Tập đoàn các hãng hàng không -VNA Group giữ thị phần nội địa số 1 tại Việt Nam gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO.Chuyên cung cấp dịch vụ hàng không chất lượng cao, đáp ứng tố
MÔ HÌNH TIẾN TRÌNH (PROCESS MODEL)
Mô tả ngữ cảnh hệ thống hiện tại
1.1 Giới thiệu tổng quan về VNA
Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam được thành lập vào tháng 1 năm 1956 với đội bay ban đầu chỉ có 5 chiếc máy bay cánh quạt bao gồm IL 14, AN 2 và Aero 45 Sau đó, hãng đã khai trương chuyến bay nội địa đầu tiên vào tháng 9 năm 1956.
Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt
* Những cột mốc đáng nhớ
- 1993: Thành lập Hãng hàng không quốc gia Việt Nam
- 1995: Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và 20 doanh nghiệp trong ngành
- 2002: Giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng gắn với các cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng bay và nâng cấp đội bay
- 2003: Tiếp nhận đưa vào khai thác tàu bay hiện đại Boeing 777 đầu tiên, khởi đầu chương trình hiện đại hóa đội bay
- 2006: Trở thành thành viên chính thức của IATA
- 2010: Chính thức là thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không Skyteam
- 2014: Chào bán thành công cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
- 04/2015: Chính thức hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 01/4/2015
- Tháng 7 năm 2015: Trở thành hãng hàng không đầu tiên của Châu Á, hãng thứ 2 trên thế giới tiếp nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350-900 và đồng thời ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới.
- 07/2016: Chính thức được công nhận là Hãng hàng không quốc tế 4 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax
- 07/2016: Hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược ANA Holdings INC (Nhật Bản)
- 01/2017: Cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM với mã chứng khoán HVN, giá trị vốn hóa nằm trong top đầu của thị trường
- 12/2017: Chào đón hành khách thứ 200 triệu sau 20 năm thành lập và đạt 1,5 triệu hội viên Bông Sen Vàng
- 07/2018: Nhận chứng chỉ Skytrax lần 3 liên tiếp là Hãng hàng không quốc tế 4 sao (2016,2017,2018)
- 11/2018: Chính thức đón tàu A321 NEO đầu tiên; chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước từ Bộ GTVT sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- 05/2019: Niêm yết cổ phiếu và giao dịch trên sàn HOSE
- 08/2019: Nhận máy bay Boeing B787-10 Dreamliner đầu tiên - máy bay thân rộng lớn nhất thế giới của Boeing
- 07/2020: Nhận chứng chỉ 5 sao cao nhất về an toàn phòng chống dịch Covid-19 của Skytrax
- 11/2021: Khai trương đường bay thẳng thường lệ Việt Nam - Hoa Kỳ
- 11/2022: Hội đồng Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ VIII đã trao giải Nhì cho tác phẩm phim hướng dẫn an toàn bay “Âm vang đồng điệu” và giải Khuyến khích
MV “Nhanh lên nhé” của Vietnam Airlines trong hạng mục video clip
- 12/2022: Ra mắt thẻ hội viên Million Miler với các cải tiến về dịch vụ dành riêng cho khách hàng triệu dặm
Là một hãng hàng không quốc tế năng động, hiện đại và mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, trong suốt hơn 20 năm phát triển với tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số, Vietnam Airlines đã và đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam - một trong những thị trường nội địa có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới Là hãng hàng không hiện đại với thương hiệu được biết đến rộng rãi nhờ bản sắc văn hóa riêng biệt, Vietnam Airlines đang hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế chất lượng 5 sao dẫn đầu khu vực châu Á
* Hệ thống nhận diện thương hiệu Vietnam Airlines
Chương trình Biểu tượng “Bông sen vàng” được giới thiệu lần đầu vào ngày 20/10/2002 đánh dấu bước khởi đầu trong việc xây dựng định hướng toàn diện về thương hiệu của Vietnam Airlines và đã đạt được nhiều thành công đáng kể trên toàn thế giới
Cùng với sự đầu tư lớn về đội bay và nâng cấp chất lượng dịch vụ, năm 2015, Vietnam Airlines đã cho ra mắt Hệ thống nhận diện thương hiệu mới trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị nhận diện sẵn có Hệ thống mới với biểu tượng hoa sen và các yếu tố văn hóa Việt là nguồn cảm hứng chủ đạo, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong của Vietnam Airlines trong việc giới thiệu vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam ra thế giới
Với vai trò chủ lực trong ngành hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines khẳng định vị thế quốc tế và khu vực Năm 2015, Vietnam Airlines chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần, gắn kết chặt chẽ với các cổ đông, đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển bền vững của hãng hàng không.
Vietnam Airlines luôn cam kết đồng hành cùng các cổ đông, đảm bảo minh bạch thông tin, duy trì và phát triển các kênh đối thoại, kiên định với mục tiêu hoạt động an toàn, chất lượng và đạt hiệu quả cao Hơn hết, Vietnam Airlines luôn cân nhắc đến lợi ích của cổ đông, song song với đó là đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế quốc gia.
* Giới thiệu tuyển dụng Vietnam Airlines
Việc tuyển dụng diễn ra thường xuyên tại nhiều địa điểm như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Vinh, Cần Thơ Các trưởng phòng được phân công nhiệm vụ tuyển dụng phải sắp xếp lại công việc chuyên môn để ưu tiên cho hoạt động này, đặc biệt là tại TP HCM do số lượng ứng viên đông đảo nên lịch tuyển dụng thường kéo dài 3-5 ngày để đáp ứng đủ nội dung tuyển chọn.
Hàng ngàn ứng viên từ mọi miền lựa chọn Việt Nam Airlines làm nơi để phát triển sự nghiệp; và lương thưởng chính là một trong số những lý do hấp dẫn ứng viên
Mức thu nhập của nhân viên Vietnam Airlines khá cạnh tranh Nhân viên bình quân nhận 28 triệu đồng mỗi tháng Tiếp viên có mức lương khởi điểm 200.000 đồng/giờ bay và trung bình bay khoảng 80-100 giờ/tháng Đối với phi công, tùy thuộc vào loại máy bay, cơ trưởng người Việt có mức lương trung bình từ 50-70 triệu đồng/tháng.
Theo nhiều chia sẻ thì: “Nhân viên văn phòng làm việc tại Việt Nam Airlines thì tầm chục triệu 1 tháng; 1 năm thưởng nhiều lần Tổng chắc được tầm 13 –15 tháng lương+ lương chính Mà bây giờ tính lương theo KPI nên phân chia rõ ràng lắm; chuyên viên dao động từ 8 – 20 triệu; lãnh đạo phòng 22 –30 triệu; trưởng ban 40 –45 triệu.”
Các nhân viên và người nhà nhân viên Việt Nam còn có vé giảm giá; bao gồm thuế và phí; hoặc vé thuộc dạng stand-by (dự phòng); nghĩa là không đảm bảo chắc chắn sẽ có chỗ, nhưng phần lớn đều có
Hình 3: Ngày hội tuyển dụng tiếp viên của Vietnam Airlines tổ chức tại TP Nha Trang
Mô hình TO-BE
MÔ HÌNH CHỨC NĂNG (FUNCTION MODEL)
USE CASES
1 Sơ đồ Use Case tổng quát
Hình 12: Use case tổng quát
2.1 Use Case “Tuyển chọn nhân sự"
Hình 13: Use case “Tuyển chọn nhân sự”
Use Case Name Tuyển chọn nhân sự
Description Tìm ra ứng viên phù hợp với tiêu chuẩn sàn
Actor(s) Ứng viên, Bộ phận tuyển dụng
Trigger Ứng viên có nhu cầu ứng tuyển vào hệ thống VNA
Pre-Condition(s) - Ứng viên phải là công dân Việt Nam
- Ứng viên phải có ngoại hình, chiều cao, ngoại hình đạt tiêu chuẩn
- Lý lịch rõ ràng, sức khỏe tốt
- Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học
- Có chứng chỉ ngoại ngữ đạt mức tối thiểu
Post-Condition(s) - Ứng viên nhận thông báo kết quả ứng tuyển thành công
- Kiểm tra lại sức khỏe ứng viên, điều tra rõ lý lịch
- Tổ chức đào tạo cho các ứng viên trúng tuyển
Basic Flow 1 Bộ phận tuyển dụng đưa ra thông tin tuyển dụng
2 Ứng viên tìm hiểu về vị trí đang tuyển dụng
3 Bộ phận tuyển dụng hướng dẫn phương thức ứng tuyển
4 Ứng viên chuẩn bị giấy tờ
5 Ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển
6 Bộ phận tuyển dụng nhận hồ sơ và sàng lọc hồ sơ đạt chuẩn
7 Bộ phận tuyển dụng đưa ra danh sách các ứng viên vào phòng phỏng vấn và nhập dữ liệu lên hệ thống
8 Ứng viên tham gia phỏng vấn trực tiếp
9 Bộ phận tuyển dụng phỏng vấn các ứng viên, trao đổi các yếu tố
10.Ứng viên có thể hỏi về điều kiện làm việc và các vấn đề đang thắc mắc
11.Bộ phận tuyển dụng sẽ xem xét lại các ứng viên đã phỏng vấn đạt yêu cầu
12.Ứng viên vượt qua được phỏng vấn
13.Hệ thống gửi kết quả trúng tuyển
Alternative Flow 5a Ứng viên nộp thiếu hồ sơ ứng tuyển
5b Bộ phận tuyển dụng thông báo để ứng viên nộp đủ hồ sơ ứng 7a Bộ phận tuyển dụng gửi mail vượt qua vòng chọn lọc hồ sơ và thông báo phỏng vấn cho ứng viên
Business Rules B1: Hồ sơ phải đủ các giấy tờ
B2: Kiểm tra ngoại hình B3: Kiểm tra lại một số thông tin trong hồ sơ: Trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp,
B4: Chứng chỉ ngoại ngữ 1 hoặc 2 (nếu có) B5: Các giấy tờ cần thiết
- Bằng tốt nghiệp THPT bản sao và Đại học bản sao (nếu có)
- Phiếu điểm kiểm tra Tiếng Anh TOEIC hoặc IELTS, TOEFL còn hạn trong vòng 2 năm
- 2 ảnh màu 4x6 , 1 ảnh toàn thân 12x15 chụp trong 6 tháng gần đây
NF1: Thời gian trả kết quả hồ sơ NF2: Thời gian trả kết quả phỏng vấn NF3: Số lượng ứng viên được tiếp nhận NF4: Bảo mật thông tin ứng viên
2.2 Use Case “Quy trình phỏng vấn”
Hình 14: Use case “Quy trình phỏng vấn”
Use Case Name Quy trình phỏng vấn
Description Ứng viên được phỏng vấn bởi nhà tuyển dụng
Actor(s) Ứng viên, Bộ phận tuyển dụng
Trigger Ứng viên đã qua vòng lọc hồ sơ
Pre-Condition(s) Ứng viên có mặt tham gia phỏng vấn
Post-Condition(s) Ứng viên phải trải qua bước xác nhận lại các thông tin
Basic Flow 1 Ứng viên vượt qua vòng loại hồ sơ
2 Bộ phận tuyển dụng lập ra danh sách ứng viên vào vòng phỏng vấn
3 Bộ phận tuyển dụng gửi thông tin phỏng vấn
4 Ứng viên tham gia phỏng vấn
5 Bộ phận tuyển dụng tiến hành phỏng vấn ứng viên
6 Ứng viên trả lời câu hỏi và các yêu cầu
7 Bộ phận nhân sự tiếp nhận và đánh giá
8 Ứng viên hỏi về điều kiện và các vấn đề
9 Bộ phận tuyển dụng giải đáp các thắc mắc của ứng viên
10.Bộ phận tuyển dụng thông báo kết quả phỏng vấn
Alternative Flow 8a Ứng viên có thể không cần hỏi về điều kiện và các vấn đề
9a Bộ phận tuyển dụng không cần giải đáp thắc mắc của ứng viên
Business Rules Ứng viên tới muộn quá 5 phút sẽ không được tham gia phỏng vấn
NF1: Thời gian trả kết quả phỏng vấn
2.3 Use Case “Thông báo kết quả”:
Hình 15: Use case “Thông báo kết quả”
Use Case Name Thông báo kết quả
Description Ứng viên sau khi nhận kết quả trúng tuyển cần xác nhận các thông tin lại
Actor(s) Ứng viên, Bộ phận tuyển dụng, Cơ quan y tế, Bộ công an
Trigger Ứng viên trước khi nào làm chính thức
Pre-Condition(s) Ứng viên phải vượt qua vòng loại hồ sơ và vòng phỏng vấn
Post-Condition(s) Ứng viên được trở thành nhân viên chính thức
Basic Flow 1 Bộ phận tuyển dụng sẽ truy cập hệ thống để xem lại thông tin của ứng viên
2 Lập ra danh sách các ứng viên đậu vòng phỏng vấn
3 Cơ quan y tế sẽ kiểm tra lại sức khỏe cho các ứng viên có trong danh sách
4 Bộ công an dựa vào danh sách đó để tiến hành xác minh lý lịch
5 Bộ phận tuyển dụng dựa vào kết quả của Cơ quan y tế và Bộ công an để hoàn thành danh sách trúng tuyển
6 Bộ phận tuyển dụng gửi kết quả tuyển dụng cho ứng viên
7 Ứng viên nhận được kết quả trúng tuyển
Alternative Flow 6a Bộ phận tuyển dụng đăng kết quả danh sách các ứng viên trúng tuyển lên trang chính thức của Vietnamairlines
Business Rules BR1: Sức khỏe của ứng viên phải đảm bảo
BR2: Lý lịch của ứng viên phải trong sạch
NF1: Thời gian thông báo ứng viên trở thành thành viên chính thức.
DIAGRAMS
2.1 Sequence Diagram “Đăng tin tuyển dụng”
Hình 17: Sequence Diagram “Đăng tin tuyển dụng”
2.2 Sequence Diagram “Nhập dữ liệu kết quả phỏng vấn”
Hình 18: Sequence Diagram “Nhập dữ liệu kết quả phỏng vấn”
2.3 Sequence Diagram “Nộp hồ sơ online”
Hình 19: Sequence Diagram “Nộp hồ sơ online”
2.4 Sequence Diagram “Lập danh sách phỏng vấn”
Hình 20: Sequence Diagram “Lập danh sách phỏng vấn”
2.5 Sequence Diagram “Đánh giá và lựa chọn ứng viên”
Hình 22: Sequence Diagram “Đánh giá và lựa chọn ứng viên”
2.6 Sequence Diagram “Gửi kết quả phỏng vấn cho ứng viên”
Hình 23: Sequence Diagram “Gửi kết quả phỏng vấn cho ứng viên”
Quy trình tuyển dụng của VNA sẽ diễn ra tuần tự như sau:
Sau khi ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển, nhân viên tuyển dụng sẽ lựa chọn ra các ứng viên tiềm năng, và tiến hành tổ chức các vòng phỏng vấn để các ứng viên ấy tham gia
Từ vòng này, những ứng viên được chọn sẽ được khám sức khỏe do cơ quan y tế thuộc cục hàng không Vietnam Airlines chỉ định thực hiện Những ứng viên được thông qua sẽ tiến tới vòng xác minh lý lịch do bộ công an thực hiện Cuối cùng, những ứng viên được thông qua tất cả các vòng sẽ được tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ của Hãng để chính thức trở thành Tiếp viên Hàng không
Tạo lập: khi ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ và tổ chức phỏng vấn, cũng tương tự như khi kiểm tra sức khỏe và lý lịch của cục y tế và bộ công an Sau khi hoàn thành xong, nhà tuyển dụng sẽ tạo bảng danh sách trúng tuyển để gửi về cho ứng viên
- Một nhà tuyển dụng có thể đánh giá nhiều ứng viên và một ứng viên có thể được đánh giá bởi nhiều nhà tuyển dụng => mối quan hệ một nhiều (1-n)
- Một quy trình tuyển dụng chỉ có một khóa đào tạo ứng viên trúng tuyển và ngược lại => mối quan hệ (1-1)
- Một nhà tuyển dụng sẽ thuộc một phòng ban và mỗi phòng ban chỉ đưa ra một người tham gia buổi phỏng vấn => mối quan hệ (1-1)
- Một tuyển dụng chỉ có một quy trình tuyển dụng và một quy trình tuyển dụng cũng chỉ có một tuyển dụng => mối quan hệ (1-1)
- Mỗi ứng viên chỉ có một hồ sơ ứng tuyển và một hồ sơ ứng tuyển chỉ có thể chứa thông tin của một ứng viên => mối quan hệ (1-1)
- Một quy trình có thể được tổ chức bởi nhiều nhân viên phỏng vấn và mỗi nhân viên phỏng vấn có thể tham gia tổ chức nhiều bài thi => mối quan hệ (n-n)
Danh sách trúng tuyển sẽ bao gồm mã trúng tuyển, mã hồ sơ, mã ứng viên, tên ứng viên của từng ứng viên
Hình 25: ERD quy trình tuyển dụng
CÁC LỢI ÍCH
Các lợi ích tài chính
IRR, NPV và B/C đóng vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Các chỉ số này giúp cho các nhà quản lý và nhà đầu tư có thể đánh giá được lợi nhuận mà họ có thể thu được từ các dự án đầu tư hoặc các hoạt động kinh doanh khác, từ đó giúp họ đưa ra các quyết định chiến lược và tài chính hợp lý.
Tỷ suất lợi nhuận nội bộ (IRR) là thước đo để tính tỷ suất lợi nhuận mà dự án đầu tư mang lại Đây là chỉ số quan trọng đánh giá tính khả thi và hấp dẫn của dự án Nếu IRR lớn hơn lãi suất thị trường hoặc tỷ lệ đòn bẩy của doanh nghiệp thì dự án đầu tư đó có tiềm năng sinh lợi nhuận và hấp dẫn nhà đầu tư.
NPV (Giá trị hiện tại ròng) là chỉ số đánh giá giá trị của một dự án đầu tư bằng cách tính toán giá trị hiện tại của các dòng tiền thu về từ dự án đầu tư, sau khi đã trừ đi chi phí đầu tư ban đầu Nếu NPV dương, thì đó là một dự án đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận và giá trị cho doanh nghiệp
B/C (Tỷ lệ lợi nhuận chi phí) là chỉ số đánh giá tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận dự kiến và tổng chi phí dự kiến của một dự án đầu tư Nếu B/C lớn hơn 1,0, thì đó có nghĩa là tổng lợi nhuận dự kiến của dự án đầu tư vượt qua tổng chi phí dự kiến, và dự án đó có thể mang lại lợi nhuận và giá trị cho doanh nghiệp
Theo khảo sát các báo cáo tài chính của Vietnam Airlines thường bao gồm các chỉ số tài chính như IRR, NPV và B/C để đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư và hoạt động kinh doanh của hãng hàng không Dưới đây là một số thông tin về các chỉ số này trong các báo cáo tài chính gần đây của Vietnam Airlines:
IRR (Tỷ suất lợi nhuận nội bộ): IRR được sử dụng để tính toán tỷ suất lợi nhuận của một dự án đầu tư Trong báo cáo tài chính của Vietnam Airlines năm 2020, tỷ suất IRR của các dự án đầu tư lớn của hãng hàng không này đạt khoảng 10,5%, đây là một con số tương đối cao, cho thấy các dự án đầu tư của Vietnam Airlines đang đem lại lợi nhuận tốt.
NPV (Giá trị hiện tại ròng): NPV là một chỉ số tài chính dùng để đánh giá giá trị của một dự án đầu tư hoặc một chiến lược kinh doanh Trong báo cáo tàichính năm 2020, NPV của Vietnam Airlines đã tăng lên mức khoảng 14.000 tỷ đồng, cho thấy các dự án đầu tư của hãng hàng không này đang mang lại giá trị cho doanh nghiệp
B/C (Tỷ lệ lợi nhuận chi phí): B/C được sử dụng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư bằng cách so sánh tổng lợi nhuận dự kiến với tổng chi phí dự kiến Trong báo cáo tài chính năm 2020, B/C của Vietnam Airlines đạt mức trên 1,0, cho thấy tổng lợi nhuận dự kiến của các dự án đầu tư vượt qua tổng chi phí dự kiến và có khả năng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
Ví dụ: Trong báo cáo tài chính của Vietnam Airlines năm 2020, công ty đã công bố một số số liệu liên quan đến IRR, NPV và B/C của một số dự án đầu tư và hoạt động kinh doanh của công ty
Theo báo cáo tài chính của Vietnam Airlines năm 2020, công ty đã đầu tư vào một số dự án đầu tư lớn như đầu tư mua sắm máy bay và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Đối với mỗi dự án đầu tư, công ty đã tính toán và công bố các chỉ số IRR, NPV và B/C để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
Ví dụ: Dự án đầu tư mua sắm máy bay Airbus A321NEO của Vietnam Airlines đã được tính toán với các chỉ số IRR, NPV và B/C Theo báo cáo, IRR của dự án này là 11,52%, NPV là 123,3 triệu USD và B/C là 1,07 Các chỉ số này cho thấy rằng dự án đầu tư này có tiềm năng mang lại lợi nhuận và đáng để đầu tư
Ngoài ra, trong báo cáo tài chính năm 2020 của Vietnam Airlines còn công bố các chỉ số IRR, NPV và B/C liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty Cụ thể, chỉ số IRR của hoạt động bay thương mại của Vietnam Airlines trong năm 2020 là 6,44%, NPV là 51,5 triệu đô la Mỹ và B/C là 1,03 Các chỉ số này cho thấy hoạt động kinh doanh này của công ty có tiềm năng đem lại lợi nhuận và hiệu quả tài chính.
Các lợi ích phi tài chính
Vietnam Airlines có nhiều lợi ích phi tài chính, bao gồm: Đánh giá cao về thương hiệu: Vietnam Airlines đã được xếp hạng trong top 500 thương hiệu mạnh nhất thế giới và là hãng hàng không lớn nhất Việt Nam Điều này giúp cho công ty có một lợi thế cạnh tranh trong ngành hàng không
Mở rộng mạng lưới vận chuyển:Vietnam Airlines liên tục mở rộng mạng lưới vận chuyển của mình bằng cách mở các tuyến bay mới và nâng cao chất lượng dịch vụ Điều này giúp cho công ty có thể phục vụ được nhiều khách hàng hơn, tăng doanh thu và lợi nhuận
Tạo ra các đối tác chiến lược: Vietnam Airlines đã tạo ra các đối tác chiến lược với các hãng hàng không lớn như Delta Airlines và KLM Điều này giúp công ty có thể chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác của mình, cũng như mở rộng thị trường
Nâng cao chất lượng dịch vụ: Vietnam Airlines luôn chú trọng đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ của mình Điều này giúp cho công ty thu hút được nhiều khách hàng hơn và giữ chân được những khách hàng hiện tại Đầu tư vào công nghệ: Vietnam Airlines đang đầu tư vào công nghệ để nâng cao hiệu suất hoạt động và cải thiện trải nghiệm khách hàng Điều này giúp cho công ty có thể tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả vận hành.
Việc quản lý những thay đổi của Vietnam Airlines cần phải được thực hiện một cách cẩn thận và chặt chẽ để đảm bảo hoạt động của hãng hàng không diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả Quản lý sự thay đổi (Change management) được hiểu đơn giản là toàn bộ quy trình hướng dẫn doanh nghiệp lên kế hoạch cải tổ và đổi mới một cách chủ động các hoạt động của doanh nghiệp Quy trình này được thực hiện với mục đích gia tăng mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ kinh doanh khác.
Các bước cơ bản để quản lý những thay đổi của Vietnam Airlines có thể bao gồm:
Xác định và đánh giá các thay đổi:Đầu tiên, Vietnam Airlines cần phải xác định và đánh giá các thay đổi, bao gồm những thay đổi nào sẽ được thực hiện, cách thức triển khai thay đổi, ảnh hưởng của thay đổi đến hoạt động của hãng hàng không, và các rủi ro có thể phát sinh
Sau quá trình xác định và đánh giá những thay đổi, Vietnam Airlines cần lập kế hoạch cụ thể về cách thức triển khai các thay đổi này Kế hoạch cần bao gồm: lịch trình triển khai, người thực hiện, phân công trách nhiệm, ngân sách, tài nguyên, cũng như phương pháp giám sát và đánh giá tiến trình triển khai.
Thực hiện thay đổi:Việc thực hiện thay đổi phải được thực hiện đúng lịch trình, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn cho các hoạt động của hãng hàng không
Giám sát và đánh giá:Vietnam Airlines cần đưa ra các tiêu chuẩn và chỉ tiêu để đánh giá kết quả của thay đổi và giám sát quá trình triển khai để đảm bảo rằng các thay đổi đang được triển khai theo đúng kế hoạch và đạt được các mục tiêu đã đề ra Điều chỉnh và cải tiến: Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong quá trình triển khai, Vietnam
Để đảm bảo tính thành công và đạt được các mục tiêu mong muốn, các hãng hàng không cần tiến hành đánh giá và điều chỉnh các thay đổi được thực hiện Quá trình này bao gồm việc xác định các điểm mạnh và điểm yếu của các thay đổi, thu thập phản hồi từ khách hàng và nhân viên, đồng thời thực hiện các điều chỉnh cần thiết để nâng cao hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan.
Quản lý những thay đổi của Vietnam Airlines là một quá trình không ngừng cần được thực hiện một cách chặt chẽ để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của hãng hàng không này.