1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn Hướng Dẫn Học Sinh Lớp 4 Viết Câu Văn Hay Và Sinh Động. (2024).Doc

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết câu văn hay và sinh động
Tác giả Vũ Thị Kim Hoa
Trường học Trường Tiểu học Cam Thượng
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Sáng kiến Kinh Nghiệm
Năm xuất bản 2022 - 2023
Thành phố Ba Vì
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 183 KB

Nội dung

Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tên sáng kiến Vũ Thị Kim Hoa 13/07/1972 Trường THCam Thượng - Ba Vì Tổtrưởng Tổ 4 Đại học Hướng dẫn học sinhlớp 4

Trang 1

UBND HUYỆN BA VÌ

TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM THƯỢNG

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết câu văn

Trang 2

NĂM HỌC 2022 – 2023 UBND HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM THƯỢNG

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết câu văn

Trang 3

NĂM HỌC 2022-2023 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng Khoa học chấm SKKN ngành GDĐT huyện Ba Vì;

Hội đồng Khoa học xét duyệt SKKN Trường tiểu học Cam Thượng

Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tên sáng kiến

Vũ Thị Kim

Hoa 13/07/1972

Trường THCam Thượng

- Ba Vì

Tổtrưởng

Tổ 4

Đại học

Hướng dẫn học sinhlớp 4 viết câu vănhay và sinh động

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Việt (Dạy, học môn Tiếng Việt lớp 4 tại trường tiểu học)

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớmhơn) Ngày 01/03/2023

- Mô tả bản chất của sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết câu văn hay

và sinh động”

- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có

- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

+ Cần có sự phối hợp giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh cũng nhưcác lực lượng giáo dục khác

+ Cần có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với tinh thần, trách nhiệm cao

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

+ Học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt và nhận thức sâu sắc hơn về cách viết văn, nói, viết, diễn đạt rõ nghĩa của từng câu khi giao tiếp

+ Học sinh hứng thú đến trường, hào hứng tham gia các hoạt động tập thể donhà trường tổ chức

+ Phụ huynh vui vẻ, phấn khởi khi thấy con em mình tiến bộ

+ Kích thích hứng thú, vui chơi học tập “vui để học”, “học mà vui”

Trang 4

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiếntheo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc ápdụng thử (nếu có): Không có.

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật

và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Cam Thượng, ngày 10 tháng 4 năm 2023

Người nộp đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Vũ Thị Kim Hoa

UBND HUYỆN BA VÌ

TRƯỜNG TH CAM THƯỢNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ

Tác giả : Vũ Thị Kim Hoa

Tên SKKN: “Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết câu văn hay và sinh động”

Môn (hoặc Lĩnh vực) : Tiếng Việt

Điểm tối đa

Đánh giá cho điểm

1.1 Hoàn toàn mới được áp dụng đầu tiên 30

1.2 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá 20

1.3 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung

Sáng kiến kinh nghiệm có tính mới hoàn toàn được áp

dụng đầu tiên ở trường Tiểu học

Trang 5

TT Tiêu chuẩn

Điểm tối đa

Đánh giá cho điểm

2.1 Có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn ngành hoặc

2.2 Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra một

số đơn vị có cùng điều kiện 20

2.3 Có khả năng áp dụng trong đơn vị 10

2.4 Không có khả năng áp dụng trong đơn vị 0

Nhận

xét:

Sáng kiến có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể

nhân ra một số đơn vị cùng điều kiện khác

3.1 Có hiệu quả đem lại lợi ích kinh tế- xã hội, có tính lan

3.2 Có hiệu quả đem lại lợi ích kinh tế- xã hội 20

3.3 Có hiệu quả, lợi ích phù hợp với mức độ phù hợp tại đơn

3.4 Không có hiệu quả cụ thế 0

Nhận

xét:

Sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh

tế - xã hội, phù hợp với các đối tượng học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm được trình bày đúng quy định, khoa học, hợp lý

Tổng cộng: 90đ Đánh giá: Đạt (> 70điểm) Không đạt

Cam Thượng, ngày tháng năm 2023ng, ng y tháng n m 2023ày tháng năm 2023 ăm 2023

Trang 6

Người chấm 1 Người chấm 2 CHỦ TỊCH HĐSK CƠ SỞ

2.2 Đối tượng nghiên cứu

3.1 Phạm vi nghiên cứu

3.2 Thời gian nghiên cứu

1 THỰC TRẠNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN CHO HS LỚP 4

1.2 Đối với học sinh

Trang 7

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Nghe- Đọc - Nói - Viết - Tính toán là năm kỹ năng cơ bản của HS tiểu

học Trong năm kỹ năng ấy, môn Tiếng Việt có vai trò trực tiếp tới 4 kỹ năng.Song, thực tế kỹ năng viết của HS tiểu học nói chung, HS lớp 4 nói riêng còn rấthạn chế Viết đúng, viết đẹp, viết hay là mục tiêu cần đạt Nếu ở lớp 1 các em

làm quen với âm - vần - tiếng - từ - câu Lớp 2, 3 các khái niệm về câu, bộ

phận câu thì lớp 4 các em phải tham gia trực tiếp vào việc hoàn thành 1 văn bản(1 bài tập làm văn)

Không thể có một văn bản đạt yêu cầu tiến tới hay (theo yêu cầu) nếu các

em còn lúng túng khi viết câu (Câu què, câu cụt, câu rườm rà, câu thiếu hình

ảnh gợi tả ) Tuy nhiên, đây là một hiện tượng phổ biến Chẳng hạn, chúng ta

thường gặp kiểu câu HS viết như sau:

+ Cây bàng rất to

+ Thân cây bằng cột nhà em.

Về ngữ pháp, cách trình bày như vậy không sai nhưng về diễn đạt các câu văn

ấy chưa hay- chưa sinh động Để bài văn hay, lời văn có hồn HS phải dồn tìnhcảm vào từng từ, từng câu, từng đoạn văn trong từng đề bài Với sáng kiến kinhnghiệm này, tôi chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ với mục đích các em sẽ viết được

những câu văn hay, tiến tới bài văn hay hơn Đó là lí do tôi chọn đề tài: "Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết câu văn hay và sinh động".

2 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

2.1 Mục đích nghiên cứu:

Tôi nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm nâng cao chất lượnghọc môn Tiếng Việt, cụ thể là phân môn Tập làm văn và tỉ lệ học sinh biết viếtbài văn đúng và các câu văn hay, sinh động của khối 4 nói chung và lớp 4A do

Trang 8

tôi chủ nhiệm nói riêng.

2.2 Đối tượng nghiên cứu:

Các em học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Cam Thượng – Ba Vì – Hà Nội

3 PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:

3.1 Phạm vi nghiên cứu:

Tìm hiểu từng dạng bài tập làm văn trong chương trình Tiếng Việt lớp 4

3.2 Thời gian nghiên cứu:

Từ ngày 04 tháng 09 năm 2022 đến ngày 10 tháng 04 năm 2023

Phần 2: NỘI DUNG

1 THỰC TRẠNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 4:

1.1 Đối với giáo viên:

Trong suốt quá trình dạy học, mặc dù giáo viên đã có rất nhiều cố gắng trongviệc dạy cách viết văn cho học sinh nhưng kết quả đạt được còn chưa cao, bởi vìphần lớn giáo viên vẫn còn dạy một cách máy móc, rập khuôn trong tất cả cácbài dạy Trong thời gian lên lớp, có thể nói người giáo viên còn chưa có sự chú ýđúng mức tới việc làm thế nào để các đối tượng học sinh nắm vững được khốilượng kiến thức đặc biệt là kiến thức văn học và cách diễn đạt các câu văn chođúng, hay và sinh động, giàu hình ảnh

Trang 9

Cùng thời gian ở trên lớp, giáo viên phải dạy nhiều môn, thời gian dành đểnghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng họcsinh trong lớp còn một số hạn chế

Chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh, dạy mộtchiều Bên cạnh đó nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của các bài Tập đọc, Tậplàm văn chưa đầy đủ Từ đó dẫn đến tình trạng dạy học chưa chú trọng tậpchung cao độ vào quá trình hướng dẫn HS làm bài tốt để có các câu văn tựnhiên, sinh động

1.2 Đối với học sinh:

* Ưu điểm:

Trường học đã được xây dựng kiên cố, từng phòng học được trang trí đầy đủtiện nghi rất thuận tiện cho việc học tập của các em Học sinh cũng đã có ý thứcmua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cá nhân của mình Được sự quan tâmcủa các cấp lãnh đạo, BGH nhà trường và giáo viên trực tiếp đứng lớp nên các

em đã được sử dụng đồ dùng học tập một cách có hiệu quả, được giáo viên quantâm sát sao đến việc học bài và làm bài ngay tại lớp

* Tồn tại:

Bên cạnh đó vẫn còn một số ít học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình,chưa chịu khó, tích cực tư duy suy nghĩ, tìm tòi cho mình những phương pháphọc đúng để biến tri thức của thầy, cô thành của mình Cho nên sau khi họcxong bài, các em chưa nắm bắt được lượng kiến thức bài học, chóng quên và kĩnăng vận dụng làm bài chưa nhanh, nhất là đối với kỹ năng viết văn Do cònnhiều gia đình, phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm tới công việc học tậpcủa con em mình hằng ngày Năng lực tư duy của một vài em còn nhiều hạn chếnhất là với những học sinh tiếp thu chậm, kĩ năng đặt câu, viết văn còn kém nênrất nhiều em khi làm bài tập làm văn chưa đúng theo quy định, không đủ nộidung, viết bài rất ngắn Qua tìm hiểu đồng nghiệp không chỉ học sinh lớp 4 màngay cả học sinh lớp 5 vẫn còn một số em chưa biết làm bài văn theo yêu cầu

Trang 10

của đề bài, thậm chí viết các câu văn chưa đúng, thiếu bộ phận chính của câu.Vào năm học được một thời gian, tôi tiến hành điều tra cơ bản bằng bài khảo sátchất lượng đầu năm cụ thể tại lớp 4A như sau:

Tổng số học

sinh

Số học sinhbiết viết văn

Tỉ lệ Số học sinh chưa

biết viết văn

Tỉ lệ

2 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: (Giải quyết vấn đề)

Tại sao HS lớp 4 viết câu văn chưa hay, chưa sinh động? Tôi đã tìm ranguyên nhân và một số biện pháp khắc phục như sau:

2.1 Nguyên nhân học sinh viết câu văn chưa sinh động:

Một bài văn hay không chỉ đã nắm chắc dàn bài, viết đúng trọng tâm mà lờivăn phải hay về diễn đạt, về dùng từ, về việc vận dụng các biện pháp nghệ thuậtlinh hoạt Thực tế HS viết còn hạn chế bởi những nguyên nhân sau:

- Thứ nhất: Vốn từ ngữ còn nghèo nàn, chưa sáng tạo, chưa hiểu rõ nghĩa của từ.

- Thứ hai: Sự liên tưởng của các sự vật, hiện tượng xung quanh còn gò bó, chưa

lô gích, trí tưởng tượng của các em chưa phong phú

- Thứ ba: Nhiều em viết bài cho xong, chưa thực sự chịu khó suy nghĩ, tìm tòi,

nghiên cứu để lựa chọn những từ ngữ hay, thay đổi câu này bằng câu khác đểtránh lặp từ ngữ

- Thứ tư: Các em còn lười nháp bài trước khi trình bày bài vào vở.

- Thứ năm: Nhiều GV chỉ mải lo dàn bài chi tiết để HS dựa vào viết bài chứ

không chú trọng luyện viết câu, chấm chữa tỉ mỉ Tiết tập làm văn trả bài chưa

có hiệu quả cao, chưa bài bản khi chữa cách dùng từ như thế nào, viết câu ra saocho HS

*Mặt khác: Thực tế HS mới chỉ được tiếp thu, lĩnh hội tri thức trong trường học

chứ chưa có điều kiện quan sát thực tế; chưa biết hồi tưởng lại hoặc không biếtcách quan sát nên không có được những nhận xét cụ thể để thực hiện việc tiếpthu, lĩnh hội tri thức, tăng cường vốn sống ngoài trường học Đó cũng là

Trang 11

nguyên nhân dẫn đến vốn hiểu biết của các em còn nhiều hạn chế, yếu tố nàytrực tiếp ảnh hưởng tới quá trình viết văn của các em Chính vì vậy, trong quátrình giảng dạy tôi luôn có ý thức tìm tòi, phát hiện các biện pháp giảng dạy mới

để kịp thời khắc phục những hạn chế trên cho học sinh

*Thực trạng: HS khi viết câu thường chỉ đạt yêu cầu về mặt ngữ pháp còn nội

dung diễn đạt chưa sinh động Bài văn tuy đủ ý nhưng chưa có sự liên tưởng sắcnét Câu văn chưa giàu cảm xúc từ chính tâm hồn, từ tình yêu thiên nhiên, loàivật Các em thường sử dụng câu kể nhiều hơn những câu miêu tả, gợi tả hìnhảnh, âm thanh sinh động Chính vì vậy lời văn xáo rỗng, khuôn mẫu thiếu sựtinh tế

Trước tình hình đó, tôi tìm ra những giải pháp trong giảng dạy Việc rèn

luyện HS viết “câu gợi tả, gợi cảm” là mục tiêu cần được làm thường xuyên và

tập trung thực hiện vào các buổi học thứ hai hàng ngày

2.2 Biện pháp khắc phục:

Qua thực tế kết quả bài làm của lớp mình, tôi đã hướng dẫn, giúp đỡ các em

theo trình tự sau: Kiểm tra, phân loại đối tượng học sinh trong lớp: Giỏi, khá,

trung bình, yếu, tìm hiểu nguyên nhân việc thực hiện làm bài của từng em như:

- Chưa tập trung chú ý nghe giảng và theo dõi nội dung bài

- Chưa biết cách đặt câu đủ chủ ngữ, vị ngữ

- Phương tiện, sách vở, nháp phục vụ việc học tập còn thiếu…

Với những em chưa tập trung chú ý thì giáo viên nhẹ nhàng nhắc nhở, dànhthời gian, hướng dẫn giúp đỡ các em nắm lại cách lập dàn ý và làm bài theo yêucầu của đề bài Thường thì những em này hiếu động nhưng tiếp thu bài lạinhanh, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học vào làm bài để đạt được hiệu quảtương đối cao

Còn những em chưa biết cách đặt câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ…thì giáo viêndành nhiều thời gian giúp đỡ các em hơn, trong các giờ trống, đầu các buổi họchoặc giờ ra chơi, cuối buổi học Đặc biệt giáo viên cần liên hệ với gia đình các

Trang 12

em, giao việc một cách chặt chẽ ở nhà để các em có ý thức thực hiện làm bàinghiêm túc, đạt kết quả cao trong học tập.

Giáo viên cần động viên, khuyến khích thường xuyên, kịp thời để mỗi họcsinh tự coi việc học là trách nhiệm, là niềm vui khi đến trường, khi được thamgia học tập, vui chơi cùng các bạn, có ý thức thi đua học tập cùng bạn nên cầnmang đầy đủ đồ dùng sách vở đi học để các tiết học không bị gián đoạn, đạtđược mục tiêu cần phấn đấu

3 HƯỚNG DẪN CÁCH THỰC HIỆN

1 Phân loại học sinh:

Đầu năm học, ngay khi nhận lớp, tôi ra đề khảo sát phân loại từng đối tượng

HS Việc phân loại này giúp tôi đề ra những biện pháp cụ thể để hướng dẫn HSluyện tập Khi trả bài, với mỗi đề bài văn, tôi luôn chú trọng khi chấm chữa tay

đôi với các em, đặc biệt chú ý tới các lỗi “câu văn đúng ngữ pháp nhưng chưa

sinh động”.

2 Tài liệu tham khảo cần cho học sinh:

Khuyến khích HS có sổ tay văn học, ghi những câu văn, bài văn yêu thíchđược tham khảo từ những bài văn hay của bạn trong lớp, trong sách tập làm văn,đọc thêm sách, báo, truyện, thơ phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các emnhư các tác phẩm của các tác giả quen thuộc: Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa, TôHoài, Phạm Đình Ân Với cách làm đó, HS có thêm hứng thú và đặc biệt yêuthích văn học Kết hợp với những hiểu biết của cuộc sống, xã hội để các emtích luỹ thêm vốn kiến thức khi vận dụng miêu tả, kể chuyện, viết thư

Trang 13

Các em có thể nhận xét như sau:

+ Bạn viết câu văn kể lể, gò bó

+ Bạn dùng từ chưa hay

+ Câu văn chưa có từ gợi tả, gợi cảm

Để có được câu văn sinh động, cần sửa thành câu văn tả bằng cách đặt cáccâu hỏi câu hỏi:

+ Đối tượng được nói tới là gì ? (Cây bàng)

+ Nó như thế nào? (To như thế nào? Tốt ra sao? Tìm những từ ngữ, hình

ảnh để diễn tả sự tươi tốt đó )

Học sinh có thể sửa nhiều cách khác nhau:

- Trước cửa lớp em có một cây bàng, cành lá xum xuê.

- Cây bàng trước cửa lớp em như một chiếc ô khổng lồ che rợp một khoảng sân trường

Với học sinh, các em rất ưa thích những cái cụ thể Vì vậy, tôi cho HS hiểu

kĩ như thế nào là một câu văn hay (giàu hình ảnh, màu sắc tràn đầy cảm xúc

chân thật )

Khi hiểu được khái niệm ấy, tôi đưa ra các dạng bài khác nhau để HS thựchành

Ví dụ 1: So sánh câu văn (1) và câu văn (2) xem câu nào hay hơn, vì sao?

Câu 1: Cành phượng có rất nhiều hoa đỏ và nhiều chim đậu hót.

Câu 2: Cành phượng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và rộn rã tiếng chim ca.

Ví dụ 2: Dựa vào ý từng câu sau, hãy viết thành những câu văn thêm gợi tả.

a, Mùi hoa chanh lẫn mùi hoa cam, hoa bưởi thơm lắm.

Trang 14

b Mùi hoa chanh xen lẫn mùi hoa cam, hoa bưỏi thoang thoảng khắp vườn.

Khi luyện viết câu, tôi hướng dẫn các em dựa vào thành phần chủ ngữ - vịngữ để biến đổi câu sát với nội dung cho trước

Ví dụ 3: Tìm các từ ngữ gợi tả (âm thanh, màu sắc, hình dáng, tính chất, đặc

điểm ) điền vào chỗ trống trong các câu văn:

a, Chú bê con vừa gặm cỏ vừa nhảy

b, Bác đồng hồ âm thầm làm công việc đếm thời gian

c, Vườn hoa là một vườn hoà tấu màu sắc của thiên nhiên

d, Mèo hung có cái đầu hai tai đôi mắt

Học sinh có thể điền những từ ngữ sau:

a, tung ta tung tăng, nhảy cẫng, nhảy quẩng

b, tích tắc, tích tắc

c, vàng, đỏ, tím, trắng, hồng, , sặc sỡ

d, tròn tròn dong dỏng, dựng đứng ; tròn xoe

4 Cung cấp cho học sinh một số biện pháp nghệ thuật :

a, Phép liên tưởng: Đây là yếu tố quan trọng vì chỉ có thể liên tưởng tốt cùng

với việc lựa chọn từ ngữ hình ảnh phù hợp mới có thể có những câu văn hay

*Tôi cho các em làm quen với phép liên tưởng (hồi tưởng) để từ đó HS có thể

tưởng tượng theo ý hiểu của bản thân mình về các sự vật, hiện tượng gần gũixung quanh cuộc sống của các em

Ví dụ 1:

Quan sát mặt trăng rằm các em liên tưởng theo nhiều khía cạnh khác nhau

- Mặt trăng tròn như chiếc đĩa bạc lơ lửng trên bầu trời đầy sao.

- Trăng tròn như quả bóng, bạn nào tinh nghịch đá lên trời.

- Trăng tròn như mắt cá chẳng bao giờ chớp mi

Ví dụ 2:

Quan sát mặt trăng đầu tháng, các em tìm ra nét độc đáo, đáng yêu

Ngày đăng: 22/07/2024, 12:57

w