1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ptspsh nấm ăn và nấm dược liệu

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sản xuất giống nấm ăn và nấm dược liệu
Tác giả Võ Lê Minh Quân
Người hướng dẫn TS. Huỳnh Vĩnh Khang, KS. Nguyễn Minh Quang
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Sinh Học
Thể loại Báo cáo Thực Hành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thủ Đức
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 73,2 MB

Nội dung

Nhẹ nhàng đưa đầu que cấy có chứa 1 mẫu nấm vào bên trong Ống môi trường PDA.. BÀI 3: CẤY CHUYỀN GIỐNG SANG MÔI TRƯỜNG HẠTI.Chuẩn bị nguyên liệu:- Hạt lúa, bắp- Bịch nylon- Giấy báo- Cổ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠO HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC SINH HỌC

BÁO CÁO THỰC HÀNH

MÔN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SINH HỌC SẢN XUẤT GIỐNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU

Sinh viên thực hiện: VÕ LÊ MINH QUÂN

Giáo viên hướng dẫn: TS HUỲNH VĨNH KHANG

KS NGUYỄN MINH QUANG

TP Thủ Đức, ngày 21 tháng 03 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

BÀI 1: PHA CHẾ MÔI TRƯỜNG PDA 3

I Phân lập giống nấm 3

Bài 2: CHỌN MẪU NẤM LÀM GIỐNG 7

I Chuẩn bị nguyên liệu 7

II Các bước thực hiện 7

III Kết quả 9

BÀI 3: CẤY CHUYỀN GIỐNG SANG MÔI TRƯỜNG HẠT 10

I Chuẩn bị nguyên liệu 10

II Các bước tiến hành 10

III Kết quả 13

BÀI 4 SẢN XUẤT BỊCH MÙN CƯA 15

I Chuẩn bị nguyên vật liệu 15

II Chuẩn bị cơ chất trồng nấm 15

III Xử lý cơ chất 15

IV Các bước tiến hành 16

BÀI 5: GIAI ĐOẠN THANH TRÙNG BỊCH NGUYÊN LIỆU MÙN CƯA 18

I Chuẩn bị thiết bị 18

II Các bước tiến hành 18

BÀI 6 CẤY GIỐNG MEO HẠT SANG MÔI TRƯỜNG MÙN CƯA 20

I Chuẩn bị nguyên liệu 20

II Các bước tiến hành 20

III Kết quả 22

Trang 3

BÀI 1: PHA CHẾ MÔI TRƯỜNG PDA

I Phân lập giống nấm:

Giống nấm được dùng là nấm bào ngư xám nên môi trường phân lập là môi trường PDA

1 Chuẩn bị nguyên vật liệu:

- Khoai Tây: 200 gr

- Agar: 20 gr

Hình 1.1.1: Cân agar

- Đường: 20 gr

Hình 1.1.2: Cân đường

Trang 4

- Bông vải

- Ống nghiệm

Hình 1.1.3: Ống nghiệm Lưu ý: Chọn khoai tây thật tươi, không có vết đen trên bề mặt Chọn mua đường và agar thuộc loại bán thông dụng trên thị trường

2 Rửa và cắt khoai tây thành từng đoạn nhỏ

3 Sử dụng ống nghiệm làm dụng cụ chứa môi trường Các ống phải được rửa thật sạch và được phơi thật ráo

4 Cho khoai tây đã cắt nhỏ vào trong nước và tiến hành đun sôi

5 Dùng phiểu lọc hay vải lọc, vắt bỏ phần cái và giữ lại phần dịch khoai tây

Hình 1.1.4: Lọc dịch chiết khoai tây

Trang 5

6 Cho tất cả dịch khoai tây, đường cát và agar vào nồi đun Tiến hành đun, đến khi nào agar tan hoàn toàn thì dừng lại

Hình 1.1.5: Đun dịch chiết khoai tây, agar và đường

7 Đỗ dịch môi trường PDA vào trong ống nghiệm (khoản 1/3 ống)

