1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp Đồng gia nhập theo pháp luật việt nam

188 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề HỢP ĐỒNG GIA NHẬP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Tác giả Ngô Văn Hiệp
Người hướng dẫn TS. Bùi Ngọc Cường, PGS.TS. Doãn Hồng Nhung
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Luật học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Hợp Đồng gia nhập theo pháp luật việt nam được quy định rõ ràng cụ thể các bước để tiếng hành gia nhập

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGÔ VĂN HIỆP

HỢP ĐỒNG GIA NHẬP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGÔ VĂN HIỆP

HỢP ĐỒNG GIA NHẬP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 9380101.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 TS Bùi Ngọc Cường

2 PGS.TS Doãn Hồng Nhung

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu đƣợc đƣa ra trong luận án trung thực Kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Ngô Văn Hiệp

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới TS Bùi Ngọc Cường, PGS.TS Doãn Hồng Nhung và những người Thầy/Cô đáng kính, những nhà khoa học đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn tôi nghiên cứu cũng như dành thời gian quý báu của mình để trao đổi, góp ý, định hướng và động viên tôi hoàn thành luận án Tiến sĩ này

Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ tôi cả về thời gian và các nguồn lực khác trong suốt quá trình hoàn thành luận án

Tác giả luận án

Ngô Văn Hiệp

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9

1.1 Những kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến đề tài luận án 9

1.1.1 Những kết quả nghiên cứu về lý luận hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập 9

1.1.2 Những kết quả nghiên cứu về thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập 17

1.1.3 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 24

1.2 Định hướng và hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án 26

1.2.1 Những vấn đề luận án cần giải quyết liên quan đến lý luận 26

1.2.2 Những vấn đề luận án cần giải quyết liên quan đến hệ thống pháp luật 27

1.3 Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 29

1.3.1 Cơ sở lý thuyết 29

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 33

1.3.3 Giả thuyết nghiên cứu 34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG GIA NHẬP VÀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG GIA NHẬP 37

2.1 Khái quát về hợp đồng gia nhập 37

2.1.1 Nguồn gốc hình thành và vai trò của hợp đồng gia nhập 37

2.1.2 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng gia nhập 40

2.1.3 Phân loại hợp đồng gia nhập 59

2.2 Khái quát về pháp luật hợp đồng gia nhập 62

2.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật hợp đồng gia nhập 62

2.2.2 Nội dung pháp luật hợp đồng gia nhập 68

Trang 6

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 86

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG GIA NHẬP Ở VIỆT NAM 87

3.1 Thực trạng các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập 87

3.1.1 Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng gia nhập 87

3.1.2 Qui định chung của pháp luật hợp đồng điều chỉnh hợp đồng gia nhập 88

3.1.3 Qui định đặc thù của pháp luật hợp đồng điều chỉnh hợp đồng gia nhập 100

3.2 Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập 116

3.2.1 Thực trạng giao kết hợp đồng gia nhập 116

3.2.2 Thực trạng thực hiện hợp đồng gia nhập 119

3.2.3 Tồn tại, bất cập liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập 126

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 128

CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG GIA NHẬP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG GIA NHẬP Ở VIỆT NAM 129

4.1 Yêu cầu và định hướng của việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng gia nhập 129 4.1.1 Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng gia nhập 129

4.1.2 Định hướng của việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng gia nhập 135

4.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật hợp đồng gia nhập 137

4.2.1 Hoàn thiện các qui định điều chỉnh hợp đồng gia nhập 137

4.2.2 Hoàn thiện các qui định về kiểm soát hợp đồng gia nhập 148

4.3 Nhóm giải pháp đảm bảo thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập 155

4.3.1 Phát triển công nghệ thông tin để hỗ trợ việc đăng ký và công bố hợp đồng gia nhập 155

4.3.2 Nâng cao năng lực bộ máy thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập 156

4.3.3 Đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật hợp đồng gia nhập 157

4.3.4 Đảm bảo để các tranh chấp về hợp đồng gia nhập được giải quyết nhanh chóng tại Tòa giản lược theo thủ tục rút gọn 159

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 162

Trang 7

KẾT LUẬN 163

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167 PHỤ LỤC SỐ 1

PHỤ LỤC SỐ 2

Trang 8

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

ĐLHĐGNHQ năm 2011 Đạo luật qui định về các điều kiện và điều khoản

của Hàn Quốc năm 2011 LBVQLNTD năm 2010 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Hợp đồng là một trong những chế định lâu đời nhất lịch sử pháp luật thế giới

và cùng với sự phát triển của xã hội loài người, hợp đồng ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức và

cá nhân Ngày nay, hợp đồng được giao kết bất kể không gian, thời gian, khoảng cách địa lý, hình thức đa dạng và diễn ra trên hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ và kinh tế dẫn đến việc nhiều loại hàng hóa, dịch vụ được thương nhân chào bán tới số lượng lớn người mua có nhu cầu giống nhau Chính vì vậy, vấn đề thực tiễn nảy sinh là làm thế nào để giảm bớt thời gian, tiền bạc cho mỗi lần giao dịch? Xuất phát từ yêu cầu đó, các thương nhân soạn sẵn hợp đồng thành từng mẫu nhất định và áp dụng hàng loạt đối với người mua khi có nhu cầu mua, sử dụng cùng một loại hàng hóa, dịch vụ của họ Những hợp đồng này được

gọi là hợp đồng gia nhập (Adhesion contract) hoặc còn được biết đến là hợp đồng theo mẫu (Standard form contracts) hay hợp đồng hàng loạt (Boilerplate contract)

Trên thế giới, hợp đồng gia nhập ra đời từ khoảng giữa thế kỷ thứ XIX, gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp của các quốc gia phương Tây và từ đó đến nay, hợp đồng gia nhập được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt là trong các giao dịch giữa thương nhân với người tiêu dùng Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các quốc gia

và vùng lãnh thổ trên thế giới mà điển hình là Đài Loan; Hàn Quốc; Canada; Cộng

hòa Pháp; Cộng hòa Liên bang Đức; EU đã ban hành nhiều chính sách, văn bản

pháp luật hợp đồng gia nhập nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hạn chế sự lạm dụng của thương nhân trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng Ở Việt Nam, loại hợp đồng này mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng tần suất được sử dụng ngày một nhiều, nhất là trong các giao dịch giữa thương nhân với người tiêu dùng liên quan đến việc mua, sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ thiết

yếu của cuộc sống như: Điện; nước; internet; căn hộ chung cư… Trong nhiều

trường hợp, hàng hóa, dịch vụ nêu trên được cung cấp độc quyền bởi một hoặc một

số thương nhân nhất định Chính vì vậy, với vị thế của mình, thương nhân thường “cài

Trang 10

sẵn” những điều khoản lạm dụng trong hợp đồng gia nhập để tạo ra lợi thế tối đa cho

mình, gây bất lợi cho người tiêu dùng Do đó, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập ở Việt Nam là một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội hiện nay Hơn nữa, hiện nay, các qui định pháp luật hợp về đồng gia nhập nằm rải rác trong nhiều văn bản khác nhau, do nhiều ngành luật điều chỉnh, một số qui định còn mâu thuẫn, chồng chéo, các vấn đề lý luận còn bỏ ngỏ trong khoa học pháp lý và thực tiễn chưa được kiểm chứng, đánh giá một cách cụ thể

Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về hợp đồng gia nhập theo pháp luật Việt Nam cũng như của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới để từ đó tiếp thu có chọn lọc các yếu tố tiến bộ, hợp lý, vận dụng vào việc đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật hợp đồng gia nhập và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam nhằm bảo vệ tốt hơn nữa quyền lợi người tiêu dùng cũng như định hướng cho sự phát triển của lĩnh vực này trong tương lai là rất cần thiết Điều này không chỉ nhằm đảm bảo tính kế thừa khoa học

mà còn đảm bảo sự tương thích của nội luật với các điều ước quốc tế mà Việt Nam

đã giao kết và tham gia Hiện nay, ở góc độ lý luận, vẫn còn nhiều cách hiểu và sử dụng thuật ngữ khác nhau liên quan đến loại hợp đồng này và ở góc độ thực tiễn, pháp luật Việt Nam hiện hành qui định thống nhất thuật ngữ “hợp đồng theo mẫu”

Sở dĩ có sự khác biệt về mặt lý luận và thực tiễn như vậy là do cách tiếp cận, nhận thức của mỗi học giả và các nhà lập pháp khác nhau Pháp luật muốn hoàn thiện thì cần phải được xây dựng trên nền tảng đảm bảo tính lường trước, dự báo và dự đoán

Do đó, trong luận án, tác giả tiếp cận, nghiên cứu loại hợp đồng này ở góc độ nội dung và phương thức giao kết nên thống nhất dùng thuật ngữ “hợp đồng gia nhập” Việc tiếp cận, nghiên cứu hợp đồng ở góc độ nội dung và phương thức giao kết nhằm làm rõ bản chất, đặc điểm cơ bản của loại hợp đồng này để từ đó có những kiến nghị phù hợp đối với việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng gia nhập

Từ những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hợp đồng gia nhập theo pháp luật Việt Nam” làm luận án Tiến sĩ

Trang 11

Việc nghiên cứu cơ sở lý luận, những tồn tại, bất cập của pháp luật hiện hành

về hợp đồng gia nhập theo pháp luật Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận

mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc Đặc biệt là trong bối cảnh LBVQLNTD năm

2010 và Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 đƣợc ban hành đã hơn chín năm, một số qui định trở lên lạc hậu, mâu thuẫn, chồng chéo, cần phải đƣợc sửa đổi,

bổ sung Trong khi đó, BLDS năm 2015 mặc dù mới đƣợc ban hành có hiệu lực kể

từ ngày 01/01/2017, nhƣng các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập chƣa cụ thể, chi tiết; chƣa có tính khái quát hóa cao Việc nghiên cứu đề tài còn giúp tác giả nâng cao kiến thức pháp luật hợp đồng, đóng góp có giá trị vào kho tàng nghiên cứu khoa học pháp lý, giải quyết hiệu quả các công việc chuyên môn liên quan đến hợp đồng nói chung và hợp đồng gia nhập nói riêng

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập; thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập trên thực tế Từ các kết quả nghiên cứu đó, dựa trên những cơ sở khoa học có giá trị thực tiễn, luận án đƣa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hợp đồng gia nhập và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về hợp đồng gia nhập

nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc hình thành và vai trò của hợp đồng gia nhập; phân biệt khái niệm “điều kiện giao dịch chung”, “hợp đồng theo mẫu” và “hợp đồng gia nhập”; làm rõ khái niệm, bản chất pháp lý của hợp đồng gia nhập; nghiên cứu các học thuyết để làm rõ căn nguyên của việc pháp luật can thiệp và kiểm soát hợp đồng gia nhập Trên cơ sở đó, luận án đi sâu tìm hiểu các nhân tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển của pháp luật hợp đồng gia nhập

