1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn triết học mác lênin phân tích mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sự liên hệ và tác động lẫnnhau giữa quan hệ vật chất với quan hệ tinh thần của xã hội được phản ánhtrong quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng của

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAAKHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI TẬP LỚNTRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề 5: Phân tích mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc `thượng tầng của xã hội

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đồng Thị TuyềnLớp: Triết học Mác – Lê nin-2-1-22(N04)

Nhóm thực hiện: Nhóm 12

NĂM HỌC 2022 – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .2

1 Khái quát về “Cơ sở hạ tầng” và “Kiến trúc thượng tầng” 2

2 Mối quan hệ “kép” giữa Kinh tế và Chính trị 2

NỘI DUNG 3

1 Khái niệm 3

2 Mối quan hệ biện chứng giữa Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng 42.1 Vai trò quyết định của Cơ sở hạ tầng với Kiến trúc thượng tầng 4

2.2 Sự tác động trở lại của Kiến trúc thượng tầng đối với Cơ sở hạ tầng 5

3 Ý nghĩa trong đời sống xã hội 7

4 Liên hệ thực tiễn 8

KẾT LUẬN 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Khái quát về “Cơ sở hạ tầng” và “Kiến trúc thượng tầng”

Mỗi xã hội trong lịch sử là một tổng thể các quan hệ xã hội, bao gồmquan hệ vật chất và quan hệ tinh thần nhất định Sự liên hệ và tác động lẫnnhau giữa quan hệ vật chất với quan hệ tinh thần của xã hội được phản ánhtrong quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng của xã hội Đây là quy luật cơ bản tác động ở mọi hình thái kinhtế - xã hội trong lịch sử [2,305]

2 Mối quan hệ “kép” giữa Kinh tế và Chính trị

Kinh tế và chính trị là hai mặt cốt lõi giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng Kinh tế và chính trị tác động biện chứng, trong đó kinh tế quyếtđịnh chính trị, chính trị tác động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với kinh tế Trongmối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thì kinh tế giữ vai trò quyết định đối vớichính trị Kinh tế là nội dung vật chất của chính trị còn chính trị là biểu hiệntập trung của kinh tế Cơ sở kinh tế với tính cách là kết cấu hiện thực sản sinhra hệ thống chính trị tương ứng và quy định hệ thống đó Nói cách khác tínhchất xã hội giai cấp của chính trị bao giờ cũng phản ánh tính chất xã hội vàgiai cấp của cơ sở hạ tầng từ đó dẫn đến sự biến đổi căn bản của kinh tế dẫnđến sự biến đổi căn bản của chính trị Sự tác động trở lại của chính trị đối vớikinh tế được biểu hiện tập trung ở quyền lực nhà nước và các sức mạnh vậtchất tương ứng Kinh tế vững mạnh thì nhà nước được tăng cường, nhà nướcđược tăng cường lain tạo thêm phương tiện vật chất để củng cố địa vị kinh tếxã hội của giai cấp thống trị Điều đó cho thấy giữa kinh tế và chính trị có mốiquan hệ biện chứng với nhau [1]

Trang 4

Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm quan hệ sản xuất thống trị,quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xãhội tương lai Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai tròchủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung củađời sống kinh tế - xã hội Bởi vậy, cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể đượcđặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó Tuy nhiên, quan hệsản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng có vai trò nhất định.[3,155]

Như vậy, xét trong nội bộ phương thức sản xuất thì quan hệ sản xuất làhình thức phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng xét trong tổng thể các quanhệ xã hội thì các quan hệ sản xuất "hợp thành" cơ sở kinh tế của xã hội, tức làcơ sở hiện thực, trên đó hình thành nên kiến trúc thượng tầng tương ứng.[3,155]

1.2 Kiến trúc hạ tầng (KTTT)

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội vềnhững thiết chế xã hội tương úng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầnghình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định [2,306]

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng và quy luật pháttriển riêng Các yếu tố của kiến trúc thượng tầng tồn tại trong mối liên hệ tácđộng qua lại lẫn nhau và đều nảy sinh trên cơ sở hạ tầng, phản ánh những cơ

