1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn Phát Huy Tính Tích Cực Của Học Sinh Trong Dạy Học Theo Chủ Đề Công Nghệ 6 (2024).Doc

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Huy Tính Tích Cực Của Học Sinh Trong Dạy Học Theo Chủ Đề
Chuyên ngành Công nghệ
Thể loại Bài báo
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài:Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quá trình dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí ó

Trang 1

I Lý do chọn đề tài:

Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quá trình dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí óc và tay chân của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của học sinh phỏng theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học Như vậy, chúng ta có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học như sau:

- Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh Học sinh hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định

- Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận

- Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định

Để tổ chức được quá trình dạy học như trên, thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, cần phải căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.Tiến trình dạy học theo chủ đề được

tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình

sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng

Thêm vào đó, ngoài việc quá trình dạy học hướng tới định hướng nội dung học như đã có, thì đổi mới dạy học hiện nay còn có tham vọng tiến xa hơn đó là định hướng hình thành NĂNG LỰC cho học sinh

Trang 2

Do đó, phát huy tính tích cực của học sinh trong khi dạy học theo chủ đề chính là bước chuẩn bị tương đối phù hợp cho đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thay sách giáo khoa trong thời gian tới

Nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 chúng tôi đã triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học theo các chủ đề trong chương trình môn Công nghệ THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh.Nhưng khó khăn nhất hiện nay của giáo viên bộ môn chính là làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học theo chủ đề Trong thực tế, chưa có sự thống nhất cuối cùng để đưa ra hướng dẫn cụ thể mà mới dừng lại ở việc tìm tòi, vừa thử nghiệm vừa rút kinh nghiệm Với lý do trên, tôi chọn nội dung đề tài: “PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ ” môn Công nghệ 6- THCS để chúng ta cùng chia sẻ.

II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6

- Các lớp thực nghiệm: 6D, 6E,6F,6G

- Lớp đối chứng: 6A,6B,6C

2.Phạm vi nghiên cứu: Chủ đề: ĐÈN ĐIỆN – Chương IV: ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH – Môn Công nghệ 6

3 Thời gian thực hiện: Năm học : 2023-2024

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

A Cơ sở lí luận

1.Thực trạng vấn đề:

Phương pháp dạy học tích cực là một nhóm các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực:

- Giáo viên hướng vào việc chuẩn bị, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh giúp các em sớm thích ứng với đời sống xã hội,

- Rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, phát huy sự tìm tòi cá nhân hoặc theo nhóm

Trang 3

- Chuyển biến từ việc dạy học chú trọng giới thiệu các khái niệm, định luật của các môn khoa học sang việc chú trọng mối liên hệ giữa các kiến thức khoa học cơ bản với ứng dụng công nghệ và mối quan tâm của xã hội

- Rèn luyện cho người học có phương pháp, thói quen , có kỹ năng tự học

và biết ứng dụng vào điều kiện thực tế của cuộc sống sẽ tạo cho học sinh lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi người

Vì thế ngày nay trong quá trình dạy học người ta nhấn mạnh hoạt động học, tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động

Tóm lại trong phương pháp tích cực, người được học trở thành người tự học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn , định hướng, tổ chức các hoạt động trong giờ học còn học sinh chính là người thực hiện các hoạt động học tập

Công nghệ là một trong những môn học ở trường phổ thông, kiến thức của môn học rất gần gũi với đời sống thực tế, rất hữu ích để các em áp dụng vào cuộc sống và góp phần để các em hoàn thiện hơn về bản thân nhưng đây không phải là môn thi vào cấp 3 nên các em không mấy chú ý với môn học này Vì vậy đối với người giáo viên giảng dạy môn công nghệ thì làm thế nào để học sinh chú ý học đã là một vấn đề khó, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh lại càng khó hơn Những câu hỏi luôn luôn thường trực trong quá trình dạy học là làm thế nào để đổi mới phương pháp giảng dạy của mình để học sinh hứng thú học tập, làm thế nào để áp dụng phương pháp dạy học tích cực để học sinh học tập có hiệu quả

Do vậy nếu người giáo viên giảng dạy có thể tổ chức giờ học cho hoạt động học tập của học sinh thực sự trở nên tích cực thì sẽ giúp các em hiểu rõ bài và nắm vững bài hơn, từ đó các em có cơ sở để ứng dụng các kiến thức đã học được vào đời sống,vào thực tế sản xuất ở gịa đình, địa phương mình

