1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tài liệu van 10 k 1 thao

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thần Trụ Trời
Tác giả Hoangphuongthao
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Tài liệu học tốt
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 822,03 KB

Nội dung

---TÀI LIỆU KHÓA “HỌC TỐT NGỮ VĂN 10” BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI Thần thoại VĂN BẢN 1: THẦN TRỤ TRỜI I.TÌM HIỂU CHUNG 1.Khái niệm Là một trong những thế loại tr

Trang 1

-TÀI LIỆU KHÓA “HỌC TỐT NGỮ VĂN 10”

BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI

(Thần thoại) VĂN BẢN 1: THẦN TRỤ TRỜI

I.TÌM HIỂU CHUNG

1.Khái niệm

Là một trong những thế loại truyện dân gian ra đời trong xã hội nguyênthuỷ, kể về sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, thểhiện sự nhận thức và lí giải thế giới còn thô sơ của con người thời cổ, qua đócũng thể hiện khát vọng hiểu biết, chinh phục tự nhiên và mơ ước về cuộcsống tốt đẹp của họ

5 Phân loại thần thoại Việt Nam:

Kho tàng thần thoại Việt Nam có hàng trăm truyện kể của người Kinh và cácdân tộc thiểu số, chia ra làm 2 nhóm:

+ Thần thoại suy nguyên: Nhằm hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới

tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật; nhân vật chính là các vị thầnsáng tạo thế giới (trời đất, măt trời, mặt trăng, sông, biển, núi, mưa, gió,…)

Trang 2

-+ Thần thoại sáng tạo: có các nhân vật chính là các anh hùng thần thoại và

anh hùng văn hoá

*Một số thần thoại Việt Nam:

+ Thần Trụ Trời (Kinh)

+Ải Lậc Cậc ( Thái)

+ Ông Chống trời (Mường)

+ Ông Chày bà Chày (Hmông)

+ Ải Đăng Đeng (Tày)

+ Aê Ađiê (Ê-đê)

+ Tầm Thênh (Chăm)……

7 Văn bản “Thần Trụ trời”

a Xuất xứ: Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam,

Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, HàNội, 2003, tr 67

b Cốt truyện

*Nhân vật chính: Thần Trụ trời

*Các sự việc chính:

- Giới thiệu bối cảnh thần Trụ trời xuất hiện.

- Những việc làm của thần Trụ trời (công trạng của thần): đắp cột chống trời

để phân chia trời đất; phá cột chống trời khi trời đã cao vừa ý

- Sự xuất hiện các vị thần khác để tiếp tục công việc kiến thiết ra thế giới

II.TÌM HIỂU NỘI DUNG VĂN BẢN

1 Tóm tắt cốt truyện:

“Thần trụ trời” kể về thuở trời đất còn hỗn độn tối tăm, bỗng nhiên có một vị thần cao lớn xuất hiện Thần đội trời lên rồi tự mình xây cột chống trời, để phân chia trời đất ra làm hai Sau

đó thần phá cột chống trời, ném đất đá khắp nơi, tạo thành núi, đồi, đảo, gò đống Chỗ thần đào đất làm cột chống trời thì thành biển rộng Sau thần Trụ trời, có các vị thần khác xuất hiện và tiếp nối công việc của thần, như thần Sao, thần Sông, thần Biển… để tạo nên thế giới như ngày hôm nay

Trang 3

-Nội dung khái quát: Đoạn trích kể về công trạng của thần

Trụ trời, qua đó thể hiện cách giải thích, hình dung của con người cổ đại vềthế giới tự nhiên

2 Xác định chủ đề và nêu giá trị của chủ đề:

a Chủ đề khái quát của “Thần trụ trời”: kể về công việc tạo lập thế

giới của thần Trụ trời và các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thầnBiển

b Giá trị của chủ đề:

- Qua truуện thần thoại nàу, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc cáchiện tượng thiên nhiên như ᴠì ѕao có trời, có đất ᴠà ᴠì ѕao trời ᴠới đất lạiphân đôi; ᴠì ѕao mặt đất có những chỗ lồi lõm không bằng phẳng, ᴠì ѕao cóbiển, có ѕao, có ѕông, có núi

- Thể hiện sự nhận thức hồn nhiên và sơ khai của người xưa về thế giới

- Thể hiện ước mơ, khát vọng lí giải các hiện tượng thiên nhiên

3 Nhận xét những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện

d Nhân vật:

Hình dáng

- Được miêu tả với hình dáng khổng lồ Mức độ khổng lồ ấу được đặc tả ởchi tiết đôi chân "dài không thể tả хiết", thể hiện ở bước đi "mỗi bước thần đi

là băng từ ᴠùng nàу qua ᴠùng khác, ᴠượt từ núi nọ ѕang núi kia"

=> Chí tiết kì ảo, tưởng tượng tô đậm nét phi thường, kì lạ của vị thần

Trang 4

=>Nhận xét chung: Thần Trụ trời được phác hoạ bằng những nét đơn

giản Tuy nhiên, những nét phác hoạ này cho thấy đặc điểm riêng của vịthần Trụ trời

4 Ý nghĩa của truyện thần thoại “Thần Trụ trời”

- Hình tượng thần Trụ trời chính là cách hình dung, lí giải về sự hình thànhthế giới tự nhiên, nguồn gốc vũ trụ của con người thời cổ Có thể nhận thấy,cách nhận thức và lí giải về nguồn gốc của người thời cổ còn rất thô sơ

- Kì tích của thần Trụ trời đồng thời phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống laođộng, tín ngưỡng và văn hóa của người Việt từ xa xưa

- Truyện thần thoại mang vẻ đẹp “một đi không trở lại” tạo nên sức hấp dẫn

riêng của văn học dân gian, thể hiện niềm tin thiêng liêng của con người cổ

sơ về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn Niềm tin ấy vẫn cònnguyên vẹn sức hấp dẫn với con người hiện đại hôm nay và mai sau

- Ngoài nhân vật chính là thần Trụ trời, truyện còn nhắc đến 6 ông thần khác

gắn với việc giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên: thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát nghiền sỏi, thần trồng cây, thần rừng Qua đó, câu chuyện thể hiện khát khao sống hài hoà với tự nhiên của

con người

Trang 5

-5 Đặc sắc nghệ thuật

- Các chi tiết kì ảo

+ Thân thể to lớn, chân dài không tả xiết, thần bước một bước cứ như từ

vùng này sang vùng nọ hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia

+ Đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống

trời, sau đó phá cột đá đi rồi ném vung đá và đất đi khắp mọi nơi mọi chỗ…

Ý nghĩa của những chi tiết kì ảo:

+ Chi tiết kì ảo thể hiện trí tưởng tượng của dân gian về sức mạnh của vịthần Trụ trời trong công cuộc tạo lập nên thế giới.  Qua đó, ngợi ca sức sángtạo và tinh thần lao động hăng say miệt mài của con người trong buổi sơkhai

+ Cũng có lúc chi tiết kì ảo chỉ đơn giản nhằm lý giải những hiện tượng tựnhiên

- Xây dựng nhân vật chức năng: có ý nghĩa cắt nghĩa, lí giải các hiện

tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơcũng như những khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại

- Cốt truyện đơn giản, ngắn gọn nhưng hấp dẫn, sinh động, có những chi

tiết bất ngờ thú vị thể hiện trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn, sức sáng tạo

kì diệu của dân gian, góp phần làm nên sức cuốn hút và sức sống lâu bềncho thần thoại Việt

- Ngôn ngữ tự sự thể hiện lối tư duy hồn nhiên, chất phác của người cổ đại III Tổng kết

1 Nghệ thuật

- Chi tiết tưởng tượng kì ảo

- Xây dựng nhân vật chức năng

- Thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõikhác nhau

Trang 6

- Truyện kể về vị thần Trụ trời đắp cột chống trời, tạo lập nên trời và đất

- Qua câu chuyện Thần Trụ trời, người nguyên thủy thể hiện cách nhận thức

và lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

(tr.14)

1 Các chi tiết về không gian, thời gian của câu chuyện là:

– Các chi tiết về không gian: “Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm,lạnh lẽo”

– Các chi tiết về thời gian: “Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa cómuôn vật và loài người”

2 Những dấu hiệu giúp nhận ra “Thần Trụ Trời” là một thần thoại là:

– Không gian: là không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xácđịnh nơi chốn cụ thể (“Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo”)– Thời gian: là thời gian cổ sơ, không xác định, mang tính vĩnh hằng(“”Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người”).– Cốt truyện: xoay quanh quá trình sáng tạo nên thế giới (đó là công việcđội trời lên, đắp cột chống trời để phân trời đất ra làm hai, đào đất làmthành biển cả, ném đất đá để tạo nên gò, đống, đồi, núi)

– Nhân vật: là vị thần có hình dáng khổng lồ (“chân dài không tả xiết”,

“bước một bước là có thể từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sangđỉnh núi khác”), sức mạnh phi thường (“ngẩng đầu đội trời lên”)

3 Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của Thần Trụ Trời Từ

đó nhận xét về đặc điểm của nhân vật này:

– Tóm tắt quá trình tạo nên trời và đất của nhân vật thần Trụ Trời: “Thầntrụ Trời” kể về thuở trời đất còn hỗn độn tối tăm, bỗng nhiên có một vị thầncao lớn xuất hiện Thần đội trời lên rồi tự mình xây cột chống trời, để phânchia trời đất ra làm hai Sau đó thần phá cột chống trời, ném đất đá khắpnơi, tạo thành núi, đồi, đảo, gò đống Chỗ thần đào đất làm cột chống trời thìthành biển rộng Sau thần Trụ trời, có các vị thần khác xuất hiện và tiếp nốicông việc của thần, như thần Sao, thần Sông, thần Biển… để tạo nên thếgiới như ngày hôm nay

– Nhận xét về đặc điểm của nhân vật Thần Trụ Trời: Là vị thần có hìnhdáng khổng lồ Mức độ khổng lồ ấу được đặc tả ở chi tiết đôi chân “dàikhông ѕao tả хiết”, thể hiện ở bước đi “mỗi bước thần đi là băng từ ᴠùng nàуqua ᴠùng khác, ᴠượt từ núi nọ ѕang núi kia” Thần có sức mạnh phi thường,

có thể “ngẩng đầu đội trời lên”, “tự mình đào đất, đập đá” để làm cột chốngtrời Thần là người có công lao to lớn, là người sáng tạo ra thiên nhiên

Trang 7

-4 Nội dung bao quát của truyện “Thần Trụ Trời”:

