Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý đất đai như Nghị quyết số 112/2015/QH13 về tăng cường quản lý
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN THỊ HỒNG THANH
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN CÓ NGUỒN GỐC TỪ NÔNG TRƯỜNG, LÂM TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Hà Nội, 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN THỊ HỒNG THANH
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN CÓ NGUỒN GỐC TỪ NÔNG TRƯỜNG, LÂM TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ NGÀNH: 8850103
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN BÁ LONG
Hà Nội, 2024
Trang 3i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Hồng Thanh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Bá Long - người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi cũng xin được gửi lòng biết ơn chân thành tới những người dân, lãnh đạo các Phòng, Ban, UBND huyện Ba Vì, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi điều tra, thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các tập thể và cơ quan, ban, ngành, bạn bè, gia đình và người thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Hồng Thanh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường 5
1.1.1 Một số khái niệm liên quan 5
1.1.2 Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của các nông, lâm trường 10
1.1.3 Chức năng, đặc điểm của nông trường quốc doanh ở Việt Nam 11 1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường 12
1.2.1 Tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của một số quốc gia trên thế giới 12
1.2.2 Chính sách quản lý đất nông, lâm trường ở Việt Nam 16
1.2.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất nông lâm trường ở thành phố Hà Nội 25
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Địa điểm, phạm vi nghiên cứu 30
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 30
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 30
2.2 Đối tượng nghiên cứu 30
2.3 Nội dung nghiên cứu 31
2.4 Phương pháp nghiên cứu 31
2.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 31
2.4.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp 32
Trang 62.4.3 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp 32
2.4.4 Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lý số liệu 34
2.4.5 Phương pháp so sánh, đánh giá 34
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 35
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 35
3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 39
3.1.3 Đánh giá chung 42
3.2 Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất năm 2022 huyện Ba Vì 44 3.2.1 Tình hình chung về công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện 44 3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2022 huyện Ba Vì 51
3.2.3 Đánh giá chung 52
3.3 Thực trạng quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường trên địa bàn huyện Ba Vì 54
3.3.1 Hiện trạng đất nông, lâm trường trên địa bàn huyện Ba Vì 54
3.3.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc đất từ Nông trường Việt Mông và Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì 55
3.3.3 Hiện trạng sử dụng đất nông, lâm trường nghiên cứu 58
3.3.4 Công tác quản lý, sử dụng đất của các nông trường, lâm trường 63 3.3.5 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 80
3.4 Kết quả điều tra đối với cán bộ và người dân về tình hình sử dụng đất có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường của hộ 82
3.5 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ các nông, lâm trường trên địa bàn huyện Ba Vì 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC
Trang 7HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã
QSDĐ Quyền sử dụng đất TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020 - 2022 48
Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất 2022 51
Bảng 3.3 Hiện trạng đất nông, lâm trường trên địa bàn huyện Ba Vì 55
Bảng 3.4 Hiện trạng sử dụng đất của 2 nông, lâm trường nghiên cứu 59
Bảng 3.5 Hiện trạng sử dụng đất của Nông trường Việt Mông 60
Bảng 3.6 Hiện trạng sử dụng đất của Trung tâm Nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì 62
Bảng 3.7 Quy hoạch sử dụng đất của Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng Cỏ Ba Vì đến năm 2030 66
Bảng 3.8 Quy hoạch sử dụng đất của Nông trường Việt Mông đến năm 2030 68 Bảng 3.9 Danh mục công trình, dự án trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 71 Bảng 3.10 Diện tích giao khoán đất của Trung tâm Nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Tản Lĩnh và xã Vân Hòa, huyện Ba Vì 73
Bảng 3.11 Diện tích giao khoán đất của Nông trường Việt Mông cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc địa bàn xã Vân Hòa 75
Bảng 3.12 Kết quả rà soát hiện trạng kê khai đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nguồn gốc đất từ Nông trường Việt Mông 76
Bảng 3.13 Kết quả xử lý vi phạm của Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì và Nông trường Việt Mông từ năm 2020-2022 78
Bảng 3.14 Các loại hình vi phạm đất đai trên đất có nguồn gốc của Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì và Nông trường Việt Mông 79
Bảng 3.15 Tình hình sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ đất nông trường, lâm trường 83
Bảng 3.16 Nguồn gốc đất có nguồn gốc từ đất nông trường, lâm trường của các hộ gia đình, cá nhân tại điểm nghiên cứu 85
Trang 9Bảng 3.17 Tình hình kê khai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa đất có nguồn gốc từ đất nông trường, lâm trường của các hộ dân 86 Bảng 3.18 Tình hình tranh chấp đất đai, quy hoạch sử dụng đất thửa đất có nguồn gốc từ đất nông trường, lâm trường của các hộ dân thôn Việt Hòa, xã Vân Hòa và thôn Việt Long, xã Tản Lĩnh 88 Bảng 3.19 Đánh giá của cán bộ về cơ chế, chính sách của huyện Ba Vì 89 Bảng 3.20 Đánh giá của cán bộ về chất lượng cơ sở vật chất trong thực hiện quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường huyện Ba Vì 89
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ hành chính huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 35 Hình 3.2 Sơ đồ vị trí nông trường Việt Mông 56 Hình 3.3 Hình ảnh về Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì 58
Trang 101
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Luật Đất đai hiện hành đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia
vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và lao động của con người, đất đai gắn liền với chủ quyền lãnh thổ, được phân định ranh giới cho từng quốc gia, địa phương và tới từng chủ sử dụng đất Tất cả các hoạt động về kinh tế - xã hội, sản xuất của con người đều liên quan đến đất đai Chính vì thế mỗi quốc gia đều coi trọng quản lý Nhà nước về đất đai, có những chính sách, chương trình để quản lý, sử dụng đất một cách tiết kiệm, hiệu quả, bền vững
Nắm rõ tầm quan trọng này, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm nghiên cứu, triển khai xây dựng các chương trình, chính sách lớn, xây dựng Luật Đất đai và các hệ thống văn bản liên quan Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã tích cực triển khai thực hiện Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý đất đai như Nghị quyết số 112/2015/QH13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng; Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ; Chỉ thị số 11/2016/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện "Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh" Đến nay, đề án đã được phê duyệt tại Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng
Trang 11Chính phủ Mặc dù công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp được củng cố, rà soát hiện trạng và lập quy hoạch sử dụng đất, rừng gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất của địa phương; xác định rõ diện tích cần giữ lại chuyển sang thuê và thực hiện các hình thức khoán để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả hơn; chuyển giao một phần diện tích đất không có nhu cầu sử dụng, sử dụng hiệu quả thấp về địa phương quản lý Tuy nhiên, thực tế cho thấy diện tích này đang quản lý lỏng lẻo, chưa giải quyết dứt điểm việc giao đất về địa phương để tiến hành giao cho cộng đồng, cá nhân, tổ chức cụ thể; đất đai được chuyển mục đích tùy tiện, chuyển quyền chưa đúng quy định pháp luật gây bất ổn định chính trị, xã hội (nhất là thời điểm đất sốt)
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, có tổng diện tích đất tự nhiên là 42.180,1 ha, toàn huyện có 30 xã
và 01 thị trấn, trong đó có 07 xã miền núi, 17 xã đồng bằng và 7 xã trung du; dân số hơn 265 nghìn người, kinh tế của Huyện chủ yếu phát triển dựa trên ngành nông nghiệp Trên địa bàn huyện Ba Vì có 12 nông trường, lâm trường
sử dụng đất, diện tích đất được giao, quản lý là 9.916,21 ha, nằm phân bố trên địa bàn 20 xã, thị trấn Trên địa bàn huyện có khoảng 4.327 hộ gia đình, cá nhân đang quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường với diện tích khoảng 977,81 ha Việc quản lý, sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân thông qua hình thức giao, giao khoán, cho mượn đất của các nông trường, lâm trường hoặc hình thức mua - bán, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho từ các hợp đồng giao khoán của nông trường, lâm trường; lấn - chiếm, tự
ý chuyển mục đích sử dụng đất của các nông trường, lâm trường Xác định việc quản lý, sử dụng đất đai của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết nhằm ổn định an ninh - chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tăng cường công tác quản
lý đất đai trên địa bàn, UBND Thành phố đã chỉ đạo huyện Ba Vì triển khai
Trang 12công tác lập phương án sử dụng đất đối với phần diện tích đất này để quản lý hiệu quả; xem xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định đủ điều kiện, đặc biệt đối với những hộ dân thiếu đất để sản xuất nông nghiệp, giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai, lấn chiếm, khiếu kiện về đất đai
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên, được sự hướng dẫn của
TS Nguyễn Bá Long, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích được những khó khăn, vướng mắc và bất cập đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2022;
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2022;
- Đề xuất được một số giải pháp có hiệu quả nhằm giải quyết khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung, làm rõ thêm cơ sở lý luận của công tác quản lý, sử
dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ nông trường, lâm trên địa
Trang 13bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Trên cơ sở đó, các cơ quan có thẩm quyền hoàn chỉnh chính sách đất đai đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước,
doanh nghiệp và người dân
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Căn cứ kết quả nghiên cứu để tìm ra một số nguyên nhân và đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc, bất cập đang tồn tại để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả đất nông, lâm trường, nhất là công tác bàn giao diện tích đất nông trường, lâm trường về địa phương quản lý và sau này là công tác cấp GCNQSDĐ cho nhân dân, góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai trên địa bàn
Trang 14Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1 Khái niệm về đất đai và quản lý đất đai
Khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay về đất đai: “Đất đai là một
diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: Khí hậu bề mặt, thổ
nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa )” (Huỳnh Văn Chương, 2010)
1.1.1.2 Khái niệm về quản lý đất đai
Quản lý đất đai là quá trình quản lý sử dụng và phát triển đất trong khu vực nông thôn hoặc thành thị để đáp ứng nhiều mục đích khác nhau Việc quản lý đất đai đòi hỏi các biện pháp phù hợp để đảm bảo sự bền vững trong
sử dụng tài nguyên đất
Nếu quá trình quản lý đất đai không được thực hiện hiệu quả, nó có thể dẫn đến sử dụng đất sai mục đích hoặc bị khai thác quá mức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường Hậu quả xấu nhất là suy giảm năng suất và phá
vỡ trạng thái cân bằng tự nhiên của đất đai (Lê Trọng Hải, 2018)
1.1.1.3 Vai trò của đất đai
Đất đai là tài nguyên được thiên nhiên cho không loài người, bản thân đất đai nguyên thủy, khi chưa có lao động của con người tác động vào thì nó không có giá trị gì, đó chỉ như một yếu tố tự nhiên cùng với sự xuất hiện của
sự sống nói chung và của loài người nói riêng Từ khi con người biết đầu tư
Trang 15vào đất đai để sản xuất ra của cải vật chất thì đất đai mới có giá trị Nói như vậy để thấy vai trò quan trọng của đất đai đối với quá trình phát triển kinh tế,
xã hội (Huỳnh Văn Chương, 2013)
1.1.1.4 Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai, đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân phối và phân phối lại theo quy hoạch, kế hoạch, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai Lĩnh vực quản lý đất đai là một lĩnh vực rất rộng, trong quá trình quản lý, cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã căn cứ luật đất đai và pháp luật có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai
Theo điều 22 Luật Đất đai năm 2013 các nội dung Quản lý Nhà nước
3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất
6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
8 Thống kê, kiểm kê đất đai
9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Trang 1610 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai (Quốc hội, 2013)
1.1.1.5 Người sử dụng đất
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013, khái niệm về người
sử dụng đất được xác định là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này Theo Hiến pháp thì đất đai là sở hữu toàn dân và do Nhà nước đại diện chủ sở hữu Người sử dụng đất được Nhà nước trao quyền sử dụng đất dưới hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (đối với trường hợp sử dụng đất ổn định) và được cấp GCNQSDĐ Người sử dụng đất có các quyền, nghĩa vụ chung và riêng Theo quy định của Luật Đất đai (Quốc hội, 2013)
1.1.1.6 Quyền của người sử dụng đất
Quyền sử dụng đất dưới góc độ sở hữu của các chủ thể đối với đất đai theo như quy định của pháp luật hiện hành là một trong ba quyền năng (chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) của quyền sở hữu đất đai trong quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Theo như quy định của pháp luật thì, quyền sử dụng đất được hiểu là “quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” Quyền lợi