Trang 5

sở hạ tầng nhát định Song, không phải tất cả các yếu tố của kiến trúc hạ tầngđề liên hệ như nhau đối với cơ sở hạ tầng củ nó Một số bộ phận như kiến trúcthượng tầng chính trị và pháp lý có mối liên hẹ trực tiếp với cơ sở hạ tầng,còn các yếu tố khác như triết học, nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức… lại có liênhệ gián tiếp với cơ sở hạ tầng sinh ra nó.[2,306-307]

Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp, trongđó, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng Nó tiêu biểu cho chế độ chính trịcủa một xã hội nhất định Nhờ có nhà nước, giai cấp thống trị mới thực hiệnđược sự thống trị của mình về tất cả các mặt của đời sống xã hội.[3,155]

2 Mối quan hệ biện chúng giữa Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng

Mối quan hệ biện chúng giữa CSHT và KTTT là một quy luật cơ bản củasự vận động, phát triển lịch sử xã hội CSHT và KTTT là hai mặt cơ bản củaxã hội gắn bó hữu cơ, có quan hệ biện chứng, trong đó CSHT quyết địnhKTTT, còn KTHT tác động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với CSHT.[2,308]

2.1 Vai trò quyết định của Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội,chúng thống nhất biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai tròquyết định đối với kiến trúc thượng tầng [3,156]

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúcthượng tầng, bởi vì quan hệ vật chất quyết định quan hệ tinh thần; tính tất yếukinh tế xét đến cùng quyết định tính tất yếu chính trị - xã hội [2,308]

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thểhiện trước hết ở chỗ, cơ sở hạ tầng với tư cách là cơ cấu kinh tế hiện thực củaxã hội sẽ quyết định kiểu kiến trúc thượng tầng của xã hội ấy Cơ sở hạ tầngkhông chỉ sản sinh ra một kiểu kiến trúc thượng tầng tương ứng - tức là quyếtđịnh nguồn gốc, mà còn quyết định đến cơ cấu, tính chất và sự vận động, pháttriển của kiến trúc thượng tầng [2,309]

Trang 6

Những biển đổi căn bản của cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sựbiến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng Sự biến đổi đó diễn ra trongtừng hình thái kinh tế xã hội cũng như khi chuyển từ một hình thái kinh tế -xã hội này sang một hình thái kinh tế xã hội – khác C Mác khẳng định: “Cơsở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đỏ lộnít nhiều nhanh chóng” Nguyên nhân của những biến đổi đó xét cho cùng làdo sự phát triển của lực lượng sản xuất Tuy nhiên, sự phát triển của lực lượngsản xuất chỉ trực tiếp gây ra biến đổi của cơ sở hạ tầng và đến lượt nó sự biếnđổi của cơ sở hạ tầng làm cho kiến trúc thượng tầng biến đổi một cách cănbản.[2,309-310]

Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng đưa tới sự thay đổi của kiến trúc thượng.Nhưng sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp có những bộphận của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổicủa cơ sở hạ tầng như chính trị, pháp luật… có những nhân tố riêng lẻ củakiến trúc thượng tầng thay đổi chậm hơn như tôn giáo, nghệ thuật…Cũng cónhững nhân tố nào đó của kiến trúc thượng tầng cũ vẫn được kế thừa để xâydựng kiến trúc thượng tầng mới [2,310]

2.2 Sự tác động trở lại của Kiến trúc thượng tầng với Cơ sở hạ tầng

Kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầngquyết định nhưng có sự tác động trở lại to lớn đối với kiến trúc thượng tầng.Bởi vì kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối so với cơ sở hạ tầng.Vai trò của kiến trúc thượng tầng chính là vai trò tích cực, tự giác của ý thức,tư tưởng Vai trò của kiến trúc tượng tầng còn do sức mạnh vật chất của bộmáy tổ chức thể chế luôn có tác động một cách mạnh mẽ trở lại cơ sở hạ tầng.Ph Ăngghen khẳng định: “Quan điểm tư tưởng đến lượt mình nó tác động trởlại đến cơ sở hạ tầng kinh tế và có thể biến đổi cơ sở hạ tầng ấy trong nhữnggiới hạn nhất định” [2,310-311]