Nội dung khái quát của truyện “Thần Trụ Trời” là: Truyện thần thoại “Thầntrụ trời”: kể về công việc tạo lập thế giới của thần Trụ trời và các vị thầnkhác như thần Sao, thần Sông, thần Biển Qua truуện thần thoại nàу, ngườiViệt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như ᴠì ѕao cótrời, có đất ᴠà ᴠì ѕao trời ᴠới đất lại phân đôi; ᴠì ѕao mặt đất có những chỗ lồilõm không bằng phẳng, ᴠì ѕao có biển, có ѕao, có ѕông, có núi Truyện cũngthể hiện sự nhận thức hồn nhiên và sơ khai của người xưa về thế giới, đồngthời thể hiện ước mơ, khát vọng lí giải các hiện tượng thiên nhiên

5 Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian:

– Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dângian: Đó là cách giải thích hồn nhiên, sơ khai, dựa trên trí tưởng tượng củatác giả dân gian

– Ngày nay, cách giải thích đó đã không còn phù hợp, vì nhờ sự phát triểncủa khoa học kĩ thuật, chúng ta đã có được sự hiểu biết chính xác hơn

6 Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp…” trong truyện thần thoại “Thần Trụ Trời” gợi nhớ đến:

– Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “Đất phẳng như cái mâmvuông, trời trùm lên như cái bát úp…” trong truyện “Thần Trụ Trời” gợi chobạn nhớ đến truyền thuyết “Bánh chưng bánh dày”

– Tóm tắt cốt truyện: Vua Hùng Vương thứ 6 muốn truyền ngôi cho con,bèn ban lệnh rằng vào dịp đầu xuân, hoàng tử nào làm được một món ănngon, có ý nghĩa nhất để bày cỗ thì vua sẽ truyền ngôi cho người đó Hoàng

tử nào cũng lo đi tìm kiếm đủ thứ của ngon vật lạ, sơn hào hải vị để nhằmlàm đẹp lòng vua cha Duy chỉ có Lang Liêu, chàng hoàng tử thứ 18, từ nhỏ

đã mất mẹ, chỉ quen làm việc đồng áng không biết phải làm thế nào Mộtđêm nằm mộng Lang Liêu được thần mách bảo rằng chàng hãy làm loạibánh từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và nặn thành hai thứ bánh Bánh tròntượng trưng cho trời, bánh vuông tượng trưng cho đất Ngày lễ đến, tất cảcác anh dâng lễ vật nhưng tất cả đều không vừa ý vua cha, đến lượt LangLiêu dâng lễ Vua cha thấy bánh vừa ngon lại ý nghĩa nên đã chọn làm lễ vật

tế lễ và truyền lại ngôi vàng cho chàng

– Điểm tương đồng giữa hai tác phẩm: Đều quan niệm đất phẳng, trờitròn

VĂN BẢN 2: PRÔ-MÊ-TÊ VÀ LOÀI NGƯỜI

Trang 8

- Nhân vật trong thần thoại Hy Lạp là các vị thần, các vị anh hùng có hìnhdạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường Nội dungcủa thần thoại Hy Lạp kể về chiến công của các vị thần hay người anh hùng,hoặc kể về nguồn gốc thế giới, ý nghĩa tín ngưỡng hay các lễ nghi tôn giáo.

- Đọc thần thoại Hy Lạp, người đọc sẽ được giải đáp các thắc mắc về thế

giới theo chiều hướng siêu thực: Ai là người sáng lập nên thế giới? Ai là người xuất hiện đầu tiên? Sau khi rời khỏi trần gian các linh hồn sẽ đi về đâu? Những tập quán, lễ nghi truyền thống của người Hi Lạp được hình thành như thế nào,…

- Thần thoại Hy Lạp cho chúng ta hiểu biết hơn về trí tuệ, trí tưởng tượngphong phú của người Hy Lạp thời cổ đại Nhiều lĩnh vực như triết học, hộihoạ, điện ảnh, kiến trúc, điêu khắc, văn học,… đã khai thác các đề tài, cốttruyện, nhân vật, sự việc… của thần thoại Hi Lạp làm cho những câu chuyệnluôn tươi mới trong đời sống hiện tại

II.Văn bản “Prô-mê-tê và loài người”

1 Xuất xứ: Theo Nguyễn Văn Khoả, Thần thoại Hi Lạp, tập 1, NXB Khoa học

- Thần Prô-mê-tê đã sửa chữa thiếu sót cho cậu em trai cho mình bằng cáchtái tạo lại cho con người một thân hình đẹp đẽ, làm cho con người đứng

Trang 9

Phần 1: Từ đầu … Làm thế nào bây giờ?: Giới thiệu việc thần Ê-pi-mê-tê tạo

ra thế giới muôn loài, ban cho các loài “vũ khí” nhưng lại quên ban “đặc ân”cho con người

Phần 2: Tiếp… đem xuống trao cho loài người: Thần Prô-mê-tê tái tạo con

người và ban cho con người ngọn lửa của thần Mặt Trời.Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa ngon lửa của thần Prô-mê-tê với loài người

3 Tóm tắt cốt truyện

Văn bản “Prô-mê-tê và loài người” kể về công cuộc sáng tạo thế giới của hai vị thần là Ê-pi-mi-tê và Prô-mê-tê Ê-pi-mi-tê phụ trách công việc sáng tạo, còn Prô-mê-tê phụ trách khâu xem xét và sửa chữa Ê- pi-mi-tê thực hiện công việc sáng tạo khá tốt, những con vật thần tạo

ra đều được ban cho một “đặc ân thần thánh” để sinh tồn Nhưng riêng đối với loài người thì thần thần lại vụng về quên mất Do vậy mà Prô- mê-tê đã phải sửa chữa lỗi lầm của cậu em bằng cách trau chuốt cho con người một hình dáng đẹp đẽ, đứng thẳng được trên hai chân Thần còn lên tận cỗ xe của thần Mặt Trời, ăn cắp lửa và đem xuống trao cho loài người Từ đó, loài người có một thứ vũ khí mạnh nhất để sinh tồn,

để xây dựng cuộc sống văn minh

4 Chủ đề và giá trị, ý nghĩa của chủ đề:

a Chủ đề:

Văn bản “Prô-mê-tê và loài người” kể về công cuộc sáng tạo muôn vật vàloài người của hai vị thần là Prô-mê-tê và Ê-pi-mi-tê

b Giá trị, ý nghĩa của chủ đề:

- Thông qua câu chuyện này, người Hy Lạp cổ muốn đưa ra lý giải của

mình về sự hình thành và đặc điểm của các loài, lý giải vì sao con người lại

có hình dáng đẹp đẽ, có thể đứng thẳng, lý giải vì sao lại có lửa và vai tròcủa lửa đối với đời sống của con người

- Truyện phản ánh lối nhận thức thế giới hồn nhiên, ngây thơ của ngườixưa

Trang 10

- Truyện cũng ca ngợi công lao của các vị thần, đặc biệt là Prô -mê -tê,người đã bất chấp khó khăn nguy hiểm, bất chấp quy tắc của thần linh, bấtchấp tính mạng, đã lên trời ăn cắp lửa, giúp cho con người có thứ vũ khímạnh mẽ để sinh tồn Đây là một hành động cao đẹp, mang ý nghĩa nhânvăn sâu sắc

5 Nhận xét những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện

- Họ là những vị thần có khả năng kì diệu, tài năng phi phàm, được giaocho những trọng trách vĩ đại là sáng tạo ra muôn loài, và họ đã hoàn thànhcông việc mà mình được giao phó

- Hai nhân vật thần trong “Prô-mê-tê và loài người” cũng được miêu tả vớitính cách và hành động khá gần gũi với con người: họ cũng phạm phải sailầm, và cũng phải khắc phục sửa chữa những sai lầm đó

- Họ còn được miêu tả là những vị thần giàu lòng yêu thương: Ê-pi-mê-têkhi tạo ra các loài vật, đã không quên ban cho mỗi loài một đặc ân thầnthánh để sinh tồn Prô-mê-tê thì khi khắc phục lỗi lầm của người em, đãdành rất nhiều tình cảm và sự ưu ái cho con người: trau chuốt cho con ngườidáng hình đẹp đẽ, làm cho con người có thể đứng thẳng, lại bất chấp cảhiểm nguy để lên trời ăn cắp lửa đem xuống cho loài người Như vậy, nếu sovới thần thoại “Thần Trụ trời”, thì nhân vật thần trong “Prô-mê-tê và loài

Trang 11

-người” đã được chú ý khắc họa ở mặt tính cách, do vậy, trở nên gần gũi vớicon người hơn

* Nhận xét về cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Nhận xét cốt truyện: Cốt truyện đơn giản, xoay quanh sự việc các vị

thần tạo ra muôn loài và loài người như nhiều truyện thần thoại khác

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+Việc miêu tả Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê cho thấy thần linh có những tài năng,

phép thuật mà con người không có Nhưng thế giới thần linh cũng như thếgiới con người, có vị thần giỏi, nhìn xa trông rộng (Prô-mê-tê) nhưng cũng có

vị thần đãng trí, lơ đễnh (Ê-pi-mê-tê)

=> Các vị thần cũng giống như con người có khi cũng mắc lỗi lầm, cũng cólúc nhầm lẫn Họ gần gũi thân thiết với con người, nhưng đồng thời họ mangsức mạnh phi thường để tạo lập nên thế giới

6 Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài

- Lí do: do mặt đất còn vắng vẻ, buồn tẻ

=> Hai anh em thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê xin tạo thêm các giống loài để

cuộc sống đông vui.

- Quá trình:

+ Ban đầu, thần Ê-pi-mê-tê tranh việc tạo ra muôn loài => Mọi giống loài

đều được tạo ra hoàn hảo, mỗi loài đều được ban cho một “vũ khí” để phòngthân

Do tính đãng trí của Ê-pi-mê-tê mà loài người chưa có vũ khí gì để tự vệ.+ Thần Prô-mê-tê đã tái tạo lại con người với thân hình đẹp đẽ, thanh tao; lạilàm cho con người đứng thẳng đi bằng hai chân Hơn nữa thần Prô-mê-têcòn lấy lửa của thần Mặt Trời ban cho loài người

- Ý nghĩa ngọn lửa của Prô-mê-tê: Giúp con người thoát khỏi tăm tối, gía

lạnh, đói khát Ngọn lửa trở thành vũ khí mạnh nhất của con người, giúp conngười tạo dựng cuộc sống ngày càng văn minh, hạnh phúc

3 Nội dung khái quát và thông điệp của văn bản

Trang 12

-a Nội dung khái quát

Nói về việc các vị thần sáng tạo ra loài người và thế giới muôn loài

b Thông điệp của văn bản

Qua văn bản, người Hi Lạp xưa muốn gửi gắm khát vọng lí giải nguồn gốccon người và muôn loài Con người được thần linh ưu ái hơn các loài vật kháckhi được ban cho thân hình đẹp đẽ thanh tao và ngọn lửa bất diệt

III.NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT

1.NGHỆ THUẬT

- Chi tiết tưởng tượng, kì ảo

- Xây dựng nhân vật chức năng

- Xây dựng thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ, cổ sơ và không gian vũ trụđang trong quá trình tạo lập

- Ngôn ngữ tự sự hồn nhiên

- Cốt truyện đơn giản nhưng hấp dẫn, sinh động, có những chi tiết bất ngờthú vị

2 Nội dung

- Qua văn bản, người Hi Lạp xưa thể hiện quan niệm con người và vạn vật là

do thần linh sáng tạo ra

- Văn bản thể hiện khát vọng lí giải nguồn gốc con người của người xưa

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC (tr.17)

1 Bạn hình dung như thế nào về một vị thần? Nhân vật Prô-mê-tê

và Ê-pi-mê-tê trong “Prô-mê-tê và loài người” có làm cho hình dung

đó của bạn thay đổi không?

