1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 10 (Văn học dân gian)

53 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ hoạt động dạy học phần đọc các tác phẩm văn học dân gian trong sách Ngữ văn 10 tập 1 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
Tác giả Chu Đào Giáng My
Người hướng dẫn ThS. Lê Quang Hùng
Trường học Trường Đại học Đồng Nai
Chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đồng Nai
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 114,02 KB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (5)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (5)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (6)
  • 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (6)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • 6. Giả thuyết khoa học và đóng góp của đề tài (7)
  • 7. Cấu trúc đề tài (8)
  • Chương 1. Cơ sở khoa học (9)
    • 1.1. Cơ sở lí luận (9)
      • 1.1.1. Vấn đề học sinh là chủ thể tích cực của quá trình dạy học (9)
      • 1.1.2. Đa dạng hóa các hình thức và phương pháp dạy học (9)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (10)
  • Chương 2. Trắc nghiệm và trắc nghiệm khách quan trong dạy học ngữ văn (12)
    • 2.1. Vài nét về trắc nghiệm khách quan (12)
    • 2.2. Một số hình thức trắc nghiệm khách quan (13)
      • 2.2.1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (13)
      • 2.2.2. Trắc nghiệm điền khuyết (14)
      • 2.2.3. Trắc nghiệm “Đúng – Sai” (15)
      • 2.2.4. Trắc nghiệm ghép đôi (15)
    • 2.3. Trắc nghiệm với dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông (16)
  • Chương 3. Xây dựng hệ thống câu hỏi cho hoạt động dạy học phần đọc tác phẩm tự sự dân gian (18)
    • 3.1. Khảo sát sách giáo khoa (18)
    • 3.2. Một số lưu ý khi xây dựng hệ thống câu hỏi (20)
    • 3.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi (21)
      • 3.3.1. Câu hỏi phục vụ dạy học phần Đọc bài 1 (21)
      • 3.3.2. Câu hỏi phục vụ dạy học phần Đọc bài 2 (32)
    • 3.4. Đo lường chất lượng sản phẩm (42)
  • Tài liệu tham khảo (46)
  • Phụ lục (47)
    • 1. Bảng 2. Thống kê kết quả khảo sát học sinh lớp 10 (0)
    • 2. Bảng 1. Thống kê kết quả khảo sát giáo viên Ngữ văn khối lớp 10 (0)
    • 3. Bảng 1.1. Các văn bản tác phẩm văn học dân gian ở sách Ngữ văn 10, tập 1, bộ Chân trời sáng tạo (0)
    • 4. Bảng 3.1.2. Các văn bản tác phẩm văn học dân gian ở sách Ngữ văn 10, tập 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (0)
    • 5. Bảng 3.1.3. Các văn bản tác phẩm văn học dân gian ở sách Ngữ văn 10, tập 1, bộ Cánh diều (0)
    • 6. Bảng 3.4.1. Đánh giá của giáo viên về hệ thống câu hỏi (0)

Nội dung

Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 bài 1,2 Trắc nghiệm Thần Trụ Trời Trắc nghiệm Pro-me-te và loài người Trắc nghiệm Đi san mặt đất Trắc nghiệm Cuộc tu bổ các giống vật Trắc nghiệm Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxay Trắc nghiệm Gặp Karip và Sila Trắc nghiệm Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trắc nghiệm không phải là vấn đề mới ở Việt Nam và cả thế giới Phạm vi sử dụng và hiệu quả của nó là không phải bàn cãi Người ta đã nghiên cứu và sử dụng nó vào rất nhiều lĩnh vực, trong đó có dạy học.

Trong tầm bao quát tư liệu còn nhiều hạn chế của mình, chúng tôi chưa tìm thấy các tài liệu bàn về vấn đề cụ thể mà chúng tôi đề cập trong khóa luận này Ở trường Đại học Đồng Nai, gần đây chúng tôi thấy có một vài bài báo, công trình ít nhiều có liên quan đến trắc nghiệm trong dạy học Ngữ văn

“Trắc nghiệm nhiều lựa chọn với hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học Ngữ văn” của tác giả Lê Quang Hùng đăng trong Tạp chí khoa học trường Đại học Đồng Nai số 19 năm 2020.

Trong bài viết này, tác giả tập trung vào việc phân tích hình thức trắc nghiệm gắn liền với hoạt động kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn ở bậc phổ thông Đối tượng nghiên cứu trong luận văn dựa trên sách giáo khoa Ngữ văn mới Tuy nhiên, có một hạn chế là vào thời điểm tác giả Lê Quang Hùng viết bài, các bộ sách giáo khoa (trong đó có bộ Chân trời sáng tạo) vẫn chưa được xuất bản và đưa vào sử dụng trong quá trình giảng dạy.

Khóa 08 Đại học Sư phạm Ngữ văn trường Đại học Đồng Nai (2022) có một khóa luận của sinh viên Lê Hoàng Nam với đề tài Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 trung học phổ thông (phần văn học Việt Nam).

Bài khóa luận hướng tới thiết lập một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ mục đích ôn tập kiến thức Văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 12 cho học sinh phổ thông.

Vì thế, bên cạnh việc kế thừa những tri thức đã có về trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm trong dạy học, đề tài chúng tôi lựa chọn có thể được xem là một hướng đi mới bởi nó được đặt trong một phạm vi mới là sách Ngữ văn mới(bộ Chân trời sáng tạo) và chương trình 2018.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện khóa luận, chúng tôi sử dụng kết hợp linh hoạt một số phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học chuyên ngành nói riêng.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp Đây vừa là thao tác của tư duy vừa là phương pháp nghiên cứu cụ thể của chúng tôi khi thực hiện khóa luận

Chúng tôi tổng hợp và phân tích các tư liệu, tài liệu, các số liệu có liên quan đến việc thực hiện đề tài.

- Phương pháp quan sát, điều tra

Phương pháp này giúp chúng tôi thu thập các thông tin để từ đó nắm bắt chính xác thực tế dạy học bộ môn nói chung và đối tượng của đề tài nói riêng tại một số trường trung học phổ thông

- Phương pháp thống kê, phân loại

Các tài liệu, tư liệu, số liệu được thống kê, phân loại và sắp xếp thành hệ thống nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, tiện dụng khi thực hiện đề tài.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Một số giảng viên, giáo viên Ngữ văn được chúng tôi tham khảo ý kiến để xác định hướng đi trong quá trình thực hiện khóa luận cũng như đưa ra những nhận định, đánh giá về tính khả thi và chất lượng của hệ thống câu hỏi được chúng tôi xây dựng.

Ngoài ra, còn một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác cũng được chúng tôi sử dụng trong quá trình thực hiện khóa luận.

Giả thuyết khoa học và đóng góp của đề tài

Nếu hướng đi là đúng và việc nghiên cứu thành công thì đề tài sẽ xây dựng được một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan có độ tin cậy, phục vụ hoạt động dạy học phần Đọc các tác phẩm văn học dân gian trong sách Ngữ văn 10, tập 1, bộ sách Chân trời sáng tạo ở trường phổ thông.

Về lý luận, khóa luận góp phần khẳng định những ưu thế của câu hỏi trắc nghiệm trong hoạt động dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng.

Về thực tiễn, từ kết quả nghiên cứu của khóa luận, giáo viên và học sinh lớp 10 có thể có thêm một công cụ tiện dụng, đáng tin cậy, hiệu quả trong hoạt động dạy học về các văn bản Văn học dân gian.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của khóa luận này còn cung cấp thêm dữ liệu để xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm phục vụ cho quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc phổ thông.

Cấu trúc đề tài

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được triển khai thành 3 chương:

- Chương 1 Cơ sở khoa học của đề tài

- Chương 2 Trắc nghiệm và trắc nghiệm trong dạy học Ngữ văn

- Chương 3 Xây dựng hệ thống câu hỏi cho hoạt động dạy học phần Đọc tác phẩm tự sự dân gian

Cơ sở khoa học

Cơ sở lí luận

1.1.1 Vấn đề học sinh là chủ thể tích cực của quá trình dạy học

Hiện nay, việc dạy học theo hướng hiện đại hết sức chú trọng tới vai trò chủ thể của học sinh, học sinh là nhân tố tích cực, giữ vai trò trung tâm của quá trình dạy học Theo định hướng dạy học tích cực hóa hoạt động của học sinh, mọi thiết kế bài giảng của giáo viên cũng như nội dung và phương pháp biên soạn những bộ sách giáo khoa Ngữ văn mới đều phải lấy học sinh làm trung tâm hay nói một cách cụ thể và chính xác hơn là “xem học sinh là một trung tâm của quá trình dạy học”.

Phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi giáo viên hướng vào người học, chú ý tới việc cung cấp cách thức để học sinh tự tìm ra chân lý chứ không phải là truyền đạt chân lý Đó chính là mục đích của dạy học theo tinh thần đổi mới

“tích cực hóa hoạt động của người học”.

Trong việc dạy học, nếu có một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tiện dụng, hữu ích giáo viên sẽ có được cơ sở, điều kiện nhằm định hướng và thúc đẩy quá trình các em tự tư duy, nghiên cứu để tìm ra đáp án Từ đó, phát huy tính tích cực, chủ động của người học ở trường và ở nhà.

1.1.2 Đa dạng hóa các hình thức và phương pháp dạy học

Một trong những vấn đề quan trọng mà chúng tôi nhận thức được qua các học phần Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông là phải đa dạng hóa các hình thức và phương pháp dạy học Để hướng tới đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Ngữ văn thì đây là một trong những yêu cầu bắt buộc phải thực hiện được.

Giáo viên phải đa dạng hóa các hình thức và phương pháp trong quá trình dạy học bởi không có một phương pháp nào là hoàn hảo, tuyệt đối Mỗi phương pháp đều tồn tại những mặt mạnh, yếu riêng tương ứng với mỗi bài, mỗi phần; mỗi lớp, mỗi học sinh; mỗi giáo viên; mỗi điều kiện dạy học

Nếu giáo viên chỉ sử dụng một phương pháp trong suốt quá trình dạy học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán, đơn điệu Ngược lại, khi đa dạng hóa các hình thức học sinh sẽ cảm thấy hứng thú, mới lạ và tiếp thu bài học hiệu quả hơn.

Xây dựng được một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn trong tình hình dạy học hiện nay là một phương pháp có hiệu quả, mang lại nhiều giá trị cho cả giáo viên và học sinh.

Cơ sở thực tiễn

Trong thời điểm đổi mới sách giáo khoa ở tất cả các bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, chương trình dạy học liên tục có những thay đổi gần như toàn diện Đó có thể là những thay đổi cần thiết cho sự đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của ngành giáo dục nước nhà Tuy nhiên, những thay đổi lớn và liên tục cũng gây ra những khó khăn nhất định cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học Vì thế, việc tìm kiếm những biện pháp, giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, bất cập… có thể xảy ra trong quá trình dạy học là vô cùng cần thiết.

Chương trình 2018 còn một năm học nữa là hoàn tất việc triển khai thực hiện ở các trường phổ thông Cùng với đó là các bộ sách Giáo khoa được đưa vào các trường phổ thông để lựa chọn và sử dụng Đối với công tác kiểm tra, đánh giá và thi cử, trắc nghiệm khách quan không còn được sử dụng trong các đề thi tuyển sinh, tốt nghiệp môn Ngữ văn nữa, nhưng việc sử dụng trắc nghiệm vào các hoạt động khác của quá trình dạy học vẫn rất cần thiết, đem lại nhiều hiệu quả và nhiều ý nghĩa thiết thực.

Hầu hết giáo viên và học sinh ở các trường phổ thông được chúng tôi khảo sát ý kiến đều cho rằng rất cần có những hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để sử dụng vào dạy học như kiểm tra kiến thức cũ, đánh giá thường xuyên, trò chơi khởi động trước giờ học, ôn tập – hệ thống hóa kiến thức…

Bảng 1.2.1 Thống kê kết quả khảo sát học sinh lớp 10

Rất cần Cần Không cần

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

Bảng 1.2.2 Thống kê kết quả khảo sát giáo viên Ngữ văn khối lớp 10

Rất cần Cần Không cần

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

Dù số lượng giáo viên được khảo sát chưa nhiều (08 giáo viên) nhưng kết quả khảo sát cho thấy việc có một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phục vụ cho việc tổ chức hoạt động dạy học Ngữ văn nói chung và phần Đọc các văn bản tự sự dân gian nói riêng là rất cần thiết

Trên thực tế, các bộ sách Giáo khoa, tài liệu học tập… chưa thiết kế những công cụ dạy học giàu tiềm năng và hiệu quả này Nhiều giáo viên đã tự chủ động thiết kế những hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho riêng mình ở từng bài học cụ thể Tuy nhiên, việc nghiên cứu, biên soạn và thẩm định mất rất nhiều thời gian, công sức đặc biệt trong thời điểm đang thay đổi sách giáo khoa như hiện nay Vì vậy, vấn đề chưa có tính phổ quát, hệ thống và thực sự mang tính khoa học

Do khuôn khổ của khóa luận có hạn, nên trên đây là một số vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài của khóa luận được chúng tôi tổng hợp và xây dựng làm cơ sở khoa học, định hướng cho mình trong suốt quá trình thực hiện những nhiệm vụ đã đặt ra cho đề tài.

Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh là yếu tố then chốt Học sinh phải được khuyến khích chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức, vận dụng sáng tạo vào quá trình học tập Đồng thời, đa dạng hóa các hình thức và phương pháp dạy học sẽ giúp kích thích hứng thú, duy trì sự tập trung của học sinh, tạo môi trường học tập phong phú và hiệu quả.

Khảo sát thực tế dạy học Ngữ văn ở các trường phổ thông những năm gần đây, đặc biệt là ở các khối lớp đã và đang thực hiện chương trình 2018 với các bộ sách Giáo khoa mới chính là cơ sở thực tiễn của chúng tôi khi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Trắc nghiệm và trắc nghiệm khách quan trong dạy học ngữ văn

Vài nét về trắc nghiệm khách quan

Về mặt khái niệm, có thể hiểu trắc nghiệm là một phương tiện kiểm tra, đánh giá để nhận dạng, xác định và thu thập thông tin phản hồi về khả năng, thuộc tính, đặc tính, tính chất của một sự vật hiện tượng nào đó Trong tiếng Hán, trắc nghiệm (测验) "thì trắc có nghĩa là đo lường, nghiệm có nghĩa là suy xét, chứng thực" [5, tr 85].

Trong dạy học, trắc nghiệm cũng là một phương tiện kiểm tra, đánh giá trình độ, năng lực, kết quả học tập của người học trước, trong và khi kết thúc một giai đoạn, một quá trình thu nhận kiến thức nhất định.

Dù không phải là một phương pháp đánh giá trực tiếp nhưng trắc nghiệm đã được sử dụng từ rất lâu và rộng rãi trong lịch sử giáo dục Đặc biệt, ở thời đại mới trắc nghiệm trong dạy học càng được khuyến khích bởi những thế mạnh về kinh tế, bảo đảm tính khách quan, dễ dàng can thiệp bằng kỹ thuật phù hợp để tăng tính chính xác, độ tin cậy của thông tin về người học.

Vào đầu thế kỷ XIX, trắc nghiệm đầu tiên ra đời tại Hoa Kỳ Phương pháp này được sử dụng trong các nghiên cứu Tâm lý học, nhằm mục đích phát hiện hoặc chẩn đoán các đặc điểm tâm lý của một cá nhân, bao gồm đặc điểm nhân cách, trí tuệ, năng khiếu và xu hướng nghề nghiệp.

Đầu thế kỷ XX, E Thorndike tiên phong đề xướng việc sử dụng trắc nghiệm như phương pháp "khách quan và nhanh chóng" để đánh giá kiến thức học sinh, khởi đầu ở môn toán và dần mở rộng sang lĩnh vực khác Đến năm 1940, tại Hoa Kỳ đã có nhiều hệ thống trắc nghiệm được xuất bản, phục vụ nhu cầu đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.

Năm 1961, việc sử dụng trắc nghiệm ở Hoa Kỳ đã trở nên phổ biến với hơn

2000 chương trình trắc nghiệm chuẩn.

Năm 1963, xuất hiện công trình của Ghecberich dùng máy tính điện tử xử lí kết quả trắc nghiệm trên diện rộng Vào thời điểm đó ở Anh đã có Hội đồng quốc gia quyết định các trắc nghiệm chuẩn cho trường trung học [5, tr.52, 53]. Trong thời kỳ đầu, việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm (test) ở các nước phương Tây đã có một sai lầm như đã sa vào quan điểm hình thức, máy móc trong việc đánh giá năng lực trí tuệ, chất lượng kiến thức của học sinh, hoặc quan điểm phân biệt giai cấp, phủ nhận năng lực học tập của con em nhân dân lao động [5, tr.53]. Ở Liên Xô, từ năm 1926 đến 1931 kiểm tra trắc nghiệm đã từng được sử dụng tại Matxcơva, Leningrat, Kiep nhưng chưa thực sự phổ biến và thuyết phục nên chỉ trong một thời gian ngắn hình thức kiểm tra này không còn được áp dụng Phải đến năm 1963, người ta mới nhận ra những ưu điểm của trắc nghiệm và phục hồi việc sử dụng nó trong kiểm tra kiến thức học sinh. Ở Việt Nam, bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX đã có một số công trình nghiên cứu vận dụng trắc nghiệm vào kiểm tra kiến thức học sinh Ở các tỉnh phía Nam trước năm 1975, trắc nghiệm khách quan đã được sử dụng phổ biến trong kiểm tra ở bậc trung học.

Trong những năm gần đây, theo hướng đổi mới việc kiểm tra, đánh giá, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng phương pháp trắc nghiệm khá rộng rãi trong các trường phổ thông và đại học, trong quá trình dạy học hay trong các kỳ thi học kỳ, thi tốt nghiệp hay thi tuyển sinh đại học, cao đẳng Đã có nhiều công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này và việc sử dụng trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá được thể chế hóa như là một giải pháp hữu hiệu để đổi mới và khắc phục những yếu kém trong công tác kiểm tra, đánh giá ở nhà trường Việt Nam tuy vẫn còn dè dặt Bởi lẽ trắc nghiệm là con dao hai lưỡi, nó có nhiều ưu điểm và cũng tiềm ẩn khá nhiều những mặt trái mà nếu lạm dụng nó thì sẽ làm cho giáo dục phát triển lệch lạc và thậm chí nguy hại [5, tr.53].

Một số hình thức trắc nghiệm khách quan

Về hình thức, có nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm Mỗi loại đều có những đặc điểm, ưu điểm, hạn chế riêng; có những khả năng đo lường kết quả học tập của học sinh ở các mức độ khác nhau Dưới đây là một số loại trắc nghiệm khách quan thường gặp và được chúng tôi sử dụng để xây dựng hệ thống câu hỏi trong khóa luận.

2.2.1 Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn là loại câu trắc nghiệm yêu cầu người học lựa chọn một câu trong số các câu cho sẵn (từ hai câu trở lên) để trả lời Trong các loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, loại trắc nghiệm bốn phương án là rất phổ biến trong hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập [6, tr.55].

Cấu trúc của loại trắc nghiệm này gồm phần thân là câu dẫn và có từ hai đáp án trở lên để người học lựa chọn phương án đúng nhất Phần thân có thể được viết dưới hình thức câu hỏi hoặc đặt ra nhiệm vụ yêu cầu người học phải hoàn thành.

Phần các phương án lựa chọn là câu trả lời cho sẵn (từ 2 phương án trở lên) để người làm bài lựa chọn Trong đó, có một phương án đúng, các câu còn lại là phương án nhiễu.

Mô hình đầy đủ một câu trắc nghiệm 4 lựa chọn như sau:

Các phương án lựa chọn

Phần thân / dẫn có chức năng chính là đặt câu hỏi cho học sinh dưới hình thức câu hỏi Nó cũng có thể đưa ra yêu cầu cho học sinh thực hiện dưới hình thức một câu lệnh Hoặc đặt ra tình huống, vấn đề cho học sinh giải quyết.

Nhiễu là các phương án có vẻ hợp lý nhưng sai Không phải là phương án đúng một nửa. Đáp án dùng để trả lời câu hỏi thể hiện sự hiểu biết của học sinh và là sự lựa chọn chính xác cho câu hỏi hay vấn đề đưa ra.

Câu x: Ai là tác giả của tác phẩm Dưới bóng hoàng lan?

Về ưu điểm: Ưu điểm của trắc nghiệm nhiều lựa chọn là có thể bao quát được khối lượng kiến thức lớn, đo được những khả năng tư duy khác nhau của người học từ đó độ giá trị của nó cũng cao hơn Hơn thế, so với hình thức trắc nghiệm

“đúng – sai” độ tin cậy của loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn cũng cao hơn do giảm thiểu yếu tố đoán mò của người học Ngoài ra, nó còn tiết kiệm thời gian kiểm tra của giáo viên vì có thể cùng lúc khảo sát được số lượng lớn người học. Đồng thời đẩy nhanh quá trình chấm bài và đảm bảo tính khách quan điểm số.

Nhược điểm của loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn là tốn nhiều thời gian biên soạn nội dung câu hỏi và tìm ra các phương án nhiễu Nếu không được cân nhắc, đầu tư, chọn lọc kỹ lưỡng câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn rất dễ rơi vào tình trạng chỉ thuần túy kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức một cách máy móc của học sinh “Nhìn sâu hơn, câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn khó đo được đầy đủ, chính xác khả năng giải quyết vấn đề, khả năng phán đoán, suy luận và khả năng diễn đạt như câu hỏi loại tự luận” [6, tr.56].

2.2.2 Trắc nghiệm điền khuyết Đây là loại câu hỏi trắc nghiệm cung cấp một mệnh đề không đầy đủ thông tin, yêu cầu học sinh phải bổ sung vào phần chỗ trống những từ hay cụm từ thích hợp làm cho câu đầy đủ ý nghĩa.

Ví dụ 1: Prô-mê-tê đã ban cho loài người … … để thoát khỏi tăm tối, giá lạnh, đói khát.

Ví dụ 2: Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây thuộc thể loại sử thi …

Về ưu điểm: Ưu điểm của trắc nghiệm điền khuyết là việc biên soạn câu hỏi rất ngắn gọn, dễ dàng, tiết kiệm thời gian cho giáo viên Loại bỏ hoàn toàn khả năng đoán mò của học sinh Đồng thời, người học có thể diễn đạt câu trả lời khác với đáp án nhưng vẫn đúng, từ đó phát huy được tính sáng tạo của học sinh.

Nhược điểm của trắc nghiệm điền khuyết là mất nhiều thời gian trong việc chấm bài, khả năng người ra đề không lường hết được những đáp án đúng có thể điền vào chỗ trống.

2.2.3 Trắc nghiệm “Đúng – Sai” Đây là loại câu trắc nghiệm bao gồm một câu dẫn trần thuật (không phải là câu hỏi) nội dung của câu đó có thể là đúng hoặc sai, học sinh phải lựa chọn phương án trả lời là đúng (Đ) hoặc sai (S) Loại câu trắc nghiệm này chỉ phù hợp với kiểm tra kiến thức ở mức độ nhận biết hoặc đối với các định nghĩa, công thức, phát biểu…

Đúng "I-li-át" và "Ô-đi-xê" là hai tác phẩm tiêu biểu của sử thi cổ điển, đáp ứng đầy đủ các đặc điểm thể loại như cốt truyện hoành tráng, kết cấu chặt chẽ, nhân vật anh hùng mang phẩm chất phi thường, hệ thống thần linh phong phú, sử dụng ngôn ngữ trang trọng, uy nghi và có tính phô diễn Những đặc điểm này đã trở thành chuẩn mực cho thể loại sử thi cổ điển.

Về ưu điểm: Ưu điểm của trắc nghiệm “Đúng – Sai” là tiết kiệm được thời gian ra đề và làm bài.

Nhược điểm của câu trắc nghiệm “Đúng – Sai” là chỉ đòi hỏi ghi nhớ máy móc, ít và hầu như không phát huy được tư duy của người học, dẫn đến khó khăn trong việc phân loại học sinh Mặt khác, khả năng đoán mò khá cao khi xác suất trả lời đúng là 50%.

Trắc nghiệm với dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông

Với rất nhiều ưu điểm, các hình thức trắc nghiệm hoàn toàn có thể sử dụng được trong dạy học Ngữ văn Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng hình thức này “là con dao hai lưỡi, nó có nhiều ưu điểm và cũng tiềm ẩn khá nhiều những mặt trái mà nếu lạm dụng nó thì sẽ làm cho giáo dục phát triển lệch lạc và thậm chí nguy hại” [5, tr.54] Đặc trưng của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là lưỡng tính. Ngữ văn vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật Dựa trên những đặc thù ở một số phương diện, nhiều người cho rằng nó có vẻ không thích hợp lắm với việc sử dụng hình thức trắc nghiệm, nhất là trong rèn luyện và kiểm tra khả năng tổ chức ngôn ngữ để diễn đạt cho học sinh.

Trên thực tế, không phải là không sử dụng được trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ngữ văn Trắc nghiệm vẫn chứng tỏ được những ưu thế vốn có của nó nhất là trong việc tạo ra những câu hỏi khởi động, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức… nhằm thiết kế hoạt động dạy học thú vị, hấp dẫn, thay đổi không khí lớp học, tạo sự vui tươi, tích cực cho học sinh.

Tuy nhiên, phương pháp trắc nghiệm có một số hạn chế Trong đó, hạn chế lớn nhất là không đánh giá được khả năng diễn đạt, tổ chức lập luận và phân tích vấn đề các học sinh.

Ngữ văn là một môn học tích hợp ba phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn Mỗi phân môn có nhiệm vụ, mục đích riêng nhưng điều quan trọng nhất ở môn học này là ngoài việc trang bị kiến thức, nó còn phải rèn luyện kĩ năng tổ chức và sử dụng ngôn ngữ ở trình độ cao trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống Dạy học Ngữ văn ở phương diện này không phải là ưu thế của trắc nghiệm [6, tr.58, 59].

Như vậy, việc sử dụng trắc nghiệm trong dạy học Ngữ văn là khả thi, nhưng cần có sự cân nhắc, lựa chọn, tránh lạm dụng dẫn đến sự hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt của học sinh.

Từ góc nhìn của công tác kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục của học sinh, có thể thấy rằng ngày càng ít xuất hiện trắc nghiệm khách quan trong các đề kiểm tra, đánh giá định kỳ môn Ngữ văn ở các trường phổ thông Bắt đầu từ

2025, khi chương trình 2018 hoàn thành chu kỳ của nó, trắc nghiệm không còn được sử dụng trong đề thi Ngữ văn các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp nữa Tuy nhiên, hệ thống câu hỏi mà chúng tôi xây dựng trong khóa luận không hướng tới mục đích này.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến trắc nghiệm và việc sử dụng trắc nghiệm vào dạy học Ngữ văn mà chúng tôi khảo cứu, tập hợp được từ những nguồn tư liệu đáng tin cậy Đây vừa là sự củng cố lại kiến thức, vừa là định hướng cho chúng tôi trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phục vụ dạy học phần Đọc các tác phẩm tự sự dân gian trong sách Ngữ văn 10, tập 1, bộ sách Chân trời sáng tạo ở phần tiếp theo của khóa luận.

Xây dựng hệ thống câu hỏi cho hoạt động dạy học phần đọc tác phẩm tự sự dân gian

Khảo sát sách giáo khoa

Khảo sát sách Ngữ văn 10, tập 1 bộ sách Chân trời sáng tạo, chúng tôi thấy: các văn bản tác phẩm tự sự dân gian được bố trí ở bài 1 và bài 2 với hai thể loại là Thần thoại và Sử thi bao gồm cả văn bản tác phẩm văn học dân gian Việt Nam và văn học dân gian nước ngoài.

Về số lượng, phần văn học dân gian Việt Nam có 05 (năm) văn bản tác phẩm Trong đó, Thần thoại có 03 (ba) văn bản; Sử thi có 02 (hai) văn bản. Phần văn học dân gian nước ngoài có 02 (hai) văn bản tác phẩm Trong đó, Thần thoại có 01 (một) văn bản; Sử thi có 01 (một) văn bản.

Bảng 3.1.1 Các văn bản tác phẩm văn học dân gian ở sách Ngữ văn 10, tập 1, bộ Chân trời sáng tạo

Thần Trụ Trời Đi san mặt đất Cuộc tu bổ các giống vật (Truyện của người Lô Lô) Thần thoại nước ngoài Prô-mê-tê và loài người

Sử thi Sử thi Việt Nam Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt trời

Sử thi nước ngoài Gặp Ka-rít và Xi-la

Khảo sát sách Ngữ văn 10, tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, chúng tôi thấy: các văn bản tác phẩm tự sự dân gian được bố trí ở bài 1 và bài 2 với hai thể loại là Thần thoại và Sử thi bao gồm cả văn bản tác phẩm văn học dân gian Việt Nam và văn học dân gian nước ngoài.

Về số lượng, phần văn học dân gian Việt Nam có 04 (bốn) văn bản tác phẩm Trong đó, Thần thoại có 03 (ba) văn bản; Sử thi có 01 (một) văn bản.Phần văn học dân gian nước ngoài có 03 (ba) văn bản tác phẩm Trong đó,Thần thoại có 01 (một) văn bản; Sử thi có 02 (hai) văn bản.

Bảng 3.1.2 Các văn bản tác phẩm văn học dân gian ở sách Ngữ văn 10, tập 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Thần Trụ Trời Thần sét Thần gió

Thần thoại nước ngoài Tê-dê

Sử thi Việt Nam Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời

Sử thi nước ngoài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác

Khảo sát sách Ngữ văn 10, tập 1 bộ sách Cánh diều, chúng tôi thấy: các văn bản tác phẩm tự sự dân gian được bố trí ở bài 1 và bài 2 với hai thể loại là Thần thoại và Sử thi bao gồm cả văn bản tác phẩm văn học dân gian Việt Nam và văn học dân gian nước ngoài.

Về số lượng, phần văn học dân gian Việt Nam có 02 (hai) văn bản tác phẩm Trong đó, Thần thoại có 01 (một) văn bản; Sử thi có 01 (một) văn bản. Phần văn học dân gian nước ngoài có 03 (ba) văn bản tác phẩm Trong đó, Thần thoại có 02 (hai) văn bản; Sử thi có 01 (một) văn bản.

Bảng 3.1.3 Các văn bản tác phẩm văn học dân gian ở sách Ngữ văn 10, tập 1, bộ Cánh diều

Thần thoại Việt Nam Thần Trụ Trời

Thần thoại nước ngoài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng

Sử thi Sử thi Việt Nam Chiến thắng Mtao Mxây

Sử thi nước ngoài Ra-ma buộc tội

Như vậy, 3 bảng thống kê nêu trên cho thấy có một số sự khác biệt giữa các bộ sách về nội dung được khảo sát

Theo thống kê, chuỗi sách có tổng cộng 7, 7 và 5 văn bản Tỉ lệ số lượng văn bản thuộc thể loại Sử thi so với Thần thoại lần lượt là 3/4, 3/4 và 2/3 Tỉ lệ số lượng văn bản tác phẩm Việt Nam so với nước ngoài lần lượt là 2/5, 3/4 và 3/2.

Một số lưu ý khi xây dựng hệ thống câu hỏi

Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi sử dụng hai loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan phổ biến là trắc nghiệm nhiều lựa chọn (4 lựa chọn) và trắc nghiệm điền khuyết Các câu hỏi được sắp xếp thành hệ thống theo trật tự xuất hiện của văn bản tác phẩm trong sách giáo khoa. Để tránh nặng nề trong hình thức trình bày khóa luận và tiện theo dõi, phương án trả lời đúng của mỗi câu hỏi sẽ được chúng tôi in đậm và xếp ở vị trí

“A” trong toàn bộ hệ thống

Tên tác phẩm chúng tôi xin phép được in nghiêng và không sử dụng ngoặc kép hoặc kỹ thuật in đậm

Ngoài việc tuân thủ những yêu cầu về mặt hình thức của câu trắc nghiệm chúng tôi cố gắng tuân thủ triệt để một số yêu cầu sau đây trong nội dung và kỹ thuật xây dựng câu hỏi.

Câu hỏi phải nêu ra những vấn đề mang tính khách quan

Mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một vấn đề và ở một cấp độ nhận thức.

Không sử dụng các loại câu hỏi mà phần lựa chọn là cả A, B, C đều đúng hoặc cả A, B, C đều sai.

Khi xây dựng câu hỏi, tránh sử dụng hình thức phủ định kép Đồng thời, đảm bảo độ dài các lựa chọn trả lời tương đương nhau, sử dụng cùng cấu trúc ngữ pháp, loại từ ngữ để tránh gây nhiễu.

Cấu trúc ngữ pháp của tất cả các phương án trả lời phù hợp với phần dẫn và yêu cầu.

Tránh đưa thêm nhiều chi tiết vào đáp án vì làm cho đáp án nổi bật hơn những phương án nhiễu.

Để đảm bảo sự rõ ràng và dễ hiểu, các phương án trắc nghiệm nên được trình bày ngắn gọn, tránh sử dụng các câu phức tạp Độ dài các khoảng trống cần học sinh hoàn thành nên bằng nhau để ngăn ngừa hiện tượng loại suy, đoán mò.

Trong quá trình dạy học, việc tìm ra lỗi sai trong các câu hỏi tuy cũng là một yêu cầu cần thiết nhưng theo nguyên tắc sư phạm, trọng tâm không phải là hướng học sinh vào việc tìm cái sai Điều này nhằm tạo môi trường học tập tích cực, khuyến khích học sinh chủ động khám phá và tiếp thu kiến thức, tránh tạo áp lực và sự căng thẳng không cần thiết.

Xây dựng hệ thống câu hỏi

3.3.1 Câu hỏi phục vụ dạy học phần Đọc bài 1

Câu 1: Thần Trụ Trời thuộc thể loại truyện gì?

Câu 2: Thần Trụ Trời thuộc nhóm thần thoại về

A nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên.

B nguồn gốc các loài, bao gồm cả động vật và thực vật.

C nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam.

D các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề. Câu 3: Khi thần đắp cột trụ, bầu trời được so sánh với

Câu 4: Trong Thần Trụ Trời, trời đất phân đôi khi nào?

A Khi thần xây xong cột trụ trời

B Khi thần hô mưa gọi gió

C Khi có sự xuất hiện của thần

D Khi thần chống đỡ bầu trời

Câu 5: Khi cột chống trời được xây xong, mặt đất được ví như

Câu 6: Chỗ trời đất giáp nhau được gọi là gì?

Câu 7: Điền các từ sau đây vào chỗ trống: cái bát úp, chân trời, cái mâm vuông để có được một câu hoàn chỉnh và hợp lý.

“Đất phẳng như …, trời trùm lên như …, chỗ trời đất giáp nhau gọi là …” Đáp án: “Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.”

Câu 8: Vì sao ngày nay mặt đất không bằng phẳng?

A Do thần phá cột trụ trời, lấy đất đá ném tung khắp nơi

B Do thần làm gãy cột trụ trời

C Do những vết chân ngựa của thần để lại

D Do trái đất chịu sự tác động của nội và ngoại lực

Câu 9: Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay gọi là gì?

Câu 10: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau đây:

“Sau này người ta thường nói rằng vết tích cột đó ở núi … … vùng Hải Hưng Người ta cũng gọi đó là … … (kình thiên trụ) Vị thần Trụ Trời đó sau này cũng gọi là Trời hay … … bao trùm tất cả, trông coi việc trên trời, dưới đất.” Đáp án: “Sau này người ta thường nói rằng vết tích cột đó ở núi Yên Phú vùng Hải Hưng Người ta cũng gọi đó là cột chống trời (kình thiên trụ) Vị thần Trụ Trời đó sau này cũng gọi là Trời hay Ngọc Hoàng bao trùm tất cả, trông coi việc trên trời, dưới đất.”

Câu 11: Theo văn bản, thần Trụ Trời sau này được gọi là gì?

Câu 12: Yếu tố không gian, thời gian trong truyện có gì đặc biệt?

A Không gian, thời gian phiếm chỉ

B Không gian, thời gian xác định

C Không gian, thời vật lý

D Không gian, thời gian cụ thể

Câu 13: Ý nào sau đây đúng với cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian?

A Mang quan niệm thần linh

B Mang yếu tố khoa học lịch sử

C Mang quan niệm chủ nghĩa duy tâm

D Mang quan niệm triết học

Câu 14: Cách miêu tả “Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp” gợi cho em nhớ đến câu truyện nào?

A Sự tích bánh chưng, bánh giày

B Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ

D Sự tích cóc kiện trời

Câu 15: Thần Trụ Trời được miêu tả với vóc dáng khổng lồ, kì vĩ nhằm

A phù hợp với chức năng kiến tạo trời đất, vũ trụ bao la, hùng vĩ

B tạo sự ly kỳ, hấp dẫn với người đọc, người nghe

C tạo sự phù hợp với đặc điểm của truyện thần thoại

D tạo sự đồng bộ với vị thần trời đất của thần thoại Hy Lạp

Câu 16: Nội dung nào phản ánh đúng đặc điểm của thần thoại Việt Nam?

A Hoàn toàn dựa vào trí tưởng tượng của con người

B Dựa vào trí tưởng tượng của con người và những phán đoán khoa học

C Giải thích nguồn gốc các địa điểm, phong tục, sản vật địa phương

D Yếu tố hư cấu chỉ là một phần tạo nên sức hút của câu chuyện

Câu 17: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau là gì?

“Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời”

Câu 18: Dòng nào sau đây không phải là nghệ thuật của truyện?

A Giọng kể xen lẫn giữa văn xuôi và văn vần

B Yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo

C Khắc họa hình ảnh nhân vật phi thường

D Thời gian, không gian không xác định cụ thể

Câu 19: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về Thần Trụ Trời?

A Thần có năng lực phi thường, mạnh mẽ, có công tạo ra đất trời

B Thần Trụ Trời mang nhiều đặc tính giống con người

C Thần Trụ Trời là nhân vật được lấy cảm hứng từ người thật

D Thần có công lao to lớn trong việc tạo ra muôn loài và vũ trụ

Câu 20: Nhận định “Thể loại tự sự bằng văn xuôi, kể lại sự tích của những vị thần, về mối quan hệ giữa thần và người nhằm phản ánh thế giới hiện thực và thế giới quan của con người thời nguyên thủy.” nói về thể loại

Câu 21: Cơ sở dẫn đến sự ra đời của truyện thần thoại là gì?

A Mâu thuẫn giữa khát vọng giải thích các hiện tượng tự nhiên với hiểu biết thấp kém của con người

B Khát vọng giải thích các mối quan hệ xã hội nảy sinh và ngày càng đa dạng giữa con người với người khác và cộng đồng

C Hướng mọi người đến vẻ đẹp hoàn mỹ và sự lương thiện thể hiện quan niệm của con người

D Quan niệm về một vị anh hùng có đầy đủ sức mạnh, phẩm chất trở thành “khuôn vàng thước ngọc” đại diện cho con người thời đại

Câu 22: Nội dung nào phân biệt thần thoại với các thể loại dân gian khác?

A Phi thường hóa các hiện tượng tự nhiên và xã hội

B Thần thánh hóa nhân vật nửa thần nửa người

C Phi thường hóa các anh hùng bộ lạc

D Lý tưởng hóa những con người đại diện cho cộng đồng

Câu 23: Cốt truyện và sự việc truyện thần thoại thường tập trung xoay quanh

A quá trình hình thành vũ trụ, con người của các nhân vật thần linh.

B quá trình chinh phục thiên nhiên với khát vọng, ý chí của con người.

C sự kiện trong cuộc sống, đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng.

D công trạng, kì tích của nhân vật hướng thiện mà cộng đồng truyền tụng.

3.3.1.2 Prô-mê-tê và loài người

Câu 1: Prô-mê-tê và loài người thuộc thể loại truyện gì?

Câu 2: Điền các từ sau đây vào chỗ trống: Hy Lạp, thế giới, tín ngưỡng, anh hùng để có được câu văn hoàn chỉnh và hợp lý.

“Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những câu chuyện của người … … cổ đại về các vị thần, các … … nhằm giải thích nguồn gốc của … … và ý nghĩa của các … …, nghi lễ tôn giáo.” Đáp án: “Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những câu chuyện của người HyLạp cổ đại về các vị thần, các anh hùng nhằm giải thích nguồn gốc của thế giới và ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo.”

Câu 3: Ai là người được giao việc “tạo ra cho thế gian thêm nhiều nhiều cái gì đó để cho cuộc sống đông vui”?

A Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê

B Prô-mê-tê và Hê-li-ôx

C Gai-a và Hê-li-ôx

Câu 4: Ê-pi-mê-tê đã tạo ra muôn loài bằng cách nào?

A Lấy đất và nước nhào nặn

B Tạo ra một cái bọc trăm trứng

C Làm vỡ quả trứng của Bàn Cổ

D Xây và phá cột trụ trời

Câu 5: Ê-pi-mê-tê đã quên ban đặc ân cho loài nào?

Câu 6: Prô-mê-tê lo lắng con người không thể đương đầu được với điều gì?

A Thiên nhiên và các loài vật

B Thiên nhiên và các vị thần

C Loài vật và các vị thần

D Thiên tai và các vị thần

Câu 7: Prô-mê-tê đã lấy lửa từ ai?

Câu 8: Prô-mê-tê đã ban cho loài người “vũ khí” mạnh nhất là gì?

Câu 9: “Vũ khí” nào đã giúp con người hơn hẳn các loài?

Câu 10: Ngọn lửa của Prô-mê-tê đã giúp con người có cuộc sống như thế nào?

A Ngày càng văn minh, hạnh phúc hơn

B Cuộc sống thêm nhiều cái đông vui

C Đi đến nền văn minh hiện đại mới

D Thống trị được muôn loài

Câu 11: Trong Prô-mê-tê và loài người, Prô-mê-tê được nhận xét là vị thần

A thông minh, có tài nhìn xa trông rộng.

B trí tuệ, dũng khí, nghị lực.

Câu 12: Đâu không phải là việc làm của thần Prô-mê-tê?

A Tạo ra con người bằng đất và nước

B Giúp con người đi bằng hai chân, đôi tay làm việc

C Trao cho con người ngọn lửa lấy từ thần Mặt Trời

D Tái tạo cho con người một thân hình đẹp

Câu 13: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau?

“Ngọn lửa của con người hơn hẳn bộ lông dày, hàm răng sắc, cặp móng nhọn, thân hình đồ sộ, khỏe mạnh, tài bay cao, nhìn xa, chạy nhanh của bất cứ con vật nào”.

Câu 14: Yếu tố không gian, thời gian trong văn bản có gì đặc biệt?

A Không gian, thời gian phiếm chỉ

B Không gian, thời gian xác định

C Không gian, thời gian vật lý

D Không gian, thời gian cụ thể

Câu 15: Dòng nào sau đây không phải là nghệ thuật của truyện?

A Sử dụng ngôi kể linh động, phong phú

B Nhân vật mang sức mạnh phi thường

C Sử dụng yếu tố phóng đại

D Thời gian, không gian không xác định cụ thể

Câu 16: Nội dung bao quát của truyện Prô-mê-tê và loài người là gì?

A Sự hình thành loài vật và loài người qua sức mạnh của các vị thần

B Sự hình thành trời đất và muôn loài qua sức mạnh của các thiên thần

C Công cuộc tu bổ muôn loài trên trái đất của các thiên thần

D Công sức của Prô-mê-tê trong việc hình thành và phát triển con người

Câu chuyện về Prô-mê-tê đã hé lộ sâu sắc quan điểm về nguồn gốc loài người và thế giới của người Hy Lạp cổ đại Người Hy Lạp tin rằng con người và các loài khác đều xuất phát từ thần linh, cụ thể là các vị thần trên đỉnh Olympus Theo thần thoại, Prô-mê-tê, một vị Titan thông thái, đã tạo ra con người từ đất sét và ban tặng cho họ lửa, vốn là biểu tượng cho trí tuệ và văn minh Do đó, người Hy Lạp coi nguồn gốc của con người và thế giới là thiêng liêng, gắn liền với các vị thần và mang một ý nghĩa vũ trụ sâu sắc.

A Nhận thức và cách lí giải gắn liền với hình ảnh các vị thần, xoay quanh tín ngưỡng, tôn giáo

B Nhận thức và cách lí giải gắn liền với hiện thực xã hội của thời Hy Lạp trung cổ

C Nhận thức và cách lí giải được xây dựng dựa trên cơ sở hình thành Thần thoại của các nước khác

D Nhận thức và lí giải có tính thuyết phục cao, dựa trên kinh nghiệm của ông cha để lại

Câu 18: Điền các từ sau vào chỗ trống: vũ khí, Ê-pi-mê-tê, “Thần trụ trời”,

“Prô-mê-tê và loài người” để có được câu văn hoàn chỉnh và hợp lý

“Trong văn bản … …, thần Prô-mê-tê và … … tạo ra muôn loài và ban cho mỗi loài một loại … … Còn nội dung chính của văn bản … … nói đến nguồn gốc hình thành của vũ trụ, trời đất.” Đáp án: “Trong văn bản “Prô-mê-tê và loài người”, thần Prô-mê-tê và Ê- pi-mê-tê tạo ra muôn loài và ban cho mỗi loài một loại vũ khí Còn nội dung chính của văn bản “Thần trụ trời” nói đến nguồn gốc hình thành của vũ trụ, trời đất.”

Câu 1: Đi san mặt đất thuộc thể loại truyện gì?

Câu 2: Đi san mặt đất thuộc nhóm thần thoại về

A nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên.

B nguồn gốc các loài, bao gồm cả động vật và thực vật.

C nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam.

D các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề. Câu 3: Trong Đi san mặt đất, vì sao phải đi san bầu trời, đi san mặt đất?

A Bầu trời nhìn chưa phẳng, mặt đất còn nhấp nhô

B Ngọc Hoàng vội vàng muốn kiến tạo thế giới

C Thần Trụ Trời ném đất đá tạo thành núi, đồi

D Thiên tai, bão tố, lũ lụt gây sạt lở

Câu 4: Những con vật nào xuất hiện trong công cuộc san mặt đất?

Câu 5: Công việc đi san mặt đất do những ai đảm nhiệm?

A Con người, con trâu, cóc, ếch, ông trời

B Prô-mê-tê và loài người

D Ngọc Hoàng và Thiên thần

Câu 6: Khi người tìm chuột chũi giúp đỡ, con vật này đã làm gì?

A Rung râu, tỏ thái độ thờ ơ, không biết làm

B Tặc lưỡi ngồi nhìn, chán chường bỏ đi

C Hăng hái, ngay lập tức bắt tay làm việc

D Không quản nhọc mệt làm việc ngày đêm

Câu 7: Em hiểu gì về người Lô Lô qua suy nghĩ về cách tạo lập thế giới?

A Khát vọng tìm hiểu, chinh phục thế giới tự nhiên

B Không dựa vào thế lực thần linh, tự tin vào sức mình

C Nhận thức mới mẻ, tiến bộ hơn so với các dân tộc khác cùng thời

D Mọi người đặt niềm tin vào tộc trưởng, mong cầu cuộc sống sung túc Câu 8: Em học tập được gì sau khi học Đi san mặt đất?

A Tinh thần đoàn kết, chăm chỉ, kiên trì

B Phó thác vào thế lực thần linh

C Tự lực cánh sinh trong mọi việc

D Sống thô sơ, đơn giản, dân dã

Câu 9: Yếu tố không gian, thời gian trong văn bản có gì đặc biệt?

A Không gian, thời gian phiếm chỉ

B Không gian, thời gian xác định

C Không gian, thời gian vật lý

D Không gian, thời gian cụ thể

Câu 10: Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản là gì?

Câu 11: Nhân vật trong truyện Đi san mặt đất có điểm gì khác so với nhân vật trong các truyện thần thoại đã học?

A Các nhân vật đều là những con vật thật được nhân hóa phi thường

B Nhân vật thần với sức mạnh to lớn, biến hóa khôn lường

C Nhân vật mang sức mạnh phi thường luôn sẵn sàng giúp đỡ con người

D Nhân vật là con người được phi thường hóa nhằm bảo vệ dân làng

Câu 12: Đâu không phải là nghệ thuật của truyện Đi san mặt đất?

A Giọng kể xen lẫn giữa văn xuôi và văn vần

B Mọi chi tiết kể tả đều điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của con người

C Ngôn từ giản dị, hình ảnh mộc mạc, gần gũi với con người

D Thể thơ năm chữ, phù hợp với thể loại truyện thơ

Câu 13: Dòng nào dưới đây thể hiện nội dung bao quát của văn bản?

A Công cuộc gây dựng, khai hoang đất đai của người Lô Lô

B Đề cao vai trò, trí tuệ, sức mạnh của các nhân vật thần linh

C Thể hiện niềm tin của con người vào thần linh và thiên nhiên

D Phê phán thói ỷ lại, lười nhác của một số người

Câu 14: Cách sống của con người trong văn bản giống giai đoạn phát triển nào của xã hội loài người?

Câu 15: Vì sao hình ảnh con trâu xuất hiện nhiều trong văn bản?

A Con trâu gắn liền với văn hóa nông nghiệp của người Việt

B Trâu là con vật duy nhất bị con người thuận phục

C Các con vật khác đều từ chối giúp đỡ con người

D Con trâu là loài có sức mạnh bậc nhất trong muôn loài

Câu 16: Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian trong văn bản có đặc điểm gì?

A Giải thích bằng trực quan, tưởng tượng mang nhiều yếu tố hư cấu

B Giải thích bằng kinh nghiệm của người thời trước

C Giải thích dựa trên những phán đoán khoa học tự nhiên và xã hội

D Giải thích dựa trên kinh nghiệm quan sát thiên nhiên, vũ trụ

3.3.1.4 Cuộc tu bổ lại các giống vật

Câu 1: Văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật thuộc thể loại truyện gì?

Câu 2: Cuộc tu bổ lại các giống vật thuộc nhóm thần thoại gì?

C Kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa

D Kể về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ các nghề

Câu 3: Nội dung nào không nói lên sức mạnh phi thường của Thiên thần?

A Có khả năng tạo nên muôn loài

B Có thể nói chuyện với con vật

C Có khả năng hóa phép theo ý muốn

D Có thể bay về trời

Câu 4: Vì sao các con vật bị thiếu các bộ phận trên người?

A Vì thiếu nguyên liệu và vội vàng muốn có một thế giới

B Vì Ngọc Hoàng không muốn các con vật hoàn hảo

C Vì các con vật không sử dụng đến bộ phận bị thiếu

D Vì các Thiên thần quên làm các bộ phận còn lại

Câu 5: Ngọc Hoàng đã phái mấy Thiên thần làm công việc tu bổ?

Câu 6: Khi phân phát nguyên liệu gần hết cho các giống vật, hai con vật nào đã đến xin chân?

C Chiền chiện và đỏ nách

Câu 7: Vì sao Thiên thần lại từ chối không cho vịt và chó thêm chân?

A Vì nguyên liệu đã hết

B Vì các con vật đã có đủ chân

C Vì Thiên thần sửa soạn lên trời

D Vì các con vật đến muộn

Câu 8: Thiên thần đã lấy nguyên liệu gì làm chân cho chó và vịt?

Câu 9: Vì sao một bên cẳng của chó và vịt khi ngủ phải giơ lên trên không?

A Vì sợ chân dây bùn nước lâu ngày sẽ bị mục

B Vì chân quá mỏng manh sợ bị gãy

C Vì tập tính của hai loài khi sinh ra đã có

D Vì cấu tạo cơ thể chúng không thể nằm ngửa

Câu 10: Khi các Thiên thần sửa soạn ra về loài nào đã đến xin thêm bộ phận?

Câu 11: Loài chim bị thiếu mất bộ phận gì?

Câu 12: Loài chim đã lấy cớ gì để xin thêm chân?

A Nghe tin chậm và không có chân

B Vì chỉ có một bên chân không đứng vững

C Vì nhỏ bé các con vật khác cản đường

D Vì chân nhỏ quá yếu ớt

Câu 13: Thiên thần đã lấy nguyên liệu gì làm chân cho loài chim?

Câu 14: Vì sao các loài chim chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu?

A Vì lo sợ chiếc chân yếu ớt sẽ bị gãy

B Vì chân dính bùn nước sẽ bị mục

C Vì tập tính khi sinh ra đã có

D Vì cấu tạo cơ thể của chúng

Câu 15: Thiên thần đã dặn dò các loài chim thế nào để tránh gãy chân?

A Đặt chân nhớm xuống đất nếu vững thì đậu

B Tránh để chân dính phải bùn nước

C Lần sau hãy đến sớm để có chân tốt hơn

D Bảo vệ cái chân và ít dùng nó

Câu 16: Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản là gì?

Câu 17: Nội dung chính của văn bản là gì?

A Quá trình Thiên thần tu bổ, hoàn thiện các giống vật

B Công cuộc gây dựng, khai hoang đất đai của con người

C Thể hiện tầm quan trọng của yếu tố tâm linh trong cuộc sống

D Quá trình tạo nên đất trời và muôn loài của Ngọc Hoàng

Câu 18: Để hoàn thành câu văn hợp lý, cần điền các từ "Prô-mê-tê và loài người", "Cuộc tu bổ lại các giống vật" vào các chỗ trống thích hợp.

Trong văn bản … … nhân vật thần … … các con vật cần được tu bổ. Còn trong văn bản … … các con vật được thần ban “vũ khí” để tự …

… mình. Đáp án: Trong văn bản “Cuộc tu bổ lại các giống vật” nhân vật thần hoàn thiện các con vật cần được tu bổ Còn trong văn bản “Prô-mê-tê và loài người” các con vật được thần ban “vũ khí” để tự bảo vệ mình.

3.3.2 Câu hỏi phục vụ dạy học phần Đọc bài 2

3.3.2.1 Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

Câu 1: Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây thuộc thể loại truyện gì?

Câu 2: Sử thi Đăm Săn của người dân tộc nào?

Câu 3: Điền các từ sau vào chỗ trống: chim ngói, mặt trăng, lá chiếu để hoàn thành câu văn hoàn chỉnh, hợp lý.

“Nhà Mtao Mxây cột sàn hiên đẽo hình … …, đầu cầu thang đều đẽo hình

… … Ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này quả là đẹp thật Cầu thang rộng một … …, người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một ché đuê vẫn không sợ chật.” Đáp án: “Nhà Mtao Mxây cột sàn hiên đẽo hình mặt trăng, đầu cầu thang đều đẽo hình chim ngói Ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này quả là đẹp thật Cầu thang rộng một lá chiếu, người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một ché đuê vẫn không sợ chật.”

Câu 4: Vì sao Đăm Săn và dân làng đi đánh Mtao Mxây?

A Vì Mtao Mxây bắt cóc Hơ Nhị

B Vì Đăm Săn muốn chiếm nhà của Mtao Mxây

C Vì Mtao Mxây có nhiều của cải hơn Đăm Săn

D Vì Mtao Mxây bắt cóc Hơ Bhị

Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn?

“Bà con xem, khiên hắn tròn như đầu cú Gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng Trông hắn dữ tợn như một vị thần.”

Câu 6: Cách gọi “Ơ diêng” của hai nhân vật mang hàm ý gì?

Câu 7: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn?

“Đăm Săn rung khiên tới Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.”

Câu 8: Ai là người đã bảo Hơ Nhị quăng miếng trầu?

Câu 9: Ai là người đã đớp được miếng trầu do Hơ Nhị quăng?

Câu 10: Chi tiết Đăm Săn mộng thấy ông Trời thể hiện điều gì?

A Niềm tin của con người vào thần linh khi gặp khó khăn

B Con người mơ ước được gặp gỡ thần linh

C Sự mù quáng của con người cổ đại khi tin vào thần linh

D Sự bế tắc gần như bại trận của Đăm Săn trước Mtao Mxây

Câu 11: Ông Trời đã mách cho Đăm Săn vũ khí gì để thắng Mtao Mxây?

Câu 12: Chi tiết ông Trời mách cho Đăm Săn ném chày vào vành tai Mtao Mxây thể hiện điều gì?

A Con người ai cũng có điểm yếu

B Thế lực tâm linh có thể thấy rõ điểm yếu

C Ông Trời ưu ái những người hướng thiện

D Điểm yếu của con người là vành tai

Câu 13: Cụm từ “bà con xem” ở cảnh tiệc tùng thể hiện điều gì?

A Niềm tự hào về vị anh hùng của làng

B Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả

C Thái độ coi thường Mtao Mxây

D Tố cáo hành động của Đăm Săn

Câu 14: Việc miêu tả ngôi nhà của Mtao Mxây đã cho em thêm hiểu biết về

A văn hóa kiến trúc nơi ở của người Ê-đê.

B phong tục đục đẽo các vật dụng của người Ê-đê.

C nghệ thuật miêu tả tài tình của tác giả dân gian.

D sự phồn thịnh của dân tộc Ê-đê.

Câu 15: Hành động Đăm Săn kêu gọi dân làng cùng đi cứu vợ thể hiện

A tinh thần cộng đồng, đồng lòng, đồng sức.

B sự sợ hãi, hoang mang của Đăm Săn.

C sự cần thiết của dân làng để dành được chiến thắng.

D sự khách quan trong chiến thắng của Đăm Săn.

Câu 16: Vì sao tác giả dân gian tập trung miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng hơn là cảnh đổ máu giao tranh?

A Tác giả dân gian coi trọng cuộc sống ấm no, phồn thịnh hơn là những cuộc chiến tranh giành

B Tác giả dân gian không am hiểu và chứng kiến cảnh giao tranh đổ máu của hai tù trưởng

C Tác giả dân gian không muốn ảnh hưởng đến nhận thức thẩm mỹ của người đọc

D Tác giả dân gian và dân làng đặt niềm tin vào khả năng chiến thắng của tù trưởng Đăm Săn

Câu 17: Chi tiết Đăm Săn không đâm lén Mtao Mxây thể hiện điều gì?

A Đăm Săn coi trọng danh dự, nghĩa khí

B Sự hiếu thắng của tù trưởng Đăm Săn

C Đăm Săn không thể chiến thắng nếu thiếu sự giúp đỡ của thần linh

D Sự nhút nhát, thiếu quyết đoán của Đăm Săn

Câu 18: Vai trò của nhân vật ông Trời trong tác phẩm là gì?

A Nhân vật phù trợ cho chiến thắng của Đăm Săn

B Nhân vật chính quyết định sự giàu mạnh của Đăm Săn

C Người giúp đỡ cho những ai hiền lành, lương thiện

D Diệt trừ thế lực tàn ác, bảo vệ dân lành

Câu 19: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về Đăm Săn?

A Đăm Săn là vị anh hùng phi phàm đại diện cho lí tưởng cộng đồng

B Đăm Săn là vị cứu tinh của cộng đồng, cứu trợ dân nghèo vượt khó

C Đăm Săn là vị thần đại diện cho ước mơ và khát vọng của con người

D Đăm Săn là vị thần với lý tưởng cao đẹp và lòng nhân ái với con người Câu 20: “Thể loại tự sự kết hợp giữa văn vần và văn xuôi, nội dung hàm chứa bức tranh rộng lớn về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng đại diện cho một thế hệ.” là khái niệm của thể loại truyện gì?

Câu 21: Cơ sở dẫn đến sự hình thành truyện sử thi là gì?

A Mong muốn về một vị anh hùng có đầy đủ sức mạnh, phẩm chất trở thành “khuôn vàng thước ngọc” đại diện cho con người thời đại

B Khát vọng chinh phục, giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội của con người thời đại

C Hướng con người đến vẻ đẹp hoàn mỹ và sự lương thiện thể hiện quan niệm của con người

D Mâu thuẫn giữa khát vọng giải thích các hiện tượng tự nhiên với hiểu biết thấp kém của con người

Câu 22: Nội dung nào khu biệt sử thi với các thể loại văn học dân gian khác?

A Lý tưởng hóa những con người đại diện cho cộng đồng

B Phi thường hóa các hiện tượng tự nhiên và xã hội

C Thần thánh hóa và mỹ hóa các hiện tượng tự nhiên và xã hội

D Lý tưởng hóa và huyền thoại hóa thần linh và hiện tượng tự nhiên

Câu 23: Cốt truyện và sự việc truyện sử thi thường tập trung xoay quanh

A công trạng, kì tích của nhân vật chính mà cộng đồng truyền tụng.

B quá trình hình thành vũ trụ, con người của các nhân vật thần linh.

C quá trình chinh phục thiên nhiên với khát vọng, ý chí của con người.

D cuộc sống của những người bị chế độ áp bức, bóc lột đến kiệt quệ.

3.3.2.2 Gặp Ka-ríp và Xi-la

Câu 1: Đoạn trích Gặp Ka-ríp và Xi-la thuộc thể loại truyện gì?

Câu 2: Gặp Ka-ríp và Xi-la thuộc khúc ca thứ mấy của sử thi Ô-đi-xê?

Câu 3: Sau bao nhiêu năm xa cách Ô-đi-xê mới được đoàn tụ với gia đình?

Câu 4: Nhân vật “tôi” trong văn bản là ai?

Câu 5: Ai là người đã tiên đoán những nỗi gian nan cho Ô-đi-xê?

Câu 6: Xi-ếc-xê đã tiên đoán cho Ô-đi-xê điều gì?

A Những nỗi gian nan và cách vượt qua

B Sự sống còn của những người đồng đội và Ô-đi-xê

C Sự thành công của Ô-đi-xê khi trở về

D Sự bất bại của Ô-đi-xê trước mọi gian nan

Câu 7: Các Xi-ren đã dùng gì để quyến rũ Ô-đi-xê và những người bạn?

Câu 8: Ô-đi-xê đã nói cho các bạn mình làm gì để thoát khỏi Xi-ren?

A Nút chặt tai bạn đồng hành còn Ô-đi-xê bị trói lại

B Tất cả mọi người trên thuyền cùng nút chặt tai

C Đập mái chèo xuống nước và rẽ đi hướng khác

D Tất cả cùng bị trói bằng dây thừng

Câu 9: Ô-đi-xê đã quên điều gì mà Xi-ren dặn?

A Quên cởi bỏ khí giới

B Quên căn dặn những người bạn cách thoát khỏi Ka-ríp và Xi-la

C Quên nút chặt tai những người bạn đồng hành

D Quên động viên những người bạn đồng hành

Câu 10: Xi-la đã lấy gì trên thuyền của Ô-đi-xê?

A Sáu người bạn đồng hành

Câu 11: Việc Ô-đi-xê nói với các bạn đồng hành về lời tiên đoán của Xi-ếc-xê thể hiện điều gì?

A Sự tin tưởng của Ô-đi-xê dành cho những người đồng hành

B Sự sợ hãi của Ô-đi-xê khi đứng trước Ka-ríp và Xi-la

C Ô-đi-xê sợ phải chết thảm một mình

D Sự chán nản, than vãn của Ô-đi-xê trong hành trình trở về

Câu 12: Cảnh thương tâm nhất mà Ô-đi-xê đã tận mắt thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường là gì?

A Những người bạn đồng hành bị Xi-la ăn thịt

B Cảnh đói khát của những người bạn đồng hành

C Sự cuồn cuộn của gió và sóng biển

D Những người bạn đồng hành sợ hãi khi gặp Xi-la

Câu 13: Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?

B Ngôi thứ nhất và thứ ba

Câu 14: Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất có tác dụng gì?

A Giúp câu chuyện trở nên chân thật, nhân vật dễ bộc lộ cảm xúc

B Giúp người đọc dễ tiếp thu nội dung câu chuyện

C Người đọc có thể tìm được tiếng nói chung với nhân vật

D Câu chuyện được kể mang tính khách quan, cụ thể hơn

Câu 15: Đâu không phải là nội dung chính của văn bản?

A Thuật lại hành trình chiến đấu đẫm máu của Ô-đi-xê trên biển

B Ca ngợi người anh hùng kiên cường, mạnh mẽ, yêu thương đồng loại

C Ca ngợi khả năng lãnh đạo của Ô-đi-xê và sự tuân phục của bạn đồng hành

D Thuật lại câu chuyện đầy khó khăn, vất vả khi gặp Ka-ríp và Xi-la

Câu 16: Ý nào sau đây không phải là nghệ thuật của văn bản?

A Sử dụng đa dạng ngôi kể (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba)

B Sử dụng phương thức miêu tả, tự sự, biểu cảm

C Giọng điệu gần gũi phù hợp với nội dung văn bản

D Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, phóng đại, ẩn dụ…

Câu 17: Điền các từ sau vào chỗ trống: Xila, thiên nhiên, nguyện vọng, Ô-đi-xê để hoàn thành câu văn hoàn chỉnh, hợp lý.

Thông qua hình ảnh … …, người Hy Lạp đã gửi gắm những … … về một người anh hùng có thật, tài năng, thông minh, dũng cảm Bên cạnh đó, cuộc chiến giữa Ô-đi-xê với Ka-ríp và … …, còn thể hiện ước mơ chinh phục …

Thông qua nhân vật Odysseus, người Hy Lạp cổ đại đã gửi gắm những ước vọng về một người anh hùng có thực, tài năng, thông minh, dũng cảm Cuộc chiến giữa Odysseus với quái vật biển Carybdis và Scylla phản ánh ước mơ chinh phục thiên nhiên của người Hy Lạp cổ đại.

Câu 18: Chọn đáp án đúng để hoàn thành nhận xét về không gian trong tác phẩm sử thi Ô-đi-xê:

… … chỉ có thể tỏa sáng rực rỡ với không gian, thời gian tràn đầy chất

Đo lường chất lượng sản phẩm

Do chưa có điều kiện để tiến hành thực nghiệm nên để có thể thẩm định chất lượng và tính tiện dụng của hệ thống câu hỏi đã xây dựng, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của một số giáo viên đang giảng dạy môn Ngữ văn 10 tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Biên Hòa

Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 3.4.1 Đánh giá của giáo viên về hệ thống câu hỏi

Rất tốt, không cần điều chỉnh

Tốt, nhưng cần có một số điều chỉnh

Dùng được nhưng phải điều chỉnh nhiều

08 08 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

Về mặt định lượng, với tỷ lệ 75% giáo viên đánh giá tốt, chất lượng và tính khả dụng của sản phẩm chúng tôi xây dựng là đảm bảo Tuy nhiên cần có thời gian đưa sản phẩm vào thực tế dạy học mới có thể đo lường chính xác, khoa học, độ giá trị và độ tin cậy của hệ thống câu hỏi này.

Một số hạn chế trong hệ thống đã được phát hiện và đưa ra phân tích Những tồn tại này sẽ tiếp tục được khắc phục và hoàn thiện trong thời gian tới.

Chúng tôi cũng nhận được nhiều lời động viên, khích lệ của những giáo viên mà chúng tôi khảo sát, thăm dò ý kiến

Chương 3 là phần quan trọng nhất trong khóa luận của chúng tôi Nó vừa là sản phẩm, kết quả của quá trình nghiên cứu vừa là một công cụ để tổ chức dạy học dưới góc nhìn của lĩnh vực phương pháp

Hệ thống câu hỏi gồm 137 câu Trung bình mỗi bài học có 19,6 câu Theo ý kiến của những giáo viên môn Ngữ văn trường phổ thông được chúng tôi khảo sát, số lượng này là tương đối phù hợp

Về nội dung và chất lượng của các câu hỏi chúng tôi nhận được những ý kiến đánh giá rất khả quan

Hệ thống câu hỏi được thiết kế ưu tiên hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy, nhưng cũng có thể hữu ích trong đánh giá, mặc dù ban đầu không phải mục đích chính của hệ thống.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Khi bắt tay vào thực hiện khóa luận, chúng tôi đã xác định rất rõ ràng mục đích, nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng một sản phẩm nghiên cứu cụ thể. Sản phẩm của chúng tôi chính là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm phục vụ hoạt động dạy học phần Đọc các tác phẩm văn học dân gian trong sách

Ngữ văn 10 tập 1 của bộ sách Chân trời sáng tạo.

Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài mục đích chính như mục tiêu đề ra ban đầu, sản phẩm của chúng tôi còn có thể ứng dụng trong một phạm vi mở rộng của giáo dục đại trà Cụ thể là trong công tác kiểm tra, đánh giá học sinh thường xuyên (kèm theo một số bài kiểm tra định kỳ) tại các trường phổ thông Đây chính là một thành công vượt trội trong quá trình triển khai đề tài của nhóm nghiên cứu.

Nhìn lại quá trình thực hiện, từ góc nhìn cá nhân, chúng tôi có một số ý kiến tự đánh giá như sau:

Chúng tôi đã khảo sát cụ thể các bộ sách giáo khoa môn Ngữ văn của chương trình 2018 về nội dung dạy học được xác định là đối tượng nghiên cứu để có cái nhìn bao quát về nó.

Các tài liệu, tư liệu về lý luận và phương pháp dạy học, các thông tư, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thực tế dạy học được chúng tôi tổng hợp, khảo sát để xây dựng cho mình một cơ sở khoa học hợp lý, vững chắc, định hướng nhất quán trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Một số vấn đề về trắc nghiệm và trắc nghiệm trong dạy học Ngữ văn cũng được chúng tôi hệ thống và trình bày lại vừa để củng cố kiến thức, vừa góp phần định hướng cho hoạt động nghiên cứu.

Trong phạm vi điều kiện và khả năng của mình, chúng tôi đã cố gắng xây dựng và hoàn thiện sản phẩm đúng như dự kiến của mình khi lựa chọn đề tài cả về số lượng và chất lượng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chúng tôi cũng nhận thấy một số công việc mà chúng tôi chưa thực hiện được trong khóa luận này Một trong những điều đó là đưa sản phẩm của mình vào thực nghiệm sư phạm để có thể đo lường được một cách chính xác, khoa học tính khả thi, giá trị sử dụng và hiệu quả dạy học của nó Công việc này mới chỉ dừng lại ở phương pháp khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia và còn đậm chất cảm tính.

Tất nhiên, việc này phụ thuộc rất nhiều vào thời gian và các yếu tố khách quan khác nhưng chúng tôi vẫn nhìn nhận trong đó có yếu tố chủ quan từ phía chúng tôi.

Những thiếu sót, hạn chế khác của đề tài sẽ được chúng tôi tiếp tục nghiêm túc tiếp thu và hoàn thiện.

Từ những kết luận đã nêu, chúng tôi xin có một số khuyến nghị như sau:

1 Đề nghị Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội và Trường Đại học Đồng Nai tạo điều kiện để sinh viên, học viên các ngành sư phạm (trong đó có sư phạm Ngữ văn) được thực nghiệm những ý tưởng, phương pháp, hình thức dạy học, những kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục… tại trường Phổ thông Thực hành

Ngày đăng: 22/07/2024, 18:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2018
2. Bộ GD&ĐT (2022), Ngữ Văn 10 (tập 1), Cánh diều, NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ Văn 10 (tập 1), Cánh diều
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạmTP. Hồ Chí Minh
Năm: 2022
3. Bộ GD&ĐT (2022), Ngữ Văn 10 (tập 1), Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ Văn 10 (tập 1), Chân trời sáng tạo
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2022
4. Bộ GD&ĐT (2022), Ngữ Văn 10 (tập 1), Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ Văn 10 (tập 1), Kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2022
5. Trần Văn Hiếu (2013), Giáo trình đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đánh giá trong giáo dục
Tác giả: Trần Văn Hiếu
Nhà XB: NXB Đại học Huế
Năm: 2013
6. Lê Quang Hùng (2020), Trắc nghiệm nhiều lựa chọn với hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí khoa học Đại học Đồng Nai, Số 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học Đại học Đồng Nai
Tác giả: Lê Quang Hùng
Năm: 2020
7. Nguyễn Văn Khỏa (2008), Thần thoại Hy Lạp, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thần thoại Hy Lạp
Tác giả: Nguyễn Văn Khỏa
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2008
8. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Tác giả: Phan Trọng Luận (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại họcQuốc gia
Năm: 2008
9. Phan Thị Miến (biên dịch) (1978), Anh hùng ca của Hômerơ, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anh hùng ca của Hômerơ
Tác giả: Phan Thị Miến (biên dịch)
Nhà XB: NXB Đại học vàTrung học chuyên nghiệp
Năm: 1978
10. Nguyễn Hữu Thấu (sưu tầm, biên dịch, chỉnh lí) (2003), Sử thi Êđê, Khan Đăm Săn và Khan Kteh Mlan, tập I, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử thi Êđê, Khan ĐămSăn và Khan Kteh Mlan
Tác giả: Nguyễn Hữu Thấu (sưu tầm, biên dịch, chỉnh lí)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
11. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2008

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1.1. Các văn bản tác phẩm văn học dân gian ở sách Ngữ văn 10, tập 1, bộ Chân trời sáng tạo - Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 10 (Văn học dân gian)
Bảng 3.1.1. Các văn bản tác phẩm văn học dân gian ở sách Ngữ văn 10, tập 1, bộ Chân trời sáng tạo (Trang 18)
Bảng 3.1.3. Các văn bản tác phẩm văn học dân gian ở sách Ngữ văn 10, tập 1, bộ Cánh diều - Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 10 (Văn học dân gian)
Bảng 3.1.3. Các văn bản tác phẩm văn học dân gian ở sách Ngữ văn 10, tập 1, bộ Cánh diều (Trang 19)
Bảng 3.1.2. Các văn bản tác phẩm văn học dân gian ở sách Ngữ văn 10, tập 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống - Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 10 (Văn học dân gian)
Bảng 3.1.2. Các văn bản tác phẩm văn học dân gian ở sách Ngữ văn 10, tập 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w