Trang 7

Kiến trúc thượng tầng củng cố, hoàn thiện và bảo vệ cơ sở hạ tầng sinhra nó; ngăn chặn cơ sở hạ tầng mới, đấu tranh xóa bỏ tàn dư cơ sở hạ tầng cũ;định hướng, tổ chức, xây dựng chế độ kinh tế của kiến trúc thượng tầng Thựcchất vai trò kiến trúc thượng tầng là vai trò bảo vệ duy trì, củng cố lợi íchkinh tế của giai cấp thống trị xã hội Nếu giai cấp thống trị không xác lậpđược sự thống trị về chính trị và tư tưởng, cơ sở kinh tế của nó không thểđứng vững được.[2,311]

Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theohai chiều Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinhtế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tácđộng ngược lại, nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.[3,157]

Tuy kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triểnkinh tế, nhưng không làm thay đổi được tiến trình phát triển khách quan củaxã hội Xét đến cùng, nhân tố kinh tế đóng vai trò quyết định đối với kiến trúcthượng tầng Nếu kiến trúc thượng tầng kìm hãm phát triển kinh tế thì sớmhay muộn, bằng cách này hay cách khác, kiến trúc thượng tầng cũ sẽ đượcthay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới tiến bộ để thúc đẩy kinh tế tiếp tụcphát triển.[3,157]

Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng thì kiến trúc thượng tầng vềchính trị có vai trò quan trọng nhất, trong đó nhà nước có vai trò tác động tolớn đối với cơ sở hạ tầng Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chínhtrị, Không chỉ dựa trên hệ tư tưởng, mà còn dựa trên những hình thức nhấtđịnh của sự kiểm soát xã hội Nhà nước sử dụng sức mạnh của bạo lực đểtăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị và củng cố vững chắc địavị cuả quan hệ sản xuất thống trị Tuy nhiên, trong thực tiễn của đời sống xãhội, không chỉ có quyền lực nhà nước mới có sự tác động to lớn đến cơ sở hạ

Trang 8

tầng mà các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức,tôn giáo, nghệ thuật… cũng đều tác động mạnh mẽ đến cơ sở hạ tầng bằngnhững hình thức khác nhau, với các cơ chế khác nhau Song thường thườngnhững sự tác động đó phải thông qua nhà nước, pháp luật, các thể chế tươngứng và chỉ qua đó chúng mới phát huy được hiệu lực đối với cơ sở hạ tầng,cũng như đối với toàn xã hội.[2,312-313]

3 Ý nghĩa trong đời sống xã hội

Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng là cơ sở khoa học cho việc nhận thức một cách đúng đắn mốiquan hệ giữa kinh tế và chính trị Kinh tế và chính trị tác động biệnchứng, trong đó kinh tế quyết định chính trị, chính trị tác động trở lại tolớn, mạnh mẽ đối với kinh tế Thực chất của vai trò kiến trúc thượng tầnglà vai trò hoạt dộng tự giác, tích cực của các giai cấp, đảng phái và lợi íchkinh tế sống còn của mình Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối vớicơ sở hạ tầng trước hết và chủ yếu thông qua đường lối, chính sách củađảng, nhà nước Chính vì vậy, V.I Lênin cho rằng : “Chính trị là sự biểuhiện tập chung của kinh tế …Chính trị không thể không chiếm địa vị hàngđầu so với kinh tế ” [2,315-316]

Trong nhận thức và thực tiễn, nếu tách rời hoặc tuyệt đối hóa mọtyếu tố nào giữa kinh tế và chính trị đều là sai lầm Tuyệt đối hóa kinh tế,hạ thấp và phủ nhận yếu tố chính trị rơi vào quan điểm duy vật tầmthường, duy vật kinh tế sẽ dẫn đến vô chính phủ, bất chấp kỉ cương, phápluật và không tránh khỏi thất bại, đổ vỡ Nếu tuyệt đối hóa về chính trị, hạthấp hoặc phủ định vai trò của kinh tế sẽ dẫn đến duy tâm, duy ý chí, nônnóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn và cũng không tránh khỏi thất bại.[2,316]