Thứ hai, luận án phân tích những nội dung cơ bản, có tính chất đặc thù của

pháp luật hợp đồng gia nhập so với pháp luật hợp đồng nói chung; làm sáng tỏ

Trang 12

phạm vi, mức độ điều chỉnh của pháp luật hợp đồng gia nhập theo hướng làm sao vừa bảo vệ được quyền lợi của bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng vừa bảo đảm quyền tự do, bình đẳng của các bên giao kết hợp đồng

Thứ ba, luận án nghiên cứu chính sách và các qui định pháp luật hợp đồng

gia nhập của một số quốc gia và vùng lãnh thổ điển hình trên thế giới có hệ thống

pháp luật phát triển như: Đài Loan; Hàn Quốc; Canada; Cộng hòa Pháp; Cộng hòa

Liên bang Đức; EU trên cơ sở so sánh, đối chiếu nhằm tiếp thu có chọn lọc các yếu

tố tiến bộ, hợp lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam Luận án vận dụng các kết quả nghiên cứu đó vào việc đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Thứ tư, luận án đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng pháp luật

hợp đồng gia nhập ở Việt Nam cũng như thực tiễn thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập hiện nay, từ đó chỉ ra những tồn tại, bất cập của pháp luật hợp đồng gia nhập

và nguyên nhân của nó; làm rõ những vi phạm liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập

Thứ năm, luận án đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp

luật hợp đồng gia nhập và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập

ở Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm các nhóm sau: i) Những vấn đề lý luận

về hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập trên thế giới; ii) Những vấn

đề lý luận về hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam; iii) Thực trạng các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam và thực tiễn thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập; iv) Những yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật hợp đồng gia nhập trên thực tế

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về lĩnh vực nghiên cứu: Hợp đồng gia nhập được giao kết đa dạng về chủ

thể, phong phú về lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ Chính vì vậy, để tránh dàn trải, luận

án chủ yếu tập trung phân tích và đánh giá loại hợp đồng được giao kết giữa thương

Trang 13

nhân với người tiêu dùng liên quan đến việc mua, sử dụng một số loại hàng hóa,

dịch vụ thiết yếu như: Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị

quản lý khu chung cư cung cấp; điện sinh hoạt; nước sạch sinh hoạt; thương mại điện tử; dịch vụ internet Bởi qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy đây là những lĩnh vực

mà hợp đồng gia nhập được sử dụng với tần suất ngày càng nhiều, số lượng người tiêu dùng giao kết hợp đồng rất lớn

- Về phạm vi lãnh thổ: Luận án tập trung nghiên cứu pháp luật hợp đồng gia

nhập trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận hợp đồng gia nhập, chính sách và các qui định pháp luật của một số quốc gia và vùng

lãnh thổ trên thế giới về hợp đồng gia nhập như: Mỹ; Đài Loan; Hàn Quốc;

Canada; Cộng hòa Pháp; Cộng hòa Liên bang Đức; EU dựa trên phương pháp so

sánh, đối chiếu là nhằm kế thừa các qui định tiến bộ, hợp lý, vận dụng vào việc đề xuất hoàn thiện pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam Luận án lựa chọn các quốc gia và vùng lãnh thổ nêu trên vì tại những quốc gia này, hợp đồng gia nhập

được các học giả nghiên cứu từ rất sớm, điển hình như: Cộng hòa Pháp; Mỹ Hơn

nữa, một số quốc gia và vùng lãnh thổ đó đã ban hành các qui định liên quan đến hợp đồng gia nhập khá đầy đủ, chi tiết như: Hàn Quốc; EU

- Về thời gian: Ở góc độ lý luận, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý

luận về hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập từ giữa thế kỷ XIX cho đến nay Ở góc độ thực tiễn, luận án tập trung nghiên cứu chính sách, các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập kể từ khi BLDS năm 1995 được ban hành để đảm bảo tính mới, tính thời sự, tính cập nhật thông tin của luận án Đây là giai đoạn pháp luật hợp đồng nói chung và pháp luật hợp đồng gia nhập nói riêng phát triển với hàng loạt văn bản điều chỉnh lĩnh vực này được ban hành như: BLDS năm 1995; BLDS năm 2005; BLDS năm 2015; LBVQLNTD năm 2010

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận án được thực hiện dựa trên việc vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm của Marx - Lenin

và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói

Trang 14

chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng Nội dung của luận án còn được trình bày

và phân tích dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật và các tài liệu pháp lý

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê; phương pháp lịch sử; phương pháp luật học so sánh… để làm rõ từng nội dung cần nghiên cứu nhằm đạt được những nhiệm vụ mà luận án đã đề ra, cụ thể:

- Phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu các công trình khoa học liên quan đến hợp đồng gia nhập đã được công

bố trong và ngoài nước nhằm tạo nền tảng kiến thức chung cũng như giải quyết cơ bản cơ sở lý luận của lĩnh vực pháp luật này;

- Phương pháp so sánh; phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản liên quan đến lý luận hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam;

- Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp luật học so sánh được sử dụng chủ yếu nhằm làm rõ thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập, thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập ở Việt Nam hiện nay;

- Phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu để tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã đạt được nêu trên để từ đó đề xuất các phương hướng hoàn thiện pháp luật hợp đồng gia nhập và giải pháp nâng cao hiệu quả thi

hành pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam

5 Những đóng góp mới của luận án

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trước đây về hợp đồng gia nhập của một số tác giả trong và ngoài nước, cùng với quá trình nghiên cứu một cách nghiêm túc và độc lập, luận án đã có một số đóng góp mới về mặt khoa học như sau:

Một là, luận án đã thực hiện việc tổng quan, đánh giá khá đầy đủ, chi tiết về

tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến đề tài luận án, từ đó chỉ ra các vấn đề, luận điểm mà luận án cần tiếp tục triển khai nghiên cứu và các vấn đề này được làm rõ trong phạm vi và nội dung nghiên cứu của luận án;

Trang 15

Hai là, từ những cách tiếp cập khác nhau về khái niệm, đặc điểm… hợp đồng

gia nhập của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó, luận án xây dựng

mô hình lý luận về hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập bằng việc xây dựng khái niệm hợp đồng gia nhập có tính chất khái quát, phản ánh những đặc điểm cơ bản của loại hợp đồng này, qua đó làm rõ bản chất pháp lý của hợp đồng cũng như phân loại các loại hợp đồng gia nhập hiện nay Trên cơ sở nghiên cứu các học thuyết kinh tế và học thuyết pháp lý, luận án phân tích nền tảng triết lý của việc nhà nước cần phải kiểm soát việc giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập bằng pháp luật; làm rõ căn nguyên của việc nhà nước can thiệp bằng pháp luật để điều chỉnh hợp đồng gia nhập theo hướng bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng nhưng vẫn không phá vỡ nguyên tắc tự do hợp đồng Từ đó luận án xác định các nội dung mà pháp luật hợp đồng gia nhập cần phải được hoàn thiện để bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng, cân bằng lợi ích của các bên giao kết hợp đồng

Ba là, luận án là công trình nghiên cứu đánh giá một cách có hệ thống, toàn

diện về thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam dưới giác độ nội dung các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập hiện nay, từ đó chỉ ra những tồn tại, bất cập của hệ thống pháp luật hợp đồng gia nhập hiện hành cũng như thực tiễn thi hành pháp luật ở một số lĩnh vực cụ thể

Bốn là, luận án đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật hợp đồng

gia nhập và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam nhằm tương thích với môi trường kinh doanh ngày càng đa dạng và mở rộng, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản

lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế Những

giải pháp cụ thể bao gồm: Hoàn thiện các qui định điều chỉnh hợp đồng gia nhập;

hoàn thiện các qui định kiểm soát hợp đồng gia nhập; nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận: Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về

các vấn đề liên quan đến hợp đồng gia nhập Các luận điểm, kết luận nêu ra trong luận án là những luận cứ khoa học của tác giả Luận án là công trình khoa học được

Trang 16

nghiên cứu một cách nghiêm túc và đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về hợp đồng gia nhập theo pháp luật Việt Nam Đó là vấn đề hợp đồng gia nhập trong khoa học pháp lý; cơ sở kinh tế - pháp lý cho việc xác định bản chất của hợp đồng gia nhập; những thành tựu, tồn tại, bất cập của pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam…

Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật hợp đồng gia nhập, làm tài liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên đại học chuyên ngành luật học, luật kinh doanh về hợp đồng

Về mặt thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu, kết luận, đề xuất của luận án

còn có ý nghĩa là cơ sở để các nhà lập pháp lựa chọn, áp dụng trong việc pháp điển hóa các văn bản pháp luật hợp đồng gia nhập nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam

7 Kết cấu của luận án

Dựa trên mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án đã đề ra, tác giả bố cục luận án như sau:

Mở đầu

Nội dung gồm 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu

- Chương 2: Những vấn đề lý luận về hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp

đồng gia nhập

- Chương 3: Thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam

- Chương 4: Hoàn thiện pháp luật hợp đồng gia nhập và giải pháp nâng cao

hiệu quả thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam

Kết luận

Danh mục các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 17

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Những kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến

đề tài luận án

1.1.1 Những kết quả nghiên cứu về lý luận hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập

1.1.1.1 Những kết quả nghiên cứu trên thế giới

Ở Việt Nam, các vấn đề lý luận hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập được nghiên cứu khá muộn so với các quốc gia phương Tây và thực sự mới chỉ được một số học giả trong nước quan tâm, nghiên cứu trong mấy thập kỷ gần đây, điều này được minh chứng là học giả Vũ Văn Mẫu đề cập sơ lược một số vấn đề nêu

trên trong cuốn “Việt Nam Dân luật lược khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, Phần

thứ nhất: Nguồn gốc của nghĩa vụ”, In lần thứ nhất, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn,

1963 Ở góc độ luật thực định, định nghĩa về loại hợp đồng này được qui định lần đầu tại Điều 406 BLDS năm 1995, sau đó là Điều 407 BLDS năm 2005 và hiện nay là Điều

405 BLDS năm 2015 Trong khi đó, ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới, vấn đề lý luận hợp đồng gia nhập đã có lịch sử tồn tại và phát triển từ thế

kỷ XIX đến nay Do đó, để có cơ sở lý luận khoa học làm nền tảng cho các nhà lập pháp hoạch định chính sách, từ đó xây dựng và hoàn thiện qui định pháp luật hợp đồng gia nhập, các học giả trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về lý luận hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập

Trước hết, phải kể đến bài viết của tác giả Kessler Friedrich có tiêu đề “Hợp

đồng gia nhập - Một vài suy nghĩ về tự do hợp đồng” (Contracts of Adhesion - Some Thoughts about Freedom of Contract), đăng trên Tạp chí Luật của Trường

Đại học Columbia (Mỹ) cuốn 43, số 3 năm 1943 [57] Qua việc phân tích sự hình thành hợp đồng gia nhập trên nền kinh tế thị trường, tác giả Kessler Friedrich đã tập trung làm rõ những tồn tại, bất cập cũng như sự lúng túng của Tòa án thuộc hệ thống Common Law trong việc giải thích hợp đồng gia nhập dựa trên nguyên tắc tự

do hợp đồng, từ đó tác giả Kessler Friedrich đặt ra vấn đề xác định căn nguyên của

Trang 18

việc nhà nước can thiệp bằng pháp luật vào quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập bởi đặc thù của loại hợp đồng này là tự do hợp đồng bị hạn chế dẫn

đến bên đề nghị tạo ra bất lợi cho bên được đề nghị (bên yếu thế) trong quan hệ hợp

đồng Do đó, bên yếu thế cần phải nhận được sự bảo vệ của pháp luật Tư tưởng tự

do hợp đồng và các học thuyết liên quan là tư tưởng chủ đạo trong hệ thống pháp luật hợp đồng của xã hội tư bản mà mục đích chính của nó là để giảm thiểu thiệt hại

và bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng Tương tự như tác giả Kessler

Friedrich, trong bài viết “Hợp đồng theo mẫu và sự điều chỉnh của quyền lực lập

pháp” (Standard Form Contracts and Democratic Control of Lawmaking Power),

đăng trên Tạp chí Luật của Trường Đại học Harvard (Mỹ) cuốn 84, số 529 năm

1971 [106] Tác giả W David Slawson chỉ ra và phân tích hai nguyên nhân chính hình thành hợp đồng gia nhập, từ đó đề xuất nhiệm vụ của Tòa án về việc điều chỉnh cách hành xử của các bên trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng theo nguyên tắc công bằng Tuy nhiên, khác với tác giả Kessler Friedrich, tác giả W David Slawson cho rằng việc can thiệp của quyền lực lập pháp là nhằm bảo vệ bên yếu thế với tư cách là nhóm người có địa vị và khả năng kinh tế thấp hơn bên kia trong quan hệ hợp đồng

Hai bài viết kể trên đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản về lý luận hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập, cả tác giả Kessler Friedrich và W David Slawson đều làm rõ nguồn gốc hình thành hợp đồng gia nhập trên cơ sở nền kinh tế thị trường Hơn thế nữa, tác giả W David Slawson còn chỉ ra và phân tích hai nguyên nhân chính hình thành loại hợp đồng này Cả tác giả Kessler Friedrich

và W David Slawson đều cho thấy sự lúng túng của Tòa án trong việc giải thích hợp đồng gia nhập dựa trên nguyên tắc tự do hợp đồng bởi xuất phát từ tính chất đặc thù của loại hợp đồng này là hạn chế tự do hợp đồng, từ đó đề xuất cần phải có

sự can thiệp, điều chỉnh của pháp luật theo hướng bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng Trong khi tác giả Kessler Friedrich cho rằng pháp luật cần can thiệp để bảo vệ bên yếu thế bởi lý do chính là sự hạn chế tự do hợp đồng thì tác giả W David Slawson cho rằng việc can thiệp của quyền lực lập pháp để bảo vệ bên yếu thế bởi họ là nhóm người có địa vị và khả năng kinh tế thấp hơn bên kia Đây chính

Trang 19

là những luận điểm mà tác giả luận án sẽ kế thừa trong quá trình nghiên cứu Những nội dung mà tác giả Kessler Friedrich và W David Slawson còn bỏ ngỏ hoặc nghiên cứu chưa sâu liên quan đến khái niệm hợp đồng gia nhập để qua đó làm nổi bật các đặc điểm vốn có của hợp đồng gia nhập; sự bất cân xứng về thông tin là một trong những đặc điểm cơ bản của hợp đồng gia nhập và đây chính là yếu tố quan trọng dẫn đến việc bên được đề nghị yếu thế hơn so với bên đề nghị khi giao kết hợp đồng; cách thức giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật hợp đồng gia nhập và

kinh tế sẽ được tác giả luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu

Ở một góc tiếp cận khác, bài viết “Hợp đồng gia nhập trong sự xung đột

pháp luật” (Adhesion Contracts in the Conflict of Laws) của tác giả Albert A

Ehrenzweig, Columbia Law Review, Vol 53, 1953 [53] đã có những phân tích nhất định liên quan đến khái niệm hợp đồng gia nhập Tuy nhiên, trong bài viết nêu trên, tác giả Albert A Ehrenzweig vẫn chủ yếu đi sâu, phân tích, làm rõ vị trí, vai trò của hợp đồng gia nhập trong hệ thống pháp luật của các nước có nền kinh tế thị trường

phát triển, từ đó cho thấy những lợi ích mà loại hợp đồng này mang lại Hơn thế

nữa, tác giả Albert A Ehrenzweig đã dẫn chiếu và phân tích một số vụ/việc cụ thể

phát sinh từ các loại hợp đồng gia nhập điển hình như: Hợp đồng trong lĩnh vực bảo

hiểm; hợp đồng vay thương mại; hợp đồng vận chuyển hàng hóa; hợp đồng lao động để từ đó làm rõ đặc điểm cơ bản của loại hợp đồng này là tự do ý chí của một

bên bị hạn chế trong quá trình giao kết hợp đồng, qua đó cho thấy có sự xung đột

với lý thuyết truyền thống về tự do ý chí trong quá trình giao kết hợp đồng Tương

tự như tác giả Albert A Ehrenzweig, trong bài viết “Hợp đồng gia nhập: Tiểu luận

về tái cấu trúc” (Contracts of Adhesion: An Essay in Reconstruction) của tác giả

Todd D Rakoff, Harvard Law Review, Vol 96, No 6, 1983 [64] Tác giả Todd

D Rakoff đã làm rõ khái niệm hợp đồng gia nhập; phân tích các vấn đề liên quan đến khía cạnh tự do trong giao kết hợp đồng gia nhập; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa bài viết của tác giả Todd D Rakoff và Albert A Ehrenzweig ở chỗ tác giả Todd D Rakoff đã đi sâu phân tích kỹ vai trò của hợp đồng gia nhập trong mối liên

hệ với vấn đề tái cấu trúc luật hợp đồng hiện nay

Trang 20

Như vậy, cả hai bài viết kể trên đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản về

lý luận hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập như: Đưa ra khái niệm hợp đồng gia nhập; phân tích vị trí, vai trò của hợp đồng gia nhập trong hệ thống pháp luật của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển; phân tích một số vụ/việc

cụ thể phát sinh từ các loại hợp đồng gia nhập điển hình để từ đó làm rõ quyền tự do

ý chí của một bên bị hạn chế; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập Các luận điểm nêu trên sẽ được tác giả luận án kế thừa trong quá trình nghiên cứu Những nội dung mà tác giả Albert A Ehrenzweig

và Todd D Rakoff còn bỏ ngỏ hoặc nghiên cứu chưa sâu liên quan đến sự bất cân xứng về thông tin là một trong những đặc điểm cơ bản của hợp đồng gia nhập; đề xuất việc pháp luật cần can thiệp để bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng; cách thức giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật hợp đồng gia nhập và kinh tế… sẽ

được tác giả luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu

Trong khi đó, công trình nghiên cứu “Hợp đồng gia nhập giữa pháp luật và

kinh tế” (Contracts of Adhesion Between Law and Economics) của tác giả Elena

D'Agostino, SpringerBriefs in Law DOI 10.1007/978-3-319-13114-6-1, 2015 [56] đã làm rõ khái niệm hợp đồng gia nhập, từ đó cho thấy các đặc điểm cơ bản của

loại hợp đồng này; phân tích kỹ vấn đề hạn chế quyền tự do ý chí trong giao kết hợp

đồng gia nhập; pháp luật cần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập Đặc biệt, tác giả Elena D'Agostino đã đi sâu phân tích kỹ vị trí, vai trò của hợp đồng gia nhập trong mối liên hệ với kinh tế với vai trò là cơ sở hạ tầng, nền tảng để hình thành nên hợp đồng gia nhập Các luận điểm nêu trên sẽ được tác giả luận án kế thừa trong quá trình nghiên cứu Những nội dung mà tác giả Elena

D'Agostino còn bỏ ngỏ hoặc nghiên cứu chưa sâu liên quan đến sự bất cân xứng về

thông tin là một trong những đặc điểm cơ bản của hợp đồng gia nhập; căn nguyên của việc nhà nước cần bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng gia nhập; đề xuất việc pháp luật cần có những can thiệp cụ thể để bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ

hợp đồng gia nhập sẽ được tác giả luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu

Ở góc tiếp cận nghiên cứu khác, trong bài viết “Điều khoản bất bình đẳng

trong hợp đồng giữa các doanh nghiệp” (Unfair Terms in Contracts between

Trang 21

Businesses) của tác giả Martijn W Hesselink - Giáo sư Đại học Amsterdam, Hà

Lan, Towards a European Contract Law, 2011 [103] Giáo sư Martijn W Hesselink chỉ ra và đi sâu phân tích một số khiếm khuyết của Chỉ thị số 93/13/EEC ngày 05/4/1993 liên quan đến các điều khoản bất bình đẳng trong hợp đồng tiêu dùng bởi phạm vi điều chỉnh của Chỉ thị này chỉ là các hợp đồng giữa nhà cung cấp - thương nhân với người tiêu dùng Kết quả nghiên cứu nói trên của Giáo sư Martijn W Hesselink sẽ được tác giả luận án kế thừa trong quá trình nghiên cứu Tuy nhiên, Giáo sư Martijn W Hesselink không đề cập đến các hợp đồng giữa thương nhân với thương nhân có lẽ là do trên thực tế, loại hợp đồng này không được giao kết nhiều như loại hợp đồng giữa thương nhân với người tiêu dùng Do đó, vấn đề này sẽ

được tác giả luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu

Nhìn chung, tác giả nhận thấy tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến lý luận hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập dường như không được triển khai theo từng vấn đề, không mang tính hệ thống cho dù việc nghiên cứu được diễn ra từ khá sớm Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu kể trên đã làm rõ được một số vấn đề về lý luận hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập như tác giả đã phân tích ở trên Đây chính là những thành quả nghiên cứu quý báu

mà tác giả sẽ kế thừa trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án

Trong số các công trình nghiên cứu nói trên, bài viết “Hợp đồng gia nhập -

Một vài suy nghĩ về tự do hợp đồng” của học giả Kessler Friedrich và “Điều khoản bất bình đẳng trong hợp đồng giữa các doanh nghiệp” của Giáo sư Martijn W

Hesselink đã có ảnh hưởng lớn đến hướng tiếp cận nghiên cứu, quan điểm cũng như củng cố luận điểm của tác giả trong việc đề xuất xây dựng, hoàn thiện pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam Từ sự phân tích của Kessler Friedrich, tác giả nhận thấy xuất phát từ đặc điểm của hợp đồng gia nhập là tự do hợp đồng bị hạn chế hoặc thủ tiêu dẫn đến bên đề nghị tạo ra sự bất lợi cho bên được đề nghị trong quan hệ hợp đồng Do đó, nhà nước cần thiết phải xây dựng, hoàn thiện các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của bên được đề nghị Qua sự phân tích của Giáo sư Martijn W Hesselink, tác giả nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu, xây dựng pháp luật hợp đồng gia nhập theo hướng áp dụng chung cho tất cả

Trang 22

các loại hợp đồng gia nhập hay chỉ áp dụng đối với loại hợp đồng được giao kết giữa thương nhân với người tiêu dùng? Những kết quả nghiên cứu của các học giả

kể trên đã cung cấp cho tác giả những luận giải quan trọng liên quan đến việc đề xuất hoàn thiện hệ thống lý luận về hợp đồng gia nhập cũng như ý tưởng về việc xây dựng thống nhất pháp luật hợp đồng gia nhập Việt Nam

1.1.1.2 Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các vấn đề lý luận hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập mới chỉ được một số học giả tiếp cận và nghiên cứu trong mấy thập kỷ gần đây, đặc biệt kể từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ VI năm 1986 Cho đến thời điểm hiện tại, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này Tuy nhiên, để trọng tâm, trong luận án này, tác giả chỉ lựa chọn một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, liên quan đến lý luận hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập

Trước hết, cần kể đến công trình nghiên cứu “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ

lợi ích người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập” của tác giả Lò Thùy Linh, Luận

văn Thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ năm 2010 [18] Trong công trình nghiên cứu kể trên, tác giả Lò Thùy Linh đã nêu khái niệm hợp đồng gia nhập, phân tích một số đặc điểm của loại hợp đồng này Điểm đáng lưu ý là tác giả

Lò Thùy Linh đã đề xuất một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật hợp đồng gia

nhập nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Qui định về trách nhiệm của

thương nhân trong việc công bố thông tin; thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, xem xét, yêu cầu hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung các điều khoản của hợp đồng gia nhập Tương tự như tác giả Lò Thùy Linh, trong công trình nghiên

cứu “Pháp luật về hợp đồng dân sự theo mẫu trên thế giới - những kinh nghiệm đối

với Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành

Luật quốc tế, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ năm 2011 [1] Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh cũng đã nêu lên khái niệm hợp đồng gia nhập, phân tích một

số đặc điểm của loại hợp đồng này Ngoài ra, điểm nổi bật của công trình nghiên cứu này là tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh đã so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam và pháp luật hợp đồng gia nhập của

Trang 23

một số quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới điển hình như: Canada; EU; Cộng hòa

Liên bang Đức; Cộng hòa Pháp; Đài Loan và Hàn Quốc, chỉ ra những ưu điểm cần

kế thừa, từ đó tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn

thiện pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam như: Hoàn thiện chế định hợp đồng

theo mẫu trong BLDS nhằm thống nhất với hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng; Mở rộng các nhóm hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân phải đăng ký hợp đồng theo mẫu; Xây dựng những qui định cụ thể, chi tiết nhằm tăng cường vai trò của các hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc phát hiện và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu và/hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng theo mẫu của thương nhân; Pháp luật cần dự liệu về một số nội dung bắt buộc với các hợp đồng theo mẫu; Sớm hoàn thiện thủ tục giải quyết vụ án đơn giản nhằm giải quyết nhanh các tranh chấp liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu

Như vậy, tác giả hai công trình nghiên cứu kể trên chủ yếu phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến lý luận hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập dưới góc độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Cả hai công trình đều đưa ra khái niệm, phân tích các đặc điểm của loại hợp đồng này để qua đó làm rõ nguyên tắc tự do hợp đồng bị hạn chế Tác giả Lò Thùy Linh lựa chọn việc đưa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, còn tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh chủ yếu nghiên cứu về hợp đồng gia nhập dưới góc độ

sử dụng phương pháp luật học so sánh, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Những kết quả nghiên cứu nêu trên sẽ được tác giả luận án kế thừa trong

quá trình nghiên cứu Những nội dung mà tác giả Lò Thùy Linh và Nguyễn Thị Ngọc Anh còn bỏ ngỏ hoặc nghiên cứu chưa sâu liên quan đến yếu tố bất cân xứng

về thông tin là một trong những đặc điểm cơ bản của hợp đồng gia nhập; căn nguyên của việc pháp luật cần can thiệp để bảo vệ bên yếu thế; so sánh ba khái niệm “điều kiện giao dịch chung”, “hợp đồng theo mẫu” và “hợp đồng gia nhập”; vai trò của hợp đồng gia nhập; phân loại hợp đồng; cách thức giải quyết mối quan

hệ giữa pháp luật và kinh tế liên quan đến loại hợp đồng gia nhập; khái quát, mở rộng ra các lĩnh vực khác đã và đang sử dụng hợp đồng gia nhập sẽ được tác giả

luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu

Trang 24

Trong cuốn sách “Pháp luật về hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng trong hợp

đồng theo mẫu” của nhóm tác giả Doãn Hồng Nhung (Chủ biên), Nguyễn Hạnh

Diệp, Nguyễn Viết Minh, Tạ Thu Thảo, Nxb Tư pháp năm 2013 [25] Nhóm tác

giả đã làm rõ khái niệm, phân tích các đặc điểm của loại hợp đồng này để qua đó

cho thấy nguyên tắc tự do hợp đồng bị hạn chế Tuy nhiên, do tập trung vào nhiệm vụ

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nên nhóm tác giả chủ yếu phân tích, đánh giá các

rủi ro mà người tiêu dùng gặp phải trong giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập, từ

đó đưa ra các chỉ dẫn cần thiết mà người tiêu dùng cần lưu ý để có thể tránh/và hoặc

hạn chế rủi ro có thể xảy ra Những nội dung mà nhóm tác giả còn bỏ ngỏ hoặc

nghiên cứu chưa sâu liên quan đến căn nguyên của việc pháp luật cần can thiệp để

bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng; so sánh ba khái niệm “điều kiện giao

dịch chung”, “hợp đồng theo mẫu” và “hợp đồng gia nhập”; vai trò của hợp đồng gia

nhập; phân loại hợp đồng sẽ được tác giả luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu

Trong công trình nghiên cứu “Pháp luật về điều kiện thương mại chung -

những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga, Luận án Tiến

sĩ Luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, bảo vệ năm

2016 [22] Tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga đã giải quyết được nhiều vấn đề pháp lý

liên quan đến khái niệm điều kiện thương mại chung; phân tích các đặc điểm cơ bản

của điều kiện thương mại chung; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa ba khái

niệm “điều kiện thương mại chung”, “hợp đồng theo mẫu”, “hợp đồng gia nhập”;

phân tích căn nguyên của việc pháp luật cần can thiệp để bảo vệ bên yếu thế khi tham

gia giao dịch điều kiện thương mại chung; phân tích thực trạng pháp luật về điều kiện

thương mại chung; đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các qui định pháp

luật về điều kiện thương mại chung Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu là điều kiện

thương mại chung mà không phải hợp đồng gia nhập nên việc kế thừa thành quả

nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga không nhiều cho dù giữa điều kiện

thương mại chung và hợp đồng gia nhập có mối quan hệ với nhau

Trong sách “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong

mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam” của tác giả Doãn Hồng Nhung (Chủ biên)

và Hoàng Anh Dũng, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật năm 2018 [27] Tác giả Doãn

Trang 25

Hồng Nhung và Hoàng Anh Dũng đã giải quyết được các vấn đề pháp lý như: Khái niệm hợp đồng theo mẫu và phân tích một số đặc điểm cơ bản của loại hợp đồng này Tuy nhiên, vì là sách chuyên khảo, nên công trình nghiên cứu kể trên tiếp cận vấn đề lý luận về hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập ở góc độ khái quát, chủ yếu tập trung vào loại hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực mua bán căn hộ chung cư mà không mở rộng ra các loại hợp đồng gia nhập khác Những nội dung

mà tác giả Doãn Hồng Nhung và Hoàng Anh Dũng còn bỏ ngỏ hoặc nghiên cứu

chưa sâu liên quan đến nguồn gốc hình thành và vai trò của loại hợp đồng này; phân

loại hợp đồng gia nhập; khái niệm về pháp luật hợp đồng gia nhập; xây dựng mô hình lý thuyết về pháp luật hợp đồng gia nhập sẽ được tác giả luận án tiếp tục triển

khai nghiên cứu

Bên cạnh những kết quả nghiên cứu mà các công trình nêu trên đạt được như đã phân tích, vẫn còn một số nội dung liên quan đến vấn đề lý luận về hợp đồng gia nhập

và pháp luật hợp đồng gia nhập chưa được các tác giả nghiên cứu hoặc chỉ được đề cập

ở góc độ hẹp, dung lượng còn chiếm một vị trí khá khiêm tốn Điều này chủ yếu xuất phát từ đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu mà các tác giả nêu trên hướng tới

Do đó, bên cạnh việc kế thừa các thành quả nghiên cứu trước đó, những nội dung mà các công trình nghiên cứu kể trên còn bỏ ngỏ hoặc mới chỉ đề cập sơ lược sẽ được tác giả tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện luận án

1.1.2 Những kết quả nghiên cứu về thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập

1.1.2.1 Những kết quả nghiên cứu trên thế giới

Pháp luật hợp đồng gia nhập trên thế giới được xây dựng trên nền tảng lý luận hợp đồng gia nhập từ khá sớm và tương đối hoàn thiện, có quốc gia đã ban hành luật về hợp đồng gia nhập như Hàn Quốc hoặc các qui định pháp luật hợp

đồng gia nhập như: Đài Loan; Canada; Cộng hòa Pháp; Cộng hòa Liên bang Đức;

EU Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến thực

trạng pháp luật hợp đồng gia nhập

Ở góc độ thi hành pháp luật đối với các loại hợp đồng gia nhập cụ thể, có thể

kể đến bài viết “Tín dụng tiêu dùng theo hợp đồng gia nhập” (Consumer Credit by

Adhesion Contracts) của tác giả Philip Schuchman, Temple Law Review, Vol 35,

Trang 26

1962 [61] Đây là một trong những bài viết đầu tiên đề cập đến thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập Thông qua việc phân tích một số vấn đề liên quan đến quan hệ tín dụng tiêu dùng, tác giả Philip Schuchman đã làm rõ những đặc điểm cơ bản của loại hợp đồng này, trong đó nổi bật là tự do ý chí trong giao kết hợp đồng tín dụng tiêu dùng bị hạn chế Chính từ sự phân tích đó, tác giả Philip Schuchman chỉ ra những tồn tại, bất cập của các qui định pháp luật hiện hành, từ đó đề xuất điều chỉnh luật thực định theo hướng bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng Tương tự như cách tiếp cận của tác giả

Philip Schuchman, trong bài viết “Hợp đồng gia nhập trong lĩnh vực bảo hiểm”

(The Adhesion Contract of Insurance), của tác giả Allen Reames Sterkin, Santa

Clara Law Review, Vol 5, 1964 [54], tác giả Allen Reames Sterkin phân tích những khía cạnh liên quan đến hợp đồng trong lĩnh vực bảo hiểm dưới góc độ các qui định pháp luật hiện hành cũng như việc thi hành pháp luật tại tiểu bang California, tác giả Allen Reames Sterkin đã làm rõ những đặc điểm cơ bản của loại

hợp đồng này, phân tích quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực bảo

hiểm, qua đó cho thấy tự do hợp đồng bị hạn chế Bên cạnh đó, tác giả Allen Reames Sterkin cũng trích dẫn khái niệm hợp đồng gia nhập của tòa án tiểu bang California

và một số khái niệm khác về hợp đồng gia nhập Thông qua sự phân tích đó, tác giả Allen Reames Sterkin chỉ ra những tồn tại, bất cập của các qui định pháp luật hiện hành tại tiểu bang California, từ đó đề xuất điều chỉnh luật thực định theo hướng bảo

vệ quyền lợi của bên yếu thế - người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực bảo hiểm

Cả tác giả Philip Schuchman và Allen Reames Sterkin đều phân tích trình tự giao kết hợp đồng gia nhập trong từng lĩnh vực cụ thể dựa trên các qui định pháp luật hiện hành, qua đó làm rõ các vấn đề lý luận về hợp đồng gia nhập, đặc biệt là yếu tố tự do hợp đồng bị hạn chế Dựa trên kết quả phân tích tồn tại, bất cập của các qui định pháp luật hiện hành, tác giả Philip Schuchman và Allen Reames Sterkin đề xuất điều chỉnh luật thực định theo hướng bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế - người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập Đây chính là những kết quả

mà tác giả luận án sẽ kế thừa trong quá trình nghiên cứu Tuy nhiên, do đối tượng

Trang 27

nghiên cứu của tác giả Philip Schuchman và Allen Reames Sterkin là các lĩnh vực giao kết hợp đồng gia nhập cụ thể và các qui định pháp luật áp dụng cho các lĩnh vực nêu trên chỉ ở phạm vi hẹp nên tính khái quát chưa cao Hơn nữa, các qui định pháp luật được dẫn chiếu để phân tích chủ yếu của tiểu bang California Chính vì vậy, đây chính là những vấn đề mà tác giả Philip Schuchman và Allen Reames Sterkin nghiên cứu chưa thấu đáo nên sẽ được tác giả tiếp tục triển khai nghiên cứu

để hoàn thiện luận án

Ở góc độ thi hành các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập nhằm bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng, có thể kể đến bài viết “Hợp đồng gia nhập thách thức ở

California: Hướng dẫn người tiêu dùng” (Challenging Adhesion Contracts in California: A Consumer's Guide), của tác giả Sierra David Sterkin, Golden Gate

University Law Review, Vol 34, 2004 [62] Tác giả Sierra David Sterkin đã phân tích thực trạng thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập của tiểu bang California, trên cơ

sở so sánh hệ thống thiết lập và thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập ngoài tiểu bang California, từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật hợp đồng gia nhập của tiểu bang California để Tòa án tiểu bang California có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng Các đề xuất của tác giả Sierra David Sterkin chủ yếu tập trung vào các nội dung liên quan đến kế hoạch của tiểu bang California đối với việc thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập; đề xuất một số thay đổi liên quan đến cơ cấu pháp luật hiện hành; mô tả cách mà Tòa án tiểu bang California xác định hợp đồng gia nhập,

xử lý hợp đồng không thể thực hiện; so sánh hệ thống thiết lập và thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập của các quốc gia ngoài tiểu bang California để xác định sự khác biệt

về nội dung

Ở góc độ thi hành các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập liên quan đến

thương mại và cạnh tranh, có bài viết “Tiêu chuẩn hóa của hợp đồng mẫu chuẩn:

Cạnh tranh và ý nghĩa hợp đồng” (Standardization of Standard-Form Contracts: Competition and Contract Implications) của tác giả Mark R Patterson, William &

Mary Law Review, Vol 52, 2010 [60] Dựa trên cơ sở phân tích một số vấn đề về hình thức hợp đồng mẫu dưới góc độ qui định pháp luật liên quan đến cạnh tranh

giữa các doanh nghiệp tại Lithuania, tác giả Mark R Patterson nhấn mạnh nó có vai

Trang 28

trò quan trọng trong thương mại, làm tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Tác

giả Mark R Patterson chỉ ra các tiêu chuẩn của hợp đồng chính là tiêu chuẩn của các gói hàng hóa, dịch vụ được cung cấp ưu đãi cho khách hàng, giống như là tiêu chuẩn của một sản phẩm, nhưng phải được đặt trong sự tương tác với luật chống độc quyền Nội dung của hợp đồng tập trung vào các điều khoản sản phẩm và tiêu chuẩn hóa các điều khoản đó, sự tập trung này là những điều kiện phù hợp với phương pháp chống độc quyền của Bộ Tư pháp, tác giả Mark R Patterson cũng đề xuất, kiến nghị một số phương pháp tiếp cận để giao kết hợp đồng mẫu

Ở góc độ các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập liên quan đến việc kiểm

soát nội dung hợp đồng, trong bài viết “Luật về hợp đồng mẫu: Nhầm lẫn về trực

giác và kiến nghị về việc cấu trúc lại” (The Law of Standard Form Contracts: Misguided Intuitions and Suggestions for Reconstruction) của tác giả Shmuel I Becher

và Esther Unger-Aviram, DePaul Business & Commercial Law Journal, 2009 [105] Tác giả Shmuel I Becher và Esther Unger-Aviram phân tích nguyên nhân người tiêu

dùng thường không đọc các hợp đồng mẫu là do các vấn đề như: Tiết kiệm thời gian;

độ dài của hợp đồng và không có khả năng thay đổi các điều khoản trong hợp đồng

Do đó, người tiêu dùng thường phải gánh chịu bất lợi từ những điều khoản không công bằng do bên đề nghị đưa ra Từ sự phân tích trên, tác giả Shmuel I Becher và Esther Unger-Aviram cho rằng, giải pháp của pháp luật để kiểm soát hợp đồng là phải qui định in ấn rõ ràng, cỡ chữ dễ đọc… Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp triệt để vì

về bản chất, nó không thay đổi được các nguyên nhân dẫn đến việc người tiêu dùng không đọc hợp đồng Tác giả Shmuel I Becher và Esther Unger-Aviram cũng cho rằng cần có các qui định pháp luật cụ thể, riêng biệt về hợp đồng trong lĩnh vực tiêu dùng

Các công trình nghiên cứu kể trên chủ yếu tập trung phân tích, làm rõ những tồn tại, bất cập của pháp luật liên quan đến một số loại hợp đồng gia nhập cụ thể, từ đó cho thấy thực tiễn phát sinh một số vấn đề, nhất là trong quá trình thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập ở California Các công trình nghiên cứu cũng làm rõ mối quan hệ giữa việc thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập với việc cạnh tranh và hệ lụy của nó… Nhìn chung, dung lượng các công trình nghiên cứu kể trên bàn về thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập chưa nhiều, trong số đó, công trình nghiên cứu của tác giả Philip

Trang 29

Schuchman và Allen Reames Sterkin chủ yếu phân tích về thực trạng thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập tại tiểu bang California trên cơ sở so sánh Mặt khác, hệ thống pháp luật của các quốc gia ngoài những điểm tương đồng thì cũng có những khác biệt nhất định bởi hệ thống pháp luật đó được xây dựng trên nền tảng chế độ chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội và lịch sử khác nhau Chính vì vậy, cách tiếp cập, luận giải về thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập cũng có những điểm khác biệt nhất định Do đó, tác giả sẽ kế thừa có chọn lọc những thành quả nghiên cứu đã được đề cập để áp dụng vào quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận án

1.1.2.2 Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập mới được một số tác giả tiếp cận và nghiên cứu trong thời gian gần đây, đặc biệt kể từ

khi BLDS năm 1995 được ban hành và sau này là các văn bản pháp luật như: BLDS

năm 2005; LBVQLNTD năm 2010; BLDS năm 2015

Trước kết, phải kể đến công trình nghiên cứu “Hướng dẫn công tác kiểm

soát hợp đồng theo mẫu & điều kiện giao dịch chung” của Bộ Công Thương, Nxb

Công Thương năm 2013 [5] Công trình nghiên cứu này chủ yếu phản ánh thực

trạng pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam dưới góc độ kiểm soát loại hợp đồng

này và tập trung vào các vấn đề sau: Thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp đồng gia

nhập; tiêu chí xem xét hợp đồng gia nhập, điều kiện giao dịch chung; ngôn ngữ và hình thức của hợp đồng gia nhập; nội dung của hợp đồng gia nhập; các yêu cầu cụ thể đối với hợp đồng gia nhập, điều kiện giao dịch chung

Nhìn chung, công trình nghiên cứu kể trên tiếp cận thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập dưới góc độ thi hành pháp luật về thẩm tra, đăng ký, công bố và kiểm soát hợp đồng gia nhập của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Nội dung công trình nghiên cứu chủ yếu là cung cấp thông tin thống kê về tình hình đăng ký hợp đồng gia nhập và điều kiện giao dịch chung, đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn và hướng dẫn thực hiện các qui định pháp luật về đăng ký hợp đồng gia nhập

Về thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu

dùng, có thể kể đến công trình nghiên cứu “Pháp luật về hạn chế rủi ro cho người

tiêu dùng trong hợp đồng theo mẫu” của nhóm tác giả Doãn Hồng Nhung (Chủ

Trang 30

biên), Nguyễn Hạnh Diệp, Nguyễn Viết Minh, Tạ Thu Thảo, Nxb Tư pháp năm

2013 [25] Bên cạnh việc nghiên cứu và đạt được một số kết quả nhất định liên quan đến lý luận hợp đồng gia nhập và pháp luật hợp đồng gia nhập như đã phân tích ở tiểu Mục 1.1.1.2, nhóm tác giả còn phân tích một số qui định pháp luật hợp đồng gia nhập hiện hành qua một số vụ/việc cụ thể để làm rõ những tồn tại, bất cập của pháp luật hợp đồng gia nhập hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, từ đó đưa ra các chỉ dẫn cần thiết mà người tiêu dùng cần lưu ý để

có thể tránh/và hoặc hạn chế rủi ro có thể xảy ra Hơn thế nữa, nhóm tác giả đã đưa

ra một số kiến nghị có giá trị thực tiễn cao để hoàn thiện các qui định pháp luật hiện hành về hợp đồng gia nhập nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tốt hơn Những kết quả nghiên cứu nêu trên sẽ được tác giả kế thừa có chọn lọc trong quá trình

nghiên cứu để hoàn thiện luận án Tuy nhiên, công trình nghiên cứu nói trên chỉ tập

trung chủ yếu vào việc hướng dẫn hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng trong hợp đồng theo mẫu mà chưa đi sâu phân tích thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập liên quan đến vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập Chính vì vậy, những nội dung mà nhóm tác giả còn bỏ ngỏ hoặc nghiên cứu chưa sâu sẽ được tác giả luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu

Về vấn đề thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập trong lĩnh vực mua bán

căn hộ chung cư, bài viết “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực

hiện hợp đồng theo mẫu khi mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam” của tác giả

Doãn Hồng Nhung và Hoàng Anh Dũng, Tạp chí Luật học, số 9/2017 [26] đã phân tích các qui định pháp luật hiện hành liên quan đến việc thực hiện hợp đồng gia nhập trong lĩnh vực mua, bán căn hộ chung cư, từ đó làm rõ những tồn tại, bất cập của các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập trong lĩnh vực này Dựa trên cơ sở phát hiện ra các tồn tại, bất cập đó cũng như tiếp cận hợp đồng gia nhập ở góc độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tác giả Doãn Hồng Nhung và Hoàng Anh Dũng đưa ra các chỉ dẫn cần thiết để người tiêu dùng phòng, tránh rủi ro có thể xảy ra Hơn thế nữa, tác giả Doãn Hồng Nhung và Hoàng Anh Dũng cũng kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mua bán căn hộ chung cư nhằm

bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng

Trang 31

Về vấn đề thực trạng pháp luật giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập trong

mua bán căn hộ chung cư, có công trình nghiên cứu “Pháp luật về giao kết và thực

hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư tại Việt Nam” của tác giả

Doãn Hồng Nhung (Chủ biên) và Hoàng Anh Dũng, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật

năm 2018 [27] Trong công trình nghiên cứu này, tác giả Doãn Hồng Nhung và Hoàng Anh Dũng tập trung đi sâu vào phân tích những khía cạnh pháp lý liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập trong lĩnh vực mua bán căn hộ chung cư, qua đó làm rõ đặc thù của loại hợp đồng này Ngoài ra, tác giả Doãn Hồng Nhung và Hoàng Anh Dũng tập trung phân tích các qui định pháp luật hiện hành liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập trong lĩnh vực mua bán căn hộ chung cư để từ đó thấy rõ những tồn tại, bất cập của các qui định pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này Trên cơ sở phân tích các tồn tại, bất cập đó, tác giả Doãn Hồng Nhung và Hoàng Anh Dũng đưa ra các định hướng cụ thể để hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập trong mua lĩnh vực bán căn hộ chung cư cũng như đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập trong lĩnh vực mua bán căn hộ chung cư ở Việt Nam

Về cơ bản, hai công trình nghiên cứu kể trên đã tiếp cận ở một góc độ nhất định thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam thể hiện ở việc tác giả Doãn Hồng Nhung và Hoàng Anh Dũng đã phân tích, đánh giá các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập hiện nay trong lĩnh vực mua, bán căn hộ chung cư cũng như

cơ chế thi hành pháp luật trên thực tế, từ đó chỉ ra những tồn tại, bất cập Đây chính

là những kết quả mà tác giả sẽ kế thừa có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận án Những nội dung mà tác giả Doãn Hồng Nhung và Hoàng Anh

Dũng còn bỏ ngỏ hoặc nghiên cứu chưa sâu liên quan đến thực trạng pháp luật hợp

đồng gia nhập trong các lĩnh vực khác đã và đang sử dụng hợp đồng gia nhập sẽ được tác giả tiếp tục triển khai nghiên cứu để hoàn thiện luận án

Những kết quả nghiên cứu đã đạt được của các học giả nêu trên liên quan đến thực trạng pháp luật hợp đồng gia nhập trên thế giới và ở Việt Nam rất quý giá và không thể phủ nhận Tuy nhiên, một số nội dung chưa được các học giả

Trang 32

nghiên cứu hoặc mới chỉ được đề cập ở góc độ sơ lược như đã phân tích Chính vì vậy, bên cạnh việc kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu những nội dung còn bỏ ngỏ hoặc chưa được nghiên cứu sâu sắc để hoàn thiện luận án

1.1.3 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Thứ nhất, về vấn đề lý luận hợp đồng gia nhập Đây được coi là một trong

những nội dung quan trọng của hợp đồng gia nhập bởi lẽ hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến vấn đề này Chính vì vậy, bên cạnh việc kế thừa

có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các học giả trước đó, một số nội dung liên quan đến vấn đề này như: Nguồn gốc hình thành, vai trò của hợp đồng gia nhập; căn nguyên của việc pháp luật cần can thiệp để bảo vệ bên yếu thế trong quan

hệ hợp đồng; phân loại hợp đồng gia nhập còn bỏ ngỏ hoặc các học giả nghiên cứu chưa sâu sẽ được tác giả tiếp tục nghiên cứu nhằm tạo cơ sở khoa học xây dựng

mô hình lý luận về hợp đồng gia nhập ở Việt Nam

Thứ hai, về mục đích và vai trò của pháp luật hợp đồng gia nhập Việt Nam

cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi pháp luật hợp đồng gia nhập là công cụ hữu hiệu để nhà nước thể hiện sự can thiệp vào nền kinh tế thông qua việc

giải quyết hàng loạt vấn đề về lợi ích được đặt ra như: Duy trì sự phát triển ổn định

của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; cơ cấu lại nền kinh tế; đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng gia nhập; ổn định trật tự trong quan hệ hợp đồng nói chung và trật tự trong quan hệ hợp đồng gia nhập nói riêng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… Chính vì vậy, bên cạnh việc

kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các học giả trước đó, một số nội dung liên quan đến mục đích và vai trò của pháp luật hợp đồng gia nhập trong xu thế hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nói chung và pháp luật hợp đồng gia nhập nói riêng còn bỏ ngỏ hoặc các học giả nghiên cứu chưa sâu sẽ được tác giả tiếp tục nghiên cứu

Thứ ba, về phạm vi và đối tượng áp dụng của pháp luật hợp đồng gia nhập

Hiện nay, khi căn cứ vào yếu tố chủ thể giao kết hợp đồng, có thể chia hợp đồng gia nhập thành hai loại là loại được giao kết giữa thương nhân với người tiêu dùng và

Trang 33

loại được giao kết giữa thương nhân với thương nhân, trong đó loại được giao kết giữa thương nhân với người tiêu dùng chiếm số lượng lớn trong các giao dịch Chính vậy, pháp luật cần được xây dựng, hoàn thiện theo hướng bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng Một số nội dung liên quan đến các vấn đề nêu trên chưa được các học giả nghiên cứu sâu hoặc còn bỏ ngỏ sẽ được tác giả tiếp tục nghiên cứu nhằm đề xuất mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng của pháp luật hợp đồng gia nhập để tương thích với pháp luật của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong điều kiện Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới

Thứ tư, về vấn đề thẩm tra và đăng ký hợp đồng gia nhập tại cơ quan nhà

nước có thẩm quyền Nội dung này chỉ mới được luật hóa và thực hiện trong thời gian gần đây Do đó, quá trình thực hiện không tránh khỏi phát sinh một số tồn tại, bất cập, chưa đạt được hiệu quả cao là bảo vệ tốt quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg qui định thương nhân kinh doanh 9 lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ thiết yếu sẽ phải đăng ký

hợp đồng gia nhập tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tuy nhiên, thực tiễn cho

thấy, một số lĩnh vực khác đã và đang sử dụng hợp đồng gia nhập nhưng chưa bắt buộc phải đăng ký, chưa được pháp luật điều chỉnh cụ thể Nội dung này chưa được nhiều học giả nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa sâu nên tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm tạo cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện qui định pháp luật liên quan đến thẩm tra, đăng ký hợp đồng gia nhập

Thứ năm, về thẩm quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp về hợp đồng gia

nhập Pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều qui định Tòa án là cơ quan

có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân, trong

đó có tranh chấp về hợp đồng gia nhập điển hình như: Đài Loan; Hàn Quốc; Pháp

[75, tr 62; 65; 67] Ở hầu hết các quốc gia Châu Âu lục địa, Tòa án có tên là Tòa thương mại với nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại có liên quan đến thương nhân [2, tr 24] Ở Việt Nam, Tòa án không phải là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng gia nhập bởi ngoài Tòa án còn có Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng và Trọng tài Các công việc liên quan đến giải quyết tranh chấp về hợp đồng gia nhập do Tòa án nhân dân có

Trang 34

thẩm quyền giải quyết sẽ thực hiện theo thủ tục rút gọn được qui định tại BLTTDS năm 2015 và LBVQLNTD năm 2010 Mặc dù vấn đề nêu trên đã được một số học giả

đề cập ở các góc độ khác nhau trong công trình nghiên cứu của mình nhưng một số nội dung còn bỏ ngỏ hoặc được nghiên cứu chưa sâu liên quan đến các vấn đề như: Mô hình của cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp về hợp đồng gia nhập; sự cần thiết phải sớm hoàn thiện các qui định pháp luật hướng dẫn thủ tục rút gọn để Tòa án có thể xét xử nhanh các tranh chấp về hợp đồng gia nhập Các nội dung nói trên sẽ được tác giả tiếp tục nghiên cứu

Thứ sáu, về vấn đề nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia và vùng lãnh

thổ trên thế giới có hệ thống pháp luật hợp đồng gia nhập phát triển dưới góc độ luật

so sánh Mặc dù đã có công trình nghiên cứu về vấn đề này dưới góc độ luật so sánh Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được như đã phân tích thì còn một

số nội dung chưa được nghiên cứu sâu Chính vì vậy, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu một số nội dung liên quan đến vấn đề này nhằm tìm ra những yếu tố tiến bộ, hợp lý

từ hệ thống pháp luật hợp đồng gia nhập của các quốc gia và vùng lãnh thổ đó Trên

cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó của các học giả trên thế giới và ở Việt Nam kết hợp với những phát hiện mới, tác giả đề xuất việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng gia nhập nhằm phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký

kết hoặc tham gia

1.2 Định hướng và hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án

1.2.1 Những vấn đề luận án cần giải quyết liên quan đến lý luận

1.2.1.1 Đánh giá thực trạng hệ thống lý luận về hợp đồng gia nhập

Để có thể xây dựng hệ thống lý luận về hợp đồng gia nhập, luận án cần giải quyết một vấn đề lớn, đó là đánh giá một cách có hệ thống thực trạng lý luận về hợp đồng gia nhập theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Từ trước đến nay, hợp đồng gia nhập theo pháp luật Việt Nam chưa được nhiều học giả nghiên cứu chuyên sâu cho dù đã có một số công trình nghiên cứu về hợp đồng gia nhập nhưng ở góc độ hẹp, nội dung và dung lượng các công trình nghiên cứu còn khiêm tốn, được thể hiện trong một số bài viết trên tạp chí; luận văn Thạc sĩ hay một vài mục trong sách chuyên khảo Hơn thế nữa, mỗi học giả lại có

Trang 35

một hướng tiếp cận nghiên cứu về hợp đồng gia nhập Chính vì vậy, việc đánh giá

thực trạng hệ thống lý luận về hợp đồng gia nhập theo pháp luật Việt Nam hiện nay

là một vấn đề mà luận án sẽ giải quyết

1.2.1.2 Xây dựng hệ thống lý luận về hợp đồng gia nhập

Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về hợp đồng gia nhập của cả tác giả trên thế giới và ở Việt Nam Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu đã kể trên, mỗi tác giả lại có hướng tiếp cận và luận giải khác nhau liên quan đến khái niệm, đặc điểm của hợp đồng gia nhập thể hiện rõ nét ở việc cùng phản ánh về một loại hợp đồng nhưng khi tiếp cận ở góc độ nội dung và phương thức giao kết hợp đồng, có quan điểm cho rằng đó là hợp đồng gia nhập; khi tiếp cận ở góc độ hình thức của hợp đồng, có quan điểm cho rằng đó là hợp đồng theo mẫu; khi chú trọng đến tính ứng dụng của hợp đồng, có quan điểm cho rằng đó là hợp đồng hàng loạt… Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cách

có hệ thống thực trạng hệ thống lý luận về hợp đồng gia nhập để từ đó khái quát, xây dựng hệ thống lý luận về hợp đồng gia nhập theo pháp luật Việt Nam là một vấn đề lớn mà luận án sẽ phải giải quyết

Hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án là lý thuyết về hợp đồng, luận án tiếp cận hợp đồng ở góc độ nội dung và phương thức giao kết Hướng tiếp cận này sẽ giúp tác giả có được góc nhìn tổng quát, nắm rõ bản chất của hợp đồng gia nhập, qua đó phát hiện ra các tồn tại, bất cập, tìm ra những yếu tố tiến bộ, hợp lý để kế thừa, từ đó

làm cơ sở đề xuất, xây dựng hệ thống lý luận về hợp đồng gia nhập theo pháp luật Việt Nam tập trung và các nội dung sau: Cơ sở kinh tế, pháp lý của việc hình thành hợp

đồng gia nhập; vai trò của hợp đồng gia nhập; khái niệm hợp đồng gia nhập; các đặc điểm cơ bản của hợp đồng gia nhập; phân loại hợp đồng gia nhập

1.2.2 Những vấn đề luận án cần giải quyết liên quan đến hệ thống pháp luật

1.2.2.1 Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật hợp đồng gia nhập

Hiện nay, các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập được nhiều ngành luật điều

chỉnh và nằm rải rác trong các văn bản luật khác nhau như: BLDS năm 2015;

LBVQLNTD năm 2010; Luật Thương mại năm 2005; Luật Kinh doanh bảo hiểm năm

2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010 và năm 2019); Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Trang 36

năm 2007; Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Luật Cạnh tranh năm 2018 Trong đó,

BLDS năm 2015 và LBVQLNTD năm 2010 là những văn bản pháp luật chứa đựng chủ yếu các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập Việc các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập nằm rải rác trong nhiều văn bản luật khác nhau, một số qui định còn mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu tính khả thi và khó áp dụng trên thực tế Do đó, đã gây ra một số khó khăn nhất định cho công tác thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập Để thực hiện nhiệm

vụ nói trên, hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án chủ yếu được thực hiện ở góc độ thực tiễn thi hành các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập trong một số lĩnh vực như:

Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp; điện sinh hoạt; nước sạch sinh hoạt; dịch vụ internet cũng như nội dung các báo

cáo, tổng kết của các cơ quan thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập như Cục Cạnh tranh

và Bảo vệ người tiêu dùng… để làm rõ những tồn tại, bất cập của các qui định pháp luật

hợp đồng gia nhập và cơ chế thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam

Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam hiện nay, phân tích những tồn tại, bất cập của các qui định pháp luật hợp đồng gia nhập và cơ chế thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập là một vấn đề lớn mà luận án cần giải quyết để từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm hoàn

thiện hệ thống pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam

1.2.2.2 Đề xuất những giải pháp có căn cứ khoa học để hoàn thiện hệ thống pháp luật hợp đồng gia nhập

Sau khi nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở phát hiện những tồn tại, bất cập của các qui định pháp luật hiện hành về hợp đồng gia nhập và cơ chế thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam, tác giả sẽ dựa trên các căn cứ có tính khoa học để đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các qui định điều chỉnh hợp đồng gia nhập; hoàn thiện các qui định về kiểm soát hợp đồng gia nhập cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hợp đồng gia nhập ở Việt Nam

Hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án là nhằm bảo vệ bên yếu thế trong quan

hệ hợp đồng (chủ yếu là người tiêu dùng) nên loại hợp đồng gia nhập được giao kết

giữa thương nhân với người tiêu dùng được dẫn chiếu và phân tích nhiều bởi đây là

Trang 37

loại hợp đồng được giao kết phổ biến hơn loại hợp đồng được giao kết giữa thương nhân với thương nhân Hơn thế nữa, trong quan hệ hợp đồng này, người tiêu dùng thường là bên yếu thế hơn so với thương nhân Do đó, pháp luật cần quan tâm bảo

vệ người tiêu dùng nhiều hơn

1.3 Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.3.1 Cơ sở lý thuyết

Để nghiên cứu về hợp đồng gia nhập theo pháp luật Việt Nam, tác giả đã dựa vào các cơ sở lý thuyết sau:

Thứ nhất, Định lý Coase (Coase's theorem) cho rằng hiệu quả kinh tế đạt

được tốt nhất bằng cách phân bổ đầy đủ quyền sở hữu và hoàn toàn tự do trong thương mại Hơn nữa, định lý này cho rằng điều thực sự quan trọng là tất cả tài sản đều thuộc sở hữu của ai đó và ban đầu người sở hữu điều gì không quan trọng Dựa

trên hai ý tưởng chính là tự do lựa chọn cá nhân và không có chi phí giao dịch (chi

phí liên quan đến quá trình mua bán), nó giúp giải thích chi phí lợi nhuận chưa từng

có của các công ty trực tuyến trong thị trường số (nơi chi phí giao dịch đang ở mức

không) so với các công ty truyền thống [104] Xét ở khía cạnh kinh tế, chi phí về

thời gian, tiền bạc dành cho việc đàm phán, thương lượng ảnh hưởng khá lớn đến lợi ích của các bên tham gia giao kết hợp đồng Do đó, hợp đồng được giao kết mà không phát sinh hoặc giảm thiểu tối đa chi phí đàm phán, thương lượng sẽ làm gia tăng đáng kể lợi ích của các bên giao kết hợp đồng, bất kể nội dung các qui định

pháp luật Nội dung hợp đồng chính là “luật” của các bên mà ở đó, các bên có thể

tìm thấy các điều khoản có lợi cho mình nhất Nếu môi trường kinh doanh hoàn hảo

và thị trường có khả năng tự điều tiết, không cần thiết phải có sự can thiệp của pháp luật Tuy nhiên, thị trường luôn tồn tại những rủi ro mà một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro đó là do sự bất cân xứng thông tin giữa các bên giao kết hợp đồng Do đó, đây chính là lý do cần có sự can thiệp của nhà nước bằng pháp luật để bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ đó

Thứ hai, Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu

tiên xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ 20 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại, điều này được minh chứng bằng sự kiện năm

Trang 38

2001, cả ba nhà kinh tế học nghiên cứu về lý thuyết này là Georgo Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz đều cùng được nhận giải Nobel kinh tế Lần đầu tiên khái

niệm “thông tin bất cân xứng” được nêu lên trong nghiên cứu của George Akerlof

trong quá trình ông nghiên cứu về thị trường mua bán ô tô cũ tại Mỹ, nơi mà ông

gọi là “Lemon Market” Trên cơ sở kế thừa lý thuyết mà Akerlof nêu ra, hai nhà

kinh tế học là Michael Spence và Joseph Stiglitz phát triển nó, hai ông phân tích biểu hiện cũng như biện pháp khắc phục vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị

trường lao động Thông tin bất cân xứng, hay còn được gọi là "thông tin thất bại"

xảy ra khi một bên tham gia giao dịch kinh tế có thông tin và tài chính lớn hơn bên kia Điều này thường biểu hiện khi người bán hàng hóa hoặc dịch vụ có thông tin nhiều hơn người mua Tuy nhiên, trường hợp ngược lại cũng có thể xảy ra Hầu như tất cả các giao dịch kinh tế đều liên quan đến thông tin bất cân xứng [92, tr 1] Trong nền kinh tế thị trường, giao dịch giữa các chủ thể luôn diễn ra sôi động mà một trong những hình thức thể hiện của các giao dịch đó chính là các hợp đồng được giao kết, và để giảm thiểu thời gian, tiền bạc, thương nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thường soạn sẵn các hợp đồng theo mẫu để giao dịch với số lượng lớn người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ Việc chênh lệnh về vị thế, khả năng tài chính và đặt biệt là thông tin đã đặt người mua vào thế yếu so với thương nhân Thông tin là sức mạnh vì thông tin định hướng hành vi con người [23, tr 40] Thông tin có vai trò rất quan trọng, thậm chí là nhân tố quyết định sự thành bại của

tổ chức, cá nhân Chính vì vậy, để hạn chế bất lợi đối với người mua trong quá trình

giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập với thương nhân do yếu tố “thông tin bất

cân xứng” gây ra thì cần có sự can thiệp của nhà nước bằng pháp luật để bảo vệ bên

yếu thế trong quan hệ hợp đồng đó

Thứ ba, Học thuyết về tự do ý chí được các triết gia như: Aristotle;

D’Aquinas; Descartes và Kant xác nhận và học thuyết này phát triển mạnh mẽ ở Pháp

vào thế kỷ XVIII Theo đó, cá nhân chỉ có thể bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình được tuyên bố một cách trực tiếp thông qua các hợp đồng hay gián tiếp thông qua pháp luật Học thuyết này cho rằng, pháp luật thể hiện ý chí chung của các cá nhân trong xã hội, nên các qui định của pháp luật có giá trị thúc buộc chung mà các cá nhân đã

Trang 39

gián tiếp ưng thuận Học thuyết này nhằm tới mục đích công bằng giữa các cá nhân

thông qua tự do thương thuyết, và phát triển kinh tế thông qua tự do cạnh tranh (laisser

faire) [20, tr 84] Tư tưởng của học thuyết tự do ý chí đã ảnh hưởng lớn đến Bộ luật Dân

sự Pháp năm 1804; Bộ luật Dân sự Đức năm 1900 và hệ thống luật hợp đồng của các nước theo hệ thống Civil Law, trong đó có Việt Nam Một trong những đặc trưng cơ bản của hợp đồng gia nhập là quyền đàm phán, thỏa thuận của bên được đề nghị liên quan đến những điều khoản cơ bản của hợp đồng bị hạn chế và sự ưng thuận chỉ là một thời điểm dẫn đến hệ quả là bên được đề nghị thường bị yếu thế trước bên đề nghị giao kết hợp đồng Chính vì vậy, nhà nước cần can thiệp bằng pháp luật nhằm bảo vệ bên yếu thế trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng

Thứ tư, Học thuyết “công bằng về thủ tục” của Werner Flume (ông là một học giả nổi tiếng người Đức trong lĩnh vực luật tư) và học thuyết “công bằng thực chất” của Karl Larenz (ông là một học giả nổi tiếng người Đức trong lĩnh vực pháp luật hợp đồng) [100]

Học thuyết công bằng về thủ tục dựa trên nền tảng chi phí giao dịch để lý giải cho sự bất cân xứng về chi phí giữa bên đề nghị các điều khoản của hợp đồng

và bên tham gia bởi bên đề nghị luôn chủ động về thông tin Do đó, cho phép họ đơn phương quyết định nội dung các điều khoản của hợp đồng Trong khi đó, đối với bên tham gia, để có được thông tin cần thiết phục vụ cho việc đàm phán, thương lượng, họ sẽ phải mất rất nhiều thời gian, tiền bạc Chính vì vậy, việc giao kết hợp đồng gia nhập vô hình chung đã tước đi của họ cơ hội trong việc xem xét các điều khoản của hợp đồng

Trong khi đó, học thuyết công bằng thực chất dựa trên nền tảng “sự lạm

dụng của bên mạnh hơn” Về cơ bản, học thuyết này dựa trên khái niệm “quyền lực giao dịch không công bằng” và đối lập với học thuyết chi phí giao dịch, nó không

mang lại những rủi ro cố hữu cho hợp đồng gia nhập mà nhằm hướng tới việc bảo

vệ một tầng lớp nhất định trong xã hội Tầng lớp này có tiềm lực tài chính, vị thế xã hội và lợi thế về thông tin Do đó, họ đơn phương soạn thảo các điều khoản của hợp đồng để áp dụng cho bên kia theo hướng có lợi cho mình và gây bất lợi cho bên kia Học thuyết này được cho là có nguồn gốc từ việc bảo vệ công lý trong phân phối

Trang 40

(Distributive Justice), có nguồn gốc từ Lý thuyết công lý của Aristoste (384 - 322 TCN), một trong những người thầy có ảnh hưởng nhất đối với bộ môn triết học

chính trị, được trình bày chủ yếu trong tác phẩm Đạo đức học Nicomachus

(Nicomachus Ethics) Theo đó, công lý cốt ở việc đối xử bình đẳng với những người

ngang nhau và bất bình đẳng với những người không ngang hàng, tương xứng với

sự khác nhau về địa vị của họ [22, tr 25]

Thứ năm, Lý thuyết hành vi (Theory of behaviour) của John Broadus Watson

và Lý thuyết trò chơi (Game theory) của John Von Neumann

Lý thuyết hành vi ra đời ở Mỹ khi John Broadus Watson trình bày bài luận

“Psychology as the Behaviorist Views it” tại Đại học Columbia vào năm 1913 [83,

tr 1] Sau này, lý thuyết hành vi được Edward Chace Tolman và Burrhus Frederic Skinner phát triển Theo thuyết này, hành vi của chúng ta không phải tự có mà do chúng ta học hoặc do chúng ta được củng cố hành vi đó - tức là chúng ta có thể học được những hành vi khác để thay thế những hành vi khi không mong muốn, không thích nghi Quan điểm hành vi này bắt nguồn từ tâm lý và cho rằng con người có phản ứng do có sự thay đổi của yếu tố môi trường (gọi là tác nhân kích thích) Lý thuyết hành vi tìm cách giải thích hành vi của con người thông qua việc phân tích các tiền đề và hậu quả phản ánh trong môi trường của cá nhân với những kiến thức

mà họ đã thu được thông qua trải nghiệm trước đó [93, tr 1] Trong khi đó, lý thuyết trò chơi dù đã được James Waldegrave và Antoine Augustin Cournot nghiên cứu từ khá sớm nhưng chưa hoàn thiện, chỉ đến khi John Von Neumann xuất bản các bài báo năm 1928 và sau đó là tác phẩm "Lý thuyết trò chơi và hành vi kinh tế" năm 1944 (viết chung với Oskar Morgenstern) thì lý thuyết trò chơi mới có bước tiến mới Lý thuyết trò chơi chủ yếu nghiên cứu tác dụng tương hỗ giữa các kết cấu phấn khích đã được công thức hóa, là lý luận và phương pháp toán học để nghiên cứu hiện tượng có sẵn tính chất đấu tranh hoặc cạnh tranh Lý thuyết trò chơi đắn

đo suy xét hành vi dự liệu và hành vi thực tế, đồng thời nghiên cứu sách lược tối ưu hóa của chúng [82] Lý thuyết trò chơi là một cách tiếp cận để hiểu và phân tích hành vi hay quyết định của mỗi cá nhân và các nhóm cá nhân trong một tình huống mâu thuẫn [89, tr 1]

Ngày đăng: 23/07/2024, 19:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2011), Pháp luật về hợp đồng dân sự theo mẫu trên thế giới - những kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật quốc tế, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về hợp đồng dân sự theo mẫu trên thế giới - những kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Anh
Năm: 2011
2. Lê Tuấn Anh (2013), Vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp
Tác giả: Lê Tuấn Anh
Năm: 2013
3. Nguyễn Thị Vân Anh (2012), Giáo trình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh
Nhà XB: Nxb. Công an nhân dân
Năm: 2012
4. Trần Văn Biên (2012), Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Biên
Nhà XB: Nxb. Tƣ pháp
Năm: 2012
5. Bộ Công Thương (2013), Hướng dẫn công tác kiểm soát hợp đồng theo mẫu & điều kiện giao dịch chung, Nxb. Công Thương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn công tác kiểm soát hợp đồng theo mẫu "& điều kiện giao dịch chung
Tác giả: Bộ Công Thương
Nhà XB: Nxb. Công Thương
Năm: 2013
6. Chính phủ (2007), Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của tổ hợp tác, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của tổ hợp tác
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
7. Chính phủ (2011), Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
8. Chính phủ (2012), Nghị định số 19/2012/NĐ-CP ngày 16/3/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 19/2012/NĐ-CP ngày 16/3/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
9. Chính phủ (2020), Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2020
10. Ngô Huy Cương (2009), “Tài liệu giảng dạy cao học: Luật hợp đồng”, Trích trong đề tài đặc biệt cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu giảng dạy cao học: Luật hợp đồng”", Trích trong đề tài đặc biệt cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả: Ngô Huy Cương
Năm: 2009
11. Ngô Huy Cương (2010), “Về yếu tố ưng thuận của hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 7 (168)/tháng 4, tr. 23 - 28, 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về yếu tố ưng thuận của hợp đồng”, "Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp
Tác giả: Ngô Huy Cương
Năm: 2010
12. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình luật hợp đồng phần chung, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật hợp đồng phần chung
Tác giả: Ngô Huy Cương
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2013
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 1991
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2021
15. Ngô Văn Hiệp (2016), “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 4 (289), tr. 32 - 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập”", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật
Tác giả: Ngô Văn Hiệp
Năm: 2016
16. Ngô Văn Hiệp (2016), “Sự thỏa thuận trong giao kết hợp đồng gia nhập”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 13 (317), tr. 25 - 28, 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thỏa thuận trong giao kết hợp đồng gia nhập”", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp
Tác giả: Ngô Văn Hiệp
Năm: 2016
94. Civil Code of Québec, effective on 1991. http://www2.publicationsduque bec.gouv.qc.ca/dynamicSearch/telecharge.php?type=2&file=/CCQ_1991/CCQ1991_A.html, access at 9: 10 AM, date February 15th, 2015 Link
95. Consumer Protection Act of Québec - Section 17, Canada, updated to 01 December 2016. http://legisquebec.gouv.qc.ca/en/showdoc/cs/P-40.1, access at 9: 10 AM, date October 19th, 2019 Link
97. Contract of Adhesion. http://www.lexinter.net/LOTWVers4/contract_of_ad h esion.htm, access at 9: 15 AM, date April 26th, 2016 Link
99. Council Directive 93/13/EEC on Unfair Terms in Consumer Contracts, dated April 5th, 1993. http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=CELEX:31993L0013:en:HTML, access at 9: 20 AM, date February 27th, 2015 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w