A. PHẦN MỞ ĐẦU Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự đột phá trong tư duy và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là vấn đề lý luận và thực tiễn mới mẻ và hết sức phức tạp, gắn bó giữa việc nhận thức quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; là kết quả một quá trình tìm tòi, thể nghiệm lâu dài, từ chưa đầy đủ đến ngày càng đầy đủ, từ chưa sâu sắc đến ngày càng sâu sắc hơn. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ XIII, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện và được chứng minh tính đúng đắn trên thực tế khi đã giúp đất nước ta thoát khỏi thời kỳ khó khăn về kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng có lúc thuộc nhóm cao nhất thế giới. Từ nước nghèo, thu nhập thấp, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với kinh tế thế giới. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới; bằng những kiến thức được các Thầy, Cô truyền đạt từ môn học “Kinh tế chính trị Mác-Lênin”, bản thân viết thu hoạch với nội dung “Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Rút ra ý nghĩa lý luận và thực tiễn vấn đề nghiên cứu ” để nhận thức, làm rõ quan điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Trang 1MỤC LỤC
Trang
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
B PHẦN NỘI DUNG 1
I Khái niệm kinh tế thị trường 1
II Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 2
2.1 Giai đoạn trước đổi mới (1986) 2 2.2 Giai đoạn từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ VIII 2 2.3 Giai đoạn từ Đại hội Đảng lần thứ IX đến nay 4
III Ý nghĩa lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa 5
3.1 Ý nghĩa lý luận 5 3.2 Ý nghĩa thực tiễn 6 3.3 Một số hạn chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở nước ta 8 3.4 Một số giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 8
C PHẦN KẾT LUẬN 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO I
Trang 2CHỦ ĐỀ:
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA RÚT RA Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
BÀI LÀM
A PHẦN MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự đột phá trong tư duy
và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam Đây là vấn
đề lý luận và thực tiễn mới mẻ và hết sức phức tạp, gắn bó giữa việc nhận thức quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Đảng, Nhà nước
và nhân dân Việt Nam; là kết quả một quá trình tìm tòi, thể nghiệm lâu dài, từ chưa đầy đủ đến ngày càng đầy đủ, từ chưa sâu sắc đến ngày càng sâu sắc hơn
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ XIII, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện và được chứng minh tính đúng đắn trên thực tế khi đã giúp đất nước ta thoát khỏi thời kỳ khó khăn về kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng có lúc thuộc nhóm cao nhất thế giới
Từ nước nghèo, thu nhập thấp, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với kinh tế thế giới
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới; bằng những kiến thức
được các Thầy, Cô truyền đạt từ môn học “Kinh tế chính trị Mác-Lênin”, bản thân viết thu hoạch với nội dung “Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Rút ra ý nghĩa
lý luận và thực tiễn vấn đề nghiên cứu ” để nhận thức, làm rõ quan điểm của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
B PHẦN NỘI DUNG
I Khái niệm kinh tế thị trường
Là kinh tế hàng hóa phát triển cao dựa trên sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, trong đó mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông
Trang 3qua thị trường, hoạt động của các chủ thể kinh tế đều chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường
Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế xã hội trong đó toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất diễn ra trên thị trường
II Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Quá trình đổi mới tư duy lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định trên cơ sở khái quát lại quá trình đổi mới qua ba nấc thang nhận thức về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, tương ứng với ba giai đoạn phát triển của nền kinh tế, gồm: Trước Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986); Từ Đại Đảng lần thứ VI đến hết Đại hội Đảng lần thứ VIII (1986 - 2001); từ Đại hội Đảng lần thứ IX đến nay
2.1 Giai đoạn trước đổi mới (1986)
* Bối cảnh trong nước: mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở Việt
Nam đã phát huy vai trò trong thời kỳ khôi phục, xây dựng kinh tế đất nước; tuy nhiên mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp đã có những hạn chế; đến đại hội Đảng lần thức VI đã thực hiện cuộc cách mạng đổi mới tư duy
* Bối cảnh quốc tế: Trong những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX,
mô hình kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp bị sụp đổ ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bộc lộ những hạn chế nghiêm trọng; trong khi đó, vấn đề toàn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế đang tạo ra cơ hội cho các nước hội nhập; do đó, phát triển kinh tế thị trường là yêu cầu khách quan đối với Việt Nam
2.2 Giai đoạn từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ VIII
