1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận cuối kỳ kiến trúc xây dựng

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kiến trúc là một loại hoạt động sáng tạo sớm nhất và phổ cập nhất của con người, đến nay ở nhiều nước đã là một ngành công nghệ lớn mang rõ tính khoa học - kỹ thuật, nghệ thuật và xã hội

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU

Trang 2

MỤC LỤC

ĐỀ TIỂU LUẬN CUỐI KỲ 3

Câu 1: 5

1.a/ Nêu định nghĩa kiến trúc 5

1.b/ Phân tích đặc điểm kiến trúc chịu ảnh hưởng điều kiện tự nhiên và khí hậu (Cho ví dụ có vẽ hình minh họa) 8

Câu 2: 16

2.a/ Nêu các yêu cầu kiến trúc Yêu cầu nào quan trọng nhất? Tại sao? 16

i Yêu cầu Công năng (Thích dụng) 17

ii Yêu cầu Bền vững 18

iii Yêu cầu Kinh tế - giá trị đầu tư 19

iv Yêu cầu Thẩm mỹ, Mỹ quan - đáp ứng được quy luật của cái đẹp 20

2.b/ Lựa chọn 1 công trình để phân tích các yêu cầu kiến trúc có trong công trình đó (có hình minh họa đầy đủ) 21

Câu 3: 25

3.a/ Nêu đặc điểm của kiến trúc nhà ở? 25

i Mục đích kiến trúc nhà ở 25

ii Giải pháp thiết kế không gian sử dụng nhà ở 27

iii Bố cục không gian nhà ở 31

Trang 3

3.b/ So sánh đặc điểm kiến trúc của nhà phố và nhà liên kế (Nêu rõ điểm giống và

khác nhau) 62

Câu 4: 65

4.a/ Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế nhà ở 65

i Yếu tố tự nhiên 65

ii Yếu tố xã hội (Yếu tố con người - Thành viên trong căn hộ) 69

iii Yếu tố kỹ thuật (Phương pháp thiết kế và xây dựng) 69

iv Vấn đề kiến trúc – quan niệm về cơ cấu ở 73

v Yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa lối sống ở Việt Nam) 73

vi Yếu tố nghệ thuật (Thẩm mỹ trong nhà ở) 78

vii Yếu tố phong thủy (Tâm lý) 79

viii Yếu tố kinh tế 79

4.b/ Nêu đặc điểm nhà ở biệt thự? Nêu nội dung chính và vẽ hình minh họa cho ba giải pháp thiết kế nhà ở biệt thự? 79

Câu 6: 88

6.a/ Nêu nguyên tắc chung của thông gió tự nhiên trong thiết kế nhà ở? 88

6.b/ Nêu nguyên lý hoạt động của việc sử dụng giếng trời tạo dòng đối lưu không khí trong thiết kế nhà ở? Vẽ hình minh họa có ghi chú 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 4

TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA VŨNG TÀU KHOA XÂY DỰNG

MÔN NGUYÊN LÝ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG

1.a/ Nêu định nghĩa kiến trúc

1.b/ Phân tích đặc điểm kiến trúc chịu ảnh hưởng điều kiện tự nhiên và khí hậu (Cho ví dụ có vẽ hình minh họa)

Câu 2:

2.a/ Nêu các yêu cầu kiến trúc Yêu cầu nào quan trọng nhất? Tại sao?

2.b/ Lựa chọn 1 công trình để phân tích các yêu cầu kiến trúc có trong công trình đó (có hình minh họa đầy đủ)

4.a/ Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế nhà ở

4.b/ Nêu đặc điểm nhà ở biệt thự ? Nêu nội dung chính và vẽ hình minh họa cho ba giải pháp thiết kế nhà ở biệt thự?

Câu 5:

o Nội dung thiết kế:

Trang 5

 Sảnh đón  Phòng khách

 Phòng sinh hoạt chung  Phòng gia nhân

 Phòng ăn  Bếp

 Nhà xe ôtô  Vệ sinh chung  Kho

 Sàn nước  2 phòng ngủ:

- 1 phòng ngủ bố mẹ - có vệ sinh riêng - 1 phòng ngủ con cái – có vệ sinh riêng

5.a/ Chỉ rõ các không gian chính và không gian phụ của cơ cấu nhà ở được nêu trong nội dung thiết kế phía trên? Vẽ sơ đồ phương hướng của nước ta?

b/Vẽ sơ đồ dây chuyền công năng của nhà ở trên Áp dụng sơ đồ công năng và sơ đồ phương hướng để thiết kế mặt bằng công trình nhà ở thể hiện rõ nội dung thiết kế và yêu cầu thiết kế nêu trên, lưu ý vẽ hướng bắc vào mặt bằng

Yêu cầu: vẽ hình và ghi chú rõ ràng Câu 6:

6.a/ Nêu nguyên tắc chung của thông gió tự nhiên trong thiết kế nhà ở?

6.b/ Nêu nguyên lý hoạt động của việc sử dụng giếng trời tạo dòng đối lưu không khí trong thiết kế nhà ở? Vẽ hình minh họa có ghi chú

TP VŨNG TÀU, ngày 31/10/2022 Giáo viên ra đề

Ths – KTS Phạm Thị Ngọc Minh

Trang 6

Câu 1:

1.a/ Nêu định nghĩa kiến trúc

Kiến trúc là khoa học và nghệ thuật xây dựng và trang

hoàng nhà cửa, công trình; tức tổ chức không gian sống

Hình 1

Kiến trúc là ngành khoa học: sản phẩm kiến trúc được tạo ra bởi sự kết hợp

của nhiều ngành khoa học:

- Khoa học xã hội: kiến trúc phải dựa trên sự nghiên cứu về con người, xã hội,

đặt tính văn hóa, trong từng giai đoạn, thời đại Kiến trúc biểu hiện của một nền văn minh, đánh dấu sự phát triển, và là đặc trưng của mỗi dân tộc

- Khoa học kỹ thuật: nghiên cứu phát triển các khoa học kỹ thuật ứng dụng vào

việc xây dựng (trang thiết bị, máy móc, phương pháp thi công )

- Khoa học công nghệ: công nghệ vật liệu, điện tử

Kiến trúc là ngành nghệ thuật: là sự sáng tạo ra sản phẩm chứa đựng những

giá trị lớn về tư tưởng, thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa, làm rung động cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của con người

Giống như các loại hình nghệ thuật khác (Hội hoạ, Điêu khắc, Âm nhạc, Múa…), ngôn ngữ kiến trúc có nhịp điệu tựa như vần luật trong thi ca, tiết tấu trong âm nhạc, hình khối, màu sắc, bố cục như trong hội hoạ và điêu khắc, Nhưng khác với các loại hình nghệ thuật khác, chỉ thỏa mãn các nhu cầu tình cảm, tinh thần, kiến trúc còn đáp ứng yêu cầu sử dụng của con người

Trang 7

Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian nhằm: Thỏa mãn những nhu cầu

sinh hoạt vật chất và văn hóa tinh thần Đáp ứng yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, xã hội,

môi trường

Kiến trúc là một loại hoạt động sáng tạo sớm nhất và phổ cập nhất của con

người, đến nay ở nhiều nước đã là một ngành công nghệ lớn mang rõ tính khoa học - kỹ thuật, nghệ thuật và xã hội, có nhiệm vụ tạo lập những không gian để thỏa mãn mọi nhu cầu của con người về đời sống gia đình như phát triển thể chất, tinh thần, xây dựng mô hình văn hóa, tái phục sức lao động, bảo vệ sức sản xuất, vì vậy nó đòi hỏi kiến trúc sư phải biết tận dụng những tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và căn cứ trên thực tiễn xã hội nhằm có thể tạo nên cho cộng đồng và quốc gia một công trình nhà ở, từng quần thể kiến trúc của khu cư trú, hay cả một nền công nghiệp kiến trúc nhà ở có giá trị nghệ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội Kiến trúc nhà ở đô thị lại càng có ý nghĩa đời sống thực tiễn vô cùng lớn vì nạn khan hiếm nhà ở hiện nay, cần gắn bó thực sự với nền sản xuất kinh tế để phục vụ đắc lực cho việc nâng cao phúc lợi đời sống xã hội, gắn bó bền vững với môi trường cảnh quan sinh thái khu vực

Hình 2&3: Chợ Bến Thành ngày ấy và bây giờ

Trang 8

Hình 4&5: Một con đường ở Việt Nam ngày ấy và bây giờ

Từ đó cho thấy nghiên cứu thiết kế nhà ở hiện đại, cần dựa trên những cơ sở khoa học đủ sức thuyết phục và đáng tin cậy mới mong đưa đến hiệu quả mong muốn

Nhìn chung khi thiết kế kiến trúc nhà ở cần phải đáp ứng được:

- Yêu cầu đặc thù riêng của đối tượng ở (nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi) bằng tổ chức không gian cư trú không chỉ phù hợp với khí hậu tự nhiên từng vùng mà còn với phong tục tập quán của họ, lối sống riêng theo nghề nghiệp của gia chủ

