1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo tìm hiểu thực tế giáo dục thực tập sư phạm 1

13 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo Tìm Hiểu Thực Tế Giáo Dục Thực Tập Sư Phạm 1
Tác giả Dương Thu Phương
Người hướng dẫn Đỗ Thị Tuyết Lê
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên
Chuyên ngành Sư phạm Lịch sử
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 98,77 KB

Nội dung

Nghe báo cáo: - Số lượng: Một báo cáo với bốn nội dung:+ Khái quát lịch sử truyền thống trường THPT Đồng Hỷ+ Các thành tích đã đạt được+ Kết quả giáo dục năm học 2022-2023+ Một số hình ả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN

CƠ SỞ TTSP: TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ

BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

THỰC TẬP SƯ PHẠM 1

LỚP:10A2

(Từ ngày 23/10/2023 đến ngày 12/11/2023)

Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Thị Tuyết Lê

Giáo sinh thực tập: Dương Thu Phương Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử

Mã sinh viên: DTS215D140218019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CƠ SỞ TTSP: Trường THPT Đồng Hỷ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

Thực tập sư phạm 1

Họ và tên sinh viên: Dương Thu Phương Chương trình ĐT: SP Lịch

sử

Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Thị Tuyết Lê Lớp: Lịch sử K56

A Phương pháp tìm hiểu

1 Nghe báo cáo:

- Số lượng: Một báo cáo với bốn nội dung:

+ Khái quát lịch sử truyền thống trường THPT Đồng Hỷ

+ Các thành tích đã đạt được

+ Kết quả giáo dục năm học 2022-2023

+ Một số hình ảnh hoạt động của nhà trường

2 Nghiên cứu hồ sơ về:

Trang 3

- Số lượng: Một báo cáo với hai nội dung:

+ Bản báo cáo thực tế của địa phương và của nhà trường

+Các loại hồ sơ, tài liệu có liên quan như: sổ điểm , sổ chủ nhiệm

3.Điều tra thực tế:

- Đặc điểm tình hình nhà trường

- Tình hình địa phương

- Cơ cấu tổ chức nhà trường

- Nhiệm vụ của giáo viên phổ thông

- Các loại hồ sơ của học sinh

- Các hoạt động trong nhà trường

B Kết quả tìm hiểu

1 Tình hình giáo dục ở địa phương:

Vài nét khái quát về nhà trường:

- Vị trí địa lý: Trường THPT Đồng Hỷ đóng trên địa bàn tổ 07, phường

Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (tháng 8/2017 trở về trước thuộc TT Chùa Hang, trung tâm của Huyện Đồng Hỷ)

-Lịch sử thành lập: Theo Quyết định số 111/QĐ-UB ngày 08/8/1986 của

UBND tỉnh Bắc Thái, trường THPT Đồng Hỷ được thành lập tháng 8 năm 1986, lúc đầu có tên là trường Phổ thông trung học kỹ thuật Đồng Hỷ;

Đến năm 2001, theo quyết định số: 3586/ QĐ – UB Ngày 18 tháng 9 năm

2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trường Phổ thông trung học kỹ thuật Đồng Hỷ được đổi tên thành trường THPT Đồng Hỷ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái nguyên

Trang 4

-Lịch sử phát triển: Năm học 1986 - 1987, nhà trường tuyển sinh 4 lớp 10

với 200 học sinh nhưng phải học gửi tại trường THPT Lương Ngọc Quyến Sau 1 năm xây dựng cơ sở vật chất, năm học 1987 - 1988 trường THPT Đồng Hỷ chính thức tuyển sinh và khai giảng năm học mới, đón nhận 10 lớp với tổng số 435 em học sinh và 26 cán bộ giáo viên Qua 35 năm kể từ khi thành lập, trường THPT Đồng Hỷ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho con em đồng bào nhân dân các dân tộc huyện Đồng Hỷ nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung, là một trường THPT có quy mô lớn, luôn có vị trí quan trọng

và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên

Về Quy mô nhà trường, lớn nhất là năm học 2007-2008 trường có 55 lớp với tổng số 2850 học sinh Đến năm học 2010-2011, sau khi chia sẻ vùng tuyển sinh cho trường Trần Quốc Tuấn (tại xã Quang Sơn – Huyện đồng Hỷ), từ năm học

2012 – 2013 đến nay trường duy trì quy mô từ 42 đến 44 lớp với gần 2000 học sinh Quy mô hiện nay: Trường THPT công lập hạng I, với quy mô 42 lớp với 1.849 học sinh (Thời điểm đầu năm học 2022-2023), trường đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 11 năm 2021

2 Đặc điểm tình hình nhà trường

- Đội ngũ giáo viên:

Tổng số CBGV,NV: 107 người ( biên chế: 100, Hợp đồng: 07)

Trong đó:

+ CBQL: 04 người (HT, 03 PHT)

+ GV: 91 người

+ Nhân viên: 05 người

Thành lập các Tổ chuyên môn, VP:

Trang 5

+ 06 Tổ CM: Tổ Toán – Tin: 21 người, Văn: 15, Sinh – Hóa: 14, Xã Hội:

14, Anh: 14, Lý – Công nghệ -TD, QPAN: 19

+ 01 Tổ VP: 5 người (biên chế)

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên

- Đội ngũ: Tổng số cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên: 107 (Biên chế: 100, Hợp đồng: 07) Trong đó: Quản lý: 04; Giáo viên: 91; nhân viên: 05

- 100% giáo viên đạt chuẩn, có 53 thạc sỹ/95 biên chế CBQL, GV chiếm tỷ

lệ 55,7%

- Cơ sở vật chất

 Diện tích nhà trường: 18.336 m2

 Sử dụng 42 phòng học, 8 phòng bộ môn, các công trình phụ trợ khác

 Tiếp tục khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ dạy và học: máy vi tính, máy chiếu, hệ thống internet

 Cải tạo, sửa chữa, đưa vào sử dụng nhà lớp học C từ tháng 10 năm 2022

- Số lượng học sinh: Tổng số lớp: 42 Tổng số học sinh: 1846.