Trang 9

Trong qua trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rấtquan tâm đến nhận thức và vận dụng quy luật này Trong thời kì đổi mớiđất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới toàn diện của kinhtế và chính trị, trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm, đồng thời đổi mớichính trị từng bước thận trọng vững chắc bằng những hình thức, bước đithích hợp; giải quyết tuyệt đối mối quan hệ giữa đổi mới - ổn định - pháttriển, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa [2,316]

4 Liên hệ thực tiễn

Ở nước ta, trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta không chỉ quán triệt và vậndụng mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,mà còn phải quán triệt và vận dụng một cách khoa học và sáng tạo mốiquan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Cơ sở hạ tầng kinh tế của nước ta hiện nay là một kết cấu kinh tế nhiềuthành phần với nhiều hình thức sở hữu đan xen lẫn nhau Thừa nhận sự tồntại của một kết cấu kinh tế với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phầnkinh tế cùng tồn như vậy là một tất yếu khách quan Bởi lẽ, trình độ lựclượng sản xuất của chúng còn thấp và chưa đồng đều Song, đây lại là mộtnền kinh tế năng động, phong phú Chính tính chất đan xen của kết cấukinh tế ấy nó đặt ra nhu cầu khách quan là kiến trúc thượng tầng cũng phảiđược đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế Lẽ dĩ nhiên, khôngphải với nền kinh tế nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khácnhau thì nhất thiết phải đa đảng và đa nguyên về chính trị, nhưng nhất thiếtphải đổi mới kiến trúc thượng tầng theo hướng: đổi mới tổ chức, đổi mớibộ máy hành chính nhà nước, đổi mới con người, đổi mới phong cách lãnhđạo, đa dạng hoá các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, mở rộng dân chủ (đặcbiệt là dân chủ cơ sở), tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc… nhằm tập

Trang 10

trung sức mạnh của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam.

KẾT LUẬN

Ngày nay, Việt Nam ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hộivà việc hiểu, vận dụng kiến thức cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là vôcùng cần thiết, các kiến thức cơ bản về cơ sở hạng tầng và kiến trúc thượngtầng, mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạng tầng và kiến trúc thượng tầng,vai trò, ý nghĩa Trên con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội cơ sở hạ tầngvà kiến trúc thượng tầng thống nhất Cơ sở hạng tầng của xã hội chủ nghĩakhông mang tính đối kháng và tồn tại những lợi ích kinh tế đối nhau Hìnhthức sở hữu bao gồm sở hữu toàn dân và tập thể, cùng hỗ trợ nhau trong sảnxuất, loại bỏ chế độ bóc lột

Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ thực hiện cáchmạng một các sâu sắc và triệt để những cái cũ, lạc hậu cải biến cách mạng cóhiệu quả, một giai đoạn đổi mới chuyển tiếp nó Cơ sở hạ tầng của quá độ cómột kết cấu kinh tế có nhiều loại thành phần kinh tế đan xen cùng tồn tại vàphát triển, song bên cạnh đó kiến trúc thượng tầng lại có sự đối kháng về mặttư tưởng văn hóa giữa giai cấp Bởi vậy cuộc cách mạng đổi mới về mặt kinhtế và thể chế chính trị mang tính lâu dài Để trở thành nhà nước xã hội chủnghĩa hoàn chỉnh kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa phải thống nhất vớicơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa Vì vậy nhà nước phải nắm bắt được kiến thứcvề cơ sở hạ tầng để quản lý, đưa ra những biện pháp thích hợp với mục tiêu,theo tư tưởng đã được đề ra

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hùng Lê, Quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giữa đổi mới kinh tế và đổi

mới chính trị ở Việt Nam [trực tuyến] Địa chỉ: https://youtu.be/CAG1oE8k2D4

2 Phạm Văn Đức, Trần Văn Phòng, Nguyễn Tài Đông (2021), Giáo trình

Triết học Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luậnchính trị), Chính trị Quốc gia Sự thật.

3 Bộ GD – ĐT (2019), Giáo trình triết học Mác-Lê Nin, Bộ GD-ĐT

(Trường đại học kinh tế TPHCM)

4 Vận dụng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng [trực tuyến] Địa chỉ:

tang/

Ngày đăng: 24/07/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w