Hình 1.1.6: Đổ môi trường

8 Sử dụng bông không thấm, làm nút bông và đậy nút bông vào ống nghiệm

Trang 6

Hình 1.1.7: Đậy nút bông và bọc giấy

9 Cho tất cả các ống môi trường vào nồi hấp tiệt trùng, chỉnh máy về 121oC trong 20-30 phút

10 Sau khi hấp xong, tắt máy và lấy môi trường ra và để nghiên 1 góc 30 độ ( làm tăng diện tích bề mặt môi trường)

Lưu ý: chọn nơi thoáng mát và sạch sẽ để làm địa điểm đặt các ống môi trường

Hính 1.1.8: Tạo môi trường thạch nghiêng

11 Môi trường sau khi hấp sau, để ít nhất 24-48 giờ mới bắt đầu sử dụng Sau 48 giờ, nếu phát hiện ống môi trường nào bị nhiễm, phải loại bỏ và cách ly khu vực cấy

Trang 7

Bài 2: CHỌN MẪU NẤM LÀM GIỐNG

I Chuẩn bị nguyên liệu:

- Đèn cồn

- Cồn 96o và cồn 70o

- Que cấy

- Ống nghiệm môi trường PDA

- Đèn U.V

- Tủ cấy Vô trùng hoặc tủ tự chế

II Các bước thực hiện:

1 Vệ sinh phòng cấy, tất cả các dụng cụ và bề mặt bên trong tủ bằng cồn 70o

Chuyển ống môi trường PDA và những dụng cụ cần thiết vào trong tủ cấy

2 Đặt tất cả mẫu vật vào tủ cấy Bật đèn U.V và quạt thổi Sau 10 -15 phút, tắt đèn U.V, nhưng quạt thổi vẫn phải duy trì trong suốt quá trình phân lập, cấy chuyền giống

3 Lau sạch tay và ống nghiệm giống bằng cồn, và đặt vào trong tủ cấy để bắt đầu thao tác

4 Cầm que cấy nghiêng 1 góc 450, hơ nóng que cấy đến khi que cấy thật đỏ

5 Để cho que cấy nguội ( khoảng 15 - 20 giây, lưu ý là không để phần đã khử trùng của que cấy bị chạm vào bất cứ vật gì)

6 Sử dụng que cấy cắt mẫu nấm thành mẫu nhỏ (2 mm x 2 mm) tại vị trí bên trong

mô nấm

7 Hơ lửa vòng quanh ống nghiêm Sử dụng ngón út, rút nút bông ra khỏi miệng ống nghiệm ra hướng phía trước ngọn lửa Thao tác phải nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh bị nhiễm

8 Nhẹ nhàng đưa đầu que cấy có chứa 1 mẫu nấm vào bên trong Ống môi trường PDA Trong quá trình thao tác cần lưu ý: khi đưa mẫu nấm vào bên trong ống nghiệm cẩn thẩn không để mẫu nấm chạm vào bất kỳ vật gì

Trang 8

Hình 2.2.1: Lấy mẫu giống

9 Hơ lửa xong quanh ống nghiệm lần cuối và dùng nút bông vặn kín miệng ống nghiệm lại Lưu ý: Phần đáy của ống nghiệm phải luôn luôn thấp hơn miệng cổ ống nghiệm và đảm bảo luôn gần ngọn lửa đèn cồn

10 Dán nhãn và ghi rỏ thông tin: Ngày cấy giống, loại nấm

Hình 2.2.2: Ống môi trường

Trang 9

II Kết quả:

Hình 2.3.1: Giống cấp 1 sau 3 ngày cấy

Hình 2.3.2: Giống cấp 1 sau 7 ngày cấy

Nhận xét: Sau 3 ngày nuôi cấy ta thấy tơ nấm bắt đầu lan từ mẩu thạch lấy từ ống gốc

sang và lan ra bao phủ hầu hết bề mặt thạch

Trang 10

BÀI 3: CẤY CHUYỀN GIỐNG SANG MÔI TRƯỜNG HẠT

I Chuẩn bị nguyên liệu:

- Hạt lúa, bắp

- Bịch nylon

- Giấy báo

- Cổ nhựa ( giấy cứng)

- Thung cột

- Đèn cồn, Que cấy, nhíp gấp, muỗng mút meo

II Các bước tiến hành:

1 Ngâm các hạt qua đêm trong nước Sau 24 giờ, vớt các hạt ra ( loại bỏ các hạt lép)

và rửa lại bằng nước 1 lần nửa Tiến hành đun sôi để các hạt trương nở và vừa hé miệng

2 Vớt các hạt ngũ cốc đã hé miệng ra rổ, để cho nguội và ráo nước

3 Bổ sung thêm chất dinh dưỡng: 5-10% cám gạo hoặc 5-10% cám bắp Trộn thất đều, rồi phân phối vào các bịch nylon Lưu ý, độ cao của hạt cho vào chiếm ½ chiều dài của bịch

Hình 3.2.1: Lúa đã xử lí và trộn bột bắp

4 Chuẩn bị bông và làm nút bông

5 Cho nút bông vào miệng bịch và vặn chặt

Trang 11

6 Chuyển tất cà các bịch môi trường hạt vào nồi hấp tiệt trùng Thời gian hấp khử trùng là 40 phút, với nhiệt độ 1210C

7 Chuyển các bịch môi trường hạt vào phòng cấy

8 Vệ sinh bề mặt ngoài các bịch môi trường hạt đã tiệt trùng bằng cồn 700C Chuẩn

bị chai môi trường PDA chứa đầy giống nấm

9 Vệ sinh tủ cấy, bằng cách lau bề mặt bên trong tủ bằng cồn 700C

10 Chuyển các bịch môi trường PDA mới, môi trường hạt, thung, giấy vảo tủ cấy, đèn cồn, que cấy, kẹp,…và tật đèn U.V trong khoảng thời gian 10-15 phút Ngâm que cấy vào trong cồn 900.Tắt đèn U.V, lau tay bằng cồn và đặt tay vào trong tủ cấy

11 Dùng 2 ngón tay lấy que cấy hơ dưới ngọn lửa đèn cồn đến khi que cấy đỏ

12 Đợi que cấy nguội, dùng que cấy cắt 1 mẫu tơ nấm trắng (5mm x 5mm) trên môi trường PDA

13 Hơ lửa vòng quanh miệng ống nghiệm và đóng miệng bịch lại Thao tác luôn gần ngọn lửa đèn cồn Sử dụng tay khác, cầm bịch môi trường hạt lên và tháo nút bông ra Hơ lửa quanh miệng cổ bịch môi trường hạt, thao tác cẩn thận và tránh bị nhiễm

14 Đặt mẫu nấm vào bên trong bịch môi trường hạt

Lưu ý: sợi nấm phải không chạm vào bất cứ vật gì trước khi đưa vào trong miệng bịch môi trường hạt

15 Hơ đều miệng bịch và đậy kín miệng chai bằng gòn

16 Dùng giấy phủ lên lớp gòn trên miệng chai và dùng thung buột chặt lại

Hình 3.2.4: Môi trường hạt sau khi cấy

Trang 12

17 Dán nhãn và ghi rỏ thông tin: tên giống, ngày cấy giống, thời gian ủ,

Lưu ý: Thời gian 10-15 ngày, tơ nấm sẽ phát triển và phủ kín bịch môi trường hạt Sau thời gian này, tơ nấm không phát triển hoặc phát triển chậm thì ta nên loại bỏ bịch giống đó

18 Lưu trữ các bịch hạt giống trưởng thành ở nơi thoáng mát và thường xuyên kiểm tra sự phát triển của tơ nấm để phát hiện chai giống bị nhiễm

19 Chuyển các bịch bị nhiểm đến khi vực cách ly và rửa rạch

20 Quan sát và ghi nhận giữ liệu Viết các ghi chú vào vở theo để theo dõi

III Kết quả:

Hình3.3.1: Giống cấp 2 sau 7 ngày cấy

Nhận xét: Ở ngày thứ 3, túi giống cấp 2 chưa thấy có sự xuất hiện của tơ nấm, mẫu thạch

cho vào đã bị khô Vào ngày thứ 7, có xuất hiện 1 vài hạt có nấm trắng bao quanh tuy nhiên phải quan sát kĩ mới thấy

Trang 13

BÀI 4 SẢN XUẤT BỊCH MÙN CƯA

I Chuẩn bị nguyên vật liệu:

- Bao nylon PP (polypropylene 7” x 12.5”)

- Nút cổ giấy hoặc nhựa (đường kính khoảng 4 cm)

- Mùn cưa cây cao su

- Cám gạo hoặc cám bắp

- Calcium carbonate (CaCO3)

- Magnesium sulfate ( MgSO4)

- Phân DAP

II Chuẩn bị cơ chất trồng nấm:

Mùn cưa cây cao su vừa mới được mua về, nên ủ đóng tự nhiên khoảng 1 đến 2 tuần mới

sử dụng được Nguyên liệu mùn cưa nên để nơi khô ráo và cách ly với khu sản xuất

Hình 4.2.1 : Mùn cưa sau khi ủ

III Xử lý cơ chất:

- 100 kg Mùn cưa cây cao su, có thể thêm vào các thành phần sau:

- 5 kg Cám gạo hoặc cám bắp

- 0,1 kg DAP

- 1 kg Vôi

- 0,2 kg MgSO4

Trang 14

Hình 4.3.1: Trộn mùn cưa và bột bắp

IV Các bước tiến hành:

1 Cho cơ chất mùn cưa vào các bao nylong chịu nhiệt

Hình 4.4.1: Đóng bịch cơ chất

Trang 15

2 Dùng tay hoặc khúc gỗ, vỗ đều lên thành bịch để cho khối cơ chất nén chặt xuống Hoặc sử dụng máy nén bịch

3 Dùng nút nhựa đặt vào bịch

4 Túm chặt đầu bịch mùn cưa và xoay thật đều khối nguyên liệu

5 Đeo nút vòng cổ vào bịch mùn cưa và kéo căng bịch nylong về phía dưới bịch Dùng dây quấn, cột chặt nút cổ giấy

6 Tạo lỗ chứa giống: Dùng cây nhọn, đường kính 1,5-2 cm, chiều dài khoảng 15-20

cm, một đầu vót nhọn, còn đầu kia để tay cầm Đưa cây nhọn, đâm vào cổ bịch thật sâu,

độ sâu của lỗ bằng 2/3 chiều dài của bịch mùn cưa

7 Kiểm tra trọng lượng của khối nguyên liệu ( thông thường 1 bịch nguyên liệu đạt 1,2-1,5 kg là vừa)

8 Tạo nút bông: dùng bông không thấm, quấn thành từng nút, phần nút tiếp giáp với khối nguyên liệu mùn cưa nên tạo thật trơn, đều và ít sần sùi

9 Dùng nắp nhựa hoặc giấy báo chụp đầu nút gòn và cột bằng dây thung lại

Hình 4.4.2: Đóng nút túi phôi

10 Chuyển tất cả các bịch nấm vào khung sắt, mỗi khung chứa khoảng 9 bịch mùn cưa Chuyển các bịch mùn cưa vào nồi hấp thanh trùng

Trang 16

BÀI 5: GIAI ĐOẠN THANH TRÙNG BỊCH NGUYÊN LIỆU MÙN CƯA

Hình 5.1: Thiết bị thanh trùng tự chế

I Chuẩn bị thiết bị:

- Dùng thùng 200 lít hoặc thiết bị thanh trùng được xây bằng gạch chịu nhiệt

- Sử dụng bằng điện trở

- Sử dụng vĩ hấp bằng tre hoặc bằng sắt

II Các bước tiến hành:

1 Vệ sinh thiết bị thiết bị hấp thanh trùng và cho vào 1 lượng nước nhất định, chiều cao mực nước là 30-40 cm

2 Đặt vĩ sắt hoặc vĩ tre cao hơn mực nước khoảng 1-2cm và mặt trong thiết bị được bao phủ bởi 1 lớp vải cách nhiệt

3 Cho các bịch mùn cưa đã đóng vào trong thiết bị hấp thanh trùng (Thùng 200 lít chứa khoảng 50-60 bịch)

Hình 5.2.1: Xếp bịch mùn cưa vào nồi hấp

4 Đậy nắp thùng lại

5 Cài đặt nhiệt độ và thời gian

6 Sau khi hấp thanh trùng xong, chuyển các túi mùn cưa ra khu vực cấy giống

Trang 17

BÀI 6 CẤY GIỐNG MEO HẠT SANG MÔI TRƯỜNG MÙN CƯA

Lưu ý: Phòng cấy giống phải luôn luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ và bất kỳ mầm bệnh nào Tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào khu vực phòng cấy này, tốt nhất phòng cấy nên có

hệ thống máy đều hòa nhiệt độ

Meo hạt được dùng là hồng chi

I Chuẩn bị nguyên liệu:

- Đèn cồn

- Nhíp gấp, que cấy móc, muỗng mút giống

- Hột quẹt

- Cổ nhựa

- Meo hạt

- Nguyên liệu mùn cưa đã khử trùng

II Các bước tiến hành:

1 Làm sạch phòng cấy bằng chổi quét hay máy hút bụi và sau đó lau lại bằng chất sát khuẩn

2 Mang tất cả các túi mùn cưa đã khử trùng vào khu vực cấy đã vệ sinh trước đó

3 Khử trùng tay và bề mặt chai meo hạt bằng cồn 70oC

4 Lấy tất cả các chai meo hạt đem ra ngoài khu vực cấy ( những cai meo hạt có màu trắng đều)

5 Hơ lửa vòng quanh cổ chai và muỗng để múc meo , đặt chai meo hạt gần ngọn lửa

để không cho không khí bên ngoài tràn vào bên trong chai

6 Cho muỗng vào lấy meo và đưa vào bịch mùn cưa 1 muỗng giống meo hạt, thao tác cấy giống phải nhanh và thật cẩn thận

Trang 18

Hình 6.2.1: Cấy meo hạt sang túi phôi

7 Sau đó, dùng bông đóng túi lại nhanh chóng Các túi còn lại cấy tương tự như lần trước

8 Thao tác lấy meo giống cấy cho các bịch tiếp theo cũng như lần trước Tháo nút bông ra và hơ đều qunh miệng cổ chai, luôn để chai gần ngọn lửa cho đến khi cấy đến bịch cuối cùng

9 Theo dõi và quan sát quá trình ủ các bịch mùn cưa đã cấy giống Dùng giấy báo cắt thành từng mảnh nhỏ và dùng dây quấn cột lên đầu nút bông của bịch mùn cưa

10 Mang tất cả các túi đi vào phòng ủ

Trang 19

III Kết quả:

Hình 6.3.1: Túi phôi sau khi hấp và để nguội

Hình 6.3.2: Túi phôi sau khi cấy 7 ngày

Nhận xét: Qua 7 ngày, tại vị trí có meo bắt đầu có xuất hiện sợi nấm màu trắng Hiện

tượng này là do sự nấm phát triển, sợi tơ mọc bên trên mùn cưa và biến đổi thành chất dinh dưỡng để hấp thụ

Ngày đăng: 26/07/2024, 14:14

w