– Trong hình dung của bản thân, một vị thần là người có khả năng thần kì,sức mạnh phi thường, làm mọi việc đều hoàn hảo Những vị thần thuộc vềmột thế giới khác, thường xa lạ đối với con người

– Tuy nhiên, sau khi đọc xong “Prô-mê-tê và loài người”, hình dung về các

vị thần đã có sự thay đổi Bởi qua văn bản này, ta thấy rằng thần linh cũng

có thể đãng trí, “lơ đễnh, đần độn” dẫn đến hành động sai sót như tê; thần linh không xa cách với con người, mà rất gần gũi với con người,quan tâm chăm sóc con người một cách ân cần, chu đáo như Prô-mê-tê

Ê-pi-mê-2 Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần:

Trang 13

-– Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vịthần: Ê-pi-mi-tê phụ trách công việc sáng tạo, còn Prô-mê-tê phụ trách khâuxem xét và sửa chữa Ê-pi-mi-tê thực hiện công việc sáng tạo khá tốt, nhữngcon vật thần tạo ra đều được ban cho một “đặc ân thần thánh” để sinh tồn.Nhưng riêng đối với loài người thì thần thần lại vụng về quên mất Do vậy

mà Prô-mê-tê đã phải sửa chữa lỗi lầm của cậu em bằng cách trau chuốt chocon người một hình dáng đẹp đẽ, đứng thẳng được trên hai chân Thần cònlên tận cỗ xe của thần Mặt Trời, ăn cắp lửa và đem xuống trao cho loàingười

– Nhận xét về cách xây dựng cốt truyện: Cốt truyện xoay quanh công việcsáng tạo ra con người và muôn loài của hai vị thần là Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-

tê với những tình huống gay cấn như việc Ê-pi-mê-tê quên không ban chocon người một “đặc ân thần thánh” nào, việc Prô-mê-tê sửa sai cho người

em, việc thần lên trời lấy lửa xuống trao cho con người

– Nhận xét về cách xây dựng nhân vật: Nhân vật vừa là những vị thần cóquyền năng vô hạn Tuy nhiên, họ lại cũng có những nét tính cách rất gầngũi với con người: cũng đãng trí, cũng sai lầm, cũng giàu tình cảm

3 Nêu nội dung bao quát của truyện “Prô-mê-tê và loài người”:

– Nội dung bao quát của truyện “Prô-mê-tê và loài người”: Truyện kể vềcông cuộc sáng tạo ra con người và muôn loài của hai vị thần là Ê-pi-mi-tê

và Prô-mê-tê

– Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm:

+ Lý giải đặc điểm của các giống vật và con người

+ Lý giải nguồn gốc của lửa và khẳng định vai trò to lớn của lửa đối vớiviệc tạo dựng một cuộc sống văn minh, hạnh phúc

+ Thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với thần linh, đặc biệt là P-rô-mê-tê,người đã ban cho con người một dáng hình đẹp đẽ, khả năng đứng thẳng,ban cho con người ngọn lửa – thứ vũ khí mạnh mẽ nhất để sinh tồn

4 Truyện “Prô-mê-tê và loài người” giúp hiểu thêm gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa?

Qua “Prô-mê-tê và loài người”, ta thấy được người Hy Lạp xưa nhận thứcrằng nguồn gốc của loài người và vạn vật là do các vị thần tạo ra Cách lýgiải thể hiện sự nhận thức sơ khai, mang màu sắc thần kì Nó cũng cho thấytrí tưởng tượng phong phú, tâm hồn giàu nhân văn, trí tuệ sâu sắc của người

Trang 14

d Nhân vật: Là các vị thần có sức mạnh phi thường, có công sáng tạo rathế giới

6 Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai truyện “Thần Trụ Trời” và “Prô-mê-tê và loài người”:

a Nét tương đồng: Cả hai truyện đều mang những đặc trưng của thầnthoại về mặt không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật

b Nét khác biệt:

– Truyện “Thần Trụ Trời” xoay quanh quá trình sáng tạo thiên nhiên; trongkhi “Prô-mê-tê và loài người” nói về công việc sáng tạo ra con người và thếgiới muôn loài

– Nhân vật trong “Thần Trụ Trời” chủ yếu chỉ được miêu tả bằng hìnhdáng, trong khi nhân vật trong “Prô-mê-tê và loài người” được chú ý khắchọa ở mặt tính cách

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

ĐI SAN MẶT ĐẤT

Phần đọc kết nối theo chủ điểm mục đích là để học sinh hiểu hơn về chủ điểm của bài học, tức là có thêm kiến thức về việc tạo lập thế giới được phản ánh qua thần thoại, cho nên chúng ta không cần thực hiện kĩ năng đọc theo đặc trưng thể loại, mà chỉ cần nắm nội dung văn bản

1 Nội dung bao quát của văn bản “Đi san mặt đất”: Chuyện kể về

một thời kì rất xa xưa, từ “mấy trăm mấy nghìn đời” trước, khi mà nhữngngười trên mặt đất còn ăn chung ở chung với nhau Lúc ấy, “bầu trời nhìnchưa phẳng” và “mặt đất còn nhấp nhô” nên loài người đã không quản mệtnhọc, quyết tâm đồng lòng đi san bầu trời và mặt đất Loài người đã kêu gọicác giống loài khác cùng giúp sức, nhưng rồi loài nào cũng tìm lý do thoáithác, nên cuối cùng loài người phải gọi nhau hợp sức mà làm lấy, để “sanmặt đất làm ăn”

2 Trong văn bản, người Lô Lô giải thích phải “đi san bầu trời” vì “bầu

trời nhìn chưa phẳng”, phải “đi san mặt đất” vì “mặt đất còn nhấp nhô”.Công việc san bầu trời và mặt đất do con người đảm nhiệm

Trang 15

-3 Văn bản “Đi san mặt đất” giúp chúng ta thấy được nhận thức sơ

khai của người Lô Lô về quá trình tạo lập thế giới, đồng thời cho ta biết đượcrằng, trong nhận thức của người Lô Lô, công việc tạo lập thế giới, san trờisan đất là do công lao của con người làm nên

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1 Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc và nêu cách sửa:

a) Lỗi: “Những bài hát về tình yêu nam nữ là những bài hát nhiều hơn tấtcả” Câu này đi ngược hoàn toàn với nội dung của các câu sau là nói về tìnhyêu quê hương

Sửa: "Những bài hát về tình yêu quê hương là những bài nhiều hơn tất cả'' b) Lỗi: "ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thếgiới rất giản đơn" Câu này dùng từ ''giản đơn'' không phù hợp với những chitiết kỳ ảo trong tác phẩm

Sửa: ''ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giớirất hồn nhiên"

c) Lỗi: Câu “Chị Dậu không như… bảo vệ nhân phẩm” không mạch lạc vớiphần trên

Sửa: Bỏ nguyên câu này

2 Sắp xếp lại các câu văn theo trình tự hợp lí:

a) 5-2-3-4-2

b) 4-1-6-3-2-5-7

3 Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi liên kết:

a)

Lỗi liên kết: Dùng từ “và” là không đúng

Sửa: "Ngoài sân vang lên tiếng guốc khua lộp cộp nhưng tôi không nghethấy gì cả"

b)

Lỗi liên kết: Dùng quan hệ từ “Tuy nhiên” là không đúng

Sửa: "Cho nên/ Vì thế/ Vì vậy, những gì còn lưu giữ đến hiện nay về thầnthoại Hy Lạp không phải ở dạng nguyên sơ nhất"

c)

Lỗi liên kết: thiếu từ liên kết

Sửa:'' Cho dù vậy/ Tuy nhiên, họ cũng đã hiểu được vai trò của con ngườitrong việc cải tạo thiên nhiên''

d)

Lỗi: dùng từ thay thế sai: “họ”

Sửa: Hiếu rất thích đọc truyện Mười hai sứ quân Em đã học được nhiều bài

học quý giá từ quyển sách này

Trang 16

-TỪ ĐỌC ĐẾN VIẾTHãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều thần thoại đặcsắc, nhưng để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất là thần thoại “Sơn Tinh,Thủy Tinh” Truyện thần thoại này có cốt truyện vô cùng hấp dẫn, kịch tính,xoay quanh sự kiện kén rể của vua Hùng Truyện thần thoại này đã thể hiệnkhát vọng của người xưa, muốn đi vào giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.Nạn lũ lụt ấy, theo trí tưởng tượng của tác giả dân gian, là do lòng ghentuông, sự tức giận của Thủy Tinh, do không thể thắng được Sơn Tinh trongcuộc thi kén rể, nên cứ hằng năm dâng nước đánh Qua cuộc chiến tưởngtượng này, người xưa cũng thể hiện thái độ căm ghét đối nạn lũ lụt; bộc lộkhát vọng có được khả năng chế ngự nạn lũ lụt ấy Những ước mơ khát vọng

ấy được tác giả dân gian gửi gắm vào hình tượng Sơn Tinh, một vị thần tàigiỏi có thể bốc núi dời đồi để ngăn dòng nước lũ Có thể nói, đây là mộttruyện thần thoại hay vào loại bậc nhất trong kho tàng các truyện thần thọiViệt Nam