mà người sử dụng nhận được là được sở hữu các phần giá trị và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với những phần diện tích được giao theo nghĩa
Trang 17vụ thực hiện với Nhà nước Có nhiều loại quyền sử dụng đất, có thể lý giải cách phân loại trên theo chủ thể, khách thể, thời gian và pháp lý Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác các thuộc tính của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước chủ quyền Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền sử dụng đất được biết đến là quyền của người sử dụng đất đai khai thác các thuộc tính của đất đai và quyền khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản một cách hợp pháp phục vụ cho mục đích của mình và quyền chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành
Các quyền của người sử dụng đất được quy định tại Điều 166 Luật Đất đai 2013 như sau: (i) Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (tức là sổ đỏ và sổ hồng); (ii) Hưởng thành quả lao động, đầu tư trên đất; (iii) Được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp mang lại; (iv) Có quyền khiếu nại để được Nhà nước bảo hộ khi xảy ra các hành vi xâm phạm quyền lợi, chiếm đoạt tài sản, lợi ích hợp pháp của mình như lấn chiếm đất đai, chuyển nhượng trái phép…; (v) Được Nhà nước hướng dẫn giúp đỡ trong việc cải tạo đất, bồi bổ đất nông nghiệp; (vi) Được Nhà nước bồi thường khi có quyết định thu hồi đất (Quốc hội, 2013)
1.1.1.7 Nông trường quốc doanh
Nông trường quốc doanh là xí nghiệp nông nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế Là một
tổ chức kinh tế tương đương với Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), nên việc
tổ chức, quản lý, chế độ phân phối thu nhập, tiền lương được điều chỉnh theo các quy định của nhà nước đối với một DNNN (Ngô Văn Hồng, 2015)
Ở Việt Nam, khu vực NTQD được hình thành từ những năm 50 thế kỷ
20, sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954) Việc hình thành khu vực NTQD không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế
Trang 18khách quan, mà còn có yêu cầu cao về kết hợp kinh tế với quốc phòng Lao động lúc đầu chủ yếu là lực lượng quân đội giải ngũ sau chiến tranh; địa bàn sản xuất là các vùng trung du, miền núi Phương hướng sản xuất chủ yếu là trồng cây ăn quả (cam, dứa), cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè), chăn nuôi (bò sữa) Cũng do yêu cầu phát triển khách quan nói trên, lên điều kiện
kỹ thuật, kinh tế - xã hội không thật thuận lợi cho hoạt động kinh tế, đồng thời trình độ tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế yếu kém, nên hiệu quả kinh tế không cao (Lê Trọng Hải, 2018)
Sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng ( năm 1975), trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, khu vực kinh tế quốc doanh được thu hẹp lại, một bộ phận đất đai, tư liệu sản xuất được chuyển giao cho nông trường viên sản xuất và quản lý theo cơ chế khoán hộ Năm 1994, có 633 NTQD, trong đó có 279 NTQD trồng trọt Năm 2004, số nông trường quốc doanh là 756 nông trường (Trần Xuân Miễn & cs., 2016)
1.1.1.8 Lâm trường quốc doanh
Thuật ngữ Lâm trường quốc doanh (LTQD) xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1959 (Nguyễn Văn Đẳng, 2001) Ngay từ những ngày đầu sau giải phóng miền Bắc (1955), Nhà nước đã xúc tiến thành lập các đơn vị tham gia quản lý bảo vệ rừng và khai thác gỗ phục vụ thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế sau chiến tranh Năm 1956, Chính phủ thành lập Sở Quốc doanh lâm khẩn trực thuộc Bộ Nông Lâm
Lâm trường quốc doanh là doanh nghiệp của Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trồng rừng, khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác ngoài lâm nghiệp trên cơ sở phát huy tiềm năng về đất đai, tiền vốn, lao động và nhu cầu của thị trường
Như vậy, LTQD được hiểu là một tổ chức kinh tế, một loại hình doanh nghiệp lâm nghiệp do nhà nước thành lập, được Nhà nước giao vốn, được sử
Trang 19dụng diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước để thực hiện các kế hoạch trồng rừng, hoặc vừa trồng rừng vừa khai thác lâm sản, chế biến lâm sản và các kế hoạch sản xuất khác do Nhà nước giao
1.1.2 Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của các nông, lâm trường
* Vai trò:
- NLT đóng vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, là trung tâm ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gắn với chế biến, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân
- Quản lý bảo vệ rừng đảm bảo môi trường sinh thái, giữ gìn lá phổi xanh của đất nước
- Giữ vai trò là trung tâm vùng, tích cực đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, vùng sâu, vùng xa (Trần Hồng Hà, 2020)
* Ý nghĩa, tầm quan trọng của các nông, lâm trường
Nông, lâm trường giữ một vai trò lịch sử, đóng góp lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều địa bàn nông thôn, miền núi Trong thời
kỳ kinh tế theo cơ chế bao cấp kế hoạch hóa tập trung, NLT đã đảm nhận khá tốt vai trò doanh nghiệp Nhà nước, một mặt sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mang lợi ích kinh tế cho Nhà nước NLT thực sự là công
cụ giúp Nhà nước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng cơ sở, bảo đảm an ninh xã hội ở các vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo, vùng dân tộc thiểu số
Các NLT còn đảm nhận thêm vai trò là trung tâm dịch vụ vật tư, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông, lâm nghiệp và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên
NLT góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng, vườn cây lâu năm và cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có; bảo vệ môi trường sinh thái
Trang 20NLT hình thành các vùng sản xuất nông, lâm sản hàng hóa tập trung, chuyên canh, thâm canh quy mô lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ
Tiếp tục thực hiện hai nhóm nhiệm vụ là sản xuất, kinh doanh và nhiệm
vụ công ích nhưng theo cơ chế quản lý mới, có sự phân biệt rõ nhiệm vụ kinh doanh với nhiệm vụ công ích Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương
Các NLT đã có những đóng góp tích cực trong xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các thị trấn, thị tứ, trung tâm kinh tế - xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc (Lê Đức Thịnh, 2018)
1.1.3 Chức năng, đặc điểm của nông trường quốc doanh ở Việt Nam
- Chức năng của nông trường quốc doanh: Chức năng của nông trường trước đây là tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm cung cấp cho xã hội sản phẩm nông sản thiết yếu và (hoặc) cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến Chức năng này không khác xa nhiều so với các HTX trước đây, nhưng về mặt thể chế, các hợp tác xã là loại hình doanh nghiệp tập thể, phân bố nhiều hơn ở đồng bằng, còn nông trường quốc doanh là các doanh nghiệp nhà nước, tập trung ở các vùng trung du, miền núi các khu vực đất mới khai phá Nếu ở các HTX, xã viên góp vốn vào HTX được chia hoa hồng, lợi nhuận theo mức độ lời lãi của sản xuất ở HTX, thì những người lao động trong nông trường lại là các “công nhân” nông nghiệp được tuyển dụng và trả lương theo hạn, bậc ít liên quan đến năng suất và hiệu quả của nông trường
- Chức năng của lâm trường quốc doanh: LTQD là một tổ chức kinh tế, một loại hình doanh nghiệp lâm nghiệp do nhà nước thành lập, được Nhà nước giao vốn, được sử dụng diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước có chức năng thực hiện các kế hoạch trồng rừng, hoặc vừa trồng rừng vừa khai thác lâm sản, chế biến lâm sản và các kế hoạch sản xuất khác do Nhà nước giao (Trần Xuân Miễn & cs., 2016)
Trang 21- Đặc điểm trong sản xuất kinh doanh của lâm trường quốc doanh: Với đặc trưng lấy rừng và đất rừng làm tư liệu sản xuất chủ yếu, LTQD có những đặc điểm riêng biệt của mình Những đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến công tác
tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của lâm trường Cụ thể:
- Đặc điểm về địa bàn hoạt động của lâm trường: Gắn liền với tư liệu sản xuất chủ yếu là rừng và đất rừng, các lâm trường thường được phân bố ở các vùng núi xa xôi hẻo lánh, địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển Đặc điểm này gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất và lâm trường thường phải chịu thêm các chi phí để tự xây dựng và duy trì các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, tự tổ chức các dịch vụ đời sống và tinh thần
- Tính mùa vụ của sản xuất lâm nghiệp: Trong sản xuất lâm nghiệp có nhiều hoạt động mang tính mùa vụ ở các mức độ khác nhau, làm nảy sinh những yêu cầu nhất định trong quá trình tổ chức sản xuất của lâm trường
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường
1.2.1 Tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của một số quốc gia trên thế giới
1.2.1.1 Cải cách doanh nghiệp Nhà nước và đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh ở Trung Quốc
Trên thực tế công cuộc cải cách DNNN ở Trung quốc đã bắt đầu từ Hội nghị TW3 khóa 12, tháng 10 năm 1984 với ý tưởng ban đầu là tách rời 2 quyền: quyền sở hữu và quyền kinh doanh làm cho DN trở thành người sản xuất hàng hóa và người kinh doanh XHCN “Tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm lỗ lãi” Tuy nhiên, những thái độ hoài nghi và những quan điểm trái chiều về vấn đề sở hữu và trao quyền tự chủ cho DNNN khiến cho tiến trình cải cách DNNN của Trung quốc trở nên thăng trầm, kéo dài và ít hiệu quả Quá trình cải cách DNNN của Trung quốc từ năm 1978 đến nay, có thể chia thành 4 giai đoạn với các đặc điểm như sau: Giai đoạn 1978 -1983: nới quyền
Trang 22nhượng lợi; Giai đoạn 1983-1986: chuyển lợi nhuận thành thuế; Giai đoạn
1986 - đầu những năm 90 là giai đoạn thực hiện chế độ khoán kinh doanh (Cao Liêm, 1990); Giai đoạn từ năm 90 đến nay là giai đoạn chuyển đổi cơ chế kinh doanh của DNNN
- Một số kinh nghiệm đối với quá trình cải cách DNNN ở Trung Quốc
đó là:
Trung Quốc đã lấy việc mở rộng quyền tự chủ của Doanh nghiệp làm khâu đột phá trong cải tổ DNNN Hạt nhân của việc mở rộng quyền tự chủ
DN là mở rộng quyền tài chính cho các DN với các nội dung chủ yếu sau:
- Doanh nghiệp có quyền bổ sung vào kế hoạch phát triển những nhu cầu của họ sau khi đã hoàn thành các cam kết với Nhà nước
- Để lại lợi nhuận cho DN, thay đổi biện pháp lập quỹ doanh nghiệp đơn thuần chỉ theo tổng số lượng, kết hợp giữa thu quỹ DN với kết quả kinh doanh
- Từng bước nâng cao tỷ lệ khấu hao tài sản cố định Các ngành nghề khác nhau có tỷ lệ khấu hao khác nhau
- Thực hiện chế độ bồi hoàn tài sản cố định bằng cách Nhà nước thu thuế tài sản cố định
- Cho phép DN thực hiện trích từ lãi của DN để chi theo tỷ lệ nhất định đối với các hoạt động nghiên cứu, sản xuất thử
- Nhà nước hỗ trợ việc sắp xếp lao động trong doanh nghiệp trong quá trình cải cách
- Chủ thể đầu tư có thể là các ngành quản lý tài sản Nhà nước, cũng có thể là các ngân hàng, chính quyền địa phương, các đơn vị sự nghiệp Nhà nước
mà không nhất thiết là cá nhân hay tư nhân Điều này làm cho quá trình cải cách DNNN không đồng nghĩa với việc tư hữu hóa tài sản
- Hệ thống quản lý và hoạt động kinh doanh tài sản nhà nước ở Trung Quốc dựa trên 3 tầng: Tầng thứ nhất là Ủy ban quản lý tài sản Nhà nước, thay mặt Chính phủ giám sát sự quản lý kinh doanh khai thác kinh doanh tài sản
Trang 23nhà nước Lập ra các quy tắc và điều lệ quản lý và khai thác tài sản Nhà nước; Tầng thứ 2 là các thực thể kinh doanh tài sản nhà nước như công ty đầu tư quốc gia, tập đoàn DN cấp nhà nước; Tầng thứ ba mới là các công ty, doanh nghiệp là những người chi phối cụ thể và kinh doanh các tài sản nhà nước, chịu trách nhiệm với các nhà đầu tư và cổ đông Quan hệ giữa tầng 1 và tầng
2 cơ bản là quan hệ ủy thác Còn quan hệ tầng 2 và tầng 3 là các quan hệ đầu
tư (Lê Trọng Hải, 2018)
Vấn đề trách nhiệm của người kinh doanh tài sản nhà nước: Để các DNNN hoạt động hiệu quả và bảo toàn phát triển tài sản nhà nước, 5 vấn đề cần được chú ý đối với hệ thống chức trách và giám sát người kinh doanh tài sản nhà nước (các xí nghiệp, công ty): Thứ nhất là vấn đề lựa chọn người đại diện để kinh doanh; Thứ hai là vấn đề người chủ trì và chịu trách nhiệm đánh giá và tái đánh giá các giá trị tài sản của nhà nước ở doanh nghiệp; Thứ ba là những biện pháp để bảo đảm quyền lợi của những người bỏ vốn; Thứ tư là cơ chế kiểm tra giám sát người kinh doanh; và cuối cùng là vấn đề hỗ trợ, giúp đỡ người kinh doanh làm tròn trách nhiệm của họ
1.2.1.2 Đổi mới và phát triển NLTQD tại Liên xô (Nga sau này)
- Mô hình nông trường quốc doanh ở Liên Xô trước đây:
Khu vực nông nghiệp ở Nga năm 2004 sử dụng 7 triệu lao động bằng 9% dân số, 122 triệu ha bằng 10% tổng diện tích cả nước GDP nông nghiệp chiếm 5% GDP toàn quốc Tính đến thời điểm Liên xô sụp đổ năm 1990, toàn nước Nga có 25.000 nông trường quốc doanh (совхоз) và HTX (колхоз)
Các nông trường quốc doanh ở Liên xô ra đời từ những năm 1928, thời Stalin trong quá trình tập thể hoá tư liệu sản xuất ở trong nông nghiệp, nông thôn và tước đoạt quyền sở hữu đất đai của các “địa chủ - kulaks” Đến năm
1940, đã có khoảng 238.000 kolkhozes và 4.200 nông trường quốc doanh Sang những năm 1950, sau chiến tranh thế giới thứ 2 cùng với sự mất mát về dân số quá trình hợp nhất các nông trường quốc doanh làm cho số lượng nông
Trang 24trang tập thể ở Liên xô giảm xuống 124.000 và số nông trường quốc doanh ngày càng tăng lên Đến những năm 1980, cả Liên Xô đã có hơn 26.200 nông trang tập thể (kolkhozes) và 22.700 nông trường quốc doanh Nhìn chung đến tận năm 1991, các nông trường quốc doanh và nông trang tập thể vẫn là xương sống của nền nông nghiệp Xô viết
Một điều đáng quan tâm là hiệu quả sản xuất của các nông trang, nông trường quốc quốc doanh ở Liên xô cũ luôn tỷ lệ nghịch với quy mô của chúng Diện tích mỗi nông trường càng lớn thì năng suất lao động và năng suất cây trồng vật nuôi càng giảm Lúc cao nhất diện tích trung bình một nông trường lên đến 15.300 ha, cao gấp gần 3 lần diện tích các nông trang tập thể, hợp tác xã, 5.600 ha Các nông trường ở Liên Xô sản xuất chủ yếu các sản phẩm như ngũ cốc, bông vải và củ cải đường nhưng đến những năm 80 Liên Xô đã trở thành nước nhập khẩu ròng các loại ngũ cốc, bông, củ cải đường, khoai tây, lanh
- Đổi mới, sắp xếp và phát triển NTQD ở Nga sau năm 1991
Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, tỷ lệ sở hữu kiểm soát đất đai của Nhà nước đã giảm từ 100% năm 1990 xuống dưới 40% vào năm 2000 Quá trình tư nhân hoá sở hữu đất này vẫn chưa được thực hiện một cách đầy
đủ, bởi vì hầu hết diện tích đất được nhà nước tư nhân hoá lại rơi vào tay các công ty lớn thừa kế các trang trại cũ
Giữa năm 1991 và 1993, các trang trại tập thể, hệ thống tiếp thị và cung cấp vật tư nông nghiệp vẫn còn nằm trong tay của Nhà nước Nông dân phải mua phân bón phân bón, nhiên liệu, hạt giống và thức ăn chăn nuôi, tất cả trong một môi trường lạm phát Nhà nước tiếp tục mua nông sản và không cho xoá nợ Điều này khiến sản xuất ở các nông trại nhỏ đình đốn
Từ năm 1992 đến 1994, Nhà nước không thể quản lý kinh tế nông nghiệp Giai đoạn này được đánh dấu bằng một sự suy giảm trong sản xuất và đặc biệt là đầu tư máy móc cho sản xuất Cuộc khủng hoảng giá "cánh kéo"
Trang 25với lạm phát tăng cao giữa năm 1990 và 1993 khi giá máy móc thiết bị và đầu vào tăng 520 lần trong khi giá nông nghiệp chỉ tăng 120 lần làm cho việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp càng khó khăn Đến giai đoạn những năm 1995-
1996, các tiến trình cải cách tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là cải cách về giá
và thuế đất Những đất ở gần đô thị giá thấp nên tình trạng đầu cơ tham nhũng cũng diễn ra tràn lan (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2022)
Ở giai đoạn sau, từ những năm 1996 về sau, các luật cải cách đã mạnh dạn và triệt để hơn Nhà nước chấp nhận và công nhận chế độ và các quyền tư hữu về đất đai Chấp nhận sự phân lô, phân mảnh đất thành các mảnh nhỏ (đến 5 ha) để tư nhân, người không có nhiều tiền vẫn có cơ hội tiếp cận, mua tậu đất để sản xuất Nhà nước cũng cho phép tự do hoá trao đổi (thị trường) đất đai, chỉ cấm người dân trong vòng 50 năm đầu không được bán đất cho các công ty nước ngoài
Đến những năm 2002-2003, tất cả đất đai đã được giao cho hơn 12 triệu chủ đất nhỏ quản lý dưới nhiều hình thức sở hữu cá nhân, sở hữu tập thể, cổ phần trong công ty… Nhưng về cơ bản các nông trường đã biến mất chế độ
“nông nô thời hiện đại” đã bị thủ tiêu (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2022)
1.2.2 Chính sách quản lý đất nông, lâm trường ở Việt Nam
1.2.2.1 Xây dựng, thẩm định và phê duyệt phương án tổng thể
Tính đến ngày 30/4/2020, có 41/41 địa phương, tập đoàn, tổng công ty
đã chỉ đạo các công ty nông, lâm nghiệp xây dựng Đề án; lập phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Có 05 địa phương trình phương án tổng thể điều chỉnh và bổ sung Ngoài ra, có 08 tỉnh, Thành phố và Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty thực hiện sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp cùng với thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP
Trang 26Đến ngày 30/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án tổng thể của 40/41 tỉnh, thành phố và các tập đoàn, tổng công ty, đạt 97,56% với 253/256 công ty nông, lâm nghiệp (đạt 98,83%) theo 06 mô hình sắp xếp, tái cơ cấu, duy trì mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đối với 21 công ty (chiếm 8,2%); tái cơ cấu, duy trì mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích đối với 60 công ty (chiếm 23,43%); chuyển 102 công ty thành công ty cổ phần (chiếm 39,84%); chuyển 40 công ty thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên (chiếm 15,62%); chuyển 05 công ty thành Ban quản lý rừng (chiếm 1,95%); giải thể
28 công ty (chiếm 10,94% tổng số công ty sắp xếp) Phương án tổng thể thuộc
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chưa được phê duyệt; Cà Mau, Thanh Hóa là hai địa phương có phương án tổng thể bổ sung, điều chỉnh chưa được phê duyệt (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2022)
1.2.2.2 Về sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp
Các địa phương đơn vị có 162/256 công ty nông, lâm nghiệp đã hoàn thành sắp xếp, đổi mới chuyển sang hoạt động theo mô hình mới, đạt 63,5%, gồm:
- Chuyển thành Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, trong đó: (1) Công ty nông nghiệp: hoàn thành 16/18 công ty, còn 02 công ty thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh; (2) Công
ty lâm nghiệp: hoàn thành sắp xếp 03/03 tại các tỉnh Quảng Bình, Kon Tum, Đắk Nông
- Chuyển thành Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích Mô hình này chỉ thực hiện đối với việc sắp xếp các công ty lâm nghiệp, đã hoàn thành 59/60 công ty tại các địa phương; còn 01 công ty thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh
- Về thực hiện cổ phần hóa: (1) Đối với công ty nông nghiệp: hoàn thành 42/72 công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần,
Trang 27bao gồm: 22 công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; 18 công
ty thuộc địa phương, trong đó có 6/18 công ty nhà nước nắm cổ phần chi phối (Quảng Bình, Bình Phước, Đắk Lắk, Bình Dương); (2) Đối với công ty lâm nghiệp: hoàn thành 09/30 công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công
ty cổ phần, bao gồm: 7 công ty thuộc Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam; 02 công ty thuộc địa phương: Tuyên Quang (01 công ty), Bình Dương (01 công ty)
- Chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, gồm: (1) Công ty nông nghiệp: hoàn thành 07/18 công ty tại 06 địa phương; (2) Công ty lâm nghiệp: hoàn thành 08/22 công ty, tại: Đắk Lắk (06 công ty), Bắc Giang (02 công ty)
- Chuyển thành Ban quản lý rừng (chỉ thực hiện đối với việc sắp xếp các công ty lâm nghiệp), đến nay đã hoàn thành chuyển sang Ban quản lý rừng 05/05 công ty (đạt 100%) tại Sơn La, Yên Bái, Đắk Lắk, Đắk Nông, Nghệ An
- Giải thể 02 công ty nông, lâm nghiệp: (1) Công ty nông nghiệp: hoàn thành giải thể 04/12 công ty tại 04 địa phương; (2) Công ty lâm nghiệp: hoàn thành giải thể 09/16 công ty tại 04 địa phương (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2022)
1.2.2.3 Về rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính
và hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Chính phủ, các Bộ chủ quản, địa phương đã tập trung chỉ đạo thực hiện việc rà soát đất đai, lập phương án sử dụng đất, rà soát ranh giới, cắm mốc, đo đạc địa chính, thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận cho các công ty nông, lâm nghiệp thuộc đối tượng rà soát, sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP
* Về việc thực hiện rà soát đất đai
Đến tháng 6/2020, có 257 công ty nông, lâm nghiệp thực hiện việc sắp xếp theo quy định của Nghị định số 118/2014/NĐ-CP Sau khi rà soát, kết quả sắp xếp các nông trường, lâm trường theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP như sau:
Trang 28- Tổng số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đất nông trường, lâm trường thuộc diện phải rà soát thực hiện là 47 tỉnh, thành phố, trong đó có
02 địa phương (Hải Phòng và Phú Yên) có công ty nhưng đã giải thể sau khi sắp xếp lại
- Tổng số công ty nông nghiệp và lâm nghiệp trên cả nước là 257 công
ty (trong đó: có 124 công ty nông nghiệp và 133 công ty lâm nghiệp; có 97 công ty do Trung ương quản lý, 160 công ty do địa phương quản lý);
- Tổng diện tích đất giữ lại sau rà soát, sắp xếp là 1.868.513 ha
- Về xử lý đối với phần diện tích đất giữ lại sau rà soát, sắp xếp: sau khi
rà soát, sắp xếp tổ chức, tổng diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp dự kiến giữ lại 1.868.513 ha, trong đó diện tích đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án sử dụng đất là 889.867 ha (của 117/243 công ty), chiếm 48,79% tổng diện tích dự kiến giữ lại
- Về xử lý đối với phần diện tích đất dự kiến bàn giao về địa phương sau rà soát, sắp xếp: Sau khi rà soát, sắp xếp tổ chức, tổng diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp dự kiến bàn giao về địa phương là 465.029 ha Kết quả rà soát, xác định diện tích đất theo các hình thức quản lý, sử dụng đất bên trong phần diện tích đất dự kiến bàn giao về địa phương theo hồ sơ đang quản
lý như sau:
Về rà soát hiện trạng sử dụng đất trước khi bàn giao:
+ Đất lâm nghiệp 278.342 ha, chiếm 59,85% tổng diện tích dự kiến bàn giao (trong đó: Rừng sản xuất là rừng trồng 227.907 ha, chiếm 81,88% diện tích đất lâm nghiệp; rừng sản xuất là rừng tự nhiên 36.967 ha, chiếm 13,28% diện tích đất lâm nghiệp; rừng đặc dụng 804 ha, chiếm 0,29% diện tích đất lâm nghiệp; rừng phòng hộ 12.664 ha, chiếm 4,55% diện tích đất lâm nghiệp) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2022)
+ Đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là cây lâu năm và cây hàng năm): 158.556 ha, chiếm 34,09% tổng diện tích dự kiến bàn giao;
Trang 29+ Đất các hộ dân đang làm nhà ở: 1.564 ha, chiếm 0,34% tổng diện tích
+ Đất chưa sử dụng: 15.610 ha, chiếm 3,36% tổng diện tích dự kiến bàn giao
Về phương án sử dụng phần diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương:
Trong tổng diện tích đất các công ty có phương án bàn giao đất về địa phương (465.029 ha), diện tích UBND tỉnh đã có quyết định thu hồi là 237.715 ha (tại 120/246 công ty có đất dự kiến bàn giao về địa phương), chiếm 51,31% tổng diện tích dự kiến bàn giao về địa phương
Diện tích địa phương đã xây dựng phương án sử dụng là 158.046 ha (chiếm 66,78% tổng diện tích đã có quyết định thu hồi và 34,14% tổng diện tích dự kiến bàn giao về địa phương), trong đó: phương án giao cho hộ gia đình là 10.983 ha, chiếm 6,95% tổng diện tích xây dựng phương án (dự kiến giao cho hộ dân tộc thiểu số 1.535 ha); phương án giao cho tổ chức 57.312 ha, chiếm 36,26% tổng diện tích xây dựng phương án (trong phần diện tích này
đã bao gồm 35.637 ha của 05 công ty lâm nghiệp chuyển đổi thành Ban quản
lý rừng); phương án giữ lại chưa giao là 89.751 ha, chiếm 56,79% tổng diện tích xây dựng phương án
* Khối lượng và kết quả thực hiện các nhiệm vụ
Có 37/45 tỉnh, thành phố còn khối lượng nhiệm vụ về rà soát ranh giới, cắm mốc; đo đạc lập bản đồ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cần lập thiết kế kỹ thuật - dự toán để thực hiện (200 công ty); 7/45 tỉnh, thành phố rà soát lại nhiệm vụ trên cơ sở kết quả đã thực hiện trước Nghị định
số 118/2014/NĐ-CP (57 công ty)
Trang 30Tổng nhu cầu thực hiện: rà soát ranh giới sử dụng đất 54.877 km, cắm mốc ranh giới 62.247 mốc; đo đạc lập bản đồ địa chính 1.404.870 ha; cấp Giấy chứng nhận 692.547 ha (9.862 hồ sơ) Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện
là 1.126.591 triệu đồng (trong đó: đề nghị Trung ương hỗ trợ là 812.662 triệu đồng; kinh phí địa phương tự cân đối là 313.929 triệu đồng)
1.2.2.4 Về thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất, thu tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất theo đúng quy định của pháp luật đối với các công
ty nông, lâm nghiệp
- Về diện tích đất các công ty dự kiến giữ lại: Đã rà soát, xác định cụ thể vị trí, diện tích theo các hình thức quản lý, sử dụng đất thực tế bên trong phần diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp dự kiến giữ lại, cụ thể như sau: Diện tích đất đang sử dụng theo hình thức giao đất (Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất) là 991.993 ha, chiếm 53,09% tổng diện tích dự kiến giữ lại; Diện tích đang sử dụng theo hình thức thuê đất (Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm) là 702.480 ha, chiếm 37,6% tổng diện tích dự kiến giữ lại; Diện tích đang sử dụng nhưng chưa có hồ sơ giao đất hay thuê đất hay công nhận quyền sử dụng đất (không xác định được hình thức sử dụng đất) là 174.040 ha, chiếm 9,31% tổng diện tích dự kiến giữ lại (Viện Kinh tế Nông nghiệp, 2020)
- Đã rà soát, xác định cụ thể vị trí, diện tích theo đối tượng quản lý, sử dụng đất thực tế bên trong phần diện tích đất các công ty dự kiến giữ lại, cụ thể như sau: Diện tích đất các công ty đang tự tổ chức sản xuất hoặc đang quản lý trực tiếp là 1.634.957 ha, chiếm 87,50% tổng diện tích dự kiến giữ lại; Diện tích đất đang giao khoán, liên doanh liên kết, cho thuê, mượn, đang có tranh chấp, bị lấn chiếm (thực tế doanh nghiệp không quản lý được đất) 233.556 ha, chiếm 12,5% tổng diện tích dự kiến giữ lại
- Đối với diện tích đất các công ty dự kiến bàn giao về địa phương và chuyển đổi thành Ban quản lý rừng phòng hộ: Đã rà soát, xác định sơ bộ trên
Trang 31cơ sở hồ sơ hiện có bên trong dự kiến bàn giao về địa phương và chuyển đổi thành Ban quản lý rừng phòng hộ, cụ thể như sau: Diện tích đất các công ty đang tự tổ chức sản xuất hoặc đang quản lý trực tiếp, nay bàn giao về địa phương là 185.350 ha, chiếm 39,86% tổng diện tích dự kiến bàn giao;Diện tích đất đang giao khoán, liên doanh liên kết, cho thuê, mượn, đang có tranh chấp, bị lấn chiếm khi bàn giao là 279.679 ha, chiếm 60,14% tổng diện tích
dự kiến bàn giao về địa phương,
- Về thực hiện thuê đất hoặc giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với phần diện tích đất các công ty giữ lại sau sắp xếp:
Đối với phần diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp dự kiến giữ lại, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc rà soát cụ thể ranh giới, vị trí, diện tích đối với đất đai thuộc diện thuê đất, giao đất, thực hiện thủ tục thuê đất, giao đất và chưa thực hiện thủ tục (phần diện tích chưa được xác định hình thức thuê đất hay giao đất nhưng các công ty vẫn đang quản lý, sử dụng) Riêng trong giai đoạn thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP đã có 68 công
ty và chi nhánh tại 17 địa phương đã được địa phương hoàn thiện hồ sơ và ký hợp đồng thuê đất (186.710 ha); trong đó có 12 công ty tại 04 địa phương (Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Bình, Sóc Trăng) đã được hoàn thiện hồ sơ miễn tiền thuê đất (35.256 ha) Có 29 công ty tại 09 địa phương đã được địa phương hoàn thiện hồ sơ theo hình thức giao đất (400.752 ha)
Sau khi rà soát, còn 543.647 ha đất các công ty đang sử dụng theo hình thức thuê đất nhưng chưa được hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng thuê đất (đối với loại đất thuộc diện thuê đất) hoặc giao đất (đối với loại đất thuộc diện giao đất) theo quy định của pháp luật đất đai, trong đó, có 35 công ty và chi nhánh tại 12 tỉnh có 100% diện tích đất đang quản lý, sử dụng đất thuộc trường hợp này; 605.880 ha các công ty đang quản lý, sử dụng theo hình thức giao đất nhưng chưa được rà soát lại để chuyển sang thuê đất đối với một số loại đất thuộc diện phải thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai; 154.189 ha các
Trang 32công ty đang quản lý, sử dụng nhưng chưa xác định hình thức giao đất hay thuê đất hay công nhận quyền sử dụng đất, trong đó có 22 công ty và chi nhánh tại 11 tỉnh có 100% diện tích đất đang quản lý, sử dụng thuộc trường hợp này Sắp tới các địa phương cần tiếp tục rà soát phương án sử dụng đất của các công ty để hoàn thiện hồ sơ thuê đất và giao đất theo quy định (Lê Đức Thịnh, 2018)
- Về xử lý trường hợp đất cho thuê, cho mượn, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, đất liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư; đất giao khoán, đất ở, đất kinh tế
hộ gia đình:
Đối với phần diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp dự kiến giữ lại, các địa phương đã hoàn thành phần lớn việc rà soát cụ thể về ranh giới, vị trí, diện tích đất thuộc các trường hợp đất cho thuê, cho mượn, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, đất liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư; đất giao khoán, đất ở, đất kinh tế hộ gia đình
Sau khi rà soát, bên trong phần diện tích đất các công ty dự kiến giữ lại vẫn còn 444,3 ha các hộ dân đang làm nhà ở (đất ở, đất kinh tế hộ gia đình), tại 23 công ty và chi nhánh tại 16 tỉnh, thành phố; 151.670 ha tại 115 công ty
và chi nhánh tại 27 tỉnh đang giao khoán cho hộ dân theo Nghị định 01/CP (1995), Nghị định số 135/2005/NĐ-CP và giao khoán khác; 25.503 ha tại 27 công ty và chi nhánh đang có đất liên doanh liên kết, cho thuê mượn; 56.670
ha tại 80 công ty và chi nhánh, tại 21 tỉnh đang có tranh chấp, lấn chiếm về đất đai với các hộ sử dụng đất xung quanh Sắp tới các công ty nông, lâm nghiệp và các địa phương cần tiếp tục rà soát phương án sử dụng đất và xây dựng phương án xử lý dứt điểm để tránh tiếp tục phát sinh phức tạp tại các công ty này
Ngoài ra, phần lớn diện tích đất các hộ dân đang làm nhà ở (1.564 ha); đang giao khoán cho hộ dân (105.847 ha); đang liên doanh liên kết, cho thuê mượn (27.801 ha); đang có tranh chấp, lấn chiếm (133.800 ha) các công ty đã
Trang 33lên phương án bàn giao về địa phương để các địa phương xử lý theo quy định của pháp luật (Lê Trọng Hải, 2018)
1.2.2.5 Về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, cá nhân khác
Tập trung vào các công ty có biểu hiện vi phạm pháp luật về quản lý,
sử dụng đất đai Tổng Thanh tra Chính phủ đã thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai, trong đó có đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp - CTCP và Tổng Công ty Chè Việt Nam - CTCP (là những doanh nghiệp quản lý, sử dụng nhiều đất có nguồn gốc từ đất nông, lâm trường) Qua công tác thanh tra, bước đầu phát hiện một số tồn tại, khuyết điểm sau:
- Việc bố trí kinh phí đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận cho các nông, lâm trường trước đây của các tỉnh, thành phố chưa được quan tâm, chậm triển khai dẫn đến tình trạng hồ sơ đất đai không đầy đủ, thiếu chính xác nên việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xử lý vi phạm gặp khó khăn Tổng diện tích chưa thực hiện đo đạc, cắm mốc là 60.971 ha, chưa cấp mới, cấp đổi lại giấy chứng nhận với tổng diện tích là 62.728 ha
- Đến nay, Ủy ban nhân dân nhiều tỉnh, thành phố còn chậm triển khai việc thu hồi đất của các nông, lâm trường bàn giao về địa phương theo phương án Cổ phần hóa đã được duyệt, với tổng diện tích là 49.119 ha tại các địa phương
- Việc giao đất chồng lấn, tranh chấp đất đai diễn ra khá phổ biến, tình trạng lấn, chiếm đất đai tại một số địa phương ngày càng phức tạp, có xu hướng gia tăng nhưng chậm được xử lý nhất là ở những địa bàn có đồng bào dân tộc sinh sống
- Phát hiện, yêu cầu và đối tượng thanh tra đã nộp tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước là 85.372 triệu đồng (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam)
Trang 341.2.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất nông lâm trường ở thành phố Hà Nội
Trên địa bàn thành phố Hà Nội trước đây có 15 đơn vị là các nông, lâm trường quốc doanh:
+ Thuộc UBND thành phố Hà Nội và UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) quản lý có 07 đơn vị: Nông trường Đông Anh I, Nông trường Đông Anh II, Nông trường Suối Hai, Nông trường Sông Đà, Nông trường Lương Mỹ, Nông trường Phù Đổng và Lâm trường Sóc Sơn
+ Thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý có 06 đơn vị: Nông trường Ba Vì, Nông trường Hữu nghị Việt Nam- Mông cổ, Nông trường Long Phú, Lâm trường Thanh niên, Lâm trường Ba Vì
+ Thuộc Bộ Quốc phòng quản lý có 01 đơn vị: Nông trường 1A
+ Thuộc UBND tỉnh Hòa Bình quản lý có 01 đơn vị: Nông trường Cửu Long Tổng diện tích đất được giao cho các nông, lâm trường quốc doanh trước đây khoảng 8.577,40 ha; diện tích đất hiện các đơn vị đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, giao khoán cho các hộ khoảng 6.649,50 ha
Diện tích đất đã thu hồi giao cho các đơn vị, tổ chức cá nhân khác để thực hiện dự án đầu tư; chuyển mục đích sang đất ở khoảng 1.927,86 ha
Trong quá trình quản lý, sử dụng, UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) đã thu hồi đất của các nông, lâm trường để giao đất ở, tái định cư cho các hộ dân như sau:
- Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 03/4/2006 của UBND tỉnh Hà Tây thu hồi 28.012,00 m2 do Công ty TNHH MTV Cửu Long quản lý, chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở để tái định cư cho các hộ dân Trường Sỹ quan Đặc công khi thực hiện Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh; Dự án khu tái định cư sân golf Văn Sơn
- Thu hồi đất do Xí nghiệp Chè Lương Mỹ quản lý, sử dụng để giao đất; tái định cư cho 547 hộ dân
- Thu hồi 6.267,00 m2 do Xí nghiệp Nông lâm nghiệp Sông Đà quản lý
để xây dựng nốt mìn phá đê Hữu Đà phân lũ Lương Phú; thu hồi 26,67 ha
Trang 35giao UBND huyện Ba Vì để thực hiện Dự án di chuyển 150 hộ di dân Tân Đức ra khỏi vùng sạt lở sông Hồng
- Thu hồi để thực hiện Dự án đường cao tốc Láng- Hòa Lạc (Nông trường 1A): 5ha; thu hồi đất do Lâm trường Sóc Sơn quản lý để thực hiện Dự
án cải tạo nâng cấp đường 131- Đồng Quan- Đường 35 (đơn vị bị thu hồi đất chưa cung cấp được quyết định thu hồi đất)
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 48 đơn vị sử dụng đất có nguồn gốc trước đây là đất nông, lâm trường quốc doanh, cụ thể:
- 17 đơn vị trước đây được giao đất để sản xuất nông nghiệp trong đó: + 02 đơn vị đã giải thể: Nông trường 1A, Công ty TNHH MTV Cừu Long;
+ 06 đơn vị đã thực hiện cổ phần hóa (Công ty CP Giống gia súc Hà Nội; Công ty CP Đông Thành, Công ty CP Chè Long Phú, Công ty CP Giống gia cầm Ba Vì, Công ty CP Giống gia cầm Lương Mỹ, Công ty CP Việt Mông)
+ 06 đơn vị hiện trực thuộc UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Xí nghiệp Nông lâm Sông Đà, Xí nghiệp Dứa Suôi Hai; Xí nghiệp Chè Lương Mỹ; Ban Quàn lý rừng phòng hộ- Đặc dụng Hà Nội; Xí nghiệp Bắc Hà; Xí nghiệp Giống cây trồng Hà Tây)
+ 03 đơn vị hiện trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ; Trung tâm Dịch vụ và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp Ba Vì; Trung tâm Nghiên cứu dê - thỏ)
- 31 đơn vị khác được giao đất có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh (bao gồm các đơn vị quốc phòng, các Dự án đầu tư; Dự án tôn giáo- tại Lâm trường Sóc Sơn)
Tại các đơn vị tiền thân là các nông, lâm trường quốc doanh, thực tế diện tích đất các đơn vị trực tiếp quản lý chủ yếu là đất phi nông nghiệp bao gồm trụ sở, đường giao thông, cơ sở chế biến; còn lại diện tích đất nông nghiệp đã thực hiện giao khoán cho các hộ dân
Trang 36Đối với 04 đơn vị (Công ty CP Chè Long Phú, Công ty CP Việt - Mông; Công ty CP Giống gia cầm Lương Mỹ, Công ty CP Giống gia cầm Ba