- Tạo điều kiện phát triển nếp sinh hoạt văn hóa xã hội mới văn minh, tiến bộ mà vẫn tôn trọng cá tính, đời sống riêng biệt của mỗi căn hộ và của các thành viên trong gia đình

- Tôn trọng cơ sở quy hoạch chung, gắn liền hữu cơ không gian ở với tổ chức công trình phúc lợi công cộng, hệ thống đường sá của cộng đồng, của khu vực

- Xây dựng mới phải kết hợp được với hệ thống các không gian công cộng và tiến hành song song với việc cải tạo những khu nhà ở cũ, cố gắng làm cho hai yếu tố này hài hòa, góp phần làm khang trang bộ mặt thành phố, tăng chất lượng sống các khu cư trú

- Đẩy mạnh việc công nghiệp hóa và công tác thiết kế điển hình bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội - văn hóa các khu nhà ở

Trang 9

1.b/ Phân tích đặc điểm kiến trúc chịu ảnh hưởng điều kiện tự nhiên và khí hậu (Cho ví dụ có vẽ hình minh họa)

Kiến trúc là hoạt động sáng tạo tạo ra môi trường sống thứ hai cho con người,

đáp ứng những nhu cầu, tiện nghi cuộc sống của con người, phụ thuộc rất nhiều vào

các điều kiện của môi trường tự nhiên và khí hậu, tác động đến dây chuyền sử dụng, giải pháp kiến trúc, chi tiết kiến trúc và hình thức kiến trúc

Đặc điểm kiến trúc chịu ảnh hưởng điều kiện tự nhiên và khí hậu: i Vị trí xây dựng

Ví dụ: Đà Lạt vốn là thủ phủ nghỉ dưỡng của thực dân Pháp trước đây; nên

những dấu ấn lịch sử, những cung đường, những căn nhà ở Đà Lạt, những di tích kiến trúc bây giờ Đà Lạt đang có được đều in đậm dấu ấn phong cách của người Pháp, của nước Pháp Vậy nên chẳng hề sai khi ví von nơi đây là một Paris thu nhỏ Với hơn 1.500 biệt thự còn tọa lạc tại nơi đây; phần lớn là kiến trúc của miền Bắc nước Pháp Cộng thêm ảnh hưởng của kiến trúc vùng núi nên các biệt thự; nhà

Trang 10

ở Đà Lạt đầu tiên với phong cách nhà gỗ lợp ngói, lợp tôn đều giữ lại; chỉ một số ít thay đổi về bố cục mà thôi

Ở Đà Lạt, kiến trúc nhà ở ảnh hưởng nhiều nhất là: – Kiến trúc Anglo – Normand;

– Kiến trúc miền cao nguyên trung phần Pháp; – Kiến trúc miền núi Alpes và phía Nam; – Kiến trúc miền Pyrénées và Basques Đặc điểm của các kiến trúc nhà này là:

Theo nghiên cứu của các kiến trúc sư, Đà Lạt chỉ xây biệt thự không quá 3

tầng, vì cao tầng sẽ phá cảnh rừng thông Người Pháp ngày ấy xây biệt thự với

không gian xung quanh đầy cỏ cây, hoa lá, xa cách nhau, có tầm nhìn rất đẹp

– Mái nhà: Loại hai mái ít dốc, ở hai đầu có hai mái ngắn (miền Nam)

Loại hai mái có các mái nhô: nếu các mái nhô tròn là của miền Trung và Bắc Pháp, nếu các mái nhô nhọn và cao có cửa kính lớn (có cũng hai mái) là của miền Nam Paris

Loại mái dài, mái ngắn dốc nhiều là loại nhà vùng núi, từ vùng Vosges xuống Alpes, mùa tuyết tan dễ tháo nước

Loại mái dốc xây đá chẻ là loại nhà kiểu Anglo – Normand (nhiều ở vùng biển Normandie)

Loại mái nhà lợp ardoise (đá mài miếng mỏng màu đen) là loại của miền cao nguyên miền Trung nước Pháp

– Ống khói lò sưởi: ống khói lò sưởi có cái thấp nếu mái ít dốc, có cái cao nếu

mái dốc nhiều Lò sưởi ở miền Bắc Pháp thường có ba ống tròn ở trên đầu chóp để che mưa, tuyết khỏi vào nhiều hoặc chỉ có một ống tròn ở giữa tấm che

Ống khói, lò sưởi miền Trung và Nam cho khói ra 4 phía có tấm che bên trên Ống khói lò sưởi xây có cẩn đá và một phía uốn tròn là kiểu mới cải tiến để cho hợp với nét cao nguyên

– Tường xây: Tường xây có khung cột bằng gỗ là kiến trúc miền Bắc Pháp,

Bắc Paris (nhất là vùng Rouen, quê hương của Jeanne d’Arc)

Tường xây bằng đá chẻ là của vùng Trung Pháp hay Đông – Nam Pháp

Trang 11

– Mái nhô: Mái tròn nhô lên có cửa sổ kính là của vùng Bắc Pháp

Hai mái cao nhô ra và có cửa kính lớn là của miền Trung Pháp Mái nhô ra và có cửa kính dài, kiểu được cải tiến ở Đà Lạt

Các mái nhô cốt để sử dụng các phòng trên mái nhà mà người Pháp gọi là tầng áp mái (mansarde) Nó cũng làm đẹp cho mái nhà của biệt thự, nhất là những mái nhà quá lớn rộng

– Lò sưởi trong nhà: Lò sưởi trong nhà là một dạng kiến trúc trang trí vừa là

để sưởi những ngày lạnh Chỉ cần đếm số lượng lò sưởi nhiều hay ít trong biệt thự ở Đà Lạt mà biết nội thất sang trọng hay không

Những người quen sống ở Đà Lạt ít thấy cái lạnh của Đà Lạt Nhưng những ai từ xứ nóng đến thì cái lạnh vô cùng thấm thía Phòng khách biệt thự nào cũng nối liền phòng ăn, nơi đây thường có một lò sưởi và cũng thường để một khúc gỗ để trang trí khi không đốt lửa

Phòng ngủ của gia đình chủ nhân cũng có lò sưởi Sở dĩ có lò sưởi mà không làm ngợp thở khi ngủ là nhờ có ống hút đi lẫn khói cả khí cacbonic

Ở Pháp mỗi biệt thự đều có nơi treo áo, mũ trước khi vào nhà, nhưng ở Đà Lạt rất ít nhà có, mà thường ở lối vào nhà có một khoảng lỗm vào hoặc nhô ra để khi trời mưa lạnh khách đến có chỗ trút bỏ áo mưa, nón v.v…

– Vườn cảnh và cổng ra vào: Người Pháp và kiến trúc sư Pháp rất chú ý đến

ngoại thất, đặc biệt là vườn cảnh, vì họ biết khí hậu Đà Lạt thích hợp với những loại hoa từ Pháp đưa sang Từ cổng vào nhà, lối đi trong vườn, vườn trước và sau nhà đều trồng hoa, đem lại cái đẹp cho con người Thường thiết kế phòng khách sâu về sau để có tầm nhìn ra một vườn hoa rộng, nhìn xuống thung lũng hay rặng thông đẹp Các biệt thự ít đất thì thường có bồn hoa đúc ở trước các cửa sổ, quanh chân tường nhà Nó tạo nên màu sắc điểm tô cho căn nhà khi từ ngoài bước vào

Cổng vào cũng thay đổi tùy ý của mỗi kiến trúc sư hay mỗi chủ nhà Số nhà có cổng đi thẳng vào mặt trước không nhiều Cổng vào và lối đi vào thường lệch sang một phía để vườn hoa rộng dễ tạo thành một mảng lớn, khi ra vào nhà có tầm nhìn bao quát vườn hoa Nhà vườn rộng, có xe ô tô thường làm cổng vào, cổng ra riêng biệt, đường xe vào ra không cần trở đầu

Trang 12

iii Khí hậu

Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới nóng - ẩm mà độ âm cao sẽ ảnh hưởng đến vật liệu xây dựng (phá hỏng nhanh) và quan trọng hơn, nó chi phối quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể con người với môi trường xung quanh Nắng mang nhiệt lượng lớn, chiếu thẳng xuống công trình có thể nung nấu bầu khí quyển trong nhà Trong những ngày hè nhà ở thường cần có nhiều gió, cần chống nóng, trước hết là trên mái (nơi bị chiếu nắng nhiều nhất) và các mặt tường hướng Tây và Nam, cần được thông gió tích cực để thoát không khí ẩm và nóng Có thể dùng các biện pháp tự nhiên hoặc kỹ thuật để đạt được mục đích, nhưng cơ bản vẫn là chọn được hướng nhà thích hợp

Hình 7

Về phần này chúng ta cần chú ý đến: - Hướng của công trình

Nhà ở có hướng tốt là nhà có các phòng ngủ, phòng làm việc và sinh hoạt chính không bị chiếu nắng trực tiếp, đón được gió tốt và hưởng thụ được phong cảnh đẹp Trong thực tế, không có nhiều công trình mà mọi phòng đều đạt được tất cả những yêu cầu ấy Trong trường hợp đó, phải dùng các biện pháp chọn ưu tiên sau khi tính toán cụ thể tầm quan trọng của từng phòng

Hình 8

Trang 13

- Thông gió tự nhiên

Gió được tạo ra bởi sự chênh lệch áp suất không khí Có thể có gió trực tiếp (từ ngoài trời vào phòng) hay gió gián tiếp (qua sân trong, qua các phòng khác hay qua hành lang ) Trong một số trường hợp người ta tạo gió bằng cơ điện - gọi là gió nhân tạo Việc chọn nguồn tạo gió có lợi cho tâm sinh lý con

người cần phải được suy tính vì nó có liên quan đến kinh tế và thẩm mỹ của công trình Trong nhà ở người ta ưu tiên thông gió tự nhiên cho các phòng ở

- Chống nóng

Ở đây vấn đề cơ bản là chắn được nắng gắt từ ngoài trời vào nhà bằng nhiều cách như dùng các loại tấm chắn, mái hắt (ô văng) mái hiên, lô gia, giàn hoa trên mái, chớp gỗ hay nhựa polyme, kim loại hoặc mành mành (cố định hay di động), tường phản xạ, dùng mặt nước để cải tạo vi khí hậu và dùng màu trắng hoặc sáng để giảm mức hấp thụ nhiệt tăng lượng nhiệt phản xạ Có thể tăng bề dày kết cấu, bổ sung lớp cách nhiệt để tường, mái, lâu bị nóng khi mặt trời chiếu vào Tuy nhiên biện pháp này có nhược điểm là khi bị nóng lên thì sẽ truyền nhiệt rất mạnh và giữ nhiệt lâu sau khi nguồn nhiệt tắt Một giải pháp khác được áp dụng là dùng đệm không khí giữa hai lớp vật liệu như tường mái hai lớp (biện pháp này sẽ làm tăng tải trọng nhà và cấu tạo tốn kém hơn) Ngoài ra, còn có những cách khác để đạt được yêu cầu cách nhiệt tốt, song lại phát sinh những điều bất lợi

Hình 10

Hình 9

Trang 14

Ví dụ: dùng cây cảnh nhỏ, thảm cỏ trên mái hoặc lớp nước chứa trên mái, phun

nước hoặc cung cấp nước chảy đầy đủ và phải bảo dưỡng thường xuyên

Việc nghiên cứu quỹ đạo mặt trời và những thay đổi có tính chu kỳ trong năm, xác định các tia nắng chiếu theo giờ trong ngày, tháng, mùa, giúp ta hoàn chỉnh các giải pháp chống nóng hợp lý và chuẩn xác

- Chống mưa tạt, chóng ẩm và che gió lạnh mùa đông

Do những điều kiện đặc biệt của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, về mùa đông có gió lạnh (ở miền Bắc nước ta thường xảy ra trong khoảng bốn tháng) Đó là gió mùa Đông Bắc mang theo độ ẩm cao nên đã rét lại giá buốt và thổi mạnh Bố trí các phòng hoạt động chính làm sao để có gió mát về mùa hè, tránh được gió lạnh về mùa đông là yêu cầu quan tâm đầu tiên Đối với nhà ở gia đình phải chống lạnh các phòng chính (phòng ngủ, phòng khách, phòng sum họp gia đình )

Tại một số nước xứ lạnh, về mùa đông, người ta còn dùng các giải pháp kỹ thuật - nhân tạo để chống lạnh như hệ thống lò sưởi bằng đốt củi, cấp hơi nước nóng, hơi gas hay bằng nguồn điện Các giải pháp này có thiết bị kèm theo nên phải chú ý tới hình dáng, kích thước, màu sắc, chi tiết để không làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ kiến trúc và các ảnh hưởng khác nữa (tạo độ ẩm lớn nếu dùng hệ thống sưởi bằng hơi đốt - gas)

Hình 11

Hình 12

Trang 15

Khi nghiên cứu về điều kiện khí hậu, người kiến trúc sư còn cần nghiên cứu về độ ẩm và chế độ mưa Chống ẩm là một yêu cầu quan trọng trong nhà ở (nhất là ở miền Bắc Việt Nam)

- Chống thấm dột

Để khắc phục được sự thấm dột trong nhà ở, người kiến trúc sư cần tạo nên những kết cấu bao che có hiệu quả, và để làm tốt điều này thì cần phải nắm được chế độ mưa từng vùng, từng mùa, được biểu hiện bằng vũ lượng do một

trận mưa lớn hay tổng cộng các trận mưa gây ra trong năm, trong mùa

Khi nắm được rõ điều này, chúng ta sẽ có những giải pháp tốt về cấu tạo lớp cách nước và độ dốc mái tạo nên sự thoát nước nhanh, chống được sự thấm dột Độ dốc mái phụ thuộc chất liệu lợp mái và kích thước tấm lợp

Vì thế, tùy theo đặc điểm của điều kiện tự nhiên của từng vùng mà kiến trúc phải có các giải pháp phù hợp về bố cục mặt bằng, tổ chức không gian, vật liệu, trang bị kȳ thuật, màu sắc

Ví dụ:

- Việc sử dụng vật liệu như trên trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như miền Nam nước ta đã làm xuất hiện các vấn đề:

+ Bê tông liền khối thường đổ mồ hôi;

+ Tường gạch đặc thường làm trễ dao động nhiệt;

+ Gạch lát nền, sàn thường bị hiện tượng nồm do khí hậu nóng ẩm;

+ Mức độ nhiệt đới ẩm hóa của các vật liệu như sơn, bột bả, chưa triệt để, dẫn đến phồng rộp, rêu mốc;

Hình 13

Trang 16

+ Các vật liệu hữu cơ tự nhiên như cửa gỗ, sàn gỗ thường hay bị mối mọt trong điều kiện nóng ẩm ;

+ Kính được sử dụng nhiều dẫn tới nóng bức do hiệu ứng lồng kính

Những vấn đề nêu trên đã gây sự khó chịu cho người dân khi sử dụng nhà ở chung cư cao tầng, đấy là chưa nói đến các tồn tại trong các phần thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu, thiết kế hệ thống kỹ thuật và thi công xây dựng công trình

Các giải pháp khắc phục nhiệt đới ẩm trước tiên phải là vật liệu xây dựng kết hợp với cấu tạo kiến trúc Hay nói cách khác là muốn khắc phục điều kiện nhiệt đới nóng, ẩm trước hết từ đặc tính và chất lượng của bản thân vật liệu xây dựng, sau đó phải xét đến nghệ thuật sử dụng vật liệu xây dựng của kiến trúc sư và kỹ sư kết cấu khi chọn các giải pháp thiết kế kiến trúc, cấu tạo kiến trúc và kết cấu kể cả việc xét hiệu quả về kinh tế, môi trường, thẩm mỹ

- Để khắc phục vật liệu xây dựng về cách nhiệt:

+ Mùa nóng, toàn bộ nhiệt lượng do bức xạ mặt trời qua tường bao chiếm tỷ lệ lớn, làm nóng không khí nội thất Mùa lạnh, thất thoát nhiệt lượng từ trong nhà qua tường bao ra ngoài cũng chiếm một tỷ lệ lớn Còn lại là do kết cấu mái, cửa sổ và

sàn nhà Do đó, vật liệu xây dựng cho tường bao và mái che cũng nên chọn loại vật

liệu cách nhiệt tốt, để ngăn cản bức xạ mặt trời trong mùa hè, cũng như chống thất

thoát nhiệt lượng ra ngoài trong mùa đông

+ Sử dụng vật liệu bêtông nặng, gạch, đá v.v , do hiệu ứng nhiệt, cũng không phù hợp với miền nhiệt ẩm như ở nước ta, Vì thế, nên nghiên cứu sử dụng bêtông bọt, bêtông nhẹ keramzit và liên kết với lớp bêtông cường độ cao đúc tại chỗ bên trong Với kết cấu tường như vậy sẽ chống nóng, chống rét tốt

+ Chất tạo bọt như nhựa thông, thuỷ tinh lỏng và có thêm phụ gia chống thấm dễ hấp thụ sóng âm, nhưng ít hút ẩm và cường độ khá cao Tấm tường bằng bêtông bọt, có thể trang trí sẵn cho mặt ngoài ngôi nhà theo tông màu và hoa văn mong muốn, vừa lợi dụng làm lớp phủ mặt ngoài vĩnh cửu, chống rêu mốc, hoặc thiết kế tường gạch bao hai lớp, có đệm giữa là lớp không khí hoặc vật liệu cách nhiệt Tường

Trang 17

khung kính gồm hai hoặc nhiều lớp như thương phẩm Eurowindow có khả năng giảm bớt được các tia nhiệt và sóng âm vào nội thất, nếu thêm màng phủ mặt phản quang cho lớp kính bên trong thì tuyệt vời…

- Để khắc phục vấn đề chống thấm:

+ Các vật liệu bêtông, gỗ, gạch, đá, vôi vữa không cản được nước thấm vào công trình nếu không có bàn tay của kiến trúc sư, kỹ sư kết cấu nghiên cứu biện pháp xử lý, khi thời tiết ở Việt Nam: mưa bão nhiều, độ ẩm cao, mực nước ngầm dao động theo mùa, và việc sử dụng nước ngầm tại từng khu vực

+ Để chống thấm dột cho công trình, chúng ta cũng đã dùng màng ngăn bằng các lớp cách nước, hoặc quét màng phủ Các loại hình dùng màng chống thấm trong những năm gần đây có nhiều loại, song yêu cầu đối với vật liệu chống thấm là tạo được một màng kín liên tục, ngăn được nước và hơi ẩm, không bị rửa trôi và không tan trong nước, không xâm thực và bị xâm thực, dính bám tốt trên mặt bêtông, có độ đàn hồi cần thiết và độ bền kéo đứt đủ bảo đảm, không bị lão hoá trong môi trường và khí hậu nhiệt đới ẩm

2.a/ Nêu các yêu cầu kiến trúc Yêu cầu nào quan trọng nhất? Tại sao?

Kiến trúc luôn gắn chặt với cuộc sống của con người và nó cūng phát triển theo tiến trình lịch sử loài người Tác phẩm kiến trúc ra đời là nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của con người, của xã hội Những yêu cầu đó là :

i Công năng (Thích dụng);

Trang 18

ii Bền vững; iii Kinh tế;

iv Thẩm mỹ, mỹ quan

Bốn yêu cầu trên cũng chính là phương châm sáng tác hiện thực của kiến trúc xă hội chủ nghịa Tác phẩm kiến trúc có giá trị thì trước hết phải đạt mục đích sử dụng tốt, đáp ứng nhu cầu vật chất ngày càng cao của con người; mặt khác, phải thoả mãn đòi hỏi tinh thần - thẩm mĩ của con người

i Yêu cầu Công năng (Thích dụng)

- Bảo đảm thỏa mãn yêu cầu sử dụng tiện nghi cho một công trình là đáp ứng được những nhu cầu thực tế do chức năng của công trình đề ra

- Yêu cầu thích dụng tùy từng loại công trình cụ thể có khác nhau:

+ Nhà ở thích dụng là phòng ở phải thỏa mãn diện tích tối thiểu, phải sáng sủa, thoáng mát Không gian bên trong thuận tiện cho việc bày biện, phải đủ phương tiện vệ sinh, điện nước, đường đi lại, tạo cho cuộc sống của con người ở được yên tĩnh đầy đủ, thoải mái

+ Nhà hát, rạp chiếu bóng đảm bảo cho người xem ra vào chỗ ngồi nhanh chóng, thưởng thức âm thanh hình ảnh với chất lượng cao, trong tư thế ngồi thỏa mái

- Yêu cầu công năng thay đổi trong từng giai đoạn hoàn cảnh lịch sử, không ngừng phát triển theo sự phát triển của cơ sở vật chất và tinh thần của xã hội

- Để đảm bảo yêu cầu công năng khi thiết kế cần chú ý: + Bố cục mặt bằng, dây chuyền hợp lý

+ Kích thước các phòng phù hợp với yêu cẩu, thuận tiện bố trí đổ đạc, trang thiết bị, gọn gàng, an toàn, tận dụng diện tích

+ Đảm bảo điều kiện vệ sinh và các nhu cầu tâm sinh lý học (đủ ánh sáng, thông hơi, chống ổn, chống nóng, phòng chống gió lạnh)

+ Đảm bảo mối quan hệ hợp lý hài hoà của công trình với môi trường

Trang 19

+ Bố trí các thiết bị bên trong như máy móc, đồ đạc và các thiết bị kỹ thuật như ánh sáng, thông hơi, cấp nhiệt, điện, vệ sinh một cách khoa học, thuận tiện cho quá trình sử dụng

+ Giải quyết hợp lí cầu thang, hành lang và các phương tiện giao thông khác + Tổ chức cửa đi, cửa sổ, các kết cấu bao che hợp lí để khắc phục các ảnh hưởng không tốt của điều kiện khí hậu thiện nhiên như cách nhiệt, thông thoáng, che mưa, nắng, chống ồn

ii Yêu cầu Bền vững

- Độ bền vững của công trình có nghĩa là kết cấu của công trình phải chịu được sức nặng của bản thân, tải trọng bên ngoài và sự xâm thực của môi trường tác động lên nó trong quá trình thi công và sử dụng

- Độ bền vững của công trình bao gồm độ bền cấu kiện, độ ổn định của kết cấu, và độ bền lâu của công trình:

+ Độ bền của cấu kiện: là khả năng cấu kiện chịu được tải trọng bản thân, tải

trong khi sử dụng mà không sinh ra biến dạng vượt quá giới hạn cho phép

Công trình kiến trúc được tổ hợp bằng nhiều loại cấu kiến chịu lực để chịu nhiểu tải trọng tác động đồng thời:

Hình 14

Hình 15

Trang 20

 Tải trọng tĩnh  Tải trọng động

+ Độ ổn định của kết cấu: là khả năng chống lại được tác động của lực xô, lực

xoắn, các biến dạng lớn mà không dẫn đến điều kiện làm việc nguy hiểm của cấu kiện hay công trình, đảm bảo sự ổn định của nền móng, độ cứng của cấu kiện, kết cấu chịu lực

 Sự ổn định của nển và móng  Hệ thống kết cấu toàn nhà

+ Độ bền lâu của công trình: là khả năng tính bằng thời gian mà kết cấu chịu

lực chính của công trình cũng như hệ thống kết cấu chung của nó vẫn giữ được những điều kiện làm việc bình thường

 Kéo dài tuổi thọ của công trình

 Chống được sự xâm thực, hao mòn của môi trường tự nhiên

Độ bền lâu của công trình phụ thuộc vào:

1 Từ biến (sự rão) của vật liệu, tức là quá trình biến dạng nḥ̉ỏ liên tục xảy ra trong vật liệu trong điều kiện tải trọng tác động lâu dài;

2 Tính chịu ẩm của vật liệu, tức là khả năng chống lại sự phá hủy của nước (không bị mềm, trương nở, vênh, nứt, phân lớp, …)

iii Yêu cầu Kinh tế - giá trị đầu tư

Yêu cầu kinh tế đảm bảo phải đúng mục đích, phải hợp lý và phải quán triệt ngay từ khâu thiết kế cho đến khi thi công và quản lí Để đảm bảo yêu cầu này cần chú trọng:

- Quy hoạch, kĩ thuật phục vụ trong quá trình thi công và sử dụng phải hợp lí

Trang 21

- Thiết kế công trình phải:

+ Có mặt bằng và hình khối kiến trúc phù hợp với yêu cầu sử dụng, hạn chế đến tối thiểu diện tích và không gian không cần thiết Cân nhắc, cẩn thận, tránh gây lãng phí, cải tạo, sửa chửa

+ Giải pháp kết cấu phải hợp lí, cấu kiện làm việc sát thực tế, bằng các vật liệu có tính năng làm việc cao, rẻ tiền dễ kiếm, cấu kiện dễ thi công, dễ cấu tạo bằng phương pháp công nghiệp hóa

+ Ý thức tiết kiệm khi thực hiện một công trinh kiến trúc

+ Coi trọng vấn đề kinh tế, phương châm "nhanh, nhiểu, tốt, rẻ"

+ Khi thiết kế phải xuất phát từ nhu cẩu thực tế, hợp lý, phù hợp với khả năng của xã hội, trinh độ kỹ thuật, kinh tế

+ Đảm bảo sự phát triển bền vững, cân bằng sinh thái

iv Yêu cầu Thẩm mỹ, Mỹ quan - đáp ứng được quy luật của cái đẹp

- Công trình xây dựng lên ngoài mục đích để thỏa mãn nhu cầu sử dụng còn đòi hỏi phải đẹp, phải có sức truyền cảm nghệ thuật Vẻ đẹp của Kiến trúc có thay đổi theo niệm của con người qua từng giai đoạn lịch sử

- Vẻ đẹp của kiến trúc là ở chỗ tổ hợp hình khối không gian phong phú về biến hóa, tương phản Giữa các bộ phận của nó phải đạt mức hoàn thiện về nhịp điệu, chính xác về tỷ lệ, có màu sắc chất liệu phong phú nhã nhặn, biết kết hợp khéo léo các phương tiện hội họa, điêu khắc tạo nên một sự nhịp nhàng giữa công trình kiến trúc và thiên nhiên xung quanh

Hình 16

Hình 17

Trang 22

- Mặt khác vẻ đẹp của kiến trúc còn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật thi công cũng như sự bảo quản và sử dụng công trình.