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: CUỘC TU BỔ CÁC GIỐNG VẬT

1 Tóm tắt:

Truyện “Cuộc tu bổ các giống vật” kể về việc Ngọc Hoàng sáng tạo ra các giống vật trong thế gian Tuy nhiên, do vội vàng và thiếu nguyên liệu nên một số con vật bị thiếu các bộ phận trên cơ thể Ngọc Hoàng bèn sai ba vị thần đem nguyên liệu từ thiên đình xuống để tu bổ cho các con vật Trong cuộc tu bổ này, có chó và vịt bị thiếu một chân nhưng đến, hết nguyên liệu nên ba vị thần phải lấy chân ghế để thế vào, và dặn dò khi ngủ phải giơ chân lên trời để tgránh hư mục Một số loài chim bị thiếu chân thì được ba vị thần lấy chân nhang để thay thế và dặn khi đậu phải nhớm chân xuống trước để xem chắc chắn rồi hãy đậu

Trang 17

Là không gian hoang sơ, thời mới chỉ có các vị thần, chưa

có con người và loài vật

Nhân

vật

Là các vị thần có khả năng kì diệu, quyền lực tối thượng,nhưng cũng gần gũi với con người ở một điểm: cũng phạm sailầm và biết sửa sai

HƯỚNG DẪN ĐỌC (Tr.22) Câu 1 Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu thể loại thần thoại: Tham khảo

– Đều nhằm mục đích lí giải một số đặc tính, đặc điểm ở loài vật và conngười

b Khác nhau:

– Truyện “Cuộc tu bổ các giống vật” nói về việc sáng tạo ra loài vật; trongkhi truyện “Prô-mê-tê và loài người” nói về việc sáng tạo ra loài vật và cảcon người

– Các vị thần trong “Prô-mê-tê và loài người” đã được khắc họa về mặttính cách; trong khi đó, các nhân vật trong “Cuộc tu bổ các giống vật” chỉđược miêu tả về mặt hành động

– “Prô-mê-tê và loài người” ngoài việc đi vào lí giải đặc tính của các loàivật, còn đi vào lí giải về hình dáng của con người và nguồn gốc, vai trò củalửa

Trang 18

- Phân tích, đánh giá được những nét đặc sắc về chủ đề của truyện

- Phân tích, đánh giá được những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện

2 Cấu trúc: Gồm ba phần:

MỞ BÀI

- Giới thiệu truyện kể: tên tác giả, tác phẩm, thể loại…

- Nêu khái quát các nội dung chính của bài viết hoặc định hướng nội dung của bài viết

- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với người đọc

II Thực hành viết theo quy trình

Đề: Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một

số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể (thần thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện cổ tích) mà bạn yêu thích

Đề bài lựa chọn: Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của thần thoại “Thần Trụ trời”

1 Mở bài

“Thần Trụ trời” thuộc thể loại thần thoại, nằm trong nhóm thần thoại suynguyên, là nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên.Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích, đánh giá những giá trịđặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật của thần thoại “Thần Trụ trời”

Trang 19

-2 Thân bài

a Tóm tắt cốt truyện:

“Thần trụ trời” kể về thuở trời đất còn hỗn độn tối tăm, bỗng nhiên có một

vị thần cao lớn xuất hiện Thần đội trời lên rồi tự mình xây cột chống trời, đểphân chia trời đất ra làm hai Sau đó thần phá cột chống trời, ném đất đákhắp nơi, tạo thành núi, đồi, đảo, gò đống Chỗ thần đào đất làm cột chốngtrời thì thành biển rộng Sau thần Trụ trời, có các vị thần khác xuất hiện vàtiếp nối công việc của thần, như thần Sao, thần Sông, thần Biển… để tạonên thế giới như ngày hôm nay

b Luận điểm 1: Nêu nội dung khái quát và đánh giá về giá trị chủ

đề của truyện

Đọc “Thần trụ trời”, ta có thể thấy truyện kể về công việc tạo lập thế giớicủa thần Trụ trời và các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển…Bằng việc xây dựng nhân vật thần trụ trời và miêu tả những việc làm củathần, người Việt cổ muốn đi vào giải thích nguồn gốc của các hiện tượngthiên nhiên như ᴠì ѕao có trời, có đất ᴠà ᴠì ѕao trời ᴠới đất lại phân đôi; ᴠì ѕaomặt đất có những chỗ lồi lõm không bằng phẳng, ᴠì ѕao có biển, có ѕao, cóѕông, có núi Tác giả dân gian cũng đã thể hiện sự nhận thức hồn nhiên và

sơ khai của người xưa về thế giới, đồng thời gửi gắm ước mơ, khát vọng lígiải các hiện tượng thiên nhiên

c Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật

như không gian và thời gian, cốt truyện, cách miêu tả nhân vật (kết hợp việcphân tích, đánh giá với việc trích dẫn chứng)

Truyện thần thoại “Thần Trụ Trời” không chỉ đặc sắc về mặt chủ đề màcòn có thành công về mặt nghệ thuật

- Không gian và thời gian: Trước hết đó là việc xây dựng không gian và

thời gian mang đậm chất thần thoại Không gian ở đây là không gian rộnglớn của vũ trụ, đang trong quá trình hình thành, “chưa có thế gian, cũng nhưchưa có muôn vật và loài người” Đó là “một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnhlẽo”, và do vậy, không thể xác định được nơi chốn cụ thể Gắn với khônggian không xác định ấy là một thời gian cũng không xác định Đó là “thuởấy”, một cụm từ phiếm chỉ, mang hàm ý về sự cổ xưa, đẩy cái nhìn củangười đọc trở về với chiều sâu thăm thẳm của quá khứ Việc tạo lập nên mộtbối cảnh không xác định về cả mặt không gian và thời gian cùng với cáccụm từ miêu tả như “thuở ấy”, “chưa có thế gian, cũng như chưa có muônvật và loài người” chính là dụng ý của tác giả dân gian, nhằm tạo nên mộtbối cảnh sơ khai, thiếu trật tự, mà trên đó, các vị thần sẽ xuất hiện để thựchiện nhiệm vụ cao cả của mình

- Cốt truyện:

+ Thần thoại thuộc thể loại truyện kể, cho nên, cốt truyện đóng vai trò

xương sống, quyết định sức hấp dẫn của truyện Cốt truyện của thần thoại

Trang 20

-thường xoay quanh quá trình thực hiện việc sáng tạo thế giới, con người vàmuôn loài của các vị thần Trong thần thoại “Thần trụ trời”, quá trình thựchiện công việc sáng tạo thế giới đã được tác giả dân gian vận dụng trí thôngminh, trí tưởng tượng và niềm tin sơ khai mãnh liệt của mình để kể lại mộtcách đầy logic và hấp dẫn

+ Mạch diễn biến của truyện rất logic, hợp lí: trước hết là một không giancòn hỗn độn tối tăm, trời đất chưa phân chia nên mới cần đến một vị thần

Đó là một “vị thần khổng lồ”, nên mới có thể đứng dậy để “đội trời lên” Rồithần nghĩ ra cách lấy đất đá để xây cột chống trời, khiến trời đất tách ra làmhai Khi “trời đã cao và khô”, tức là đã được cố định ở vị trí của nó, thì thầnphá cột chống trời đi, ném đất đá ra xung quanh để tạo nên núi, đồi, gò,đống… Như vậy, tất cả các sự kiện đều kết dính với nhau, thống nhất đi theomột mạch: đó là quá trình tạo lập thế giới, bắt đầu từ những việc lớn lao: tạo

ra trời đất, rồi đến những việc nhỏ hơn: tạo ra các sự vật, hiện tượng gắnliền với bầu trời và mặt đất đã tạo ra ấy

+ Các sự kiện trong truyện “Thần trụ trời” tuy đơn giản, nhưng nhờ tínhchất đặc trưng của các sự kiện, đã trở nên cuốn hút vô cùng Từ việc hìnhdung đất trời là một vùng “hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo” cho đến việc tưởngtượng đất trời phân đôi là do cái cột chống trời của một vị thần khổng lồ xâynên; từ việc hình dung “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cáibát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời” cho đến việc lý giải vì sao có

sự ra đời của núi, đồi, gò, đống, sông, biển… vừa cho thấy một cách lý giảiđầy màu sắc huyền ảo, đồng thời cũng thể hiện một tâm hồn đầy mơ mộng,đầy khát vọng hiểu biết của người xưa

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: “Thần trụ trời” không chỉ thành công

trong việc xây dựng không gian và thời gian, xây dựng cốt truyện, mà còntạo ấn tượng ở nghệ thuật miêu tả nhân vật mang đậm chất đặc trưng củathần thoại Nhân vật ở đây là thần, được miêu tả với hình dáng khổng lồ.Mức độ khổng lồ ấу được đặc tả ở chi tiết đôi chân "dài không ѕao tả хiết",thể hiện ở bước đi: "mỗi bước thần đi là băng từ ᴠùng nàу qua ᴠùng khác,ᴠượt từ núi nọ ѕang núi kia" Thần Trụ trời còn được miêu tả với sức mạnhphi thường, có thể “ngẩng đầu đội trời lên”, “tự mình đào đất, đập đá” đểlàm cột chống trời, có thể ném đất đá để tạo nên núi, đồi, gò, đống; có thểđào đất để tạo thành biển cả Thần Trụ trời hiện lên với tầm vóc vũ trụ, mọihành động của thần đều là những hành động giúp kiến tạo nên trời đất, sángtạo ra thiên nhiên Hình tượng thần Trụ trời là một sáng tạo độc đáo của dângian, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, tâm hồn lãng mạn đầy mơ mộngcủa người xưa trong việc lí giải nguồn gốc của tự nhiên

3 Kết bài

Những phân tích trên đây cho thấy “Thần trụ trời” là một truyện thầnthoại đặc sắc, tiêu biểu cho loại thần thoại suy nguyên Về chủ đề, truyện đã

Trang 21

-cho ta thấy khát vọng của người xưa trong việc mong muốn lí giải nguồn gốccủa tự nhiên Về nghệ thuật, tác giả dân gian đã cho thấy sự tài tình trongviệc xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật cũng như tạo lập bối cảnhkhông gian và thời gian mang đậm chất đặc trưng của thần thoại Truyện

“Thần trụ trời” đã giúp cho người đọc hôm nay hiểu hơn về tâm hồn, trí tuệcủa người xưa, qua đó càng thêm yêu mến, trân trọng những di sản văn học

mà cha ông ta đã sáng tạo và để lại cho con cháu sau này

C NÓI VÀ NGHE

Về phần Nói, các em có thể lấy lại đề cương của phần viết để biến thànhbài nói của mình Trong SGK người ta cũng nói rõ là có thể sử dụng lại đề bài

mà mình đã tiến hành ở phần viết để dùng cho phần Nói Tất nhiên, bài nói

sẽ không cần chi tiết như bài viết, cho nên các em có thể lược bỏ bớt nhữngphần không cần thiết, chỉ giữ lại cái khung của bài, làm sao cho nó ngắn gọn

mà vẫn đảm bảo trình bày được đầy đủ những vấn đề cần có Việc này cóhai tác dụng:

- Thứ nhất, bài nói ngắn gọn sẽ giúp người nghe dễ tiếp thu nội dung hơn

- Thứ hai, một bài nói ngắn gọn, chỉ bao gồm những ý chính, sẽ giúp các

em rèn kĩ năng nói: Cụ thể, trong quá trình nói, các em sẽ có thể phát huyđược tính hùng biện của mình, sự ứng biến linh hoạt trong việc sử dụng ngônngữ, và dần dà, các em sẽ tự tin và chuyên nghiệp hơn khi trình bày mộtvấn đề trước đám đông

BÀI 2: SỐNG CÙNG KÍ ỨC CỦA CỘNG

ĐỒNG

(Sử thi) VĂN BẢN 1: ĐĂM SĂN CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY

I Khái niệm

Sử thi là một thể loại tự sự dân gian ra đời từ thời cổ đại, thường kết hợp lời

thơ với văn xuôi, kể lại những sự kiện quan trọng trong đời sống của cộng đồng thông qua việc tôn vinh, ca ngợi chiến công, kì tích của người anh hùng

2 Đặc điểm của sử thi

Trang 22

KG cộng đồng, bao gồm: KG thiên nhiên,

KG xã hội; thường mở ra theo những cuộc phiêu lưu gắn với các kì tích của người anh hùng

- TG quá khứ, trải qua nhiều biến cố;

- Thường gắn với xã hội cổ đại hoặc xã hội phong kiến

3 Cốt

truyệ

n

Xoay quanh quá trình

thực hiện việc sáng tạo

thế giới, con người và

muôn loài của các

Nhân vật người anh hùng: sở hữu sức

mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường; luôn sẵn sàng đối mặt với tháchthức, hiểm nguy; lập nên những kì tích,

- Lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện

- Lời của nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật

- Sử thi Hi Lạp: I-li-át; Ô-đi-xê.

- Sử thi Ấn Độ: Ra-ma-ya-na; ra-ta

Ma-ha-bha Sử thi Việt Nam: Đẻ đất đẻ nước (Mường); Đăm Săn, Xinh Nhã (Ê-đê); Đăm Noi (Ba-na);

Trang 23

-* Một số yếu tố khác của thể loại sử thi:

- Tình cảm, cảm xúc của tác giả sử thi thường được bộc lộ qua tình cảm,

cảm xúc của người kể chuyện hoặc một nhân vật nào đó Người đọc có thể nhận biết những tình cảm, cảm xúc ấy qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu,…trong văn bản sử thi

- Cảm hứng chủ đạo và cảm hứng chủ đạo trong sử thi:

+ Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm, xuyên suốt

tác phẩm văn học Cảm hứng này gắn liền với tu tưởng, lập trường trong tác phẩm, tác động mạnh mẽ đến người tiếp nhận

+ Trong văn bản sử thi, cảm hứng chủ đạo thường là cảm hứng ngợi ca

người anh hùng, ngợi ca những phẩm chất của cộng đồng mà người anh hùng là đại diện

- Bối cảnh lịch sử - văn hoá, xã hội là điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, văn hoá,

xã hội có liên quan đến văn bản, là tri thức cần thiết cho việc đọc hiểu văn bản Chẳng hạn hiểu về chế độ mẫu hệ và tục lệ nối dây của người Ê-đê thì

sẽ hiểu sử thi Đăm Săn sâu sắc hơn

Tác phẩm sử thi “Đăm Săn” 

- Thể loại: Sử thi anh hùng của dân tộc Ê-đê (Tây Nguyên)

- Bộ sử thi dài 2077 câu, gồm 7 chương, thể hiện nét truyền thống lịch sửvăn hóa của người đồng bào Tây Nguyên

II Nội dung:

1 Tóm tắt cốt truyện:

Đoạn trích kể lại việc Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây để đòi lại người vợ củamình là Hơ Nhị, đã bị Mtao Mxây cướp Đăm Săn khiêu chiến với Mtao Mxây.Bằng tài năng vượt trội của mình, Đăm Săn đã giành ưu thế trong cuộc đấutay đôi này Tuy nhiên, chàng vẫn không có cách nào để hạ gục hoàn toànMtao Mxây Nhờ có ông trời mách nước, là dùng chiếc mòn ném vào vành taicủa Mtao Mxây, cuối cùng Đăm Săn cũng giết được Mtao Mxay Sau đó,chàng kêu gọi các tôi tớ của Mtao Mxây theo mình trở về, và mở tiệc ănmừng kéo dài suốt cả mùa khô

2 Đề tài:

“Đăm Săn” thuộc loại sử thi anh hùng, miêu tả sự nghiệp và chiến côngcủa người anh hùng Đăm Săn trong việc bảo vệ, xây dựng và mở rộng cộngđồng

Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” miêu tả chiến thắng của Đăm Săntrong cuộc chiến với Mtao Mxây, qua đó ca ngợi sức mạnh, tài năng, lòng

Trang 24

4 Nghệ thuật:

Thời gian nghệ thuật:

- Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ “một đi không trở lại” củacộng đồng, gắn với xã hội cổ đại hoặc phong kiến

- Thời gian trong đoạn trích “Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây” nói riêng

và sử thi Đăm Săn nói chung phản ánh giai đoạn xã hội tiền giai cấp, khi xãhội cộng sản nguyên thủy tan rã nhưng xã hội phong kiến chưa hình thành;

sự phân hóa giàu nghèo trong đời sống xã hội chưa sâu sắc, cá nhân gắn bóvới cộng đồng thị tộc, quyền lợi và khát vọng của mỗi cá nhân thống nhấtvới quyền lợi và khát vọng của cộng đồng Thời gian ở đây cũng gắn liền vớinhững sự kiện, biến cố trọng đại của cộng đồng, mà người tạo ra những biến

cố đó chính là người anh hùng Đăm Săn, nhân vật chính của sử thi Đăm Săn

Không gian nghệ thuật:

- Không gian trong sử thi thường mở ra theo những cuộc phiêu lưu gắn vớicác kì tích của người anh hùng

- Cụ thể, trong đoạn trích “Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây”, không gianđược mở rộng theo cuộc phiêu lưu của Đăm Săn, từ khi chàng giao chiến vàchinh phục được vùng đất của Mtao Mxây, cho đến khi chàng trở về và mởtiệc ăn mừng chiến thắng Nó là không gian rộng lớn gắn với cuộc sinh hoạtcủa cả một tập thể đông đảo

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện:

- Cốt truyện trong sử thi được tổ chức theo quan hệ xung đột giữa conngười với thần quyền, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác

- Trong đoạn trích “Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxay”, cốt truyện xoayquanh sự kiện xung đột giữa người anh hùng Đăm Săn với tù trưởng MtaoMxây, mà cụ thể là cuộc chiến đấu của Đăm Săn để giành lại người vợ đã bịMtao Mxây cướp Cốt truyện cũng chứa đựng các yếu tố cường điệu, phóngđại, kì ảo như trong đoạn miêu tả hành động Đăm Săn múa khiên: “một lầnxốc tới, chàng vượt một đồi tranh Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồô”; ở hình ảnh miếng trầu chứa sức mạnh siêu nhiên; ở việc ông Trời hiện

Trang 25

-lên để giúp đỡ Đăm Săn Những yếu tố này giúp tăng sức hấp dẫn chotruyện kể, đồng thời tô đậm phẩm chất của người anh hùng

5 Nhân vật Đăm Săn:

Nhân vật chính trong đoạn trích “Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây” làngười anh hùng Đăm Săn, hội tụ đầy đủ mọi vẻ đẹp: vẻ đẹp vóc dáng; có tàinăng và sức mạnh siêu phàm; lập nên những kì tích, uy danh lừng lẫy

- Đăm Săn được miêu tả với hình dáng đẹp đẽ, oai phong, kì vĩ, mangdáng dấp của một vị thần: “Chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tócchàng ở dưới đất là một cái nong hoa”, “Ngực quấn chéo một tấm mềnchiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênhngang đủ gươm giáo, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre”,

“Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ”

- Không những thế, Đăm Săn còn có sức mạnh hơn người: “sức chàngngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thìgãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc” Đi cùng với sức mạnh đó làtài năng không gì địch nổi Mỗi lần chàng thi triển tài năng, cả trời đất cùngrung chuyển Khi chàng rung khiên múa, “một lần xốc tới, chàng vượt mộtđồi tranh Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô Chàng chạy vun vútqua phía đông, vun vút qua phía tây”, “Chàng múa trên cao, như gió bão.Chàng múa dưới thấp, như gió lốc Chòi lẫm đổ lăn lóc Cây cối chết rụi Khichàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng Khi chàng múa trêncao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi

ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ tung bay” Ở đây, biện pháp khoa trương,ngoa dụ đã được sử dụng triệt để để tô đậm vẻ đẹp của người anh hùng lítưởng

- Không chỉ có vóc dáng đẹp đẽ, sức mạnh phi thường, tài năng hơn người,Đăm Săn còn được miêu tả với nhiều phẩm chất tốt đẹp, là một người anhhùng dũng cảm, đại diện cho chính nghĩa Chàng đến tận nhà kẻ thù đểkhiêu chiến, và sẵn sàng mời kẻ thù múa trước Chàng chiến đấu vì một mụcđích chính đáng là đòi lại người vợ đang bị cướp Chàng hành xử rất đànghoàng, quân tử khi giáp mặt kẻ thù Chàng mời Mtao Mxay xuống nhà để đọđao, chứ không xông thẳng vào nhà Khi Mtao Mxay sợ chàng đánh lén,chàng đã trả lời rất đĩnh đạc, kèm theo thái độ mỉa mai cái suy nghĩ và tâmđịa nhỏ nhen của kẻ thù: “Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ?Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèmđâm nữa là!”, “Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ? Ngươi xem, đếncon trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là!”.Chàng không tàn sát cộng đồng của Mtao Mxay để trả thù, mà trái lại, chàng

đã rất nhân đạo, cất lời kêu gọi để họ tự nguyện đi theo mình

Trang 26

-5.1Cảnh trận chiến giữa hai tù trưởng 

   a Nguyên nhân trận chiến

      - Tù trưởng Sắt (Mtao Mxây) lừa lúc cùng nô lệ lên rẫy ra sông làm

lụng đã kéo người tới cướp phá buôn của chàng, bắt HNhị (vợ Đăm Săn) vềlàm vợ hắn -> Đăm Săn tổ chức đánh trả, cứu vợ trở về -> Chiến đấu vìdanh dự, hạnh phúc của thị tộc

  

 b Cảnh khiêu chiến

- Đến tận chân cầu thang khiêu

chiến (Mtao Mxây chủ động)

- Dùng lời nói khích dụ Mtao Mxây

ra khỏi nhà để đấu tay đôi với mình

- Hứa không đánh lén

→ Chủ động, tự tin

- Đứng ở trên nhà của Mình (bị động)

- Không dám xuống, sợ Đăm Sănđánh lén nhưng vẫn trêu tức ĐămSăn

- Chấp nhận lời khiêu chiến nhưng đi xuống tần ngần, dodự

→ Bị động và sợ hãi

c Vào cuộc chiến

Hiệ

p

1 Khích, thách Mtao Mxây múa khiên trước

-> Nhìn rõ tài nghệ của kẻ thù

- Múa khiên sau nhưng tỏ ra tài giỏi hơn

hẳn

 - Đớp được miếng trầu của Hơ Nhị tiếp sức,

- Múa khiên trước (Khiên kêu như quả mướp khô) -> Tự khen mình là tướng quen đánh trận, quenxéo 

nát đất thiên hạ

- Hốt hoảng bỏ chạy,

Trang 27

-càng mạnh thêm lên-> múa khiên -càng

nhanh, mạnh, đẹp

- Đâm Mtao Mxây nhưng không thủng ->

Thấm mệt, vừa chạy, vừa ngủ

bước cao bước thấp

- Bảo HNhị quăng chomiếng trầu nhưng Đăm Săn ăn được

- Vừa chạy vừa chốngđỡ

2 - Cầu cứu thần linh và được thần linh giúp

sức: dùng chày mòn ném vào vành tai kẻ

địch

(Vai trò: làm cho câu chuyện thêm sinh

động; sự gần gũi của con người và thần

linh; việc làm của Đăm Săn là chính nghĩa;

chi tiết ném vào vành tai có liên quan đến

quan niệm của người Ê-đê – đôi tai là chỗ

hiểm, là cơ quan cảm giác cực kì quan

trọng, thiêng liêng nên ném chày mòn vào

vành tai là triệt hạ, làm tiêu hao sự sống

của đối phương)

- Bừng tỉnh, lấy chày mòn ném vào vành

tai

- Hỏi tội cướp vợ, giết Mtao Mxây

- Bị đâm vào vành tai

- Vùng chạy, ngã lăn

ra đất, cầu xin tha mạng

- Bị Đăm Săn giết chết

KL - Hình tượng Đăm Săn mang vẻ đẹp dũng

mãnh, kỳ vĩ, sức mạnh siêu phàm, tầm vóc

thần linh- hội tụ sức mạnh cộng đồng Đây

cũng là ước mơ, khát vọng của cộng đồng

có được người anh hùng chiến thắng mọi

thế lực…

- Miếng trầu của Hơ Bhị là sự hình tượng

hoá sự ủng hộ của cộng đồng với cá nhân

người anh hùng

- Sự giúp đỡ của ông Trời (thần linh) cho

thấy sự gắn bó của con người với thần lình. 

- Mtao Mxây tài năngkém cỏi, nhân cáchhèn hạ nhưng lạihuyênh hoang, tựmãn, chủ quan vàngạo mạn Thất bại của hắn là tất yếu

Trang 28

 - Nghệ thuật so sánh phóng đại gắn với những hình ảnh thiên nhiên kì vĩ

để làm nổi bật vẻ đẹp và tài năng phi thường của người anh hùng Đăm Săn, kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng

.- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, từ ngữ có ấn tượng mạnh,động từ mạnh, nhịp điệu vừa cân đối vừa hào hùng Sử dụng nhiều phép trùng điệp, trùng lặp trong tổ chức câu. 

5.2Cảnh Đăm Săn thuyết phục tôi tớ, dân làng Mtao Mxây đi theo

   - Số lần đối đáp: 3 (tượng trưng cho số nhiều)

→ Thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng với cá nhânngười anh hùng. 

5.3Cảnh ăn mừng chiến thắng

Trang 29

-   a Lễ cúng thần linh

 - Lí do: 

      + Sự gần gũi giữa con người và thần linh

      + Tượng trưng cho công lí và sức mạnh của Đấng tối cao

- Lễ cúng: Rượu năm ché, trâu dâng một con

      Rượu năm ché, trâu bảy con

→  Lễ vật linh đình, hậu hĩnh, tôn trọng thần linh

*Ý nghĩa của lễ ăn mừng chiến thắng:

- Góp phần tô đậm sự vẻ vang của chiến công, sự giàu có thịnh vượng vangđến thần linh của người anh hùng Đăm Săn

- Cho thấy cuộc sống đầy đủ, thịnh vượng của cộng đồng Ê-đê trong thời đại

sử thi Đó cũng là mong ước của người trình diễn và thưởng thức sử thi ở cácthời đại sau

- Cho thấy sự kết nối cộng đồng đông đảo, thân thiện giữa chủ và tớ, giữa tùtrưởng chủ nhà và các tù trưởng lân bang, giữa con người và loài vật, thiênnhiên nơi núi rừng xanh thẳm

* Hình ảnh Đăm Săn: 

+ Tóc dài chảy đầy nong hoa

+ Ngực quấn chéo tấm mền chiến

+ Đôi mắt long lanh tràn đầy sức trai 

+ Bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ

Trang 30

-→ Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả bằng cái nhìn ngưỡng vọng từ dưới nhìnlên trên, sùng kính, tự hào Điều này có nghĩa người anh hừng sử thi đượctôn vinh tuyệt đối

* So sánh giữa cảnh chiến tranh và cảnh ăn mừng chiến thắng ta thấy có sựkhác nhau về dung lượng, về câu văn (Ngắn, mạnh - dài, hô ngữ), cảnh chếtchóc, đau thương gần như không xuất hiện → Dù nói về chiến tranh nhưngtác giả dân gian vẫn hướng về cuộc sống hoà bình, thịnh vượng, sự đoàn kếtthống nhất và sự lớn mạnh của toàn thể cộng đồng

→ Khát vọng của nhân dân gửi gắm vào những cuộc chiến tranh đóng vai trò

“bà đỡ của lịch sử”

→ Tầm vóc của người anh hùng với lịch sử cộng đồng. 

6.Đặc sắc khác về nghệ thuật của tác phẩm:

- Ngoài lời của nhân vật thì lời của người kể chuyện cũng rất sinh động góp

phần thể hiện nội dung của câu chuyện và môi trường diễn xướng đặc thùcủa sử thi:

Ví dụ: Cách nói “bà con xem…” xuất hiện 3 lần trong tác phẩm (lần đầu tiên

là khi Mtao Mxây xuất hiện, 2 lần tiếp theo là Đăm Săn chiến thắng hùngcường) cho thấy nét đặc thù của sáng tác – tiếp nhận sử thi:người kể sử thiluôn luôn có ý thức giao tiếp với người nghe sử thi.HÌnh ảnh người nghe hiệndiện trong lời kể tạo nên một cộng đồng kể, hát và thưởng thức sử thi, giaotiếp tự sự trong sử thi Tác dụng của lời kể hướng đến người xem, ngườinghe là tạo không khí chia sẻ giữa người trình diễn và người thưởng thức sửthi, chia sẻ tình cảm yêu quý, ngưỡng mộ người anh hùng của cộng đồng

- Sự kết hợp yếu tố của nhiều thể loại trong sử thi:

+ Sử thi Đăm Săn có yếu tố tự sự là chính, bên cạnh đó còn có sự kết hợpvới yếu tố kịch và yếu tố thơ

+ Yếu tố kịch thể hiện trong xung đột và cuộc chiến giữa Đăm Săn và MtaoMxây (qua lời thoại và hành động) tạo nên kịch tính cho câu chuyện

+ Yếu tố trữ tình – chất thơ đặc sắc của VB; chất thơ thể hiện trong nhữnglời thoại giàu cảm xúc của nhân vật Đăm Săn, chất thơ trong cảm xúc tônvinh người anh hùng một cách nồng nhiệt cuả người kể chuyện, chất thơtrong bức tranh sinh hoạt của con người giữa thiên nhiên, trong lời kể, tả,cách sử dụng các biện pháp tu từ

7 Lời người kể chuyện:

Trong đoạn trích này, lời người kể chuyện ở ngôi thứ ba, thể hiện thái độtôn vinh, ngợi ca người anh hùng Đăm Săn Cụm từ “bà con xem” được lặp

Trang 31

-lại nhiều lần, vừa như một lời mời gọi, -lại vừa là một lời giới thiệu, đồng thời

ẩn chứa trong đó thái độ tự hào của người kể Người kể tự hào về vẻ đẹp củangười anh hùng: “Bà con xem, chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứngtóc chàng dưới đất là một cái nong hoa…” Người kể chuyện bày tỏ sựngưỡng mộ về sự giàu có của cộng đồng Đăm Săn sau chiến thắng: “Chàng

mở tiệc ăn uống linh đình, thịt lợn thịt trâu ăn không ngớt, thịt lợn ăn đếncháy đen hết ống le, thịt dê ăn đến cháy đen hết ống lồ ô” Người kể chuyệnkhông giấu được niềm tự hào trước sự ngưỡng vọng của tất cả mọi ngườidành cho người thủ lĩnh của họ: “Bà con xem, nhà Đăm Săn đông nghịtkhách… Các khách tù trưởng đều từ phương xa đến”, “Từ khắp mọi miền,người ta khiêng rượu, khiêng lợn đến” Có những lúc, người kể chuyện trựctiếp bày tỏ cảm xúc của mình Những lời ngợi ca Đăn Săn vang lên vớinhững điệp khúc thật hào hùng: “Vì vậy, danh vang đến thần, tiếng lừngkhắp núi, đông tây đâu đâu cũng nghe danh tiếng Đăm Săn”, “chàng ĐămSăn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếngtăm lừng lẫy… Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”

Lời nhân vật:

Bên cạnh lời người kể chuyện thì lời của nhân vật cũng là một yếu tố nghệthuật quan trọng trong sử thi Trong đoạn trích “Đăm Săn chiến thắng MtaoMxây”, lời nói của nhân vật đã góp phần thể hiện tính cách nhân vật

Trước hết là lời của nhân vật Mtao Mxây:

Qua những lời nói của Mtao Mxay, ta thấy được hắn là một tên tù trưởng

ưa làm càn nhưng lại hèn nhát Khi Đăm Săn đến tận nhà của hắn và gọi hắnxuống thách đấu, hắn không dám xuống: “Ta không xuống đâu diêng ơi”.Phải tới lúc Đăm Săn đe dọa, hắn mới chịu xuống, nhưng qua lời nói lại bộc

lộ một tâm địa tiểu nhân, khi lo sợ Đăm Săn sẽ đâm lén mình: “Ngươi khôngđược đâm ta khi ta đang đi xuống đó, nghe” Lời nói của Mtao Mxây cũngcho thấy hắn là một kẻ bất tài: “Ta như gà làng mới mọc cựa klie, như gàmới mọc cựa êchăm, chưa ai dẫm phải mà đã gãy mất cánh” Dù bất tài,hèn nhát, nhỏ nhen, nhưng Mtao Mxây lại là một kẻ ưa khoác lác Hắn tự vỗngực cho mình là “một người đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, xéo nátđất đai thiên hạ”

Lời của Đăm Săn:

Trái lại, những lời nói của Đăm Săn lại giúp bộc lộ những phẩm chất tốtđẹp của chàng Chàng dũng cảm, tự tin trong việc đưa ra lời thách đấu: “Ơdiêng! Xuống đây! Ta thách ngươi đọ dao với ta đấy!”, trong việc nhườngquyền múa khiên cho kẻ thù: “Ngươi múa trước đi, ơ diêng!”, “Ngươi cứ múa

đi, ơ diêng” Chàng quân tử, khinh bỉ suy nghĩ tiểu nhân của kẻ thù: “Sao talại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn náicủa nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!”, “Sao ta lại đâmngươi khi ngươi đang đi nhỉ? Ngươi xem, đến con trâu của nhà ngươi trong

Trang 32

-chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là!” Chàng khiêm tốn, không kiêucăng khoác lác: “Ta thì đâu có cậu mà học cậu, đâu có bác mà học bác”.Lời thoại của Đăm Săn trong đoạn trích “Đăm Săn chiến thắng MtaoMxây” cũng chứng tỏ chàng là một con người có tài tổ chức, cai quản cộngđồng, thể hiện ở việc chàng ra lệnh cho tôi tớ mở tiệc ăn mừng chiến thắng:

“Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu! Rượu năm ché, trâu dângmột con để cúng thần” Lời nói của Đăm Săn còn cho thấy chàng là một conngười hào phóng, hiếu khách, yêu thương mọi người trong cộng đồng củamình: “Hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến vớita”

III Tổng kết

1 Nghệ thuật: 

- Biện pháp khoa trương cường điệu được sử dụng triệt để  trong việc miêu

tả người anh hùng lí tưởng của bộ tộc, làm cho người anh hùng đẹp toàndiện, từ lí tưởng, thể chất, hành động

- Sử dụng ngôn ngữ : Ngôn ngữ đối thoại linh hoạt, giàu kịch tính, ngôn ngữngười kể chuyện hấp dẫn, sinh động. 

- Hình ảnh ví von so sánh, giàu nhạc điệu, gắn với lời ăn tiếng nói của ngườiTây Nguyên

- Kết cấu đối xứng

- Giọng văn trang trọng, hào hùng

2 Nội dung:

-  Ca ngợi người anh hùng tài năng, phẩm chất cao đẹp: trọng danh dự, gắn

bó với hạnh phúc gia đình, thiết tha với sự phồn vinh của thị tộc

- Khát vọng cao đẹp của con người đã được khẳng định từ ngàn xưa

TRẢ LỜI CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

(tr.42)

1 Tóm tắt các sự kiện chính của văn bản:

- Sự kiện 1: Đăm Săn đưa ra lời thách thức đọ đao cùng Mtao Mxây

- Sự kiện 2: Cuộc đọ đao của Đăm Săn và Mtao Mxây diễn ra Mtao Mxâyrung khiên múa, tiếng kêu lạch xạch như quả mướp khô Ngược lại, Đăm Sănmỗi lần rung khiên thì vượt một đồi tranh, một đồi lồ ô, chạy nhanh vun vút

- Sự kiện 3: Khi đã thấm mệt, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho miếngtrầu nhưng Đăm Săn đã đớp được và sức mạnh càng nhân lên

Trang 33

- Sự kiện 4: Đăm Săn dùng cây giáo thần của mình nhằm đâm Mtao Mxâynhưng mãi không thủng Khi chàng vừa chạy vừa ngủ thì được ông Trời báomộng dùng cái chày mòn ném vào tai địch

- Sự kiện 5: Đăm Săn nghe lời làm theo, kết quả Mtao Mxây thất bại

- Sự kiện 6: Sau khi giành được chiến thắng, Đăm Săn kêu gọi dân làngcủa Mtao Mxây đi theo mình

Sự kiện 7: Đăm Săn cùng dân làng mở tiệc ăn mừng suốt cả mùa khô

2 Đăm Săn gặp khó khăn gì vào thời điểm cuối cuộc giao chiến? Nhờ đâu mà chàng vượt được khó khăn?

- Khó khăn mà Đăm Săn gặp phải vào thời điểm cuối cuộc giao chiến vớiMtao Mxây là:

+ Đăm Săn dùng cây giáo thần của mình nhằm vào đùi và người của MtaoMxây nhưng kết quả không thủng

+ Đồng thời lúc này, Đăm Săn cũng đã thấm mệt

- Chàng vượt qua được khó khăn ấy để giành chiến thắng nhờ vào sự giúp

đỡ của ông Trời:

+ Khi chàng vừa chạy vừa ngủ, đã nằm mộng thấy ông Trời mách rằnghãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai kẻ địch

+ Đăm Săn bừng tỉnh, thực hiện đúng theo lời dặn của ông Trời và đã giếtđược Mtao Mxây, giành chiến thắng

3 So sánh hai nhân vật để thấy Đăm Săn xứng đáng được xem là người anh hùng của cộng đồng:

- Lúc đầu buông lời ngạo nghễ,trêu tức Đăm Săn

- Hiệp 2: Bắt được miếng trầucủa Hơ Nhị, sức mạnh tăng lên,dùng cái chày mòn ném trúngvành tai Mtao Mxây

- Hiệp 1: Múa khiên kêu lạchxạch như quả mướp khô; bướcthấp bước cao chạy hết từ bãitây sang bãi đông; vung daochỉ chém trúng cái chão cộttrâu

- Hiệp 2: Mtao Mxây tháo chạy,tránh quanh chuồng trâu,chuồng lợn và cuối cùng ngãlăn ra đất

Trang 34

4 Phân tích một số lời thoại của Đăm Săn giúp thể hiện tính cách,

vị thế xã hội của Đăm Săn:

- “Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy!” hay

“Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiêncủa nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái càu thang của nhà người chẻ ra kéolửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem!”

=> Qua hai câu thoại trên có thể thấy rằng Đăm Săn là một tù trưởng bảnlĩnh, gan dạ, tự tin, không hề sợ hãi kẻ thù

- “Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợnnái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!”

=> Câu thoại này thể hiện Đăm Săn là người trọng lời hứa, quân tử

- “Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dànhlàm gì?”

=> thể hiện thái độ coi thường của Đăm Săn đối với Mtao Mxây

- “Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu! ( ) Hỡi anh em trongnhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta chậu thau âu đồngnhiều không còn chỗ để”

=> Từ lời thoại này, Đăm Săn hiện lên là một người trọng tình nghĩa, khichiến thắng vang dội vẫn luôn ghi nhớ công ơn của tổ tiên, buôn làng vì đãgiúp đỡ mình; chàng cũng là một người tù trưởng hào phóng, hiếu khách,xứng đáng là một vị tù trưởng, một vị anh hùng của buôn làng

5 Cho biết:

a Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản:

- Lối nói quá được sử dụng trong văn bản:

+ “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh Một lần xốc tới nữa, chàngvượt một đồi lồ ô”

+ “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”

+ “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật

rễ bay tung”

=> Lối nói quá được sử dụng trong văn bản nhằm tô đậm tài năng và sứcmạnh phi thường của Đăm Săn

- Cách ví von được sử dụng trong văn bản:

+ “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô” => Cho thấy sự bất tài,vụng về của Mtao Mxây

+ “Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc”=> Làm nổi bậtsức mạnh phi thường của Đăm Săn

- Ngôn ngữ sử thi trong văn bản khá giản dị, hàm súc, tạo không khí hàohùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ (“Chàng múa trên cao, giónhư bão Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”); sử dụng những từ ngữ địa

Trang 35

-phương mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên (ché rượu, khiên, diêng, cồng hlong, ).

b Cụm từ “bà con xem”: được lặp lại khá nhiều lần trong văn bản Đó

thường là lời của các già làng, trưởng bản nói và hướng đến bà con quanhbản Việc sử dụng những cụm từ như vậy trong văn bản sử thi nhằm:

+ Giúp câu chuyện tăng tính khách quan, chân thực

+ Giúp làm nổi bật đặc trưng của sử thi

+ Giúp người nghe chú ý vào vấn đề mình đang nói

+ Tìm sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy

6 Cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản:

a Cảnh tiệc tùng:

- Nhà Đăm Săn đông nghịt khách, tôi tớ đầy nhà

- Thịt lợn, thịt trâu ăn không ngớt, ăn đến cháy đen hết ống le, ống lồ ô

b Hình ảnh Đăm Săn:

- Nằm trên võng, tóc thả trên sàn

- Đăm Săn chiêng lắm la nhiều, đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa,đánh đâu đập tan đó

- Danh tiếng vang lừng

- Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, taiđeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm,

=> Hình ảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản chothấy không khí hội hè của người Ê-đê diễn ra trong thời gian khá dài cùngnhững phong tục độc đáo Tất cả mọi người dân trong bản tập trung về mộtnơi Họ ăn mừng chiến thắng cùng nhau, góp công, góp sức, góp của và đặcbiệt họ rất kính trọng, biết ơn, tôn thờ một người tù trưởng vừa có tài, vừa cótâm như Đăm Săn

7 Có người cho rằng văn bản “Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây”

có đủ yếu tố của truyện, kịch, thơ Quả đúng như vậy:

- Yếu tố truyện: văn bản kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và MtaoMxây cùng những kì tích mà người anh hùng Đăm Săn đã có được

- Yếu tố thơ: trong bài có những câu văn khá ngắn, chất chứa vần và nhịpđiệu trong đó (“Chàng múa trên cao, gió như bão Chàng múa dưới thấp, giónhư lốc”…)

- Yếu tố kịch: văn bản chủ yếu là cuộc hội thoại giữa hai nhân vật chính làĐăm Săn và Mtao Mxây; các lời thoại cũng được phân chia rõ ràng theo tênnhân vật

VĂN BẢN 2: GẶP KA-RÍP VÀ XI-LA

(Trích Ô-đi xê, sử thi Hi Lạp)

Trang 36

+ Cuộc đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia đình của người Hi Lạp cổ ->

ca ngợi giá trị tình cảm gắn bó, thủy chung

3 Đoạn trích: Gặp Ka-ríp và Xi-la

a Vị trí: Thuộc khúc ca thứ XII của sử thi “Ô- đi-xê”.

b.Ngôi kể: ngôi thứ nhất - xưng “tôi”(nhân vật Ô-đi-xê)

- Cuối cùng vượt qua thử thách và tiếp tục hành trình trở về quê hương

II Nội dung:

1 Tóm tắt cốt truyện:

Ô-đi-xê và các thuỷ thủ lên đường vượt biển về quê và được báo trước làphải chuẩn bị tinh thần đối mặt với mọi nguy hiểm Các thuỷ thủ phải nhétsáp ong vào hai tai để tránh nghe tiếng hát ma mị của các nàng Xi-ren;riêng Ô-đi-xê được nghe hát nhưng phải trói mình vào cột buồm để tránhnguy hiểm Tiếp đến, các thuỷ thủ tránh được Ka-ríp – quái vật giăng cạm

Trang 37

-bẫy khủng khiếp chực nhấn chìm thuỷ thủ xuống đáy biển, nhưng lại rơi vàocạm bẫy của quái vật Xi-la: sáu thuỷ thủ – những tay chèo khoẻ nhất của Ô-đi-xê – bị ăn thịt Ô-đi-xê tận mắt chứng kiến đồng đội gặp nạn, nhưngkhông có cách nào cứu giúp họ, chàng vô cùng thương xót

Nội dung khái quát: Đoạn trích nói về những thử thách đối với Ô-đi-xê và

các bạn đồng hành khi gặp các quái vật biển Qua đó nổi bất sức mạnh và trítuệ của người anh hùng Ô-đi-xê

3 Thử thách đầu tiên: Vượt qua giọng hát đầy ngọt ngào của các nàng Xi-ren

- Hành trình vượt thử thách qua lời nói, hành động của Ô-đi-xê:

+ Nói với những người bạn đồng hành về lời tiên đoán của nàng Xi-ếc-xê: đầu tiên phải coi chừng các nàng Xi-ren quyến rũ, coi chừng giọng hát và cánh đồng cỏ đầy hoa của các nàng và hướng dẫn họ cách đối phó

-> Lời căn dặn tỉ mỉ, kĩ càng, chu đáo kèm theo thái độ bồn chồn, lo lắng củamột người thủ lĩnh

+ Khi chuẩn bị đi qua đảo của các nàng Xi-ren, Ô-đi-xê lấy thanh kiếm cắt lấy một bánh sáp to, nhào nhuyễn, nút chặt tai của các bạn đồng hành Còn mình thì để bạn đồng hành lấy dây thừng buộc chân tay lại và trói vào cột buồm

-> người thủ lĩnh đầy trách nhiệm, nhận cửa ải khó khăn, nguy hiểm nhất vềmình (để mình nghe giọng hát của các nàng Xi-ren)

- Khi nghe giọng hát du dương của các yêu nữ

Trang 38

-hung ác, Ô-đi-xê náo nức muốn nghe họ quá và yêu cầu các bạn đồng hành cởi trói cho mình >< các bạn đồng hành càng trói chặt hơn Khi không còn nghe tiếng nói và tiếng hát nữa, họ mới rút sáp ở tai và cởi trói cho Ô-đi-xê

=> Các bạn đồng hành đã tuân thủ tuyệt đối lời căn dặn tỉ mỉ của Ôđixê

->Qua đó thể hiện sự tin tưởng của họ đối với trí tuệ và sức mạnh của người thủ lĩnh anh hùng

=> Thái độ của Ô-đi-xê: dù lúc đầu mang tâm trạng bồn chồn, lo lắng nhưngvẫn thể hiện sự kiên định và quyết tâm cùng các bạn đồng hành vượt qua thử thách => phẩm chất cần có của một thủ lĩnh anh hùng

* Kết quả của thử thách: Ô-đi-xê và các bạn đồng hành an toàn đi ra khỏi

đảo của các nàng Xi-ren

4 Thử thách đối mặt với những quái vật biển Ka-ríp và Xi-la

=> Ô-đi-xê bình tĩnh và dùng lời dịu ngọt động viên, khích lệ họ:

+ Ô-đi-xê khích lệ họ, nhắc tới tai họa của Xi-clốp(một tại nạn lớn) đã xảy ra với họ nhưng nhờ có lòng dũng cảm của họ đi kèm với mưu trí của Ô-đi-xê

đã giúp họ vượt qua tại họa ghê gớm đó

+ Kêu gọi lòng dũng cảm của họ và khuyên họ nghe lời mình

+ Dặn dò, hướng dẫn họ vượt qua thử thách: Bạn ngồi bên cọc chèo, hãy đạp sâu mái chèo; còn bạn hoa tiêu lái tránh màn sương và những ngọn sóng, cẩn thận cho thuyền ven theo dây đá ngầm, tránh chệch hướng

+ Không nhắc gì tới Xi-la vì sợ họ sợ quá, trốn hết xuống dưới khoang thuyền

=> Những lời dịu ngọt của Ô-đi-xê đã phát huy tác dụng Nó vừa cổ vũ,tạo thêm sức mạnh cho các bạn đồng hành, vừa khiến họ tin tưởng, đồng

lòng vượt qua thử thách => Một người thủ lĩnh mưu trí, biết nắm bắt tâm lí người khác để tạo niềm tin cho họ

- Hành trình vượt thử thách:

+ Chèo thuyền tiến thẳng vào eo biển hẹp, một bên Xi-la, một bên Ka-ríp ùng ục cuốn nước biển

Trang 39

-+ Ka-ríp và Xi-la tấn công dồn dập: nó nhả nước ra-> cả biển khơi chuyển động sôi lên, bọt nó phun lên cao, rơi xuống cả hai dãy núi rồi nó lại nuốt vào làm biển sùng sục cuộn lên, vách đá kêu réo ghê sợ, đáy biển lộ ra mặt cát đen thẫm,

=> Bằng các hàng loạt các động từ mạnh, liên tiếp, từ láy và trí tưởng tượng

kì diệu, tác giả cho người ta thấy sự hung hãn, đáng sợ của những quái vật biển Ka-ríp và Xi-la, báo hiệu một tai họa lớn, đầy nguy hiểm đối với Ô-đi-xê

và các bạn đồng hành

=> Sự tấn công của Ka-ríp và Xi-la làm các bạn đồng hành hoảng hốt, sợ hãinhưng họ vẫn cố gắng trèo để vượt qua tai họa => Dũng cảm, một lòng tuân lời của Ô-đi-xê, không dừng lại và chạy trốn trong giờ phút hiểm nguy

- Kết quả của thử thách: Dù đã được cảnh báo, đã có những dự liệu khôn ngoan, đề phòng khả năng xấu nhất, Ô-đi-xê và các bạn đồng hành vẫn phảiđối mặt với nhiều bất ngờ:

+ Thủy quái 6 đầu Xi-la bắt mất sáu tay chèo khỏe nhất : tiếng kêu gào và cánh tay cầu cứu của họ -> cảnh tượng thương tâm nhất đối với Ô-đi-xê =>

Sự thương xót đối với cái chết của những người bạn

+ Ô-đi-xê và những người bạn còn lại vượt qua thử thách => Sự kiên định, lòng dũng cảm, một lòng tiến về phía trước

=> Qua hành trình vượt qua những thứ thách trên, tác giả muốn ca ngợi đi-xê - một vị thủ lĩnh mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng đối diện với những thách thức, hiểm nguy, tạo niềm tin cho những người bạn đồng hành, cùng nhau vượt qua thử thách

Ô-=> Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất khiến sự việc chân thực hơn; bộc lộ rõhơn suy nghĩ và thái độ của người trong cuộc

5 Ý nghĩa hành trình vượt qua thử thách của Ô-đi-xê

- Quái vật biểnXi-la biểu tượng cho mạch đá ngầm, Ka-ríp muốn chỉ hiện tượng xoáy nước khổng lồ tại eo biển hẹp => Hành trình vượt qua thử thách của Ô-đi-xê và những người bạn đồng hành đã phản ánh nhận thức và cách

lí giải về hành trình gian khổ của con người chinh phục thiên nhân bằng trí tuệ, sức mạnh, ý chí, lòng dũng cảm, làm nên những điều phi thường

- Ca ngợi hình ảnh người anh hùng, người thủ lĩnh với những vẻ đẹp đại diện cho cả cộng dồng: sức mạnh, trí tuệ, bản lĩnh và đầy trách nhiệm Từ đó, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp và sức mạnh của cộng đồng mà người anh hùng

đó đại diện

=> Cảm hứng chủ đạo của sử thi nói chung

Trang 40

-* Các chi tiết kì ảo:

- Các nàng yêu nữ hung ác Xi-ren

- Quái vật biển Ka-ríp và Xi - la

=> Làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn, đồng thời cũng là một cách lí giải của người dân Hi Lạp cổ đại về hiện tượng tự nhiên

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện:

Cốt truyện xoay quanh hành trình vượt qua các thử thách của Ô-đi-xê vàđồng đội Truyện chứa đựng nhiều yếu tố kì ảo, bất ngờ, tạo nên sức hấpdẫn to lớn: chi tiết tiếng hát mê hoặc của những nàng Xi-ren; hình ảnh dữdội của hai quái vật Xi-la và Ka-rip; những hành động của Ô-đi-xê và đồngđội nhằm vượt qua thử thách; kết cục bi thảm của những người đồng đội

Lời người kể chuyện:

Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất, tức lời người kể chuyện cũng chính làlời của nhân vật chính, người trực tiếp trải qua mọi biến cố Việc lựa chọnngôi kể như vậy làm cho nhân vật chính có cơ hội tự bộc lộ tính cách, tâmtrạng, cách giao thiệp của mình gia tăng độ tin cậy bởi người kể là ngườitrong cuộc, tự kể trải nghiệm của mình Thêm nữa, với Ô-đi-xê, kể câuchuyện về hành trình, thử thách và tai họa của mình là cách duy nhất đểthuyết phục và chờ đợi sự cứu giúp của nhà vua, hoàng hậu, công chúa củaquốc đảo Phê-ki-a Câu chuyện, cách kể của chàng đã làm họ xúc động vàkính yêu, sau đó, chàng nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình, hậu hĩnh

Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Phẩm chất của người lãnh đạo thể hiện bản lĩnh của người anh hùngtrước các tình huống thử thách đòi hỏi tập hợp sức mạnh của tập thể Hìnhtượng nhân vật Ô-đi-xê cho thấy tác giả sử thi đặc biệt đề cao trí tuệ và sựkhôn khéo của người anh hùng sử thi

Ngày đăng: 21/07/2024, 20:47

w