Vì, trước đây trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thực hiện cổ phần hóa song chưa thực hiện kê khai, đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất theo quy định của Luật Đất đai; chưa bàn giao diện tích đất không tiếp tục quản lý, sử dụng lại cho địa phương quản lý
Đối với 02 đơn vị đã thực hiện giải thể gồm Nông trường 1A (trực thuộc Bộ Quốc phòng) và Công ty TNHH MTV Cửu Long Diện tích đất trước đây thuộc quản lý của Nông trường 1A hiện nay đã thu hồi, giao cho các đơn vị sử dụng (Dự án xây dựng Đại học Quốc gia, dự án đường giao thông, giao cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng), phần diện tích 142ha còn lại giao UBND huyện Thạch Thất quản lý; Đối với diện tích đất giao cho Công ty TNHH MTV Cửu Long, đơn vị đã tiến hành giải thể nhưng chưa tiến hành thực hiện bàn giao diện tích đất có nguồn gốc là đất nông, lâm trường quốc doanh cho UBND huyện Chương Mỹ quản lý
Đối với các đơn vị tiền thân là các nông, lâm trường quốc doanh thuộc quản lý của UBND Thành phố; UBND Thành phố đã hoàn thành việc sắp xếp đối với 03 đơn vị:
+ Chuyển đổi Lâm trường Sóc Sơn thành Ban Quản lý rừng phòng hộ- đặc dụng Hà Nội (Quyết định số 3362/QĐ-UBND ngày 9/7/2010)
+ Cổ phần hóa 02 đơn vị Công ty Đông Thành- Nông trường Đông Anh II và Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội- tiền thân là Nông trường Phù Đổng (Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 27/3/2006 và Quyết định số 838/QĐ-UBND ngày 18/12/2016)
+ Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp đối với 03 đơn vị (Tờ trình số 04/TTr-UBND ngày 10/1/2017)
+ Hiện chỉ còn 01 đơn vị là Xí nghiệp Bắc Hà - Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội đang trong quá trình thực hiện xử lý sắp xếp
Trang 37Đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ có 01 Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp, đổi mới hoạt động của các nông, lâm trường theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ, trong đó là 03 xí nghiệp: Xí nghiệp Chè Lương
Mỹ, Xí nghiệp Dứa Suối Hai, Xí nghiệp Nông lâm nghiệp Sông Đà
Thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công
ty nông, lâm nghiệp UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Sở, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn Công
ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội (là đối tượng thực hiện sắp xếp lại theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP) xây dựng Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ
Diện tích dự kiến thu hồi bàn giao về địa phương quản lý khi thực hiện Nghị định số 170/2004/NĐ-CP, Nghị định 200/2004/NĐ-CP và Nghị định số 118/NĐ-CP:
- Đối với các đơn vị đã thực hiện cổ phần hóa nhưng chưa bàn giao tại thực địa diện tích đất không tiếp tục quản lý, sử dụng lại cho địa phương quản lý: Tổng diện tích bàn giao về: 980,35 ha của Công ty cổ phần Việt Mông, trong đó bàn giao về UBND huyện Ba Vì khoảng 905,68 ha tại các xã Yên Bài, Vân Hoà; bàn giao về xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây là 74,67 ha theo Quyết định số 739/QĐ-ĐMDN ngày 16/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyên nhân do việc tổ chức xác định ranh giới sử dụng đất tại thực địa, bản đồ xác định ranh giới sử dụng đất và bàn giao đất tại thực địa chưa được thực hiện do hệ thống bản đồ không có dấu của cơ quan có thẩm quyền Diện tích đất bàn giao không cụ thể rõ ràng và không có các giấy tờ hồ
sơ pháp lý đầy đủ theo quy định
Trang 38- Đối với 02 đơn vị đã thực hiện giải thể gồm Nông trường 1A (trực thuộc Bộ Quốc phòng) và Công ty TNHH MTV Cửu Long Diện tích đất trước đây thuộc quản lý của Nông trường 1A hiện nay đã thu hồi, giao cho các đơn vị sử dụng (Dự án xây dựng Đại học Quốc gia, dự án đường giao thông, giao cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng), phần diện tích 142 ha còn lại giao UBND huyện Thạch Thất quản lý sau đó đã được UBND thu hồi lại
để thực hiện các dự án; Đối với diện tích đất giao cho Công ty TNHH MTV Cửu Long, đơn vị đã tiến hành giải thể nhưng chưa tiến hành thực hiện bàn giao diện tích đất có nguồn gốc là đất nông, lâm trường quốc doanh cho UBND huyện Chương Mỹ quản lý
- Đối với 01 đơn vị đang thực hiện sắp xếp, đổi mới: Diện tích đất công
ty không có nhu cầu sử dụng, bàn giao về địa phương quản lý sau khi sắp xếp, đổi mới là 400,36 ha Hiện nay, do phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới Công
ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nên chưa thực hiện thủ tục thu hồi đất bàn giao về địa phương
Trang 39Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm, phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Chọn điểm nghiên cứu tại Nông trường Việt Mông và Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì
- Nông trường Việt Mông: là một trong 5 đơn vị đã cổ phần hóa và bàn giao đất về địa phương quản lý
- Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì: là một trong 7 đơn vị chưa cổ phần hóa và chưa thực hiện bàn giao đất về địa phương quản lý
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý, sử dụng đất của
hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường tại địa điểm nghiên cứu (Nông trường Việt Mông và Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ
Ba Vì), gồm các nội dung sau:
+ Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
+ Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đất đai
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Nông trường Việt Mông và Trung tâm Nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2020-2023
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Trang 402.3 Nội dung nghiên cứu
- Khái quát hiện trạng sử dụng đất nông - lâm trường tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội;
- Thực trạng quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường trên địa bàn huyện Ba Vì;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường trên địa bàn huyện Ba Vì;
- Những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất của
hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ các nông trường, lâm trường;
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc từ các nông trường, lâm trường trên địa bàn huyện Ba Vì
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Các nông, lâm trường trên địa bàn huyện Ba Vì được thành lập, giao đất từ trước những năm 1980, việc quản lý theo cơ chế tập trung, bao cấp; Nhiệm vụ chính của các nông, lâm trường là sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác tại những vùng đất mới nhằm đáp ứng cho nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu; làm trung tâm xây dựng các vùng kinh tế mới, nông thôn mới; kết hợp kinh tế và an ninh, quốc phòng tại các vùng xung yếu, khó khăn
Trong quá trình hoạt động một số nông, lâm trường quốc doanh được sáp nhập, chia tách; thành lập các trung tâm, các đơn vị sự nghiệp sử đụng đất của các nông, lâm trường Đến nay phần lớn các đơn vị đã được chuyển đổi thành các công ty nông, lâm nghiệp Có 02 mô hình quản lý: Các nông, lâm trường đã thực hiện cổ phần hóa và bàn giao đất về địa phương quản lý và nông trường chưa thực hiện cổ phần hóa, chưa bàn giao đất về địa phương quản lý Cụ thể lựa chọn điểm nghiên cứu như sau:
- Đơn vị đã thực hiện cổ phần hóa và bàn giao đất về địa phương quản
lý chọn điểm nghiên cứu là Nông trường Việt Mông