- Kết quả học tập của học sinh:Nhìn chung chất lượng giáo dục toàn diện có

một số điểm tiến bộ Cụ thể kết quả về chất lượng giáo dục toàn diện:

+ Khối 11, 12: 1.221 học sinh:

Học lực

Khối 11 619 128 20,8 326 52,67 160 25,85 5 0,81 0 0

Tổng 1221 298 24,41 718 58,8 200 16,38 5 0,41 0 0 Hạnh kiểm

Trang 6

Khối 11 619 473 76,41 133 21,49 11 1,78 2 0,32 0 0

+ Khối 10: 625 học sinh:

2022-2023 Tổng

số

ĐẠT

- Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2023: 99,17% (tăng 0,18 % so với năm

2022, cao hơn so với mặt chung của tỉnh)

3 Cơ cấu tổ chức của trường

- Ban giám hiệu nhà trường

 Hiệu trưởng: Thầy Phạm Mạnh Thủy

 Phó hiệu trưởng: Cô Nguyễn Thị Bích Hường

 Phó hiệu trưởng: Ngô Thu Thủy

 Phó hiệu trưởng: Trần Quỳnh Trang

- Đảng bộ có 06 chi bộ trực thuộc với: 87 đảng viên/100 viên chức chiếm 87%

- Tổ chức Công Đoàn: Có 100 công đoàn viên, BCH có 05 người

- Tổ chức Đoàn TN: Có 1566 đoàn viên (BCH Đoàn trường có 15 người, có

01 Bí thư và 02 Phó Bí thư)

Trang 7

- Các tổ chức khác trong nhà trường như: Hội CMHS có Ban đại diện CMHS, Hội khuyến học, Hội Chữ Thập đỏ, Hội thể thao học sinh

- Các Hội đồng trong nhà trường: Hội đồng trường, Hội đồng khoa học, Hội đồng Thi đua- khen thưởng, Hội đồng Kỷ luật

4 Nhiệm vụ của giáo viên

- Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn:

Tại Khoản 1 Điều 31 Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT Nhiệm vụ của giáo viên

bộ môn được quy định cụ thể như sau:

a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học

sư phạm ứng dụng

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương

c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh

d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu

sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục

e) Giữ gìn phẩm chất danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các

Trang 8

quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh

f) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

- Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các

nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh

và của cả lớp;

b) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm; c) Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh; d) Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;

e) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng

5 Các loại hồ sơ học sinh:

Trang 9

(Căn cứ Điều 21 Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 05/9/2020)

* Đối với nhà trường: (14 loại)

1 Sổ đăng bộ

2 Học bạ học sinh

3 Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học)

4 Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có)

5 Kế hoạch giáo dục của nhà trường (theo năm học)

6 Sổ ghi đầu bài

7 Số quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ

8 Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến

9 Hồ sơ quản lý thiết bị giáo dục, thư viện

10 Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính

11 Hồ sơ kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên

12 Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh

13 Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh

14 Hồ sơ phổ cập giáo dục (đối với cấp trung học cơ sở)

* Đối với tổ chuyên môn: (2 loại)

1 Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học)

2 Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn

* Đối với giáo viên: (4 loại)

1 Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học)

2 Kế hoạch bài dạy (giáo án)

Trang 10

3 Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.

4 Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp)

6 Cách đánh giá, xếp loại học sinh:

Tại Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định về đánh giá kết quả học tập của học sinh như sau:

a Kết quả học tập của học sinh theo môn học

a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét

- Trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo

01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt

+ Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư này và tất

cả các lần được đánh giá mức Đạt

+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại

- Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt

+ Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Đạt

+ Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Chưa đạt

b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số

- Điểm trung bình môn học kỳ (sau đây viết tắt là ĐTBmhk) đối với mỗi môn học

Trang 11

TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.

- Điểm trung bình môn cả năm (viết tắt là ĐTBmon) được tính như sau:

ĐTBmon=

ĐTBmhkI: Điểm trung bình môn học kỳ I

ĐTBmhkII: Điểm trung bình môn học kỳ II

b.Kết quả học tập trong từng học kỳ, cả năm học

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học

kỳ, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học Kết quả học tập của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt

 Mức Tốt:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên

 Mức Khá:

Trang 12

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên

 Mức Đạt:

- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt

- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm

số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm

 Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại

7 Các hoạt động giáo dục trong nhà trường

- Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và giáo dục hướng nghiệp

- Hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệm lớp 10,11

- Giáo dục thể chất, 1uoocs phòng và y tế trường học

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, STEM

C Bài học rút ra từ thực tế

………

………

………

Trang 13

………

Ngày tháng năm 20…

SINH VIÊN (Ký, ghi rõ họ tên) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP GIÁO DỤC ………

………

………

………

………

………

Ký tên

Ngày đăng: 24/07/2024, 14:16

w