Chủ đề bài thu hoạch: Phân tích mối quan hệ giữa giá trị và giá cả của hàng hóa? Những nhân tố ảnh hưởng tới giá trị và những nhân tố ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa? Rút ra ý nghĩa và liên hệ vận dụng? Bài làm PHẦN I: MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất luôn muốn bán được sản phẩm với giá cao, người tiêu dùng muốn mua được hàng hóa với giá thấp. Vậy làm sao các chủ thể này có thể dung hòa được những lợi ích cá nhân của mình với nhau. Cái gì chi phối quyết định trong chi tiêu củng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng ta hàng ngày. Câu trả lời nằm ở giá trị và cá cả của hàng hóa. Mối quan hệ về giá trị và giá cả hàng hóa cùng sự vận động của quy luật giá trị là một trong những cơ sở giải quyết mâu thuẩn giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Chúng ta sẽ đi vào phân tích những vấn đề này để làm rõ nội dung, giá trị củng như tác động của chúng đến hoạt động của nền kinh tế.
Trang 1Phân tích mối quan hệ giữa giá trị và giá cả của hàng hóa? Những nhân
tố ảnh hưởng tới giá trị và những nhân tố ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa? Rút ra ý nghĩa và liên hệ vận dụng?
Bài làm PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất luôn muốn bán được sản phẩm với giá cao, người tiêu dùng muốn mua được hàng hóa với giá thấp Vậy làm sao các chủ thể này có thể dung hòa được những lợi ích cá nhân của mình với nhau Cái gì chi phối quyết định trong chi tiêu củng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng ta hàng ngày Câu trả lời nằm ở giá trị và cá cả của hàng hóa Mối quan hệ về giá trị và giá cả hàng hóa cùng sự vận động của quy luật giá trị là một trong những cơ sở giải quyết mâu thuẩn giữa người sản xuất
và người tiêu dùng Chúng ta sẽ đi vào phân tích những vấn đề này để làm rõ nội dung, giá trị củng như tác động của chúng đến hoạt động của nền kinh tế
Trang 2PHẦN II: NỘI DUNG
I MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ TRỊ VÀ GIÁ CẢ CỦA HÀNG HÓA
1 Hàng hoá: là sản phẩm của lao động mà nó có thể thỏa mãn được nhu
cầu nào đó của con người, được sản xuất ra không phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng, mà là để bán Hàng hóa do lao động tạo ra, trao đổi, mua bán và thỏa mãn nhu cầu
- Một sản phẩm muốn trở thành hàng hóa thỏa mãn các điều kiện:
+ Do lao động tạo ra (lao động của con người tạo ra), chẳng hạn: Cây viết + Thỏa mãn nhu cầu của con người: dùng để viết chữ
+ Thông qua trao đổi, mua bán
- Hàng hóa có 2 thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị
2 Giá trị: là hao phí lao động xã hội cần thiết của người sản xuất hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa Hao phí này được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa VD: 1 mét vải sản xuất trong thời gian 2h
Giá trị hàng hóa phản ánh quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa, là một phạm trù lịch sử Ở đâu và khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hoá, thì ở
đó có giá trị hàng hóa
3 Giá cả: là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng
tiền phải trả cho hàng hoá đó Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó
Giá trị của hàng hóa tỷ lệ thuận với giá cả của hàng hóa Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hóa nếu số lượng cung thấp hơn cầu và ngược lại Giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả, là nhân tố quyết định nên giá cả Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản
Trang 3Về mặt chất: Giá cả luôn là biểu hiện bằng tiền tệ của giá trị hàng hóa đã
được sản xuất ra và tiêu thụ trên thị trường, giá trị hàng hóa là giá trị thị trường, giá trị được thừa nhận của người mua Giá trị luôn quyết định giá cả thị trường
nó là nội dung, là bản chất của giá cả Ngược lại giá cả là hình thức, là hiện tượng của giá trị
Về mặt lượng: Thì mối quan hệ hữu cơ giữa giá cả và giá trị như sau:
Tổng số giá cả của tất cả các hàng hóa lưu thông trên thị trường phải bằng (phù hợp) với tổng giá trị của các hàng đó Khi giá cả của một hàng hóa này cao hơn giá trị thì tất yếu sẽ có giá cả của một số hàng hóa khác thấp hơn giá trị của nó
4 Sự khác biệt tương đối giữa giá trị và giá cả:
Giá trị luôn quyết định giá cả thị trường là nội dung, là bản chất của giá
cả Giá cả là hình thức, hiện tượng của giá trị Giá trị của tất cả hàng hóa được quyết định bởi chi phí sản xuất của chúng hay thời gian lao động cần thiết để tạo
ra chúng Giá cả là cái giá trị Với nền kinh tế nước ta hiện nay Quy luật giá trị cũng đóng vai trò rất quan trọng Quy luật giá trị thúc đẩy việc cải tiến máy móc, công nghệ Nâng cao trình độ của người lao động, giúp cho nền kinh tế phát triển giúp điều tiết hàng hóa Năng lực cạnh tranh cần phải thể hiện ở việc định mức tư duy
Trong mối quan hệ giữa giá trị và giá cả hàng hóa thì giá trị là nội dung bên trong, còn giá cả là hình thức biểu hiện ra bên ngoài thông qua trao đổi, mua bán Trong kinh tế hàng hóa thì giá cả xoay quanh giá trị Có 3 trường hợp phổ biến: một là giá cả bằng giá trị khi cung bằng cầu, hai là giá cả nhỏ hơn giá trị khi cung lớn hơn cầu, và ngược lại giá cả lớn hơn giá trị khi cung nhỏ hơn cầu
Ví dụ: Những năm trước đây Bưởi da xanh nông dân trồng ít giá dao động
từ 45 – 50 ngàn/1kg (cung nhỏ hơn cầu dẫn đến giá thành tăng), tuy nhiên hiện
Trang 4nay nông dân trồng rất nhiều nên giá xuống còn khoảng 25-30 ngàn/kg (cung lớn hơn cầu do đó giá thành giảm)
- Phân biệt giá trị sử dụng, giá trị và giá cả của hàng hóa:
Ví dụ: chiếc quạt trần
+ Giá trị sử dụng: là làm mát
+ Giá trị: hao phí lao động xã hội để sản xuất ra chiếc quạt, dược tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất ra chiếc quạt, chẳn hạn 2h
+ Giá trị: 400.000đ
II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ VÀ GIÁ CẢ HÀNG HÓA:
1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:
Lượng giá trị được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, Nhưng thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng luôn thay đổi, do đó lượng giá trị của hàng hóa củng luôn thay đổi Sự thay đổi của lượng giá trị hàng hóa phụ thuộc vào các nhân tố sau đây: năng suất lao động, cường độ lao động và tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động
Một là, năng suất lao động là hiệu quả có ích của lao động cụ thể được
tính bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Năng suất lao động tăng thì trong cùng một đơn vị thời gian số lượng sản phẩm tăng lên, nhưng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm xuống, do đó giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm xuống
Hai là, cường độ lao động là mức độ khẩn trương của lao động hay mật
độ lao động trên cùng một đơn vị thời gian Cường độ lao động tăng lên thì số lượng sản phẩm trên cùng một đơn vị thời gian tăng lên, đồng thời tổng số giá trị hàng hóa trong cùng một thời gian củng tăng lên, nhưng lượng giá trị của một
Trang 5Ba là, lao động giản đơn và lao động phức tạp: lao động giản đơn là lao
động mà bất cứ một người bình thường nào củng có thể thực hiện được Lao động phức tạp là lao động phải qua học tập, đào tạo, rèn luyện, kinh nghiệm
…mới làm được Trong cùng một đơn vị thời gian thì lao động phức tạp sẽ tạo
ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn và trong quá trình trao đổi đã quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn được lũy thừa lên Như vây, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết giản đơn trung bình
2 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa:
- Giá cả hàng hóa trước hết chịu ảnh hưởng của giá trị hàng hóa, hàng hóa
có giá trị càng cao thì giá cả càng cao và ngược lại
- Giá trị hàng hóa còn chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu, cụ thể khi cung lớn hơn cầu làm cho giá cả giảm và ngược lại
- Giá cả hàng hóa còn chịu ảnh hưởng của quy luật cạnh tranh, cụ thể trong trường hợp cạnh tranh lành mạnh giữa những người bán hàng làm cho giá giảm, trong trường hợp cạnh tranh giữa người mua làm cho giá tăng
- Giá trị hay sức mua của tiền củng ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, khi đồng tiền mất giá làm cho giá cả tăng và ngược lại
- Ngoài những nhân tố trên giá cả hàng hóa còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: thị hiếu, sở thích, tin đồn….chẳn hạn khi có tin đồn ăn bưởi năm roi bị bệnh ung thư làm cho giá cả bưởi năm roi giảm
Vai trò của khoa học công nghệ ảnh hưởng đến giá trị và giá cả của hàng hóa:
- Khoa học công nghệ phát triển làm cho năng suất lao động tăng lên Năng suất lao động tăng thì trong cùng một đơn vị thời gian số lượng sản phẩm
Trang 6tăng lên, nhưng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm xuống, do đó giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm xuống ví dụ: năm 2019 trong 1h sản xuất ra 100 cây viết, năm 2021 áp dụng KHCN trong 1h sản xuất ra
500 cây viết, do đó giá trị của cây viết sẽ giảm xuống
- Khoa học công nghệ phát triển làm cho giá trị hàng hóa giảm, qua đó củng kéo theo giá cả hàng hóa giảm Vì giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, là hình thức bên ngoài của giá trị, nên khi giá trị giảm thì giá cả củng giảm theo Ví dụ: năm 2019, trong 1h sản xuất ra được 100 cây viết, bán giá 5.000đ/cây, năm 2021 áp dụng khoa học công nghệ, trong 1h sản xuất ra 500 cây, bán giá 3.000đ/cây (giá cả của cây viết giảm xuống)
III Ý NGHĨA THỰC TIỄN NƯỚC TA
Từ sau năm 1986, nền kinh tế nước ta có nhiều thay đổi, xoá bỏ hoàn toàn nền kinh tế tự cung, tự cấp Bước đầu xây dựng nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá có tính đến cạnh tranh cung cầu và sức mua của đồng tiền trong từng thời gian và không gian nhất định Quan điểm này được lý giải dựa trên cơ sở tổ hợp các nhân tố
Giá trị hàng hoá hình thành trong sản xuất và lưu thông Đây là nhân tố cơ bản của giá cả thị trường
Tình hình cung cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường, nhân tố này cho phép giải thích vì sao giá cả thị trường không ăn khớp với giá trị hàng hoá mà lại tách rời với giá trị ở biên độ trên hoặc dưới của trục giá trị, đây không phải là nhược điểm quy luật của giá trị, mà chính nó đã tạo ra cơ chế hoạt động của giá trị đó chính là cơ chế thị trường
Nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất, không thể thiếu đó là nhân tố sự điều tiết vĩ mô của nhà nước ta Thông qua các công cụ chính sách kinh tế và dự trữ quốc gia Nhà Nước đã tác động vào thị trường làm thay đổi tổng cung và tổng
Trang 7- Nhà nước ta quản lý giá cả thông qua các công cụ chủ yếu:
+ Các chính sách kinh tế
+ Lực lượng dự trữ quốc gia
+ Quỹ bình ổn giá cả
+ Xây dựng phương án giá trần theo một số mặt hàng chủ yếu mang tính định hướng
+ Định khung giá một số mặt hàng công cộng và nhà nước trực tiếp kinh doanh
1 Vấn đề hao phí lao động xã hội
Lực lượng lao động xã hội ta ngày càng được nâng cao về mọi mặt, lao động Việt Nam đang thiếu về lực lượng lao động chất lượng cao Vì vậy, vấn đề đưa ra là cân bằng dưới tác động của qui luật giá trị về sự điều tiết việc lưu thông hàng hóa Ví dụ, thành phố Trà vinh là nơi tiêu thụ số lượng lớn về thủy hải sản để phục vụ các món ăn cho khách tiêu dùng, nhưng tại thành phố thì nguồn thủy hải sản rất ít, nên nguồn cung không đủ tiêu dùng dẫn đến giá bán lúc nào cũng cao hơn so với ở khu vực thị xã Duyên Hải Đồng thời, để đảm bảo đáp ứng đủ sản lượng tiêu thụ thì vận chuyển hải sản đến thành phố
2 Tác động của giá cả đối với kĩ thuật công nghệ
Trong thị trường tự do cạnh tranh, các nhà sản xuất luôn nâng cao năng suất lao động bằng cách cải tiến kĩ thuật công nghệ, sản xuất ra số lượng lớn sản phẩm, giá cả sản phẩm được điều chỉnh sao cho đạt lợi nhuận cao nhất Giá cả càng cao khi chất lượng sản phẩm càng cao Muốn có chất lượng cao thì đòi hỏi công nghệ phải cao, kĩ thuật hiện đại
Thực tế nước ta, trình độ kĩ thuật công nghệ còn yếu kém hơn nhiều so với các nước phát triển như Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Nên nhiều mặt hàng của ta có
Trang 8giá cả thấp hơn, để đảm bảo vị thế cạnh tranh của ta trên thị trường, ngoài việc chuyển giao cải tiến công nghệ, ta cần phải định giá cả phù hợp từng loại sản phẩm để đạt lợi nhuận tối đa
3 Tác động của giá cả đối với phân hóa thu nhập
Khi giá cả hàng hóa càng tăng sẽ tác động đến người dân, nhưng tác động mạnh nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp Trong nhóm người bị tác động mạnh ở nước ta thì có một phần đông là nông dân, chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, mặc dù giá tăng sẽ tác động đến tất cả các tầng lớp Nhưng đối với người giàu thì có điều kiện sẽ ít bị tác động hơn, vì tổng thu nhập của họ chỉ có một phần dùng cho chi tiêu hằng ngày Còn những người nghèo thì hầu hết thu nhập dùng cho chi tiêu hằng ngày
4 Tình hình biến động giá cả trong năm 2021
Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu; giá gas; Sắt thép; phân bón trong nước tăng cao (phân bón hiện nay tăng rất cao gần 200% so với cùng kỳ năm 2020, sắt thép tăng trên 30%; xăng dầu tăng cao nhất 7 năm gần đây); dịch Covid19 ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của đất nước; Chính phủ triển khai hàng loạt các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19; các cấp, ngành tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ
để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, khắc phục hậu quả của dịch tả lợn châu Phi, dịch viêm da nổi cục trên bò và ổn định thị trường
5 Những vấn đề đặt ra
Nhằm hạn chế sự gia tăng của giá cả hàng hoá, nhà nước cần thực hiện chính sách kiểm soát giá cả đối với một số mặc hàng thuộc lĩnh vực nông sản, công nghệ, nhập khẩu dịch vụ bằng các biện pháp:
Nhà nước cần thực hiện kiểm soát giá cả, nhất là kiểm soát đối với các mặc hàng đầu mối, nguyên vật liệu, Thực hiện chính sách tự do mậu dịch để hàng hoá tự do dịch chuyển, điều hoà giữa nơi thừa và nơi thiếu
Trang 9hành tốt cung cầu không để xảy ra những mất cân đối cục bộ làm tăng giá.
Tăng cường năng lực đều hành quản lý thị trường nhằm chống đầu cơ, độc quyền liên kết về giá Nhà nước sẽ thực hiện kiểm soát chi phí, kiểm soát giá độc quyền thông qua hình thức định giá chuẩn
Giá càng tăng thì phân hoá giàu nghèo càng mạnh, vì thế nhà nước cần có chính sách trợ giá, tăng lương, có các chính sách đẩy mạnh giảm nghèo, để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo
IV LIÊN HỆ VẬN DỤNG:
1 Phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế
Muốn đảm bảo hàng hóa trao đổi theo nguyên tắc ngang giá - tuân theo qui luật giá trị thì trong nước phải phát triển cân đối các thành phần kinh tế Nhà nước cần tạo điều kiện để phát triển mạnh các thành phần kinh tế nhất là các loại hình doanh nghiệp Cần chú trọng các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ Tăng
tỉ trong các loại hình doanh nghiệp năng động, có sức cạnh tranh
Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước Sắp xếp lại, đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước
Cần đổi mới công nghệ và quản lí, phát huy hiệu quả các hoạt động Bảo đảm kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng kinh tế quốc dân Có như thế, nền kinh tế Việt Nam mới
có thể đứng vững trên trường quốc tế, trước những biến động trên thị trường thế giới
2 Mở rộng thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài,
để tạo điều kiện mở rộng thị trường cạnh tranh trở thành động lực phát triển thì các doanh nghiệp cần phải nêu bật tính năng và giá bán của mình so với nhãn hàng cạnh tranh
Trang 10Mặt khác, nhờ cạnh tranh, các doanh nghiệp nỗ lực hết mình để thi đua nghiên cứu, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm Tăng năng suất lao động
để giảm giá trị cá biệt của sản phẩm xuống thấp hơn giá trị xã hội, tạo thế cạnh tranh lành mạnh về giá cả hàng hóa Sản phẩm chất lượng càng cao với giá bán phù hợp sẽ nhanh chóng đạt được uy tín trên thị trường tiêu thụ, thu hút ngày càng nhiều sự hợp tác nước ngoài hoạt động trong môi trường này
3 Tăng cường quản lý nhà nước, điều hòa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư
Tăng cường quản lí nhà nước bằng cách ban hành các chính sách thích hợp với từng vùng, miền Tạo niềm tin của nhân dân vào khả năng quản lí của nhà nước Ban hành Hiến pháp, đổi mới luật ngày càng phù hợp với hoàn cảnh thực tế
Trước tình hình biến động về giá cả, nhà nước cần phải có các chính sánh quản lí phù hợp để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, bằng cách trợ giá cho các mặt hàng cần thiết, có ảnh hưởng lớn đến đời sống thu nhập của người dân, để giúp họ cân bằng chi tiêu thu nhập, đảm bảo cuộc sống
Nhà nước cần có các chính sách điều tiết lưu thông hàng hóa để đảm bảo
ổn định mức cung và cầu
PHẦN III: KẾT BÀI
Tóm lại, giá trị của hàng hóa tỷ lệ thuận với giá cả của hàng hóa Giá cả
sẽ cao hơn giá trị của hàng hóa nếu số lượng cung thấp hơn cầu và ngược lại./