- Hướng tới cái chân, thiện, mỹ, cái cao cả hoàn thiện

- Chất lượng thẩm mỹ của công trình tác động đến khả năng truyển cảm nhân văn, giáo dục tư tưởng

- Cái đẹp trong tác phẩm kiến trúc thay đổi theo sự phát triển văn minh của loài người (cūng như trong līnh vực nghệ thuật khác nói chung)

Khi đạt được 4 yêu cầu trên, kiến trúc sẽ bộc lộ phát huy hết đặc điểm riêng và thực hiện được các chức năng cơ bản sau đây:

- Kiến trúc thỏa mãn nhu cầu thực dụng vì sự phát triển toàn diện của con người và sự tiến bộ của xã hội

- Kiến trúc phản ánh hiện thực cuộc sống, điều kiện mà nó ra đò̀i và tồn tại - Kiến trúc góp phần giáo dục tư tưởng, nâng cao tình càm con người - Kiến trúc thỏa mãn nhu cầu tinh thần và mỹ cảm của con người và xã hội Qua những yêu cầu trên, yêu cầu công năng (thích dụng) là quan trọng nhất

Đây là yếu tố hàng đầu mà bất cứ công trình thiết kế kiến trúc nào cũng phải đảm bảo có Mỗi loại hình đặc trưng của từng công trình cần đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc và những chức năng khác Chẳng hạn như công trình nhà ở, biệt thự, căn hộ…thường phục vụ cho mục đích sinh sống và nghỉ dưỡng Trong khi khách sạn hay quán cafe lại dùng để kinh doanh Bởi vậy, thiết kế kiến trúc sao cho hợp lý và thoải mái nhất cho khách hàng, đảm bảo không gian dừng chân cho khách nghỉ ngơi và khám phá Phải luôn tập trung khai thác các chi tiết nhu cầu thực của khách hàng trước khi bước vài giai đoạn thiết kế

2.b/ Lựa chọn 1 công trình để phân tích các yêu cầu kiến trúc có trong công trình đó (có hình minh họa đầy đủ)

Tên công trình: Trung tâm Hành chính – Chính trị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trang 23

Địa chỉ: Số 179 Bạch Đằng, Phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, Tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu

Giới thiệu:

Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư công trình và nhà thầu là các công ty Công ty THHH Xây dựng Đông Nam, Công ty CP ĐT & XD Tân Phước Thịnh và Công ty CP Xây dựng và phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - UDEC Ngày 2/5/2012, các cơ quan hành chính - chính trị cấp tỉnh của tỉnh BR-VT đã chính thức chuyển trụ sở làm việc từ TP Vũng Tàu về Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh ở TP Bà Rịa Phương án quy hoạch do Tập đoàn Kenzo Tange ( Nhật Bản) lập quy hoạch và thiết kế công trình

Trung tâm Hành chính – Chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tọa lạc tại phường Phước Trung (TP Bà Rịa) trên khu đất rộng khoảng 20 ha, được đưa vào hoạt động từ tháng 4/2012, tổng mức đầu tư là hơn 1.000 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh Trung tâm được quy hoạch và đầu tư theo mô hình tập trung, hiện đại, gồm 7 cụm tòa nhà văn phòng, mỗi cụm cao 6 tầng, phục vụ cho tất cả các khối nghiệp vụ hành chính, nhà nước của tỉnh

Hình 18

Trang 24

o Yêu cầu Công năng (Thích dụng)

- Trung tâm Hành chính công là đầu mối, nơi tập trung thực hiện hướng dẫn,

tiếp nhận, thẩm định, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, huyện và các cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa phương đó

- Công trình sử dụng vật liệu thích hợp hướng đến phong cách hiện đại – địa phương Mặt tiền trang trí gồm kính, aluminium,

- Công năng sử dụng hợp lý, các không gian đa chức năng

- Công trình mang dấu ấn của thời đại, hướng tới kiến trúc xanh – tiết kiệm năng lượng Phần không gian ngoài được trồng rất nhiều cây xanh, đảm bảo bóng mát và không khí trong lành cho công trình

- Bố cục mặt bằng, dây chuyền hợp lý:

+ Việc di dời TTHCCT tỉnh từ TP.Vũng Tàu về TP.Bà Rịa là để ưu tiên phát triển TP.Vũng Tàu cho ngành Du lịch và đồng thời lấy TP Bà Rịa làm hạt nhân phát triển cho các huyện lân cận và của cả tỉnh TTHCCT tỉnh nằm nay TP Bà Rịa nên rút ngắn quãng đường mà người dân ở các huyện, thị xã đến UBND hay Tỉnh ủy liên hệ công việc

- Về khả năng kết nối của các TTHCTT có thể nói là khá tốt, hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ, thuận tiện Có những trung tâm đã biết chăm lo cho việc đi lại của người dân từ việc sử dụng cầu bộ hành có mái che, đến xe công cộng đưa đón trong và ngoài trung tâm Đây là một điểm đáng khích lệ, góp phần nâng cao tính thân thiện của công trình công quyền, vốn trước đây được xem gây nhiều phiền hà, bất tiện cho người dân

o Yêu cầu Bền vững

- Là một trong những TTHCCT tỉnh lớn nhất trong cả nước

- Về tính bền vững và khả năng phát triển trong tương lai của công trình: phần lớn TTHCTT tỉnh đã trú trọng tới tính bền vững của công trình, đến tiện ích và tính

Trang 25

dân chủ của người dân Do đó, trong quy hoạch kiến trúc khu TTHCTT ngoài việc là biểu tượng, là điểm nhấn trong tổng thể không gian đô thị, nó còn trở thành niềm tự hào của người dân địa phương Chỉ có như vậy, công trình TTHCTT mới có thể tồn tại theo thời gian, bền vững trong lòng người

o Yêu cầu Kinh tế - giá trị đầu tư

- Về hiệu quả đầu tư công trình: thực tế tổng kết đánh giá tỉnh BR-VT đã đầu tư TTHCTT thấy rằng, sau khi được đầu tư đã góp phần quan trọng vào việc tạo diện mạo cho đô thị, khu trung tâm các đô thị tình lỵ, góp phần tốt vào việc hiện đại hóa nền hành chính công TTHCTT đi vào hoạt động làm cho các cơ quan hành chính làm việc hiệu quả hơn, sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính được thuận tiện, thời gian vận hành văn bản, giấy tờ giữa các cơ quan đã giảm đáng kể Khi TTHCTT vào hoạt động người dân, tổ chức đã được hương sự thuận tiện, dễ dàng khi tiếp cận cải cách hành chính với khái niệm "một cửa" khá rõ khi tiếp cận hệ thống quản lý nhà nước mà không phải đi lại nhiều, khái niệm "một cửa liên thông" kết nối giữa người dân, tổ chức với các cơ quan hành chính nhanh chóng và hiệu quả

o Yêu cầu Thẩm mỹ, Mỹ quan - đáp ứng được quy luật của cái đẹp

TTHC tỉnh BRVT cuốn hút, trở nên ấn tượng với người dân bởi cách sắp xếp các hình khối cân đối bố cục và phối cảnh màu sắc hài hòa kết hợp trang trí đồ dùng đẹp ý nghĩa, hay chọn đồ nội thất đẹp hợp lý, phong cách thiết kế cho tổng thể công trình thống nhất Đặc biệt là thể hiện được tinh thần và nét đẹp đặc trưng cũng như riêng biệt của công trình

Mặt bằng tổng thể được bố trí liên hoàn khép kín, dạng hình chữ U với không gian làm việc của các Sở, Ban ngành được bố trí riêng biệt và liên hệ công tác thông qua các hành lang phía mặt chính công trình Mặt khác, tập trung hóa cũng là cơ hội

Hình 19

Trang 26

áp dụng các công nghệ hiện đại – công nghệ thông minh hỗ trợ cho các giao dịch hành chính, việc xử lý thông tin được cải thiện và có hiệu quả cao cho mục tiêu phục vụ người dân, cho công tác và nghiệp vụ quản lý nhà nước Đó cũng là cơ hội để góp phần tạo lập hình ảnh kiến trúc, tạo động lực mới cho sự phát triển của các khu vực liền kề

Câu 3:

3.a/ Nêu đặc điểm của kiến trúc nhà ở? i Mục đích kiến trúc nhà ở

Theo khoản 1 Điều 3 Luật nhà ở số 65/2014/QH13:

Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân

Nhà ở là nơi để những cá nhân, hộ gia đình xây dựng tổ ấm, sinh hoạt và các nhu cầu khác

Cụ thể:

o Bảo vệ và phát triển thành viên

Nhà ở là một tổ ấm bảo đảm cho các thành viên của gia đình chống lại được mọi khắc nghiệt và những ảnh hưởng trực tiếp của môi trường khí hậu, sự bất ổn của môi trường xã hội, bảo đảm để mọi thành viên của nó tìm thấy ở đấy sự an toàn, sự thân thương và ấm cúng, có những điều kiện để bản thân phát triển được đầy đủ về các mặt thể chất cũng như tinh thần, được tổ chức và phát triển về mặt nhân khẩu, tiếp tục nòi giống của mình Muốn vậy nhà ở cần phải độc lập, kín đáo, phải có phòng sinh hoạt vợ chồng và phải có không gian riêng tư cho từng thành viên

o Tái phục sức lao động

Con người ngày nay bình quân có thể sống ngoài xã hội khoảng 40 - 50 quỹ thời gian ngày để đi lại và lao động," còn 60% là sự sống riêng tư trong ngôi nhà - "tổ ấm" gia đình Trong ngôi nhà này chủ yếu quỹ thời gian đó là để tái phục sự lao động, để cho ngày hôm sau lại có thể không chỉ tồn tại mà còn tiếp tục cống hiến lâu