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được bắt đầu ngay từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, tuy nhiên đây là vấn đề rường cột trong nội dung đổi mới và rất phức tạp, đòi hỏi sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực
Vì vậy, trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội vấn đề này luôn được coi là một nội dung trọng tâm, cần phải được quán triệt cả về nhận thức và hành động
Trang 4Đại hội Đảng lần thứ VI quan điểm “Quá trình tự sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn ở nước ta là quá trình chuyển hóa nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cấp,
tự túc thành nền kinh tế hàng hóa Chúng ta đang quản lý có kế hoạch một nền kinh tế sản xuất hàng hóa với những đặc điểm của thời kỳ quá độ Việc sử dụng đầy đủ và đúng đắn quan hệ hàng hóa- tiền tệ trong kế hoạch nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan Sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa-tiền tệ là đặc trưng thức hai của cơ chế mới về quản lý kinh tế mà chúng ta đang xây dựng” Đại hội Đảng lần thứ VI đã mở đầu công cuộc đổi mới toàn diện trên các
lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, đã đưa ra quan điểm về phát triển kinh tế thị trường Đại hội đưa ra đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trên cơ
sở củng cố thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa và sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác, khẳng định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Quan điểm về kinh tế thị trường
trong Đại hội Đảng lần thứ VI cũng đã nêu “Quá trình tự sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn ở nước ta là quá trình chuyển hóa nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cấp,
tự túc thành nền kinh tế hàng hóa Chúng ta đang quản lý có kế hoạch một nền kinh tế sản xuất hàng hóa với những đặc điểm của thời kỳ quá độ Việc sử dụng đầy đủ và đúng đắn quan hệ hàng hóa- tiền tệ trong kế hoạch nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan Sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa-tiền tệ là đặc trưng thức hai của cơ chế mới về quản lý kinh tế mà chúng ta đang xây dựng”.
Đại hội Đảng lần thứ VII tiếp tục khẳng định "Cơ chế vận hành nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác" Đại hội Đảng lần thứ VII đã đề cập đến đổi mới cơ chế vận
hành của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa - cơ chế thị trường
Đại hội Đảng lần thứ VIII tiếp tục khẳng định "Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa"; đồng thời, Văn kiện Đại hội Đảng lần
Trang 5thứ VIII cũng nhấn mạnh đến một số yếu tố cụ thể như đổi mới kinh tế nhà nước
và kinh tế hợp tác xã, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, v.v
2.3 Giai đoạn từ Đại hội Đảng lần thứ IX đến nay
Đại hội Đảng lần thứ IX, lần đầu tiên Đảng ta khẳng định thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xác định
“nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.
Đại hội Đảng lần thứ X nêu rõ “Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; cụ thể ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về tiếp tục hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Đại hội Đảng lần thứ XI xác định “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước” Văn kiện Đại hội Đảng lần XI cũng chỉ rõ nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là vừa theo quy luật thị trường vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội
Đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục khẳng định “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Trong phương hướng, mục tiêu phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và làm rõ, đầy đủ hơn nội hàm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
như sau “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đó là nền kinh tế thị
Trang 6trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Kế thừa và phát triển nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua các kỳ Đại hội Đảng từ khi đổi mới đến nay, Báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ XIII đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII
nêu rõ "Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng
bộ, gắn với thị trường khu vực và thế giới Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khá sôi động Doanh nghiệp nhà nước từng bước được sắp xếp, tổ chức lại có hiệu quả hơn; kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định là một động lực quan trọng của nền kinh tế, kinh tế tập thể từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị trường; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, là bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta"
III Ý nghĩa lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
3.1 Ý nghĩa lý luận
Một là, công cuộc đổi mới được thực hiện ở đất nước ta 35 năm qua đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay, bắt đầu từ những đổi mới tư duy, nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở cho những đổi mới trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh “Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng
Trang 7sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa
xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”.
