Hiện tại, tình hình Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, cần sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Và trong lịch sử, kháng chiến chống thực dân Pháp đã sử dụng rất thành công sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đó. Để có thể hiểu cặn kẽ hơn về sức mạnh địa đoàn kết toàn dân tộc, em đã chọn đề tài “Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ thời kỳ 1951-1954”.
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ CAN THIỆP MỸTHỜI KỲ 1951-1954
Hà Nội, tháng 10 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
Sinh viên thực hiện 1
MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
NỘI DUNG 4
I Phần lý luận 4
1 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II và Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (02/1951) 4
2 Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ thời kỳ 1951-1954 6
3 Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ thời kì 1951-1954 10
II Phần liên hệ thực tế 11
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện tại, tình hình Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, cần sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Và trong lịch sử, kháng chiến chống thực dân Pháp đã sử dụng rất thành công sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đó Để có thể hiểu cặn kẽ hơn về sức mạnh địa đoàn kết
toàn dân tộc, em đã chọn đề tài “Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ thời kỳ 1951-1954”.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Hiểu được về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của nhân dân ta, về đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng ta
Nhiệm vụ nghiên cứu: Hiểu được sự hi sinh của cha ông để giành độc lập dân tộc, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời vận dụng được nhũng bài học được rút ra trong các trận chiến
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ
Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam, thời kỳ 1951-1954
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin về chiến tranh và cách mạng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử, logic, tổng kết thực tiễn lịch sử, vận dụng lý luận vào thực tiễn
5 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: giúp chúng ta hiểu hơn về sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự chung sức đồng lòng của toàn dân để giải phóng được đất nước
Trang 4Ý nghĩa thực tiễn: trong tình hình dịch Covid-19 hiện tại, chúng ta càng cần hiểu hơn về công sức cha ông ta đã bỏ ra để giành lấy độc lập, từ đó biết mình cần phải làm gì để không uổng phí công sức của các bậc tiền nhân
Trang 5NỘI DUNG
I Phần lý luận
1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II và Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (02/1951)
I.1 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
Thời gian: ngày 11 đến 19/02/1951
Địa điểm: xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
Tham dự đại hội: 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 766.349 đảng viên toàn Đảng
- Bối cảnh lịch sử:
+ Quốc tế: Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, được củng cố và tăng cường về mọi mặt Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho hòa bình và cách mạng
Về phía chủ nghĩa đế quốc, Mỹ trở thành tên “sen đầm quốc tế”, tăng cường viện trợ cho Pháp; can thiệp trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương
+ Trong nước: Cuộc kháng chiến của ta thu được các thắng lợi quan trọng Cách mạng ở hai nước bạn Lào và Campuchia cũng có nhiều chuyển biến tích cực Có thể thấy, tuy cùng một mục tiêu, nhưng cách mạng ở ba nước Đông Dương đã có bước phát triển riêng biệt, đòi hỏi Đảng phải đưa ra đường lối phù hợp với cách mạng ở mỗi nước để nhanh chóng giành được thắng lợi
- Nội dung cơ bản đại hội đại biểu lần II của Đảng (02/1951):
+ Nghiên cứu, thảo luận hai báo cáo:
Báo cáo chính trị (Hồ Chủ tịch): nhiệm vụ cách mạng Việt Nam: đánh
bại Pháp và can thiệp Mĩ, giành độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới
Trang 6 Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam (Tổng Bí thư Trường Chinh):
chống phong kiến phải được thực hiện đồng thời với chống đế quốc, nhưng làm từng bước, có kế hoạch
+ Đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam
+ Tách Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập mỗi nước một Đảng riêng.
+ Thông qua Điều lệ, Tuyên ngôn mới, xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng
+ Bầu Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí thư
Ý nghĩa đại hội II: Đại hội đại biểu lần II của Đảng là dấu mốc quan trọng, đưa Đảng ra hoạt động công khai trở lại dưới tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam
I.2 Nội dung Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (2/1951)
Tính chất xã hội Việt Nam lúc này: “dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa, nửa phong kiến” Đối tượng đấu tranh chính: thực dân Pháp và can thiệp
Mỹ, phong kiến phản động
Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam: “đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc; xóa bỏ những tàn tích phong kiến
và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”
Động lực cách mạng Việt Nam: công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc, những thân sĩ yêu nước và tiến bộ Nền tảng là giai cấp công, nông, trí thức; lực lượng lãnh đạo là giai cấp công nhân
Chính sách Đảng: hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, xóa bỏ phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội
Trang 7Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội
2.Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ thời kỳ 1951-1954
2.1 Đẩy mạnh phát triển cuộc kháng chiến về mọi mặt: Về kinh tế, văn hóa,
xã hội và về quân sự
Về kinh tế
Nhiệm vụ chủ yếu hiện tại là xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cung tự cấp Ngoài ra, còn đấu tranh kinh tế, để đánh bại chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp
Để thực hiện nhiệm vụ, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm hạn chế sự bóc lột của địa chủ, cải thiện đời sống nhân dân, vừa đấu tranh kinh tế với địch, vừa tạo cơ sở kinh tế cho cuộc kháng chiến Cụ thể là: Năm 1952, Chính phủ phát động cuộc “Đại vận động sản xuất và tiết kiệm” Kết quả thu được là: Liên khu Việt Bắc tăng diện tích 2014 ha trồng lúa, 1320 ha trồng lạc ; ở Tây Nam Bộ đã tự túc được lúa gạo và cá mắm cả năm 1952 Nhờ đó, Nhà nước dần có một khối lượng lương thực, trang bị cần thiết đảm bảo đầy đủ cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta
Tháng 11/1953, Hội nghị Trung ương lần thứ năm của Đảng phát động quần chúng triệt để giảm tô và thực hiện cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến Kết quả là: từ năm 1953 đến năm 1957 giúp cho 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc có ruộng Chủ trương đó thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh
mẽ và cải thiện đời sống nhân dân
Ngày 19/12/1953, Chính phủ ban bố Luật cải cách ruộng đất do Quốc hội
đã thông qua Luật cải cách ruộng đất là chỗ dựa chắc chắn cho nông dân đấu tranh xoá bỏ chế độ phong kiến bóc lột, giành thắng lợi trong kháng chiến
Về văn hóa xã hội
Trang 8Cuộc chiến tranh của nhân dân ta giai đoạn 1951-1954 không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, mà còn cả trong văn hóa xã hội đem lại nhiều kết quả tích cực Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, giúp dân ta chiến thắng giặc dốt, đồng thời tạo tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội
Năm 1951, phong trào bình dân học vụ tiếp tục xóa nạn mù chữ; bước đầu xây dựng trường trung cấp và đại học để đào tạo cán bộ
Ngày 4/10/1953, Chính phủ ban hành Chính sách tôn giáo:
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng của mỗi công dân
- Đoàn kết nhân dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo để kháng chiến kiến quốc Phá tan âm mưu lợi dụng tôn giáo chia rẽ dân tộc của địch, kiên quyết trừng trị những kẻ lợi dụng tôn giáo hành động phản quốc, hại dân
- Cải thiện đời sống, nâng cao trình độ chính trị, văn hoá của đồng bào
Từ năm 1954 , việc thanh toán nạn mù chữ ngày càng được đẩy mạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn rất đúng, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, kể cả khi người đứng đầu giỏi mà dân không biết gì thì đất nước cũng không thể phát triển đi lên được Vậy nên diệt giặc dốt là quyết định sáng suốt, thiết thực và đúng đắn nhất trong giai đoạn này
Về quân sự
Trong giai đoạn 1951-1953, lực lượng cách mạng vũ trang đã mở các chiến dịch: tiến công sâu vào vùng hậu địch, phá thế kìm hãm của địch ở trung du và đồng bằng (1950-1951); chiến tranh du kích ở vùng hậu địch phối hợp bộ đội chủ lực trên phạm vi toàn quốc (1951-1952); tránh chỗ mạnh, đánh vào sơ hở của địch (đầu năm 1953)
Giai đoạn 1950-1951 là giai đoạn bộ đội ta chiến đấu quyết liệt với quân địch đóng trên địa bàn, mặc dù có trận quân ta đông hơn nhưng vẫn chưa thể giành chiến thắng Tuy vậy, qua giai đoạn này bộ đội ta đã rút ra được nhiều bài học về tổ chức chiến đấu Một số chiến dịch trong giai đoạn này: chiến
Trang 9dịch Trần Hưng Đạo (25/12/1950-17/01/1951), chiến dịch Hoàng Hoa Thám (29/3-5/4/1951), chiến dịch Quang Trung (28/5-20/6/1951)
Giai đoạn 1951-1952, rút kinh nghiệm từ chiến dịch ở trung du, bộ đội ta chỉ tấn công địch ở những địa bàn phù hợp với sức đánh của lực lượng ta Kết quả là quân ta đã mở rộng được vùng giải phóng, chiến tranh du kích phát triển trên các chiến trường Một số chiến dịch tiêu biểu: chiến dịch Hòa Bình (đẩy địch vào thế phòng ngự, báo hiệu thất bại kế hoạch Đờ lát Đờ Tátxinhi), chiến dịch Tây Bắc (đầu năm 1952, giúp mở rộng vùng giải phóng)
Đầu năm 1953, quân ta thực hiện phương châm chiến đấu: tránh địch chỗ mạnh, đánh địch chỗ yếu, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích Cũng trong đầu năm 1953, ta phối hợp với bộ đội Lào mở chiến dịch Thượng Lào
Đó là thắng lợi đầu tiên của liên quân Việt-Lào trên đất bạn Thắng lợi đó cho thấy thế chủ động đang nghiêng về phía các nước Đông Dương
2.2 Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ 1951-1954
Bước sang năm 1953, Pháp ngày càng sa lầy trên chiến trường Đông Dương và lệ thuộc ngày càng nhiều vào sự viện trợ của Mỹ Nhằm đảo ngược tình thế trên chiến trường, Pháp cử tướng Nava sang Đông Dương
Tháng 7/1953, Nava đã vạch ra kế hoạch quân sự lấy tên là “kế hoạch Nava” dự kiến trong vòng 18 tháng có thể chuyển bại thành thắng trên chiến trường Việt Nam Kế hoạch Nava gồm hai bước: bước một (thu đông 1953, phòng ngự ở miền Bắc, bình định miền Nam, xóa bỏ Liên khu V); bước hai (thu 1954, tấn công miền Bắc.)
Chi phí vật chất của Kế hoạch Nava do Mỹ chi trả.Trong quá trình triển khai, Nava biến Điện Biên Phủ thành một “pháo đài khổng lồ không thể công phá” gồm 49 cứ điểm đề kháng mạnh và 3 phân khu liên hoàn
Trang 10Ngay từ khi địch triển khai bước đầu tiên vào mùa hè năm 1953, quân ta
đã tấn công dồn dập ở nhiều mặt trận như tập kích sân bay Cát Bà, Đồ Sơn, mặt trận đường số 5, liên khu V, làm địch bị động chiến lược
Tháng 9/1953, Bộ chính trị thông qua chủ trương tác chiến Đông Xuân 1953-3954 là phải giữ vững thế chủ động, buộc địch phân tán lực lượng
Tháng 12/1953, Bộ Tổng tham mưu đã xây dựng xong kế hoạch tác chiến
cụ thể Theo đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh quân đội sẽ làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch
13h ngày 13/3/1954, ta tập trung 5 vạn quân tiến công Mường Thanh, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ Phương châm của ta trong trận chiến là “đánh chắc, tiến chắc”, “đánh chắc thắng” Trải qua 56 ngày đêm, với 3 đợt tiến công lớn, quân ta đã giành thắng lợi vào 17h30 chiều ngày 7/5/1954
Ngay sau khi thất thủ ở Điện Biên Phủ, Pháp không còn sự lựa chọn nào khác buộc phải đàm phán tại Hội nghị Giơnevơ về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương Phái đoàn của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu có mặt tại hội nghị ngày 8/5/1954 với tư thế của một dân tộc chiến thắng
Sau 75 ngày đàm phán căng thẳng, với 8 phiên họp đoàn thể, 23 phiên họp cấp trưởng đoàn và nhiều cuộc gặp riêng áp lực Cuối cùng, ta chấp nhận kí Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 21/7/2954 Nội dung của Hiệp định Giơnevơ gồm 13 điều khoản, với các nội dung chính: chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương; thừa nhận nguyên tắc về độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia; Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 7/1956
Ý nghĩa của hiệp định Giơnevơ: Đây là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia; đánh dấu kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam và mở đường
Trang 11cho cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho nhân dân ba nước Đông Dương sau này
3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp
Mỹ thời kì 1951-1954
3.1 Đối với Việt Nam
Cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ là cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta, chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta trong gần một thế kỉ
Thắng lợi của cuộc kháng chiến giúp miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bước vào công cuộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương vững chắc cho cách mạng ở miền Nam
Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
3.2 Đối với thế giới
Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ bé có thể chiến thắng một cường quốc thực dân, cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh
Thắng lợi này giáng đòn nặng vào tham vọng của các nước chủ nghĩa đế quốc, phá hủy âm mưu thôn tính thuộc địa của các nước thực dân
Trang 12II.Phần liên hệ thực tế
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi để lại nhiều bài học có thể áp dụng vào thực tiễn hiện tại Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính Đó là nghệ thuật tổ chức, phối hợp, động viên các lực lượng Đó còn là sự tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng của dân ta Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta cần kế thừa những kinh nghiệm quý báu của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm để xây dựng lực lượng quốc phòng an ninh vững chắc Sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh của cả đất nước ta
Trong lĩnh vực văn hóa xã hội, cần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ gìn và phát huy các tác phẩm văn hóa phi vật thể như Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ Bắc Ninh đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục để xây dựng một xã hội tiến bộ
Trong thời bình, mỗi người dân càng cần cẩn thận hơn nữa với những âm mưu xâm lược, diễn biến hòa bình, cần tin tưởng và tuyệt đối trung thành với Đảng, bảo vệ vững chắc chính quyền, góp phần giữ vững nền an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội
Đặc biệt đối với các bạn trẻ, suy nghĩ chưa đủ chín chắn, chưa được giáo dục đầy đủ về diễn biến hòa bình, dễ trở thành những “Mị Châu 4.0” Không
kể đâu xa, ngay từ việc xem ti vi, tin tức, nếu không cẩn thận cũng có thể vướng phải những tin tức độc hại Cần chọn lọc nguồn xem cũng như đọc thông tin, để tránh những nguồn tin “thắng làm vua, thua làm phim”
Hiện tại, tình hình Covid-19 đang từng bước được đẩy lùi, nhờ sự sáng suốt của Đảng khi ra các chỉ thị 15,16,19 kết hợp với sự đoàn kết của toàn dân ta
Là một sinh viên, em sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể góp một phần công sức xây dựng đất nước, và đồng thời cũng là để tình yêu nước của mình không bị lợi dụng