Trang 27

dài cho xã hội Muốn thế, tại nhà ở, con người cần các loại sinh hoạt và không gian tương ứng sau

Phải ăn uống (bếp, phòng ăn )

Phải ngủ, nghi (phòng yên tĩnh, kín đáo và nơi nghỉ ngơi thư giãn hoạt động riêng tư)

Phải vệ sinh cá nhân

Phải tiếp tục hoàn thiện mình (nghiên cứu học tập ) lành mạnh hoá thể chất, tình cảm và tinh thần (thể dục hưởng thụ, giao tiếp với thiên nhiên, giải trí)

Xã hội hay giáo dục xã hội ban đầu

Con người không thể sống tách rời xã hội và cộng đồng Vì thế, nhà ở cần phải tạo điều kiện để gia đình và thành viên của nó có mối quan hệ thuận tiện và chặt chẽ với cộng đồng láng giềng, có mối quan hệ với đồng nghiệp, với những người ruột thịt, có quan hệ huyết thống hay thân tộc

Yếu tố này liên quan đến

Phòng khách, chỗ sinh hoạt gia đình Chỗ giao tiếp xã hội (cổng, ngõ, hiên )

Xã hội hoá trẻ em (giúp trẻ em dần làm quen với xã hội để đi vào đời đỡ bỡ ngỡ ) cũng cần sân vườn, cổng, ngõ, góc riêng cho trẻ

o Chức năng văn hoá giáo dục

Nhà ở gia đình phải là cơ sở để giúp con người hoàn thiện được mình về mọi mặt như xây dựng mẫu gia đình văn hoá, tế bào lành mạnh của xã hội, cụ thể là tạo điều kiện xây dựng nếp sống của văn hoá gia đình như không khí ấm cúng, không khí thân thương hoà thuận (có nơi sinh hoạt của riêng từng nhóm nhỏ thành viên gia đình, của từng thành viên), sự ngăn nắp trật tự trong tổ chức sống (kho, tủ ); Những nơi sinh hoạt tâm linh như thờ cúng, tưởng niệm, cầu nguyện ; có điều kiện nâng

Trang 28

cao trình độ chuyên môn, phát triển thể chất hài hoà với tinh thần (nơi tiếp cận dễ dàng với thiên nhiên, không gian yên tĩnh, hợp vệ sinh )

o Chức năng kinh tế

Bảo đảm chỗ ở của gia đình ngày xưa còn có những không gian để phục vụ cho việc làm nghề, cũng như sinh hoạt sinh lợi của chủ hộ gia đình, để gia đình có điều kiện tồn tại và phát triển ổn định (an cư lạc nghiệp) theo sự phân công của xã hội Trước đây chức năng này rất được coi trọng ngày từ khi xã hội chưa có sự phân hoá phân công cao độ: mỗi ngôi nhà là một đơn vị kinh tế độc lập, tự cung, tự sản

ii Giải pháp thiết kế không gian sử dụng nhà ở

o Phù hợp với đặc điểm văn hóa

Ví dụ: So sánh giải pháp thiết kế không gian nhà ở trong kiến trúc Nhật Bản và kiến trúc phương Tây

Nhật Bản: không đi hướng chính diện vào nhà, có bình phong không cho người

ngoài nhìn trưc diện vào ngôi nhà, sân vườn ở trước nhà, mang tính độc lập khép kín…

Phương Tây: truy cập trực tiếp vào ngôi nhà, sân vườn tập trung ở hai bên,

mang tính cởi mở…

o Thiết kế không gian sử dụng nhà ở phát tiển theo nhu cầu kinh tế xã hội

Ví dụ: Giải pháp thiết kế phòng khách rộng trong kiến trúc nhà ở

Sắp xếp nội thất, đồ đạc hợp lý: Cần xác định các đồ nội thất chủ yếu, chiếm nhiều diện tích phòng nhất Thường thì đồ nội thất chủ yếu là ghế ngồi, bàn và các thiết bị giải trí Bắt đầu với việc sắp đặt các đồ nội thất lớn,

Trang 29

gọn gàng và có thể tạo được điểm nhấn nhẹ nhàng từ các vật dụng chủ yếu trong phòng tiếp khách Tivi và các thiết bị giải trí cũng giống như các đồ nội thất khác được xem là có thể bố trí làm điểm nhấn, tạo sự thu hút cho phòng khách Bạn nên bố trí các thiết bị giải trí trên các bức tường trống Nếu như điều kiện cho phép, bạn nên đầu tư để mua một chiếc tivi màn hình phẳng giúp tiết kiệm không gian

Dọn dẹp lối đi: Từ phía cửa đi vào phòng khách, hãy cố gắng đừng để có bất

cứ vật nào chắn tầm mắt Nếu những đồ đạc được sắp xếp lung tung hoặc chắn lối đi, không gian phòng khách ngay lập tức sẽ trở nên chật chội và có cảm giác bị co lại

Chọn màu sắc hài hòa: Những

màu tối, ấm và nóng sẽ tạo cảm giác bức bối nếu không gian phòng khách quá nhỏ Bởi vậy, chọn những màu sáng, mát mẻ sẽ khiến cho không gian rộng mở và thoáng khí hơn Cố gắng sử dụng màu theo cùng tông trong cùng một không gian Không nên kết hợp giữa tông màu lạnh và tông màu nóng

Kết hợp giữa màu tường và nội thất phòng khách: Ví dụ, nếu bạn chọn xanh

dương nhạt làm màu sơn tường, thì nên chọn xanh dương đậm hơn làm rèm cửa, hay màu xanh đậm với họa tiết bắt mắt trên những vật trang trí treo tường

Sử dụng ánh sáng tự nhiên:

Bất kì căn phòng nào cũng có thể trông rộng hơn nếu được sử dụng hợp lý nguồn ánh sáng tự nhiên Cố gắng sử dụng nhiều ánh sáng từ cửa sổ hoặc giếng trời để khiến không gian thoáng đạt hơn

Hình 21

Hình 22

Trang 30

Dùng những vật liệu trong suốt: Bằng cách sử dụng các vật liệu trong suốt,

những đồ đạc trong phòng khách được sắp xếp sẽ trông có vẻ như cách xa nhau hơn Không nên dùng các loại vải bọc ghế và sofa bằng những màu sắc đậm có họa tiết, chỉ nên chọn loại có màu đơn sắc và sáng màu Tránh pha trộn các sắc màu này lại với nhau vì chúng sẽ làm cho căn phòng trông nhỏ và chật chội hơn

Sử dụng những chiếc gương trong phòng khách: Có thể bạn không thích những

chiếc gương treo tường nhưng bạn phải thừa nhận rằng chúng luôn khiến cho phòng khách trở nên rộng hơn Treo những tấm gương lớn trên tường đối diện đồ đạc, hoặc treo gương đối diện với tường Bạn thậm chí có thể dùng gương lớn có kích cỡ tương đương với bức tường Điểm thêm vào đó ánh sáng đèn sẽ tạo hiệu ứng rộng mở không gian hơn rất nhiều

o Sử dụng vật liệu hợp lý: Vật liệu dựa trên quy cách, kích thước và chi tiết

Ví dụ: Giải pháp thiết kế nhà vệ sinh có diện tích nhỏ trong kiến trúc nhà ở

Tông màu sáng chủ đạo: Nếu bạn ốp đá hay sơn tường màu tối tức là bạn đã

thu hẹp diện tích phòng và ngược lại, màu tươi sáng, phản xạ ánh sáng tốt giúp bạn mở rộng không gian

Sử dụng các thiết bị vệ sinh nhỏ gọn, không chiếm chỗ: Không nên tham dùng

bồn rửa mặt quá hoành tráng hay bàn trang điểm có thiết kế uốn lượn cầu kỳ

Màu đèn: Nên sử dụng ánh sáng vàng cho phòng không quá bé và ánh sáng

trắng cho quá nhỏ hoặc quá tối

Thu hẹp tiêu điểm trang trí khi thiết kế một không gian nhà vệ sinh nhỏ: Nên

lấy một điểm nhấn trang trí làm chủ đạo, có thể là rèm cửa, vòi sen hoặc chiếc bình sứ trắng xanh nổi bật

Trang 31

Ví dụ: Nhà vệ sinh chung thường lắp gạch

mosaic nhưng có một nhược điểm là quá nhiều ron gạch, trong quá trình sử dụng ron gạch dễ bị bào mòn

