1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Thông tin - thư viện: Đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ người dùng tin tại Thư viện Quân đội

153 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ người dùng tin tại Thư viện Quân đội
Tác giả Phạm Thị Thu Giang
Người hướng dẫn TS. Chu Ngọc Lõm
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Thông tin - Thư viện
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 38,97 MB

Nội dung

Qua đề tài này, tôi mong muốn có thê kế thừa những thành quả nghiên cứu củacác đồng nghiệp đi trước, kết hợp với những nghiên cứu mới để làm rõ thực trạng người dùng tin, hoạt động phục

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phạm Thị Thu Giang

LUẬN VAN THAC Si THONG TIN - THU VIỆN

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phạm Thị Thu Giang

Chuyén nganh: Khoa hoc Thong tin - Thu vién

Mã số: 8320201.01 (UD)

LUAN VAN THAC Si THONG TIN - THU VIEN

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:

TS Chu Ngoc Lam

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác gia xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả dưới sự

hướng dẫn khoa học của TS Chu Ngọc Lâm Các kết quả nghiên cứu và các kếtluận trong luận văn này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và

dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện

trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Hà Nội, ngày tháng nam 2023

Tác giả

Phạm Thị Thu Giang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Chu Ngọc Lâm, là người

đã nhiệt tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ, dìu dắt, chỉ bảo, động viên, khích lệ tôi

hoàn thành luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn toàn thể các Thầy, Cô giáo đã và đang công tác tại

Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Dai

học Quốc gia Hà Nội cũng như các thầy cô đã tham gia giảng dạy, truyền đạt cho

tôi những kiến thức, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và

hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới đồng nghiệp, Ban giám đốc Thư viện Quân đội đãtạo điều kiện cho tôi được đi học tập nâng cao trình độ

Do khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏinhững thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng, các Thây,

Cô giáo, các đồng nghiệp dé tác giả tiếp tục hoàn thiện và phan đấu trong quá trìnhcông tác của mình.

Xin trân trọng cảm on!

Hà Nội, ngày Tháng năm 2023

Tác giả

Phạm Thị Thu Giang

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC lUỤC <5 <5 < 5 << 040000 60060000560680 080 1DANH MỤC CAC CHU VIET TAT 2-5 << s£sse ss£ssessesserseessese 4

DANH MỤC CAC BANG wasessssssssssessssssssssssssesssssssssssssessssssssssssssssssssesssesssssssssseessees 5

MỞ ĐẦUU 5Ÿ 9T 07714 07794192944 E7244E294p9941eptrdke 7

1 Tính cấp thiết của đề tài -¿-:- 5s St St E2 E1 E1 7121121121121 11 11111111 7

2 Tinh hinh nghién 0u i01 9

3 Mục đích va nhiệm vu nghiên cứu của để tầi., tt ng rệt 13

5 Giả thuyết nghiên cứu ¿- 2 2S +E‡SE‡EE£EEEEE2E12112121 2171111121 Eeckrk 14

6 Câu hỏi nghiÊNn CỨU 5 5 5 23111919919 1 91 vn nh ng nh HH nh 15

7 Phương pháp nghiÊn CỨU - 5 2233113183113 3531111111111 1E re 15

8 Những đóng góp của luận văn ¿5c + Ss tt x St vn rưkp 16

9 Bố cục của luận văn - ¿St k‡EEEkEEEEEEESEEETEEE111 1111111111111 cree 16

Chương 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE ĐÁNH GIÁ CHAT

LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ NGƯỜI DÙNG TIN VÀ KHÁI QUÁT

1.1 Những khái niệm công cụ cơ bản của đề tai eceseseseeseeseeeeesesseseeseesen 17

1.1.1 Khái niệm về chất lượng, khái niệm đánh giá chất lƯỢNG 17

1.1.3 KhGi nig hue CGU n nnggeeaốnna 191.1.4 Khái niệm hoạt động phục vu NIDTT cà chi rirrirey 191.1.5 Khái niệm đánh gia chất lượng hoạt động phục vụ NDT 20

1.2 Nội dung hoạt động phục vụ NDÏ - - - St * 2x HH ng ng rưy 21

1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ NDT . - 21

1.3.1 Mức độ thoả mãn nhụ cầu tÌn cccc-cccccctscccverrrrrverrrrrkerrrrree 211.3.2 Mức độ khai thác tài nguyên thong fỈH - «55c se sseeseeersseers 22

Trang 6

1.3.3 Năng lực và tinh than phục vụ của cán bộ thư VIỆN -««<<-<<2 221.3.4 Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất kỹ thuật - se s+cs+cecc+seẻ 22

1.3.5 Mức độ hài lòng của người AUN FHH ccccc St seiisseerssersseres 23

1.4 Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động phục vụ NDT 23

1.4.1 Nguồn tài nguyên thong TỈH - set EE‡ESEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrkerkee 23

1.4.2 Sản phẩm, dịch vụ thông tin ther VIỆN -s-cSSc St siseeerrrrsrreereevrs 23

/J n9.) 0 a n n nốố.ẽ.ẻằẦằẦẶẶẶeeeaeA 23

1.4.4 Cơ sở vật chất, hạ tang công NGNE eeccccsessessssssecsessesssessessessesssessecsessessseeses 24

1.5 Khái quát về Thư viện Quân đội - 2-2 ¿+ £+E++E++EE£EE+EE+EEerxerrerrerrxee 24

1.5.1 Vài nét về lịch sử Thư viện Quân đội -c©cc+cccccereereerrrreee 241.5.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ ciứC -c©cz+ce+cs+ceree+rsrsee 28

1.5.3 Nguồn tài nguyên thong TÌH - - +52 52S£+S£+E£E‡£EeEEeEEEEeErrrrereerkee 34

1.6 Tam quan trọng của hoạt động phục vụ NDT tại TVQĐÐ cc 37Tiểu kết chương 1 - °©c% se Sẻ se Set +e£EEEeEEEEEEEkEkettetererrrkrkerkerkrrerrerrerrere 39Chương 2 KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHÁT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

PHUC VỤ NGƯỜI DUNG TIN TẠI THU VIEN QUAN ĐỘI 40

2.1 Khao sát thực trạng hoạt động phục vu NDT tại TVQĐ c +2 40

2.1.1 Phục vụ đọc tài liệu tại Chổ - St St SESEEESEESEEEEEEEEEEertrkerrrrrkerrree 40

2.1.2 Phục vụ cho mượn tài liệu VE nhà 5: 5t + SE+E+ESEE+E+ESEE+EeEereresreres 442.1.3 Phục vụ cung cấp bản sao TL sốc "—— 46

2.1.4 Phục vụ tra cứu thông tin, thông tin chuyên dé, phục vụ theo yêu cầu

qua trang Web, Fanpage FaceBOOĂ -cccScss+seksseekseeersee 47

2.1.6 Hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách phục vụ NDT : 48

2.2 Một số yếu tố anh hưởng đến chat lượng hoạt động phục vụ người dùng tin

Trang 7

2.2.4 Ung dụng công nghệ thông tÌH - - +: + ++Se+E+E‡EEeEEEEEeErrrrrerveei 62

2.2.5 Trinh độ cán DG ther Vien -c- c3 119311 11kg reo 64

2.2.6 Đặc điểm của NIDT cv th tt tre 65 2.3 Đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ người dùng tin tại TVQD

0e 100i10) Chi pm 69

2.3.1 Mức độ thoả mãn nhu cầu tin của NDT - 5s cs set +e+t+ertsrsrsrsrs 69 2.3.2 Mức độ khai thác vốn tài liỆ cc-c55cceccEktirtrtkterrrrrrirrrrri 77 2.3.3 Năng lực và tỉnh than phục vụ của cán bộ thư VIỆN ‹ -««<<<<2 SO 2.3.4 Kha năng đáp ứng về sở sở vật chất kỹ thuật cecceccceccescessesssessesseeseeseessen 82 2.3.5 Mức độ hài lòng của NDT c- cc cv kg HH nrriệt 84 2.4 Dar gid CHUNG 95

2.4.1 Điểm mạnh và nguyên ANGN ececcccccccsssecceesessessesvessessesesseesessessessesteseeseeses 95 2.4.2 Điểm yếu và nguyên n"hÂÖH ¿2+ St SE‡EE‡EE+EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerteri 97 Tid Ket CNUCONG 0200NNNnnhh nh ẽeẶaaaa 98

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ ĐÁNH GIÁ CHÁT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THU VIEN QUAN DOL 2 2 s£ se s2 ssEsseEsEssEssesserserssrssesse 99 3.1 Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động phục vu NDT tại TVQĐ 99

3.1.1 Phát triển nguồn tài nguyên thông tỉ -+©z©cs+cs+cxe+xe+cscsee 99 3.1.2 Nâng cao chất lượng va da dạng hóa sản phẩm, dich vụ TT-TV 102

3.1.3 Phát triển nguôn nhân lực, nâng cao trình độ cán bộ thư viện 104

3.1.4 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị thu viện - 106

3.1.5 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá cho thư viện - 107

SN N9 0,0 0 nan ố.ố.ốốỐốố.e 108

08090000757 — 122

MỤC LUC PHU LUỤCC 5 << << 9.9 000 0000308508400

Trang 8

-1-DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT

Chữ viết tắt | Chữ viết đầy đủ

CNTT Công nghệ thông tin

CSDL Cơ sở dit liệu

TT-TV Thông tin - Thư viện

TVQD Thư viện Quân đội

Tr Trang

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1: Thống kê chỉ số trung bình tài liệu trên NDT trong giai đoạn

từ năm 2018 đến 2022 ::-©2++t+22xvttEEEtttrktrrrtttrrrrrrrrrreerried 70Bảng 2.2: Thống kê vòng quay của tài liệu trong giai đoạn từ năm 2018

đến năm 2022 ooceecccccccccssscsececsesesscscsesecsesvsecsesesusacsvsueaesvsvsueaesveueacsvsneacsvees 77

Trang 10

Biêu đồ mức độ quan tâm của NDT đến các loại tài liệu tại TVQĐ 74

Biểu đồ mức độ sử dụng của NDT đối với bộ máy tra cứu tại TVQĐ 75

Hình 2.6: Biéu đồ mức độ đáp ứng nhu cầu tin của tài nguyên thông tin

8049001117 3 77

Hình 2.7: Biểu đồ đánh giá của NDT về thời gian phục vụ tại TVQĐÐ 78

Hình 2.8: Biểu đồ mức độ thường xuyên sử dụng các tài liệu bằng các loại

Hình 2.9: Biéu đồ đánh giá của NDT về năng lực tinh thần phục vụ của cán bộ

Hình 2.13: Biéu đồ đánh giá cua NDT đối với sản phẩm - dịch vụ của TVQĐ 87

Hình 2.14: Biéu đồ đánh giá của NDT đối với các giải pháp nâng cao hiệu qua

hoạt động phục vu NDT của TVQĐ cv HH He 89

Trang 11

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tri thức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại hiện nay, khi xã hộiđang có những bước tiến mạnh mẽ về khoa hoc và công nghệ Việc tiếp cận trithức đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết đối với người dùng tin cả trong và

ngoài quân đội Ngày 10/11/2020, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký ban hànhThông tư số 138/2020/TT-BQP quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đời sốngvăn hóa, tinh thần trong Quân đội nhân dân Việt Nam Về chế độ, tiêu chuẩn ngoảisách, báo, tạp chí in, nhiều đơn vị được cấp máy tinh dé bàn cho bộ đội đọc báođiện tử Bộ đội không chỉ được bảo đảm bình quân 250 trang sách giấy mà cònđược bảo đảm 5.000 trang sách điện tử/người/năm, riêng quần đảo Trường Sa vàNhà giàn DKI được bảo đảm 300 trang sách giấy và 5000 trang sách điệntử/người/năm Có thé nhận thấy, lãnh đạo Bộ Quốc Phòng đã rat quan tâm đến văn

hoá đọc nói chung và việc bồi dưỡng, cung cấp tri thức nói riêng cho mọi cán bộchiến sỹ trong toàn quân Những chiến sỹ trong quân đội ngày nay không chỉ đượcchú trọng đến vấn đề sức khoẻ, trang bị vũ khí, kỹ thuật mà còn được đầu tư, chú

trọng đến vấn đề tăng cường khả năng tiếp cận nhanh hơn nữa với sự phát triểnmạnh mẽ của văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự trên thếgidi Đề có thể thực hiện được điều này, ngoải giáo dục và đào tạo, tri thức còn

được bồ sung thường xuyên thông qua hoạt động cung cấp thông tin, tài liệu sách

báo của thư viện.

Nhận thức được tầm quan trong của tri thức, cả nhân loại đang hướng tới một

xã hội học tập và sách báo đang trở thành một phương tiện quan trọng dé con ngườitiếp cận với tri thức Thư viện Quân đội là một cơ quan văn hoá, giáo dục và thôngtin khoa học có nhiệm vụ thu thập, lưu trữ sách bao về quân sự; khai thác và tổ chứcphục vụ công tác nghiên cứu khoa học; nhận lưu chiều các xuất bản trong quân đội;

trao đối hướng dẫn nghiệp vụ Thư viện và phát hành sách trong toàn quân, góp phan

định hướng và nâng cao đời sống văn hoá tỉnh thần cho bộ đội và đông đảo người

dùng tin trong quân đội Giông như tât cả các thư viện trong nước và trên thê giới,

Trang 12

Thư viện Quân đội rất quan tâm đến người dùng tin và nhu cầu tin của từng đốitượng cụ thé nhằm đáp ứng tôi đa nhu cầu của họ cũng như góp phần hoàn thành

nhiệm vụ chính tri trung tâm của Thư viện.

Đánh giá chất lượng phục vụ người dùng tin là vấn đề quan trọng bởi chấtlượng phục vụ người dùng tin là cầu nối đáng tin cậy giữa nguời dùng tin với thư

viện, là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động thư viện Việc đánh giá một cách

hiệu quả chất lượng phục vụ người dùng tin sẽ giúp Thư viện Quân đội đưa ra cácgiải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin

Thư viện Quân đội đã kết hợp giữa các công nghệ hiện đại cùng với cácphương pháp truyền thống nhăm phục vụ một cách có hiệu quả người dùng tin

Vấn đề chất lượng hoạt động phục vụ người dùng tin luôn được Ban giám đốc và

các cán bộ thư viện quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu trong quá trình hoạt độngcủa Thư viện Do vậy, Ban Giám đốc Thư viện Quân đội cũng rất chú trọng đếnviệc đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ người dùng tin Mặc dù đã có nhiềucải tiến trong các khâu, các bước phục vụ, tuy nhiên chất lượng hoạt động phục vụngười dùng tin vẫn còn có nhiều mặt hạn chế, công tác phục vụ chưa thực sự pháthuy hết chức năng, hiệu quả Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn

đề đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ người dùng tin tại Thư viện Quân đội

Đề tìm ra những giải pháp hữu hiệu, góp phan nâng cao hiệu quả đánh giá chấtlượng phục vụ người dùng tin tại Thư viện Quân đội, tôi chọn đề tài: “Đánh giá

chất lượng hoạt động phục vụ người dùng tin tại Thư viện Quân đội” làm đề tài

cho luận văn thạc sỹ của mình.

Qua đề tài này, tôi mong muốn có thê kế thừa những thành quả nghiên cứu củacác đồng nghiệp đi trước, kết hợp với những nghiên cứu mới để làm rõ thực trạng

người dùng tin, hoạt động phục vụ người dùng tin và đánh giá chất lượng hoạt độngphục vụ người dùng tin hiện nay tại Thư viện Quân đội Trên cơ sở đó, đề xuấtnhững giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chất lượng hoạt động người dùng tin,

từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ người dùng tin tại Thư viện

Quân đội, san sàng dap ứng tot yêu câu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trang 13

2 Tình hình nghiên cứu

Công tác phục vụ người dùng tin từ nhiều năm nay vẫn luôn là đề tài nhận được

sự quan tâm và nghiên cứu của các cơ quan Thông tin - thư viện và đồng nghiệp

- Những bài báo, bài viết nước ngoài viết về công tác phục vụ ngườidùng tin:

Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động phục vụ NDT như:Bài viết “Khung Khái niệm của Dịch vu Doc Thư viện từ quan điểm quản lý quan

hệ khách hang” (A Conceptual Framework of Library Reader Service from Customer Relationship Management Perspective) của tac gia Chyuan Pemg, Shiow-

Luan Wang, Wen-Chih Chiou Trong bai báo của minh, các tác giả đã đưa ra kết

luận rằng: “Nhu cầu và mong muốn của người sử dụng thư viện là trung tâm cốt lõi

của dịch vụ và phát triển thư viện” Một thư viện được tao ra dé cung cấp dịch vụcho người dùng Nó đã được chuyền đổi rất nhiều trong thư viện, các tinh năng dịch

vụ thư viện do ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường số và mạng lưới Internet Sựphô biến của Internet đã được sử dụng rộng rãi trong môi trường thư viện và có tác

động sâu sắc đến người dùng thư viện Thư viện đóng vai trò là người tương tác để

khuyến khích người dùng sử dụng tài nguyên thư viện và thiết lập một mối quan hệ

với thư viện.

Bài viết “Kế hoạch Chiến lược Thư viện Công cộng Ontario” đã đề cập tới

“Dịch vụ tu van người đọc” (Reader’ Advisory Service) Trong bài viết nay, tac giả

đã giải thích khái niệm độc giả là gì và quá trình tư vấn người đọc ra sao và cho răng

dịch vụ tư van người đọc là một nhiệm vụ trong yêu đem lại giá trị cho thư viện

Trong bài viết “Chính sách phục vụ đối với bộ phận dịch vụ tham khảo và

phục vụ người doc” (Service Policy for the Reference and Reader Services Departments), dang trên trang: https://www.glenviewpl.org/wpcontent/uploads

/2017/05/Service Policy Ref R8.pdf, cũng đã nêu lên sứ mệnh của thư viện, sứ mệnh của bộ phận dịch vụ tham khảo và phục vụ người dùng tin, nhân viên dịch vụ tham khảo và phục vụ người dung tin, người dùng thư viện va các dịch vụ ưu tiên,tai nguyên trực tuyến Và các nguồn thông tin khác, dịch vụ người dùng tin, dịch vụ

hướng dẫn và định hướng

Trang 14

Bài viết “Dịch vụ Tư vấn Tham khảo và Người doc” (Reference and Reader’s

Advisory Service) (2013), đăng trên trang http://www.pburglib.org/

reference-and-readers-advisory-service Trong bài viết đã nêu chức năng tư van và tham khảo củathư viện công cộng, có thể được xem như là trợ giúp cá nhân hoặc hướng dẫn cung

cấp cho người sử dụng thư viện trong việc tìm kiếm thông tin mà họ mong muốn

Mục đích của dịch vụ là tiếp cận tối ưu và sử dụng các nguồn lực hiện có trong vàngoài thư viện dé thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông tin của người đọc

- Những bài báo, tạp chí trong nước viết về công tác phục vụ NDTHội thảo “Van minh giao tiếp, văn hoá ứng xử của cán bộ thủ thu” tô chức tại

Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc Gia (ĐHQG) Hà Nội với bài viết

“Đổi mới phương thức phục vụ bạn đọc trong các trường đại học” của tác giả

Hoàng Tố Nga với nội dung chủ yếu về cách thức phục vụ bạn đọc trong thư việnđại học Bai viết “Công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện Đại học khoa học Huế”của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đăng trong tạp chí Thư viện Việt Nam (số 2/2007)với nội dung khảo sát thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Đại họcKhoa học Huế cũng như nêu ra các biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại thưviện Đại học Khoa học Huế

+ Nâng cao chất lượng công tác phục vụ người đọc/ Trương Đại Lượng

-Nguyễn Hữu Nghĩa: Khoa thư viện Thông tin, trường Đại học Văn Hóa Hà Nội

(Nguồn tạp chí thư viện Việt Nam), s 1(13) (2008) http://vavolhqaiddiaghlovqv

viol.info/index.php/TCTV V/issue/view/603

+ Thư viện tinh Yên Bai nâng cao chất lượng phục vụ ban doc/ Trần Thị Thúy

- Phòng Phục vụ bạn đọc http://thuvientinhyenbai.gov.vn

+ Thư viện tỉnh Yên Bái day mạnh hop tác quốc tế, nâng cao năng lực phục vụ

cộng đồng, từng bước hiện đại hóa hoạt động thư viện phục vụ can bộ và nhân dan

các dân tộc tỉnh Yên Bái/ Lê Thị Thu Hường - Phó Giám Đốc thư viện,http://thuvientinhyenbai.gov.vn

+ Công tac phục vụ bạn đọc tại thu viện thành pho Ha Noi/ Ths Nguyén Thi

Kim Dung: Trường Đại hoc Khoa học Xã hội va Nhân Văn s 1(13) (2008) httD’.//vqvolhqaiddiaqhlovqv viol.info/index.nhp/TCTV V/issue/view/603

10

Trang 15

+ Đổi mới hoạt động phục vụ bạn đọc đề hội nhập với yêu cau đào tạo tín chỉtại các trung tâm Thông tin - thư viện đại học/ Trần Thị Thanh Vân (2011), Kỷ yếu

15 năm thành lập khoa Thông tin - thư viện trường Dai học Khoa hoc xã hội va Nhân văn, Hà Nội.

+ Một số giải pháp đổi mới tổ chức, quản lý hoạt động thư viện Trường Cao

đăng Sư phạm Hà Nội phục vụ công tác đào tạo tín chi/ Quách Hai Đường (2010),

Kỷ yếu hội thảo đổi mới tổ chức, quản lý và tăng cường ứng dụng Công nghệ thông

tin trong hoạt động Thông tin - thư viện.

- Về khái niệm, cơ sở lý luận về công tác phục vụ người dùng tin, nhu cầutin của người dùng tin có các tài liệu tham khảo là sách đã được xuất bản gồm:

+ Trong cuốn sách “Cẩm nang nghề thu viện” (2000), tac giả Lê Văn Viết

trình bày khá rõ cơ sở lý luận về công tác phục vụ NDT Tác giả đã định nghĩanhư sau: “Phục vụ NDT là hoạt động thư viện nhằm tuyên truyền và đưa ra phục

vụ các dạng tài liệu hoặc là bản sao của chúng, giúp đỡ người đến thư viện trong

việc lựa chọn và sử dụng tài liệu đó Công tác này được xây dựng trên cơ sở kết

hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ Thư viện, phục vụ

thông tin, tra cứu”

+ Tác giả Trần Thị Minh Nguyệt trong “Bài giảng người dùng tin và nhu cau

tin” (2010), đã nêu định nghĩa về nhu cau tin của NDT như sau: “NDT là yếu tố cơban của mọi hệ thống thông tin NDT là người sử dụng thông tin để thõa mãn nhu

cầu của mình, là chủ thé của nhu cầu tin Người có nhu cầu tin chỉ có thé trở thành

NDT khi họ sử dụng thông tin (trực tiếp hoặc thông qua các sản phẩm và dịch vụthông tin), hoặc có điều kiện dé sử dụng thông tin, thõa mãn nhu cầu của mình”

- Về các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ thông tin - thư viện nhằm

nâng cao chất lượng trong công tác phục vụ NDT có:

+ Bài viết “Đánh giá dịch vụ thông tin thư viện” của tác giả Ngô Thanh Thảo

tại kỷ yếu Hội nghị: Thư viện - công cụ của giáo dục và phát triển, năm 2003, từtrang 86 đến trang 91, đã cung cấp những thông tin trong việc định giá dịch vụ, cácchiến lược giá dịch vụ và những đề xuất trong quá trình xây dựng chiến lược định

giá dịch vụ thông tin - thư viện.

11

Trang 16

+ Bài viết “Nâng cao chất lượng công tác phục vụ người đọc ” (2008) của tác

giả Trương Đại Lượng và Nguyễn Hữu Nghĩa (Tạp chí Thư viện Việt nam) đã đưa

ra quan điểm của tác giả về vai trò và ý nghĩa to lớn của công tác phục vụ ngườidùng tin, từ đó nêu lên một số các giải pháp mang tính then chốt như: Tăng cườngứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình quản lý người đọc và

quan lý tai liệu, tang cường dao tạo cán bộ thông tin.

+ Bài viết “Đẩy mạnh hợp tác giữa các thư viện đại học ở Việt nam - Giải

pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện” của tác giả Đức Lương - Khánh Linh(Tạp chí Thư viện Việt nam, số 5, năm 2011) từ trang 22 đến trang 25 đã nhấnmạnh liên kết là xu thế tất yếu giúp các thư viện đại học vượt qua thách thức từ đógóp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ thư viện ở Việt nam hiện nay

+ Bài viết “Đổi mới công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Quân đội trongnhững năm gan đây” của tác giả Nguyễn Thúy Cúc (Tap chí Thư viện Việt nam, số

1, năm 2013) với đánh giá về những điểm đổi mới trong công tác phục vụ bạn đọc

tại Thư viện Quân đội, từ đó tác giả đã nêu ra một số biện pháp nhằm khắc phục

những khó khăn, khuyết điểm cũng như tiếp tục phát huy những thành công đã đạtđược đối với công tác phục vụ bạn đọc trong những năm tiếp theo

- Những đề tài nghiên cứu về công tác phục vụ người dùng tin tại cácthư viện

Một số luận văn nghiên cứu về công tác phục vụ người dùng tin đã được bảo

vệ thành công trong những năm gần đây Đó là: “Công tác phục vụ bạn đọc tại

trung tâm thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa trường đại học phòng cháy chữa

cháy” bảo vệ năm 2015 của N guyễn Thị Hà “Công tac phục vụ bạn doc của thự

viện tỉnh Yên Bái - thực trạng và giải pháp” bảo vệ năm 2014 của Lê Thị Ánh

Tuyết “Hoạt động phục vụ bạn đọc tại Thư viện tỉnh Bắc Giang” bảo vệ năm 2018

của Giáp Thị Mai Loan “Hoat động phục vụ bạn đọc ngoài thư viện cua Thư viện

Hà Nội” bảo vệ năm 2018 của Phạm Thu Hạnh “Đổi mới công tác phục vụ người

dung tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội” bảo vệ năm 2015 của Trương Dai

Nghĩa “Công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện tỉnh Hưng Yên” bảo vệ năm 2014 của Vũ Thị Hậu “Công fác phục vụ bạn đọc tại Trung tâm Thư viện Trường Cao

dang Sư phạm Trung ương” bảo vệ năm 2018 của Lê Thị Hai Hoan “Công fác

12

Trang 17

phục vụ bạn đọc tại Thư viện trường Cao dang Van hoá Nghệ thuật Việt Bắc” bảo

vệ năm 2014 của Đặng Anh Tú “Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ Người dùng

tin tại Thư viện Hà Nội” bảo vệ năm 2014 của Trần Thị Mai Lương “Công fác

phục vụ người dùng tin tại Thư viện Đại học Quảng Binh” bảo vệ năm 2013 cua

Trần Thị Lụa “Nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ học sinh ở thư viện cáctrưởng tiểu hoc” bảo vệ năm 2014 của Trần Thị Kim Toán Do mỗi cơ quan, đơn

vị có tính chất, vai trò, vị trí khác nhau nên các luận văn chỉ khảo sát, phân tích,

đánh giá thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại đơn vị nghiên cứu và giải pháp gắnliền với mục tiêu có tính chất đặc thù của từng cơ quan đơn vỊ

- Những đề tài đã nghiên cứu về Thư viện Quân đội

Hiện nay có nhiều luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện và khóa luận tốt nghiệpchuyên ngành Thông tin - thư viện đề cập đến các khía cạnh khác nhau của Thưviện Quân đội như: Đề tài luận văn thạc sĩ: “Day mạnh công tác phục vu thông tin -thư viện ở Thư viện Quân đội” của ThS Đặng Phương Thảo, năm 2000; Đề tài

“Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tai Thư viện Quân đội” của Ths.Mac Thuy Duong (2003); Đề tài “Công tác thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ tàiliệu xám tại Thư viện Quân đội” của Ths Nguyễn Hoàng Anh; Đề tài “Hoàn thiện

và phát triển hệ thong san pham, dich vụ thông tin thư viện tai Thư viện Quân đội”của Ths Trần Nữ Quế Phương (2009); Đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tin của ngườidùng tin tại Thư viện Quân đội” của Ths Linh Thị Thắm (2012); Đề tài “Phát triểnnguồn lực thông tin tại Thư viện Quân đội” của Ths Đỗ Phương Linh (2018); Đềtài “Phát triển năng lực thông tin cho người dùng tin tại Thư viện Quân đội” củaThs Bùi Khắc Thạo (2020) Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến đánhgiá hoạt động phục vụ người dùng tin ở Thư viện Quân đội Vì vậy, đề tài “Đánh

giá chất lượng hoạt động phục vụ người dùng tin tại Thư viện Quân đội” là đề tài

hoàn toàn mới không trùng lặp với các công trình đã công bồ trước đó

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục dich nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động phục vụ người dùng tin tại Thư viện Quân

đội, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ

người dùng tin tại Thư viện này.

13

Trang 18

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về đánh giá chất lượng hoạt động phục

vụ người dùng tin.

- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ người dùng tin

tại Thư viện Quân đội.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chất lượng hoạt động phục

vụ người dùng tin tại Thư viện Quân đội.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ người dùng tin tại Thư viện Quân đội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Tại Thư viện Quân đội

- Thời gian: Từ năm 2018 - 2022.

5 Giá thuyết nghiên cứu

Hiện nay, thư viện đang dần chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp văn hoágiáo dục Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Quốc phòng

và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Ban giám đốc Thư viện Quân

đội cùng toàn thể cán bộ, nhân viên thư viên đã nỗ lực không ngừng nghỉ để thựchiện tốt nhiệm vụ phục vụ người dùng tin Mặc dù vậy, việc đánh giá chất lượng

hoạt động phục vụ người dùng tin tại Thư viện Quân đội vẫn chưa thực sự đạt hiệu

quả cao Điều này dẫn đến việc Thư viện Quân đội chưa đáp ứng tốt nhu cầu tin của

người dùng tin Có thé chỉ ra một số yếu tố chi phối như: Tổ chức phục vụ; Sảnpham va dich vụ thông tin; Cơ so vật chat, ha tang công nghệ; Trình độ cán bộ Thuviện; Năng lực khai thác thông tin của người dùng tin; Ứng dụng công nghệ thôngtin Nếu những yếu tố trên được đánh giá một cách chính xác và hiệu quả, cùng với

việc Thư viện Quân đội được đầu tư hơn nữa về mọi mặt, chắc chắn chất lượng hoạtđộng của Thư viện nói chung và chất lượng của công tác phục vụ người dùng tin

nói riêng sẽ đạt kết quả cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của người dùng tin

trong và ngoài quân đội trong thời kỳ công nghiệp 4.0, xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

14

Trang 19

6 Câu hỏi nghiên cứu

1 Những tiêu chí nào dé đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ người dùng

tin tại Thư viện Quân đội?

2 Các yếu tô tác động đến chất lượng hoạt động phục vụ người dùng tin tại

Thư viện Quân đội?

3 Chất lượng của hoạt động phục vụ người dùng tin tại Thư viện Quân độiđang ở mức độ nào?

4 Cần có những giải pháp nào dé nâng cao hiệu quả đánh giá chất lượng phục

vụ Người dùng tin tại Thư viện Quân đội?

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận

Luận văn sử dụng cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và duy vật lich sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quanđiểm của Dang, nhà nước về công tác Thông tin - Thư viện

7.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng dé lựa chọn, phân tích, tong

hợp nội dung thông tin trong các công trình nghiên cứu ở trong va ngoài nước.

- Phương pháp phân tích và tông hợp: Sử dụng dé phân tích và tông hợp cáctài liệu, số liệu thu thập được, từ đó có những đánh giá khoa học về những ưu điểm,

hạn chế của các van đề ma dé tài nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Số người được phỏng vấn là 10 người,gồm hai nhóm đối tượng là 5 cán bộ làm công tác quản lý và 5 cán bộ làm công tác

chuyên môn Cán bộ làm công tác quản lý được phỏng vấn bao gồm Ban Giám đốc,

các trưởng phòng của TVQĐ Cán bộ làm công các chuyên môn gồm các cán bộphòng Phục vụ bạn đọc, cán bộ phòng Bổ sung — Xử lý kỹ thuật, cán bộ phòng

Thông tin — Thư mục — May tính.

- Phương pháp thống kê: Sử dung dé xử lý số liệu điều tra khảo sát thực trang

thu được, từ đó có được các số liệu chính xác để đưa ra các luận chứng khoa họccủa mình.

- Phương pháp quan sát: Quan sát 5 nhóm NDT bao gồm: Nhóm cán bộ quản

lý, lãnh đạo; Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng viên; Nhóm nghiên cứu sinh, học viên,

15

Trang 20

sinh viên; Nhóm cán bộ nghỉ hưu; Nhóm hạ sỹ quan, chiến sỹ Quan sát từ ngày

sát được phát cho đối tượng là 5 nhóm NDT tại Thư viện Quân đội

+ Phát ra 100 phiếu khảo sát cho 5 nhóm NDT bao gồm: Nhóm cán bộ quản

lý, lãnh đạo; Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng viên; Nhóm nghiên cứu sinh, họcviên, sinh viên; Nhóm cán bộ nghỉ hưu; Nhóm hạ sỹ quan, chiến sy

8 Những đóng góp của luận văn

8.1 Đóng góp về mặt lý luận

Luận văn góp phần hoàn thiện thêm lý luận về công tác phục vụ người dùng

tin qua việc nghiên cứu.

9 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những van dé lý luận chung về đánh giá chất lượng hoạt độngphục vụ người dùng tin và khái quát về Thư viện Quân đội

Chương 2: Khảo sát và đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ người dùng tin

tại Thư viện Quân đội.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chất lượng hoạt động phục

vụ người dùng tin tại Thư viện Quân đội.

16

Trang 21

Chương 1 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE ĐÁNH GIÁ

CHAT LUQNG HOAT DONG PHUC VU NGUOI DUNG TIN VA

KHAI QUAT VE THU VIEN QUAN DOI

1.1 Những khái niệm công cụ cơ ban của đề tài

1.1.1 Khái niệm về chất lượng, khái niệm đánh giá chất lượng

Từ lâu, chất lượng và khái niệm đánh giá chất lượng đã trở thành đối tượng

nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học Trong mỗi một lĩnh vực khác nhau của

cuộc sống, khái niệm chất lượng và đánh giá chất lượng lại có một đặc điểm riêngnhưng cho đến nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho các khái niệm về chất

lượng và đánh giá chất lượng

Đối với Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế, có một định nghĩa đã được quốc tế

công nhận rằng chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một

đối tượng đáp ứng các yêu cầu Hoặc một định nghĩa theo tiêu chuẩn ISO9001:2015 thì chất lượng là tổng thể các tính năng và đặc điểm của một sản phẩmhoặc dịch vụ có khả năng đáp ứng các nhu cầu và kỳ vọng

Đối với khái niệm đánh giá chất lượng cũng như vậy, chúng ta có thé tìmthấy khái niệm về vấn đề này trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau Đánhgiá chất luong/Quality Evaluation theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO8402:1999 về Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng là việc xác định, xem xétmột cách hệ thống mức độ mà một sản phẩm hoặc một đối tượng có khả năng thoảmãn các nhu cầu quy định Nói cách khác, đây là quá trình xác định một cách kháchquan và có hệ thống về giá trị của sản pham, dịch vụ và quy trình

1.1.2 Khái niệm Người dùng tin

Người dùng tin (NDT) là những con người cụ thể, có nhu cầu tìm kiếm thôngtin (nhu cầu tin) và là người sử dụng thông tin tìm kiếm được dé thoả mãn nhu cầucủa mình Đối với hoạt động của các thư viện nói chung, NDT có vai trò đặc biệt

quan trọng Vai trò này được thé hiện cu thé qua việc NDT chính là chủ thé của nhucầu tin, là người trực tiếp sử dụng kết quả của hoạt động thông tin và tham gia điều

chỉnh hoạt động thông tin dựa trên những thông tin phản hồi trong quá trình sử dụngnhững sản phâm và dịch vụ được tạo nên từ các hoạt động này NDT là nguồn gốc

17

Trang 22

nảy sinh hoạt động thông tin và nếu không có NDT sẽ không tồn tại hoạt độngthông tin Nói cách khác, NDT là nhân tố điều chỉnh, định hướng cho hoạt động

thông tin.

Nhu cầu tin của NDT tại thư viện phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể vớinhững đặc điểm riêng biệt khác nhau Việc nắm bắt được nhu cầu tin của NDT có ýnghĩa vô cùng quan trọng bởi nhờ đó, thư viện có thé tô chức tiễn hành các hoạtđộng phù hợp với NDT Mặc dù nhu cầu tin chỉ thể hiện một mối quan hệ của conngười, nhưng nó nằm trong hệ thống nhu cầu của con người và bị chi phối bởi hệthống nhu cầu đó Người có nhu cầu tin chỉ trở thành NDT khi họ sử dụng thông tintrực tiếp hoặc thông qua các sản phâm thông tin dé thoả mãn nhu cau tin của mình.Mỗi người trong xã hội chỉ có thé trở thành người dùng tin của cơ quan thông tin -

thư viện khi họ sử dụng các sản phâm và dịch vụ thông tin để thoả mãn nhu cầu tincủa mình Như vậy, NDT của cơ quan thông tin thư viện được hiểu là những người

sử dụng thông tin, tai liệu của thư viện dé thoả mãn nhu cầu cá nhân thông qua các

loại hình, sản phẩm thông tin khác nhau

Có thé khang định rằng NDT là yếu tô cơ bản của hệ thống thông tin, là đốitượng phục vụ chính của hoạt động phục vụ NDT Nói cách khác, NDT là đối tác, làkhách hàng của hoạt động thông tin - thư viện (TT - TV) và giữ vai trò quan trọngtrong các hệ thống thông tin NDT có vai trò như yếu tố tương tac hai chiều với các

cơ quan TT - TV và vai trò ay được thé hiện như: NDT luôn là co sở định hướng hoạtđộng của các cơ quan TT - TV nhằm giúp cho các hoạt động của các cơ quan TT -

TV đạt hiệu quả và phù hợp nhất với nhu cầu của NDT Đối với các hoạt động chính

của các cơ quan TT - TV, việc quan tâm đúng mức đến nhu cầu của NDT là mộttrong những yếu tố quan trọng để các cơ quan này tồn tại va phát triển và đó cũng

chính là nguồn gốc các hoạt động của cơ quan TT - TV Trong quá trình sử dụng cácsản pham dịch vụ thông tin dé tìm kiếm nhằm tiếp cận thông tin phù hợp với nhu cầucủa mình, NDT đồng thời sẽ thực hiện hoạt động phân tích, đánh giá chất lượng cácsản phâm, dịch vụ đó cũng như những thông tin được cung cấp Thông qua những ý

kiến đánh giá của NDT, các cơ quan TT - TV sẽ có những điều chỉnh phù hợp và hiệu

quả hơn đôi với các hoạt động của mình trước nhu câu tin của NDT.

18

Trang 23

Như vậy, có thê thấy NDT đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động của cơquan TT - TV bởi các dịch vụ của những cơ quan nay được tạo ra nhằm thoả mãnnhu cầu giáo dục, nhu cầu thông tin, giải trí của NDT và các dịch vụ thông tin thưviện phải xoay quanh nhu cầu tin của NDT, được phát triển trên cơ sở nghiên cứuđầy đủ, chính xác nhu cầu tin, hứng thú đọc và hành vi thông tin của NDT.

1.1.3 Khái niệm nhu cầu tin

Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xã hội) đốivới việc tiếp nhận và sử dụng thông tin, nhằm duy trì hoạt động sống của con người

Khi đòi hỏi về thông tin của con người trở nên cấp thiết thì nhu cầu tin xuất hiện[20, tr.16] Con người trong quá trình lao động và thực hiện các hoạt động khác

nhau đã nảy sinh nhiều nhu cau, trong đó có nhu cau tin Dé đạt được hiệu quả trongmoi hoạt động, việc có thông tin đầy đủ là vô cùng quan trọng

Như vậy, với mỗi cá nhân, càng tham gia nhiều loại hoạt động khác nhau,nhu cầu tin càng cao và đa dạng hơn Ở cấp độ xã hội, các lĩnh vực hoạt động xã hội

càng đa dạng, phức tạp, nhu cầu tin càng lớn, đòi hỏi được đáp ứng ở mức độ cao

hơn Đồng thời, nhu cầu tin phát triển cao lại tác động trở lại tới sự phát triển các

hoạt động sản xuất, góp phần phát triển xã hội [20, tr.16]

Nhu cầu tin là yếu tố quan trọng tạo nên động cơ trong hoạt động thông tin,

Vì vậy có thé coi là nguồn gốc tạo ra hoạt động thông tin [17, tr.16]

1.1.4 Khát niệm hoạt động phục vụ NDT

Hoạt động phục vụ NDT là hoạt động quan trọng và phô biến ở tất cả các thưviện Đây có thé coi là khâu then chốt nhằm đáp ứng một cách hiệu quả, nhanhchóng và chính xác nhu cầu NDT Công tác này là cầu nối trực tiếp, hiệu quả giữacác cơ quan TT - TV và NDT, giúp họ có thé tìm hiểu, khai thác những thông tincần thiết một cách nhanh chóng và hiệu quả Thông qua hoạt động phục vụ NDT,

nguôn lực thông tin của cơ quan TT - TV có thé đến được với NDT, từ đó phát huy

được giá trị xã hội của thư viện.

Tác giả Lê Văn Viết đã định nghĩa hoạt động phục vu NDT trong cuốn “Camnang nghề thư viện” như sau: “Phục vụ bạn đọc là hoạt động của thư viện nhằmtuyên truyên và đưa ra các dạng tài liệu hoặc bản sao của chúng, giúp đỡ người đên

19

Trang 24

thư viện trong quá trình lựa chọn và sử dụng tài liệu đó Công tác này được xây

dựng trên sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ thư

viện, phục vụ thông tin tra cứu” [30, tr.370].

Trong cuốn “Công tác độc giả”, tác giả Phan Văn đã định nghĩa: Công tácđộc giả (người dùng tin) là nghiên cứu mối quan hệ giữa sách và con người trên cơ

sở tâm lý học, giáo dục học và xã hội học cụ thể Công tác người đọc nghiên cứumỗi quan hệ giữa cung và cau trong công tác thông tin - thư viện - thư mục về tàiliệu sách báo trong các ngành khoa học và lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân

Công tác người đọc nghiên cứu hình thức, phương pháp tuyên truyền sách và

hướng dẫn đọc sách của độc giả trong thư viện và ngoài thư viện Công tác độc giả

là thước đo hiệu quả luân chuyên tài liệu sách báo và tác dụng của nó trong đời

sống xã hội [30, tr.6-7]

Kế thừa có chon loc những quan điểm trên, có thể khăng định: Hoạt động

phục vu NDT là một trong những hoạt động của cơ quan TT - TV thông qua việctuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới các hình thức khác nhau nhằm

thúc đây, phát triển và thoả mãn tối đa nhu cầu sử dụng thông tin tài liệu của

NDT Hoạt động phục vụ NDT bao gồm nhiều hoạt động trong đó có các hình

thức tổ chức, phục vụ ở trong hoặc ngoài cơ quan TT - TV Nói cách khác, hoạtđộng phục vụ NDT là một trong nhiều mặt thé hiện hiệu quả hoạt động của mọi cơ

quan TT - TV.

Hoạt động phục vụ NDT có một vi tri rất quan trọng trong hoạt động TT

TV Thông qua hoạt động phục vụ NDT, nguồn lực thông tin của các cơ quan TT

-TV mới được sử dụng hiệu quả và phát huy tác dụng trong phát triển mọi mặt của

đất nước, qua đó khẳng định vi trí, vai trò xã hội của thư viện.

1.1.5 Khái niệm đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ NDT

Đánh giá chất lượng hoạt động phục vu NDT tại các cơ sở TT - TV là hoạt

động nhằm mục đích xác định rõ những vấn đề đã làm được và chưa làm được, đưa

ra những cải thiện nhằm phát huy các ưu điểm, khắc phục các nhược điểm, từ đó

nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phục vụ NDT tại các cơ quan TT - TV Có

thể nói, đây là một trong những khâu có vai trò quan trọng không chỉ đối với các cơ

20

Trang 25

quan TT - TV mà còn đối với cả các t6 chức và cá nhân phụ trách quản lý, hoạchđịnh chính sách cho sự phát triển của hệ thống thư viện của một quốc gia Việc xây

dựng và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ NDT sẽ tạo

ra các tiêu chuẩn hỗ trợ cho các cơ quan TT - TV trong hoạt động phục vu NDT ở

cả tầm vĩ mô và vi mô

1.2 Nội dung hoạt động phục vụ NDT

Hoạt động phục vụ NDT của các thư viện do nhiều yếu tố, bộ phận có quan

hệ hữu cơ tạo thành Tuy thuộc vào mỗi góc độ xem xét, có thé thay quá trình ấy cónhững yếu tố, bộ phận khác nhau

Dưới góc độ cau trúc, quá trình phục vụ NDT gồm các yếu tố: Mục dich đáp

ứng thông tin và nguồn lực thông tin Đó là những yếu tố cơ bản, quan trọng, có ảnhhưởng nhiều tới việc thư viện có đáp ứng được nhu cầu tin của NDT hay không.Nguồn lực thông tin ở đây cần phải xem xét đến các khía cạnh như: nội dung, hình

thức, phương pháp và cách tổ chức nguồn lực thông tin

Dưới góc độ hoạt động, quá trình phục vụ NDT gồm:

- Hoạt động phục vụ tài liệu

- Hoạt động tra cứu tin

- - Hoạt động thông tin tuyên truyền

- Hoạt động tổ chức các dịch vụ thông tin

Đề thực hiện tốt các hoạt động trên, cơ quan TT - TV cần phải được hoànthiện một cách tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ và thái độ phục vụ

của cán bộ thư viện Ngoài ra, giờ mở cửa thích hợp và cách bố trí các phòng đọc tạo

môi trường thân thiện cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động phục vụ NDT.

1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ NDT

1.3.1 Mức độ thoả mãn nhu cau tin

Nhu cầu tin (NCT) và hoạt động thư viện có mối liên hệ khăng khít, tác độngqua lại lẫn nhau NCT là nguồn gốc của hoạt động thư viện, nó thúc đây hoạt động

thư viện va làm cho những hoạt động đó ngày càng hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn.Cán bộ thư viện phải dựa vào nghiên cứu NCT dé bồ sung tài liệu hợp lý, phân loại,sắp xếp kho sách nhằm phục vụ tốt nhất

21

Trang 26

Trong giai đoạn xã hội phát triển như hiện nay, NCT của NDT cũng thay đổi,đòi hỏi thông tin phải nhanh chóng, chính xác và kip thời Do vậy, cơ quan TT - TV

cần nghiên cứu toàn diện về NCT dé đưa ra các giải pháp nhằm làm thoả mãn NDT

Mức độ thoả mãn NCT là tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động và chất lượngphục vụ NDT đối với mỗi thư viện NCT của NDT được thoả mãn đồng nghĩa vớiviệc thư viện đã hoàn thành mục tiêu của mình.

1.3.2 Mức độ khai thác tài nguyên thông tin

Tài nguyên thông tin chính là tiền dé tao ra các sản phẩm và dich vụ thôngtin thư viện Sự đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức của tài nguyên thôngtin ảnh hưởng lớn đến chất lượng phục vụ NDT của thư viện Mức độ khai thác hiệu

quả vốn tài nguyên thông tin của NDT là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động

phục vụ NDT Quá trình theo dõi việc sử dụng tài liệu chính là cơ sở để thư việnhoàn thiện chính sách bé sung nhằm đáp ứng tốt hơn NCT của NDT

1.3.3 Năng lực và tỉnh thần phục vụ của cán bộ thư viện

Cán bộ thư viện là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chấtlượng hoạt động phục vụ NDT Cán bộ thư viện phải có kiến thức sâu rộng, am hiểunhiều lĩnh vực dé có thé tư van, hỗ trợ cho NDT lựa chon những tài liệu, thông tin

phù hợp với yêu cầu Về tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ thư viện phải có thái

độ niềm nở, nhiệt tình với NDT, tạo sự thân thiện, thoải mái cho NDT khi sử dụngcác dịch vụ của thư viện Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như hiệnnay, cán bộ thư viện phải không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên mônnghiệp vụ, kiến thức về tin học và ngoại ngữ dé tạo ra những sản phẩm và dịch vụ

thông tin chất lượng đáp ứng tốt NCT cho NDT

1.3.4 Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất kỹ thuật

Thư viện có cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, hiện đại sẽ thoả mãn đượcnhu cầu của NDT khi đến sử dụng thư viện Ngày nay, với sự phát triển của côngnghệ thông tin, thư viện cần đầu tư trang thiết bị hiện đại, xây dựng phòng đọckhang trang, tao không khí thoải mái, trong lành dé NDT khi đến sử dụng thư viện

có cảm giác thư giãn, thích thú.

22

Trang 27

1.3.5 Mức độ hai lòng của người dùng tin

Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ người dùng

tin là mức độ hài lòng của NDT khi đến sử dụng thư viện Mức độ hài lòng củaNDT phụ thuộc vào một số yếu tố như:

- Nguồn tài nguyên thông tin của thư viện

- Cơ sở vật chất kĩ thuật trang thiết bị

- Tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ thư viện

- Chất lượng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện1.4 Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động phục vụ NDT

1.4.1 Nguồn tài nguyên thông tin

Nguồn tài nguyên thông tin là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên giátrị đối với một thư viện Nguồn tài nguyên thông tin càng phong phú thì khả năngđáp ứng NCT càng lớn, từ đó càng thu hút được NDT đến sử dụng các dịch vụ của

thư viện Hiện nay nhu cầu thông tin của NDT ngày càng cao, ngày càng đa dạng và

phong phú, cả về nội dung cũng như về loại hình tài liệu Do vậy, nguồn tài nguyênthông tin dồi dào, phong phú và đa dạng chính là tiềm năng, nền tang dé thư việnphát triển, thoả mãn tối đa NCT của NDT

1.4.2 Sản phẩm, dịch vụ thông tin thư viện

Sản pham và dịch vụ thông tin của thư viện đóng vai trò là cầu nối giữa các cơ

quan TT - TV và cán bó thư viện với NDT Chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin

thư viện càng đa dạng và phong phú sẽ càng làm thoả mãn tốt hơn NCT của NDT

Do vậy, các cơ quan TT - TV phải không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hoácác sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện nhằm thoả mãn tối đa NCT của NDT

1.4.3 Cán bộ thư viện

Đối với mỗi cơ quan TT - TV, muốn phục vụ tốt NDT, can phải có một độingũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có tinh thần học hỏi, có kinhnghiệm Các cán bộ thư viện phải có những hiểu biết nhất định về chuyên môn,tin học và ngoại ngữ Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của hoạt

động phục vụ NDT tại thư viện.

23

Trang 28

Cán bộ thư viện là một trong bốn yếu tố cầu thành nên thư viện và tài liệucủa thư viện có được sử dụng và khai thác hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều

vào vai trò của cán bộ thư viện Cán bộ thư viện đóng vai trò là cầu nối giữa NDT

với nguồn tài nguyên thông tin thư viện Thông qua cán bộ thư viện, NDT có thétiếp xúc một cách hiệu quả với tài liệu, cũng như có thể sử dụng hiệu quả các sản

pham dich vụ thông tin của thư viện.

Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật trong thư viện, cán bộ thư viện là người vận

hành, sử dụng và quản lý Một co quan thông tin thư viện được trang bị những cơ sở

vật chất hiện đại, nhưng những trang thiết bị cơ sở vật chất đó chỉ có thể phát huytác dụng, công năng tối đa giá trị chính nhờ sự vận hành, sử dụng quản lý hiệu quảcủa cán bộ thư viện.

1.4.4 Cơ sở vật chất, ha tang công nghệ

Cơ sở vật chất kỹ thuật của thư viện bao gồm trụ sở và toàn bộ trang thiết bị

thư viện Đối với NDT thì đây là phương tiện, công cụ giúp họ tiếp xúc trực tiếp với

sách báo, tài liệu, với nguồn tri thức dé phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu,

công tác và giải trí Đối với nguồn tài nguyên thông tin thì cơ sở vật chất là nơichứa đựng va bao quản tài sản dé có thé phục vụ lâu dài Đối với cán bộ thư viện thì

cơ sở vật chất chính là nơi làm việc hàng ngày, nơi cán bộ thư viện gắn bó để làmtốt các nhiệm vụ của mình

Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ có vị trí rất quan trọng quyết định đến hiệu

quả, chất lượng hoạt động phục vu NDT Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ đòi hỏi

ngày càng hiện đại nhằm đáp ứng nhanh nhất NCT của NDT tại thư viện Cơ sở vật

chất, hạ tầng công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hiện đại hoá

và chuyền đổi số trong hoạt động thư viện

1.5 Khái quát về Thư viện Quân đội

1.5.1 Vài nét về lịch sử Thư viện Quân đội

Thư viện Quân đội thành lập ngày 15 thang 11 năm 1957 Thời điểm đó, sauchỉ thị của Tổng quân ủy mà trực tiếp là đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh -Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Thư viện Quân đội

24

Trang 29

chính thức là một bộ phận của Câu lạc bộ Quân nhân, trực thuộc Cục Tuyên huấn

-Tổng cục Chính trị Những ngày đầu thành lập, Thư viện Quân đội bắt đầu thực

hiện nhiệm vụ của một cơ quan văn hoá với 03 người trong biên chế và 500 cuốnsách được chuyền từ chiến khu về cùng một số tài liệu của cơ quan Bộ Quốc phònglưu trữ chuyền giao Tới năm 1958, nghĩa làgần một năm sau ngày thành lập, Thư

viện Quân đội mới chính thức trở thành thư viện trung tâm của toàn quân sau khi được tách ra khỏi Câu lạc bộ Quân nhân.

Tới tháng 9 năm 1961, việc phục vụ NDT tại chỗ và tổ chức hệ thống thưviện trong quân đội chính thức trở thành chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Thưviện Quân đội (TVQĐ) Cũng từ thời điểm này, TVQĐ bắt đầu thành lập các

phòng, ban, tăng cường trang bị cơ sở vật chất, cũng như bắt đầu hình thành các quy

trình nghiệp vụ, Thư viện Quân đội cũng đã không ngừng cải tiến công tác biên

mục, xử lí tài liệu Bên cạnh đó, một số công tác như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

biên soạn thư mục chuyên đề đã được quan tâm, ra đời và phát triển Bằng việc tổ

chức Hội nghị cán bộ thư viện toàn quân, công tác hướng dẫn nghiệp vụ của TVQD

đối với các thư viện trong toàn quân bắt đầu trở thành nề nếp và phát huy hiệu quả.Dưới sự hướng dẫn của Thư viện Quân đội, tính đến năm 1964, toàn quân đã thành

lập được nhiều thư viện từ cấp trung đoàn trở lên, và từ cấp đại đội đều đã có tủ

sách với vốn tài liệu ban đầu từ 100 - 300 bản

Dé phù hợp với điều kiện chiến tranh trong giai đoạn 1965 - 1975, các hìnhthức phục vụ sách báo của TVQD cũng được đổi mới dé phù hợp hơn với chủtrương hướng các hoạt động thư viện về cơ sở và lay hoạt động của dai đội làm hạt

nhân Với mục tiêu giúp cho các thư viện cấp dưới có thé hoạt động thuận tiện và

hiệu quả hơn, hàng năm TVQĐ đã biên soạn mục lục tủ sách trên vai Với số lượng

100 - 200 cuốn, tủ sách này được tổ chức thành những “gác sách”, “hòm sách” ởcác trận địa pháo, “tui sách” của các nhóm trực chiến, “ca bin sách” của các đoàn xe

tải, “giá sách ham chữ A” của các công binh trên đường Trường Sơn Với phươngthức phân chia nhỏ lẻ như vậy, trong trường hợp hành quân dài thì tủ sách đại đội được chia đêu môi người 1-2 cuôn, tô chức luân phiên nhau đọc va bảo quan.

25

Trang 30

TVQD chính thức trở thành thư viện khoa học quân sự vào năm 1973, một

năm sau khi chuyên về trụ sở tại 83 Ly Nam Dé, quận Hoàn Kiếm, thành phố HàNội Đến năm 1975, băng việc mở rộng quan hệ với nhiều cơ quan để thu thập tàiliệu và được Ban Tổng kết Tổng cục Chính trị chuyên giao toàn bộ kho sách, kếthợp với việc tiếp quản toàn bộ kho sách của Mỹ - Ngụy, số lượng tài liệu của

TVQD đã lên đến con số gần 20 vạn bản

Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của Quân đội, TVQĐ đã cho ra đời các loại

thư mục như: Thư mục thông báo khoa học phục vụ công tác nghiên cứu (với hai nội dung chính là phục vụ cho công tác Đảng, công tác chính tri trong lực lượng

vũ trang va phục vụ nghiên cứu khoa hoc quân sự); Thư mục giới thiệu phục vụ

công tác học tập, Thư mục tuyên truyền phục vụ các ngày lễ kỷ niệm lớn Bên

cạnh đó còn một số thư mục như: “Về chủ nghĩa thực dân mới của đề quốc Mỹ ởmiền Nam Việt Nam” (1971), “Hồ Chủ tịch - Người cha thân yêu của các lực

lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; Thư mục trích dẫn (1969), và hàng trăm thư

mục với các nội dung khác nhau Trong đó, không thể không nhắc đến bộ thư mục

10 tập “Nghiên cứu về đường lối chính trị, quân sự và tư tưởng cách mạng củaChủ tịch Hồ Chí Minh” Đối với thư mục giới thiệu phục vụ học tập của cán bộ,

chiến sĩ trong toàn quân như, có thé ké đến “Thu mục phục vụ cuộc vận động khắcsâu căm thù, nâng cao khí tiết” (1965), Đối với thư mục tuyên truyền phục vụ

các ngày kỷ niệm lớn, nồi bật là các thư mục: “Chào mừng nước Việt Nam dânchủ cộng hòa tròn 30 tuổi” (1975), Cùng với đó, Thư viện Quân đội cũng đãphát động nhiều phong trào đọc trong toàn quân, một trong số đó có thé kế đến là

phong trào “Đọc và làm theo sách người tốt việc tốt” đã từng để lại nhiều dấu ấntốt đẹp đối với các chiến sỹ vào thời điểm đó

Trước những yêu cầu ngày càng cao từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quânđội, Thư viện Quân đội bắt đầu tiến hành biên soạn “Bản tin tham khảo chuyên

đề” lược thuật từ sách báo nước ngoài viết về chiến tranh, quân đội, quốc phòng từ

cuối năm 1978 Cũng từ thời điểm này, Thư viện Quân đội có thêm nhiệm vụ biênsoạn “Thông tin nhanh phục vụ lãnh đạo và chỉ huy” Đến thời điểm này, Thư viện

26

Trang 31

Quân đội được trở thành đơn vi trực thuộc của Tổng cục Chính tri Với việc ra đờiNghị quyết 430/NQ-QU về công tác xuất bản vào năm 1980, trong đó có phần vềcông tác Thư viện, Thường vụ Quân ủy Trung ương đã nhắn mạnh: “Mở rộng hơn

nữa phạm vi hoạt động của Thư viện Quân đội, đưa Thư viện Quân đội trở thành

nơi phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu khoa học và nghệ thuật quân sự của

toan quân”.

Quán triệt Nghị quyết với tinh thần cao nhất, Thư viện Quân đội đã khôngngừng mở rộng nhiều hình thức, nội dung phục vu, và đã biên soạn gần 100 Thư

mục thông báo khoa học đề cập đến 04 nội dung lớn gồm: Thư mục phục vụ công

tac Đảng, công tác chính tri trong lực lượng vũ trang; Thư mục phục vụ nghiên cứu

khoa học quân sự; Thư mục phục vụ tổng kết chiến tranh; Thư mục về kinh tế quốc

phòng và quốc phòng toàn dân trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ

Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Cùng với đó, TVQD cũng đồng thời thực hiện nhiệm vụđiểm sách nước ngoài về công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũtrang và biên soạn rất nhiều thư mục có giá trị nghiên cứu đáp ứng nhu cầu của cán

bộ chiến sĩ trong toàn quân

Năm 1986, trước tình hình đất nước bước vào thời kỳ đổi mới với nhữngbiến động lớn về chính trị - xã hội, đòi hỏi công tác Đảng, công tác chính trị

trong quân đội phải được tăng cường, củng cố và phát huy, nhằm đáp ứng một

cách hiệu quả hơn trước những yêu cầu mới về bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội

chủ nghĩa.

Sau khi khánh thành trụ sở mới vào năm 1995, mọi hoạt động của TVQDdan ôn định và có nhiều bước phát triển Một trong số đó phải kể đến việc TVQDđưa vào sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin như phần mềm CDS-ISIS phục

vụ trong một số khâu của nghiệp vụ thư viện Cùng với đó, dưới sự hướng dẫn củaTVQD, các thư viện trong toàn quân cũng đã có nhiều chuyền biến tích cực với việc

thường xuyên tô chức các cuộc thi tìm hiểu nội dung sách trong tủ sách Phòng Hồ

Chí Minh, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài quân đội tổ chức thành công

nhiêu cuộc thi tìm hiêu khác nhau.

27

Trang 32

Ba năm sau, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nói chung và

công nghệ máy tính nói riêng, TVQĐ đã ngay lập tức bắt tay vào việc đưa các ứng

dụng tin học và các phần mềm chuyên ngành thư viện vào từng hoạt động của thư

viện như xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) thư mục, trong đó có CSDL thư mục

sách, tư liệu, luận án, luận văn, CSDL thư mục tên báo-tạp chí, CSDL bài trích báo

- tap chí; Xây dựng các trang web của TVQD trên mang LAN, Mạng truyền số liệuquân sự, mạng Internet; Xây dựng phòng đọc điện tử; Xây dựng CSDL toàn văn;

Xây dựng CSDL dữ kiện; Số hóa tài liệu quân sự, chính trị, lịch sử,

Đến năm 2016, dự án “Đầu tư xây dựng trụ sở thư viện hiện đại” đã hoảnthành sau 4 năm kê từ khi chính thức được phê duyệt với nhiều trang thiết bị CNTT

phục vụ công tác TT - TV được đầu tư như: Trang bị phòng đọc điện tử, hệ thống

máy chủ, máy ScanRobot hiện đại; Nâng cấp trang web; Trang bị phần mềm thưviện số và quản trị thư viện điện tử

1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cầu tổ chức

a Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Quân độiTVQD trực thuộc Tổng cục Chính tri là cơ quan đầu ngành của hệ thông thưviện trong toàn quân và là Thư viện khoa học tổng hợp chuyên ngành về quân sự

cấp Nhà nước

- Chức năng:

+ Tổ chức, khai thác va phục vụ chung vốn tài liệu nhăm truyền bá tri thức,cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện vàgiải trí cho các bộ, chiến sỹ trong toàn quân cũng như nhân dân trên địa bàn đơn vịđóng quân.

+ Thu thập, bảo tồn sách, báo, tư liệu, vật mang tin về quân sự và các lĩnhvực liên quan trong và ngoai nước.

+ Tham mưu giúp Thủ trưởng Tổng cục Chính trị về công tác thư viện vàhoạt động sách báo trong Quân đội.

+ Hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống Thư viện, phòng đọc sách báo trong

toàn quân.

28

Trang 33

- Nhiệm vụ:

+ Tổ chức các loại hình phục vụ bạn đọc tại chỗ, mượn về nhà; khai thác tàiliệu đa phương tiện, trưng bày triển lãm, tuyên truyền, giao lưu tọa đàm giới thiệu

sách, báo phục vụ rộng rãi mọi đối tượng.

+ Tổ chức bồ sung sách tập trung cấp phát cho các đơn vị, bảo đảm đời sống

văn hóa, tinh thần cho bộ đội

+ Định hướng văn hóa đọc, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ

cán bộ, nhân viên thư viện trong quân đội Theo dõi, kiểm tra các hoạt động thưviện sách báo, trang thiết bị thư viện, phòng đọc, tủ sách đối với hệ thống thư viện

+ Biên soạn và phát hành các loại thư mục, thông tin nghiên cứu phục vụ

lãnh đạo, chỉ huy các cấp và cán bộ chiến sỹ trong quân đội

+ Quản lý cán bộ, nhân viên của cơ quan theo quy định của Nhà nước và Bộ

+ Bảo quản vốn tài liệu, phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất và bảo

đảm an toàn hệ thống mạng, phần mềm của thư viện

+ Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và côngnghệ thông tin vào công tác thư viện.

+ Hợp tác, trao đôi tài liệu với các thư viện và cơ quan thông tin trong, ngoàinước theo định hướng của Bộ Văn hóa Thê thao và Du lịch, Bộ Quốc Phòng

29

Trang 34

b Cơ cấu tổ chức của Thư viện Quân đội:

TVQĐ có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, khoa học với đội ngũ cán bộ có trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ cao, đa số đã được đào tạo chuyên ngành thư viện Hệ thống

Trang 35

* Phòng phục vụ bạn đọc Chức năng:

Phòng Phục vụ bạn đọc có chức năng cung cấp thông tin phục vụ nhu cầunghiên cứu, học tập, giải trí của NDT cũng như bảo quản vốn tài liệu của TVQĐ.Phòng phục vụ bạn đọc bao gồm 7 bộ phận gồm: Phòng đọc Tổng hợp; Phòng Tracứu; Phòng Mượn; Phòng Báo - Tạp chí; Phòng đọc Điện tử; Tổng kho Lưu trữ và

Kho Luân chuyền.

Nhiệm vụ:

- Tổ chức quản lý, khai thác, bảo quản vốn tài liệu

- Tìm hiểu nhu cầu của NDT, hướng dẫn tra cứu, tìm kiếm thông tin, bảođảm đáp ứng yêu cầu thông tin của NDT

- Xây dựng cơ sở dit liệu bài trích báo, tạp chí theo chủ đề

- Tổ chức các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách báo

- Tổ chức các hình thức phục vụ NDT: tại chỗ, mượn về, phục vụ từ xa, phục

vụ theo yêu cầu NDT

- Sao chụp tài liệu.

* Phòng Bo sung sách tập trung

Chức năng:

Phòng Bồ sung sách tập trung có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc

trong việc chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác phát hành sách trong toàn

quân, thực hiện cấp kinh phí cho các đơn vị dé tự bổ sung sách theo nhu cầu của từng

Trang 36

- Phối hợp với phòng Bồ sung - xử lý kỹ thuật, phòng Thông tin thư mục

máy tính biên soạn thư mục thông báo sách mới, đưa lên trang hoạt động của Thư

viện Quân đội và phân cấp cho thư viện các đơn vi

- Phối hợp, nam tình hình việc phan cap sách các đơn vi, co quan trực thuộc

Bộ Quốc phòng xuống đơn vị cơ sở và hiệu quả hoạt động sách báo

* Phòng Thông tin - Thư mục - May tính

Chức năng:

Phòng Thông tin - Thư mục - Máy tính có chức năng xử lý, biên soạn, phổbiến các sản phẩm thông tin, thư mục có chọn lọc góp phần định hướng đọc, địnhhướng thông tin, t6 chức phát triển khai thác nguồn tài nguyên số, phục vụ tại chỗ

và từ xa, nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ và hoạt động thôngtin thư viện Ngoài ra, Phong còn chịu trách nhiệm vận hành hệ thống công nghệ

thông tin bảo đảm thông suốt, an toàn, hiệu quả Phòng gồm hai bộ phận là Bộ phậnThông tin Thư mục và bộ phận Công nghệ Thông tin

Nhiệm vu:

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của thư viện

Quân đội cũng như đối với toàn quân

- Tổ chức bộ máy tra cứu thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dit liệu, quan

lý, khai thác vốn tài liệu thư viện

- Tạo lập, biên soạn, tô chức quản lý, khai thác, phục vụ điện tử, số hóa tàiliệu Xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục hồi cố, cơ sở dit liệu số, xây dựng cơ sở dữ

liệu dữ kiện.

- Biên soạn, phát hành các loại hình thông tin thư mục: thư mục thông báo

sách mới, thư mục chuyên đề, tài liệu chuyên đề phục vụ lãnh đạo

- Mua sắm, sửa chữa và duy trì hoạt động của các trang thiết bị phục vụ chocác hoạt động nghiệp vụ của thư viện.

- Bảo đảm an toàn cho hệ thống dir liệu va quản trị hệ thống thông tin

Trang 37

Nhiệm vụ:

- Căn cứ vào chỉ thị, nghị quyết hướng dẫn của cấp trên; yêu cầu nhiệm vụ

và tình hình thực tiễn của đơn vị; lập kế hoạch công tác hành chính, quân sự báo cáogiám đốc phê duyệt và tô chức thực hiện

- Duy trì đơn vị chấp hành nghiêm mọi chế độ, nề nếp trong xây dựng chínhquy, chấp hành kỷ luật, xây dựng và triển khai kế hoạch công tác quân sự Thực

hiện chế độ sơ, tổng kết, báo cáo cấp trên theo quy định

- Bảo đảm chặt chẽ các mặt công tác hậu cần, kỹ thuật, tài chính, văn thư lưu

trữ và bảo đảm an ninh an toàn chung cho cơ quan Quản lý vật tư bảo đảm trang thiết

bị phục vụ cho các hoạt động của thư viện theo phạm vi chức trách được phân công.

- Xử lý kỹ thuật toàn bộ các tài liệu nhập về theo các công đoạn chuẩn

nghiệp vụ: đóng dấu, dán nhãn, dán chỉ từ, đăng ký, biên mục tài liệu theo chuẩnnghiệp vụ, tô chức hệ thống mục lục công vụ,

- Thu thập các loại hình sách, báo, tài liệu trong và ngoài nước về khoa họcquân sự, khoa học xã hội nhân văn quân sự và các lĩnh vực liên quan dé lưu trữ lâuđài, bằng cách hình thức: mua, nhận lưu chiều, trao đồi, biếu tặng,

Trang 38

Nhiệm vụ:

- Tham mưu, đề xuất về phương hướng, kế hoạch, biện pháp tổ chức hệthống thư viện trong quân đội Thường xuyên năm bắt tình hình hoạt động thư việnsách báo của hệ thống thư viện trong toàn quân

- Căn cứ vào chỉ thị, nghị quyết, nhiệm vụ của cấp trên, tình hình thực tiễn

của đơn vị và hệ thống thư viện trong quân đội, tham mưu, xây dựng kế hoạch

hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị, báo cáo Ban Giám đốc và tổ chức thực hiện

- Tham gia, tổ chức nghiên cứu khoa học thông tin thư viện, ứng dụng côngnghệ thông tin mới vào TVQĐ; tô chức kiểm tra hoạt động nghiệp vụ ở đơn vị cơ

sở, tô chức in tài liệu, số sách mẫu biểu liên quan đến nghiệp vụ thư viện Quan hệphối hợp hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Quân đội để

thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ.

- Tham gia soạn thảo điều lệ, quy chế, quy định, tài liệu bồi dưỡng hướng dẫnnghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên thư viện toàn quân Tham gia sơ kết, tổng kết, rútkinh nghiệm, tổng hợp tình hình báo cáo Ban Giám đốc và cấp trên theo quy định

1.5.3 Nguồn tài nguyên thông tin

Đề cầu thành một thư viện, bên cạnh những yếu tố như con TIgười, cơ so vatchất , thì một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất không thé không kếđến yếu tố nguồn tài nguyên thông tin Đây chính là yếu tố có tính chất quyết định

đối với mỗi thư viện nói chung và đối với TVQD nói riêng

Tổng số tài nguyên thông tin hiện có tại TVQĐ là hơn 463.863 và đa số tàiliệu tai TVQD là tiếng Việt, chiếm hơn 80% trong tổng số 5 ngôn ngữ chính có

trong thư viện.

Tài liệu tại TVQĐ rất phong phú và đa dạng bao gồm: sách, báo - tạp chí,luận văn - luận án, tư liệu, tài liệu điện tử, băng - đĩa - vi phim, tư liệu Trong số

đó, đa số NDT tới TVQD thường quan tam đến sách, báo - tạp chí, luận văn - luận

án, tư liệu.

Với số lượng tài liệu tại TVQD rất lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhaunhư quân sự, chính tri, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật, kinh tẾ, y học Trong

số đó, cơ bản NDT tại TVQĐ thường quan tâm đến các tài liệu có nội dung liên

quan đến quân sự, chính tri, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật

34

Trang 39

1.5.4 Các nhóm người dùng tin

Đối với các cơ sở TT - TV, NDT là những người có nhu cầu tìm kiếm và sửdụng nguồn tài nguyên thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân Nói cách khác,NDT là đối tượng phục vụ chính của các cơ sở TT - TV và việc thỏa mãn nhu cầutin của NDT là mục đích cao nhất của các cơ sở TT - TV nói chung và của TVQD

nói riêng.

Tiêu chí quan trọng dé đánh giá chất lượng hoạt động của một cơ sở TT - TV

chính là mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của NDT Xuất phát từ điều này, đối với mọi

cơ sở TT - TV, nghiên cứu NDT là một trong những nhiệm vụ có vai trò quan trọng

nhất Từ kết quả của việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu thông tin của NDT sẽ là cơ

sở dé định hướng các hoạt động nghiệp vụ chính của các cơ sở TT - TV nhằm đề ra

những kế hoạch phục vụ đạt hiệu quả cao nhất.

Là thư viện khoa học tổng hợp về quân sự cấp nhà nước, là cơ quan nghiệp

vụ đầu ngành của hệ thống thư viện Quân đội nhân dân Việt Nam, với nguồn tàinguyên thông tin phong phú, môi trường khai thác thông tin hiện đại, thân thiện nênNDT của TVQD rất da dang Song họ có đặc điểm chung là đều có NCT về Quân

sự, về chiến tranh và quân đội

Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất nghề nghiệp, dia vi xã hội và mục đích khai

thác thông tin, có thé chia NDT của TVQD thành 5 nhóm cơ bản sau:

- Nhóm thứ nhất, nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhóm NDT này chiếm số lượng không nhiều nhưng là nhóm vừa đóng vaitrò là chủ thé cung cấp thông tin, vừa đóng vai trò là NDT của TVQD Đây là nhóm

thường xuyên của thư viện, bao gồm thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong quân đội,

các cán bộ trong Thư viện.

Nhu cầu tin của nhóm NDT này rộng, bao quát trên nhiều lĩnh vực trongcuộc sống bao gồm các vấn đề quân sự, chính tri, văn hoá, xã hội, thời sự, khoa học,

các tài liệu liên quan đến công tác lãnh đạo, quản lý Nhóm NDT này cần đáp ứng

nhu cầu tin một cách nhanh chóng, chính xác và có độ tin cậy cao Trong việc phục

vụ nhu cầu tin đối với đối tượng NDT này, cán bộ thư viện cần có hiểu biết nhất

định, cần nắm chắc về các nguồn tin và thông thạo các phương pháp tra cứu tìm tin

Phương pháp phục vụ cho đối tượng NDT này thường là phục vụ từ xa bằng cách

35

Trang 40

cung cấp đến từng cá nhân các thư mục chọn lọc và ấn phẩm thông tin, các bản tinnhanh được xử lý tổng hợp, cho mượn tài liệu theo những yêu cầu cụ thé.

- Nhóm thứ hai, nhớm NDT làm công tác nghiên cứu, giảng day

Nhóm NDT này có học hàm, học vị cao với nhiều chuyên ngành khác nhau

và đã hoặc đang tham gia vào hoạt động nghiên cứu hoặc giảng dạy trong các học viện, nhà trường và trong các cơ quan quân đội Nhóm NDT này thường quan tâmđến những tài liệu chuyên sâu và có giá trị nghiên cứu Nhu cầu tin của đối tượng

này ngoài những thông tin mới, cập nhật, còn có cả những thông tin hồi có

- Nhóm thứ 3, nhóm NDT là học sinh, sinh viên, học viên cao học

Đây là nhóm NDT tiềm năng và chiếm số lượng lớn của TVQD mặc dùnhóm NDT này cũng biến động thường xuyên Nhu cầu tin của nhóm NDT này làcác thông tin và tài liệu phục vụ cho việc học tập và làm luận văn tốt nghiệp baogồm những tài liệu mới và tài liệu hồi cố Với đặc thù riêng nên nhóm NDT này cầnđược hướng dẫn về vốn tài liệu và các nguồn lực thông tin của TVQD cùng cácphương pháp tìm kiếm, tra cứu phù hợp với từng nhu cầu cụ thể

- Nhóm thứ 4, nhóm NDT cán bộ đã nghỉ hưu

Đây là nhóm NDT bao gồm các cán bộ, sỹ quan trong quân đội, các cán bộquản lý, các cán bộ nghiên cứu đã nghỉ hưu Nhóm NDT này tới thư viện nhằm tìmkiếm tài liệu nghiên cứu, cập nhật thông tin, kiến thức theo sở thích hoặc theo nhu

cầu cá nhân Cơ bản các tài liệu nhóm NDT này thường khai thác liên quan đến chính

trị, xã hội, lịch sử, báo — tạp chí hàng ngày Đây là nhóm NDT thường xuyên đến Thưviện và quan tâm đến các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách báo của thư viện

- Nhóm thứ 5, nhóm NDT hạ sỹ quan, chiến sỹ

Do đặc thù của nhóm NDT này là do đơn vị quản lý quân số trực tiếp nên ítkhi có điều kiện tới TVQĐ Nhóm này cơ bản tìm đọc các tài liệu như sách, báo —tạp chí, sách văn học nghệ thuật và các tài liệu phục vụ tự học tập nâng cao trình độ.

Mặc dù việc phân loại đôi lúc chỉ mang tính chất tương đối nhưng nhờ đó

TVQD có thé xác định được nhu cau tin khác nhau của từng đối tượng NDT Từ đó

cán bộ thư viện có thé tham mưu, tư van cho Ban giám đốc trong việc hoạch định

chiến lược phát triển năng lực thông tin đối với các nhóm NDT một cách chính xác

và hiệu quả.

36

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN