Năng lực đặc thù Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: - Vận dụng được hiểu biết về bối cảnh lịch sử, tác giả, truyện thơ Nôm, thểloại thơ Đường luật để đọc hiểu những đoa
Trang 1Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
Trường:THPT Bắc Bình
Đọc hiểu văn bản:
- Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp
- Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- Đọc “Tiểu Thanh kí”
1.521
Thực hành đọc hiểu: Anh hùng tiếng đã gọi rằng (Trích Truyện Kiều –
Nguyễn Du)
1
Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học; năng lực tư duy phản biện; năng lực hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo
Năng lực đặc thù Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học:
- Vận dụng được hiểu biết về bối cảnh lịch sử, tác giả, truyện thơ Nôm, thểloại thơ Đường luật để đọc hiểu những đoạn trích tiêu biểu trong TruyệnKiều, thơ chữ Hán của Nguyễn Du; thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tài năngcùng những đóng góp to lớn của đại thi hào với sự phát triển của văn họcdân tộc
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm, tác dụng của biện pháp đối trongvăn bản
- Biết viết bài nghị luận và biết thuyết trình, giới thiệu về một tác phẩmnghệ thuật tự chọn (điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, hội hoạ,…)
II PHẨM CHẤT
- Tự hào về Nguyễn Du và có ý thức phát huy di sản văn học của đại thi hào dân tộc
- Bồi đắp tinh thần yêu nước, niềm tự hào về nền văn hiến, văn hóa và lịch sử dân tộc; bồi đắp tìnhcảm nhân đạo, biết cảm thông cho số phận con người, nhất là người phụ nữ
B.THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1 Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập, video…
2 Thiết bị: Máy chiếu, bảng, máy tính
C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ngày soạn: 21/9/2023
Ngày dạy: Dạy sau 1 tuần Tiết 11-12 Đọc hiểu văn bản:
VĂN BẢN 1: NGUYỄN DU– CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
I Mục tiêu
1 Năng lực
Giáo viên : Đặng Xuân Lộc Tổ Ngữ Văn THPT Bắc Bình
Trang 2Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
*Năng lực chung: NL tự chủ và tự học; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL giao tiếp và hợp tác,
*Năng lực đặc thù:
- Năng lực thu thập, phân tích các thông tin liên quan đến tác giả văn học (tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp)
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về sự nghiệp văn học và những đóng góp của mộttác giả văn học
- Năng lực thuyết trình về một tác giả văn học
- Nhận biết được mối liên kết giữa văn bản Nguyễn Du – cuộc đời và sự nghiệp với các bài đọc tiếp
theo trong bài học 2
2 Phẩm chất
- Trân trọng những tài năng, tâm huyết cùng những đóng góp của Nguyễn Du đối với nền văn học Việt Nam thời trung đại
- Có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2 Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần
3 GV yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:
Đọc trước văn bản “Nguyễn Du – cuộc đời và sự nghiệp” trong SGK Ngữ văn 11, Tập một
- Nhiệm vụ chung:
+ Đọc toàn bộ văn bản, gạch chân những luận điểm chính, trả lời các câu hỏi SGK
+ Tóm tắt cả nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy
- Nhiệm vụ riêng theo nhóm: Mỗi nhóm nghiên cứu sâu về một nội dung của bài học để trở thành
chuyên gia có thể giải đáp thắc mắc của các bạn Các nhóm thực hiện thảo luận câu hỏi của nhómmình và tìm hiểu các nội dung kiến thức của các nhóm khác để đặt câu hỏi cho các nhóm khác trongquá trình học
+ Cá nhân: Nghiên cứu mục I Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú.
2 Đặc sắc nội dung
3 Đặc sắc nghệ thuật
=> Về hình thức trình bày sản phẩm nhóm: thuyết trình, trình chiếu powerpoint, phiếu học tập A0,…
Trang 3Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
(Khuyến khích các nhóm sáng tạo sản phẩm học tập, ví dụ HS có thể thiết kế trang Facebook cá nhân
về tác giả Nguyễn Du; thiết kế sơ đồ tư duy sản phẩm học tập, trình bày bằng hình thức toạ đàm hoặcphỏng vấn HS – MC hoặc MC – nhà nghiên cứu,…)
+ Mỗi HS chuẩn bị bài thuyết trình ngắn về tác phẩm Truyện Kiều để trình bày trước lớp (giá trị nhân
đạo, thành công về mặt nghệ thuật,…)
III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
b Nội dung hoạt động: HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mới.
c Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
d Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức trò chơi: Hiểu ý đồng đội
- Yêu cầu: Mỗi dãy là 01 đội.
+ Mỗi đội cử 01 HS lên quay lưng lại với bảng
+ Các HS còn lại bên dưới của đội gợi ý để HS trên bảng đoán ra các từ khóa
+ Thời gian: 02 phút/đội/gói 04 từ khóa
(Chú ý: Lời gợi ý không được chứa tiếng nào trong từ khóa mà GV cho)
- Câu hỏi kết nối bài học: ? Các từ khóa có liên quan gì đến bài học hôm nay?
Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ
- HS tham gia trò chơi
- HS lí giải các từ khoá ở 2 gói từ liên quan đến Nguyễn Du (quê hương, tác phẩm chính, hình tượng trong tác phẩm, tên chữ, thành công về nghệ thuật, )
- GV quan sát, hỗ trợ góp ý
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV dẫn vào bài mới: Trong bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, Tố Hữu có viết:
“Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng
Nhân tình nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như?”
Để hiểu rõ hơn về đại thi hào Nguyễn Du, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cuộc đời và sựnghiệp của ông trong tiết học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1 Tìm hiểu chung về văn bản
a Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được những nét chung về văn bản: nội dung chính, phương thức biểu
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản: giọng
I Tìm hiểu chung về văn bản
- Nhan đề của văn bản nêu bật được hai nội dungGiáo viên : Đặng Xuân Lộc Tổ Ngữ Văn THPT Bắc Bình
Trang 4Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
đọc to, rõ ràng, chú ý các mốc thời gian và
các trích dẫn về tác phẩm của Nguyễn Du
- Gọi một vài HS đọc theo từng đoạn/phần và
tìm hiểu các chú thích SGK, giải thích các từ
khó
-Trả lời các câu hỏi sau:
+ Dựa vào nhan đề cho biết văn bản đề cập
đến vấn đề gì?
+ Các thông tin trong văn bản được thu
thập/lấy từ các lĩnh vực nào?
+Văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự
nghiệp gồm mấy phần, mỗi phần giới thiệu
cho người đọc nội dung gì?
Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- Các thông tin trong văn bản thuộc các lĩnh vực lịch
sử, nghiên cứu và phê bình văn học…
- Bố cục văn bản: Gồm 2 phần:
+ Phần I Cuộc đời từng trải với vốn sống phong
phú: Giới thiệu quê hương, gia đình, thời đại và
những nét chính trong cuộc đời Nguyễn Du có ảnhhưởng lớn đến sáng tác của đại thi hào
+ Phần II Đại thi hào dân tộc:
++ Giới thiệu những tác phẩm chính của Nguyễn
Du, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm
++ Giới thiệu nội dung nhân đạo trong sáng tác củaNguyễn Du
++ Giới thiệu thành công đặc sắc về nghệ thuậttrong sáng tác của Nguyễn Du
Hoạt động 2.2 Đọc-hiểu chi tiết văn bản
a Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những nét nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới
sáng tác của ông
- Thấy được những đóng góp to lớn của Nguyễn Du về nội dung tư tưởng và nghệ thuật
- Thấy được mối liên hệ giữa bài học về tác gia với các bài học đọc hiểu văn bản tiếp theo
b Nội dung hoạt động: HS làm việc nhóm, báo cáo sản phẩm đã chuẩn bị trước tiết học.
c Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, PHT.
d.Tổ chức thực hiện:
Phiếu học tập 01: Tìm hiểu mục I Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú
Nội dung tìm hiểu Đặc điểm Ảnh hướng tới sáng tác văn
chương của Nguyễn Du
1 Thời đại Nguyễn Du
sự kiện vàdấu mốcquan trọng)
Phiếu học tập 02: Tìm hiểu mục II Tìm hiểu sự nghiệp của bậc đại thi hào dân tộc
Thao tác 1: Tìm hiểu mục I Cuộc đời từng
trải với vốn sống phong phú
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
I Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú
Nội dung tìm hiểu Sáng tác bằng chữ Hán Sáng tác bằng chữ Nôm
Trang 5Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
Kĩ thuật Think – pair – share:
- Suy nghĩ cá nhân rồi thảo luận cặp đôi để
hoàn thành Phiếu học tập 01
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS suy nghĩ và thảo luận cặp đôi
+ GV quan sát, khích lệ HS
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp
chương của Nguyễn Du
1 Thời đại Nguyễn Du
sống Thời đại nhiều biến động:+ Giai đoạn cuối của nhà Lê,
giai đoạn sụp đổ của triềuđình vua Lê – chúa Trịnh + Thời kì bão táp của phongtrào khởi nghĩa nông dân,đỉnh cao là phong trào TâySơn
Nguyễn Du là nhân chứng củathời đại => Suy ngẫm về cuộc đời
và thế thái nhân sinh
Nguyễn Du tiếp nhận văn hoá củanhiều vùng quê khác nhau
Gia đình,dòng họ Gia đình, dòng họ vừa cótruyền thống khoa bảng, đỗ
đạt làm quan; vừa có truyềnthống văn hoá, văn học
Là môi trường thuận lợi để pháttriển nhân cách và nuôi dưỡng tàinăng của Nguyễn Du
Cuộc đờiriêng(những sựkiện và dấumốc quantrọng)
Cuộc đời nhiều thăng trầm:
- Thời thơ ấu vàng son
+ Đem lại vốn sống thực tế, hiểuhơn về thân phận con người; nắmđược ngôn ngữ nghệ thuật dângian
- Nâng tầm khái quát về tư tưởng
xã hội, về thân phận con ngườiGiáo viên : Đặng Xuân Lộc Tổ Ngữ Văn THPT Bắc Bình
Trang 6Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
trong thơ
* Nhận xét khái quát về cuộc đời Nguyễn Du:
- Cuộc đời trải qua nhiều biến cố, thăng trầm cùng với vốn văn hoá, văn học Trung Quốc có đượcqua sách vở đã tạo cho Nguyễn Du một trí tuệ thông thái, một tâm hồn nghệ sĩ phong phú Đây là tiền
đề quan trọng cho các sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du
- Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng Hoà bình thế giới công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới
và kỉ niệm 200 năm năm sinh của ông
Thao tác 2: Tìm hiểu mục II Đại thi hào
dân tộc
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
- Báo cáo sản phẩm hoạt động nhóm: GV
đã giao nhiệm vụ thảo luận nhóm ở nhà, trước
bằng chữ Nôm của Nguyễn Du
- GV phân công đại diện các nhóm báo cáo:
+ Nhóm 1 báo cáo sản phẩm; các nhóm 4, 5,
6 đặt câu hỏi phản biện
+ Nhóm 4 báo cáo sản phẩm; các nhóm 1, 2,
3 đặt câu hỏi phản biện
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ
+ Các nhóm treo sản phẩm nhóm đã chuẩn bị,
cử đại diện báo cáo theo phân công
+ GV quan sát, khích lệ HS
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm 1, 4 báo cáo sản phẩm.
- Các nhóm khác đánh giá phần báo cáo sản
phẩm của nhóm 1, 4 theo rubric đánh giá.
Bước 4: Đánh giá, kết luận
GV tổng hợp ý kiến, chuẩn kiến thức (trình
chiếu slide)
II Đại thi hào dân tộc
Phiếu học tập 02: II Đại thi hào dân tộc
Nội dung tìm hiểu Sáng tác bằng chữ Hán Sáng tác bằng chữ Nôm
1 Các tác phẩm
chính
Có 3 tập thơ với tổng số 250 bài sángtác vào nhiều thời kì khác nhau
- Thanh Hiên thi tập (tập thơ của
Thanh Hiên): 78 bài viết khi sống ởquê vợ Thái Bình và Nghi Xuân
- Nam trung tạp ngâm (các bài thơ
ngâm khi ở phương Nam) viết khi ralàm quan nhà Nguyễn
Trang 7Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
chuyến đi sứ ở phương Bắc) gồm 131bài viết khi đi sứ (ở Trung Quốc)
- Niềm tự thương: cảm nhận mìnhcùng hội cùng thuyền với những sốphận tài năng mà bi kịch => nét mớitrong tinh thần nhân đạo của Nguyễn
Du (Đây là nét khác biệt về nội dungnhân đạo của thơ chữ Hán so với
Truyện Kiều)
*Truyện Kiều:
Tố cáo xã hội bất công, tàn bạo; Tiếng nói đồng cảm với những khátvọng chân chính của con người:tiếng nói ca ngợi tình yêu tự do,chung thuỷ; ca ngợi khát khao sống;niềm tin vào công lí, lẽ phải
-*Văn tế thập loại chúng sinh: Chủ
nghĩa nhân đạo, chú ý tới kiếpngười nhỏ bé trong xã hội
=>Là tiếng khóc khóc thương chonhững loại người trong xã hội(người phụ nữ, trẻ em, người laođộng,…)
3 Đặc sắc nghệ
thuật
- Phần lớn được viết theo thể Đườngluật với đủ các tiểu loại: tứ tuyệt, bát
cú, trường thiên (xét theo số câu);
ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn (xéttheo số chữ)
- Bút pháp nghệ thuật phong phú, đadạng: trữ tình, tự sự, hiện thực, tràophúng
- Tính chất cô đọng, hàm súc, “ý tạingôn ngoại”
- Nghệ thuật đối
- Chất trữ tình hoà quyện chất triết líđem đến sự thâm trầm, sâu sắc chothơ văn chữ Hán Nguyễn Du
Truyện Kiều: Có những sáng tạo rất
lớn, rất quan trọng dựa trên cốttruyện tiếp thu từ tiểu thuyết
chương hồi Kim Vân Kiều truyện
(Trung Quốc):
+ Chuyển thể loại từ tiểu thuyếtchương hồi sang truyện thơ Nôm,phát huy thế mạnh của cả tự sự vàtrữ tình
+ Thay đổi điểm nhìn trần thuật: từngười đứng ngoài câu chuyện đếnngười trong cuộc
+ Lời kể: đặc biệt thanh công vớihình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp.+ Nghệ thuật xây dựng nhân vât:tính cách có sự thay đổi theo hoàncảnh; được khắc hoạ bằng cả bútpháp ước lệ và bút pháp tả thực;qua cả hình thức bên ngoài với đờisống nội tâm Nghệ thuật miêu tảnội tâm nhân vật tinh tế, sắc sảo.+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình+ Sáng tác bằng thể thơ lục bát;đóng góp làm giàu cho ngôn ngữtiếng Việt
Giáo viên : Đặng Xuân Lộc Tổ Ngữ Văn THPT Bắc Bình
Trang 8Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
Phiếu Rubric đánh giá sản phẩm thuyết trình của các nhóm:
Họ tên người đánh giá: ……… Nhóm được đánh giá:…………
(0 – 4 điểm)
ĐẠT (5 – 7 điểm)
TỐT (8 – 10 điểm)
Hình thức
(2 điểm)
0 điểm
- Trình bày cẩu thả;
- Sai nhiều lỗi chính tả
- Nội dung sơ sài
- Có sự sáng tạo
Thuyết trình
(2 điểm)
0 điểm
Lời nói còn ấp úng, chưa
đủ âm lượng nghe, chưa tự tin
1 điểm
Lời nói tương đối rõ ràng,
âm lượng đủ nghe nhưngchưa tự tin
a Mục đích: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao.
c Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nêu khái quát các vấn đề cơ
bản đáng ghi nhớ của văn bản Nguyễn Du
-cuộc đời và sự nghiệp (về nội dung và nghệ
thuật)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động thảo luận theo cặp
GV quan sát, khích lệ
Bước 3 : Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi một số HS trả lời câu hỏi
Các HS khác lắng nghe, bổ sung
- Đánh giá những đóng góp của những sáng tác củaNguyễn Du cho nền văn học dân tộc về cả nội dung
tư tưởng và nghệ thuật
Trang 9Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
nhân, chuẩn hóa kiến thức
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để thực hiện bài tập GV giao
b Nội dung: Vẽ sơ đồ tư duy bài học
c Sản phẩm: Sơ đồ tư duy HS vẽ.
d Tổ chức thực hiện:
1 Nhiệm vụ 1: Trò chơi Rung chuông vàng mini
Câu 1: Tên một tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du là:
A Đoạn trường tân thanh
B Thanh Hiên thi tập
C Văn tế thập loại chúng sinh
D Thác lời trai phường nón
Câu 2: Tên một tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du là:
A Đoạn trường tân thanh
B Bắc hành tạp lục
C Thanh Hiên thi tập
D Độc Tiểu Thanh kí
Câu 3: Tập thơ “Thanh Hiên thi tập” được Nguyễn Du viết vào thời điểm nào?
A
Những năm tháng trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn
B Khi ông làm quan cho nhà Nguyễn
C Trong chuyến đi sứ Trung Quốc
D Giai đoạn cuối đời
Câu 4: Dòng nào KHÔNG đúng về tư tưởng, tình cảm Nguyễn Du trong các sáng tác bằng chữ Hán?
A Ca ngợi, đồng cảm với nhân cách cao thượng và phê phán cái xấu.
B Nắm vững nhiều thể thơ Trung Quốc, làm theo thể cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật,…
C Phê phán xã hội phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người; cảm thông với những số phận nhỏ bé, bị chà đạp
Câu 5: Hai câu thơ sau thuộc tác phẩm nào dưới đây?
D Văn tế thập loại chúng sinh
Câu 6: Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu ?
A Từ cốt truyện dân gian
B Từ một tác phẩm tự sự của Trung Quốc
D Từ cuộc đời một người con gái có tên là Tiểu Thanh
Câu 7: Dòng nào sau đây KHÔNG đúng về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du?
A Cảm hứng chủ đạo trong “Truyện Kiều” là cảm hứng về thân phận con người, đặc biệt là thân phận
của người phụ nữ trong xã hội cũ
B
Thể thơ song thất lục bát đã chứng tỏ khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ
C Nghệ thuật xây dựng nhân vật đã đạt tới đỉnh cao
Câu 8: Dòng nào nói đúng điểm tương đồng giữa Nguyễn Du với nhân vật Thuý Kiều của ông ?
A Cùng có quãng đời lưu lạc, chìm nổi
B Cùng là người tài hoa, bạc mệnh
C Cùng khốn khổ vì bọn buôn người
Câu 9: Tại sao nói “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một công trình sáng tạo?
Giáo viên : Đặng Xuân Lộc Tổ Ngữ Văn THPT Bắc Bình
Trang 10Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
A Được sáng tác trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc “Kim Vân Kiều truyện”.
B Nguyễn Du viết với cảm hứng mới, nhận thức lí giải theo cách của riêng ông
C Nguyễn Du chuyển thể Kim Vân Kiều Truyện từ Tiểu thuyết chương hồi thành truyện thơ
D Cả A và B đều đúng
Câu 10: Trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, Nguyễn
Du được đánh giá như thế nào?
A Nhà văn chính luận kiệt xuất
B Nhà nhân đạo chủ nghĩa
C Nhà thơ trữ tình chính trị
2 Nhiệm vụ 2: Vẽ sơ đồ tư duy bài học
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Kĩ thuật phòng tranh
Yêu cầu: Vẽ sơ đồ tư duy về tác gia Nguyễn Du (sơ đồ cả bài học hoặc sơ đồ từng phần)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy theo nhóm/ bàn
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm treo sản phẩm học tập lên bảng
- GV hướng dẫn HS dùng Rubrics để đánh giá sản phẩm vẽ sơ đồ tư duy:
Rubrics đánh giá sơ đồ tư duy:
Mức độ
Tiêu chí
Mức 1 Chưa đạt
Mức 2 Đạt
Mức 3 Tốt
Vẽ sơ đồ tư duy
(10 điểm)
Chưa đầy đủ nộidung, hình thức chưađẹp ( dưới 5 điểm)
Đầy đủ nội dungnhưng hình thức trìnhbày chưa sinh động
(5-7 điểm)
Đầy đủ nội dung,hình thức trình bàyđẹp, sinh động
(8 -10 điểm)
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, cho điểm các nhóm.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG- DÀNH CHO LỚP 11A3
a Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết bài tập thực tiễn.
b Nội dung: HS viết đoạn văn nêu suy nghĩ cá nhân
c Sản phẩm: Đoạn văn của HS
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Yêu cầu: Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là “người xưa của ta nay” Hãy viết một đoạn văn
(khoảng 8 – 10 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về nhận định đó
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ cá nhân.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi 1-2 HS trình bày đoạn văn
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá theo bảng kiểm
Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn:
1 Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng khoảng 8 -10 dòng
2 Đoạn văn đúng chủ đề: Suy nghĩ về nhận định của Tố Hữu:
Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”
3 Đoạn văn có câu chủ đề
4 Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn
5 Đoạn văn đảm bảo về yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ ngữ,
ngữ pháp
Trang 11Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gợi ý
*Suy nghĩ về nhận định của Tố Hữu: Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”
- Nguyễn Du là bậc đại thi hào của dân tộc Các tác phẩm của ông đều thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu
sắc Điều đó được thể hiện ở lòng thương người và sự tự thương Nguyễn Du cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả, đặc biệt là những người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh Ông sẵn sàng lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người Ông đề cao quyền bình đẳng, giá trị của mỗi người
- Tư tưởng của Nguyễn Du đã vượt qua thời đại để tồn tại đến nay, vẫn còn nguyên ý nghĩa với mọi thời
IV KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức
đánh giá
Phương pháp
- Hình thức hỏi
– đáp
- Hình thức viết
bài kiểm tra tại
lớp
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Báo cáo thực hiện công việc
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V DẶN DÒ:
-Chuẩn bị nội dung đoạn trích Trao Duyên
-Soạn nội dung câu hỏi, tập đọc diễn cảm, ngâm hoặc hát
-Sưu tầm những câu chuyện tình truyện thơ
VI HỒ SƠ DẠY HỌC
- Phiếu đánh giá học tập
- Bài tập viết ở nhà
- Phiếu hướng dẫn chỉnh sửa bài viết
- Phụ lục
PHT số 1
Giáo viên : Đặng Xuân Lộc Tổ Ngữ Văn THPT Bắc Bình
PHT số 1: Tìm hiểu về Truyện Kiều
Thể loại
Cốt truyện
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 12Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
Gợi ý PHT số 1
PHT số 1: Tìm hiểu về Truyện Kiều
Thể loại
Cốt truyện
Nhân vật
Người kể chuyện
Nghệ thuật miêu tả
Ngôn ngữ
Truyện thơ Nôm, kết hợp được thế mạnh của cả tự sự và trữ tình
- Tiếp thu cốt truyện từ cuốn tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều truyện.
- Kết cấu ba phần Gặp gỡ - Thử thách – Đoàn tụ
- Nhân vật phân chia theo loại nhưng cũng có những nhân vật không thể phân chia theo loại
- Tính cách nhân vật được khắc họa với cả dáng
vẻ bên ngoài và đời sống nội tâm, có sự phát triển bởi tác động của hoàn cảnh
- Nội tâm nhân vật trong Truyện Kiều thường được thể hiện qua các mặt: lời người kể chuyện, bút pháp tả cảnh ngụ tình và đặc biệt là lời độc thoại nội tâmĐiểm nhìn trần thuật có sự thay đổi, từ người đứng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc, kết hợp người kể chuyện toàn tri và người kể chuyện hạn tri, kết hợp kể với biểu đạt tình cảm.
- Thiên nhiên có khi là đối tượng thẩm
mĩ, được miêu tả chân thực, sinh động,
có khi là phương tiện thể hiện tình cảm với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”
- Nhân vật chính diện thường được miêu
tả bằng bút pháp ước lệ, lí tưởng hóa, nhân vật phản diện thường được miêu tả bằng bút pháp tả thực
Có cả ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian (ca dao, tục ngữ) và ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở
Truyện
Kiều
Giá trị lớn của
Nguyễn Du
PHT số 1: Tìm hiểu về Truyện Kiều
Nhân vật
Người kể chuyện
Nghệ thuật miêu tả
Ngôn ngữ
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Truyện Kiều ………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 13Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
*****************************************
Tiết 14-15: VĂN BẢN 2: TRAO DUYÊN
(Trích Truyện Kiều) - Nguyễn Du -
I MỤC TIÊU
1 Năng lực
*Năng lực chung: NL tự chủ và tự học; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL giao tiếp và hợp tác,
*Năng lực đặc thù:
- Vận dụng hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu văn bản đoạn trích trong Truyện Kiều.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản “Trao duyên” muốn gửi đếnngười đọc: Cảm nhận được diễn biến tâm lí phức tạp của Kiều, qua đó hiểu được tình yêu sâu nặng, bikịch và nỗi đau của Thúy Kiều trong đêm trao duyên
- Thấy được nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Du trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, sự điêu luyện, tinhxảo trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ
- Thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm
2 Phẩm chất
- Thái độ yêu thích văn chương, yêu thích Truyện Kiều hơn
- Cảm thông với bi kịch tình yêu dang dở của Thuý Kiều
- Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của Kiều qua đoạn trích
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2 Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần
III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
b Nội dung hoạt động: HS chia sẻ cá nhân.
c Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
d Tổ chức thực hiện hoạt động:
(1) Cách 1: Trò chơi: Nhìn tranh đoán câu thơ (Thi giữa các đội)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu: Những hình ảnh sau có thể gợi cho em liên tưởng đến những cặp câu thơ lục bát nào trong
Truyện Kiều (Nguyễn Du)?
Giáo viên : Đặng Xuân Lộc Tổ Ngữ Văn THPT Bắc Bình
Trang 14Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
? Qua những tìm hiểu của em, em có cảm nhận gì về cuộc đời nàng Kiều? Sự kiện nào đánh dấu kiếp đoạn trường của Kiều?
Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ
- HS tham gia trò chơi; nêu suy nghĩ và trả lời cá nhân
- GV quan sát, khích lệ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Dự kiến sản phẩm của HS:
*Các hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu lục bát trong Truyện Kiều:
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
* Cuộc đời Kiều là “một tấm gương oan khổ” (Hoài Thanh), hội tụ, điển hình cho những bi kịch củacon người nói chung và của người phụ nữ nói riêng 15 năm trong kiếp đoạn trường, Kiều đã phải nếmtrải bao cay đắng, tủi cực: bi kịch tình yêu, gia đình, nhân phẩm, “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạcphận”,… Đêm trao duyên cho Thuý Vân trước khi lên đường theo Mã Giám Sinh có thể nói là khúcdạo đầu cho bản đàn bạc mệnh của cuộc đời Kiều
Bước 4: Đánh giá, kết luận
(2) Cách 2: Xem video
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS xem trích đoạn kịch hát dân ca: Kiều bán mình chuộc cha
Link: https://www.youtube.com/watch?v=vjjCTet6Bm4 (xem từ 18p35 – 23p00 nói về cảnh Thuý Kiềutrao duyên cho Thuý Vân)
Câu hỏi: Em có cảm nhận gì về tâm trạng của các nhân vật qua phần diễn xuất của các nghệ sĩ?
Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ và trả lời cá nhân
- GV quan sát, khích lệ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Trang 15Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
HS chia sẻ cảm nhận
Bước 4: Đánh giá, kết luận
(3) Cách 3: Trò chơi Đuổi hình bắt chữ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”:
- GV chiếu các cặp hình ảnh, HS đưa ra đáp xem về từ ngữ được suy ra từ bức tranh HS giơ tay để giành quyền trả lời
Trang 16Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
Đáp án: Bi kịch
Đáp án: Lưu lạc
Đáp án: Trao duyên Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ
- HS tham gia trò chơi
- GV quan sát, khích lệ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 4: Đánh giá, kết luận
GV kết nối văn bản Trao duyên với các từ khoá tìm được sau trò chơi.
GV dẫn vào bài : Toàn bộ Truyện Kiều là một tấn bi kịch Đoạn trích Trao duyên là một bi kịch nhỏ
trong bi kịch lớn ấy (Lê Trí Viễn) Quyết định bán mình cứu cha, trong đêm cuối cùng trước khi đi theo
Mã Giám Sinh, Kiều vẫn canh cánh món nợ tình với Kim Trọng:
Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn
Thuý Vân chợt tỉnh giấc, ghé đến ân cần hỏi han Kiều nảy ra ý định trao duyên, trao lại mối tình đầu dở dang cho em mình để trả nghĩa chàng Kim Đoạn thơ này tái hiện lại câu chuyện đặc biệt ấy
2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1 Tìm hiểu chung
a Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu chung về văn bản Trao duyên: vị trí, ý nghĩa nhan đề, bố cục
Trang 17Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
b Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc, thu thập thông tin trình bày nội dung đã chuẩn bị về
văn bản để thực hiện mục tiêu đề ra
c Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân tìm hiểu khái quát về văn bản.
d.Tổ chức thực hiện
Phiếu học tập 01: Tìm hiểu chung văn bản “Trao duyên”
(Chuẩn bị trước tiết học)
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: Đọc diễn
cảm theo nội dung cảm xúc, chú ý sự chuyển
đổi từ lời đối thoại sang đan xen giữa đối
thoại và độc thoại
- Gọi 1 – 2 HS đọc Lưu ý HS đọc đúng nhịp
thơ và đọc diễn cảm
- GV kiểm tra kĩ năng đọc của HS qua việc trả
lời nhanh các câu hỏi trong các box ở lề phải
của văn bản
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK,
giải thích các từ khó hiểu
Đoạn trích có nhiều từ ngữ cổ, nhất là những
từ ngữ mang hàm nghĩa văn hoá của thời kì
trung đại, sẽ khó hiểu với thế hệ trẻ ngày nay
Do đó trong phần Khám phá văn bản, khi tìm
hiểu và phân tích chi tiết văn bản, GV cần chú
ý làm rõ các từ ngữ đó
2 Tìm hiểu kiến thức chung về VB:
Yêu cầu: HS thảo luận cặp đôi trong thời
gian tối đa 03 phút về Phiếu học tập 01 đã
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện một số cặp đôi phát biểu.
- Các cặp khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận
GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức chung về
* Bối cảnh đoạn trích:
- Sau đêm thề nguyền giữa KimTrọng và Thúy Kiều, Kim Trọngphải về hộ tang chú ở Liêu Dương;
- Gia đình Kiều gặp tai biến, Kiềuphải bán mình chuộc cha, phụ tìnhKim Trọng
- Trước ngày ra đi theo Mã GiámSinh, Kiều nhờ cậy Thuý Vân thaymình kết duyên để trả nghĩa chochàng Kim
*Vị trí: từ câu 723 đến câu 756
nghĩa nhan đề
- “Duyên”: phần được cho là trời
định dành cho mỗi người, về khảnăng mối quan hệ hoà hợp, gắn bóvới ai đó trong cuộc đời Ở đây chỉtình yêu của Thúy Kiều và KimTrọng
- “Trao duyên”: gửi tình, gửi duyêncủa mình cho người khác Kiều nhờVân thay mình trả nghĩa cho chàngKim
=> Nhan đề báo hiệu bi kịch tình yêutan vỡ, cảm hứng nhân đạo và tàinăng phân tích tâm lý nhân vật củaNguyễn Du
3 Sự kiện chính
Kể lại sự việc Thuý Kiều traoduyên cho Thuý Vân, nhờ Vân thaymình kết duyên với Kim Trọng
4 Chủ đề
Đồng cảm trước bi kịch của conngười (bi kịch tình yêu tan vỡ)
5 Bố cục Ba phần:
Giáo viên : Đặng Xuân Lộc Tổ Ngữ Văn THPT Bắc Bình
Trang 18Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
kiện trao duyên so với Kim Vân Kiều truyện.
Nếu KVKT để màn trao duyên diễn ra trước
khi Mã Giám Sinh đến mua Kiều thì Nguyễn
Du lại để sự kiện trao duyên sau khi việc bán
mình đã thực hiện Đây là sự thay đổi hợp lí
của Nguyễn Du
+ Phần 1 (12 câu thơ đầu) : ThuýKiều thuyết phục Thuý Vân thaymình trả nghĩa, kết duyên với KimTrọng,
+ Phần 2 (14 câu thơ tiếp): ThuýKiều để lại những kỉ vật tình yêu choThuý Vân và dặn dò em
+ Phần 3 (8 câu cuối): Tâm trạng đau
đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều
Hoạt động 2.2 Khám phá văn bản
a Mục tiêu:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Trao duyên:
+ Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố của đoạn trích như: từ ngữ, hình ảnh, biệnpháp tu từ,…
+ Cảm nhận được diễn biến tâm lí phức tạp của Kiều, qua đó hiểu được tình yêu sâu nặng, bi kịch vànỗi đau của Thúy Kiều trong đêm trao duyên
+ Thấy được nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Du trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, sự điêu luyện, tinhxảo trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ
b Nội dung hoạt động: HS làm việc nhóm, thảo luận cặp đôi, theo phiếu học tập.
c Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, PHT.
d.Tổ chức thực hiện:
Thao tác 1: Tìm hiểu 12 câu thơ đầu:
Thuý Kiều thuyết phục Thuý Vân thay
mình trả nghĩa, kết duyên với Kim
Trọng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 04 nhóm:
Hoạt động nhóm: Thời gian 05 phút
- Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về 2 câu đầu –
Hoàn thành PHT số 1a:
PHT số 01a: Lời nhờ cậy của Thuý
Kiều (2 câu đầu)
Yêu cầu:
1 Lời nói của Kiều trong 2 câu đầu
có gì đặc biệt? Có thể thay từ “cậy”
bằng “nhờ”; “chịu” bằng “nhận”
không? Vì sao?
2 Tại sao Kiều phải “lạy” em? Hành
động đó có trái với đạo lý không?
- Nhóm 3, 4: Hoàn thành PHT số 1b:
PHT số 1.b
Yêu cầu:
1 Kiều đã giải bày cảnh ngộ của bản
thân, kể lại vắn tắt mối tình của mình
cho Thuý Vân nghe như thế nào?
(chú ý các thành ngữ, biện pháp ẩn
1 Phần 1 (12 câu thơ đầu): Thuý Kiều thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng
a) 2 câu đầu: Lời nhờ cậy đặc biệt
*Lời nói:
- Từ “cậy”: sự nhờ vả gửi gắm niềm tin tưởng, hi vọng
Sự tin tưởng của Thúy Kiều với Thúy Vân
- Từ “chịu”: nài ép, bắt buộc, không nhận không được (Còn từ nhận lại mang tính tự nguyện)
Kiều thấy được sự thiệt thòi của em
- Hai từ “cậy”, “chịu”: 2 thanh trắc khiến câu thơ nặng
xuống, diễn tả sự quằn quại, đau đớn; đồng thời cho thấy sự
hệ trọng của vấn đề
*Hành động:
- “Lạy”, “thưa”: thường là hành động của kẻ dưới với
người trên, hành động của kẻ biết ơn, chịu ơn với người ban
ơn với thái độ kính cẩn, trang trọng.
- Ở đây, Thuý Kiều phải lạy, phải thưa Thuý Vân - chị lạy, thưa em => Đây là hành động bất thường, trái đạo lý.
Ý nghĩa:
+ Thúy Kiều lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân vì việcnhờ cậy của Thúy Kiều với Thúy Vân là vô cùng hệ trọng.+ Tạo nên không khí thiêng liêng, quan trọng của cuộc traoduyên
+ Cho thấy sự khéo léo, tinh tế của Kiều, biết ơn Vân như
vị ân nhân của đời mình
Hai câu đầu, Nguyễn Du đã lựa chọn ngôn ngữ chọn lọc,
Trang 19Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
dụ,…)
2 Kiều đã đưa ra những lí lẽ nào để
thuyết phục Thuý Vân thay mình trả
nghĩa cho chàng Kim? Những lí lẽ đó
có thuyết phục không?
Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ và thảo luận nhóm nội
dung PHT số 01 và PHT số 02 theo phân
công
- GV quan sát, hỗ trợ góp ý
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét,
bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận
vô cùng chính xác để thể hiển thái độ khẩn khoản, tha thiếtcủa Kiều, phù hợp để nói vấn đề tế nhị: “tình chị duyênem”
b) 6 câu tiếp: Kiều giãi bày cảnh ngộ
- Lời trao duyên (2 câu):
“Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
+ Sáng tạo thành ngữ: "Đứt gánh tương tư": sự dở dang,
tình yêu tan vỡ Tình cảnh dở dang của Kiều, khơi gợi sựcảm thông
+ Kiều xin em hãy chắp mối tơ thừa để trả nghĩa cho chàngKim
“Mối tơ thừa”: cách nói nhún mình vì nàng hiểu sự
thiệt thòi của em
“Mặc em”: phó mặc, ủy thác; vừa có ý mong muốn
vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời
Giãi bày tâm sự, hoàn cảnh để Thúy Vân thấu hiểu, đồngcảm
- Kể lại vắn tắt mối tình với Kim Trọng va giãi bày cảnh ngộ hiện tại (4 câu):
Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình không lẽ hai bề vẹn hai
+ Kiều nói đến mối tình của mình với chàng Kim: Hìnhảnh "quạt ước", "chén thề", điệp từ "khi" (kết hợp với các từ
chỉ thời gian ngày, đêm) : diễn tả tình yêu sâu nặng, gắn với
những kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ
+ Cảnh ngộ hiện tại: Cụm từ “sóng gió bất kì” chỉ cơn tai
biến bất ngờ Kiều phải hi sinh tình yêu để làm tròn chữhiếu
=> Lời bày tỏ chân thành, mong Vân thấu hiểu cho lí do
nhờ cậy trao duyên của mình
c) 4 câu cuối: Thuý Kiều thuyết phục Vân
Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Các lí lẽ thuyết phục của Kiều:
+ Ngày xuân em hãy còn dài: nói đến tuổi trẻ của Vân + Xót tình máu mủ, thay lời nước non: vì tình chị em mà
hãy thay chị đáp nghĩa chàng Kim
+ Thành ngữ "thịt nát xương mòn", "ngậm cười chín suối”:
nếu phải chết, Kiều cũng yên lòng khi thấy em và chàngKim nên duyên
Tiểu kết 12 câu đầu :
- Cách nói, lập luận chặt chẽ, tinh tế, thấu lý đạt tình khiếnVân không thể chối từ
- Phẩm chất của Kiều : + sắc sảo, khéo léo, tế nhịGiáo viên : Đặng Xuân Lộc Tổ Ngữ Văn THPT Bắc Bình
Trang 20Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
+ luôn nghĩ tới người khác đức hi sinh cao cả
Thao tác 2: Tìm hiểu 14 câu tiếp: Kiều
trao kỉ vật tình yêu và dặn dò Vân
*Trò chơi Quizizz: GV tổ chức cho HS
tham gia trò chơi trong thời gian 03 phút
để trả lời nhanh 05 câu hỏi trắc nghiệm:
1 Thuý Kiều để lại những kỉ vật nào
trong tình yêu?
A Chiếc vành (chiếc vòng, xuyến đeo
tay)
B Chiếc vành, bức tờ mây
C Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn,
mảnh hương nguyền
của chung” được hiểu như thế nào?
A Duyên thì Kiều giữ, còn những kỉ vật
là của chung cả 3 người (chị, em, chàng
Kim)
B Duyên thì Vân giữ, còn những kỉ vật
là của chung cả 3 người (chị, em, chàng
B Tương lai với ám ảnh về cái chết
C Tương lai sẽ được nên duyên với
chàng Kim ở thế giới bên kia
5 Cảm xúc của Kiều trong 14 câu tiếp là:
A Mãn nguyện khi đã trao gửi được
duyên cho Thuý Vân
B Tiếc nuối, không muốn trao đi tình
duyên của mình
C Đau khổ, tuyệt vọng khi tình yêu tan
vỡ
*Trao đổi theo cặp trong bàn:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS thảo luận theo cặp để hoàn thành phiếu
học tập số 2:
Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu 14 câu
tiếp
1.Việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật
trong tình yêu có ý nghĩa gì?
3 Những từ ngữ nào thể hiện dự cảm
2 Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật tình yêu và dặn
dò Vân a) Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Thuý Vân:
Chiếc vành với bức tờ mây
[…]
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”
- Những kỉ vật đẹp đẽ của tình yêu:
+ Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền:
Là những kỉ vật đẹp đẽ của tình yêu, gợi tình cảm sâu nặng,quá khứ tình yêu hạnh phúc, lời thề ước thiêng liêng củaKim- Kiều
+ Của chung: của Kim – Kiều; nay còn là của Vân.
- Tình cảm của Kiều:
+ Tự nhận mình là người mệnh bạc - người có số phận bất
hạnh Kiều ý thức về bi kịch của mình
+ Duyên này thì giữ vật này của chung: Vân hãy giữ lấy
duyên này (thay Kiều trả nghĩa cho chàng Kim), còn những
kỉ vật tình yêu này vẫn là của chung 3 người (của chị, củachàng và của em)
.Sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm: Kiều muốn Vân thaymình trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng khi trao kỉ vật lại thổnthức, nửa muốn trao, nửa muốn níu giữ đầy tiếc nuối, xót xa
=> Kiều chỉ có thể trao duyên, không thể trao tình
- Hàng loạt những từ nói về cái chết: hồn, nát thân bồ liễu,
dạ đài, thác oan: thể hiện nỗi đau đớn tuyệt vọng và dự cảm
tương lai bất hạnh của Kiều Nàng coi như mình đã chết, đó
là cái chết của tâm hồn
- Dự cảm về cái chết trở đi trở lại trong tâm hồn Kiều bởitình yêu của Kiều dành cho Kim Trong quá lớn, nên mất đitình yêu Kiều tưởng như mất đi tất cả Do đó, lời nói củaKiều ám ảnh cái chết, như lời từ cõi âm vọng về
Trang 21Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
về cái chết trở đi trở lại trong tâm hồn
Kiều? Tại sao khi trao duyên xong cho
Thuý Vân, Kiều lại luôn ám ảnh về cái
chết?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS suy nghĩ, thảo luận theo cặp
- GV khích lệ, động viên
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi 1 số HS đại diện trả lời
HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận
GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức
Thao tác 3: Tìm hiểu 8 câu cuối : Tâm
trạng đau đớn, tuyệt vọng của Thúy
Kiều
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ:
HS đọc thầm 8 câu cuối đoạn trích
1 HS suy nghĩ cá nhân trong thời gian 03
phút, trả lời các câu hỏi sau:
- Ở 8 câu cuối, Thuý Kiều nói với ai? Có
sự chuyển đổi lời thoại từ ai sang ai?
- Tâm trạng của Kiều ở 8 câu cuối như
thế nào? (chú ý các biện pháp ẩn dụ, cách
dùng thành ngữ, độc thoại nội tâm,…)
2 GV dùng Vòng quay Wheel of name
để tìm HS trả lời
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ cá nhân, trả lời câu hỏi
GV động viên, khích lệ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 4: Đánh giá, kết luận
GV mở rộng:
Việc chuyển đổi lời thoại của Thuý Kiều
cho thấy khả năng nắm bắt một cách tinh
tế quy luật diễn biến tâm trạng nhân vật
của Nguyễn Du Nếu chỉ đơn thuần là
những lời dặn dò Thuý Vân thì cảm xúc
của nhân vật sẽ không thể đạt tới cao
trào, bi kịch của thân phận và tình yêu
không được đẩy tới đỉnh điểm, nhân cách
cao đẹp của Kiều cũng không có điều
kiện bộc lộ
3 Phần 3 (8 câu cuối) : Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều
Đang đối thoại với Thuý Vân, Kiều chuyển sang nói vớimình, nói với người yêu
*Kiều nói với chính mình:
Các thành ngữ chỉ sự lỡ làng, tan vỡ:
+ Trâm gãy bình tan.
+ Phận bạc như vôi.
+ Nước chảy, hoa trôi.
Những thành ngữ chỉ sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trôinổi của tình duyên và số phận con người thể hiện nỗi đauđớn, tuyệt vọng đến mê sảng của Kiều
Hiện tại: Bây giờ > < Quá khứ: muôn vàn ái ân
Thực tại thảm khốc với nỗiđau chia lìa không thể hàngắn
Tình yêu tươi đẹp, hạnhphúc
*Kiều đối thoại với Kim Trong trong tưởng tượng (thực
chất là độc thoại nội tâm):
- Các hành động:
+ Nhận mình là "người phụ bạc"-> muốn tạ lỗi với Kim
Trọng
+ Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt
+ Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đauđớn đến mê sảng
=> Tiếng gọi Kim Lang được lặp đi lặp lại vừa thiết tha
trân trọng nhưng cũng đau đớn tuyệt vọng biết bao
- Câu thơ ngắt theo nhịp 3/3 như một tiếng nấc để rồi ở câusau nhịp thơ trải ra như một lời than trách chính mình
Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến ngườikhác, nhận tất cả lỗi về mình, đó chính là đức hi sinh caoquý
2.3 Hoạt động 2.3 Tổng kết
a Mục đích: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b Nội dung: HS thảo luận cặp
c Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Giáo viên : Đặng Xuân Lộc Tổ Ngữ Văn THPT Bắc Bình
Trang 22Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nêu khái quát các đặc sắc về
nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Trao
duyên
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động thảo luận theo cặp
GV quan sát, khích lệ
Bước 3 : Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi đại diện một số cặp phát biểu
Các HS khác lắng nghe, bổ sung
Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao
cả của Thúy Kiều
2 Nghệ thuật
-Tạo tình huống bất ngờ, thú vị
- Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động, Ngôn ngữ giàugiá trị biểu cảm, đậm chất trữ tình
- Sử dụng sáng tạo các thành ngữ dân gian
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP- DÀNH CHO LỚP 11A3,D10,D14
a Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để thực hiện bài tập GV giao
b Nội dung: Vẽ sơ đồ Graph; tham gia trò chơi
c Sản phẩm: Sơ đồ graph HS vẽ; trò chơi
d Tổ chức thực hiện:
1 Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ grah về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:
2 Trò chơi Ai nhanh hơn?
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
GV củng cố kiến thức bài học cho HS qua một số câu hỏi Trắc nghiệm khách quan thông qua trò chơi
Ai nhanh hơn?
Câu 1: Việc trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân diễn ra khi nào?
A Trước khi Kiều thu xếp việc bán mình
B Trước đêm Kim Trọng và Thúy Kiều thề nguyện
C Trước khi Kiều từ biệt gia đình theo Mã Giám Sinh
D Khi nghe được tin gia đình gặp biến cố
Câu 2: Hành động “trao duyên” trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du thể hiện rõ nhất phẩm
chất nào ở nhân vật Thúy Kiều?
A Tấm lòng hiếu thảo
B Sự sâu sắc
C Lòng vị tha
D Sự bao dung
Trang 23Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
Câu 3: Khi trao duyện, việc Kiều dùng nhiều từ ngữ nhắc đến cái chết có ý nghĩa gì?
A Kiều dự cảm nàng về cuộc đời phía trước, sự tuyệt vọng đau khổ đến cùng cực
B Kiều nói thế để ép Vân phải nhận lời
C Kiều muốn làm cho sự việc thêm nghiêm trọng
D Kiều muốn Vân thương mình
Câu 4: Thành công quan trọng và đặc sắc nhất về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích này là gì
?
A Miêu tả tâm lí nhân vật
B Lựa chọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
C Dựng đối thoại, độc thoại
D Tạo tình huống đầy mâu thuẫn
Câu 5: Vấn đề chủ yếu trong đoạn trích Trao duyên là gì ?
A Thân phận người phụ nữ
B Bi kịch về thân phận và tình yêu của Kiều
C Phẩm cách cao đẹp của Kiều
D Mối tình bất đắc dĩ của Vân – Trọng
Câu 6: Thời gian trong đoạn trích miên man như một dòng chảy: hiện tại – quá khứ - tương lai - hiện
tại Dòng nào dưới đây không đúng khi nhận định về cách xử lí thời gian nói trên của tác giả Truyện Kiều?
A Sự khủng hoảng tinh thần khiến Kiều mất dần ý niệm về thời gian
B Quá khứ, hiện tại, tương lai không còn ranh giới vì đều thương đau
C Xáo trộn ngẫu nhiên, không theo một yêu cầu hay dụng ý nào cả
D Dòng chảy của thời gian phải nương theo dòng chảy của cảm xúc
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS mở điện thoại thông minh, trên nền tảng Google vào phần mềm Quizizz
- Học sinh thảo luận cặp đôi và thực hiện trả lời 6 câu hỏi trắc nghiệm củng cố nội dung bài học
Bước 3 : Báo cáo, thảo luận
- HS thực hiện trả lời 7 câu hỏi trên điện thoại thông minh theo cặp đôi trong thời gian 1 phút
- GV quan sát, theo dõi
Bước 4 : Kết luận, nhận định
- GV công bố cặp đôi thắng cuộc, trả lời đúng và nhanh nhất
- GV trao thưởng cho cặp đôi thắng cuộc
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG -DÀNH CHO LỚP 11A3
a Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết bài tập thực tiễn.
b Nội dung: HS làm bài tập sáng tạo
c Sản phẩm: Chia sẻ của HS
d Tổ chức thực hiện
1 Bài tập 1: Viết đoạn văn
Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu: Chọn 01 trong 2 đề bài sau:
Đề 01: Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thuý Kiều qua
đoạn trích Trao duyên.
Đề 02: Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) nêu suy nghĩ của em về đặc sắc nghệ thuật sử dụng
ngôn từ của Nguyễn Du trong đoạn trích Trao duyên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS viết nhanh tại lớp trong thời gian 10 phút.
- GV cung cấp bảng kiểm cho HS.
Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn:
Giáo viên : Đặng Xuân Lộc Tổ Ngữ Văn THPT Bắc Bình
Trang 24Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
1 Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng khoảng 10 – 12
dòng
2 Đoạn văn đúng chủ đề.
3 Có câu chủ đề
4 Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn
5 Đoạn văn đảm bảo về yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ ngữ,
ngữ pháp
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi một số HS trình bày đoạn văn của mình.
- Các HS khác lắng nghe, đánh giá dựa vào bảng kiểm.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
GV nhận xét đoạn văn của HS, chuẩn hoá kiến thức
2 Bài tập 2: Dành cho HS Ban xã hội: lớp 11D10,14
Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu: Trong bài thơ Bài ca mùa xuân 1961 nhớ đến tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, nhà thơ Tố
Hữu viết:
Trải qua một cuộc bể dâu Câu thơ còn đọng nỗi đau chân tình Nổi chìm kiếp sống lênh đênh
Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều.
Hãy giải thích và dựa vào Truyện Kiều để chứng minh ý thơ trên
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV yêu cầu HS về nhà lập dàn ý cho đề bài trên
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi một số HS trình dàn ý của mình trong tiết học sau.
- Các HS khác lắng nghe, đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
GV nhận xét dàn ý của HS, chuẩn hoá kiến thức
IV KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức
đánh giá
Phương pháp
- Hình thức hỏi
– đáp
- Hình thức viết
bài kiểm tra tại
- Báo cáo thực hiện công việc
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V DẶN DÒ:
-Chuẩn bị nội dung bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí
-Soạn nội dung câu hỏi, tập đọc diễn cảm, ngâm hoặc hát
-Sưu tầm những câu chuyện tình của Kiều và Kim Vân Kiều truyện
VI HỒ SƠ DẠY HỌC
- Phiếu đánh giá học tập
Trang 25Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
Trang 26Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
*****************************************
(Độc “Tiểu Thanh kí”) - NGUYỄN
DU-I MỤC TIÊU
1 Năng lực
*Năng lực chung: NL tự chủ và tự học; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL giao tiếp và hợp tác,
*Năng lực đặc thù:
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí như:
từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua VB;phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ VB:
+ Hiểu được Tiểu Thanh thuộc kiểu người phụ nữ tái sắc, bất hạnh mà Nguyễn Du đặc biệt quan tâm trong sáng tác của mình
+ Hiểu được sự đồng cảm của Nguyễn Du với số phận nàng Tiểu Thanh có tài văn chương mà bất hạnh
2 Phẩm chất
- Đồng cảm trước những số phận bất hạnh trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ.
- Trân trọng giá trị văn hóa tinh thần và người sáng tạo ra chúng
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2 Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần
III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
b Nội dung hoạt động: HS chia sẻ cá nhân
c Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
d Tổ chức thực hiện hoạt động:
Cách 1: PP vấn đáp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Em hãy kể tên những tác phẩm văn học trung đại thế kỉ XVIII viết về người phụ nữ?
? Hãy khái quát đặc điểm chung về số phận của người phụ nữ qua những tác phẩm đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi theo hình thức cá nhân.
- GV động viên, khuyến khích HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá, kết luận
Gợi ý
*Một số tác phẩm văn học trung đại thế kỉ XVIII viết về người phụ nữ: Nhiều tác phẩm văn học này đề cập đến vấn đề chung: số phận người phụ nữ tài sắc
- Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm diễn Nôm):
“Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.”
- Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều):
Trang 27Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
“Oan chi những khách tiêu phòng
Mà xui phận bạc nằm trong má hồng”
- Thơ Hồ Xuân Hương: Bánh trôi nước; chùm Tự tình (3 bài),…
- Một số truyện trong Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ): Chuyện người con gái Nam Xương; Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu; Chuyện nghiệp oan Đào thị;…
- Truyện Kiều (Nguyễn Du)
“Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trong thấy mà đau đớn lòng.”
…
*Đặc điểm chung về số phận của người phụ nữ qua những tác phẩm đó: đều phải chịu số phận bất hạnh,
là nạn nhân của xã hội phong kiến, không được hưởng quyền sống, quyền hạnh phúc
Cách 2: Bài tập nhanh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Đọc đoạn trích sau trong Truyện Kiều (Từ câu 107 đến 110) và trả lời các câu hỏi:
Rằng : Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Nỗi niềm tưởng đến mà đau, Thấy người nằm đó biết sau thế nào?
Câu hỏi: Đoạn thơ trên là lời của ai? Bộc lộ nỗi niềm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi theo hình thức cá nhân
- GV động viên, khuyến khích HS
Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá, kết luận
Gợi ý
Đoạn thơ trên là nỗi niềm xót xa ngậm ngùi của Thuý Kiều khi đứng trước nấm mồ hoang lạnh
không người hương khói của Đạm Tiên – người kĩ nữ tài sắc nhưng mệnh bạc “Sống làm vợ khắp người ta - Hại thay thác xuống làm ma không chồng” Đó cũng chính là nỗi niềm của chính Nguyễn
Du với nàng Tiểu Thanh – một cô gái Trung Quốc tài sắc nhưng bị vùi dập, đoạ đày, chết trong tứctưởi Những xót thương, suy tư chân thành ấy được Nguyễn Du cất lên thành bài thơ thất ngôn bát cú
Đường luật “Độc Tiểu Thanh kí” Để hiểu rõ hơn mối đồng cảm ấy của Nguyễn Du, chúng ta cùng đi
vào tìm hiểu bài thơ này!
2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1 Tìm hiểu chung
a Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu các kiến thức chung về tác giả và văn bản.
b Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về
bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”
c Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân của HS
d Tổ chức thực hiện hoạt động:
Thao tác 1: Tìm hiểu về nhân vật Tiểu
Thanh
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi:
+ Đọc phần Chuẩn bị, hãy cho biết một số
thông tin ngắn gọn về nàng Tiểu Thanh
I TÌM HIỂU CHUNG
1 Vài nét về nàng Tiểu Thanh
- Tương truyền Phùng Tiểu Thanh (người QuảngLăng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) là cô gái thôngminh, tài sắc, giỏi văn chương nhưng bạc mệnh
- Năm 16 tuổi, lấy lẽ một người họ Phùng, bị vợ cảghen, bắt ra ở một mình trên núi Cô Sơn (HàngGiáo viên : Đặng Xuân Lộc Tổ Ngữ Văn THPT Bắc Bình
Trang 28Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
+ Vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận
của nàng Tiểu Thanh?/ Nhân vật nàng Tiểu
Thanh thuộc kiểu nhân vật nào thường thấy
trong sáng tác của Nguyễn Du?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi
GV quan sát, khích lệ
Bước 3 : Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi đại diện một số HS phát biều
Các HS khác lắng nghe, bổ sung
Thao tác 2: Tìm hiểu chung về bài thơ
*Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản:
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
Thảo luận theo cặp, hoàn thành Phiếu học tập
01 trong thời gian 04 phút:
Phiếu học tập 01: Tìm hiểu chung về bài
thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”:
1 Nhan đề
2 Chủ đề
3 Thể thơ
4 Bố cục
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi
GV quan sát, khích lệ
Bước 3 : Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện một số HS phát biều
Các HS khác lắng nghe, bổ sung
Bước 4 : Kết luận, nhận định
GV nhận xét đánh giá kết quả, chuẩn hóa
kiến thức
2 Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”
+ Đọc tập thơ của Tiểu Thanh.+ Đọc Tiểu Thanh truyện
2 Chủ đề - Thể hiện lòng thương người và
niềm tự thương
- Bài thơ nằm trong mạch cảmhứng chung của Nguyễn Du viết vềnhững người phụ nữ tài sắc mà bạcmệnh, những người có tài năng mà
bi kịch
Bố cục: đề- thực- luận- kết.
- Hai câu đề: Cảm nghĩ của nhà
thơ trước lẽ biến thiên của cuộc đời
- Hai câu thực: Xót xa cho kiếp tài
hoa bạc mệnh
- Hai câu luận: Từ số phận Tiểu
Thanh, tác giả khái quát quy luật tàimệnh tương đố
- Hai câu kết: Tiếng lòng khao
khát tri âm, tri kỉ
Cách 2:
Bố cục: 2 phần
- Bốn câu đầu: Nỗi xót thương cho
phận bi thương, uất hận của TiểuThanh
- Bốn câu sau: Niềm suy tư,
mối đồng cảm với Tiểu Thanh vàniềm tự thương của Nguyễn Du
2.2 Hoạt động 2.2 Khám phá văn bản
a Mục tiêu :
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí như:
từ ngữ, hình ảnh, đối, kết cấu, chủ thể trữ tình
Trang 29Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua VB;phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ VB:
+ Hiểu được Tiểu Thanh thuộc kiểu người phụ nữ tái sắc, bất hạnh mà Nguyễn Du đặc biệt quan tâm trong sáng tác của mình
+ Hiểu được sự đồng cảm của Nguyễn Du với số phận nàng Tiểu Thanh có tài văn chương mà bất hạnh
b Nội dung hoạt động: HS làm việc nhóm, thảo luận cặp đôi, theo phiếu học tập
d.Tổ chức thực hiện:
Phiếu học tập 1: Tìm hiểu văn bản
Câu hỏi
tìm hiểu
- Cảnh vật Tây Hồđược miêu tả như thếnào?
- Nhận xét hànhđộng và cảm xúc củaNguyễn Du
- So sánh bản phiên
âm và dịch thơ
- Nhà thơ đã kháiquát cuộc đờiTiểu Thanh quanhững hình ảnhnào? Hình ảnh ấytượng trưng chođiều gì?
- Hai câu thựccho thấy số phậnTiểu Thanh vàtình cảm, thái độ
của tác giả nhưthế nào?
- Phân tích tácdụng của nghệthuật đối
- Từ cuộc đời TiểuThanh, nhà thơ đãkhái quát về kiếpngười tài hoa, bạcmệnh Em hiểu thế
nào là nỗi hờn kim cổ?
- Vì sao nhà thơ tựxem mình là ngườicùng hội cùngthuyền với người
“phong lưu”thanhlịch, tài hoa nhưngmắc nỗi oan lạ
lùng? Qua đó, emhiểu thêm gì vềNguyễn Du?
- Phân tích tácdụng của nghệthuật đối
- Hai câu cuối làcâu hỏi Nhà thơhỏi ai? Vì sao đặt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Thảo luận nhóm: sử dụng kĩ thuật
khăn trải bàn và kĩ thuật công đoạn
để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn
bản:
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- HS thảo luận trong thời gian 05 phút
đề hoàn thành các phiếu HT số 01 theo
nhiệm vụ từng nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu 2 câu đề
+ Nhóm 2: Tìm hiểu 2 câu thực
+ Nhóm 3: Tìm hiểu 2 câu luận
II KHÁM PHÁ VĂN BẢN
Giáo viên : Đặng Xuân Lộc Tổ Ngữ Văn THPT Bắc Bình
Trang 30Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
+ Nhóm 4: Tìm hiểu hai câu kết
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, khích lệ HS
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm thuyết trình sản
phẩm
- Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu
hỏi phản biện
(Mỗi câu hỏi phản biện cho nhóm bạn
sẽ được cộng thêm điểm cho nhóm đặt
câu hỏi)
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Sau một nhóm thuyết trình sản phẩm;
HS các nhóm khác đặt câu hỏi phản
biện
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của
nhóm
- Sau đó, GV nhấn mạnh, chốt nội
dung trọng tâm ở từng phần
- Câu hỏi chung 4 nhóm:
Câu 1: Qua lời tiễn dặn người yêu, em
thấy chàng trai là một người như thế
nào?
Câu 2: Em có cảm nhận gì về tình yêu
của chàng trai và cô gái? Qua đó, em
rút ra cho mình thông điệp gì về tình
* Câu 1: Cảnh vật hoang tàn, hoang phế của Tây Hồ
Câu thơ có sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại Quá khứ tươidẹp tốt tươi, hiện tại là gò hoang tàn tạ, thê lương, cô quạnh.Bao trùm lên cảnh vật là màu sắc tang thương, tàn tạ
Chứa đựng sự xót xa, thương cảm cho cái đẹp bị tàn phá,vùi dập, huỷ hoại phũ phàng Câu thơ gợi nỗi buồn thươngnhân tình thế thái, sự tàn phá của thời gian Đây là cảm xúcmang tính nhân văn khá phổ biến trong VHTĐ (thơ NguyễnTrãi, Bà huyện Thanh Quan, )
* Câu 2: Từ cảnh Tây Hồ nhà thơ nhớ tới nàng Tiểu
Thanh-người đã từng sống trong cô đơn, chết trong cô quạnh Cũngnhư cảnh vật Tây Hồ, cuộc đời người con gái này cũng bịhuỷ hoại, chỉ còn một vài bài thơ còn sót lại
- “Độc điếu”: một mình viếng thương tâm thế cô đơn của
Trang 31Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
Câu thơ nguyên tác cho thấy hình ảnh một con người vớitâm thế cô đơn, mang một lòng đau tìm gặp một hồn đau.Người chết cô đơn, người đến viếng cũng cô đơn, hai tâmhồn ấy đã tìm tới nhau nhờ nhịp cầu văn chương Nguyễn
Du khóc cho Tiểu Thanh, khóc cho sự lãng quên của ngườiđời Nguyễn Du thương cuộc đời dâu bể cũng là thươngngười thương mình Đó là niềm cảm thương của người sốngđối với người chết, của tài tử đối với giai nhân
Đại diện nhóm 2 thuyết trình;
Các nhóm khác phản biện;
GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV mở rộng thêm:
Thực ra vấn đề “hồng nhan bạc
mệnh” không phải là vấn đề mới mẻ
mà đã được nói đến từ trước bởi một
số cây bút khác Nhưng chỉ đến
Nguyễn Du, ông mới chú ý đến một
lớp người có thân phận thấp kém
trong xã hội như nàng Tiểu Thanh,
Kiều, Đạm Tiên Họ đều có tài năng
và sắc đẹp, nhất là tài năng nghệ
thuật nhưng cuộc đời họ đều bất
hạnh Chủ nghĩa nhân đạo của bài
thơ này là ở chỗ đó
2 Hai câu thực: Xót xa cho kiếp tài hoa bạc mệnh
- Biện pháp: ẩn dụ tượng trưng
Son phấn sắc đẹp.
Văn chương tài năng, tâm hồn
Tất cả đều có hồn, có thần Cảm hứng khẳng định sự quýgiá, vĩnh hằng của cái đẹp và tài năng con người
=> Hai câu thơ là tiếng khóc ngậm ngùi, xót thương trướcquy luật chà đạp không thương tiếc đối với kiếp người tàihoa, bạc mệnh Tiểu Thanh chết nhưng linh hồn nàng vẫn bịđau đớn vì bị người đời chà đạp Nàng chết rồi mà nhan sắc
và tài năng của nàng vẫn khiến bao người thương tiếc Nguyễn Du ngợi ca và khẳng định sự vĩnh hằng của cái
đẹp “thác là thể phách, còn là tinh anh”
=> Nhà thơ đã hơn một lần nữa xót xa cho số phận những
người phụ nữ tài hoa mệnh bạc “Đau đớn thay phận đàn bà
- Lời rằng bạc mệnh cũng là người chung” , “Đau đớn thay phận đàn bà - Kiếp sinh ra thế biết là về đâu” Bài thơ này
Nguyễn Du thể hiện niềm xót xa, tiếc nuối cái đẹp và nhữnggiá trị tinh thần đẹp đẽ của con người, đồng thời thể hiện sựbất bình với xã hội chà đạp lên nhan sắc, tài năng conngười
Đại diện nhóm 3 thuyết trình;
Các nhóm khác phản biện;
GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV mở rộng thêm:
Nguyễn Du gửi gắm tâm sự của bản
thân: Ông nhìn thấy số phận bản thân
ông, một người cũng có tài năng văn
chương, có chỗ tương đồng với số
phận những phụ nữ tài sắc Do đó,
ông khóc Tiểu Thanh cũng là cách
thương cảm cho chính số phận của
những nhà nho như mình, gửi gắm
nỗi niềm tâm sự của tầng lớp nghệ sĩ
như mình
3 Hai câu luận: Từ số phận Tiểu Thanh, tác giả khái
quát quy luật tài mệnh tương đố
- Câu 5:“ Những mối hận cổ kim”: những mối hận của
người xưa và nay:
+ Đó là mối hận của Tiểu Thanh và những người phụ nữcùng cảnh ngộ
+ Đó còn là mối hận của những người có tài năng mà bi kịch(Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, và cả Nguyễn Du)
=> Họ hận một quy luật đã trở thành một thông lệ trongcuộc đời: Hễ những người đẹp, người tài lại thường khônggặp may, đều bất hạnh và bị vùi dập Đó là quy luật “tàimệnh tương đố”, “tài hoa bạc mệnh”, “hồng nhan đa truân” Lời oán trách trời thể hiện nỗi đau khổ và bất bình của thế hệnhà thơ ý thức về sự chà đạp giá trị của nghệ thuật và văn
chương trong xã hội phong kiến “Không thể hỏi trời được”
vì câu hỏi đó không có lời giải đáp Dường như nhan sắc vàtài năng lại trở thành nguyên nhân khiến cho họ khổ đau, bấthạnh
=> Nếu ở 4 câu đầu, Nguyễn Du chủ yếu hướng sự thươngGiáo viên : Đặng Xuân Lộc Tổ Ngữ Văn THPT Bắc Bình
Trang 32Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
cảm đến Tiểu Thanh thì đến câu 5, trái tim Nguyễn Du đãhướng tới sự đồng cảm, xót thương đến mọi kiếp hồng nhan,mọi kiếp tài hoa mà bạc mệnh
- Câu 6: Nguyễn Du tự coi mình cùng thân phận với những
người tài hoa bạc mệnh như nàng Tiểu Thanh Bản thân nhàthơ cũng là người có tài năng văn chương nhưng cuộc đờilong đong, lận đận
=> Sự vận động của cảm xúc trong 6 câu đầu:
Từ xúc cảm xót thương cho một cá nhân (Tiểu Thanh) thương cho những kiếp người tài hoa bạc mệnh nói chung
4 Hai câu kết: Tiếng lòng khao khát tri âm, tri kỉ
- “Ba trăm năm lẻ nữa”: khoảng thời gian ước lệ, chỉ tương
lai xa xôi
- “Khóc” sự thương cảm.
sự thấu hiểu
- Tố Như: là tên chữ, bút hiệu của Nguyễn Du tư cách một
nhà thơ, một nghệ sĩ, một cái tôi cá nhân việc xưng danhnày hiếm thấy trong văn học trung đại VN
=> Điều Nguyễn Du băn khoăn: Câu hỏi tu từ thể hiện rõ nỗi
lo lắng, băn khoăn của Nguyễn Du không biết có ai tronghậu thế mai sau thấu hiểu, thương cảm ông như ông đã đồng
cảm, khóc thương nàng Tiểu Thanh
+ Câu hỏi xoáy sâu vào sự cô đơn của tác giả, thể hiện khát
khao mong tìm được sự đồng cảm, tìm được tiếng nói tri âm.+ Biểu hiện của cảm hứng tự thương – nét mới mang tinhthần nhân bản của văn học trung đại VN giai đoạn thế kỉXVIII - nửa đầu thế kỉ XIX - thời đại con người không chỉ ýthức về nhân phẩm, về tài năng cá nhân mà còn thức tỉnh vềnỗi đau của chính mình Đây cũng là dấu hiệu của cái tôi cánhân
Cái tôi tự đau, tự thương, khóc cho người xưa (quá khứ)
-khóc cho mình (hiện tại) - -khóc cho người sau (tương lai)
Đó chính là nỗi buồn sâu lắng về cuộc đời, là triết lí sâu sắc
về kiếp người “…người đời sau thương người đời nay,
người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông lụy của của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy.”
2.3 Hướng dẫn Tổng kết
a Mục đích: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d Tổ chức thực hiện:
Trang 33Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
? Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật của bài thơ
? Chia sẻ nhứng khó khăn của bản thân
khi thực hành đọc hiểu một văn bản thơ
chữ Hán của Nguyễn Du
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động thảo luận theo cặp
GV quan sát, khích lệ
Bước 3 : Báo cáo, thảo luận
HS trả lời câu hỏi, chia sẻ suy nghĩ
Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4 : Kết luận, nhận định
GV nhận xét đánh giá kết quả của các cá
nhân, chuẩn hóa kiến thức
III TỔNG KẾT
1 Đặc sắc nội dung
- Bài thơ thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo củaNguyễn Du: trân trọng những người phụ nữ tài hoanhưng bạc mệnh
- Thể hiện quan niệm về con người trong sáng tácNguyễn Du đã toàn diện hơn: con người không chỉ cần
có những điều kiện vật chất để tồn tại mà còn cần cảnhững giá trị tinh thần, cần tôn vinh cả những chủnhân làm nên các giá trị văn hoá tinh thần đó => Đòiquyền sống cho những nghệ sĩ, những văn nghệ sĩ
2 Đặc sắc nghệ thuật
- Ngôn ngữ: hàm súc, tinh tế
- Kết cấu chặt chẽ: Đi từ cảnh và sự việc cụ thể, đến tưtưởng khái quát về thân phận chung của người tài sắc
3 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP- DÀNH CHO LỚP 11A3,D10,D14
a Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để thực hiện bài tập GV giao
b Nội dung: Thực hành một số bài tập
c Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d Tổ chức thực hiện:
1 Bài tập 1: Trò chơi học tập
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
GV củng cố kiến thức bài học cho HS qua một số câu hỏi Trắc nghiệm khách quan (Có thể sử dụng trên phần mềm Kahoot.it hoặc Quizizz, hoặc thẻ Plickers.)
=> Các câu hỏi:
Câu 1: Thể thơ của bài thơ là gì?
A Thể thơ thất ngôn bát cú biến thể
B Thất ngôn tứ tuyệt
C Thất ngôn bát cú
D Ngũ ngôn
Câu 2: Nội dung chính của bài thơ là gì?
A Xót thương cho người con gái tài hoa bạc mệnh
B Cảm thương cho những kiếp người đau khổ
C Gửi gắm tâm sự riêng của tác giả
D Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 3: Vì sao tác giả lại đồng cảm với nàng Tiểu Thanh?
A Vì Tiểu Thanh cô độc, không có ai đồng cảm
B Vì Tiểu Thanh đẹp và có tài
C Vì tác giả tự thấy mình cùng chung thân phận với nàng Tiểu Thanh
D Vì Tiểu Thanh phải sống kiếp làm vợ lẽ
Câu 4: Cái tài của nàng Tiểu Thanh được nói đến trong câu thơ nào?
A Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư
B Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
C Văn chương vô mệnh lụy phần dư
D Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Câu 5: Câu thơ Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi muốn nói điều gì?
A Sự bất công đối với người phụ nữ hồng nhan mà bạc mệnh
Giáo viên : Đặng Xuân Lộc Tổ Ngữ Văn THPT Bắc Bình
Trang 34Cánh Diều Ngữ Văn 11 2023- 2024
B Tiếng thở dài than thở của người đời trách cho trời đất đã khiến vận mệnh của những người tài hoa phải chịu phong ba, trắc trở
C Sự bất lực trước những bất công trong xã hội
Câu 7: Ý nào sau đây chưa chính xác?
Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí là tiếng khóc
A Cho những mảnh đời bất hạnh
B Cho chính mình
C Cho tất cả mọi người
D Cho những kiếp tài hoa
Câu 8: Giá trị nhân đạo sâu sắc của bài thơ là gì?
A Tiếng nói cảm thương cho những số phận tài hoa mà bất hạnh
B Niềm tự thương của chính nhà thơ
C Tiếng nói căm hờn đối với những thế lực chà đạp con người
D Cả A và B đều đúng
Câu 9: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là gì?
A Âm điệu ai oán, từ ngữ cô đọng, giàu sức gợi tả
B Ngôn ngữ trang trọng, trau chuốt, nhiều câu cảm thán
C Sử dụng nhiều điển tích, điển cố có giá trị gợi tả
D Sử dụng các biện pháp so sánh và đảo ngữ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS mở điện thoại thông minh, trên nền tảng Google vào phần mềm Quizizz
- Học sinh thảo luận cặp đôi và thực hiện trả lời 6 câu hỏi trắc nghiệm củng cố nội dung bài học
Bước 3 : Báo cáo, thảo luận
- HS thực hiện trả lời 9 câu hỏi trên điện thoại thông minh theo cặp đôi trong thời gian 1 phút
- GV quan sát, theo dõi
Bước 4 : Kết luận, nhận định
- GV công bố cặp đôi thắng cuộc, trả lời đúng và nhanh nhất
- GV trao thưởng cho cặp đôi thắng cuộc
2 Bài tập 2: Ghép nối nhanh
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ
Đọc câu hỏi ở phần A và chọn câu trả lời đúng ở phần B:
2) Tình cảm xót thương cho số phận người tài
hoa bạc mệnh của Nguyễn Du được thể hiện rõ
nhất trong 2 câu thơ…
b) Hai câu kết
3) Hai câu thơ thể hiện khát khao đồng cảm của
Nguyễn Du, mong tìm tiếng nói tri âm nơi hậu
thế là…
c) Tiếng khóc cho những người tài hoa bạcmệnh
4) Điều mới mẻ trong giá trị nhân đạo của bài
thơ Đọc Tiểu Thanh kí là …. d) Quyền sống của người nghệ sĩ, những ngườicống hiến cho cuộc đời
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện ghép cột theo cặp đôi trong thời gian 02 phút