Hay chân tường nhà vệ sinh sử dụng màu gạch sáng, lâu ngày gạch bị đóng những vệt cam gây mất thẩm mỹ, do đó nên ốp gạch màu ngã về tối ở chân tường và từ từ ngã về màu sáng ở phần trên tường

o Các giải pháp tổ hợp không gian nội thất

- Tạo nên các phòng biệt lập bằng liên hệ thông qua tiền phòng và hành lang, giải pháp thường hay áp dụng cho các nước xứ lạnh, các nước có lối sống, yêu cầu về sinh hoạt của cá nhân cao Các tổ chức cho phép chúng ta tạo nên sự kín đáo, riêng tư và điều kiện hóa khí hậu cục bộ thuận lợi bên trong căn hộ và sinh hoạt gia đình có hơi cứng nhắc, lạnh lùng, thiếu sự quan tâm lẫm nhau của một tổ ấm đích thực kiểu phương Đông

- Dùng phòng sinh hoạt chung, phòng khách đề hợp quanh nó các phòng khác, tạo không gian đầm ấm cho gia đình, tạo không gian nội thất, kiến trúc phong phú

Hình 23

Hình 24

Trang 32

chop không gian đối ngoại đồng thời tạo được sự biệt lập, kín đáo cần thiết cho việc sinh hoạt đêm, tuy nhiên ở các nước xứ lạnh việc điều hòa không khí sưởi ấm phòng sinh hoạt chung sẽ rất khó thực hiện một cách kinh tế hiệu quả

- Không gian lưu thông liên hoàn theo giải pháp này các phòng không có vách ngăn Cửa ra vào rõ rệt mà chit tạo nên những góc kín đáo bằng những hình thức thiết bị tủ đứng, bình phong, vách nhẹ cơ động

- Tóm lại, ở các giải pháp này không gian nội thất sẽ biến hóa vô cùng phong phú, luôn tạo nên những điểm bất ngờ, có những sự đan xem về không gian nhưng vẫn có sự biệt lập cần thiết đồng thời lại cho phép con người có thể biến hóa tồ chức ngăn chia lại không gian tùy thích để đáp ứng nhu cầu về biến động nhân khẩu của gia đình Tuy nhiên nó cũng cần tạo nên sự riêng tư, kín đáo cho hoạt động của từng thành viên không được triệt để cho việc bảo đảm một chế độ khí hậu thích nghi ở nội thất sẽ tốn kém (điều hòa không khí tốn năng lượng)

iii Bố cục không gian nhà ở

Bố cục tạo hình kiến trúc trong không gian chính là sự thể hiện bố cục hình khối kiến trúc khi kết hợp với ánh sáng, mục đích để tạo nên không gian bắt mắt cho người xem Bố cục này không chỉ đảm bảo các yếu tố nghệ thuật, mà còn phải hài hòa với không gian xung quanh

Ví dụ:

- Mỗi không gian được thiết kế ra sẽ có chức năng đặc thù cụ thể phục vụ cho từng đối tượng

- Chức năng sử dụng của phòng ốc là đa dạng, đa chức năng, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau

Những bố cục tạo hình kiến trúc trong không gian nhà ở

o Bố cục theo mô thức

Trang 33

Bố cục theo mô thứ có thể hiểu là sự sắp xếp, điều chỉnh lại các đường nét, hình khối, cũng như các mảng màu theo nhịp điệu lặp đi lặp lại hoặc được biến tấu hài hòa Theo bố cục này, nếu các họa tiết, mảng màu và đường nét được sắp xếp có chủ ý sẽ tạo ra được không gian tuyệt đẹp, giàu cảm xúc và tính nghệ thuật cao

o Bố cục theo chủ đề

Bố cục theo chủ đề có nghĩa là không gian sẽ được sáng tạo theo một chủ đề hoặc một phong cách nào đó Với bố cục tạo hình kiến trúc trong không gian này, người xem sẽ cảm thấy dễ chịu, có nhiều cảm xúc và bị thu hút Để từ đó, họ sẽ xác định được đâu là điểm nổi bật nhất của không gian đó

Vi biến

Người ta thường nói kiến trúc có tính chất vi biến khi các khối có hình khối, đổ bóng, màu sắc khác nhau Vi biến nói lên 2 trạng thái của thuộc tính và là một thủ pháp quan trọng để đạt được hiệu quả thống nhất và biến hóa Đây chính là sự tương

Hình 25 Bố cục theo chủ đề có nghĩa là không gian sẽ được sáng tạo theo

một chủ đề

Trang 34

phản nhẹ, chuyển biến dần dần, khác biệt nhau rất ít nhưng sự chuyển dần và thu nhỏ hình khối của những tòa tháp trong các ngôi đền cổ đại

Tương phản, vi biến trong kích thước, hình dáng, chiều hướng

Kích thước, hình dáng, chiều hướng có thể tạo ra bởi các yếu tố hình học đặc trưng cho ngôn ngữ tạo hình kiến trúc về khối, diện, tuyến Tao thành hình tượng kiến trúc giàu sức biểu hiện qua tương phản và vi biến

Tương phản thông qua các quan hệ ngôn ngữ hình thái học

Thông thường, người ta thường dùng tương phản của đường, hình, số lượng để đạt được hiệu quả cần thiết Sự tương phản và vi sai của hướng, hướng đứng, hướng ngang, sẽ làm phong phú hơn cho hình tượng kiến trúc

Tương phản vi biến trong đặc và rỗng, kín và hở

Những bộ phận khác nhau của kiến trúc là những mảng tường Còn những phần rỗng của kiến trúc là những cửa sổ, cửa đi, hành lang, hiên… Hai yếu tố này trong bố cục tạo hình thiết kế tác động vào cảm giác của con người, gây ra những liên tưởng, những cảm giác khác nhau như: vững chắc, nhẹ nhàng, thanh thoát

Tương phản và vi biến của màu sắc, chất cảm và bóng

Bóng do nguồn sáng gây ra, đây là yếu tố quan trọng tạo nên ấn tượng mỹ cảm, cũng như màu sắc và chất cảm của vật liệu Khi tạo hình bằng hình khối kiến trúc, không gian này có hiệu quả hay không một phần do bóng quyết định Do đó, bóng rất quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong nhà ở, ban công, cầu cống

Hình 26 Những bộ phận khác nhau của kiến trúc là những mảng tường

Trang 35

Với những chia sẻ về bố cục tạo hình thiết kế trong không gian mà UNICA đã chia sẻ, hy vọng rằng các bạn đã bổ sung cho mình được nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt với những ai đang quan tâm đến kiến trúc

iv Hình thức kiến trúc nhà ở

Hình thức là một thuật ngữ bao hàm nhiều ý nghĩa Nó có thể đề cập tới diện mạo bên ngoài - cái có thể nhìn nhận được, như một chiếc ghế hoặc cơ thể người ngồi trên đó Nó cũng có thể nhắc đến một điều kiện riêng biệt mà một số thứ diễn ra hay biểu hiện trên dó, như khi chúng ta nói về nước dưới hình thức băng hoặc dòng suối Trong nghệ thuật và thiết kế, chúng ta thường sử dụng thuật ngữ này dể

biểu thị cấu trúc chính thức của một sản phẩm - cách sắp xếp và phối hợp những yếu tố và những phần của một tổng thể để tạo ra một hình ảnh, thường phụ thuộc

vào sở thích cá nhân, trào lưu, xu hướng

Trong điều kiện của kiến trúc nhà ở, hình thức ám chỉ sự liên quan giữa cả kết cấu bên trong lẫn đường viền bên ngoài và những nguyên lý tạo nên sự thống nhất cho tổng thể Trong khi hình thức thường bao gồm một sự thụ cảm khối ba

chiều, thì hình dạng hai chiều lại diễn tả nhiều đặc tính đặc biệt hơn của hình thức, cái chi phối diện mạo của nó - cấu trúc hoặc sự sắp xếp liên hệ của những đường nét hay đường bo giới hạn hình của hình thức

Ví dụ:

- Hình thức kiến trúc phụ thuộc vào chức năng sử dụng của công trình - Hình thức sẽ mang tính ước lệ, đặc trưng của công trình

- Hình thức kiến trúc nhà ở phụ thuộc vào từng cá nhân sử dụng

3.a/ So sánh bố cục tổng thể của của kiến trúc nhà ở Nhật Bản và phương Tây?

Trang 36

Bình phong mang đến cho phòng khách cảm giác riêng tư và vẻ đẹp ấn tượng

o Cách tiếp cận ngôi nhà: không cho đi chính

diện vào nhà, trước nhà có bình phong không cho nhìn trực diện vào ngôi nhà Sân vườn ở trước nhà

o Vì tâm lý khách sáo “Rồng đến nhà tôm” nên phòng khách “chỉ là phòng khách”

bình phong ra đời do phong thủy Trung Quốc, không liên quan đến phong thủy phương Tây

o Cách tiếp cận ngôi nhà: truy cập trực tiếp

vào ngôi nhà Sân vườn tập trung ở hai bên

o Vì mang tâm lý cởi mở nên phòng khách có thể làm phòng ăn

Trang 37

+ Cách bố trí sân vườn và bình phong cho thấy thị giác của con người khi tiếp xúc với công trình:

o Làm đẹp cho ngôi nhà: thiết kế sân vườn trước nhà hay bình phong đậm chất nghệ thuật sẽ góp phần nâng cao giá trị của ngôi nhà

o Cảm giác an toàn, gần gũi với thiên nhiên o Giữ gìn màu xanh tự nhiên

o Tạo môi trường sống tốt hơn o Tạo cảm giác muốn về nhà hơn

o Bảo vệ, thiết lập giới hạn cho ngôi nhà o Tạo sự gắn kết giữa thiên nhiên và các yếu tố do con người tạo ra

o Yếu tố thẩm mỹ: thưởng thức một khu vườn hay bình phong với vẻ đẹp của chúng sẽ khiến cho bạn cảm thấy tự hào, vui vẻ, một cảm giác tuyệt vời

+ Thị giác con người được mở ra khi tiếp cận công trình:

o Về hình khối

Khối kiến trúc cao lớn, đồ sộ chính là đặc trưng đầu tiên của kiến trúc châu Âu Kể cả ngôi nhà được xây dựng theo phong cách tân cổ điển hay hiện đại thì hình khối cũng thật bề thế, vững chắc và khỏe khoắn Nếu như kiến trúc hiện đại nổi bật với những đường nét dứt khoát, vuông vức thì kiến trúc tân cổ điển lại có sự đan xen với những mảng hình cong, hình vòng cung thể hiện sự nhẹ nhàng, uyển chuyển

o Về màu sắc

Mẫu nhà phong cách Châu Âu nổi bật với những gam màu nhẹ nhàng, tươi sáng nhưng cũng rất trang trọng như màu trắng kem, màu vàng hay màu trắng Màu sắc với sự kết hợp hài hòa chính là điểm nhấn quan trọng làm nên phong cách châu Âu và đặc biệt là tạo nên giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà

o Về kiểu mái

Nếu như nhà hiện đại đi kèm với mái bằng, mái Thái hay mái dốc thì nhà tân cổ điển sẽ kết hợp với mái vòm, mái Mansard hay cũng có thể là mái Thái Tùy mỗi ý tưởng về bố cục, hình khối và sở thích của gia chủ sẽ lựa chọn những kiểu mái khác nhau Tuy nhiên

Trang 38

- Sự kết nối với thiên nhiên được biểu hiện:

o Màu sắc: Người Nhật ít sơn phết các bề mặt, thường để mộc Điều này thể hiện sự

tôn trọng, không che giấu vẻ đẹp tự nhiên

o Trang trí nội thất:

Màu sắc đơn giản

đó đều là những kiểu mái đặc trưng của phong cách châu Âu

o Về trang trí

Với nhà tân cổ điển, khâu trang trí ngoại thất và nội thất được chăm chút hơn so với nhà hiện đại ở khâu họa tiết, đường nét Trang trí họa tiết cân xứng, sử dụng những đường kẻ chỉ mềm mại, những hoa văn độc đáo tạo cảm giác xa hoa Thêm vào đó là những chi tiết cong mềm mại ở hệ thống cửa sổ, ban công hay trụ cột Cuối cùng là sự phối màu cực kỳ đắt giá Hạn chế tối đa sự xuất hiện của nhiều màu sắc

- Sự kết nối với thiên nhiên được biểu hiện:

o Màu sắc:

Người phương Tây sử dụng bề mặt trơn tru, sạch sẽ, chỉn chu hơn Nhưng lại là người

đưa ra kiến trúc thô mộc

Màu sắc sơn tường cũng là điểm đáng chú ý của phong cách thiết kế này Nhà theo phong cách phương Tây hiện đại thường sử dụng những gam màu sáng, nhẹ nhàng, không màu mè như nâu, be, trắng, trắng sữa, hoặc đồng nhất, hài hòa với đồ dùng nội thất

o Trang trí nội thất:

Nội thất cổ điển phương Tây với sự sang trọng bậc nhất, xu hướng hiện đại và trang nhã đã chiếm được rất nhiều cảm tình từ mọi tầng lớp trên thế giới Phong cách cổ điển phương Tây đang là sự lựa chọn hàng đầu

Trang 39

Tận dụng các chất liệu thân thiện với thiên nhiên

Tạo không gian sống xanh: Thoáng đãng là điểm nổi bật trong thiết kế nội thất nhà ở Nhật Bản, các khoảng không được bày biện những chậu cây xanh xinh xắn hay những chậu cây bonsai,… tạo cảm giác thoáng đãng cho căn nhà

o Chi tiết kiến trúc: Người Nhật ưa thích

trồng những cây bonsai bên cạnh khung cửa sổ, trong lối thiết kế của họ không gian nội thất và ngoại thất là không thể tách rời Nếu khoảng không đủ lớn, nhà sẽ được xây dựng gắn liền với hồ nước, cây cối, sân vườn…đây sẽ nơi để gia chủ tận hưởng cảm giác thư giãn sau một ngày dài làm việc vất vả

- Dựa vào quan điểm phong thủy:

o Số phòng ở nhà Nhật Bản là số lẻ, số bậc cầu thang theo cung sinh, lão, bệnh, tử o Với người Nhật, một ngôi nhà lý tưởng có cửa chính hướng ra phương Đông, Đông

trong việc trang trí ngôi nhà phòng khách bởi sự sang trọng, ấm cúng, lôi cuốn, thanh lịch mà chúng mang lại cho không gian được sử dụng

o Chi tiết kiến trúc: nhà phong cách

phương Tây hiện đại còn chứa đựng vẻ đẹp chiều sâu uyển chuyển, tạo nên sự quyến rũ khó cưỡng cho không gian nội thất Các kiến trúc sư có thể chia phòng thành từng cụm, dùng các tone màu tương đồng nhưng khác biệt về sắc độ làm cho mỗi khu vực trong nhà thêm phần sinh động hơn Ngoài ra, chủ nhân cũng có thể bày trí đồ nội thất với độ cao tương ứng để tạo hiệu ứng cho căn phòng trở nên lộng lẫy

- Dựa vào quan điểm khoa học:

o Bậc cầu thang đầu tiên đặt chân phải thì kết thúc bằng chân phải

o Các nước phương Tây họ luôn ứng dụng phong thủy vào cuộc sống, nhưng do chúng

Hình 29

Trang 40

Nam hoặc Nam (tốt nhất là hướng Đông Nam), như thế mới đón được nhiều ánh nắng vào nhà

o Trước cửa trồng nhiều cây cối hoa cỏ, vừa làm đẹp cho ngôi nhà, vừa tạo ra sự chuyển hóa âm dương liên tục, tạo sinh khí cho ngôi nhà

o Sự vuông vức thể hiện trong phong cách

thiết kế nhà Nhật: Từ phòng khách đến phòng ngủ đều là hình vuông và hình chữ nhật Từ thiết kế cánh cửa trượt đặc trưng được làm theo hình chữ nhật Cho đến các nan đan hình vuông được bố trí để tạo thành họa tiết trang trí Thiết kế này đã trở thành vật trang trí đặc trưng mang đậm nét văn hóa trong phong cách thiết kế nhà Nhật Bản Ngoài ra, các vật dụng nội thất khác như bàn trà, gối kê chân, chiếu trải sản, tranh giấy cổ đến đèn trần đều có các góc vuông Lý do đầu tiên là vì niềm

tin đối với yếu tố phong thủy trong quan niệm tín ngưỡng của người Châu Á Trong phong thủy, hình vuông là biểu tượng mang đến điềm tốt Những đường nét vuông vức, đều nhau ấy thể hiện sự vững chãi, mạnh mẽ, cân đối và hoàn hảo Bên cạnh đó, văn hóa con người của Nhật Bản luôn đề cao sự ngay thẳng, chính trực và nề nếp Và những đường nét vuông vức chính là biểu tượng thể hiện rõ nhất phong cách sống của họ Người Nhật rất yêu thích các góc vuông còn có một lý do

ta cứ quan niệm phong thủy quan tâm chủ yếu ở châu Á, chứ không tìm hiểu nhiều về phong thủy phương Tây

o Phương Tây họ tiên phong hơn châu Á về vấn đề này, họ chú trọng vào vấn đề quy họach và bố trí, cải tạo cảnh quan môi trường, cơ sở hạ tầng Khắp các nẻo đường nhỏ, phố xá, mạch nước ngầm, dòng sông, khu công nghiệp, khu dân cư, bãi cỏ, công viên , thậm chí là nơi xử lý chất thải sinh hoạt, v.v mọi thứ đều được thiết kế tạo nên một hệ thống có sự bổ trợ Iẫn nhau và thuận tiện nhất cho cuộc sống của người dân

o Cảnh quan sống luôn thoải mái, thoáng mát và đẹp, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường

Có thể thấy rõ là những con đường ở các nước phương Tây luôn sạch sẽ, thẳng hàng, thẳng lối, nhà cửa không lồi iõm, khuyết thiếu, các con đường khi quy hoạch đổ về trung tâm thành phố từ nhiều hướng tạo thành nơi tụ khí

Mọi nơi được phủ một màu xanh của cây cối và bãi cỏ; dòng sông sạch sẽ; không khí mát mẻ, trong lành

Ngày đăng: 24/07/2024, 16:05