Với phương pháp dạy học cũ, mang tính chất thuyết trình truyền thống, người dạy chủ yếu đóng vai người nói còn người học đóng vai người nghe, kiến thức truyền tải đến học sinh vì thế mà đơn điệu, thụ động thì học sinh sẽ chán nản, không hiệu quả

2 Số liệu điều tra thực tế trước khi thực hiện đề tài

Trang 4

Điểm kiểm tra khảo sát đầu học kỳ I năm học 2023-2024 của học sinh khối

6 như sau:

Lớp Sĩ

số

B.Các biện pháp cụ thể nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học theo chủ đề - môn Công nghệ 6.

Biện pháp 1: Giao việc về nhà cho học sinh

* Nhằm phát huy các năng lực chung:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy

- Năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ

* Năng lực chuyên biệt :

- Năng lực khai thác thông tin

- Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể

- Năng lực quan sát, thực hành công nghệ

* Tạo hứng thú nghiên cứu, tìm hiểu, say mê học tập môn công nghệ

b các bước tiến hành:

Bước 1: Phân chia học sinh trong lớp theo từng nhóm.

Có thể phân nhóm học sinh theo các cách:

Trang 5

+Theo tổ trên lớp.

+ Theo bàn trên lớp

+ Theo cụm dân cư (Các học sinh trong một khối phố, tổ dân cư sẽ cùng một nhóm dể tiện trao đổi )……

Bước 2: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức của chủ đề cần giao về nhà.

Căn cứ nội dung chủ đề để giao cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà một hay nhiều nội dung

Ví dụ:- Trong chủ đề “Đèn điện” ”- Công nghệ 6

- Nội dung cần thực hiện trước ở nhà là 2 nội dung:

+ Tìm hiểu công dụng của đèn điện, các loại đèn điện hiện nay đang sử dụng.

+ Tìm hiểu đặc điểm của các loại đèn điện Loại đèn điện nào được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Vì Sao?

Bước 3: Giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm

- Tùy theo nội dung kiến thức cần tìm hiểu có thể giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ hoắc nhiều nhóm thực hiện một nhiệm vụ

Ví dụ: Trong chủ đề “Đèn điện” ”- Công nghệ 6 Tất cả các nhóm đều thực hiện chung 2 nội dung:

+ Tìm hiểu công dụng của đèn điện, các loại đèn điện hiện nay dang sử dụng.

+ Tìm hiểu đặc điểm của các loại đèn điện Loại đèn điện nào được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Vì Sao?

Bước 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin và xử lí thông tin

- HS đi tìm hiểu thực tế, thu thập thông tin tại ở địa phương

- Tìm hiểu, sưu tầm thông tin, hình ảnh trên internet

- Sử dụng thông tin, hình ảnh để tạo các bài trình chiếu trên powerpoint, tạo các video

- Vẽ tranh trình bày nội dung liên quan

- Làm mô hình

- Làm thực hành

Trang 6

Bước 5:Kiểm tra thông tin học sinh tìm hiểu trước khi báo cáo trên lớp.

- Có thể yêu cầu học sinh chuyển qua email , zalo…nếu là mô hình thì kiểm tra trước giờ học

- Cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Mô hình, video, tranh ảnh, bài trình chiếu powerpoint có mục đích

làm sáng tỏ nội dung bài học

+ Mang tính khoa học, tính giáo dục, tính sáng tạo

+ Đảm bảo phù hợp thời gian trình bày trong giờ học

Biện pháp 2: sử dụng trò chơi

a Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh

- Hình thành kiến thức mới, ôn tập hoặc củng cố kiến thức

a. Biện pháp:

- Bước 1 Nghiên cứu tài liệu để định hướng trước trò chơi này sẽ phục vụ cho nội dung nào trong bài, tìm hiểu được cách thức tổ chức trò chơi như thế nào, từ đó giúp tiết học đạt được hiệu quả tốt nhất

- Bước 2 Tìm hiểu kiến thức, kinh nghiệm của học sinh để lựa chọn trò chơi phù hợp với mức độ kiến thức của các em

- Bước 3 Nghiên cứu thực tế, không gian tổ chức trò chơi, những đồ dùng học tập sẵn có hoặc tự làm ra các vật dụng cần thiết phục vụ cho việc tổ chức trò chơi

- Bước 4 Lựa chọn trò chơi: Việc lựa chọn trò chơi phải đáp ứng mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học, phải phù hợp với dung lượng kiến thức bài học, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, vừa sức với học sinh

- Bước 5 Xác định mục tiêu của trò chơi đã chọn.Thông qua trò chơi, học sinh rèn luyện được những kĩ năng gì? Phát triển những năng lực nào?

- Bước 6 Xác định thời điểm tổ chức trò chơi: Tổ chức trước khi bắt đầu bài học mới hay sau bài học, hoặc sau một chương hay một phần… (Nếu là ôn tập kiến thức cũ, tạo hứng thú và kích thích học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới thì nên tổ chức trước bài học Nếu để khai thác kiến thức mới, giải quyết các vấn

Trang 7

đề thực tiễn thì nên tổ chức trong giờ học bài mới Nếu để mở rộng kiến thức, vận dụng kiến thức đã học thì nên tổ chức sau khi hoàn thành một nội dung bài học hoặc một chủ đề bài học)

- Bước 7 Xác định cấu trúc của một trò chơi + Tên trò chơi và mục tiêu của trò chơi; + Đồ dùng, vật dụng để đáp ứng đầy đủ cho việc tổ chức trò chơi; + Số người tham gia chơi (chỉ rõ số người tham gia vào trò chơi); + Nêu cách chơi, luật chơi (chỉ rõ quy tắc của hành động chơi, quy định hành động chơi được thiết kế trong thời gian chơi); + Phương pháp đánh giá và quy định thưởng

- phạt

- Bước 8 Hướng dẫn cách chơi trò chơi: + Giới thiệu trò chơi (nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi); + Có thể cho học sinh chơi thử, qua đó nhắc lại luật chơi

- Bước 9 Tiến hành chơi (khi học sinh tham gia chơi, giáo viên quan sát,

cổ vũ, động viên, khích lệ học sinh; tuy nhiên, giáo viên chỉ hỗ trợ khi cần thiết còn tất cả quá trình chơi phải để học sinh tự trải nghiệm và rút ra những bài học cho riêng mình)

- Bước 10 Nhận xét kết quả chơi và đánh giá (Giáo viên chú ý quan sát để nhận xét thái độ của học sinh tham gia chơi Giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được cung cấp qua trò chơi, những sai sót cần khắc phục và sửa chữa); Đánh giá và thưởng - phạt rõ ràng, đúng luật, công bằng sao cho học sinh chấp nhận, thoải mái, tự giác thực hiện, giúp trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích hứng thú trong học tập (Giáo viên cần chọn những hình phạt đơn giản, vui tươi, không gây áp lực, nguy hiểm để trò chơi phát huy được hiệu quả,

Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động theo nhóm trên lớp.

a.Mục đích:

*Nhằm phát huy các năng lực chung:

- Năng lực tư duy

- Năng lực hợp tác,

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

Trang 8

* Năng lực chuyên biệt :

- Năng lực khai thác thông tin

- Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể

- Năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp

- Năng lực thuyết trình

* Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi và lĩnh hội kiến thức môn học

b Các bước tiến hành:

Bước 1: Chọn nội dung phù hợp cho học sinh hoạt động nhóm

Trong một giờ hoc không nhất thiết phải cho học sinh thảo luận tất cả nội dung bài học, giáo viện chỉ lựa chọn những nội dung phù hợp Chú ý không cho học sinh thảo luận nhóm những phần kiến thức quá dễ hoặc những nội dung quá sức học sinh

Bước 2: Xác định rõ mục tiêu khi hoạt động nhóm

- Giáo viên phải xác định được những kiến thức, năng lực cần đạt được sau khi học sinh làm việc theo nhóm

- Sản phẩm đạt được sau hoạt động nhóm

+ Bài thuyết trình

+ Kết quả phiếu học tập

+ Câu trả lời miệng cho từng nội dung…

Mục tiêu thể hiện rõ ràng qua các phiếu học tập giao cho các nhóm Phiếu học tập được phát cho học sinh có khả năng tự lực hoàn thành trong thời gian thảo luận Mỗi phiếu học tập có thể có một vài nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt kỹ năng rèn luyện một thao tác tư duy hay thăm dò trước một vấn đề

Bước 3: Lựa chọn các kỹ thuật dạy học phù hợp.

Áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong hoạt động nhóm như:

+ Kĩ thuật khăn trải bàn.

+ Kĩ thuật phòng tranh

+ Kĩ thuật mảnh ghép……

Trang 9

Tùy theo nội dung kiến thức để lựa chọn kĩ thuật phù hợp.

Bước 4: Tổ chức thực hiện hoạt động nhóm

- Khi tổ chức hoạt động nhóm có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị phương tiện hỗ trợ phù hợp

+ Máy tính để có thể trình chiếu thông tin, tranh ảnh, khai thác kiến thức trên mạng internet liên quan tới nội dung thảo luận

+ Mẫu vật, mô hình để quan sát……

- Giới hạn thời gian phù hợp cho hoạt động

- Phổ biến hình thức, yêu cầu cụ thể của kĩ thuật áp dụng trong hoạt động nhóm

- Giáo viên giám sát, hỗ trợ khi các nhóm thảo luận

- Sau hoạt động nhóm yêu cầu đại diện học sinh của mỗi nhóm báo cáo kết quả + Kết quả phiếu học tập

+ Bài thuyết trình Nếu là bài thuyết trình thì mỗi nhóm thực hiện phương pháp thuyết trình tranh ảnh, mô hình theo cách riêng mà các em tự sáng tạo để

có thể làm rõ một phần nội dung trong bài học theo nhiệm vụ được giao.Qua cách thuyết trình của các em thì không chỉ một nhóm đã tìm hiểu nắm được nội dung đó mà cả lớp có thể hiểu rõ nội dung kiến thức của bài học

- Tổ chức đánh giá giữa các nhóm

- Giáo viên là người điều khiển , gợi mở, dẫn dắt cho học sinh tổng hợp nội dung kiến thức và đánh giá cuối cùng để chốt kiến thức

C.Ví dụ minh họa :

Sử dụng biện pháp “Giao việc về nhà” và “Tổ chức hoạt động theo

nhóm trên lớp”, tổ chức “trò chơi” nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học theo chủ đề - môn Công nghệ 6.

Tiết 24 - CHỦ ĐỀ: ĐÈN ĐIỆN Hoạt động khởi động

* Áp dụng biện pháp tổ chức “Trò chơi”

- Luật chơi:

Trang 10

+Mỗi em lựa chọn mở

một mảnh ghép, để gỡ

được một mảnh ghép

cần trả lời đúng 1 câu

hỏi Có phần thưởng

cho mỗi mảnh ghép

được mở ra

+ 4 mảnh ghép được

mở ra hết là một bức

ảnh

+ GV yêu cầu học sinh

nêu tên người trong

ảnh và thông tin về

người này

+ GV nhắc lại thông

tin về thomas Edison

và vào bài học

Hoạt động hình thành kiến thức

*Áp dụng biện pháp giao việc về nhà:

Nội dung 1 Tìm hiểu khái quát chung về đèn điện

a.Mục tiêu: Nhận biết được một số loại đèn điện và công dụng của chúng.

b Nội dung: Khái quát chung về đèn điện.

c Sản phẩm: Báo cáo nhóm.

d Tổ chức hoạt động

- Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu nhóm 1 (hoặc nhóm I Khái quát

Trang 11

2) báo cáo phần chuẩn bị được giao về nhà từ tiết trước

- Cả lớp lắng nghe, quan sát , nhận xét, bổ sung phần trình

bày của bạn

- Giáo viên nhận xét chung sau đó giao nhiệm vụ:

Vận dụng kiến thức tiếp thu được trong nội dung nhóm bạn

vừa trình bày hãy:

+ Cho biết có những loại đèn điện nào?

+ Quan sát hình ảnh và cho biết công dụng của từng loại

đèn?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

chung

- Một số loại đèn phổ biến: Đèn sợi đốt, đèn huỳnh

compac, đèn LED

- Đèn điện là đồ dùng điện dùng để chiếu sáng, ngoài

ra còn được dùng

để sưởi ấm, trang trí

Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và trả lời câu hỏi trên

- GV theo dõi

Báo cáo thảo luận

Đại diện trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS

GV chốt lại kiến thức

HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở

c

Ngày đăng: 22/07/2024, 12:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w