1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế hoạch bài dạy Sinh học 9 bộ sách Kết nối tri thức - bai 39 tái bản dna và phiên mã tạo rna

15 20 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tái bản DNA và Phiên mã tạo RNA
Tác giả Bộ Chuyên Gia
Chuyên ngành Khoa học tự nhiên
Thể loại Kế hoạch bài dạy
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 866,44 KB

Nội dung

Nhận giáo án đầy đủ liên hệ qua: Zalo: 0932.99.00.90 Facebook: https://www.facebook.com/thayhoangoppa Nhận giáo án đầy đủ liên hệ qua: Zalo: 0932.99.00.90 Facebook: https://www.facebook.com/thayhoangoppa

Trang 2

CHƯƠNG XI: DI TRUYỀN HỌC MENDEL, CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA

HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN BÀI 39: TÁI BẢN DNA VÀ PHIÊN MÃ TẠO RNA

Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 9 Thời gian thực hiện: 02 tiết

I MỤC TIÊU

1 Về kiến thức

- Mô tả sơ lược quá trình tái bản của DNA, kết quả và ý nghĩa di truyền của tái bản DNA

- Nêu được khái niệm phiên mã Mô tả sơ lược quá trình phiên mã

2 Về năng lực

a) Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về tái bản, phiên mã

- Giao tiếp và hợp tác:

+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về tái bản, phiên mã

+ Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về tái bản, phiên mã đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập

b) Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Mô tả sơ lược quá trình tái bản của DNA, kết quả và ý nghĩa di truyền của tái bản DNA

+ Nếu được khái niệm phiên mã Mô tả sơ lược quá trình phiên mã

3 Về phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Các hình ảnh theo sách giáo khoa;

- Máy chiếu, bảng nhóm;

- Video tư liệu: tái bản https://www.youtube.com/watch?v=TNKWgcFPHqw

- Phiếu học tập

Trang 3

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Quá trình tái bản DNA

diễn ra ở đâu? Khi nào?

Câu 2: Quan sát hình 39.1, ghép nội dung phù hợp trong bảng dưới đây về quá trình tái bản DNA Giai đoạn chính Nội dung Giai đoạn 1: Khởi đầu a Enzyme DNA polymerase thực hiện lắp ghép các nucleotide tự do theo nguyên tắc bổ sung để kéo dài mạch mới, trong đó mạch 5’ – 3’ được tổng hợp liên tục, mạch 3’-5’ được tổng hợp gián đoạn Giai đoạn 2: Kéo dài b Một phân tử DNA ban đầu sẽ tạo ra 2 phân tử DNA mới có cấu tạo giống hoàn toàn so với DNA mẹ ban đầu, các DNA mới được hình thành đóng xoắn Giai đoạn 3: Kết thúc c Enzyme tháo xoắn phá vỡ cấu trúc xoắn kép, tách DNA thành 2 mạch đơn Câu 3: Một đoạn DNA có trình tự nucleotide trên hai mạch như sau: Mạch 1: A–A–G–C–T–C–G–C–G–A–T–A–G–C–C

Mạch 2: T–T–C–G–A–G–C–G–C–T–A–T–C–G–G

a) Xác định trình tự nucleotide của hai DNA được tổng hợp từ đoạn DNA trên

b) Nhận xét trình tự nucleotide giữa các DNA mới được tổng hợp và với DNA ban đầu Từ đó rút ra ý nghĩ của quá trình tái bản DNA

Trang 4

- Mảnh ghép trò chơi xếp hình:

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi

- Phương pháp trực quan

- Kĩ thuật trò chơi

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK

B CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a) Mục tiêu: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết về tái bản DNA, phiên mã b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần khởi động bài học: Cơ thể sinh vật

lớn lên nhờ khả năng sinh sản tạo ra những tế bào mới Sự sinh sản của tế bào dựa trên

cơ sở của quá trình nào?

c) Sản phẩm: Học sinh bước đầu nêu suy nghĩ của bản thân và có hướng điều chỉnh

đúng trong quá trình học

d) Tổ chức thực hiện:

Trang 5

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần

khởi động bài học: Cơ thể sinh vật lớn lên nhờ khả

năng sinh sản tạo ra những tế bào mới Sự sinh sản

của tế bào dựa trên cơ sở của quá trình nào?

Nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết

Thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả:

Yêu cầu đại diện 1 số HS nêu ý kiến

Đại diện 1 số HS phát biểu cảm nhận

Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về quá trình tái bản DNA (40 phút)

a) Mục tiêu:

- Mô tả sơ lược quá trình tái bản của DNA, kết quả và ý nghĩa di truyền của tái bản DNA

b) Nội dung:

- GV chiếu video về quá trình tái bản DNA, yêu cầu HS xem video, ghi lại các thông tin ghi nhận được

- GV chia lớp thành 4 cụm, mỗi cụm 3 nhóm; chiếu hình 39.1, yêu cầu HS quan sát kết hợp thông tin SGK hoàn thành PHT số 1 trong 10 phút

Luyện tập 1:

Bài tập: Cho 1 phân tử DNA mẹ, hãy xác định số DNA con có thể tạo ra sau 2,3,4 lần

tái bản Từ đó khái quát thành công thức tính số DNA tạo thành qua n lần tái bản

c) Sản phẩm: Đáp án PHT số 1 và câu trả lời của HS:

Gợi ý đáp án PHT số 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Trang 6

Câu 1:

- Quá trình tái bản DNA diễn ra

trong nhân tế bào

- Thời điểm: trước khi tế bào

bước vào giai đoạn phân chia

Câu 2: Quan sát hình 39.1, ghép

nội dung phù hợp trong bảng

dưới đây về quá trình tái bản

DNA

Giai đoạn 1: Khởi đầu c Enzyme tháo xoắn phá vỡ cấu trúc xoắn kép, tách

DNA thành 2 mạch đơn

Giai đoạn 2: Kéo dài a Enzyme DNA polymerase thực hiện lắp ghép các

nucleotide tự do theo nguyên tắc bổ sung để kéo dài mạch mới, trong đó mạch 5’ – 3’ được tổng hợp liên tục, mạch 3’-5’ được tổng hợp gián đoạn

Giai đoạn 3: Kết thúc b Một phân tử DNA ban đầu sẽ tạo ra 2 phân tử DNA

mới có cấu tạo giống hoàn toàn so với DNA mẹ ban đầu, các DNA mới được hình thành đóng xoắn

Câu 3: Một đoạn DNA có trình tự nucleotide trên hai mạch như sau:

Mạch 1: A–A–G–C–T–C–G–C–G–A–T–A–G–C–C

Mạch 2: T–T–C–G–A–G–C–G–C–T–A–T–C–G–G

a)Gọi mạch mới được tổng hợp từ mạch 1 là 1’; gọi mạch mới được tổng hợp từ mạch 2 là 2’, ta có:

DNA 1:

Mạch 1: .A–A–G–C–T–C–G–C–G–A–T–A–G–C–C

Mạch 1’: T–T–C–G–A–G–C–G–C–T–A–T–C–G–G

DNA 2:

Mạch 2: .A–A–G–C–T–C–G–C–G–A–T–A–G–C–C

Mạch 2’: T–T–C–G–A–G–C–G–C–T–A–T–C–G–G

b) Trình tự nucleotide của các DNA mới được hình thành giống nhau và giống DNA mẹ

- Ý nghĩ của quá trình tái bản DNA: giúp đảm bảo quá trình truyền thông tin di

Trang 7

truyền qua các tế bào và cơ thể được ổn định và liên tục

Luyện tập 1:

Bài tập:

- Tính số DNA con

+ 1 DNA mẹ qua 1 đợt tự nhân đôi tạo 2 = 21 DNA con

+ 1 DNA mẹ qua 2 đợt tự nhân đôi tạo 4 = 22 DNA con

+ 1 DNA mẹ qua 3 đợt tự nhân đôi tạo 8 = 23 DNA con

+ 1 DNA mẹ qua n đợt tự nhân đôi tạo 2n ADN con

d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ:

- GV chiếu video về quá trình tái bản DNA, yêu cầu HS xem

video, ghi lại các thông tin ghi nhận được

- GV chia lớp thành 4 cụm, mỗi cụm 3 nhóm; chiếu hình 39.1,

yêu cầu HS quan sát kết hợp thông tin SGK hoàn thành PHT số

1 trong 10 phút

HS nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết

- Theo dõi video, thu thập thông tin

- Phân tích tranh hình, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả:

- Chọn ngẫu nhiên 1 cụm báo cáo (mỗi nhóm báo cáo 1 nội

dung), các nhóm khác trao đổi chéo PHT để theo dõi, nhận xét

- Khai thác kết quả thảo luận:

+ Sau câu 2, enzym polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo

chiều 5’-3’ nên quá trình tổng hợp mạch mới trên 2 mạch khuôn

của DNA mẹ diễn ra không giống nhau, em hãy chỉ ra điểm

không giống nhau đó?

+ Sau câu 3, mở rộng về kĩ thuật PCR ở mục “Em có biết”

- Đại diện 1 cụm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét chéo sản phẩm

Tổng kết

- Tái bản DNA diễn ra trong nhân tế bào nhân thực (hoặc vùng

nhân của tế bào nhân sơ), trước mỗi lần phân bào, có sự tham

gia của nhiều loại enzym

Ghi nhớ kiến thức

Trang 8

- Diễn biến gồm 3 giai đoạn:

+ Khởi đầu: DNA mẹ tháo xoắn, tách thành 2 mạch đơn

+ Kéo dài: Các nucleotide tự do trong môi trường tế bào liên

kết với các nucleotide trên mỗi mạch khuôn của DNA theo

nguyên tắc bổ sung hình thành hai mạch DNA mới

+ Kết thúc: Hai mạch đơn gồm một mạch mới tổng hợp và một

mạch khuôn xoắn trở lại với nhau

- Nguyên tắc tổng hợp mạch mới: nguyên tắc bổ sung, nguyên

tắc bán bảo toàn

- Kết quả: từ một DNA ban đầu tạo ra 2 DNA con giống nhau và

giống mẹ

và cơ thể được ổn định

Luyện tập 1:

Bài tập: Cho 1 phân tử DNA mẹ, hãy xác định số DNA con có

thể tạo ra sau 2,3,4 lần tái bản Từ đó khái quát thành công thức

tính số DNA tạo thành qua n lần tái bản

HS vận dụng làm bài tập

cá nhân

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu quá trình phiên mã (25 phút) a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm phiên mã

- Mô tả sơ lược được quá trình phiên mã

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát tranh hình 39.2, kết hợp thông tin SGK:

- Trả lời câu hỏi: Phiên mã xảy ra ở đâu? Khi nào?

Các nhóm HS sẽ nhận được các miếng ghép có chứa các nội dung về phiên mã Yêu cầu: ghép các miếng ghép thành hình chiếc thuyền sao cho các cạnh kề nhau có nội dung ghép thành câu hoàn chỉnh về phiên mã

Trang 9

Bài tập vận dụng:

Một gene có trình tự các nucleotide như sau:

5’ – GCTAGCCGGAAATTGGC - 3’

3’ – CGATCGGCCTTTAACCG – 5’

Hãy xác định trình tự nucleotide của phân tử RNA được sinh ra từ gene trên

c) Sản phẩm: câu trả lời và sản phẩm ghép hình của học sinh

- Trả lời câu hỏi: Phiên mã diễn ra trong nhân tế bào ở sinh vật nhân thực (hoặc vùng nhân của tế bào nhân sơ), trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia

- Trò chơi ghép hình:

Trang 10

d) Tổ chức thực hiện:

Giao nhiệm vụ: GV chiếu hình 39.2, yêu cầu HS quan sát, kết

hợp thông tin SGK:

- Trả lời câu hỏi: Phiên mã xảy ra ở đâu? Khi nào?

mã Thời gian 5 phút

Các nhóm HS sẽ nhận được các miếng ghép có chứa các nội

dung về phiên mã Yêu cầu: ghép các miếng ghép thành hình

chiếc thuyền sao cho các cạnh kề nhau có nội dung ghép thành

câu hoàn chỉnh về phiên mã

HS nhận nhiệm vụ

Trang 11

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ học

sinh khi cần thiết

HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả:

- Đại diện 1 nhóm trưng bày kết quả trên bảng, các nhóm đổi

chéo sản phẩm GV nhận xét, chuẩn hóa đáp án Các nhóm chấm

chéo theo tiêu chí: mỗi nội dung ghép đúng được 2 điểm

- Khai thác sản phẩm hoạt động:

(?) Mô tả sơ lược quá trình phiên mã trên hình?

(?) Cho biết kết quả và ý nghĩa của phiên mã?

Bài tập vận dụng:

Một gene có trình tự các nucleotide như sau:

5’ – GCTAGCCGGAAATTGGC - 3’

3’ – CGATCGGCCTTTAACCG – 5’

Hãy xác định trình tự nucleotide của phân tử RNA được sinh ra

từ gene trên

- Đại diện 1 nhóm HS trình bày kết quả, các nhóm chấm chéo sản phẩm

- HS dựa vào kết qủa trò chơi mô tả quá trình phiên mã, trả lời câu hỏi

- HS làm bài tập vận dụng

Tổng kết:

- Phiên mã là quá trình tổng hợp phân tử RNA từ gene Xảy ra

trên 1 mạch khuôn của gene

- Enzym RNA polymerase tổng hợp phân tử RNA bằng cách gắn

các nucleotide tự do vào mạch khuôn của gene theo nguyên tắc

bổ sung: A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với C và

ngược lại

- Kết quả: Sau 1 lần phiên mã, từ 1 gene tạo thành 1 phân tử

RNA tách khỏi gene để thực hiện chức năng

- Ý nghĩa: truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang RNA

Ghi nhớ kiến thức

Trang 12

Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút) a) Mục tiêu: Củng cố nội dung toàn bộ bài học

b) Nội dung : GV tổ chức cho HS tham gia trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận liên quan đến nội dung bài học

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HS Giao nhiệm vụ:

1 Bài tập trắc nghiệm

- GV tổ chức trò chơi RUNG CHUÔNG VÀNG, học sinh sử dụng bảng

A, B, C, D để trả lời câu hỏi trắc nghiệm HS trả lời sai ở câu nào sẽ

không được quyền trả lời câu hỏi tiếp theo

Câu 1: Quá trình tái bản DNA diễn ra ở đâu?

A Chất tế bào B Màng tế bào

C Nhân tế bào D Thành tế bào

Câu 2: Quá trình tái bản DNA không có thành phần nào sau đây tham

gia?

A Các nucleotide tự do B Enzyme tháo xoắn

C Amino acid D Enzym ADN polymerase

Câu 3: Tái bản DNA trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có

tác dụng

A chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế

bào

B đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào

và cơ thể

C chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ

thể

D đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất

Câu 5: Trong quá trình phiên mã xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A U của môi trường nội bào liên kết với T trên mạch gốc

B T của môi trường nội bào liên kết với A trên mạch gốc

C A của môi trường nội bào liên kết với U trên mạch gốc

D U của môi trường nội bào liên kết với A trên mạch gốc

Câu 6: Chiều của mạch khuôn trên DNA được dùng để tổng hợp

mRNA và chiều tổng hợp mRNA lần lượt là

A 5’ → 3’ và 5’ → 3’

B 3’ → 5’ và 3’ → 5’

C 5’ → 3’ và 3’ → 5’

D 3’ → 5’ và 5’ → 3’

HS nhận nhiệm

vụ

Trang 13

Câu 7: Một gen cấu trúc thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 5 lần

sẽ tạo ra số phân tử RNA thông tin (mRNA) là

A 15 B 5 C 10 D 25

Câu 8: Kết quả của quá trình tái bản DNA là

A hình thành hai DNA mới hoàn toàn giống nhau và giống với DNA

mẹ ban đầu

B hình thành hai DNA mới, có một DNA giống với DNA mẹ còn

DNA kia có cấu trúc đã thay đổi

C hình thành 2 ADN mới, trong đó 1 DNA có nguồn gốc từ DNA mẹ,

1 DNA được tổng hợp mới hoàn toàn

D hình thành 1 DNA mới hoàn toàn giống với DNA mẹ ban đầu

Câu 9: Một đoạn mạch mã gốc của gene có trình tự các nucleotide như

sau:

3’… AAATTGAGC…5’

Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nucleotide của đoạn

mRNA tương ứng là?

A 3’…UUUAACUCG…5’

B 3’…GCUCAAUUU…5’

C 5’…TTTAACTGG…3’

D 5’D…TTTAACTCG…3’

Câu 10 Một phân tử DNA tái bản 5 lần, số DNA mới được tạo thành

sau khi quá trình tái bản hoàn tất là

A 10

B 32

C 16

D 8

2 Bài tập tự luận: So sánh tái bản DNA và phiên mã

Nguyên liệu

Diễn ra ở

Enzyme tham gia

Các nguyên tắc

Kết quả

Ý nghĩa

thành bài tập

Báo cáo kết quả:

- Cả lớp tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm

- GV mời HS cộng tác thực hiện bài tập tự luận

Trang 14

HS tham gia báo cáo theo hướng dẫn

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.

Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a) Mục tiêu: Sưu tầm các thông tin về kĩ thuật PCR, ứng dụng của kĩ thuật PCR trong

test COVID–19, trình bày dưới dạng poster

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ về nhà cho nhóm HS (4HS/nhóm): Sưu tầm các thông

tin về kĩ thuật PCR, ứng dụng của kĩ thuật PCR trong test COVID–19, trình bày dưới dạng poster/inforgraphic

c) Sản phẩm: Sản phẩm của học sinh

d) Tổ chức thực hiện

học sinh

Giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ về nhà cho nhóm HS

(4HS/nhóm): Sưu tầm các thông tin về kĩ thuật PCR,

ứng dụng của kĩ thuật PCR trong test COVID–19, trình

bày dưới dạng poster/inforgraphic

Tiếp nhận nhiệm

vụ

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ: quan sát, hỗ trợ HS Thực hiện nhiệm

vụ dựa trên hiểu biết bản thân

Báo cáo kết quả:

- GV cho các nhóm trình bày poster/inforgraphic

- HS trưng bày và báo cáo sản phẩm

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS

Trang 15

PHỤ LỤC PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 1 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ CHỦ, TỰ HỌC CỦA CÁ NHÂN TRONG NHÓM

Họ và tên học sinh:

Nhóm: Lớp:

tối đa

Cá nhân đánh giá đánh giá Nhóm

1 Sẵn sàng, vui vẻ nhận nhiệm vụ được

giao

1

2 Thực hiện tốt nhiệm vụ tìm hiểu, khai

thác thông tin từ SGK, tư liệu học tập

2

3 Chủ động chia sẻ thông tin với các

thành viên trong nhóm

2

4 Hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân

công và giúp đỡ thành viên khác

2

5 Tôn trọng và lắng nghe các thành viên

khác góp ý

2

6 Cùng với nhóm hoàn thành yêu cầu GV

đưa ra

1

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 2 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỢP TÁC CỦA MỖI CÁ NHÂN TRONG NHÓM

Họ tên học sinh:

tối đa

Cá nhân đánh giá

Nhóm đánh giá

nhóm

2

Ngày đăng: 20/07/2024, 22:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN