1.1.2.1 Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là nước thải ra trong quá trình sử dụng vào việc vệ sinh, giặt giũ, nước rửa,… nước thải sinh hoạt xuất phát từ các khu dân cư, cơ quan,
Trang 1KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU – ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.s: NGUYỄN NGỌC THANH
Trang 2Xin chân thành cảm ơn:
Toàn thể thầy cô khoa Công Nghệ Sinh Học – các giảng viên trường Đại Học Mở Bán Công Tp.HCM đã dìu dắt em trong những năm vừa qua Đặc biệt là thầy Nguyễn Ngọc Thanh đã tận tình hướng dẫn em thực hiện luận văn này
Các cô chú và anh chị làm việc trong Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân Đặc biệt là chị Lưu Thị Hiền đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
Gia đình cùng những người thân đã làm chỗ dựa vững chắc và tạo mọi điều kiện cho con ăn học nên người
Cùng tất cả bạn thân bè thân yêu đã động viên giúp đỡ tôi trong những năm qua
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu
Trang 3Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà nguồn nước sạch ngày càng thiếu thốn, vệ sinh môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề Đó là những vấn đề nóng bỏng của thế giới và đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam
Đất nước ta đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là một nước đông dân lại có mật độ dân cư cao Song song với quá trình ấy, cơ sở vật chất của nước ta còn nghèo nàn, trang thiết bị cũ kỹ, công nghiệp còn lạc hậu, trình độ nhận thức và
ý thức về môi trường của mọi người còn chưa cao, dẫn đến sự tăng nhanh các chất thải sinh hoạt và sản xuất xả vào môi trường xung quanh Các nguồn nước thải này chưa được quản lý tốt, xử lý một cách thô sơ hoặc không được xử lý Điều đó đã dẫn đến sự ô nhiễm trầm trọng trong môi trường sống, ảnh hưởng một cách toàn diện đến sự phát triển kinh tế của xã hội của đất nước, sức khỏe và đời sống của nhân dân và là bạn đồng hành của sự đói nghèo và lạc hậu
Từ thực tế trên đặt ra yêu cầu bức xúc đối với chúng ta là phải bảo vệ một cách chủ động và tích cực môi trường mà chúng ta đang sống
Trong phạm vi của luận văn này, chỉ tập trung tìm hiểu sơ bộ về nguồn nước thải do hoạt động của các cơ sở sản xuất trong KCN Lê Minh Xuân qua thu thập số liệu, từ đó đưa ra những biện pháp quản lý nước thải KCN Lê Minh Xuân
Trang 4Lời cảm ơn
Mục lục
Lời mở đầu
Chương 1: Hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp 1
1.1.3 Các Tác Nhân Gây Ô Nhiễm Có Trong Nước Thải Công Nghiệp 2
1.2 Aûnh hưởng của nước thải ô nhiễm đối với môi trường và con người 5 1.2.1 Aûnh hưởng của nước thải đối với môi trường 5
Trang 51.2.1.3 Nước ngầm 6
1.2.2 Aûnh hưởng của nước thải đối với con người 6
1.3.1 Ngành công nghiệp luyện kim và gia công kim loại 7
Trang 62.2.3.2 Phương pháp oxi hoá khử 22 2.2.4 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 22 2.2.4.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên 23
2.2.4.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo 23
Chương 4: Các biện pháp quản lý nước thải tại KCN Lê Minh Xuân 29 4.1 Phương pháp quản lý nước thải tại KCN Lê Minh Xuân 29 4.1.1 Sơ đồ và qui trình công nghệ của một số doanh nghiệp trong KCN
Trang 74.1.1.5 Ngành sản xuất khác 32
4.1.3.1 Tính chất nước thải trước khi vào nhà máy xử lý nước thải tập trung 36 4.1.3.2 Tính chất nước thải đầu ra nhà máy xử lý nước thải 36
4.1.5.2.1 Nước thải sản xuất của các doanh nghiệp 45 4.1.5.2.2 Mẫu nước tại nhà máy xử lý nước thải tập trung 46
4.1.6.1 Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải của các doanh nghiệp
4.1.6.2 Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải của nhà máy xử lý
nước thải tập trung (XLNTTT) KCN Lê Minh Xuân 56
4.1.6.3.1 Đánh giá kết quả đối với các ngành sản xuất 57
Trang 84.2 Đề xuất các biện pháp quản lý nước thải KCN Lê Minh Xuân 64
Trang 9CHƯƠNG 1
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG DO NƯỚC THẢI
CÔNG NGHIỆP
1.1 GIỚI THIỆU VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
1.1.1 Khái Niệm Về Nước Thải:
Nước thải là nước (chất lỏng) được thải ra sau khi con người sử dụng và được thay đổi tính chất ban đầu
1.1.2 Phân Loại Nước Thải:
Nước thải được phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh ra chúng Đây là cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp hoặc công nghệ xử lý
1.1.2.1 Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt là nước thải ra trong quá trình sử dụng vào việc vệ sinh, giặt giũ, nước rửa,… nước thải sinh hoạt xuất phát từ các khu dân cư, cơ quan, bệnh viện, trường học, khu thương mại, khu vui chơi, giải trí,…
Đặc điểm của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học khá cao và đã tạo ra mùi đặc trưng của nước thải Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt còn chứa các chất khoáng dinh dưỡng (photphat, magie, nitơ…), các chất rắn huyền phù, đặc biệt là các vi sinh
1.1.2.2 Nước thải công nghiệp:
Nước thải công nghiệp là nước thải ra từ quá trình sản xuất các nhà máy công nghiệp như nhà máy hóa chất, giấy, dệt nhuộm, luyện kim, chế biến thực phẩm,… ở
Trang 10các nhà máy công nghiệp nước thải bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất nhưng nước thải sản xuất là chủ yếu
1.1.2.3 Nước chảy tràn mặt đất:
Nước chảy tràn mặt đất phần lớn là nước mưa, khi chảy qua mặt đất đã cuốn trôi theo các chất ô nhiễm như: dầu mỡ, phân bón, thuốc trừ sâu, chất hữu cơ,…
1.1.2.4 Nước thải tự nhiên:
Nước mưa được xem là nước thải tự nhiên Ơû những thành phố hiện đại, nước mưa được thu gom theo một thống thoát nước riêng
1.1.2.5 Nước thải đô thị:
Nước thải đô thị là nước thải có trong hệ thống cống thoát của một thành phố Đó là tổng hợp của nhiều loại nước thải trên
1.1.3 Các Tác Nhân Gây Ô Nhiễm Có Trong Nước Thải Công Nghiệp
1.1.3.1 Chất hữu cơ
Tùy theo khả năng bị phân hủy sinh học, có thể chia chất hữu cơ thành 2 loại:
- Các chất dễ bị phân hủy sinh học: hidratcacbon, protein, chất béo… đây là các chất gây ô nhiễm nặng nhất ở các khu dân cư, khu công nghiệp chế biến thực phẩm Các chất này là làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước làm suy thoái tài nguyên thủy sản và làm giảm chất lượng nước cấp sinh hoạt
- Các chất khó phân hủy sinh học: hidratcacbon vòng thơm, các chất đa vòng ngưng tụ, các chất clo hữu cơ, phospho hữu cơ, các chất polyclorophenol (PCP), polyclorobiphenyl (PCB), hợp chất dị vòng N và O… Các chất này có độc tính cao đối với con người và sinh vật, chúng lại thường bền vững và có khả năng tồn lưu lâu dài trong môi trường và trong cơ thể thủy sinh gây nên ô nhiễm lâu dài đồng thời tác hại đến hệ sinh thái nước Trong nước thải công nghiệp có nhiều các chất ô
Trang 11nhiễm loại này Một số chất tiêu biểu như: các chất phenol và các chất dẫn xuất của phenol; các hợp chất clo hữu cơ (clo vô cơ có thể kết hợp với một số chất hữu
cơ trong nước thải công nghiệp tạo thành clo hữu cơ có độc tính tăng gấp 100 lần các chất ban đầu); tanin và lignin
1.1.3.2 Chất vô cơ
Các ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là nước biển Trong nước thải sinh hoạt từ khu dân cư luôn có một lượng khá lớn các ion Cl-, SO42-, PO43-, Na+, K+… Trong nước thải công nghiệp, có thể có các ion vô cơ có độc tính rất cao như: Hg, Pb, Cd, As, Cr, F… dưới đây là một số ion vô cơ tiêu biểu trong nước thải:
- Ammoni (NH4 ): lượng ammoni trong nước thải từ khu dân cư và nước thải các nhà máy hóa chất, chế biến thực phẩm, sữa… có thể lên tới 10 – 100mg/l Theo qui định về nước mặt của Hà Lan, lượng ammoni trên 5mg/l được xem là ô nhiễm nặng
- Nitrat (NO3-): là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật Bản thân của nitrat ít độc nhưng khi vào cơ thể, nitrat sẽ bị phân hủy bởi các vi khuẩn đường ruột tạo thành nitric (NO2-) rất độc cho người và sinh vật
- Phosphat (PO43-): phosphat là chất có nhiều trong phân người, súc vật và trong nước thải của một số ngành sản xuất phân lân, thực phẩm Phosphat không thuộc loại hóa chất độc hại với con người
- Sulphat (SO42-): các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt là nước biển và nước phèn có nồng độ sulphat cao Nước ở những vùng có mỏ thạch cao, quặng chứa lưu huỳnh, nước mưa acid và nước thải công nghiệp có nhiều sulphat Nước có nồng độ
Trang 12sulphat cao gây rỉ sét đường ống và ăn mòn công trình bêtông Ơû nồng độ cao, sulphat còn gây hại cho cây trồng
- Clorua (Cl-): là một trong những ion quan trọng trong nước và nước thải Vị mặn của nước là do ion Cl- tạo ra Nước có hàm luợng NaCl 250mg/l có thể gây cảm giác mặn Nước có nồng độ Cl-, Na+ và Bo3+ cao có khả năng gây tác hại đến cây trồng
1.1.3.3 Các kim loại nặng
- Chì (Pb): là kim loại nặng có độc tính đối với não và có thể gây chết người nếu bị nhiễm độc nặng Chì có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể
- Thủy ngân (Hg): thủy ngân vô cơ, hữu cơ đều cực độc đối với sinh vật
- Asen (As): là chất cực độc có khả năng tích lũy và có thể gây ung thư Ngoài các kim loại nặng kể trên, còn có hàng loạt các kim loại khác có độc tính rất cao đối với người và động vật như: cađimi (Cd), crom (Cr), niken (Ni)…
1.1.3.4 Các chất rắn
Các chất rắn trong nguồn nước tự nhiên được tạo ra trong quá trình bào mòn, phong hóa địa chất, do nước chảy tràn từ đồng ruộng Ơû vùng sông, chất rắn được tạo thành do quá trình keo tụ các ion vô cơ khi gặp mặn Chất rắn còn được đưa vào nguồn nước tự nhiên từ nước thải công nghiệp và sinh hoạt Chất rắn có khả năng gây trở ngại cho phát triển thủy sản, cấp nước sinh hoạt nếu nồng độ cao Có 2 loại chất rắn: chất rắn có thể lọc và chất rắn không thể lọc
1.1.3.5 Màu
Nước tự nhiên có thể nhiễm màu do các loại nước thải công nghiệp có chứa: các chất hữu cơ bị phân rã; nước có sắt và mangan dạng keo hoặc hòa tan; nước thải công nghiệp (crom, tanin, lignin)
Trang 13Màu thực của nước là do các chất hòa tan ở dạng hạt, mà bên ngoài của nước là
do các chất lơ lửng trong nước tạo nên
1.1.3.7 Các vi trùng trong nước
Trong phân người và gia súc có rất nhiều loại vi trùng như: vi trùng tả, lỵ, thương hàn… và trứng giun sán Trong thực tế không thể xác định tất cả các loại vi trùng này đối với từng mẫu nước vì phức tạp và tốn thời gian Do vậy, thông thường trong nghiên cứu ô nhiễm ta không xác định các loại vi trùng gây bệnh mà xác định mẫu nước có ô nhiễm hay không bằng cách xác định một vài vi sinh chỉ thị cho ô
nhiễm như: escherichia coli (E.coli), streptococcus faecalis, clostridium perfringens
Nước thải sản xuất thường có khả năng ô nhiễm phân nhất là nước thải của các
xí nghiệp chế biến thực phẩm, lò giết mổ gia súc, gia cầm
1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI Ô NHIỄM ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
1.2.1 Ảnh Hưởng Của Nước Thải Đối Với Môi Trường
1.2.1.1 Môi trường đất:
Lượng nước thải thấm vào đất không nhiều, do đó mức độ ảnh hưởng đến môi trường đất không đáng kể, các chất ô nhiễm thấm vào đất phần lớn cũng bị vi sinh vật đất phân hủy
Trang 141.2.1.2 Không khí:
Một số chất ô nhiễm trong nước có khả năng bốc hơi vào không khí nhưng không đáng kể, các chất dễ bay hơi có trong nước thải cũng không nhiều, chủ yếu chỉ có mùi
1.2.1.3 Nước ngầm:
Trong quá trình tuần hoàn, nước thải có thể thấm vào mạch nước ngầm, nước chảy tràn mặt đất cũng có thể thấm vào mạch nước ngầm qua đất Tuy nhiên lượng nước này tương đối ít
1.2.1.4 Nước mặt:
Nước thải ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước mặt, làm tất cả các kênh rạch của thành phố bị ô nhiễm nặng không thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt hoặc sản xuất, tất cả các thành phần gây ô nhiễm trong nước thải đều có mặt trong các kênh rạch của thành phố với nồng độ cao
1.2.2 Aûnh Hưởng Của Nước Thải Đối Với Con Người
Nước thải ô nhiễm còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người Nước là nhu cầu lớn nhất của con người, nước luôn tuần hoàn trong sinh quyển và làm môi trường sống cho rất nhiều loài có ích và loài có hại Vì vậy khi nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi các chất độc hại, các chất này sẽ trực tiếp theo nước đi vào cơ thể con người qua đường tiêu hóa, nước ô nhiễm còn mang vô số những mầm bệnh, các
vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán… gây bệnh, những mầm bệnh lây lan theo nước có tốc độ nhanh nhất và mạnh mẽ nhất so với con đường khác
Ngoài ra, các kim loại nặng và các chất độc khó phân huỷ còn tích tụ trong cơ thể các loài tôm cá, và qua đường ăn uống sẽ đi vào cơ thể con người một cách gián tiếp gây ra nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có cả bệnh di truyền và ung thư
Trang 151.3 Tính Chất Nước Thải Của Một Số Ngành
1.3.1 Ngành công nghiệp luyện kim và gia công kim loại
Kim loại và hợp kim của chúng là vật liệu quan trọng trong các ngành công nghiệp như đóng tàu, cơ khí, quang học, điện tử, hàng không và gia công kim loại, sản xuất cho công cụ phục vụ cho công nghiệp và gia đình
Quá trình gia công kim loại là quá trình gia công ở tấm ống, dạng thoi thành các sản phẩm thương mại dùng trong công nghiệp, sinh hoạt và các ngành kinh tế khác nhau Quá trình gia công kim loại bao gồm:
Gia công tạo hình sản phẩm; làm sạch bề mặt như cạo rỉ sắt, tẩy rửa các tạp chất bám trên bề mặt; gia công bề mặt như sơn, mạ điện,… để tạo lớp bảo vệ bề mặt kim loại chống sự ăn mòn, tăng độ cứng bề mặt, chống mài mòn,…
Trừ các quá trình gia công cơ khí tạo hình sản phẩm không sử dụng nước, các quá trình xử lý bề mặt kim loại khác đều có sử dụng nước để làm sạch bề mặt và sử dụng hóa chất ở dạng dung dịch để tẩy rửa, mạ bóng, sơn phủ… từ những quá trình này, nước thải sinh ra chứa nhiều các chất gây ô nhiễm nguồn nước như rỉ sắt, kim loại nặng, dầu mỡ, xút, axit, các chất tẩy rửa,… đặc tính nước thải của mỗi loại hình gia công kim loại thường khác nhau phụ thuộc vào công nghệ gia công, loại hóa chất sử dụng và phương pháp làm sạch bề mặt Chẳng hạn như công nghiệp mạ kim loại, sản phẩm thường được mạ đồng, kẽm, crom, niken,… nên dung dịch mạ chứa thành phần chủ yếu các kim loại đó
Nước làm mát lò cao, khuôn đúc, máy nén, động cơ, máy cán,… Nước này thường ít ô nhiễm, có thể tuần hoàn sử dụng lại cho các mục đích dập lửa ở các lò cốc hóa, làm nguội xỉ, khí thải lò cao
Trang 16Nước làm nguội xỉ, tạo hạt xỉ và làm nguội, làm sạch khí của lò cao thường có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, ngoài ra còn có xyanua, hợp chất lưu huỳnh, phenol, kim loại nặng
Nước thải công nghệ mạ, sơn, tạo bề mặt bảo vệ kim loại, có hàm lượng kim loại cao, ngoài ra còn chứa CN-, SO42-, F2-, dầu mỡ
Thuộc da thường dùng hai phương pháp: thuộc da bằng tanin, được sản phẩm là
da cứng và bằng crom được sản phẩm là da mềm
✔ Nguồn phát sinh nước thải, đặc tính nước thải của công nghệ thuộc da và tác động của chúng tới môi trường:
Hầu hết trong tất cả các công đoạn của quá trình thuộc da đều sử dụng nước Lượng nước thải xấp xỉ mức nước tiêu thụ Tải lượng và thành phần của các chất gây ô nhiễm nước phụ thuộc vào lượng hóa chất sử dụng và lượng chất được tách ra từ da
Các chất ô nhiễm từ da: hợp chất chứa nitơ (protein, peptit, axit amin, colagen), chất béo, acid béo, keratin và sản phẩm thủy phân, lông vụn, da vụn
Nước thải thuộc da thường có màu (tanin cho màu đen, crom cho màu xanh), mùi khó chịu, hàm lượng tổng chất rắn (TS), chất rắn lơ lửng (SS), BOD cao Nước
Trang 17thải mang tính kiềm ở các công đoạn đầu (ngâm nước, ngâm vôi, khử lông), mang tính acid là ở công đoạn làm xốp, thuộc da
Nước thải thuộc da còn chứa một lượng đáng kể sulfua, crom và chất béo: sulfua: 120 – 170mg/l; Cr3+: 70 – 100mg/l; dầu mỡ: 100 – 500mg/l
Bảng 1.1: Các nguồn nước thải trong công nghiệp thuộc da:
Công đoạn Lượng nuớc thải
m 3 /tấn da muối
pH TS (mg/l) SS (mg/l) BOD 5 (mg/l)
Rửa, ngâm 2,5 – 4,0 7,5 – 8,0 8000 – 28000 2500 – 4000 1100 – 2500 Ngâm vôi 6,5 – 10 10,0 – 12,5 16000 – 45000 4500 – 6500 6000 – 9000 Khử vôi 7,0 – 8,0 3,0 – 9,0 1200 – 12000 200 – 1200 1000 – 2000 Thuộc tanin 2,0 – 4,0 5,0 – 6,8 8000 – 50000 5000 -20000 6000 – 12000 Làm xốp 2,0 – 3,0 2,9 – 4,0 16000 – 45000 600 – 6000 600 – 2200 Thuộc crom 4,0 – 5,0 2,6 – 3,2 2400 – 12000 300 – 1000 800 – 1200 Dòng tổng 30 – 35 7,5 - 10 10000 - 25000 1200 - 6000 2000 - 3000
Bảng 1.2: Đặc tính của nước thải ở các công đoạn
20 - 60 3 – 12 1250 - 6000 2000 – 3000 2500 - 3000 120 - 170 70 – 100 100 - 500
Nước thải thuộc da là nguồn ô nhiễm nặng, mang tính độc, gây nhiều tác động xấu tới môi trường Nếu ngấm vào đất làm cho đất cằn cỗi do hàm lượng NaCl cao và cùng các chất khác sẽ làm giảm chất lượng nước thải
Trang 18Sơ đồ công nghệ và dòng nước thải trong sản xuất thuộc da:
Rửa, bảo quản, ướp muối
Rửa, ngâm
Tẩy lông, ngâm vôi
Xén mép, nạo thịt và xẻ
Tẩy vôi, làm mềm
Nước rửa, muối, chất
sát trùng, Na 2 SiF 6
chất diệt khuẩn
H 2 O, NaOH, thuốc nhuộm,
axit fomic, dầu động, thực
vật
Nước, chất phủ bề
mặt (oxit kim loại),
sơn, chất tạo màng
Nước thải chứa NaCl, màu, SS, DS, các chất hữu cơ dễ phân hủy Nước thải kiềm chứa NaCl, vôi, lông, các chất hữu cơ, Na 2 S
Nước thải kiềm chứa vôi, các hóa chất, protein, chất hữu cơ
Nước thải có tính axit chứa NaCl, các axit
Nước thải chứa crom và chất thuộc tanin, tính axit
Nước thải chứa crom và chất thuộc tanin thực vật…
Nước thải chứa các hóa chất, dầu, crom, tính axit
Nước ép chứa các hóa chất thuộc da, chất phủ bề mặt, thuốc nhuộm
Da thành phẩm
Trang 191.3.3 Ngành sản xuất phân bón hoá học
Trong công nghiệp, phân bón hóa học gồm các loại chủ yếu sau: phân đạm, photphat và phân kali, trong đó nhu cầu về phân đạm lớn hơn cả Hiện nay người ta còn sản xuất phân hỗn hợp từ các loại phân trên
Các hoá chất dùng để sản xuất các loại phân bón hóa học thường là NH3, CO2, các axit HNO3, H2SO4, H3PO4 và các loại quặng đối với sản phẩm phân lân
Các chất gây ô nhiễm nước trong sản xuất phân đạm bao gồm: các chất trung gian và sản phẩm như NH3, urê, các loại phân đạm khác, dầu công nghiệp từ máy nén, các tạp chất như xyanua, sunfua, asenic, phenol, bụi than từ công đoạn khí hóa than
Các chất gây ô nhiễm nước trong sản xuất phân lân là những axit vô cơ như H2SO4, H3PO4 và sản phẩm Trong sản xuất phân kali thì vấn đề ô nhiễm là do các muối tan và các chất cặn bẩn (đá, cát, vôi) ở dạng lơ lửng trong quá trình gia công muối mỏ
Hầu hết các chất có mặt trong nước thải của các nhà máy phân bón đều có ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận, mức độ tác động của chúng là khác nhau Dòng thải mang tính axit hay kiềm cao gây ức chế hoặc ngăn ngừa quá trình tự làm sạch của dòng tiếp nhận, gây tác hại đến sự sống và phát triển của các loài thủy sinh sống trong đó
Bảng 1.3: Đặc điểm dòng thải từ sản xuất đạm ure:
Fluor Dầu arsenic pH
Nồng
độ
Trang 20Bảng 1.4: Đặc điểm dòng nước thải từ sản xuất canxi amoni nitrat:
Bảng 1.5: Đặc điểm dòng thải của nhà máy supephotphat:
Thông số SS TDS COD Florua (F - ) Cl - SO 4 2- canxi PO 4
3-Nồng độ 150 – 600 644 – 980 35 – 175 1920 – 2163 42 – 234 40 – 336 32 – 86 0,4 - 1
1.3.4 Ngành sản xuất giấy
Công nghệ sản xuất giấy đã có hàng nghìn năm Giấy là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống con người để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau: giấy viết, giấy gói, trong thông tin, sinh hoạt,… Giấy được sản xuất chủ yếu từ nguồn thực vật, đặc biệt là gỗ, bằng nhiều phương pháp khác nhau Đồng thời cũng là ngành công nghiệp gây ra nhiều vấn đề tác động tới môi trường
✔ Các nguồn phát sinh trong nước thải và đặc tính nước thải trong ngành giấy: Công nghệ sản xuất giấy và giấy là một trong những công nghệ sử dụng nhiều nước Tuỳ theo từng công nghệ và sản phẩm, lượng nước cần thiết để sản xuất một tấn giấy dao động từ 200 đến 500m3 Nước được dùng trong các công đoạn rửa nguyên liệu, nấu, tẩy, xeo giấy Trong các nhà máy giấy, hầu như tất cả lượng nước đưa vào sử dụng sẽ là lượng nước thải và mang theo tạp chất, hóa chất, bột giấy, các chất ô nhiễm dạng hữu cơ và vô cơ nếu như không có hệ thống xử lý tuần hoàn lại nước và hóa chất Các nguồn nước thải chính của các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy bao gồm:
Trang 21Nước thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất đá, sỏi cát, thuốc bảo vệ thực vật, vỏ cây
Nước thải từ công đoạn nấu và rửa sau nấu có nhiều chất hữu cơ hòa tan Nước thải có màu tối gọi là dịch đen Dịch có 25 – 35% chất khô, tỉ lệ giữa chất hữu
cơ và vô cơ là 70 : 30
Thành phần hữu cơ trong dịch đen chủ yếu là lignin hòa tan trong kiềm (30 – 35% theo chất khô), ngoài ra là sản phẩm phân hủy hidratcacbon và các axit hữu
cơ Thành phần vô cơ gồm những hóa chất đưa vào nấu, một phần nhỏ là xút, Na2S, Na2SO4, Na2CO3 còn phần nhiều là kiềm sulfat liên kết với các chất hữu cơ trong kiềm Ơû các nhà máy lớn có hệ thống thu hồi hóa chất Ơû các nhà máy nhỏ các hóa chất dùng khi nấu được đưa ra cùng với nước thải, gây tác hại xấu tới môi trường
Nước thải từ công đoạn tẩy trắng bột giấy bằng phương pháp hóa học Các hợp chất hữu cơ, trong đó có lignin hòa tan và hợp chất, kết hợp với chất tẩy ở dạng độc hại, có khả năng tích tụ sinh học trong cơ thể sống, như các hợp chất clo hữu cơ, làm tăng AOX (dẫn xuất hypohalogen) trong nước thải Nước thải có độ mầu, giá trị COD và BOD5 đều cao
Nước thải trong công đoạn nghiền và xeo giấy chứa chủ yếu bột giấy ở dạng
lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu
Nước thải từ các khâu rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn có hàm lượng các chất lơ lửng và các hóa chất rơi vãi Nước thải này không liên tục
Nước ngưng của quá trình cô đặc trong hệ thống xử lý thu hồi hóa chất từ dịch đen Mức độ ô nhiễm của nước ngưng phụ thuộc vào loại gỗ, công nghệ sản xuất
Trang 22Trong các nguồn thải thì nước thải từ công nghệ sản xuất bột giấy gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm đáng quan tâm
Nước tuần hoàn nhiều lần thì hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước càng tăng Đặc tính nước tuần hoàn của nhà máy sản xuất giấy bao bì nguyên liệu với đầu vào là giấy phế liệu được trình bày trong bảng 1.6
Bảng 1.6: Đặc tính nước tuần hoàn của nhà máy giấy:
Thông số Đơn vị Giá trị Số nhà máy khảo sát
Trang 23Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy và nguồn nước thải:
1.3.5 Ngành dệt nhuộm, in
Ngành dệt nhuộm là một trong những ngành quan trọng, có từ lâu đời và ngày càng phát triển vì gắn liền với nhu cầu cơ bản của con người là may mặc
Trong quá trình dệt nhuộm sử dụng nhiều hóa chất phụ gia và thuốc nhuộm, nên nước thải của công nghệ dệt nhuộm bị ô nhiễm khá nặng và có độc tính
Nguyên liệu chủ yếu là xơ bông, xơ nhân tạo, để sản xuất các loại vải cotton và vải pha Ngoài ra còn sử dụng các nguyên liệu như lông thú, đay gai, tơ tằm để sản xuất các mặt hàng tương ứng
Gia công nguyên liệu thô
Nguyên liệu thô (tre, nứa, gỗ…)
Nước thải có độ màu, BOD 5 , COD cao
Nước rửa có SS, BOD 5 , COD cao
Nước rửa có SS, BOD, COD cao
Hóa chất tẩy
Chất độn, phụ gia
Trang 24Công nghệ dệt nhuộm sử dụng nước khá lớn: từ 12 đến 65 lít nước cho 1m vải và thải ra từ 10 – 40 lít nước
✔ Các nguồn gây ô nhiễm, đặc tính của nước thải ngành dệt nhuộm và tác động đến môi trường:
Các chất gây ô nhiễm chính trong nước thải dệt nhuộm là: tạp chất tách ra từ xơ sợi, như dầu mỡ, các hợp chất chứa nitơ, các chất bẩn dính vào sợi (trung bình là 6% khối lượng xơ sợi)
Các hóa chất dùng trong quá trình công nghệ: hồ tinh bột, các loại axit (H2SO4, CH3COOH…), NaOH, NaOCl, Na2CO3… các loại thuốc nhuộm, các chất phụ trợ, chất màu, chất cầm màu, hóa chất tẩy, giặt Lượng hóa chất sử dụng đối với từng loại vải, từng loại mầu là rất khác nhau và phần dư thừa đi vào nước thải tương ứng
Nước thải phụ thuộc vào: loại sợi tự nhiên hay tổng hợp; phương pháp nhuộm (bề rộng, máy nhuộm, nồi hấp cao áp…) và in hoa; hoá chất làm phẩm nhuộm, in hoa và các chất phụ trợ, các chất dùng để xử lí sơ bộ
✔ Aûnh hưởng của các chất gây ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm tới nguồn tiếp nhận:
Độ kiềm cao làm tăng pH Nếu pH > 9 sẽ gây độc hại cho ngành thủy sinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thống xử lý nuớc thải
Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng chất rắn TS Lượng thải lớn gây tác hại đối các loài thủy sinh
Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối với đời sống thủy sinh do làm giảm oxy hòa tan trong nguồn nước
Trang 25Độ màu cao ảnh hưởng xấu đến quang cảnh Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ (AOX) gây ra một số bệnh mãn tính hay ung thư đối với người và động vật
Hàm lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cao sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến đời sống của loài thủy sinh
Nhìn chung, nước thải từ các cơ sở dệt – nhuộm có độ kiềm cao, độ màu, hàm lượng các chất hữu cơ, các chất rắn cao Mức độ ô nhiễm và lượng nước thải của các xí nghiệp này dao độ lớn, thay đổi theo mùa, phụ thuộc vào mặt hàng và chất lượng sản phẩm
Bảng 1.7: Các chất gây ô nhiễm và đặc tính của nước thải ngành dệt nhuộm:
Công đoạn Chất ô nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước thải
Hồ sợi, giũ hồ Tinh bột, glucozơ, carboxy metyl
xelulozơ, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo
và sáp
BOD cao (34 – 50% tổng sản lượng
BOD)
Nấu, tẩy NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda,
silicat natri và xơ sợi vụn
Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao
(30% tổng BOD) Tẩy trắng Hipoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH,
AOX, axit…
Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD
Làm bóng NaOH, tạp chất Độ kiềm cao, BOD thấp (dưới 1%
tổng BOD) Nhuộm Các loại thuốc nhuộm, axit axetic và các
muối kim loại
Độ màu rất cao, BOD khá cao (6%
tổng BOD), TS cao
In Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét, muối
kim loại, axit…
Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ
Hoàn thiện Vết tinh bột, mỡ động vật, muối Kiềm nhẹ, BOD thấp, lượng nhỏ
Trang 26Sơ đồ công nghệ dệt – nhuộm hàng sợi bông và các nguồn nước thải:
Kéo sợi, chải, ghép, đánh ống
Hoàn tất, văng khổ
Nguyên liệu đầu
Nước thải chứa hồ tinh bột, hóa chất
H 2 O, tinh bột, phụ gia
Hơi nước
Enzym NaOH NaOH, hóa chất
Hơi nước
H 2 SO 4
H 2 O Chất tẩy giặt
H 2 O 2 , NaOCl,
hóa chất
H 2 SO 4
H 2 O 2 , chất tẩy giặt
NaOH, hóa chất
Dung dịch nhuộm
H 2 SO 4
H 2 O 2 , chất tẩy giặt
Hơi nước Hồ, hóa chất
Sản phẩm
Nước thải chứa hồ tinh bột bị thủy phân, NaOH
Trang 27CHƯƠNG 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1 MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Do các loại nước thải đều chứa các tạp chất gây nhiễm bẩn có tính chất rất khác nhau: từ các loại chất rắn không tan, đến các loại chất khó tan và những chất tan trong nước Nếu không được xử lý đúng mức, lượng nước thải đó sẽ có tác động không tốt đến môi trường sinh thái và sức khỏe dân cư đặc biệt là thấm lọc xuống tầng nước ngầm.Vì vậy, mục đích của việc xử lý nước thải là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch lại nước và có thể đưa nước đổ vào nguồn hoặc tái sử dụng Để đạt được những mục đích đó chúng ta thường dựa vào đặc điểm của từng loại tạp chất để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.2.1 Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Cơ Học
Mục đích của phương pháp này là loại bỏ các chất không tan và một phần các chất lở lửng không hòa tan có trong nước thải bằng các quá trình gạn, lắng, lọc Các tạp chất lơ lửng có thể ở dạng rắn hoặc lỏng, chúng tạo với nước thành hệ huyền phù Nước thải sau khi qua cơ học sẽ không thay đổi tính chất hóa học và sinh học Xử lý cơ học nhằm nâng cao chất lượng nước thải và hiệu quả của các xử lý tiếp theo
2.2.1.1 Song chắn rác:
Song chắn rác thường được dùng để giữ rác và các tạp chất rắn (giẻ, giấy, rác, vỏ hộp, mẩu đất đá, gỗ…) có kích thước lớn hơn 5mm có trong nước thải
Trang 282.2.1.2 Các loại bể lắng
2.2.1.2.1 Bể lắng cát
Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn khô, nặng có trọng lượng riêng lớn hơn nhiều so với trọng lượng nước thải như: cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh, mảnh kim loại, than vụn, vỏ trứng… ra khỏi nước thải
Dựa vào đặc tính dòng chảy để phân loại bể lắng cát: bể lắng cát có dòng chảy ngang trong mương tiết diện hình chữ nhật, bể lắng cát có dòng chảy dọc theo máng tiết diện hình chữ nhật đặt theo chu vi hình tròn, bể lắng cát sục khí, bể lắng cát có dòng chảy xoáy, bể lắng cát ly tâm
Các phương pháp lọc thường được áp dụng là : lọc qua vách lọc, thiết bị lọc với vách ngăn bằng hạt, thiết bị lọc miron, thiết bị lọc từ, lọc nhũ tương
2.2.1.2.4 Bể vớt dầu mỡ
Thường áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ, tách các tạp chất nhẹ
Trang 29Phương pháp này chỉ loại bỏ các tạp chất rắn thô, 60% các hạt huyền phù, giảm BOD đến 20%, không tách được các chất gây ô nhiễm ở dạng keo và hòa tan
2.2.2 Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Hóa Lý
Ưùng dụng để loại bỏ các hạt lơ lửng phân tán (rắn hoặc lỏng), các khí tan, các chất vô cơ hay hữu cơ hòa tan
Có rất nhiều phương pháp hóa lý như: đông tụ, keo tụ, tuyển nổi, hấp thu, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc,… trong đó, thường sử dụng phương pháp đông tụ, keo tụ vì hiệu quả xử lý cao, chi phí thấp
2.2.2.1 Phương pháp đông tụ:
Là quá trình thô hóa các hạt phân tán và các chất nhũ tương Phương pháp này được sử dụng để tách các hạt keo phân tán có kích thước 1 – 100µm
Trong xử lý nước thải, sự đông tụ diễn ra dưới ảnh hưởng của chất bổ sung, gọi là chất đông tụ Chất đông tụ trong nước tạo thành các bông hydroxit kim loại, lắng nhanh trong trường trọng lực Các bông này có khả năng hút các hạt keo và hạt lơ lửng kết hợp chúng với nhau
Chất đông tụ thường dùng là muối nhôm hoặc hỗn hợp của chúng
2.2.2.2 Phương pháp keo tụ
Phương pháp keo tụ là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các hợp chất cao phân tử vào nước
Sự keo tụ được tiến hành để thúc đẩy quá trình tạo bông hydroxit nhôm và sắt với mục đích tạo thành những bông lớn hơn làm tăng vận tốc lắng Khi sử dụng chất keo tụ thì sẽ làm giảm chất đông tụ, giảm thời gian đông tụ và tăng vận tốc lắng Chất keo tụ là hợp chất tự nhiên và tổng hợp
Trang 302.2.3 Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Hóa Học
Ưùng dụng để loại các chất hòa tan trong hệ thống cấp thoát nước khép kín
2.2.3.1 Phương pháp trung hòa
Nước thải chứa acid hoặc kiềm vô cơ cần trung hòa với độ pH = 5,5 – 9,0 trước khi thải vào hệ thống cống chung hoặc trước khi sử dụng trong các quá trình công nghệ khác
Trung hòa nước thải có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau: trộn lẫn nước thải acid và kiềm với nhau, cho thêm tác chất, lọc nước acid qua vật liệu trung hòa… Tuy nhiên có thể chọn phương pháp trung hòa dựa vào thể tích và nồng độ nước thải
2.2.3.2 Phương pháp oxi hoá khử
Phương pháp này ứng dụng để khử nước thải sau khi xử lý sinh học nhằm tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải Người ta thường sử dụng các chất oxi hóa sau: clo khí và lỏng, dioxit clo, clorat canxi, hypo clorua canxi, natri bicromat kali…
Trong quá trình oxi hóa, các chất ô nhiễm độc hại có trong nước thải chuyển thành chất ít độc hơn và được loại ra khỏi nước
Có nhiều phương pháp oxi hóa khử nhưng phương pháp oxi hóa bằng clo được ứng dụng phổ biến nhất vì tính kinh tế và hiệu quả xử lý cao
2.2.4 Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học
Phương pháp sinh học được ứng dụng để làm sạch nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp khỏi các chất hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ (H2S, NH3, các nitric,…) Quá trính xử lí dựa trên khả năng của vi sinh sử dụng các chất này làm
Trang 31chất dinh dưỡng trong hoạt động sống – các chất hữu cơ đối với vi sinh là nguồn cacbon
2.2.4.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên:
2.2.4.1.1 Cánh đồng tưới:
Là những khoảng đất được sử dụng đồng thời cho cả 2 mục đích: xử lý nước thải và gieo trồng Quá trình xử lý này diễn ra dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, không khí, hệ vi sinh vật và hoạt động của nó
2.2.4.1.2 Ao sinh học:
Vi khuẩn sử dụng oxi sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng như oxi từ không khí để oxi hóa các chất ô nhiễm Rêu tảo đến lượt mình tiêu thụ CO2, phosphat và nitrat amon, sinh ra từ sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ
2.2.4.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo:
2.2.4.2.1 Bể lọc sinh học:
Bể lọc sinh học (bể Biophin) là công trình xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo với sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí Nước thải được lọc qua lớp vật liệu rắn có bao phủ một lớp màng vi sinh vật
Quá trình xử lý diễn ra khi cho nước thải tưới lên bề mặt của bể và thấm qua lớp vật liệu lọc Ơû bề mặt của lớp vật liệu lọc và các khe hở giữa chúng, các chất hữu
cơ tách ra khỏi nước và được giữ lại tạo thành màng – màng sinh học Màng sinh vật chết cùng với nước ra khỏi bể lọc và được giữ lại ở bể lắng đợt II
Vật liệu lọc là vật liệu có độ xốp cao, khối lượng riêng nhỏ, có bề mặt riêng lớn như: đá dăm, đá cuội, xỉ, vòng sứ nhựa, các lưới nhựa hoặc kim loại
Dựa vào chế độ làm việc người ta phân loại bể như sau:
Bể lọc sinh học nhỏ giọt: có năng suất thấp nhưng bảo đảm xử lý tuần hoàn
Trang 32Bể lọc sinh học cao tải: không xử lí sinh học tuần hoàn
2.2.4.2.2 Bể aerotank
Bể aerotank là bể chứa nước bằng bê tông cốt sắt được thông khí Quá trình xử lý trong các aerotank được thực hiện khi cho nước thải được sục khí và trộn lẫn với bùn hoạt tính
Đầu tiên, nước thải qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô, có kích thước lớn như: rác, giấy, bao bì, gạch,… Tiếp theo, nước thải được đưa vào bể lắng để lắng
sơ bộ nhằm loại bỏ tạp chất không tan qua song chắn rác, chất rắn lơ lửng Sau đó, nước thải được đưa vào bể hiếu khí Trong bể hiếu khí, vi sinh vật tạo thành bùn hoạt tính sẽ phân hủy các chất hữu cơ và sạch nước thải Sau bể hiếu khí là bể lắng đợt II, bùn hoạt tính lắng xuống và nuớc được làm trong Nước được xử lý được đưa qua công trình tiếp theo Bùn hoạt tính một phần được hoàn lưu về bể hiếu khí, phần còn lại được xử lý làm phân bón cho cây trồng hoặc dùng bổ sung vào thức ăn gia súc
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là tạo điều kiện hiếu khí cho quần thể
vi sinh vật có trong nước thải tạo thành bùn hoạt tính Để thỏa mãn điều kiện này, người ta dùng hệ thống nén khí hoặc thổi khí nhằm cung cấp oxi cho nước thải trong bể Lượng oxi sẽ được hòa tan đảm bảo cho yêu cầu oxi hóa các chất hữu cơ của vi sinh vật hiếu khí và tùy nghi Hiệu quả xử lý hiếu khí có thể đạt 85 – 95% BOD, loại 40% các hợp chất nitơ và 60 – 90% coliform
Một số loại bể aerotank: bể aerotank truyền thống, bể aerotank theo bậc, bể aerotank có ngăn tiếp xúc với bùn hoạt tính đã ổn định, bể aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh
Trang 33CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ KCN LÊ MINH XUÂN
3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1 Vị Trí Địa Lý
KCN Lê Minh Xuân có qui mô 110ha nằm tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh nằm ở phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh Cách trung tâm thành phố 25km, cách quốc lộ 1A 6km Khu đất được giới hạn như sau:
Phía Bắc : giáp với kênh số 6
Phía Đông : giáp với khu ruộng của nông trường Lê Minh Xuân Phía Nam : giáp với kênh số 8
Phía Tây : giáp với đường Gò Mây – Tân Nhật
Bảng cân bằng đất đai trong KCN Lê Minh Xuân:
Đất xây dựng công nghiệp : 66,23 ha
Đất tập trung công nghiệp : 5,33 ha
Đất giao thông nội bộ : 18,80 ha
Đất cây xanh, công viên : 11,40 ha
Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật : 1,20 ha
Hồ chứa nước cấp : 9 ha
3.1.2 Điều Kiện Tự Nhiên
✔ Khí hậu:
Nằm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nên điều kiện khí tượng thủy văn huyện Bình Chánh mang các nét đặc trưng của điều kiện khí tượng thủy văn thành
Trang 34phố Hồ Chí Minh: khí hậu ô hòa, mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
✔ Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm : 270C
Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được : 400C
Nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được : 130C
✔ Độ ẩm không khí tương đối:
Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm ghi nhận được trong giai đoạn
1998 – 1999 là 70% Trong giai đoạn đó độ ẩm không khí tương đối cao nhất được ghi nhận là 86% (1988), thấp nhất là 40% (1990) Độ ẩm không khí tương đối cao nhất ghi nhận được được vào các tháng mùa mưa từ 82 – 85% và thấp nhất vào các tháng mùa khô từ 70 – 86%
✔ Chế độ gió:
Trong vùng có 3 hướng gió chính (Đông Nam, Tây Nam, Tây) lần lượt xen nhau từ tháng 5 đến tháng 10 Không có hướng gió nào chiếm ưu thế Tốc độ gió chênh lệch từ 6 – 8m/s
✔ Địa hình:
Địa hình của khu vực khá bằng phẳng, đây là vùng đất ruộng canh tác nông nghiệp và đất bỏ hoang mọc cỏ tranh Vào mùa mưa khu vực thường bị ngập nước, khu vực là vùng canh tác đất nông nghiệp (nhưng do đất đai phèn chua, kém màu mỡ, năng suất thâm canh thấp nên ít được sử dụng để trồng lúa)
Trang 353.1.3 Địa Chất Và Công Trình Thủy Văn
Số liệu khảo sát đặc điểm địa chất công trình KCN cho thấy: phần trên là lớp bùn sét hữu cơ (lớp 1) và lớp sét pha (lớp 2) là 2 lớp đất rất yếu, sức chịu tải thấp, độ lún cao, không thuận lợi cho việc xây dựng công trình Từ độ sâu khoảng 30m trở xuống là các lớp cát, cát pha (lớp 3) có cường độ chịu tải khá tốt, thuận lợi nhất cho việc xây dựng Bao quanh 3 mặt lớp KCN, gồm có tuyến cấp 1 và kênh B và tuyến kênh cấp 2 là kênh 6 và kênh 8 được thiết kế là kênh tiêu nước cho vùng nông nghiệp xã Lê Minh Xuân – Tân Nhật
3.1.4 Hệ Thống Kênh Rạch
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng mạng lưới sông ngòi kênh rạch tương đối dày đặc và liên quan mật thiết với nhau, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều từ biển Đông
Trên địa bàn khu vực Tây – Bắc huyện Bình Chánh gồm khu vực dự án có 1 số tuyến kênh rạch chính như: kênh C, kênh B, kênh Xáng Đứng, kênh Xáng Ngang… đổ ra sông Chợ Đệm và Sông Vàm Cỏ Đông Vị trí KCN Lê Minh Xuân nằm trong giao hội sông Sài Gòn và Sông Vàm Cỏ Đông
3.1.5 Hiện Trạng Môi Trường Khu Vực
Theo kết quả điều tra khảo sát do Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường TP Hợp cùng các đơn vị nghiên cứu khoa học khác thực hiện trong năm 1996:
Vào mùa khô hàm lượng bụi vượt hơn so với tiêu chuẩn, còn các chỉ tiêu khác thì thấp hơn tiêu chuẩn cho phép Như vậy có thể phân chất lượng môi trường không khí của khu vực trước khi dự án đi vào hoạt động thuộc loại sạch
Chất lượng nước mặt tại khu vực dự án có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ nước ở các kênh này biến đổi theo mùa và ảnh hưởng của chế độ thủy triều của sông Cần
Trang 36Giuộc, Chợ Đệm… trong khu vực mùa khô nước bị mặn, còn vào mùa mưa chế độ mặn của nước giảm dần đến ngọt hoàn toàn, đồng thời độ phèn cũng giảm đáng kể Tầng nước ngọt mới được phát hiện gần đây nằm ở độ sâu từ 190 đến 230m Nước có chất lượng tốt nhưng hàm lượng sắt cao, do vậy việc khai thác nguồn nước ngầm tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất cần có biện pháp xử lý hợp lý Tình hình thoát nước tại khu vực: khu vực quanh KCN Lê Minh Xuân là vùng kinh tế mới trước đây, hệ thống thoát nước chưa phát triển, nên nước mưa và nước thải từ các hộ gia đình thấm xuống đất hoặc chảy vào hệ thống Kênh thủy lợi
3.2 HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP
✔ Số lượng nhà máy:
Hiện nay KCN Lê Minh Xuân có 145 doanh nghiệp sản xuất với nhiều ngành nghề khác nhau Trong đó có 120 nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động còn lại thì chưa hoạt động và ngưng sản xuất
✔ Phân loại nhà máy:
Phân loại theo ngành nghề: ngành gia công Cơ Khí; ngành sản xuất nhựa; ngành Nấu và Cán Nhôm; ngành sản xuất Đinh Oác Vít; ngành Xi Mạ; ngành Sản xuất Giấy; ngành May Mặc; ngành thuộc da; ngành sản xuất Thuốc Bảo Vệ Thực Vật; ngành nhuộm, In gia công; các ngành sản xuất khác…
Phân loại theo tính chất ô nhiễm: công nghệ hóa chất; công nghệ phân bón; công nghệ thực phẩm; công nghệ xử lý kim loại; công nghệ cơ khí;công nghệ dệt nhuộm
Trang 37CHƯƠNG 4:
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC THẢI
TẠI KCN LÊ MINH XUÂN
4.1 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC THẢI TẠI KCN LÊ MINH
XUÂN
4.1.1 Sơ Đồ Và Qui Trình Công Nghệ Của Một Số Doanh Nghiệp Trong
KCN Lê Minh Xuân
4.1.1.1 Ngành may mặc:
⮚ Công Ty Jin Kyong Vina (Wash)
Qui trình công nghệ:
Nguyên vật liệu
Trang 384.1.1.2 Ngành chế biến thực phẩm:
⮚ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm HUA HEONG:
4.1.1.3 Ngành sản xuất giấy
⮚ Công Ty Giấy Hoàng Trung Phát:
Qui trình công nghệ :
a Giấy cuộn:
b Thùng carton giấy
Nguyên
liệu
Phân loại Lột vỏ Rửa sạch Cắt bào thành hình
Gia công chế biến Đóng gói
Cấp đông Bảo quản
Thành phẩm
Nguyên
In Đóng kim
Thành phẩm
Trang 394.1.1.4 Ngành xi mạ:
⮚ Công Ty Xi Mạ Trần Hùng
Qui trình công nghệ
Sắt Ly tâm
(tẩy dầu nhớt)
Ngâm axit Ngâm
Thành phẩm
Trang 404.1.1.5 Ngành sản xuất khác:
⮚ Cty TNHH Tân Thành Hòa: sản xuất đệm lót giày thể thao
Quy trình công nghệ:
làm khô
Máy hấp Ngâm nước
Tách sản
Đóng gói
Thành phẩm