1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế hoạch bài dạy Sinh học 9 bộ sách Kết nối tri thức - bai 45 di truyền liên kết

11 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Di Truyền Liên Kết
Tác giả Kết Nối Tri Thức
Chuyên ngành Khoa Học Tự Nhiên
Thể loại Kế Hoạch Bài Dạy
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 750,79 KB

Nội dung

Nhận giáo án đầy đủ liên hệ qua: Zalo: 0932.99.00.90 Facebook: https://www.facebook.com/thayhoangoppa Nhận giáo án đầy đủ liên hệ qua: Zalo: 0932.99.00.90 Facebook: https://www.facebook.com/thayhoangoppa

Trang 2

CHƯƠNG XI: DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ

BÀI 45: DI TRUYỀN LIÊN KẾT Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 9 Thời gian thực hiện: 02 tiết

I MỤC TIÊU

1 Về kiến thức

- Dựa vào sơ đồ phép lai trình bày được khái niệm di truyền liên kết và phân biệt với quy luật phân li độc lập

- Nêu một số ứng dụng di truyền liên kết trong thực tiễn

2 Về năng lực

a) Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về di truyền liên kết và ứng dụng của di

truyền liên kết

- Giao tiếp và hợp tác:

+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về di truyền liên kết và ứng dụng của di truyền liên kết

+ Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận

về di truyền liên kết và ứng dụng của di truyền liên kết, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm

vụ học tập

b) Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Dựa vào sơ đồ phép lai trình bày được khái niệm di truyền liên kết và phân biệt với quy luật phân li độc lập

+ Nêu một số ứng dụng di truyền liên kết trong thực tiễn

3 Về phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Các hình ảnh theo sách giáo khoa;

- Máy chiếu, bảng nhóm, giấy A1

- Tranh mô tả một số ứng dụng của di truyền liên kết

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi

- Phương pháp trực quan, vấn đáp

Trang 3

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.

B CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a) Mục tiêu: Ôn tập kiến thức cũ, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết về sự di

truyền liên kết của các tính trạng được quy định bởi các gene nằm cùng trên một nhiễm sắc thể

b) Nội dung: GV cho HS làm bài tập: Ở đậu hà lan, gene A quy định hạt vàng, gene a

quy định hạt xanh, gene B quy định hạt trơn, gene b quy định hạt nhăn Các gene này phân li độc lập với nhau Xác định tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình của đời F1 trong phép lai sau: P: AaBb x aabb

c) Sản phẩm: Học sinh dựa vào kiến thức đã học hoàn thành bài tập

P: AaBb x aabb

Gp1: AB Ab aB ab ab

F1:TLKG: AaBb : Aabb : aaBb : aabb

TLKH: 1 Vàng, trơn : 1 Vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: GV cho HS làm bài tập: Ở đậu hà

lan, gene A quy định hạt vàng, gene a quy định hạt xanh,

gene B quy định hạt trơn, gene b quy định hạt nhăn Các

gene này phân li độc lập với nhau Xác định tỉ lệ kiểu

gen và tỉ lệ kiểu hình của đời F1 trong phép lai sau: P:

AaBb x aabb

Nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết

Thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả:

Yêu cầu đại diện 1 số HS nêu ý kiến

Đại diện 1 số HS phát biểu ý kiến

Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

Tuy nhiên, khi làm thí nghiệm tương tự trên ruồi giấm,

Morgan quan sát thấy có hiện tượng tính trạng thân xám

di truyền cùng cánh dài, tính trạng thân đen di truyền cùng

cánh cụt Đây là hiện tượng gì?

Trang 4

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu quy luật di truyền liên kết (35 phút) a) Mục tiêu:

- Dựa vào sơ đồ phép lai trình bày được khái niệm di truyền liên kết và phân biệt với quy luật phân li độc lập

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin SGK mục I trang 194,195, trả lời

câu hỏi về di truyền liên kết

1 Tìm hiểu thí nghiệm của Morgan

- GV chiếu thí nghiệm của Morgan, yêu cầu HS dựa vào kết quả thí nghiệm, trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Phép lai trên gồm những tính trạng nào?

Câu 2 Trong phép lai trên, nếu các tính trạng di truyền theo quy luật di truyền của Mendel

thì kết quả phép lai sẽ có bao nhiêu kiểu hình?

Câu 3 Em có nhận xét gì về sự di truyền của các tính trạng trong phép lai trên?

2 Giải thích thí nghiệm: GV dẫn dắt HS giải thích thí nghiệm của Morgan qua khai

thác hình 45.1

Câu 1: Vì sao cơ thể F1 trong thí nghiệm của Morgan giảm phân chỉ hình thành hai loại giao tử?

Câu 2: Di truyền liên kết là gì?

Câu 3: Xét sự di truyền của 2 tính trạng, trội lặn hoàn toàn được quy định bởi hai gene

Hãy phân biệt quy luật di truyền liên kết và phân li độc lập bằng cách hoàn thành bảng sau vào vở:

Bảng 45.1 Phân biệt di truyền liên kết và di truyền phân li độc lập

Đặc điểm phân biệt Liên kết gene Phân li độc lập

Trang 5

Sự di truyền các tính trạng

Sự phân bố của các gene

quy định các tính trạng

Biến dị tổ hợp ở đời con

Ý nghĩa

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

1 Tìm hiểu thí nghiệm của Morgan

Câu 1: Phép lai trên gồm 2 tính trạng là: tính trạng màu sắc thân (gồm 2 kiểu hình thân

xám, thân đen) và tính trạng kích thước cánh (gồm 2 kiểu hình cánh dài, cánh cụt)

Câu 2: Trong phép lai trên, nếu các tính trạng di truyền theo quy luật di truyền của

Mendel thì kết quả phép lai sẽ có 4 kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1

Câu 3: Nhận xét về sự di truyền của các tính trạng trong phép lai trên:

+ Tính trạng thân xám luôn di truyền cùng cánh dài

+ Tính trạng thân đen luôn di truyền cùng cánh cụt

Hai cặp gene quy định hai tính trạng này không phân li độc lập, nghĩa là hai cặp gene này không nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau mà cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và di truyền cùng nhau

2 Giải thích thí nghiệm:

Câu 1: Cơ thể F1 trong thí nghiệm của Morgan giảm phân chỉ hình thành hai loại giao tử

vì hai cặp gene quy định hai tính trạng màu sắc thân và chiều dài cánh cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và phân li cùng nhau khi giảm phân hình thành giao tử Do đó,

F1 giảm phân chỉ tạo 2 loại giao tử

Câu 2: Di truyền liên kết là hiện tượng các gene quy định các tính trạng cùng nằm trên

một NST có xu hướng di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân

Câu 3: Xét sự di truyền của 2 tính trạng, trội lặn hoàn toàn được quy định bởi hai gene

Hãy phân biệt quy luật di truyền liên kết và phân li độc lập bằng cách hoàn thành bảng sau vào vở:

Bảng 45.1 Phân biệt di truyền liên kết và di truyền phân li độc lập

Đặc điểm phân biệt Liên kết gene Phân li độc lập

Sự di truyền các tính trạng Các tính trạng di truyền cùng

nhau

Các tính trạng di truyền riêng rẽ

Sự phân bố của các gene

quy định các tính trạng

Các cặp gene quy định các tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng

Các cặp gene quy định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau

Trang 6

Biến dị tổ hợp ở đời con Hạn chế sự xuất hiện biến dị

tổ hợp

Làm xuất hiện nhiều biến

dị tổ hợp

Ý nghĩa

Đảm bảo sự di truyền bền vững nhóm tính trạng luôn đi cùng với nhau, giúp duy trì

sự ổn định của loài

Tạo ra sự đa dạng, phong phú của các loài sinh vật sinh sản hữu tính

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ:

1 Tìm hiểu thí nghiệm của Morgan

- GV chiếu thí nghiệm của Morgan, yêu cầu HS dựa vào kết

quả thí nghiệm, trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Phép lai trên gồm những tính trạng nào?

Câu 2 Trong phép lai trên, nếu các tính trạng di truyền theo quy

luật di truyền của Mendel thì kết quả phép lai sẽ có bao nhiêu kiểu

hình?

Câu 3 Em có nhận xét gì về sự di truyền của các tính trạng trong

phép lai trên?

2 Giải thích thí nghiệm: GV dẫn dắt HS giải thích thí nghiệm

của Morgan qua khai thác hình 45.1

Câu 1: Vì sao cơ thể F1 trong thí nghiệm của Morgan giảm phân

chỉ hình thành hai loại giao tử?

Câu 2: Di truyền liên kết là gì?

HS nhận nhiệm vụ

Trang 7

Câu 3: Xét sự di truyền của 2 tính trạng, trội lặn hoàn toàn được

quy định bởi hai gene Hãy phân biệt quy luật di truyền liên kết và

phân li độc lập bằng cách hoàn thành bảng sau vào vở:

Bảng 45.1 Phân biệt di truyền liên kết và di truyền phân li độc

lập

Đặc điểm phân

biệt

Liên kết gene Phân li độc lập

Sự di truyền các

tính trạng

Sự phân bố của các

gene quy định các

tính trạng

Biến dị tổ hợp ở đời

con

Ý nghĩa

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết

HS quan sát, phân tích tranh hình, thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả:

- GV gọi đại diện HS trả lời các câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ

sung (nếu cần)

Đại diện HS báo cáo, các HS khác nhận xét, bổ sung

Tổng kết

- Thí nghiệm của Morgan:

P: xám, dài x đen, cụt

F1: 100% xám, dài

Lai phân tích: F1 x đen, cụt

FB: 1 xám, dài : 1 đen, cụt

- Sơ đồ lai: SGK trang 195

- Di truyền liên kết là hiện tượng các tính trạng được quy định bởi

các gene cùng nằm trên một nhiễm sắc thể có xu hướng di truyền

cùng nhau

- Di truyền liên kết hoàn toàn làm hạn chế biến dị tổ hợp

Ghi nhớ kiến thức

Em có biết

Trang 8

GV mở rộng, hướng dẫn HS nghiên cứu thêm về hiện tượng hoán

vị gene

HS nghiên cứu thêm

về hoán vị gene

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về ứng dụng di truyền liên kết trong thực tiễn (15 phút) a) Mục tiêu:

- Nêu một số ứng dụng di truyền liên kết trong thực tiễn

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi:

(?) Hiện tượng di truyền liên kết có ý nghĩa như thế nào trong nông nghiệp? Cho ví dụ

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Dự kiến: Trong sản xuất nông nghiệp, người ta có thể ứng dụng quy luật di truyền liên kết để chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi cùng với nhau, phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người

VD: tạo ra giống lúa có khả năng kháng bệnh gỉ sét, kháng bệnh phấn trắng, cho năng suất cao nhờ chỉnh sửa hệ gene

+ Chuyển gene để tạo thành nhóm gene quy định cây trồng có sức đề kháng với thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng, tăng sản lượng hoặc nâng cao giá trị dinh dưỡng

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin

SGK trả lời câu hỏi:

(?) Hiện tượng di truyền liên kết có ý nghĩa như thế

nào đối với sinh vật và con người? Cho ví dụ

HS nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ

trợ học sinh khi cần thiết

-HS làm việc cá nhân nghiên cứu thông tin SGK lựa chọn nội dung phù hợp trả lời câu hỏi

Báo cáo kết quả:

- Mời đại diện 1 số HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận

xét, bổ sung

GV mở rộng: Ngoài ra các nhà khoa học có thể sử

dụng chỉ thị phân tử (các trình tự nucleotide đặc biệt

liên kết với các gene liên quan) để nhận biết các đặc

tính cần quan tâm

VD: Dùng chỉ thị phân tử phát hiện cây lúa non kháng

bệnh đạo ôn

- Đại diện 1 số HS trình bày kết quả

- HS khác nhận xét, bổ sung

Tổng kết:

- Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền ổn định của

từng nhóm tính trạng ở sinh vật

- Ứng dụng thực tiễn:

Ghi nhớ kiến thức

Trang 9

+ Tạo ra giống cây trồng mang các tính trạng tốt luôn

di truyền cùng nhau, tạo các tổ hợp gene mong muốn

+ Sử dụng chỉ thị phân tử để nhận biết các đặc tính

quan tâm

Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút) a) Mục tiêu: Củng cố nội dụng toàn bộ bài học

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt bài học và trả lời các câu hỏi

bài tập

c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy tóm tắt bài và câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ:

- Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt bài học vào giấy A4 trong 10

phút

- Chiếu câu hỏi bài tập, cả lớp tham gia trả lời vào phiếu

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu về di truyền liên kết của Morgan

là gì?

A Đậu hà lan B Chuột C Muỗi D Ruồi giấm

Câu 2: Moocgan theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng

về:

A Màu hạt và hình dạng vỏ hạt

B Hình dạng và vị của quả

C Màu sắc của thân và độ dài của cánh

D Màu hoa và kích thước của cánh hoa

Câu 3: Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là

A sự không phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân

B các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với

nhau

C các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá

trình phân bào

D sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng

Câu 4: Ở ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội

so cới cánh cụt Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với

ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài Cho

con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ

A 4 xám, dài : 1 đen, cụt

B 3 xám, dài : 1 đen, cụt

C 2 xám, dài : 1 đen, cụt

D 1 xám, dài : 1 đen, cụt

Câu 5: Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là:

HS nhận nhiệm vụ

Trang 10

A Làm tăng biến dị tổ hợp

B Làm hạn chế xuất hiện biến tổ hợp

C Làm phong phú, đa dạng ở sinh vật

D Làm tăng xuất hiện kiểu gen nhưng hạn chế kiểu hình

Câu 6: Một giống cà chua có alen A quy định thân cao, a quy

định thân thấp, B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục, các

gen liên kết hoàn toàn Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu gen 1

: 2 : 1?

Câu 7: Trong chọn giống người ta ứng dụng di truyền liên kết để

làm gì? Chọn nội dung không đúng.

A Chọn các gene quy định các tính trạng tốt cho di truyền

cùng nhau để tạo giống cho năng suất cao

B Dựa vào các chỉ thị phân tử (các nucleotide đặc biệt luôn

di truyền với các gene) để tìm ra đặc tính mong muốn

C Lai tạo để đưa các gene tốt vào cùng một giống

D Lai tạo để tạo nhiều biến dị tổ hợp từ đó tạo ra giống đa

dạng về mặt di truyền

HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết HS toàn lớp tham gia

trò chơi

Báo cáo kết quả:

- GV thu phiếu bài làm để nhận xét, đánh giá HS nộp phiếu bài làm cho GV

Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết bài tập thực tiễn

b) Nội dung: GV hướng dẫn học sinh làm bài tập vận dụng:

1 Một giống cà chua có alen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục, các gen liên kết hoàn toàn Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình giống nhau?

2 Tìm hiểu và trình bày một số thành tựu trong chọn, tạo giống có ứng dụng di truyền học ở địa phương em

c) Sản phẩm:

1

Trang 11

Đáp án: A

2 Học sinh tìm hiểu được những nội dung ứng dụng di truyền liên kết, điều chỉnh giới tính ở địa phương

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học

sinh

Giao nhiệm vụ: GV chiếu bài tập:

1 Một giống cà chua có alen A quy định thân cao, a

quy định thân thấp, B quy định quả tròn, b quy định quả

bầu dục, các gen liên kết hoàn toàn Phép lai nào dưới

đây cho tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình giống nhau?

2 Tìm hiểu và trình bày một số thành tựu trong chọn,

tạo giống có ứng dụng di truyền học ở địa phương em

Giao nhiệm vụ

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ: Theo dõi, hỗ trợ HS

khi cần

Thực hiện nhiệm vụ

cá nhân

Báo cáo kết quả: Mời đại diện 1 số HS lên báo cáo kết

quả Các HS khác nhận xét

GV chuẩn hóa, tổng kết bài học

- Đại diện HS báo cáo kết quả, HS khác theo dõi, nhận xét

Ngày đăng: 20/07/2024, 22:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w