Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa XanhKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa Xanh
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Đề án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu Quy trình thực hiện luận văn được thực hiện bao gồm các bước sau:
Sơ đồ 1.1: Các bước quy trình thực hiện nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Bước 1: Xác định chủ đề nghiên cứu
Bước 2: Tiến hành nghiên cứu các tài liệu, các luận văn trong nước để xác định các lý thuyết nền có liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, đồng thời xác định các vấn đề lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp Tiếp cận các doanh nghiệp có mô hình tương tự đã hoàn thiện, thông qua đó xác định nội dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả của hệ thống doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch khảo sát sơ bộ để tìm hiểu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh thông qua việc tiếp cận, gặp gỡ với các trưởng bộ phận và người quản lý của doanh nghiệp.
Bước 4: Tiếp cận các đối tượng được phỏng vấn: Liên hệ để xin phỏng vấn, sắp xếp cuộc hẹn (địa điểm, thời gian), xin ghi âm hoặc ghi chép chi tiết nội
Bước 1 Bước 2 Bước 3 dung cuộc phỏng vấn Liên hệ để xin các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung được đề cập trong cuộc phỏng vấn như: mẫu sổ, quy trình, sơ đồ tổ chức…
Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu, tiến hành lên phương án thực hiện, lập đề cương và trình bày luận văn Sắp xếp, trình bày luận cứ, luận điểm, đưa ra nội dung đã thu thập trong quá trình tìm hiểu và khảo sát sơ bộ Qua đó, phân tích và chỉ ra các ưu nhược điểm còn tồn tại trong kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp.
Bước 6: Thông qua việc phân tích, chỉ ra nguyên nhân của những điểm tồn tại và khuyến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ11 KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
2.1.1 Khái niệm, phân loại và điều kiện ghi nhận doanh thu
Doanh thu đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp bởi cốt lõi của hoạt động kinh doanh là phải có lợi nhuận, mà muốn có lợi nhuận thì trước hết doanh nghiệp phải tạo ra doanh thu.
Doanh thu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi doanh nghiệp bởi đây là nguồn thu có vai trò giúp doanh nghiệp thực hiện chi trả những phát sinh liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh như chi phí thuê địa điểm hoạt động, phí và lệ phí, thuế cho cơ quan nhà nước theo đúng các quy định pháp luật Bên cạnh đó, đây còn là khoản quan trọng để ngoài việc duy trì hoạt động, doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển hơn trong những năm tiếp theo.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp Doanh thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC) thì doanh thu được hiểu là “Tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu”
Theo quan điểm của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, trên cơ sở xác định doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, quan điểm: “Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả trợ giá và phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng” với điều kiện DN đã phát hành hoá đơn hoặc dịch vụ cung cấp đã hoàn thành.
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của BTC về Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp “Doanh thu được hiểu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba”.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về doanh thu, theo tác giả thì bản chất doanh thu là khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp nói riêng và toàn thể lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế nói chung.
Hiện nay có rất nhiều cách phân loại doanh thu theo các tiêu thức khác nhau (Đặng Thị Loan và các cộng sự (2015); Nguyễn Ngọc Quang (2014); Phạm Châu Thành & Phạm Xuân Thành (2012); … theo đó doanh thu được phân loại theo các tiêu thức như sau:
❖ Thứ nhất, phân loại theo hoạt động kinh doanh
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại đã được khách hàng chấp thuận thanh toán, bao gồm:
Doanh thu bán hàng hóa: Là toàn bộ số tiền từ bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư;
Doanh thu cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền do doanh nghiệp thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng….
Doanh thu khác phản ánh các khoản doanh thu như phí quản lý do cấp dưới nộp và các khoản doanh thu khác ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu trợ cấp, trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
- Doanh thu hoạt động tài chính: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán.
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
+ Tiền lãi: lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng chả chậm, trả góp;
Doanh thu từ bán, chuyển nhượng công cụ tài chính; đầu tư vào liên doanh đồng kiểm soát, liên kết, công ty con.
+ Cổ tức và lợi nhuận được chia;
+ Chênh lệch lãi do mua bán ngoại tệ, lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái;
+ Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ;
+ Thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính.
- Thu nhập khác: Thu nhập khác là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngoài hoạt động tạo ra doanh thu (hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp), nội dung cụ thể gồm:
+ Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
+ Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ.
+ Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng.