Hai là, quá trình đổi mới và phát triển tư duy lý luận kinh tế của Đảng là
xuyên suốt nhất quán, ngày càng đạt được tính hệ thống, đồng bộ cao Tư duy lý luận kinh tế của Đảng thực sự đi trước, có vai trò dẫn đường và định hướng quá trình đổi mới và phát triển kinh tế trên thực tế
Ba là, từ khi tiến hành đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thừa
nhận trên thực tế có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm cả công hữu và tư hữu Đã hình thành tư duy nhất quán có tính chiến lược về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế Đây là một bước đột phá trong đổi mới tư duy kinh tế, giúp giải phóng sức sản xuất vốn bị kìm hãm trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước kia Đã thừa nhận sự tồn tại khách quan của nhiều hình thức
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác ngoài sở hữu nhà nước và kinh tế nhà nước, trên cơ sở đó đã có những chủ trường, định hướng đúng đắn về phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, từ đó huy động được tổng hợp các nguồn lực để xây dựng đất nước
Bốn là, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong phát
triển kinh tế - xã hội Nhà nước quản lý bằng chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch; sử dụng cơ chế thị trường để giải phóng sức sản xuất Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng và tạo môi trường pháp lý cho
sự phát triển các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không phải thị trường điều tiết hoàn toàn mà còn có sự điều chỉnh, quản lý của Nhà nước để đạt các mục tiêu phát triển kinh tế
-xã hội trong từng thời kỳ, gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, khắc phục những bất cập, khuyết tật của cơ chế thị trường
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Một là, kinh tế chuyển biến tích cực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực; kinh tế
vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; nợ công giảm nợ xấu được kiểm soát Việt Nam
từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập
Trang 8trung bình thấp; giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%, thì giai đoạn 1991 - 1995, tăng trưởng GDP bình quân đã đạt 8,2%/năm Liên tiếp trong 4 năm, từ năm 2016 - 2019, Việt Nam đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất Riêng năm 2020 mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, tăng trưởng GDP vẫn đạt 2,91% Quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tăng lên; năm 2020 GDP đạt 271,2 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người đạt 2.779 USD Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động tăng từ 4,3%/năm giai đoạn 2011-2015 lên khoảng 6%/năm giai đoạn 2016-2020
Hai là, cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên Công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển nhanh; công nghiệp
hỗ trợ có bước phát triển, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng của sản phẩm Các hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng; du lịch, dịch vụ phát triển nhanh Nông nghiệp có bước chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng và hiệu quả; kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển, chương trình nông thôn mới hoàn thành sớm hơn gần 2 năm so với kế hoạch đề ra Phát triển kinh tế số bước đầu được chú trọng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2020 được xếp thứ 42/131 nước, đứng đầu nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập14 Xếp hạng về phát triển bền vững của Việt Nam đã tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2015, cao hơn nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế
Ba là, các vấn đề xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng; tỷ lệ hộ
nghèo cả nước giảm bình quân 1,5 - 2%/năm; các huyện, xã đặc biệt khó khăn
có tỷ lệ hộ nghèo giảm 4%/năm theo tiêu chuẩn nghèo từng giai đoạn Năm
1993 tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 58,1%, đến năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%, năm 2013 còn 7,8%, năm 2014 còn 5,8 - 6% Thành tựu về giảm nghèo của Việt Nam đã được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế công nhận, đánh giá cao; chăm sóc sức khỏe nhân dân đã có nhiều tiến bộ Hệ thống cơ sở y tế đã
Trang 9được hình thành trong cả nước; số bác sĩ, số giường bệnh trên một vạn dân tăng nhanh; chính sách ưu đãi người có công đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Đến năm 2016, cả nước có khoảng 8,8 triệu người có công, chiếm khoảng 10% dân số, có khoản 1,4 triệu người được hưởng trợ cấp thường xuyên; xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội toàn diện và đa dạng, ngày càng
mở rộng và hiệu quả
Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế phát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ,
đa dạng về hình thức; trong những năm vừa qua Việt Nam đã hội nhập hết sức sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Độ mở của nền kinh tế nước ta hiện vào loại cao nhất của thế giới với tỷ trọng xuất - nhập khẩu trên GDP là hơn 200% Việt Nam đã tham gia vào hầu hết các hiệp định đa phương thế hệ mới, cụ thể Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và mới đây là Hiệp định thương mại tự do với Vương quốc Anh
3.3 Một số hạn chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở nước ta
Một là, quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa diễn ra chậm, nhất là nhận thức về bản chất và nguyên tắc vận hành của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên đã tạo ra sự thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán
Hai là, nhận thức chưa đầy đủ và thiếu thống nhất về chế độ sở hữu, về
phân định và vai trò các thành phần kinh tế Chưa có tư duy đột phá về chiến lược phát triển công nghiệp, nông nghiệp
Ba là, tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưa bền vững, vẫn ở dưới mức tiềm
năng, lực lượng sản xuất chưa được giải phóng triệt để, năng suất lao động thấp,
khả năng cạnh tranh quốc tế chưa cao
Trang 10Bốn là, chưa xác định rõ những động lực mới để phát triển lực lượng sản
xuất trong giai đoạn hiện nay, về mối quan hệ giữa quá trình tự do hóa kinh tế và dân chủ hóa trong đời sống xã hội
3.4 Một số giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Một là, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà
nước, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân Nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng; tăng cường lãnh đạo việc thể chế hóa và việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng; lãnh đạo việc bố trí cán bộ và lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện của đội ngũ cán bộ hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội
Hai là, thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế nhà nước được khẳng định là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, các hợp tác xã, tổ hợp tác có vai trò cung cấp dịch vụ cho các thành viên; liên kết, phối hợp sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện để các thành viên nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững Tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã, hình thành các hiệp hội, liên hiệp hợp tác xã
Ba là, tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn; hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường Tiếp tục hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp