1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIẾN TRÚC CHÙA GIÁC LÂM – NGÔI CHÙA CỔ GẦN 300 NĂM TUỔI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

16 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến trúc chùa Giác Lâm – Ngôi chùa cổ gần 300 năm tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thể loại Tiểu luận
Thành phố TP.HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Nói đến vùng đất Nam Bộ là nói đến vùng đất cư trú của bốn dân tộc anh em chủ yếu là Kinh, Chăm, Hoa, Khmer. Tuy mới được khai thác cách đây hơn 300 năm nhưng vùng đất Nam Bộ này đã phát triển rất nhanh. Nói đến Nam Bộ thì không thể không nhắc đến một nền văn hóa đặc sắc và ẩn chứa nhiều giá trị. Một trong số các mảng nền văn hóa góp phần tạo nên là văn hóa kiến trúc và nổi bật nhất là kiến trúc tôn giáo với hàng nghìn ngôi chùa, nhà thờ, cơ sở thờ tự khác nhau với mạng lưới khá dày đặc. Và thành phố Hồ Chí Minh cũng thế. Chùa được biết đến là một thể loại công trình kiến trúc-nghệ thuật không thể thiếu trong cộng đồng tín ngưỡng văn hóa của người Việt Nam xưa và nay. Những ngôi chùa lâu đời ở thành phố Hồ Chí Minh chính là những minh chứng rõ ràng cho sự phát triển của Phật giáo tại nơi đây. Một trong số đó có chùa Giác Lâm với tuổi đời khoảng 300 năm ngày nay nằm ở quận Tân Bình. Ngôi chùa không chỉ nổi tiếng với những giá trị lịch sử mà còn là bởi các giá trị lịch sử mà còn tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo tại Nam Bộ nói riêng và Sài Gòn nói chung ngay trong những giai đoạn đầu khi vùng đất này được khai phá. Đối tượng nghiên cứu của đề tài cũng chính là kiến trúc của ngôi chùa Giác Lâm. Để tiếp cận đến vấn đề này thì có thể áp dụng việc đi thực địa nhưng hiện tại do tác động và diễn biến phức tạp của đại dịch COVID – 19 nên phải tạm ngưng. Một số cách tiếp cận khác có thể áp dụng như cách tiếp cận theo lịch sử. Thông qua cách này những giá trị kiến trúc nổi bật của ngôi chùa Giác Lâm sẽ được làm rõ qua từng thời kỳ lịch sử với sự hình thành, phát triển và biến đổi của nó. Những đặc trưng trong kiến trúc ấy cũng sẽ được phân tích dưới góc nhìn văn hóa học thông qua việc mô tả sơ lược, phân tích những tính chất nổi bật của chúng và nói rõ mục đích của chúng khi được xây dựng nên. Cũng đã từng có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về những kiến trúc Phật giáo nổi bật cả ở miền Bắc và miền Nam bao gồm ở Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Giác Lâm cũng là ngôi chùa được nhắc đến sơ qua trong những nghiên cứu ấy. Nghiên cứu sâu thì có tiến sĩ Trần Hồng Liên đã dày công tìm hiểu và viết thành cuốn sách “Chùa Giác Lâm” – di tích lịch sử văn hóa. Điều đó chứng tỏ là chùa Giác Lâm đã có một vai trò lớn và giá trị lớn nhất là ở mặt kiến trúc.

Trang 1

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: KIẾN TRÚC CHÙA GIÁC LÂM – NGÔI CHÙA

CỔ GẦN 300 NĂM TUỔI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH

TP.HỒ CHÍ MINH

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

DẪN NHẬP ……….…… 2

PHẦN NỘI DUNG * Cơ sở lý luận ……….……….….……3

* Cơ sở thực tiễn……… ……4

Chương 1 : Giới thiệu lịch sử về chùa Giác Lâm ……… …….4

Chương 2 : Kiến trúc chùa Giác Lâm ở thành phố Hồ Chí Minh 2.1 Kiến trúc bên ngoài chùa 2.1.1 Kiến trúc cổng Tam Quan ……….…….…………6

2.1.2 Kiến trúc quanh sân chùa……….…….……… 7

2.2 Kiến trúc khu Tam bảo ……….….………8

2.3 Kiến trúc tháp Xá Lợi ……….….………….11

Chương 3 : Giá trị của chùa Giác Lâm và giá trị của kiến trúc chùa Giác Lâm ……… ……12

Chương 4 : Giữ gìn các giá trị của chùa Giác Lâm ……… 13

PHẦN KẾT LUẬN ……….………… 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….….………….14

Trang 3

DẪN NHẬP

Nói đến vùng đất Nam Bộ là nói đến vùng đất cư trú của bốn dân tộc anh em chủ yếu

là Kinh, Chăm, Hoa, Khmer Tuy mới được khai thác cách đây hơn 300 năm nhưng vùng đất Nam Bộ này đã phát triển rất nhanh Nói đến Nam Bộ thì không thể không nhắc đến một nền văn hóa đặc sắc và ẩn chứa nhiều giá trị Một trong số các mảng nền văn hóa góp phần tạo nên là văn hóa kiến trúc và nổi bật nhất là kiến trúc tôn giáo với hàng nghìn ngôi chùa, nhà thờ, cơ sở thờ tự khác nhau với mạng lưới khá dày đặc

Và thành phố Hồ Chí Minh cũng thế Chùa được biết đến là một thể loại công trình kiến trúc-nghệ thuật không thể thiếu trong cộng đồng tín ngưỡng văn hóa của người Việt Nam xưa và nay Những ngôi chùa lâu đời ở thành phố Hồ Chí Minh chính là những minh chứng rõ ràng cho sự phát triển của Phật giáo tại nơi đây Một trong số

đó có chùa Giác Lâm với tuổi đời khoảng 300 năm ngày nay nằm ở quận Tân Bình Ngôi chùa không chỉ nổi tiếng với những giá trị lịch sử mà còn là bởi các giá trị lịch

sử mà còn tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo tại Nam Bộ nói riêng và Sài Gòn nói chung ngay trong những giai đoạn đầu khi vùng đất này được khai phá Đối tượng nghiên cứu của đề tài cũng chính là kiến trúc của ngôi chùa Giác Lâm Để tiếp cận đến vấn đề này thì có thể áp dụng việc đi thực địa nhưng hiện tại do tác động và diễn biến phức tạp của đại dịch COVID – 19 nên phải tạm ngưng Một số cách tiếp cận khác có thể áp dụng như cách tiếp cận theo lịch sử Thông qua cách này những giá trị kiến trúc nổi bật của ngôi chùa Giác Lâm sẽ được làm rõ qua từng thời kỳ lịch sử với

sự hình thành, phát triển và biến đổi của nó Những đặc trưng trong kiến trúc ấy cũng

sẽ được phân tích dưới góc nhìn văn hóa học thông qua việc mô tả sơ lược, phân tích những tính chất nổi bật của chúng và nói rõ mục đích của chúng khi được xây dựng nên Cũng đã từng có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về những kiến trúc Phật giáo nổi bật cả ở miền Bắc và miền Nam bao gồm ở Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh Chùa Giác Lâm cũng là ngôi chùa được nhắc đến sơ qua trong những nghiên cứu ấy Nghiên cứu sâu thì có tiến sĩ Trần Hồng Liên đã dày công tìm hiểu và viết thành cuốn sách

“Chùa Giác Lâm” – di tích lịch sử văn hóa Điều đó chứng tỏ là chùa Giác Lâm đã có một vai trò lớn và giá trị lớn nhất là ở mặt kiến trúc

Trang 4

* Cơ sở lý luận

Nói đến kiến trúc thì có rất nhiều định nghĩa cũng như cách hiểu khác nhau về kiến trúc và văn hóa kiến trúc Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian – hết sức sáng tạo của con người nhằm thỏa mãn những yêu cầu sinh hoạt vật chất và văn hóa tinh thần của con người, đáp ứng những yêu cầu kinh tế, xã hội, chính trị ( Đặng Thái Hoàng, 1994) Theo nghĩa từ nguyên thì “kiến” là dựng nên, xây dựng còn “trúc” là xây cất, xây dựng Kiến trúc cũng là một ngành nghệ thuật, thực hành hay một nghề thiết kế xây dựng các tòa nhà Kiến trúc không chỉ đơn thuần là việc xây dựng nên các công trình mà kiến trúc còn là cách xây dựng, cách bày trí để những công trình ấy với những cảnh vật xung quang và một số những vật liệu trang trí phổ biến khác Kiến trúc còn có một số đặc trưng nổi bật như tính hình khối, tính biểu trưng, tính thích ứng với môi trường tự nhiên, thích ứng với môi trường xã hội và dặc biệt nhất là tính dân tộc Kiến trúc cũng yêu cầu phải đáp ứng những điều cốt lõi bao gồm thích dụng – bền vững – kinh tế - mỹ quan Trong kiến trúc cũng có nhiều cách chia và một trong

số cách chia ấy có chia kiến trúc thành các mảng sau : kiến trúc nhà ở, kiến trúc công cộng, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng Trong mảng kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng thì có những ngôi chùa đại diện cho Phật giáo Chùa là cơ sở thờ tự, là nơi sinh hoạt của các tín đồ Phật giáo Chùa chính là nơi gắn liền với các bức tượng Phật được thờ tự, tiếng kinh kệ và một khung cảnh xung quanh yên bình và thư thả Chùa là nơi gắn với với các làng xã Việt Nam cùng với đình và được xem như chốn linh thiêng cho nên việc xây dựng nên các ngôi chùa đều luôn được đầu tư và tính toán kỹ càng Kiến trúc các ngôi chùa ở nước ta khá đa dạng Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và ở các không gian khác nhau Chùa kiểu chữ Tam phổ biến hơn miền Nam hơn ở miền Bắc.Ngoài ra còn có một số kiểu chùa khác như kiểu chữ Đinh, chữ Công, chữ Quốc Kiến trúc của các ngôi chùa có thể được chia thành các mảng gồm kiến trúc bên ngoài chùa ( bao gồm cổng tam quan, sân chùa ), kiến trúc bên trong chùa gồm các gian phòng, chính điện, nhà ở các sư sãi, … Chùa thường được xây dựng ở những nơi thanh tịnh và thường được trang trí cây cảnh xung quanh để tạo cảm giác thanh tịnh Chùa cũng được xem như một biểu tượng của Phật giáo

Trang 5

* Cơ sở thực tiễn

Chùa Giác Lâm là một ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh Không chỉ với những giá trị lịch sử lâu dài gần 300 năm, ngôi chùa này còn là nơi thu hút nhiều Phật tử và khách du lịch đến tham quan và chiêm bái Chùa Giác Lâm hiện nay tọa lạc tại số 565 (số cũ 118) đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh Xét trong trục chủ thể, không gian và thời gian thì ngôi chùa Giác Lâm này đều có những giá trị đặc sắc được tạo thành từ trục ấy Ngôi chùa này thực tế thì hầu như người dân sống tại quận Tân Bình đều biết đến Ngày 30-11-2007, trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục chùa Giác Lâm - ngôi chùa có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất Việt Nam Chùa này cũng là một điểm tham quan

du lịch văn hóa, tìm hiểu lịch sử văn hóa kiến trúc của chùa Giác Lâm nói riêng và chùa ở Nam Bộ nói chung

Chương 1 : Giới thiệu lịch sử về chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm, viết theo chữ Hán là 覺 林 寺, Hán Việt là Giác Lâm tự Chùa

được một cư sĩ tên là Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) dưới đời chúa Nguyễn Phúc Khoát Ban đầu chùa có tên

là Sơn Can (sơn là núi, can là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm Theo Huỳnh Minh trong sách “Gia Định xưa và nay” thì Chùa Giác Lâm ( còn được gọi là

tổ đình Giác Lâm ) cách phía tây Lũy Bán Bích là lũy xưa do Nguyễn Cửu Đàm đắp

Ít lâu sau có vị hòa thượng pháp danh là Tiên Giáp đến đây thọ giáo với vợ chồng ông Cẩm Đệm Hai vợ chồng ông cũng có sự ngưỡng mộ với hòa thượng Về sau khi hai

vợ chồng ông Cẩm Đệm qua đời, hòa thượng Hải Tịnh là người trông nom chùa Trong quyển Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức cũng đã miêu tả cảnh chùa lúc bấy giờ như sau: "Chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn, cách phía Tây lũy Bán Bích ba dặm , cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà nhã thú!" Từ khi thành lập cho đến năm 1742, chùa chỉ là một ngôi nhà

Trang 6

tranh vách đất còn gọi là Niệm Phật đường Từ năm 1774 về sau, khi trụ trì chùa thì Thiền sư Viên Quang đã cho đổi tên thành chùa Giác Lâm Kể từ đó chùa phát triển rất tốt về mọi mặt, trở thành trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật; số lượng tu sĩ tập trung về rất đông

Xét tiếp trong giai đoạn từ lúc chùa hình thành với bối cảnh lịch sử đầy biến động qua thời kỳ Tây Sơn và đầu nhà Nguyễn thì về kiến trúc chùa, loại hình kiến trúc này cũng khá phát triển tại Nam Bộ, tiêu biểu như Chùa Bửu Lâm (1803), chùa Giác Viên (1804), chùa Tôn Thạnh (1808), chùa Vĩnh Tràng (1810), và ở Sài Gòn có chùa Giác Lâm có sự thay đổi hình dáng kiến trúc so với nguyên thủy qua các lẩn sửa chữa lớn nhỏ khác nhau là phổ biến đối với kiến trúc chùa trong giai đoạn này, đa phần cách tân theo kiểu thức kiến trúc phương Tây Hình thức kiến trúc hiện nay đa phần mang dáng vẻ đầu thế kỷ XX Qua nhiều quá trình tu sửa thì ngôi chùa cũng đã có nhiều sự thay đổi về kiến trúc Đến giai đoạn trụ trì của Thiền sư Hoằng Ân Minh Khiêm (1873-1903), bên cạnh việc đào tạo giới luật và tổ chức học tập kinh điển cho Tăng sĩ, chùa Giác Lâm còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, cho khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số kinh sách Phật giáo Theo Tạp chí văn hóa Phật giáo thì đến năm 1909, thiền

sư Hồng Hưng Thạnh Đạo, thuộc đời thứ 40, đứng ra trùng tu lần thứ hai ngôi chùa Giác Lâm, lúc này ngôi chùa có thay đổi một số nét về kiên trúc như : được xây vòng rào, lót gạch ở chánh điện, làm lại vách nhà Tổ, trang trí nền vành chùa bằng sứ… tất

cả đều theo sự sáng tạo của ngài, có nhiều ảnh hưởng của văn hóa phương Tây trong lĩnh vực kiến trúc Kiến trúc chùa lúc này cũng đã được chú trọng xây để giữ được tính bền vững cũng như tính thích dụng của nó Thời gian từ năm 1939-1945, chùa được tiến hành trùng tu lần thứ ba Đặc biệt vào giai đoạn này, nơi đây là nơi trú ẩn cho các thầy hoạt động cách mạng Mãi cho đến năm 1993 thì mới được tiếp tục tái thiết, xây dựng và cung nghinh xá lợi về tôn thờ Sau khi Hòa thượng Thiện Thuận viên tịch thì Hòa thượng Huệ Sanh tiếp nối quản lý chùa đến nay Đến nay sau đợt trùng tu, kiến trúc của ngôi chùa vẫn mang một chút hơi hướng cổ xưa, vừa mang một chút yếu tố hiện đại ngày nay Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc

Chương 2 : Kiến trúc chùa Giác Lâm ở thành phố Hồ Chí Minh

Trang 7

2.1 Kiến trúc bên ngoài chùa

2.1.1 Kiến trúc cổng tam quan

Chùa Giác Lâm hiện nay có lối kiến trúc chữ Tam (Ξ) gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau (không kể các nhà phụ) gồm chính điện, giảng đường và nhà trai (còn gọi là nhà Ông Giám) Kiến trúc cổng tam quan cũng là một kiến trúc tiêu biểu ở các ngôi chùa Chùa Giác Lâm nguyên thủy không có cổng tam quan (cổng tam quan chỉ mới được xây dựng vào năm 1955) Cổng tam quan cũng chính là một công trình mang nhiều ý nghĩa biểu trưng Tính biểu trưng được thể hiện rõ khi cổng tam quan mang ý niệm "ba cách nhìn" của Phật giáo gồm có "hữu quan", "không quan" và

"trung quan", thể hiện cái sắc (giả), cái không (vô thường) và trung dung của cả hai Giải thích thứ hai là tam quan là cửa của Tam bảo Tam bảo trong Phật giáo gồm Phật, Pháp và Tăng Cổng tam quan của ngôi chùa cũng được sơn màu vàng ( trước

đó thì màu cam) cũng là các màu sắc trên lá cờ Phật giáo mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện những giá trị của đạo Phật Màu vàng biểu trưng cho niệm căn và màu cam là huệ căn Trên cổng trang trí bánh xe luân hồi là biểu tượng của Phật giáo Hai bên lối đi thường đắp câu đối, trán cửa ghi tên chùa bằng tiếng Việt và bằng chữ Hán tự Chùa Giác Lâm có hai tam quan Tam quan cũ được xây dựng năm 1955 Tam quan mới được xây dựng năm 1999, sát đường Lạc Long Quân, cách tam quan

cũ khoảng 80m Hai cổng đều xoay mặt về hướng Nam Hai bên cột trụ tam quan cũ

có câu đối bằng chữ Hán:

“ Giác ngộ quảng khai từ thiện đồng lai quy hướng tổ Lâm truyền phổ nhuận ngộ mê cộng hưởng tuệ vi đình.”

Cũng như bao ngôi chùa khác thì cổng tam quan chính là nơi giao nhau giữa nơi linh thiêng và chốn trần tục Khi bước qua cổng chùa là bước vào nơi chốn của sự thanh tịnh và yên bình Mọi người dù là bất cứ ai khi bước qua cổng tam quan đều có thể cảm thấy sự yên tĩnh và cảm thấy thoải mái hơn trong tâm hồn mình

Trang 8

2.1.2 Kiến trúc quanh sân chùa

Qua Tam quan là đến sân chùa Sân của nhiều chùa thường được bày đặt các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào những điều kiện và đặc điểm riêng của từng chùa Chùa cũng có một khoảng sân khá rộng, cũng có những cây cảnh, chậu hoa với mục đích trang trí kết hợp với những hàng cây cổ thụ để tạo không khí trong lành và yên tĩnh cho ngôi chùa Trước chính điện còn có sân hình chữ nhật, ngang 20m, rộng 10m Trước sân là sân vườn, có miếu nhỏ đặt tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá màu Sân chùa có khu vườn rộng lớn với nhiều cây xanh, dưới gốc cây thường bài trí am thờ, tượng Phật Trong số đó nổi bật là cây bồ đề cổ thụ, được mang về từ đảo quốc Sri Lanka vào năm 1953

Hình 1 : Cổng chùa Giác Lâm

Nguồn :

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3

%B9a_Gi%C3%A1c_L%C3%A2m

Hình 2 : Bên ngoài chùa Giác Lâm Nguồn :

https://www.vietfuntravel.com.vn/ blog/tim-hieu-chua-giac-lam-danh-tieng-mien-nam.html

Hình 3 : Khuôn viên chùa Giác Lâm Nguồn :

https://luhanhvietnam.com.vn/du -lich/tham-quan-chua-giac-lam-sai-gon.html

Trang 9

2.2 Kiến trúc khu Tam bảo

Khu Tam Bảo bao gồm chính điện, trai đường và giảng đường, bố cục trên một mặt bằng hình chữ nhật, chiều rộng 22m, chiều dài 65m, xây trên nền cao khoảng 1m so với vườn chùa Xét với tính hình khối thìn từ bên ngoài thì chính điện của ngôi chùa được xây theo kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ Bên ngoài thì mái ngói có nét giống với ngói gạch nung của các ngôi nhà cổ Nam Bộ để tạo cảm giác mát vào ngày nóng Mái chùa hình như bánh ít thường thấy trong kiến trúc Nam Bộ, tạo cảm giác dân dã, gần gũi Mái gồm bốn vạt với các sống mái thẳng, khác hẳn diềm mái hình đầu đao đặc trưng của kiến trúc miền Bắc Vách tường được sơn màu vàng gợi sự tươi sáng Màu vàng cũng là màu đại diện cho những gì huy hoàng và sáng chói tựa mặt trời, tạo cảm giác ấm cúng cho ngôi chùa Màu vàng khi hòa với màu nắng còn làm cho vẻ đẹp ngôi chùa trở nên lung linh hơn Những chiếc cột bên ngoài được làm gỗ quý với màu nâu sẫm tạo sự tương phản với màu vàng và trên đó cũng thường được khắc các câu đối chữ Hán Trên đỉnh của mái chùa có hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt, có người cho là lưỡng long tranh châu quen thuộc Theo các nhà nghiên cứu dân gian, rồng đứng đầu trong hàng tứ linh ( long, lân, quy, phụng ) và có vị trí tối thượng trong tâm thức, văn hoá, tín ngưỡng của người Việt nên thường được chạm khắc trang trí nhất là ở các đình, chùa Còn hình ảnh đôi rồng trên mái đang tranh châu hay chầu nguyệt thì còn nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu nhưng nhìn chung thì biểu tượng trên là một biểu tượng quen thuộc và phản ánh rõ tâm thức của người Việt nói chung Kiến trúc khu tam bảo ngôi chùa cũng cho thấy được tính thích ứng với môi trường cả tự nhiên lẫn xã hội

Hình 4 và 5 : Khuôn viên ngoài chính điện chùa Giác Lâm Nguồn :

https://www.vntrip.vn/cam-nang/chua-giac-lam-ho-chi-minh-71966

Trang 10

Bước vào bên trong chánh điện thì khá rộng và sâu, trong điện có 56 cột to hơn vòng tay người ôm Những chiếc cột này cũng thường được làm từ gỗ quý Cũng với màu nâu sẫm như của những chiếc cột bên ngoài, màu nâu tạo nên sự trầm lặng, thiền tĩnh cho ngôi chùa Chánh điện có cấu trúc là gồm hai bên tả hữu là hồi lang bao bọc kiến trúc gian này gần như vuông Chánh điện được chia làm năm gian, kết cấu sườn mái kiểu tứ tượng và tỏa ra thành tám phần mái dạng bát quái Tác phẩm Chùa Giác Lâm của tác giả Trần Hồng Liên do Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội xuất bản mô tả về chánh điện “Trong chùa có 113 pho tượng cổ, chủ yếu là tượng gỗ, chỉ

có 7 tượng đồng” Có nhiều bức tượng có giá trị như Tượng Phật A-di-đà, tượng Phật Thích Ca, Di Lặc Phật, Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương

Bồ Tát, bộ tượng Cửu Long (đúc bằng đồng), bộ tượng mười tám vị La hán, tượng Thập điện Diêm vương, tượng Tổ sư Đạt-ma, tượng Long Vương,… Những bức tượng mang một dáng vẻ vừa trầm mặc vừa nghiêm trang Kể tên các bức tượng trong đấy mới thấy rằng đó là sự hỗn dung của Phật giáo, ngoài thờ Phật ra còn thờ các tín ngưỡng dân gian khác trong đó có thờ Mẫu Cách bố trí bên trong thì điện thờ Phật được bài trí tôn nghiêm, gồm có ba bàn : Bàn Di Đà, bàn Hội đồng, bàn Tam Bảo được sắp xếp trong cao ngoài thấp dần Bàn Di Đà tôn trí tượng Di Dà Tam Tôn (tính theo hàng ngang : Đức Phật A Di Đà lớn ở gian giữa, gian hai bên là

Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí), tượng thờ Tam Thế Phật đặt theo hàng dọc : A Di Đà – Thích Ca, hai bên có tượng Ca Diếp, A Nan và Di Lặc Hai

Hình 6 : Mái chùa Giác Lâm nhìn từ

dưới lên Nguồn :

https://luhanhvietnam.com.vn/du-

lich/tham-quan-chua-giac-lam-sai-gon.html

Hình 7 : Mái chùa Giác Lâm nhìn từ trên cao Nguồn :

https://www.vntrip.vn/cam-

nang/chua-giac-lam-ho-chi-minh-71966

Ngày đăng: 20/07/2024, 14:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w