Ở Tiểu học chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện tốt mục tiêu của môn học Tiếng việt là rèn luyện kỹ năng viết, kỹ năng nghe cho học sinh.kết hợp rèn luyện một số k
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG, ĐẸP VÀ TỐC ĐỘ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 3
ph©n m«n : CHÍNH TẢ
Giáo viên: Lê Thị Kim Ngọc Trường Tiểu học Cam Thượng – Ba Vì – Hà Nội
N¨m häc: 2022 - 2023
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG, ĐẸP VÀ TỐC ĐỘ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 3.
A: PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 2Cha ông ta đã từng khẳng định: nét chữ nết người :"Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" là một trong những chiến lược quan trọng mà Đảng
đã vạch ra cho giáo dục – đào tạo Nhà trường của chúng ta đang hướng đến phát
triển tối đa những năng lực tiềm ẩn trong mỗi học sinh.
Chúng ta biết rằng chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học, học sinh phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp Nếu học sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ quy định thì học sinh có điều kiện để ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu, viết sai sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.
Bên cạnh đó người xưa đã từng đúc rút khái quát về mối liên hệ giữa nét chữ với tính cách, tâm hồn con người qua câu: “Nét chữ nết người” Quả thực có trách nhiệm giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn vai trò của chữ viết trong học tập và giao tiếp Để từ đó học sinh có thái độ rèn luyện chữ viết, bởi viết chữ xấu hay đẹp phụ thuộc nhiều vào quá trình uốn nắn, rèn luyện cũng như tính cẩn thận của mỗi người, nhất là thói quen luyện viết trong thời gian học tập Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng viết chữ đúng, đẹp và tốc độ viết cho học sinh lớp 3” Với hi vọng học sinh tự tin trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ học tâp, bên cạnh đó giáo dục và hình thành cho học sinh nhân cách, đạo đức con người mới, con người xã hội chủ nghĩa thông qua việc rèn luyện chữ viết.
I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đảng ta nhận định” Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục” Nền tảng vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát triển hài hòa Ở Tiểu học chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện tốt mục tiêu của môn học Tiếng việt là rèn luyện kỹ năng viết, kỹ năng nghe cho học sinh.kết hợp rèn luyện một số kỹ năng sử dụng Tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh Mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới Phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh trong đó có năng lực chữ viết Dạy tốt
Trang 3chính tả cho học sinh Tiểu học là góp phần rèn luyện một trong bốn kỹ năng cơ bản mà các em càn đạt tới Đó là kỹ năng viết đúng, muốn viết đúng được câu văn, đoạn văn thì
trước hết học sinh cần viết đúng đơn vị từ Việc rèn luyện các quy tắc chính tả sẽ hình thành kỹ năng viết đúng đơn vị từ của học sinh Khi các em đã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn học khác và trên cơ sở đó, các em rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng việt có hiệu quả.Trong suy nghĩ và giao tiếp đặc biệt là giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, người xưa thường nói: Nét chữ nết người Quả thật khi viết chữ không tốt thì văn không thể hay và
không thể học tốt môn Tiếng Việt được
Do vậy, việc nghiên cứu phương pháp để dạy tốt phân môn chính tả là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu
môn Tiếng việt ở trường Tiểu học Chính tả được hiểu là hệ thống quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ Nói cách khác,chính tả là những chuẩn mực của một ngôn ngữ được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân Mục đích của nó là làm phương tiện cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ, đảm bảo cho người viết người đọc thống nhất những điều đã viết
Trong thực tế hiện nay, thói quen và kỹ năng viết đúng chính tả của học sinh Tiểu học chưa tốt, tốc độ viết chưa đảm bảo Đặc biệt là đối tượng học sinh còn hơi yếu Những học sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa Do điều kiện học tập ở nhà trường còn hạn chế, các em ít được rèn luyện về ngôn ngữ qua các phương tiện sách báo Một trong những nguyên nhân đưa đến thực trạng học sinh sai chính tả hiện nay
là do các em đọc còn yếu, đọc thế nào thì viết thế ấy Các em chưa nắm vững quy tắc
chính tả và ít được biết đến một số mẹo luật chính tả
Riêng với giáo viên, việc dạy chính tả chỉ dừng ở mức độ truyền đạt hết nội dung của sách giáo khoa qua bài viết nhưng chưa chú ý đến đặc điểm ngôn ngữ vùng miền Hơn nữa việc nắm các lỗi chính tả cần dạy cho học sinh chưa được giáo viên quan tâm đúng mức đã dẫn đến hạn chế kết quả giảng dạy của phân môn chính tả hiện nay
Từ thực tế, qua nhiều năm dạy học ở khối 3 nên tôi đã chọn đề tài
Trang 4“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG,ĐẸP VÀ TỐC ĐỘ VIẾT
CHO HỌC SINH LỚP 3.
II: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
* Điều tra lỗi cơ bản thường hay mắc của học sinh, nguyên nhân của các lỗi đó
để tìm ra biện pháp khắc phục
* Vận dụng các nguyên tắc dạy trong phân môn chính tả để hình thành kỹ năng
viết đúng chính tả
* Soạn giáo án theo hướng đổi mới, phương pháp và nội dung bài dạy cho sát thực với việc rèn chính tả cho học sinh Các lỗi mà chính tả học sinh thường mắc ở
trường nơi t«i c«ng t¸c
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
* Tìm hiểu ý nghĩa và tác dụng của việc rèn chữ viết
*Nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học
*Phân tích tổng hợp rút ra bài học kinh nghiệm
*Nhiệm vụ của người giáo viên ngoài việc nâng cao chất lượng toàn diện mà còn phải quan tâm đến chữ viết của học sinh Chữ viết có đẹp, đúng thì người đọc mới dễ dàng hiểu rõ, hiểu đúng nội dung của văn bản Do đó dạy phân môn chính tả trong trường Tiểu học là hết sức quan trọng mà người giáo viên cần đặc biệt quan tâm
IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Học sinh lớp 3A với 41em
- Các phương pháp chỉ đạo của ban giám hiệu
-Các đồng chí giáo viên trong khối 3
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
*Nghiên cứu tài liệu Tham khảo tài liệu, sách báo và các văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan đến đề tài
b Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
*Phương pháp điều tra
*Phương pháp quan sát
*Phương pháp trò chuyện
Trang 5*Phương pháp thu thập thông tin
c Nhóm phương pháp hỗ trợ
* Thống kê
B:PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Dạy chính tả là rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết thành thạo chữ Tiếng Việt theo các tiêu chẩn về Chính tả và làm bài tập qua đó rèn các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống
Có thể dạy chính tả theo hai cách: có ý thức và không có ý thức.
+ Cách không có ý thức: ( phương pháp này rất máy móc, cơ giới) Dạy chính tả không cần biết đến sự tồn tại của các quy tắc chính tả, dựa trên sự
lặp lại không cần biết lý do, quy luật của hành động
Phương pháp này củng cố trí nhớ một cách máy móc, không thúc đẩy sự phát triển
của tư duy
+Cách có ý thức: ( phương pháp dạy học có tính tự giác) Bắt đầu từ việc nhận thức quy tắc, mẹo luật chính tả Trên cơ sở đó tiến hành luyện tập và từng bước đạt tới các kỹ xảo chính tả Việc hình thành các kỹ xảo chính tả bằng con đường có ý thức sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức Đó là
con đường ngắn nhất và có hiệu quả cao
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
Phần lớn các bài chính tả được trích từ các bài Tập đọc mà các em vừa học trước
đó, các con luyện viết các tiếng có âm vần dễ viết sai do không nắm vững quy tắc viết chữ quốc ngữ: ( c / k, s /x, g / gh, ng / ngh ) hoặc còn do ảnh hưởng của cách phát âm
Các bài tập luyện viết những tiếng dễ viết sai do cách phát âm địa phương bao giờ cũng là loại bài tập lựa chọn, dành cho một vùng phương ngữ nhất định
Trang 6Giáo viên sẽ căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của mỗi lớp, của từng em mà điều chỉnh lựa chọn loại bài cho thích hợp
Nhìn chung phần lớn các bài viết đều có số lượng chữ viết tương đối phù hợp với học sinh lớp 3
Sau mỗi bài viết đều có phần luyện tập để rèn luyện, củng cố cho các em viết đúng chính tả
Khi nghiên cứu sách giáo viên, tôi thấy có gợi ý một số từ viết đúng được sách giáo khoa đưa ra, như vậy giáo viên nên chọn thêm các từ khác cho phù hợp với
phương ngữ từng vùng miền
C : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1: Thực trạng dạy và học Chính tả
*Qua các tiết dự giờ tham khảo, hầu hết các tiết dạy Chính tả chưa được giáo viên đầu tư cao mà chủ yếu dựa vào sgk và sách giáo viên là chính Một số giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm phương ngữ địa phương, không xác định rõ các lỗi chính tả cơ bản của học sinh trong lớp, nên việc rèn chính tả không đi vào trọng điểm , giáo viên ít củng cố và khắc sâu cho học sinh nắm các quy tắc, các mẹo luật chính tả qua bài viết hoặc qua bài tập Hơn nữa việc phát âm của một vài giáo viên chưa được chuẩn dẫn đến hạn chế về việc học chính tả của học sinh Bên cạnh đó còn tồn tại một số thực trạng phổ biến hiện nay là: nhiều giáo viên chưa nghiên cứu kĩ về chính tả và cho học sinh, chỉ phát âm đúng trong giờ tập đọc còn chính tả và các môn khác phát âm theo kiểu bình thường cho nên cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc rèn chữ và rèn chính tả cho học sinh.Phát âm con tằm / con tầm; mái tóc / mái tốc còn có những em phát âm còn nhầm sang tiếng
dân tộc Mường như: bố / bộ ; bấm/ bầm
Nếu không hiểu ý nghĩa các từ khó mà viết đúng Việc phát âm chưa chuẩn ấy
luôn diễn ra
Có những giáo viên đọc còn chưa đảm bảo về tốc độ, chưa đúng về quy tắc chính tả, dẩn đến các em viết vội, nhanh, viết ngoáy nên rất xấu và sai rất nhiều
lỗi
Trang 7Mặt khác một số em còn thiếu cẩn thận nên để thừa hoặc thiếu một số nét, thiếu
dấu thanh
*Học chính tả của học sinh,
Mấy năm gần đây các trường Tiểu học trong huyện Ba Vì, trong đó có trường Tiểu học nơi tôi công tác, phong trào chữ viết được chú trọng và ngày càng nâng
cao
Tuy nhiên qua khảo sát bài viết của các em học sinh khối 3 còn rất nhiều hạn chế Nhiều em chưa nắm vững các quy tắc về mẹo, luật chính tả, còn nhiều em
phát âm sai nhiều lỗi
Mặt khác do một số em thiếu cẩn thận nên còn thừa, thiếu một số nét Chữ viết không ngay ngắn, chân chữ không đặt ở hàng kẻ đậm, dấu thanh không đánh trên
âm chính Dẫn đến sai lỗi chính tả ( chủ yếu dấu thanh do các em người dân tộc
phát âm ko chuẩn)
2: Một số lỗi chính tả của học sinh của trường tôi như sau:
Qua dự giờ một số tiết chính tả của khối ba trường tôi, sau khi khảo sát một số bài chính tả ở các lớp và của lớp tôi Tôi đã thống kê được một số lỗi học sinh
mắc phải như sau:
+ Về lỗi âm đầu:
Học sinh thường hay viết sai các cặp phụ âm s / r; tr / ch /, x / s /, ng / ngh /, g /
gh.
Trong đó có rất nhiều lỗi về dấu câu chiếm khoảng ( 50% )
Học sinh còn lẫn lộn về các cặp vần ăn-anh , ưu- ươu, iêu-iu, uya,
uyn,uyt,uych chiếm (30%).
Các dấu thanh các em thường hay nhầm lẫn là ở thanh hỏi và thanh ngã Dấu
thanh đánh không đúng vị trí ở âm chính hoặc đánh quá cao
*Nguyên nhân học sinh mắc lỗi
Qua nghiên cứu tôi nhận thấy việc học sinh viết chưa đẹp , chưa đúng chính tả
là:
Trang 8- Các em đọc rất yếu, dù là học sinh lớp ba, dẫn đến việc các em nhẩm đánh
vần chậm nên viết chậm , viết lâu và thậm chí là viết sai -Do phát âm sai thanh hỏi thanh ngã lẫn lộn, ví dụ:
+Nghĩ ngợi - nghỉ ngợi +Bố-bộ (tiếng dân tộc-do phương ngữ địa phương)
+Quả chuối-quạ chuối + Do viết ko nắm chắc kỹ thuật viết nên các em viết sai lỗ cơ bản như:
rơm / sơm; trong / tong; trắng / tắng
Dấu thanh đặt không đúng ở vị trí âm chính, hoặc đặt dấu quá xa so với con
chữ
Khoảng cách giữa các con chữ và các chữ chưa đúng, các em chưa biết viết liền mạch, nối các nét mà viết từng con chữ một nên viết rất lâu, rất xấu và không đảm bảo tốc tộ viết, dẫn đến các em viết vội vàng, viết không ngay
ngắn thiếu dấu thiếu nét
Tư thế ngồi của các em cũng chưa đảm bảo, các em chỉ ngồi ngay ngắn được một chút lúc đầu xong lại ngồi không đúng tư thế Ngồi không đúng tư thế không chỉ khiến cho các em viết không đẹp mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe
như : Cận thị, vẹo cột sống lưng
Do giáo viên chỉ chủ yếu viết đủ bài chính tả nên không chú trọng quy tắc
chính tả và nội dung ngữ nghĩa của các từ
Bài viết của các em Tiểu học chưa đúng quy định vì hầu hết các em còn viết bằng bút bi Từ những nguyên nhân trên dẫn đến chữ viết của các em còn xấu, chưa ngay ngắn,chưa có nét thanh nét đậm, viết dời dạc, có em còn viết
hoa tùy tiện
Khi đã nắm được hạn chế của các em tôi đã tìm tòi mọi biện pháp khắc phục cho được những hạn chế nói trên
* Nguyên nhân từ phía phụ huynh:
Do đông con và có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoăc bố mẹ đi làm xa gửi con cho ông bà chăm sóc nên phụ huynh chỉ lo việc kiếm sống là chính Họ ít quan tâm đến
Trang 9việc học của con em mình Nhiều phụ huynh trình độ văn hóa thấp không nắm bắt được cách dạy con học, không có phương pháp dạy con phù hợp nhiều khi dạy sai, hơn nữa các con còn ảnh hưởng từ đại dịch covid nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc viết chữ đúng đẹp của học sinh
3.Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết chữ đúng, đẹp và đảm bảo tốc độ viết.
Các em ngồi ngay ngắn
* Rèn chữ mẫu của giáo viên:
Chúng ta thường nói rằng “Thầy nào - trò nấy” Thực tế thấy rằng nếu giáo viên viết chữ đẹp và có ý thức rèn chữ viết thì chất lượng chữ viết của lớp đó sẽ cao và qua thực tế ở mỗi lớp khác nhau thì chữ viết của học sinh sẽ khác nhau Và học sinh trong một lớp thì chữ viết lại tương đối giống nhau và rất giống chữ của giáo viên Một giáo viên có chữ viết đẹp sẽ có thể có nhiều học trò viết chữ đẹp và ngược lại Như vậy muốn dạy cho học sinh kĩ năng viết chữ đúng yêu cầu, luyện cho học sinh viết chữ ngày càng đẹp; ngoài việc nắm vững nội dung phương pháp dạy học, giáo viên còn cần có năng lực thẩm mĩ để cảm nhận được vẻ đẹp của chữ viết, có khả năng viết chữ đẹp để học sinh noi theo
Nhận thức được điều đó, tôi quyết tâm luyện chữ viết theo mẫu chữ mới theo
Quyết định số 31/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hàng tuần tôi giành một ít thời gian để luyện viết, mỗi tuần tôi viết ba đến bốn bài vừa viết trên giấy ô ly vừa viết theo mẫu trên vở tập viết của học sinh lớp 2, 3 hoặc các vở luyện viết dành cho học sinh lớp 4,5 qua mỗi bài viết tôi thường xem kĩ lại để tự rút kinh nghiệm Như:
( điểm đặt bút điểm kết thúc nét khuyết trên , nét khuyết dưới
Khoảng cách con chữ,lưu ý độ cao con chữ r, t, s ).tức là kỹ thuật viết
Hình chữ viết bảng của cô
Trang 10Ngoài viết đúng ra tôi cố gắng rèn luyện để các em viết đều và đẹp Có
những buổi 15 phút đầu giờ tôi viết bảng hướng dẫn tỉ mỷ Từ nét chữ viết đều tôi rèn luyện cách cầm bút, cách lia bút, cách nối nét nọ với nét kia, để các em nhìn
và làm theo từ đó các em có thể viết chữ có nét thanh nét đậm rõ ràng Qua một thời gian rèn luyện chữ viết của học sinh tôi đã tiến rõ rệt và có thể tham gia các cuộc thi viết chữ đẹp do trường tổ chức Ngoài ra tôi luôn chú trọng khâu trình bày bảng lớp sao cho khoa học và có thẩm mỹ ở tất cả các môn học để các em làm theo Cũng từ đó chữ viết của học sinh do tôi phụ trách cũng ngày càng đẹp hơn rất nhiều
* Phân loại chữ viết học sinh - Xây dựng nề nếp phong trào rèn chữ viết
Cô bám sát cùng các em
- Vào đầu năm học mới tôi tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của các em Phân loại chữ viết của các em theo từng loại để có phương pháp rèn luyện chữ phù hợp "Loại chữ đúng, đẹp Loại chữ sai chính tả Loại chữ sai độ cao Loại chữ sai khoảng cách loại chữ dính nét Loại viết không thẳng hàng chân chữ không đặt ở hàng kẻ đậm Loại dấu thanh không đánh ở âm chính v v."
- Hướng dẫn học sinh nên dùng loại vở nào, dùng loại bút nào để luyện viết, hướng dẫn học sinh cách bọc vở và bảo quản, giữ gìn sách vở như thế nào trong năm học Hướng dẫn cho học sinh các tiêu chuẩn cần phấn đấu để đạt danh hiệu
“Vở sạch - Chữ đẹp” Đồng thời cùng học sinh ra quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu
về phong trào rèn chữ viết và giữ gìn sách vở
- Hướng dẫn cách trình bày ở vở của học sinh trong từng thể loại bài, cách kẻ
vở khi hết bài, cách trình bày các thể thơ khi viết bài để thống nhất trong cả lớp.