Bảng 1.8 Đặc tính kỹ thuật cơ bản của than 31
Bảng 1.9 Chỉ tiêu cơ lý đá 33
Bảng 2.1 Thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác than Hầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2008 2018 38
Bảng 2.2 Sản lượng khai thác của Công ty than Quang Hanh … 40
Bảng 2.3 Thống kê số người tai nạn lao động khai thác than hầm lò 41
Bảng 2.4 Tỷ lệ số tai nạn động/1 triệu tấn giai đoạn năm 2008 2018 45
Bảng 2.5 Tỷ lệ mức độ nạn ở than Công ty than Quang Hanh 47
Bảng 2.6 Tỷ lệ tai nạn theo mức độ/ 1 triệu tấn than 48
Bảng 2.7 Thống kê TNLĐ theo nguyên nhân giai đoạn 20082018 49
Bảng 2.8 Tỷ lệ số vụ theo nguyên nhân gây tai nạn lao động/1 triệu tấn .51
Bảng 2.9 Thống kê số tai nạn theo bậc thợ từ năm 2008 2018 53
Bảng 2.10 Tỷ lệ số tai nạn theo bậc thợ/ 1 triệu tấn than 55
Bảng 2.11 Thống kê số TNLĐ theo tuổi nghề Công ty than Quang Hanh 56
Trang 8Bảng 2.12 Tỷ lệ tai nạn theo tuổi nghề/ 1 triệu tấn than 57
Bảng 2.13 Thống kê TNLĐ theo Quý ở Công ty than Quang Hanh 58
Bảng 2.14 Tỷ lệ số tai nạn lao động theo quý/ 1 triệu tấn than 60
Bảng 2.15 Thống kê TNLĐ Công ty than Quang Hanh theo ca 61
Bảng 2.16 Tỷ lệ số tai nạn lao động theo ca/ 1 triệu tấn than 63
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Biểu đồ thống kê sự gia tăng của dân số và mức tiêu thụ
năng lượng tự nhiên trên thế giới và dự báo đến năm 2025 .15Hình 1.2: Biểu đồ Sản lượng khai thác các mỏ than Hầm lò vùng Quảng Ninh
từ năm
20072016 25
Hình 2.1 Biểu đồ thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng
khai thác than Hầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2008
Hình 2.7 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ số TNLĐ /1000 tấn than
Công ty than Quang Hanh giai đoạn năm 2008
2018 46
Trang 10Hình 2.8 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ mức độ TNLĐ
ở Công ty than Quang Hanh giai đoạn năm 2008
2018 47
Hình 2.9 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ mức độ TNLĐ/1000 tấn than
Công ty than Quang Hanh giai đoạn năm 2008
2018 48
Hình 2.10 Biểu đồ so sánh số tai nạn lao động theo nguyên nhân
gây tai nạn lao động Công ty than Quang Hanh giai đoạn
20082018 50
Hình 2.11 Biểu đồ biểu thị phần trăm số tai nạn lao động theo nguyên nhân gây tai nạn lao động Công ty than Quang Hanh giai đoạn 2008
2018 51
Hình 2.12 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ các nguyên nhân gây
tai nạn lao động/ 1 triệu tấn than giai đoạn năm 2008
2018 52
Hình 2.13 Biểu đồ thống kê tai nạn theo bậc thợ
Công ty than Quanh Hanh từ năm 2008 2018 54Hình 2.14 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ số tai nạn theo bậc thợ/ 1 triệu tấn
than Công ty than Quang Hanh giai đoạn năm 2008 2018 55Hình 2.15 Biểu đồ thống kê số tai nạn theo tuổi nghề 2008 2018 57Hình 2.16 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ số tai nạn theo tuổi nghề/1 triệu tấn
Công ty than Quang Hanh giai đoạn năm 2008 2018 58Hình 2.17 Biểu đồ thống kê TNLĐ Công ty than Quang Hanh
theo quý từ năm 2008 2018 59
Trang 11Hình 2.18 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ số tai nạn lao động theo quý
1 triệu tấn than Công ty than Quang Hanh giai đoạn năm 2008 2018 60Hình 2.19 Biểu đồ thống kê TNLĐ Công ty than Quang Hanh
theo ca từ năm 2008 2018 61Hình 2.20 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ số tai nạn lao động theo
quý/1 triệu tấn than Công ty than Quang Hanh giai đoạn năm 2008 2018 62Hình 3.1 Sản lượng khai thác than Công ty than Quang Hanh
giai đoạn đến năm 2025 68
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành than là ngành khai thác khoáng sản trong điều kiệnnặng nhọc, độc hại và nguy hiểm Đặc biệt, hiện tại các mỏ than tiếptục khai thác xuống sâu hơn và xa hơn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất
an toàn Bên cạnh đó, ý thức của người lao động chấp hành các quyđịnh còn chưa cao nên tình trạng tai nạn lao động vẫn còn xảy ra Cóthể thấy rằng, việc xảy ra các tai nạn lao động (TNLĐ) trong ngànhthan cũng là điều khó tránh khỏi, nhưng quan trọng hơn là phải cócác biện pháp ngăn chặn, nhằm giảm tối đa các tai nạn nghiêmtrọng xảy ra Thực tế, ngành than được đánh giá là thực hiện có nềnnếp công tác an toàn về sinh lao động và công tác an toàn luôn làvấn đề quan trọng được thực hiện quyết liệt hàng đầu của toànngành Theo quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020 và xét triển vọng đếnnăm 2030 của Thủ tướng Chính phủ “Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chếbiến, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, nhằm phục vụ nhu cầutrong nước là chủ yếu; đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc bảo đảm an ninh năng
Trang 12lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế
-xã hội của đất nước; Phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ,phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác” Để đáp ứng chiến lượcphát triển của ngành than về sản lượng trong những năm tới, đòi hỏi các mỏ than hầm
lò phải mở rộng, nâng cao năng lực, áp dụng các nghiên cứu khoa học kỹ thuật vàcông nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo tạo được bước phát triển cao, cả về năng suấtlao động, công suất mỏ, tận thu tài nguyên triệt để và đặc biệt phải đảm bảo an toàntrong tất cả các khâu sản xuất Do những đòi hỏi nêu trên, để đáp ứng nhu cầu các đơn
vị sản xuất than hầm lò phải mở rộng, lập các dự án để khai than xuống sâu dưới mứcthông thủy và đây chính là vấn đề thách thức lớn nhất đối với công tác an toàn mỏ Vìtheo đánh giá của nhiều nhà khoa học cho thấy khi càng khai thác xuống sâu thì nguy
cơ hiểm họa tai nạn là rất lớn và khó kiểm soát, đặc biệt là các hiểm họa cháy nổ khí
mỏ, bục nước mỏ, sập đổ lò do điều kiện lớp vỉa thay đổi
Trong những năm gần đây dù đã ý thức được vấn đề về an toàn mỏ, nhưng hàngnăm chỉ tính riêng các mỏ than hầm lò thuộc vùng Quảng Ninh vẫn luôn xẩy ra những
vụ tai nạn lao động nghiêm trọng như: Cháy nổ khí mỏ; bục nước, sập đổ lò, ngạt khí làm chết hàng chục người, gây hậu quả nghiêm trọng và thiệt hại lớn về con người,cũng như vật chất Chính vì vậy an toàn, bảo vệ con người trong khai thác mỏ hầm lò,hiện là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong quá trình sản xuất, phương châm và chiếnlược phát triển của ngành than, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn,phòng tránh nguy cơ tai nạn lao động xẩy ra Không ngoài quan điểm coi con người làvừa là mục tiêu, vừa là nguồn lực để phát triển sản xuất, để giảm thiểu tai nạn lao độngtrong quá trình khai thác than hầm lò và nhằm mục đích đánh giá, đề xuất các giảipháp ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong quá trình khai thác than hầm lò Công
ty than Quang Hanh Công ty than Quang Hanh là mỏ hầm lò có nguy cơ cao về hiểmhọa khai thác mỏ, khai thác xuống sâu nguy cơ bục nước mỏ, sập đổ lò luôn tiềm ẩn
cao, vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài " Nghiên cứu đánh giá tình hình tai nạn lao động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động trong khai thác than hầm lò của Công ty than Quang Hanh- TKV " để làm luận văn thạc sĩ
2 Mục đích của đề tài
- Đánh giá tình hình về tai nạn lao động ở Công ty than Quang Hanh- TKV
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động trong khai thác than hầm lòcủa Công ty than Quang Hanh - TKV
3 Đối tượng nghiên cứu
Trang 13Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tình hình tai nạn lao động của Công tythan Quang Hanh - TKV.
4 Nội dung của luận văn
- Tổng quan về tình hình sản xuất, tai nạn lao động trong các mỏ than Hầm lòtrên thế giới và ở Việt Nam những năm gần đây
- Đánh giá tình hình về tai nạn lao động ở Công ty than Quang Hanh- TKV
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động trong khai thác than hầm lòcủa Công ty than Quang Hanh - TKV
5 Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu
- Phương pháp toán học xác suất
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn được dựa trên cơ sở của khoa học thống kê
và phương pháp toán học xác suất, vì vậy đảm bảo độ tin cậy cao
- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, vì sẽ góp phần đáng kể vàoviệc phòng ngừa và giảm tai nạn lao động trong quá trình khai thác than hầm lò
- Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp hợp lý, có thể ứng dụng vào trongsản xuất than hầm lò, để giảm tối thiểu nguy cơ rủi ro, tai nạn lao động theo chiến lượcphát triển Công ty than Quang Hanh - TKV
7 Cơ sở tài liệu
- Tài liệu địa chất các vỉa than của Công ty than Quang Hanh Hiện trạng đào
lò, khai thác, thông gió vận tải các khu vực khai thác của Công ty than Quang Hanh;
- Kế hoạch đào lò, khai thác than giai đoạn 2018-:-2021 của Công ty thanQuang Hanh Thống kê tình hình tai nạn lao động của Công ty than Quang Hanh;
- Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtQuy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030;
- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướngChính phủ v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh QuảngNinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Trang 14- Số liệu thống kê, tình hình sản xuất và tai nạn lao động Tập đoàn Công nghiệpthan Khoáng sản Việt Nam, Công ty than Quang Hanh giai đoạn 20072018;
- Các tài liệu chuyên ngành, các bài viết về công tác an toàn trên các tạp chí:Công nghiệp mỏ; Khoa học công nghệ mỏ - Viện khoa học Công nghệ mỏ từ năm
2000 2018
8 Cấu trúc Luận văn
Luận văn gồm 3 chương được trình bày trong 84 trang A4 với 25 Bảng, 23Hình vẽ, phần nội dung kết luận và kiến nghị
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy TS Nguyễn Văn Thản(hướng dẫn số 1) và TS Vũ Đức Quyết (hướng dẫn số 2) Qua đây tôi xin bày tỏ lòngbiết ơn sâu sắc đối tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh,Khoa Mỏ&Công trình, Bộ môn Khai thác hầm lò đã giúp đỡn, tạo điều kiện cho tôitrong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Đặc biệt là sự hướngdẫn, giúp đỡ tận tình của TS Nguyễn Văn Thản và các thầy trong Bộ môn khai tháchầm lò, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Đồng thời tôi cũng bày tỏ lòng biết
ơn đối với các bạn đồng nghiệp và người thân đã tạo điều kiện, động viên giúp đỡ tôihoàn thành luận văn này
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TAI NẠN LAO ĐỘNG
TRONG MỎ HẦM LÒ TRÊN THẾ GIỚI, Ở VIỆT NAM
VÀ CÔNG TY THAN QUANG HANH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1.1 Tổng quan về tình hình sản xuất than hầm lò trên thế giới
Nguồn năng lượng tự nhiên bao gồm: Dầu lửa, than đá, khí thiên nhiên, nănglượng nguyên tử và điện Nếu không tính tới các nguồn năng lượng có khả năng táisinh thì nguồn năng lượng tự nhiên hóa thạch chiếm khoảng 90%, trong đó than đá làmột nguồn năng lượng quan trọng chiếm khoảng một phần tư nguồn năng lượng tựnhiên của thế giới Cùng với sự gia tăng dân số trên toàn thế giới, lượng tiêu thụ nănglượng tự nhiên của thế giới cũng phát triển theo Theo báo cáo của quỹ dân số thế giớiLiên Hợp Quốc đến năm 2020 dân số thế giới sẽ đạt đến mức 7,85 tỷ người và đạt 8,9
tỷ người vào năm 2050 Ở các nước đang phát triển bao gồm các nước ở: Châu Á (TrừNhật Bản), Châu phi, Mỹ La tinh… sự gia tăng dân số quá nhanh, cộng với sự pháttriển của các ngành công nghiệp có mối quan hệ mật thiết với sự tiêu thụ các nguồn
Trang 15năng lượng, đã làm cho mức tiêu thụ tăng cao Ước tính theo đà phát triển trên trongtương lai với tỷ lệ gia tăng dân số cao hơn sẽ khiến lượng tiêu thụ năng lượng tự nhiêntăng không ngừng Cụ thể mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số và mức tiêu thụ nănglượng dự báo đến năm 2025 được thể hiện theo bảng 1.1 và hình 1.1.
Bảng 1.1 Thống kê sự gia tăng dân số và mức tiêu thụ năng lượng tự nhiên trên
thế giới và dự báo đến năm 2025
(100 triệu người)
Năng lượng (100 triệu Kilolitre)
Tỷ lệ tiêu thụ/người
Tỷ lệ tiêu thụ/người
Trang 16Hình 1.1 Biểu đồ thống kê sự gia tăng của dân số và mức tiêu thụ
năng lượng tự nhiên trên thế giới và dự báo đến năm 2025
1.1.1 Trữ lượng than hầm lò trên thế giới
Trữ lượng xác minh than thế giới được thống kê tại thời điểm cuối năm 2015vào khoảng 891.531 triệu tấn, gồm than antraxit, bitum là 403.199 triệu tấn (45,2%).Còn than đá bitum và than nâu là 488.332 triệu tấn (54,8%)
Trong đó, ở khu vực châu Âu và Eurasia (Liên Xô trước đây): 310.538 triệu tấn(chiếm 34,8%); châu Á - Thái Bình Dương 288.328 triệu tấn (chiếm 32,3%); khu vựcBắc Mỹ 245.088 triệu tấn (chiếm 27,5%); khu vực Trung Đông - châu Phi 32.936 triệutấn (chiếm 3,7%); Trung - Nam Mỹ 14.641 triệu tấn (chiếm 1,6%)
Trong tổng trữ lượng than khu vực châu Âu và Eurasia 310.538 triệu tấn, gồmthan á bitum, than non 217.981 triệu tấn (70,2%) và than antraxit, bitum 92.557 triệutấn (29,8%)
Trữ lượng than phân bố chủ yếu ở Liên bang Nga 157.010 triệu tấn (chiếm17,6%), trong đó, antraxit và bitum 31,3% Đức 40.548 triệu tấn (chiếm 4,5%), trong
đó, antraxit và bitum 0,12% Ukraina 33.873 triệu tấn (chiếm 3,8%), trong đó, antraxit
và bitum 45,3% Kazakhstan 33.600 triệu tấn (chiếm 3,8%), trong đó, antraxit vàbitum 64% Séc Bi 13.411 triệu tấn (chiếm 1,5%), toàn bộ là than á bitum và than non
Trang 17Thổ Nhĩ Kỳ 8.702 triệu tấn (chiếm 1,0%,0), trong đó, antraxit và bitum 3,7% và BaLan 5.465 triệu tấn (chiếm 0,6%), trong đó antraxit và bitum 76,5%.
Trữ lượng than khu vực châu Á - Thái Bình Dương 288.328 triệu tấn, trong đóthan antraxit và bitum 157.803 triệu tấn (54,7%), á bitum, than non 130.525 triệu tấn(45,3%)
Trữ lượng than phân bố chủ yếu tại các nước: Trung Quốc 114.500 triệu tấn(chiếm 12,8%), trong đó, antraxit và bitum 54,3% Australia 76.400 triệu tấn (chiếm8,6%), trong đó antraxit và bitum 48,6% Ấn Độ 60.600 triệu tấn (chiếm 6,8%), trong
đó antraxit và bitum 92,6% và Indonesia 28.017 triệu tấn (chiếm 3,1%), toàn bộ làthan á bitum và than non
Trữ lượng than khu vực Bắc Mỹ 245.088 triệu tấn, trong đó antraxit và bitum112.835 triệu tấn (46,0%), á bitum, than non 132.253 triệu tấn (54,0%) Mỹ 237.295triệu tấn (chiếm 26,6%), trong đó antraxit và bitum 45,7% Canada 6.582 triệu tấn(chiếm 0,7%), trong đó antraxit, bitum 52,8%
Với mức sản lượng năm 2015, trữ lượng than thế giới đảm bảo khai thác trong
114 năm tiếp theo và hiện đứng đầu trong số các nhiên liệu hóa thạch trên thế giới.Tuy nhiên, thời hạn khai thác của từng khu vực có sự chênh lệch khá lớn phản ánhphần nào chính sách và tốc độ khai thác tài nguyên than của các châu lục và từngnước Cụ thể là tại khu vực châu Âu và Eurasia 273 năm, Bắc Mỹ 276 năm, châu Á -Thái Bình Dương 53 năm
Trữ lượng than thế giới đã giảm từ 1.031.610 triệu tấn xuống 909.064 triệu tấnnăm 2005 và 891.531 triệu tấn năm 2015
1.1.2 Tình hình sản xuất than hầm lò trên thế giới
Từ năm 1991 đến 2015, tình hình khai thác than thế giới có những mốc sụtgiảm đáng chú ý với nguyên nhân chính từ các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chínhlớn trên thế giới Cụ thể là:
Giai đoạn 1991÷1993: Tăng trưởng khai thác than thế giới bị âm (-3,9%; -0,8%
và -2,7%) do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng (tác động đếngiao dịch thương mại quốc tế) và khủng hoảng của nền kinh tế Ấn Độ (một quốc giakhai thác, sử dụng than lớn trên thế giới)
Giai đoạn 1997÷1998: Một lần nữa khai thác than tăng trưởng âm (-1,7%) khichâu Á - tiêu thụ than lớn nhất thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính
Trang 18Giai đoạn 2002÷2003: Tốc độ tăng trưởng khai thác than thế giới giảm xuốngdưới 1% khi kinh tế Nam Mỹ khủng hoảng.
Giai đoạn 2008÷2009: Tốc độ tăng trưởng khai thác than thế giới giảm 0,02%khi cả thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính
Giai đoạn 2014÷2015: Tốc độ tăng trưởng khai thác than thế giới giảm 4,0%,chủ yếu do tác động của giá dầu giảm và suy giảm kinh tế làm cho nhu cầu than giảm
Châu Á dẫn đầu thế giới về sản lượng khai thác than gần như trong toàn giaiđoạn 1991÷2015 Xu hướng sản xuất than trong 25 năm qua giữa các khu vực cũng có
sự khác nhau Khu vực Bắc Mỹ giảm, Trung Đông và châu Âu và Eurasia có xu hướnggiảm Trong khi khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, Trung - Nam Mỹ có xuhướng tăng mạnh, nhưng đến 2015 thì giảm
Sản lượng than thế giới năm 2015 đạt 3.830,1 triệu TOE (tương ứng khoảng7.820 triệu tấn), giảm 4,0% so với năm 2014 Trong đó, châu Á - Thái Bình Dươngchiếm 70,6%; khu vực Bắc Mỹ chiếm 12,9%; khu vực châu Âu và Eurasia chiếm 11%
và châu Phi chiếm 3,9%
Trong đó, sản lượng than khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt 2.702,6 triệuTOE (tương ứng khoảng 5.440 triệu tấn), giảm 2,9% so với năm 2014 Trong đó,Trung Quốc 1.827 triệu TOE (bằng 3.693 triệu tấn, chiếm 47,7%) Tiếp theo là Ấn Độ,Australia, Indonesia lần lượt là 283,9 triệu tấn TOE (681 triệu tấn); 275 triệu TOE(483,5 triệu tấn) và 241,1 triệu TOE (394,6 triệu tấn)
Sản lượng than khu vực châu Âu và Eurasia đạt 419,8 triệu TOE (tương ứngkhoảng 1.137,5 triệu tấn), giảm 3,1% so với năm 2014 Trong đó, Nga 184,5 triệuTOE (tương ứng khoảng 372 triệu tấn) Tiếp theo là Đức, Ba Lan và Kazacxtan lầnlượt là 42,9; 53,7 và 45,8 triệu TOE (tương ứng 184,3; 136,6 và 106,3 triệu tấn)
Sản lượng than Bắc Mỹ đạt 494,3 triệu TOE (tương ứng khoảng 888 triệu tấn),giảm 10,3% so với năm 2015 Trong đó, Mỹ 455,2 triệu TOE (tương ứng khoảng 812triệu tấn), Canada 32,1 triệu TOE (tương ứng khoảng 60,9 triệu tấn)
1.1.3 Tình hình tiêu thụ và sử dụng than
Giai đoạn 2013-2015 tiêu thụ than thế giới ổn định trong giai đoạn 1991÷2002,trung bình toàn giai đoạn vào khoảng 4,4 tỷ tấn/năm Tuy nhiên, bước qua giai đoạn2003÷2011, tổng lượng tiêu thụ than thế giới tăng vọt với lượng tiêu thụ trung bìnhtoàn giai đoạn vào khoảng 6,2 tỷ tấn/năm (gấp gần 1,5 lần giai đoạn trước) Từ năm
2012 tiếp tục có xu hướng tăng, trong giai đoạn 2012-2014 lượng than tiêu thụ trung
Trang 19bình khoảng 7,34 tỷ tấn, tăng 18,4% so với bình quân giai đoạn 2003-2011 Trong đó,tăng chủ yếu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương - đặc biệt là tại Trung Quốc.
Tổng lượng than tiêu thụ thế giới năm 2015 đạt 3.839,9 triệu TOE (tương ứngkhoảng 7.320 triệu tấn), giảm 1,8% so với năm 2014 Trong đó khu vực châu Á - TháiBình Dương 2.798,5 triệu TOE (tăng 0,2% so với 2014), chiếm 72,9%; khu vực Bắc
Mỹ, châu Âu và Eurasia lần lượt là 429,0 và 467,9 triệu TOE (giảm 12,1% và 2,7% sovới 2014), tương ứng chiếm 11,2% và 12,2% sản lượng than tiêu thụ toàn thế giới
Trong tổng lượng than tiêu thụ khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2015,các nước tiêu thụ than lớn gồm: Trung Quốc (1.920,4 triệu TOE, tương ứng khoảng3.545,4 triệu tấn, chiếm 50% tổng than tiêu thụ toàn thế giới ); Ấn Độ (407,2 triệuTOE); Nhật Bản (119,4 triệu TOE); Hàn Quốc (84,5 triệu TOE); Indonesia (80,3 triệuTOE); Úc (46,6 triệu TOE), Đài Loan (37,8 triệu TOE); Việt Nam (22,2 triệu TOE);Malaixia và Thái Lan (đều là 17,6 triệu TOE) Riêng Trung Quốc sau thời kỳ dài liêntục tăng cao, từ năm 2014 sản lượng than tiêu thụ có xu hướng giảm (năm 2014 giảm
so với 2013 là 0,76% và 2015 giảm so với 2014 là 1,5%)
Tại Bắc Mỹ, lượng tiêu thụ than của Mỹ đạt 396,3 triệu TOE, tương ứngkhoảng 777,2 triệu tấn, chiếm 10,3% tổng tiêu thụ thế giới
Tại châu Âu và Eurasia, tổng lượng tiêu thụ than các nước Nga, Đức, Ba Lanlần lượt là: 88,7; 78,3; và 49,8 triệu TOE, tương ứng khoảng 166,0; 150,1 và 102,7triệu tấn; chiếm tương ứng 2,3%; 2,0% và 1,3% tổng than tiêu thụ thế giới
Vì những ưu điểm của khoáng sản than như nguồn tiềm năng dồi dào, giá thành rẻ nênthan chiếm 29,2%, đứng thứ hai trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của toàn thếgiới năm 2015 (dầu 33,0%; khí tự nhiên 23,0%; thủy điện 6,8%; năng lượng hạt nhân4,4% và năng lượng tái tạo khác 2,8%)
Nhìn chung, việc sử dụng than chủ yếu tùy thuộc vào tiềm năng các nguồn tàinguyên năng lượng và khả năng tiếp cận nguồn dầu mỏ, khí đốt của từng nước Cácnước có tỷ trọng sử dụng than cao thường là những nước có nguồn tài nguyên than dồidào so với các nguồn tài nguyên năng lượng khác
Chẳng hạn như tỷ lệ sử dụng than trong tổng sử dụng năng lượng sơ cấp năm
2015 của Nam Phi 68,4%; Trung Quốc là 63,7%; Kazắcxtan 59,5%; Ấn Độ 58,2%; BaLan 52,4%; CH Séc 39,4%; Australia 35,5%; Ukraina 34,3%; CHLB Đức 24,4% (chỉsau dầu là 34,4%)
Trang 20Toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương là 50,9% Thậm chí một số nước không có,hoặc có tài nguyên than rất ít nhưng vẫn có tỷ trọng sử dụng than cao như: Đài Loan34,1%; Hàn Quốc 30,5%; Nhận Bản 26,6%.
Ngay như Mỹ tỷ lệ sử dụng than chiếm tới 17,4% (chỉ sau dầu 37,4% và khí tựnhiên 31,3%) Hoặc nước Anh, sản lượng than khai thác trong nước chỉ 5,3 triệu TOE(bằng khoảng 8,4 triệu tấn than) nhưng tiêu thụ than tới 23,4 triệu TOE, chiếm khoảng12,2% tổng sử dụng năng lượng sơ cấp (chỉ sau dầu 37,5% và khí tự nhiên 32,1%)
Than chủ yếu dùng cho sản xuất điện Hiện nay, nhiệt điện than vẫn là nguồnđiện năng chủ yếu của thế giới, chiếm khoảng 41,2% tổng sản lượng điện, tiếp theo làkhí 22,7%, thủy năng 16,8%, năng lượng hạt nhân 10,7%, dầu 4,8% và các nguồnnăng lượng tái tạo khác 6,7% Các nước có tỷ lệ nhiệt điện than lớn như: Trung Quốc79%, Ấn Độ 67,9%, Australia 68,6%, Hàn Quốc 43,2%, Mỹ 39%, Đức, Ba Lan…
Đặc biệt là một số nước như Hàn Quốc mặc dù trữ lượng than trong nước rất ít,sản lượng hàng năm chỉ khoảng 0,8 triệu TOE (bằng khoảng 1,8 triệu tấn), nguồn thanchủ yếu từ nhập khẩu (khoảng 84 triệu TOE), nhưng có tỷ lệ nhiệt điện than cao, tới43,2% Hoặc Nhật Bản, hàng năm sản lượng than khai thác trong nước khoảng 0,6triệu TOE (bằng khoảng 1,17 triệu tấn) nhưng tiêu thụ tới gần 120 triệu TOE, tươngứng khoảng 160-170 triệu tấn than và Đài Loan (Trung Quốc) tiêu thụ tới 38 triệuTOE, toàn bộ đều từ nguồn than nhập khẩu
Bảng 1.2 Dự báo sản lượng và tiêu thụ than trong thời gian tới
Theo dự báo của FOCUSECONOMICS tháng 5/2016, sản lượng than đế n n m ă
2035 c a to n th gi i nh sau (tri u TOE): ủ à ế ới như sau (triệu TOE): ư ệ
3 Châu Á - Thái Bình Dương 2.702,6 3.140 3.298 3.411 3.543
Trang 213 Châu Á-Thái Bình Dương 2.798,5 3.193 3.400 3.567 3.726
Ghi chú: (*) Năm 2015 là số liệu thực tế lấy theo BP Statistical (2016).
Qua số liệu nêu ở hai bảng trên xét trên tổng thể về lượng cho thấy: Sản lượng
và nhu cầu tiêu thụ than thế giới vẫn tiếp tục gia tăng, chủ yếu do sự gia tăng ở khuvực châu Á - Thái Bình Dương và các khu vực khác (châu Phi, Trung Nam Mỹ); khuvực châu Âu và Eurasia có sự giảm nhẹ, còn tại khu vực Bắc Mỹ giảm mạnh
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cầu luôn vượt cung, phải nhập khẩu từngoài khu vực - chủ yếu là Bắc Mỹ và các khu vực khác Riêng châu Âu và Eurasiacho đến năm 2030 vẫn phải nhập khẩu than, tuy có sự giảm dần và sau 2030 sẽ cân đốiđược cung cầu Tuy nhiên, xét theo chủng loại than cụ thể thì cung cầu trong từng khu
Trang 22vực, nhất là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu và Eurasia vẫn có sự thừa,thiếu cho nên việc xuất, nhập khẩu than giữa các khu vực trên thế giới vẫn diễn ra.
1.2 Tổng quan về tình hình khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh
1.2.1 Khái quát về bể than vùng Quảng Ninh
1.2.1.1 Trữ lượng than hầm lò vùng than Quảng Ninh
Tổng trữ lượng than của nước ta là 48,7 tỉ tấn, trong đó than đá là 48,4 tỉ tấn Ởvùng Quảng Ninh Trữ lượng than Antraxit phân bố từ Phả Lại đến Kế Bào với diệntích khoảng 300 km2 Trữ lượng xác định là 3,222 tỷ tấn Độ tin cậy của công tác thăm
dò thấp, cấp A + B chỉ đạt 13%; Cấp C1 chiếm 56% Trữ lượng than được khai tháchầm lò chiếm gần 80% tổng trữ lượng Trữ lượng phân theo vùng được ghi ở bảng 1.4
Bảng 1.4 Tr l ữ lượng than vùng Quảng Ninh ượ ng than vùng Qu ng Ninh ả
1 Uông bí - Bảo đài 84,98
6,38
723,2354,28
524,2139,34
1332,43241,34
5,02
320,8152,98
254,2942
605,4918,88
23,53
747,8258,19
234,2418,24
128539,78
13%
1791,86 56%
1012,74 31%
3222,95 100
1.2.1.2 Đặc điểm cấu trúc địa chất
Nham thạch trong địa tầng chứa than chủ yếu là các loại sét kết, bột kết, cát kết.Các tập lớp nham thạch này nằm xen kẽ nhau, có chiều dầy thay đổi lớn và là thànhphẩm chủ yếu vách trực tiếp, vách cơ bản và trụ các vỉa than, tính chất cơ lý đá vách,trụ vỉa than thay đổi trong phạm vi lớn
1.2.1.3 Đặc điểm cấu tạo vỉa than
Trang 23Các vỉa than vùng Quảng Ninh có cấu tạo đơn giản chiếm khoảng 29%, sốlượng còn lại là các vỉa có cấu tạo phức tạp và rất phức tạp Các vỉa than không ổnđịnh về chiều dầy và góc dốc chiếm tỷ lệ cao (gần 1/2 tổng trữ lượng) Cấu tạo vỉa cóchứa các lớp đá kẹp với số lượng, chiều dầy và tính chất cơ lý của chúng thường biếnđổi Các vỉa than bị phân cắt bởi hàng loạt đứt gẫy, phay phá Nếu chỉ tính riêng cácđứt gãy lớn thì mức độ là thấp (dưới 50m/ha) Nhưng trong quá trình đào lò chuẩn bị
và khai thác đã phát hiện được nhiều phay phá có biên độ nhỏ Ở mỏ Vàng danh trongquá trình thăm dò chỉ phát hiện được 7% đứt gãy có biên độ dịch chuyển < 15 cm Còn93% đứt gãy là do phát hiện trong quá trình khai thác Ở mỏ Mạo Khê pháthiện 88 đứtgãy và mỏ Hà Lầm 129 đứt gãy có biên độ nhỏ bắt gặp trong quá trình khai thác vàđào lò chuẩn bị
1.2.1.4 Địa chất thủy văn
Kết quả bơm nước thí nghiệm vùng Hòn Gai - Cẩm phả thì lưu lượng nước các
lỗ khoan đa số dưới 1 lít/ giây Hệ số thẩm thấu của nham thạch đa số dưới 0,1 m/ngày đêm và thay đổi đến 0,52 m/ ngày đêm Kết quả quan trắc mức nước ở các lỗkhoan và lượng nước thoát ra ở các đường lò cho thấy nước trong trầm tích chứa thanliên quan chặt chẽ với nước mặt và chịu ảnh hưởng rất lớn của mùa mưa nhiệt đới
1.2.1.5 Độ chứa khí và tính tự cháy
Theo báo cáo thăm dò địa chất các mỏ hầm lò ở Quảng Ninh về độ chứa khí tựnhiên ở mức đang khai thác hiện nay có khí cấp I, có một vài mỏ tiếp cận cấp II Đặc biệtsau sự cố nổ khí CH4 ngày 11/1/1999 tại mỏ Mạo khê thì Mỏ đã được chuyển sang chế độ
mỏ có khí Mê tan siêu hạng và từ năm 2006, trong quá trình khai thác xuống sâu độ xuấtkhí Mê tan của mỏ Mạo Khê đã tăng lên và được xếp vào mỏ siêu hạng về khí Mê tan.Trong quá trình khai thác tại các mỏ hầm lò hầu như chưa gặp hiện tượng phụt khí độtngột, chỉ có một vài trường hợp xảy ra cháy khí CH4 khi đào lò chuẩn bị trong than để mởkhai trường, nơi không được thông gió tốt
1.2.1.6 Chất lượng than của bể than Quảng Ninh
Vùng than Quảng Ninh có tới 96,19% là than Antraxit và bán Antraxit, thuộcloại than quí hiếm trên thế giới Than Quảng Ninh không những đáp ứng được các nhucầu sử dụng trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao
1.2.2 Hiện trạng khai thác các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh
Hiện nay có trên 20 mỏ hầm lò đang hoạt động Trong đó chỉ có 13 mỏ có trữlượng huy động lớn, có công nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, khai thác
Trang 24với sản lượng hầm lò từ 1 triệu tấn/năm trở lên Các mỏ còn lại sản lượng khai thácdưới 1 triệu tấn/năm, dây chuyền công nghệ và cơ sở hạ tầng không đầy đủ Một số
mỏ còn nhỏ, diện tích khai trường hẹp, trữ lượng ít nên không có điều kiện để pháttriển sản lượng và cơ giới hóa dây chuyền công nghệ
1.2.2.1 Khai thông và chuẩn bị ruộng mỏ
Sơ đồ mở vỉa trữ lượng trên mức thông thủy tự nhiên là lò bằng, dưới mứcthông thủy tự nhiên là giếng nghiêng kết hợp lò bằng, chỉ có mỏ Mông Dương và một
số ít mỏ như Hà Lầm, Mạo Khê là mở vỉa bằng giếng đứng Chuẩn bị khai thác theophương pháp khấu dật được áp dụng phổ biến ở các mỏ, khấu đuổi có lò đá tiến trướcchỉ áp dụng ở một số vỉa thuộc khoáng sàng Mạo Khê, Tràng Bạch do đá trụ trực tiếpmềm yếu Chuẩn bị trong khu khai thác đối với các mỏ lớn thường là tầng chia phântầng có cặp thượng trung tâm, 1 thượng để xuống than, 1ò thượng để vận chuyển vậtliệu thiết bị và thông gió Chiều dài lò chợ theo phương từ 150400m đối với các mỏnhỏ, 400800m đối với các mỏ lớn; theo hướng dốc từ 60 110m đối với các mỏ nhỏ,
120 150m đối với các mỏ lớn Các mỏ nhỏ thường chuẩn bị theo kiểu lò chợ tầngkhấu dật từ biên giới về xuyên vỉa hoặc ra cửa lò
1.2.2.2 Công nghệ khai thác áp dụng
Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu theo chiều dốc cho vỉathoải và nghiêng đang là công nghệ khai thác truyền thống có hiệu quả nhất Chiềudài lò chợ khi chống cột thủy lực đơn hoặc giá thủy lực di động, giá xích là100150m, sản lượng 140180 nghìn tấn/năm
Một số công nghệ khai thác đang được áp dụng để khai thác vỉa dốc trên 500
là hệ thống khai thác 2ANSH, hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng chống giáthủy lực Đặc biệt lò chợ cơ giới hóa kết hợp máy khấu liên hợp của công ty than HàLầm công suất đạt 600 1.200 nghìn tấn/năm
Với điều kiện thực tế và nhu cầu sử dụng than Tập đoàn Công nghiệp Khoáng sản Việt Nam đã nghiên cứu triển khai một số công nghệ mới có ứng dụngnhư: cơ giới hóa khai thác than trong lò chợ, áp dụng thử nghiệm khai thác bằng máyCom bai với giá chống thủy lực, giàn chống VINATA, giàn chống 2ANSH,… Côngnghệ cơ giới hóa toàn phần (Máy combai + dàn chống thủy lực tự hành + máng càomềm) Trong thời gian tới tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các thông số công nghệ để
Than-có thể triển khai thác áp dụng rộng rãi đối với tất cả các mỏ than hầm lò Than-có điều kiện
địa chất phù hợp
Trang 25Xu hướng phát triển khoa học công nghệ hầm lò thế giới hiện nay là hoàn thiện
sơ đồ công nghệ khấu lò chợ dài theo hướng cơ giới hóa đồng bộ, tăng chiều cao khấuhết chiều dày vỉa Phát triển sơ đồ công nghệ chia lớp nghiêng với vách giả nhân tạobằng các vật liệu mới, khấu than dưới dàn tự hành có cơ cấu thu hồi than nóc và cơgiới hóa khai thác gương lò chợ ngắn
Năng lực sản xuất và mức độ tiêu thụ than đã đạt được mức tăng trưởng cao,đáp ứng đủ nhu cầu về than của nền kinh tế quốc dân Công tác quản lý kỹ thuật trongtoàn ngành đã được quan tâm, đã cải thiện đáng kể tình trạng kỹ thuật của các mỏ than.Ngành than đã bảo toàn được vốn kinh doanh và đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi,các khoản nộp ngân sách hàng năm đều tăng Công tác quản lý kỹ thuật đã có nhữngcải thiện rõ rệt đáp ứng được yêu cầu Tuy nhiên hàng năm các mỏ than hầm lò vẫn đểxẩy ra những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng không những gây thiệt hại lớn về kinh
tế mà còn gây thiệt hại về con người
Sản lượng than khai thác than hầm lò trong các năm 2007÷2016 của các đơn vịthành viên và của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam được thể hiện
Trang 26Hình 1.2: Biểu đồ Sản lượng khai thác các mỏ than Hầm lò vùng Quảng Ninh
từ năm 20072016
1.3 Tổng quan về tình hình khai thác than ở Công ty than Quang Hanh
1.3.1 Khái quát đặc điểm và điều kiện địa chất
1.1.3.1 Điều kiện địa lý
Trang 273 Địa hình
Khu mỏ có địa hình đồi núi thấp đến trung bình Độ cao từ 50m 150m Khuvực phía Nam và phía Tây khu mỏ núi có độ cao 200 250m Địa hình phân cắt,mạng sông suối dày đặc, về mùa mưa ảnh hưởng nhiều đến giao thông đi lại trong khumỏ
4 Hệ thống giao thông vận tải
Trục đường nối QL18A với QL18B cắt ngang khu mỏ theo hướng Nam - Bắc.Phía Bắc là QL18B chạy theo hướng Tây - Đông dọc theo rìa Bắc từ Hoành Bồ đếnMông Dương Hai con đường này cùng với các đường nối khu mỏ với khu mỏ KheTam đã được đầu tư nâng cấp đổ bê tông Phía Tây có sông Diễn Vọng bắt nguồn từ
Vũ Oai (Hoành Bồ) chảy qua khu mỏ đổ ra vịnh Quốc Bê (Hồng Gai ) Phía ĐôngNam khu mỏ có đường tàu vận tải than xuyên núi nối với hệ thống đường sắt vận tảithan từ Km6 Cẩm Phả đi Cửa Ông Nhìn chung hệ thống giao thông khá thuận lợi choquá trình thăm dò, khai thác và sinh hoạt của nhân dân trong vùng
5. Nguồn năng lượng và nước sinh hoạt
Nguồn năng lượng cung cấp cho mỏ chủ yếu là nguồn điện lưới Quốc gia vànguồn điện máy phát dự phòng
Nguồn nước sinh hoạt cho mỏ ở đây được cung cấp bằng các đường ống dẫn từsuối qua hệ thống xử lý nguồn nước ở trong khu mỏ để phụ c vụ sinh hoạt
1.1.3.2 Tình hình dân cư, kinh tế và chính trị
1. Dân cư
Khu mỏ nằm trên địa bàn hành chính hai thôn: thôn Khe Sim và thôn Đá Bạcthuộc Xã Dương Huy - Cẩm Phả Nhân dân chủ yếu là công nhân địa chất, công nhânlâm nghiệp nghỉ hưu và các gia đ ình công nhân lâm nghiệp, công nhân mỏ mới đến,sống định cư ở phần trung tâm khu mỏ Một số gia đình ở sâu trong các thung lũngnhỏ, sinh sống bằng lương hưu, làm vườn rừng, buôn bán nhỏ phục vụ công nhân mỏ,trồng rừng, nhặt than…
Trang 281.1.3.3 Điều kiện khí hậu
Khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắtđầu từ tháng 4 đến tháng 9, hướng gió chủ đạo là Nam - Đông Nam Độ ẩm trung bình
60 80% Nhiệt độ trung bình 25 300C, mùa mưa thường chịu ảnh hưởng trực tiếpcủa các cơn bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn Mùa khô bắt đầu từ tháng 10đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo là Bắc - Đông Bắc, độ ẩm trung bình từ 30
40%, nhiệt độ trung bình từ 15 180C
Hàng năm có gió mùa Đông Bắc vào các tháng 10, 11, 12 đến tháng 1 năm sau,vào dịp rét đậm có những ngày nhiệt độ xuống tới 0 0C, ảnh hưởng lớn đến sản xuất vàsinh hoạt
1.1.3.4 Quá trình thăm dò và các khai thác khu mỏ
đã ra quyết định phê duyệt số: 518/QĐ-HĐĐGTLKS phê duyệt Báo cáo địa chất kếtquả TDTM khu mỏ than Đông Ngã Hai, Cẩm Phả, Quảng Ninh
Báo cáo địa chất kết quả TDTM khu mỏ Đông Ngã Hai được thành lập với giớihạn trên mặt toàn khu mỏ (X = 25.700 29.400 ; Y = 416.500 421.800)
Theo chiều sâu, cấu trúc địa chất được xác lập tới chiều sâu -500m và tính trữlượng từ lộ vỉa tới -350m, dự báo tài nguyên than từ -350m đến -500m
Năm 1995, Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập, việc khai thác than ở
mỏ dần dần được đưa vào quản lý khai thác theo quy hoạch Hiện tại có 3 đơn vịchính được giao quản lý khai thác than:
- Phần Đông Bắc Ngã Hai do Xí nghiệp than Khe Tam thuộc Công ty than HạLong quản lý, bảo vệ và tổ chức thăm dò khai thác
Trang 29- Phần Tây Bắc và Đông Nam khu mỏ do Xí nghiệp 148 thuộc Công ty ĐôngBắc nay là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 35 thuộc Tổng công tyĐông Bắc bảo vệ và tổ chức thăm dò khai thác.
- Phần Trung tâm do Công ty Địa chất & Khai thác khoáng sản nay là Công tythan Quang Hanh quản lý, thăm dò và khai thác
3 Định hướng tương lai
Để duy trì công suất mỏ theo quy hoạch phát triển ngành than, Công ty ThanQuang Hanh đang tiếp tục triển khai thiết kế và đầu tư khai thác tầng dưới mức -50(từ mức -175m -50m với công suất thiết kế 1.500.000 tấn/năm)
1.1.3.5 Điều kiện địa chất
Đứt gãy ở mỏ phát triển rất phức tạp Theo tính chất có thể chia ra:
- Đứt gãy thuận gồm: đứt gãy Bắc Huy, F.M, F.5, F.6, F.1, F.8, F.8A, F.10,F.15, FN, F11A , F10 A , FR
- Đứt gãy nghịch gồm: F.Đ, F.Đ KT, F.1, F.3, F.3A, F.H, F.4, F.7, F.9, F.11,F.12, F.14, F.16
3 Uốn nếp
Ở khu mỏ tồn tại 2 nếp lồi và 3 nếp lõm chính Tất cả đều là nếp uốn khônghoàn chỉnh Bao gồm: Nếp lồi khối Bắc, nếp lồi Trung tâm, nếp lõm khối Bắc, nếplõm Tây Bắc, nếp lõm khối Nam
Ngoài các nếp lồi, nếp lõm chính còn tồn tại rất nhiều nếp lồi và nếp lõm bậccao với phương chiều trục nếp uốn đa dạng tạo nên cấu trúc khu mỏ rất phức tạp
4 Cấu tạo đất đá
Nham thạch và các đá trầm tích có cỡ hạt từ thô (cuội kết, sạn kết), trung bình (cátkết, bột kết) đến hạt mịn (sét kết, sét than) và các vỉa than
a, Sạn kết: Tỷ lệ không lớn, màu xám sáng, độ hạt TB 2 5mm, tròn cạnh Thànhphần: thạch anh ít silic, ximăng gắn kết là sét, silic cấu tạo tương đối rắn chắc
b, Cát kết: Tỷ lệ tương đối lớn, màu xám sáng đến màu xám đen Thành phần:thạch anh hạt từ lớn đến nhỏ, ximăng gắn kết là sét, silic
Trang 30c, Bột kết: Phân bố khá phổ biến và đồng đều trên các trụ, vách và giữa các vỉathan Bột kết màu đen, có nhiều hoá đá thực vật, cấu tạo phân lớp khá rõ ràng, đá có độgắn kết tương đối rắn chắc.
d, Sét kết: Phân bố ở vách và trụ vỉa than, tạo thành các lớp kẹp trong các vỉa than.Màu xám đen, đến đen, có phân lớp vừa và mỏng, có độ gắn kết yếu
e, Sét than: Rải rắc ở các vỉa than bị biến đổi về chất lượng và nằm xen kẽ trongcác vỉa than, đá phân lớp mỏng, thường là mềm gồm than và đá lẫn lộn
f, Than: Màu đen ánh kim đến bán kim, vết vỡ có dạng bậc hoặc góc cạnh, thancũng có độ phân lớp trung bình đến mỏng, ngoài ra còn có than cám mềm bở
h, Hệ đệ tứ: Trên đỉnh núi, sườn núi có lớp phủ trầm tích Êluvi từ 3 5m.Thành phần: cuội, sỏi, cát pha, chiều dày trung bình của lớp đệ tứ 2 4m
1.1.3.6 Cấu tạo các vỉa than
Địa tầng của khu mỏ tồn tại 35 vỉa than, gồm các vỉa than 1, 2, 2A, 2B, 3, 3A, 3B,
3C, 4, 4A, 4B, 4C , 5, 5A, 5B, 6, 6A, 6B, 7, 7A, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17A, 17, 18,
19, 20 Trong đó, các vỉa: 3, 4, 4B, 5, 5A, 6, 6A, 6B, 7, 7A, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16,
17A, 17, 18, 19 có giá trị công nghiệp; các vỉa 1, 2, 3A, 3B, 3C, 4A, 4C, 5B chỉ có giá trịcông nghiệp cục bộ trên một số diện tích của vỉa Trong nội dung đồ án chỉ trình bàyđặc điểm cấu tạo của các vỉa than thuộc khu vực thiết kế
- Vỉa 13:
Phân bố thành các diện nhỏ nằm giữa đứt gãy F.1 và đứt gãy F.2 với diện tíchkhoảng 2,80km2 Chiều dày vỉa thay đổi từ 0,39m 8,04m; TB 3,15m chứa từ 1 3lớp đá kẹp, chiều dày các lớp kẹp thay đổi từ 0,09m 1,24m; TB 0,72m
Độ tro của than không ổn định, thay đổi từ 3,73% 37,98%; TB 19,32%/41.Khoảng cách địa tầng từ V.13 đến V.14 từ 38,0m 40,0m; TB 39,0m
- Vỉa 14.
Phân bố thành các diện tích nhỏ nằm giữa đứt gãy F.1 và F.2 với diện tíchkhoảng 3,00km2 Chiều dày vỉa thay đổi từ 0,58 7,29m; TB 3,39m; chứa từ 1 3lớp đá kẹp, chiều dày các lớp đá kẹp thay đổi từ 0,09m 4,45m; TB 0,54m
Độ tro than thay đổi từ 1,65% 37,64%, TB 18,47%/70
Khoảng cách địa tầng từ V.14 đến V.15 từ 32,00m 64,00m; TB 43,00m
- Vỉa 15.
Phân bố thành các diện không lớn dọc trung tâm khu mỏ Với diện tích khoảng2,5km2 Chiều dày vỉa thay đổi từ 0,59m 8,31m; TB 2,98m chứa từ 1 3 lớp đá kẹp,chiều dày các lớp đá kẹp thay đổi từ 0,08m 0,65m; TB 0,26m
Trang 31Độ tro vỉa than thay đổi từ 3,63% 34,43%; TB 17,41%/23.
Khoảng cách địa tầng từ V.15 đến V.16 từ 32,0m 42,0m; TB 37,0m
Bảng 1.6 - T ng h p ổng hợp đặc điểm các vỉa than khu thiết kế ợ đặ đ ể c i m các v a than khu thi t k ỉa than khu thiết kế ế ế
(m)
Góc dốc (độ)
Độ tro (%)
Khoảng cách các vỉa
V.13 0,393,158,04 28 3,1973,3237/41,98 38 ,039,040,0 1 3V.14 0,583,397,29 32 1,1865,4737/70,64 32 ,043,064,0 1 3V.15 0,592,988,31 30 3,1763,4134/23,43 32 ,037,042,0 1 3
1.1.3.7 Phẩm chất than
1 Tính chất cơ lý và thạch học của than
Than ánh đến nửa ánh chiếm khoảng 66,90%, than nửa ánh, nửa mờ đến than
mờ chiếm khoảng 33,10% Than tốt chiếm khoảng 24% còn lại khoảng 76% là than cóchất lượng trung bình đến xấu
Than màu xám xỉn, xám tối đến đen tùy thuộc vào tỷ lệ thành phần nhómFuzinit Than có biểu hiện rõ của cả ba loại kiến trúc chính đó là: Kiến trúc dạng dải,kiến trúc dạng thấu kính và kiến trúc dạng khía riêng biệt ở từng lớp thạch học
Độ bền cơ học của than từ mềm bở, mềm dẻo đến loại cứng nhưng bị vụn nát.Than cứng và dòn là loại than có độ ánh cao, nhiều thành phần nhóm Vitrinit, thànhtạo trong môi trường đầy nước, loại này có chất lượng tốt, độ tro thấp
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng vi thành phần các nhóm thạch học thannhư sau: Nhóm Vitrinit chiếm 70,94%, Nhóm Fuzinit chiếm 8,20%, Nhóm Leiftinit(chủ yếu là Cutium bào tử) chiếm 0,57%, nhóm vô cơ chiếm 20,29%
2 Thành phần hóa học của than
Thành phần Cacbon, Hyđro của than tương đối ổn định, phản ánh đúng chấtlượng và nhãn than, hàm lượng Photpho tương đối thấp
Bảng 1.7 Giá trị các thành phần nguyên tố trong than.
Trang 32Tên nguyên tố Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình
Ngoài hệ thống suối lớn Ngã Hai, trong khu mỏ còn có một số suối và khe suối
có lưu vực nhỏ, chảy về hướng Tây, Tây Bắc và đổ tiếp ra sông Diễn Vọng
Nguồn cung cấp cho nước mặt chủ yếu cho suối vào mùa khô là nước ngầm,vào mùa mưa là nước ngầm và nước mưa
Thành phần của nước mặt trong khu mỏ chủ yếu là loại Bicacbonat CloruaNatri thuộc loại nước trung tính, nước nhạt, rất ít cặn và không sủi bọt
- Tầng chứa nước trong trầm tích chứa than (T3-nr): Các nham thạch gồm cuộikết, sạn kết, cát kết Đá ít có khả năng chứa nước, có khả năng cách nước là bột kết,
Trang 33sét kết, nước tàng trữ trong khe nứt của đá là chính Nước tàng trữ trong trầm tích chứathan mang tính áp lực.
Nguồn cung cấp cho nước dưới đất là nước mưa, miền cung cấp là toàn bộ diệntích khu mỏ Miền tàng trữ là địa tầng nham thạch chứa than Miền thoát của tầng chứanước là các điểm lộ điển hình thành dòng mặt tạo nên suối
Nước trong tầng này thuộc nước trung tính, nước nhạt, loại hình BicacbonatNatri, Canxi, độ cứng nhỏ hơn 240, ăn mòn axit, không sủi bọt và có cặn mềm, ăn mònCacbonat vào mùa khô yếu, vào mùa mưa từ ăn mòn yếu đến ăn mòn
Bột kết: Phân bố rộng khắp khu mỏ, đá có màu xám đen, thành phần cát séthạt nhỏ, cất tạo phân lớp rõ ràng, có chỗ phân lớp mỏng, có khả năng bảo tàng hóathạch, thường hay gặp ở địa tầng vách, trụ vỉa than
Sét kết: Là đá yếu kém nhất về phương diện ĐCCT, thường hay gặp ở vách trụvỉa than khi đang khai thác thường bị trộ n lẫn nên làm giảm chất lượng than Sét kếtthường là vách giả dễ vị sập đổ cùng quá trình khai thác than
Vách trực tiếp: Gồm sét kết và bột kết có chiều dày từ 6 10m Từ nhỏ đếnvừa, tính ổn định kém Đặc biệt là lớp acgilich sét than với chiều dày từ 0,1 0,5m rất
(g/cm 3 )
Lực kháng nén n
(kg/cm 2 )
Lực kháng kéo k
(kg/cm 2 )
Góc ma sát trong
(độ)
Lực dính kết C (kg/cm 2 )
Trang 34Qua các tài liệu báo cáo thăm dò và thực tế khai thác của Công ty than QuangHanh không thấy biểu hiện lớn của các hiện tượng địa chất công trình như trương nởthể tích gây bùng nền hoặc trượt lở đất đá
1.1.3.9 Trữ lượng
Trữ lượng được tính từ lộ vỉa đến đáy tầng than Trữ lượng được tính trên cơ sởbình đồ trữ lượng tỷ lệ 1/2000, mức tính cách nhau 50m, mức khởi tính ban đầu từ ±0
Đối với khai thác hầm lò, vỉa được tính trữ lượng khi đảm bảo:
- Chiều dày tối thiểu của vỉa 0,80m
- Độ tro hàng hoá tối đa A k 40%
- Phần vỉa có chiều dày từ 0,6m đến dưới 0,8m và độ tro hàng hoá trên40% đến 45% được tính là tài nguyên xác định
Trữ lượng tài nguyên than tính đến chiều dày 0,8 (A k 40%))
Cấp trữ lượng 122 : 50.642.762 tấn
Cấp tài nguyên 222 : 2.330.632 tấn Cấp tài nguyên 333 : 186.764.670 tấn Cấp tài nguyên 334a : 25.500.009 tấn
Tổng cộng trữ lượng và tài nguyên toàn khoáng sàng: 265.238.073 tấn
Trong ranh giới Công ty than Quang Hanh :
Tổng cộng cấp trữ lượng than : 45.143.053 tấn
Tổng cộng cấp tài nguyên than : 185.938.862 tấn
Tổng cấp trữ lượng tài nguyên than : 231.129.915 tấn
Trang 35- Số vỉa được mở trong ruộng mỏ, điều kiện thế nằm của các vỉa, góc dốc vàchiều dày các vỉa Ảnh hưởng của các uốn nếp nhỏ, những uốn nếp chưa có cơ sởxác định Mức độ ảnh hưởng do các công trình khai thác đào trái phép.
- Trong quá trình thiết kế mở vỉa cần lưu ý đến hướng phát triển của mỏ trongtương lai Trong tương lai cần phải chú ý đến công tác thăm dò bổ sung tài liệu địachất cho kế hoạch khai thác xuống sâu c ủa khu mỏ
1.3.2 Hiện trạng khai thác tại công ty than Quang Hanh
1.3.2.1 Khai thông và chuẩn bị
Từ mặt bằng sân công nghiệp mức +30 tiến hành đào giếng chính với góc dốc
160 xuống mức -120 để phù hợp với vận tải bằng băng tải, giếng phụ được đào xuốngmức -115 với góc dốc 250, hai giếng được thi công đồng thời
Giếng chính đào xuống -110 thì dừng lại, tại mức -50 và mức -110 ta đào lò nốithông hai giếng (chính, phụ) với nhau, thi công đường lò vòng trao đổi goòng, sân gahai nhánh, nhánh có tải và nhánh không có tải
Giếng phụ được đào xuống -85 thì dừng lại Tại mức -50 và mức -110 đào lò nốithông sang giếng chính, đào sân ga, hầm bơm, các hầm lắp đặt thiết bị, hầm quang lật,
ga chở đất đá, vật liệu, hầm bơm trên nhánh này bố trí hệ thống chống cháy
Tại chân giếng chính bố trí hố thu nước, bộ phận làm căng băng, sạch băng Tạisân ga của mức -50 và mức -110 ta tiến hành đào lò xuyên vỉa qua các vỉa than Saukhi đủ kích thước trụ bảo vệ xuyên vỉa tiến hành đào thượng cắt từ tầng -50 -110 vàchuyển thành lò chợ khai thác, hình thức khấu là khấu giật từ biên giới về trung tâm
1.2.3.2 Hệ thống khai thác
Đặc điểm các vỉa của mỏ có chiều dày chủ yếu từ mỏng đến trung bình, góc dốc
từ thoải đến nghiêng Các vỉa có cấu tạo từ phức tạp đến rất phức tạp, trong khaitrường có nhiều phay phá, nếp uốn, nếp lồi phương chiều trục nếp uốn đa dạng tạo nêncấu trúc khu mỏ rất phức tạp, khai trường bi chia cắt thành nhiều khu, khối với chiềudài theo phương nhỏ Dẫn đến chiều dài cỏc lò chợ ngắn, uốn lượn, độ biến thiên chiềudày và góc dốc lớn, trữ lượng lò chợ nhỏ, hạn chế khả năng áp dụng hệ thống khai thác
cơ giới hoá đồng bộ với sản lượng cao
Trang 36+ Hệ thống khai thác cột dài theo phương, khấu than bằng khoan nổ mìn, chống
lò chợ bằng cột thuỷ lực đơn, áp dụng tại các vị trí vỉa có góc dốc đến 350, chiều dàyvỉa 3.5m, đất đá vách, trụ bền vững trung bình
+ Hệ thống khai thác cột dài theo phương, khấu than bằng khoan nổ mìn, chống
lò chợ bằng giá thuỷ lực di động, áp dụng cho các khu vực vỉa dầy 3 5 m, góc dốcvỉa đến 450, đất đá vách và trụ vỉa bền vững trung bình
+ Hệ thống khai thác cột dài theo phương, khấu than bằng khoan nổ mìn, chốnggiữ lò chợ bằng giá khung di động, điều khiển đá vách bằng phá hoả toàn phần
+ Hệ thống khai thác cột dài theo phương, khấu than bằng khoan nổ mìn, chống
lò chợ bằng cột gỗ, áp dụng tại các vị trí vỉa có góc dốc đến 400, chiều dày vỉa đến3.5m, đất đá vách và trụ từ yếu đến bền vững
Trong điều kiện địa chất mỏ có nhiều đứt gãy uốn nếp, mức độ biến đổi chiều dàyvỉa lớn, cấu tạo vỉa phức tạp nên việc áp dụng công nghệ cơ giới hoá đồng bộ vàokhai thác rất hạn chế Vì vậy các công nghệ khai thác được chọn cho phần trữ lượng -
50 -175 chủ yếu là khấu than bằng khoan nổ mìn chống lò bằng các loại: cột thuỷlực đơn, giá thuỷ lực di động, cột gỗ hoặc giá khung di động tuỳ theo điều kiện địachất của từng lò chợ
+ Đối với lò chợ chống cột thuỷ lực đơn.
Để khoan lỗ mìn trong lò chợ dùng máy khoan điện có đặc tính kỹ thuật tươngđương ZM-12 của Trung Quốc Nổ mìn bằng thuốc và kíp điện an toàn, máy nổ mìn
là loại KB1/100M của Nga hoặc MFD của Tung Quốc Chống giữ ở gương lò chợbằng cột thuỷ lực đơn loại DZ-25 xà khớp loại HDJB-1200 hoặc DTB-1200 củaTrung Quốc và xà thép ẹÂẽ chống ở lò đầu và lò chân
+ Đối với lò chợ chống giá thuỷ lực di động:
Để khoan lỗ mìn trong lò chợ dùng máy khoan điện loại ẹíé-19M của Nga hoặcZM-12 của Tung Quốc Nổ mìn bằng thuốc và kíp điện an toàn, máy nổ mìn là loạiKB1/100M của Nga hoặc MFD của Trung Quốc Chống giữ trong lò chợ dùng giáthuỷ lực XDY-1T2/LY kết hợp cột thuỷ lực đơn DZ-25 và xà thép ẹÂẽ chống ở đầu
và chân lò chợ
+ Đối với lò chợ giá khung di động:
Để khoan lỗ mìn trong lò chợ dùng máy khoan điện loại ẹíé-19M của Nga hoặcMZ-12 của Trung Quốc Nổ mìn bằng thuốc và kíp điện an toàn, máy nổ mìn là loại
Trang 37KB1/100M của Nga hoặc MFD của Trung Quốc Chống giữ lò chợ dùng giá khung
di động có đặc tính tương đương với loại ZH1600/16/24Z
mỏ trong quá trình khai thác, để đảm bảo an toàn xếp mỏ thuộc loại III về khí mê tan
Khu trung tâm: Gió sạch vào qua cặp giếng phụ và giếng chính mức xuống
thông gió cho khu vực sân ga hầm trạm, sau đó theo các nhánh đến thông gió cho các
hộ tiêu thụ Gió thải từ các lò chợ của khu trung tâm được tập trung và thoát ra ngoàinhờ trạm quạt hút đặt ở cửa lò hút gió thải từ trong mỏ ra ngoài
Khu Nam và Khu Đông Nam: Gió sạch vào qua thượng thông gió +10
-175, sau đó chia thành hai nhánh thông gió cho khu Nam và khu Đông Nam Gió bẩnsau khi thông gió cho các lò chợ theo lò dọc vỉa thông gió và được thoát ra ngoài nhờtrạm quạt hút đặt tại cửa giếng chính mức +20 khu Nam (Trạm quạt số 1)
Khu Đông Nam năm đạt công suất thiết bao gồm 2 lò chợ: ĐN-6-1 và ĐN-7-1.Gió thải từ 2 lò chợ này được tập chung về thượng thông gió từ -50 +40 V6 và được hút
ra ngoài nhờ trạm quạt đặt ở cửa lò +30V6 (Trạm quạt số 2)
Thông gió lò chuẩn bị: Thông gió cho các gương lò chuẩn bị được thực hiện
bằng các quạt cục bộ và ống gió Các đường lò chuẩn bị có chiều dài >250m tiến hànhghép quạt cục bộ nối tiếp để đảm bảo thông gió tốt cho gương lò
1.3.3 Kết luận chương 1
Qua đặc điểm và điều kiện địa hình, địa chất của mỏ thì việc mở vỉa là một trongnhững công tác có tính quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng mỏ vàviệc áp dụng những công nghệ khai thác vào quá trình sản xuất của mỏ trong tương lai.Trong quá trình khai thác cần lưu ý một số vấn đề: Số vỉa được mở trong ruộng mỏ,điều kiện thế nằm của các vỉa, góc dốc và chiều dày các vỉa Ảnh hưởng của các uốn
Trang 38nếp nhỏ, những uốn nếp chưa có cơ sở xác định Mức độ ảnh hưởng do các công trìnhkhai thác và cần phải chú ý đến công tác thăm dò bổ sung tài liệu địa chất cho kếhoạch khai thác xuống sâu của mỏ.
Qua các tài liệu báo cáo thăm dò và thực tế khai thác của Công ty than QuangHanh không thấy biểu hiện lớn của các hiện tượng địa chất công trình như trương nởthể tích gây bùng nền hoặc trượt lở đất đá Đặc điểm các vỉa của mỏ có chiều dày chủyếu từ mỏng đến trung bình, góc dốc từ thoải đến nghiêng Các vỉa có cấu tạo từ phứctạp đến rất phức tạp, trong khai trường có nhiều phay phá, nếp uốn, nếp lồi phươngchiều trục nếp uốn đa dạng tạo nên cấu trúc khu mỏ rất phức tạp, khai trường bi chiacắt thành nhiều khu, khối với chiều dài theo phương nhỏ Dẫn đến chiều dài cỏc lò chợngắn, uốn lượn, độ biến thiên chiều dày và góc dốc lớn, trữ lượng lò chợ nhỏ, hạn chếkhả năng áp dụng hệ thống khai thác cơ giới hoá đồng bộ với sản lượng cao
Chương 2ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
VÀ NGHIÊN CỨU QUY LUẬT TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở
CÔNG TY THAN QUANG HANH
Trang 392.1 Tình hình tai nạn lao động nghiêm trọng các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh trong giai đoạn 2008 2018
Do đặc thù là một ngành công nghiệp nặng nhọc và có nguy cơ xẩy ra tai nạn laođộng cao, ngành công nghiệp khai thác than hầm lò trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm
2018 đã để xẩy ra nhiều vụ tai nạn lao động làm chết nhiều người
Theo số liệu thống kê giai đoạn từ năm 20082018 chỉ tính riêng vùng thanQuảng Ninh, đã xẩy ra 227 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng trong khai thác than hầm lò
và làm chết 278 người Căn cứ vào sản lượng khai thác các mỏ than hầm lò vùng Quảng
Ninh và thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác than hầm lò vùng QuảngNinh giai đoạn 2008 2018 cho thấy sản lượng khai thác hầm lò và tình hình tai nạn laođộng và sốngười chết có chiều hướng giảm nhưng chưa đang kể
Một trong số vụ tai nạn điển hình gần đây mà những người thợ lò làm việc tại vỉa1C, khu Đông Tràng Bạch, thuộc Cty Than Đồng Vông - trực thuộc Công than ThanUông Bí khó có thể quên vào ngày 16/01/2014, khiến 6 người tử vong và 1 người bịthương nặng Nguyên nhân được xác định do cuối ca 2 ngày 16/01/2014 công nhân vậnhành băng tải bỏ về sớm không tắt băng tải, để băng chạy tự do đến đầu ca 3 dẫn đến kẹtđầu băng và cháy băng, sau đó cháy khí mê tan CH4 lan rộng và nhanh trong đường hầm,nên nhóm thợ ca 3 gồm 7 công nhân đi vào lò để làm việc không kịp thoát ra ngoài và bịngạt khí dẫn đến tử vong 6 người và 1 người bị thương nặng
Bảng 2.1 Thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khai thác than
Hầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2008 2018
Trang 40Hình 2.1 Biểu đồ thống kê các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng
khai thác than Hầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2008 2018
Trong những năm tới nhu cầu tiêu thụ năng lượng tự nhiên nói chung và than nóiriêng trên toàn thế giới đều tăng cao Với dự đoán như vậy không chỉ riêng Việt Nam
mà trên toàn thế giới cần phải có quy hoạch khai thác cụ thể đảm bảo các yếu tố sau:Tài liệu địa chất (Hoạt động thăm dò) Nâng cao năng suất sản lượng đáp ứng nhu cầukinh tế Quốc dân và xuất khẩu Đổi mới công nghệ, đồng thời cũng phải có biện pháptiết kiệm năng lượng triệt để Về sản xuất than: Hiên nay công nghệ khai thác hầm lònói chung có những tiến bộ vượt bậc Các Công ty đều đổi mới công nghệ khai thác và
áp dụng thành công công nghệ chống giữ sử dụng cột chống thủy lực đơn, giá thủylực di động, giàn chống thủy lực để chống lò chợ cho các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuậttốt và đặc biệt là an toàn lao động được cao hơn
Tại các vỉa dốc đứng, đã áp dụng công nghệ khai thác chia lớp ngang nghiêngchống lò bằng giá thủy lực di động đã thay thế được hệ thống khai thác lò chợ dọc
vỉa phân tầng, vừa không an toàn và tổn thất than cao Tuy nhiên, ngoài những tiến
bộ nêu trên công nghệ khai thác vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu pháttriển, sản lượng lò chợ còn thấp, trình độ cơ giới hoá và tự động hoá cầu của toàn bộ
các khâu trong hầm lò chưa cao và chưa rộng rãi, kinh nghiệm vẫn còn nhiều hạn chế
Về công tác An toàn: Nhìn chung tình hình TNLĐ từ năm 2008 2018 có xuhướng giảm Tỷ lệ số người chết/1 nghìn tấn than cũng đã giảm TNLĐ ngoài tính đến