+ Thu tiền bảo hiểm được bồi thường.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA XANH
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA XANH
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA XANH
- Tên quốc tế: GREEN PLASTIC JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: GPLAS JSC
- Mã số thuế: 0108610498 - Địa chỉ trụ sở chính : Số 235, Phạm Văn Đồng, Phường Xuân Đỉnh, Quận
Bắc Từ Liêm, Hà Nội - Điện thoại: 0917912099 - Ngành nghề kinh doanh: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: Bán buôn các sản phẩm nhựa (màng PE, màng POF, màng co PE, màng co PVC, màng xốp hơi, màng Foam, màng thực phẩm, màng căng công nghiệp, màng phủ công nghiệp, dây đai, băng keo, Túi - Tấm- Cuộn PE/PP/HDPE/PVC ) nguyên liệu từ nhựa, hạt nhựa, mẫu vụn plastic Bán buôn giấy, ống giấy, lõi giấy, thùng giấy, băng keo các loại Bán buôn hoá chất trong lĩnh vực công nghiệp, phụ gia thực phẩm; Bán buôn hạt nhựa, giấy, các sản phẩm từ giấy và bao bì đóng gói, ống giấy , lõi giấy, thùng giấy, băng keo các loại; Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp (không tồn trữ hóa chất) (loại trừ hoạt động nhà nước cấm)
- Vốn điều lệ: 40.000.000.000đ (Bốn mươi tỷ đồng) - Số lao động hiện tại: 30 - Trình độ lao động: Cao đẳng, đại học - Ngày tháng năm thành lập: 18/02/2019
- Số quyết định thành lập: 0108610498 - Số lần thay đổi: 04
Khái quát về sự phát triển
Công ty Cổ phần Nhựa Xanh là một doanh nghiệp tư nhân, được thành lập và hoạt động từ ngày 18/02/2019 Công Ty Cổ phần Nhựa Xanh có trụ sở chính tạiSố 235 đường Phạm Văn Đồng, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Công ty chuyên cung cấp các mặt hàng hạt nhựa, băng dính, băng keo, túi nhựa, túi nilon…
Ngày nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ nhựa của người tiêu dùng ngày càng lớn bởi tính tiện ích và thuận lợi cùng mức giá phù hợp của loại vật liệu này.
Với sự tiến bộ của công nghệ, vật liệu nhựa liên tục cải tiến để cạnh tranh với các vật liệu khác như kim loại, gỗ và thủy tinh Nhờ khả năng chống ăn mòn, chống thấm tuyệt vời, dễ tạo hình và sản xuất, tái sinh, tái sử dụng và tính đa dạng, vật liệu nhựa trở thành lựa chọn hấp dẫn trong nhiều ngành công nghiệp.
Nhiều người cho rằng việc sử dụng vật liệu nhựa gây tác hại tiêu cực đến môi trường Tuy nhiên, với đặc tính khả năng tái sinh, tái sử dụng và tính đa dạng lớn của vật liệu nhựa giúp loại vật liệu này có thể được xem như một giải pháp giảm thiểu tác hại đến môi trường Khi được xử lý tốt theo quy trình khép kín, với các máy móc hiện đại, tiên tiến giúp tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu nhiều lần, nâng cao hiệu quả sản xuất thì các tác động đến môi trường của vật liệu nhựa thậm chí còn thấp hơn so với các nguyên liệu truyền thống như kim loại nặng, gỗ
Khởi nguồn từ ý tưởng kinh doanh cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao với tiêu chí sạch, xanh, thân thiện với môi trường đi cùng với tiêu chí về giá cả hợp lý và dịch vụ tốt, công ty Cổ phần Nhựa Xanh ra đời với mong muốn đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng dựa trên những đặc điểm ưu việt của nhựa và cam kết giá trị kinh doanh bền vững mục tiêu bảo vệ môi trường.
Qua quá trình phát triển, công ty đang từng bước chiếm lĩnh thị trường miền Bắc và đã cung cấp sản phẩm tại một số tỉnh thành miền Trung, miền Nam, đặt mục tiêu mở rộng phân phối sản phẩm cho thị trường cả nước Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, doanh nghiệp đã luôn tìm hiểu, đầu tư và phát triển nguồn nguyên liệu nhựa phong phú, các ứng dụng sản xuất của sản phẩm trong các lĩnh vực như sau:
- Hạt nhựa nguyên sinh, hạt nhựa tái sinh và phụ gia ngành nhựa.
- Sản phẩm nhựa công nghiệp
- Sản phẩm nhựa gia dụng - Sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng Nắm bắt được nhu cầu ngày càng tăng tại thị trường miền Bắc và xu hướng của người tiêu dùng, công ty cổ phần Nhựa Xanh đã luôn không ngừng nâng cao khả năng cung cấp đa dạng các sản phẩm nhựa chất lượng cao với tiêu chí sạch, xanh, thân thiện với môi trường Thấu hiểu những khó khăn của khách hàng trong việc tiếp cận những nguồn nguyên liệu nhựa đảm bảo chất lượng cũng như phát triển các sản phẩm nhựa phong phú, công ty cổ phần Nhựa Xanh đã và đang xây dựng các dự án phát triển kho bãi rộng rãi và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, bên cạnh đó, công ty cũng liên tục tìm tòi đa dạng hóa nguồn nhập nguyên liệu không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới Với triết lý kinh doanh “Lấy khách hàng là trung tâm, nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, dịch vụ hoàn hảo”, Nhựa Xanh luôn đặt các mục tiêu cho mình như sau:
- Nguồn hàng uy tín – đa dạng: Với nguồn sản phẩm nhập khẩu đa dạng trên toàn cầu nhằm đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng về chất lượng, chủng loại và số lượng.
- Sản lượng tốt: Tổng sản lượng hạt nhựa nhập khẩu của công ty cổ phần Nhựa Xanh đạt khoảng 60.000-80.000 tấn/năm
- Giá cả cạnh tranh: Giá cả cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
- Đáp ứng nhanh: Đáp ứng nhanh các nhu cầu của khách hàng bằng cách giao nhận hàng hóa thuận tiện, nhanh chóng.
Sau 4 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần Nhựa Xanh đã dần có chỗ đứng trên thị trường Đáng chú ý, công ty đã xây dựng được một hệ thống khách hàng có uy tín có thể kể đến như:
- Công ty cổ phần Thế giới di động - Công ty cổ phần INEOS
- Công ty TNHH DOW- Công ty cổ phần Trần Anh
Có thể nói, với những nỗ lực không ngừng, Công Ty Cổ Phần Nhựa Xanh đang ngày càng phát triển mạnh mẽ để chiếm lĩnh thị trường.
3.1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Xanh
Quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Nhựa Xanh cụ thể như sau:
Công ty Cổ phần Nhựa Xanh thực hiện quy trình bán hàng/ quy trình kinh doanh theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình bán hàng tại công ty Cổ phần Nhựa Xanh
Nguồn: Phòng kinh doanh công ty
Quy trình tổ chức kinh doanh tại công ty Cổ phần Nhựa Xanh bào gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Xác định khách hàng, tìm kiếm khách hàng:
Tại bước này, Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm khách hàng, xác định và phân loại khách hàng Là một công ty thương mại, công ty Cổ phần Nhựa Xanh không bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng mà thông qua các kênh đại lý phân phối nhỏ lẻ hoặc ký kết các hợp đồng cung cấp với các khách hàng lớn là các công ty có nhu cầu sử dụng số lượng lớn sản phẩm do Nhựa Xanh cung cấp.
Bước 2: Liên hệ và trao đổi với khách hàng:
Bộ phận bán hàng sau khi nhận được thông tin về khách hàng sẽ liên hệ trao đổi với khách hàng nhu cầu của khách hàng về số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm và giá thành, tư vấn sản phẩm phù hợp với khách hàng Khách hàng có thể tham khảo thông tin về các sản phẩm qua trang website của công ty: https://gplastic.com.vn.
Bước 3: Gửi mẫu sản phẩm và báo giá
Khi khách hàng có nhu cầu xem mẫu sản phẩm và nhận báo giá, họ cần gửi email đến bộ phận kinh doanh để yêu cầu cung cấp Sau khi nhận được yêu cầu, bộ phận kinh doanh sẽ phối hợp cùng phòng kế toán để thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.
Bước 4: Ký kết hợp đồng
Sau khi thống nhất về sản phẩm cung cấp, Phòng Kinh doanh sẽ soạn thảo hợp đồng Hợp đồng sau đó sẽ được chuyển đến Phòng Kế toán để rà soát trước khi trình lên Ban Giám đốc để ký kết Thường thì hợp đồng sẽ bao gồm những thông tin như sau:
- Thỏa thuận phương thức thanh toán, vận chuyển, hóa đơn, số lượng, chủng loại, giá trị hợp đồng ….
- Thời gian giao hàng: Thời gian giao hàng tùy thuộc vào yêu cầu của đối tác
- Thanh toán trước 30-50% giá trị hợp đồng - Thỏa thuận công nợ và các điều khoản thi hành pháp lý của các bên.
Bước 5: Giao hàng và thanh toán
Tại ngày giao hàng, bộ phận giao nhận kết hợp cùng Phòng kế toán tiến hành xuất kho hàng hóa, vận chuyển cho khách hàng theo các điều khoản trong hợp đồng, xuất hóa đơn … Phòng kế toán tiếp tục theo dõi công nợ với khách hàng để đảm bảo khách hàng thanh toán đầy đủ, đúng hạn.
Bước 6: Chăm sóc khách hàng:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH
3.2.1 Thực trạng kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Đặc điểm hàng hóa, phân loại hàng hóa, quy trình luân chuyển hàng hóa:
Công ty cổ phần Nhựa Xanh là công ty thương mại, chuyên mua bán, cung cấp các sản phẩm về nhựa bao gồm các mặt hàng: hạt nhựa nguyên sinh, hạt nhựa tái sinh và phụ gia ngành nhựa (HDPE, LDPE, LLDPE…); sản phẩm nhựa công nghiệp (dây đai PP, băng keo OPP, màng PE quấn Pallet,…); sản phẩm nhựa gia dụng (túi nilong, túi zipper, túi vải không dệt…). Đặc điểm của các mặt hàng công ty đang kinh doanh đó là các sản phẩm này được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày, có vòng đời ngắn, giá thành vừa phải Việc kinh doanh không phụ thuộc vào yếu tố mùa vụ hay thời tiết, doanh thu được đánh giá là đều đặn và ổn định.
Là một doanh nghiệp thương mại, công ty không thực hiện quy trình sản xuất mà kinh doanh thông qua việc mua vào, bán ra hàng hóa nên có quy trình luân chuyển hàng hóa như sau:
Sơ đồ 3.5: Quy trình luân chuyển hàng hóa
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty)
Công ty Cổ phần Nhựa Xanh áp dụng 2 phương thức bán hàng là bán buôn và bán lẻ Trong đó, phương thức bán buôn có xuất hóa đơn GTGT, giao hàng bán cho khách hàng, ký nhận phiếu giao hàng Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, biên bản thỏa thuận, phiếu giao hàng và các chứng từ khác, khách hàng tiến hành thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo thỏa thuận thanh toán từng lần hoặc thanh toán toàn bộ khi đến hạn Còn phương thức bán lẻ là hình thức bán trực tiếp cho khách hàng, sau khi giao hàng có thể thu tiền ngay.
Phương thức thanh toán tiền hàng:
Công ty Cổ phần Nhựa Xanh áp dụng 2 phương thức thanh toán chủ yểu là thanh toán nhanh và thanh toán chậm.
Thanh toán nhanh: Hàng hóa sau khi được giao cho khách hàng phải được thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Thanh toán chậm: Sau khi công ty xuất hàng giao cho bên mua, bên mua ký nhận hàng và được phép thanh toán sau một khoảng thời gian nhất định được ghi trong hợp đồng kinh tế Kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu bình thường đồng thời theo dõi nợ của từng khách hàng trên sổ công nợ.
Là một doanh nghiệp thương mại, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần Nhựa Xanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của toàn bộ công ty.
Chứng từ kế toán sử dụng:
Chứng từ kế toán của Công ty cổ phần Nhựa Xanh sử dụng trong kế toán doanh thu bán hàng là: Hóa đơn GTGT và phiếu xuất kho, hợp đồng mua bán, giấy báo có, giấy báo nợ, biên bản đối chiếu công nợ hai bên
Tài khoản kế toán sử dụng: Để hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán Công ty cổ phần Nhựa Xanh sử dụng tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Sổ sách kế toán sử dụng: Để theo dõi, phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán sử dụng: sổ chi tiết TK 511, sổ cái TK 511, bên cạnh đó còn các sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản liên quan.
Tại công ty, thời điểm ghi nhận doanh thu căn cứ là sau khi công ty Cổ phần Nhựa Xanh là thời điểm công ty đã giao hàng hóa cho khách hàng, xuất hóa đơn GTGT theo đúng các mặt hàng mà công ty cổ phần Nhựa Xanh giao hàng hóa Các mặt hàng mà công ty cổ phần Nhựa Xanh thực tế giao khách hàng là:
Bảng 3.1: Danh mục hàng hóa tại công ty cổ phần Nhựa Xanh
STT Tên hàng hóa STT Tên hàng hóa
1 Màng PE 3.2kg*0.3kg lõi 16 Hạt nhựa LLDPE 20211 PE
2 Hạt nhựa LLDPE 218WJ 17 Hạt nhựa HDPE 0750
3 Hạt nhựa HDPE F0952 18 Hạt nhựa PP Y130
4 Hạt nhựa HDPE B5630 19 Hạt nhựa PP T3034
5 Hạt nhựa PP T3034 20 Bột nhựa PVC SG-5
6 Hạt nhựa PP F501N 21 Hạt nhựa PP 1126NK
7 Manh PP 1600 (khổ 80cm) 22 Hạt nhựa PP 5061PR
8 Bột nhựa PVC PM66R 23 Hạt nhựa PP 1102K
9 Hạt nhựa MLLDPE HP3518CN 24 Hạt nhựa LLDPE 2122BS
10 Hạt nhựa nguyên sinh LLDPE
11 Hạt nhựa PP OFF 26 Hạt nhựa LLDPE 1820E3 Hạt nhựa PP M9600
12 Hạt nhựa HDPE QTR144 27 Hạt nhựa nguyên sinh PP GY-130
13 Hạt nhựa HDPE HD7960.13 28 Hạt nhựa LLDPE 222WJ
14 Hạt nhựa LDPE LD100.BW 29 Hạt nhựa LLDPE 218NJ
15 Hạt nhựa nguyên sinh HDPE
… 31 Hạt nhựa nguyên sinh PP GY-130
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty)
Chứng từ ghi nhận doanh thu bao gồm phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo có, biên bản đối chiếu công nợ….
Quy trình ghi nhận doanh thu trên phần mềm kế toán của công ty được thực hiện như sau:
Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán nhập dữ liệu cửa sổ tại giao diện phần mềm kế toán MISA, kế toán nhập chi tiết theo mã hàng hóa vật tư Sau khi nhập đầy đủ số liệu, kế toán ấn “cất” để hoàn tất, phần mềm tự động lên số liệu các sổ kế toán liên quan: Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết TK 511, 3331, 131 … và các sổ khác có liên quan khác Cuối tháng, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển tự động tại giao diện kết chuyển, kết chuyển toàn bộ doanh thu bán hàng trong kỳ sang sổ cái TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Các chứng từ và sổ sách cho hoạt động doanh thu gồm:
Hóa đơn GTGT bán ra số 1 (Phụ lục 3.2); Hóa đơn GTGT bán ra số 2 (Phụ lục 3.2A)
Sổ chi tiết TK 511 ( Phụ lục 3.3), Sổ cái TK 511 (Phụ lục 3.3A)
3.2.2 Thực trạng kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Tại Công ty cổ phần Nhựa Xanh không phát sinh các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại Do đó, tác giả không đi trình bày thực trạng về kế toán các khoản giảm trừ doanh thu tại công ty cổ phần Nhựa Xanh.
3.2.3 Thực trạng kế toán giá vốn hàng bán
Công ty cổ phần Nhựa Xanh hiện nay đang sử dụng:
- Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền
Tài khoản kế toán sử dụng:
Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán
Chứng từ kế toán sử dụng:
+ Phiếu xuất kho; phiếu đề nghị cung cấp vật tư hàng hóa
Sổ sách kế toán sử dụng:
+ Sổ cái TK 632 và Sổ chi tiết TK 632
Trình tự kế toán giá vốn hàng bán
Khi xuất bán hàng hóa, kế toán tích chọn kiêm giá vốn trên phần mềm kế toán, phiếu xuất kho sẽ tự động được lập trên phần mềm Trị giá thực tế của hàng xuất bán được kế toán công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền
Ngày 02/10/2023, Công ty Cổ phần Nhựa Xanh đã mua lô hạt nhựa nguyên sinh PP GY-130, số lượng 5.000 kg, đơn giá 23.636.363,63 đồng/kg, tổng giá trị thanh toán là 130.000.000 đồng, trong đó có thuế GTGT 10%.
Khi đó, kế toán thuế tiến hành nhập phần mềm Misa dựa vào Hóa đơn GTGT số 3104 và phiếu nhập kho trên Phụ lục 3.4; Phụ lục 3.5.
Nghiệp vụ minh họa 2: Ngày 01/10/2023 công ty cổ phần Nhựa Xanh mua hàng của công ty cổ phần Á Đông ADG lô hạt: Hạt nhựa LLDPE JF19010 số lượng 26.000 kg; đơn giá 24.300 đồng/ kg; tổng giá thanh toán 649.980.000 đồng trong đó thuế GTGT 10%.
Khi đó, kế toán thuế tiến hành nhập phần mềm Misa dựa vào Hóa đơn GTGT số 3104 và phiếu nhập kho trên Phụ lục 3.6; Phụ lục 3.7 và lên sổ nhật ký chung.
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển từ TK 632 sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh Sổ cái TK 632 tại Phụ lục 3.8.
3.2.4 Thực trạng kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
3.2.4.1 Thực trạng kế toán chi phí bán hàng Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 641 - Chi phí bán hàng
Sổ sách kế toán sử dụng:
Sổ cái TK 641, sổ chi tiết TK 641
Chứng từ kế toán sử dụng:
Bao gồm các chứng từ phản ánh chi phí phát sinh tại bộ phận bán hàng như:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA XANH GÓC ĐỘ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Là một công ty thương mại có quy mô vừa phải, bộ máy kế toán của công ty cổ phần Nhựa Xanh được tổ chức tập trung, phân chia thành các phần hành kế toán như kế toán bán hàng, kế toán thuế, kế toán công nợ… và chưa có sự hiện hữu riêng biệt của kế toán quản trị Tại công ty, kế toán quản trị mới chỉ được ghi nhận và thực hiện ở bước ban đầu, chưa định kỳ và chưa có tính hệ thống hóa Chỉ khi có yêu cầu của nhà quản lý cần phát sinh nghiệp vụ kế toán quản trị thì phòng kế toán mới thực hiện các báo cáo Thông thường, kế toán trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm thực hiện.
3.3.1 Thực trạng kế toán thu thập, hệ thống hóa, xử lý thông tin thực hiện về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Tổ chức thu nhận thông tin ban đầu về kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Theo kết quả khảo sát tại công ty cổ phần Nhựa Xanh ghi nhận về thông tin ban đầu về thông tin quá khứ và thông tin tương lai được các công ty cổ phần Nhựa Xanh thu thập thông tin, hạch toán và cập nhật vào hệ thống kế toán Misa.
Thông tin quá khứ về chứng từ kế toán thì được kế toán công ty tuân thủ và áp dụng theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo TT 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 thông qua các hợp đồng kinh tế ký kết mà các bên tiến hành thanh toán tiền cho nhau dựa trên các hóa đơn GTGT mua vào và bán ra phát sinh trong kỳ tại công ty.
Chứng từ thực tế tại các đơn vị sử dụng như: Hóa đơn GTGT mua vào, chứng từ hóa đơn GTGT bán ra, phiếu thu, phiếu chi, giấy đi đường, bảng lương, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng tiền lường và phân bổ theo lương, sec, giấy báo nợ, giấy báo có, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, biên lai thu thuế, phí, lệ phí, biên bản đối chiếu công nợ… dùng để tập hợp doanh thu, chi phí và tính ra kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty.
Thông tin tương lai được bộ phận kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong công ty tiến hành thiết kế như là các mẫu hợp đồng kinh tế, phiếu giao hàng, biên bản bàn giao hàng hóa, báo giá hàng hóa Các chứng từ này nhằm thu thập thông tin giúp nhà quản trị ra quyết định.
Tại công ty cổ phần Nhựa Xanh, ban điều hành đưa ra các quyết định kinh doanh chủ yếu dựa trên thông tin từ kế toán tài chính, các thông tin kế toán quản trị mới chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhận sự kiện, chưa được hệ thống hóa.
Tổ chức hệ thống hóa, xử lý thông tin thực hiện về kế toán quản trị về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Thực trạng về nhận diện, phân loại chi phí:
Công ty Cổ phần Nhựa Xanh là doanh nghiệp thương mại, do đó không ghi nhận và phân loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Việc phân loại chi phí tại Công ty cổ phần Nhựa Xanh chủ yếu phục vụ cho kế toán tài chính và chưa thể phục vụ cho mục đích quản trị doanh nghiệp Công ty chưa tách bạch các loại chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí hỗn hợp.
Thực trạng về phân loại doanh thu:
Công ty cổ phần Nhựa Xanh phân loại doanh thu sẽ được chi tiết dựa trên nhóm hàng; mã hàng và chi tiết theo từng đối tượng khách hàng.
Thực trạng về phân loại báo cáo kết quả kinh doanh:
Công ty Cổ phần Nhựa Xanh chưa công bố chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh theo từng nhóm hàng mà hiện nay chỉ hạch toán chung nhằm phục vụ kết quả kinh doanh tổng hợp.
Thực trạng xây dựng định mức và lập dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh:
Về dự toán chi phí:
Do đặc thù công ty là công ty chuyên kinh doanh thương mại do đó công ty không xây dựng định mức chi phí Nguyên vật liệu; chi phí nhân công; chi phí sản xuất chung.
Quá trình khảo sát cho thấy công ty đã lập kế hoạch chi phí hàng năm như một định mức chi phí đơn giản, dự tính các khoản chi phí có thể phát sinh trong năm Bảng sau trình bày chi tiết dự toán chi phí văn phòng phẩm được cấp phát cho các bộ phận trong công ty, đóng vai trò cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động.
Bảng 3.2: Định mức văn phòng phẩm cho các bộ phận
STT Bộ Phận Định mức tháng
1 Bộ phận Hành Chính 5.000.000 đồng
2 Bộ phận Kế toán 6.000.000 đồng
4 Bộ phận Quản lý kinh doanh 4.000.000 đồng
5 Bộ phận Part time 4.000.000 đồng
(Nguồn: Phòng kế toán) Về dự toán doanh thu: Qua khảo sát cho thấy, hàng năm doanh nghiệp mới chỉ tiến hành xây dựng “Kế hoạch kinh doanh” cho HĐKD của doanh nghiệp nhằm xác định kế hoạch dự toán doanh thu trong tương lai.
Về dự toán báo cáo kết quả kinh doanh: Qua khảo sát thực tế thì công ty cổ phần
Nhựa Xanh hiện chỉ tập trung hoàn thiện báo cáo kết quả kinh doanh vào thời điểm cuối năm tài chính nhưng là báo cáo kết quả kinh doanh phục vụ việc hoàn thiện nghĩa vụ của công ty với cơ quan thuế dưới góc độ kế toán tài chính mà chưa quan tâm tới góc độ nhà quản trị.
3.3.2 Thực trạng kế toán phân tích thông tin về kế toán quản trị doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh phục vụ cho việc ra quyết định tại doanh nghiệp
Thông tin về kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh được phân tích theo nhiều khía cạnh và phương pháp khác nhau giúp cho nhà quản trị có cách nhìn tổng quan từ đó làm cơ sở cho việc ra quyết định của nhà quản lý tại công ty. Đối với công ty cổ phần Nhựa Xanh kế toán dựa vào thông tin trong quá khứ và thông tin ở tương lai, kế toán tiến hành thu thập, so sánh, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh từ đó kế toán quản trị đưa ra các phương án kinh doanh cho kế hoạch của công ty.
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
4.1.1 Định hướng phát triển tại Công ty cổ phần Nhựa Xanh
Công ty cổ phần Nhựa Xanh là một trong những công ty uy tín và có vị thế mạnh trong lĩnh vực thương mại cụ thể là kinh doanh các mặt hàng về các hạt nhựa.
Do đó, công ty cần đưa ra những định hướng phát triển cụ thể:
Một là, cần phải xây dựng công ty cổ phần Nhựa Xanh mạnh hơn hiệu quả cao trên cơ sở sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực không chỉ nhân sự mà còn các chi phí sử dụng tại công ty.
Hai là, xây dựng đội ngũ lãnh đạo giỏi, sâu sắc và am hiểu về toàn bộ nhân sự của công ty cổ phần Nhựa Xanh.
Ba là, quan tâm nhiều hơn xây dựng đội ngũ quản trị trong công ty nhằm đưa ra các báo cáo thông minh giúp công ty hoạt động năng suất hơn trong quá trình làm việc.
Bốn là, mở rộng thị trường nhiều hơn so với thị trường hiện tại mà công ty
Nhựa Xanh đang phân phối và hoạt động.
Năm là, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển toàn bộ và đồng hóa toàn bộ các bộ phận phòng ban tại công ty được hiệu quả và tốt hơn.
4.1.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Nhựa Xanh
Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhựa Xanh cho thấy, việc hoàn thiện các hoạt động này cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Thứ nhất , hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải phù hợp với nguyên tắc kế toán; đồng thời cần phải đảm bảo tuân thủ các văn bản pháp lý về luật kế toán, về chuẩn mực kế toán và về chế độ kế toán.
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cần đáp ứng yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả và khả thi Quá trình hoàn thiện phải phù hợp với bối cảnh kinh doanh và cấu trúc tổ chức của Công ty cổ phần Nhựa Xanh.
Thứ ba , việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cần phù hợp với yêu cầu của các nhà quản lý tại công ty cổ phần Nhựa Xanh.
Thứ tư, hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải đảm bảo yêu cầu đối với thông tin cần trung thực, khách quan, kịp thời đầy đủ nhằm giúp nhà quản trị đưa ra quyết định trong hiện tại và tương lại một cách hữu hiệu nhất.
Như vậy, việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Nhựa Xanh phải dựa trên nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện dưới góc độ về kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Như vậy, nền kinh tế ngày càng phát triển, việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cần phải đảm bảo tính khả thi, tính khách quan nhằm giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp nói chung và với công ty cổ phần Nhựa Xanh nói riêng.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA XANH DƯỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Hoàn thiện kế toán doanh thu:
Mở sổ theo dõi chi tiết doanh thu theo từng vùng miền: Hiện tại công ty theo dõi và hạch toán toàn bộ doanh thu vào TK 511; mà chưa mở theo dõi chi tiết cấp 1 theo từng vùng miền; cấp 2 theo phòng kinh doanh; cấp 3 theo sản phẩm Do đó, theo tác giả công ty nên mở sổ chi tiết theo dõi từng vùng miền cụ thể:
Mã 01 - Hà NộiMã 02 - Thành phố Hồ Chí Minh Mã 03-– Đà Nẵng
Mã 30: Phòng kinh doanh Mã 31: Bộ phận Partime
Mã hóa theo hàng hóa:
Mã 0001: Màng PE 3.2kg*0.3kg lõi Mã 0002: Hạt nhựa LLDPE 218WJ Mã 0003: Hạt nhựa HDPE F0952 Mã 0004: Hạt nhựa HDPE B5630
Do đó ví dụ như Phòng kinh doanh Hà Nội bán được mặt hàng Màng PE 3.2kg*0.3kg lõi Khi đó kế toán chọn TK: 51101300001 tương tự sẽ chọn được doanh thu từng mặt hàng và cho từng vùng miền mà công ty Nhựa Xanh bán được phát sinh trong kỳ của công ty.
Hoàn thiện kế toán chi phí
Thực tế khảo sát công ty cho thấy nhiều chi phí phát sinh không có hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) Tuy nhiên, bộ phận kế toán lại không hạch toán các chi phí này, dẫn đến việc số liệu tài chính không phản ánh đầy đủ và chính xác các giao dịch phát sinh thực tế.
Theo tác giả, thì công ty cổ phần Nhựa Xanh nên hạch toán bình thường toàn bộ chi phí không có hóa đơn GTGT vì nó là chi phí thực tế phát sinh tại công ty; hoặc là những chi phí mặc dù không có hóa đơn GTGT tuy nhiên chi phí này thực tế phát sinh tại công ty thì công ty nên hạch toán bình thường vào sổ sách nhằm đảm bảo quá trình ghi sổ sách một sổ thống nhất cho toàn công ty Do đó, với các chi phí hoàn toàn không hợp lý thì công ty nên loại chi phí này trên chỉ tiêu B4 của tờ khai 03 TNDN nhằm đảm bảo lên báo cáo tài chính của công ty Nhựa Xanh một cách hiệu quả nhất.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh: Tương tự việc hạch toán và ghi nhận chi phí bán hàng cũng cần mã hóa theo chi phí vùng miền, cho từng bộ phận nhằm kiểm soát chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp Qua khảo sát việc ghi nhận chi phí bán hàng hay quản lý doanh nghiệp tại công ty cổ phần Nhựa Xanh đang đưa treo chung vào một đầu tài khoản, do đó tác giả kiến nghị nên mở chi tiết theo dõi khoản mục chi phí ứng với doanh thu ghi nhận từng mã hàng Cụ thể như sau:
Mã 01 - Hà Nội Mã 02 - Thành phố Hồ Chí Minh Mã 03 - Đà Nẵng
Mã 30: Phòng kinh doanh Mã 31: Bộ phận Partime
Mã hóa theo hàng hóa:
Mã 1001: Chi phí vận chuyển Mã 1002: Chi phí tiếp thị Mã 1003: Chi phí hoa hồng Mã 1004: Chi phí cầu đường
Do đó ví dụ như Chi phí vận chuyển phòng kinh doanh tại Đà Nẵng Khi đó kế toán chọn TK: 641031001.
Tương tự hoàn toàn công ty cổ phần Nhựa Xanh có thể xây dựng được chi phí cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA XANH DƯỚI GÓC ĐỘ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Hoàn thiện việc lập dự toán doanh thu, chi phí
Về kế toán doanh thu: Kế toán tại công ty cổ phần Nhựa Xanh nên xem xét bổ sung phân tích doanh thu của từng hàng mã theo quý và có mã khách hàng, mã vật tư.
Nhằm kiểm soát tốt hơn về chi tiết doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần Nhựa Xanh thông quả Bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1: Báo cáo phân tích doanh thu Đơn vị tính: …VND
Màng PE 3.2kg*0.3kg KH001 0001
Bột nhựa PVC PM66R KH005 0005
Hạt nhựa MLLDPE HP3518CN
Hạt nhựa nguyên sinh LLDPE 218WJ
Hạt nhựa PP 1126NK KH010
Hạt nhựa PP 5061PR KH011 0011
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Ngoài ra, công ty nên tiến hành phân tích doanh thu theo từng quý giữa doanh thu dự toán và doanh thu thực hiện, thực tế phát sinh tại công ty cổ phần
Nhựa Xanh Dựa vào phương pháp so sánh để tính được số biến động tuyệt đối và biến động tương đối phát sinh tại công ty Nếu như doanh thu không đạt yêu cầu thì bộ phận liên quan cần xem xét yếu tố tính khách quan và tính chủ quan tại công ty cổ phần Nhựa Xanh như thế nào cho phù hợp Theo tác giả đề xuất bảng báo cáo phân tích doanh thu tại Bảng 4.2 như sau:
Bảng 4.2 Báo cáo phân tích doanh thu STT
Doanh thu dự toán Doanh thu thực hiện Chênh lệch Ảnh hưởng biến động của các nhân tố
Tiến độ than h toán củaKH
Tiến độ giải phóng hàng hoá
Tiến độ quá trìn h hàngbán
1 Màng PE 3.2kg*0.3kg 2 Hạt nhựa
6 Hạt nhựa PP F501N 7 Manh PP 1600
(khổ 80cm) 8 Bột nhựa PVC
HP3518CN 10 Hạt nhựa nguyên sinh LLDPE 218WJ 11 Hạt nhựa PP
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Về kế toán chi phí kinh doanh:
Hoàn thiện nội dung xây dựng dự toán chi phí: Công ty nên tiến hành lập dự toán chi phí bán hàng, chi phí kinh doanh nhằm kiểm soát và cấp phát định mức chi phí cho toàn bộ phận hay các bộ phận vùng miền của công ty cổ phần Nhựa Xanh thông qua so sánh các chi phí phát sinh từng bộ phận chi phí theo từng quý trong năm Trên cơ sở đó bộ phận liên quan hoàn toàn tính được Từ đó, kiểm soát chi phí được tốt hơn, do đó tác giả đưa ra mẫu báo cáo phân tích chi phí kinh doanh lập theo biểu mẫu 4.3
Bảng 4.3 Báo cáo phân tích chi phí kinh doanh
STT Mã bộ phận phát sinh chi phí
Dự toán Thực hiện Chênh lệch TH/DT Đánh giá biến
1 Bộ phận bán hàng 2 Bộ phận quản lý 3 Bộ phận sản xuất
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Về kế toán kết quả kinh doanh: Hiện nay công ty cổ phần Nhựa Xanh chưa tiến hành xây dựng biểu mẫu báo cáo phân tích kết quả kinh doanh phục vụ nhu cầu kế toán quản trị một cách sâu sắc và toàn diện.
Do đó, tác giả đưa ra mẫu báo cáo phân tích kết quả kinh doanh nhằm cung cấp thông tin và sự chênh lệch về số tuyệt đối, số tương đối của các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế TNDN; tính ra tỷ suất chi phí so với giá bán, lợi nhuận so với giá bán, lợi nhuận só với vốn đầu tư của từng mã hàng.
Biểu mẫu 4.4 cung cấp một khuôn khổ để lập báo cáo phân tích kết quả kinh doanh, nêu rõ các lý do đằng sau việc đạt hoặc không đạt được mục tiêu kinh doanh.
Biểu 4.4 Báo cáo phân tích kết quả kinh doanh
BÁO CÁO PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH S
T Chỉ tiêu Năm nay Năm trước
Tỷ trọng so với nguồn vốn Chênh lệch Đánh giá Năm nay
Năm trước Số tiền Tỷ lệ
Hàng hóa I Kết quả hoạt động
1 Doanh thu Màng PE 3.2kg*0.3kg
B5630Hạt nhựa PP T3034Hạt nhựa PP F501N2 Chi phí
3 Lợi nhuận trước thuế 4 Lợi nhuận sau thuế
II Hiệu suất hoạt động kinh doanh
1 Tỷ suất chi phí/giá bán
2 Tỷ suất lợi nhuận/giá bán
(Nguồn: Tác giả đề xuất)