1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch môn học chủ nghĩa xã hội khoa học

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm của Đảng về chính sách dân tộc
Tác giả Hà Minh Thắng, Phương Mạnh Long, Nguyễn Diệu Linh
Người hướng dẫn Vũ Văn Trung, Tiến sĩ
Trường học Trường Đại học Đại Nam
Chuyên ngành Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
Thể loại Bài thu hoạch môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 3,34 MB

Nội dung

- Bảo vệ văn hoá và ngôn ngữ của các dân tộc-2-- Đảm bảo quyền lợi chính trị, kinh tế, và xã hội cho các dân tộc- Tăng cường giáo dục và phát triển kinh tế cho các dân tộc- Đầu tư vào gi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Nhóm 5 : Hà Mình Thắng (1677010121) Phương Mạnh Long ( 1677010081) Nguyễn Diệu Linh ( 1677010072 )

Lớp : TA 16-02

GV hướng dẫn: Vũ Văn Trung(Tiến sĩ)

Hà Nội 21, tháng 9 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

NỘI DUNG

Phần 1 Quan điểm của đảng về chính sách dân tộc

1.1 Giới thiệu

1.2.Quan điểm của đang về vấn đề dân tộc

1.2.1 Khái niệm – Thực tế

1.2.2 Đoàn kết dân tộc là chiến lược cơ bản lâu dài cấp bách

1.2.3 Bình đẳng giữa các dân tộc

1.2.4 Bảo vệ thúc đẩy văn hóa dân tộc

1.2.5 Các dân tộc cùng giúp đỡ nhau phát triển

1.3 Khó khăn và thách thức

1.4 Một số giải pháp nâng cao chính sách dân tộc Phần 2 Nhận thức về vấn đề dân tộc ở Việt Nam

Phần 3 Ý kiến và đóng góp để xây dựng đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay

3.1 Vị trí và vai trò của tinh thần đân tộc

3.2 Trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng đoàn kết dân tộc

3.2.1 Phương hướng phát triển bản thân trong xây dựng đoàn kết dân tộc

Trang 3

3.2.2 Những mặt còn tồn tại, hạn chế 3.2.3 Phương hướng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của bản thân theo gương bác Hồ Chí Minh 3.3.Liên hệ bản thân vào vấn đề đoàn kết dân tộc

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, yếu tố dân tộc trở thành vấn đề cốt lõi trong quan hệ quốc tế, nhất là khi toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu trong thế giới đương đại Các quốc gia đều đang ra sức tìm tòi con đường để bảo vệ lợi ích của quốc gia - dân tộc mình, giữ gìn nền độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, nhưng lại không tách rời với thế giới, dù quốc gia đó là đơn tộc hay đa tộc người Ngoài ra, độc lập dân tộc gắn với chủ quyền quốc gia cũngđang là một xu thế của thế giới Mỗi quốc gia dân tộc, dù lớn hay nhỏ, đều cố gắng khẳng

định giá trị dân tộc Đảng ta quan niệm rằng: “Tiến lên CNXH là một quá trìnhvận động, chuyển hóa liên tục, không ngừng phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn” Theo đó thì các đặc trưng của xã hội chủ nghĩa cũng luôn luôn vận động, chuyển hóa và phát triển Với một quốc gia đa tộc người như Việt Nam thì vấn đề dân tộc chính là yếu tố cốt lõi quyết định vận mệnh của đất nước

Chính vì vậy, tiểu luận với đề tài: “Quan điểm của Đảng về chính sách dântộc? Nhận thức của anh (chị) về vấn đề dân tộc ở Việt Nam Là sinh viên, anh (chị)cần làm gì để góp phần đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay?” được chọn làm đề tàitiểu luận đánh giá kết thúc học phần CNXHKH

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là để nắm được những quan niệm cơ bản của Đảng về vấn đề dân tộc, nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tầm quan trọng của vấn đề dân tộc đối với sự nghiệp cách mạng của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thấy rõ tính khoa học trong quan điểm và cách thức giải quyết vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Đảng Cộng sản Việt Nam từ đó bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đềdân tộc hiện nay Để đạt được mục đích đó thì đề tài sẽ nghiên cứu, tìm hiểu về cương lĩnh của Đảng ; hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản

Trang 5

về vấn đề dân tộc của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở ViệtNam hiện nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

a Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu về quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết vấn đề dân tộc

b Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa lịch sử Cùng với đó là sự vận dụng và kết hợp các phương pháp khác như: khái quát hóa, trừu tượng hóa, lịch sử và logic, phân tích

b Ý nghĩa thực tiễn:

Việt Nam vẫn đang là một nước còn nghèo, đang phát triển, do đó, quá độ lên CNXH là một quá trình vô cùng khó khăn, gian khổ và lâu dài Hiểu rõ và định hướng chính sách giải quyết vấn đề dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng để đưa đất nước phát triển toàn diện về mọi mặt Bên cạnh đó có thể rút ra một số kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề về dân tộc

Trang 6

cả các thành viên trong xã hội, dù họ thuộc về dân tộc nào.

*Tạo điều kiện phát triển cho các dân tộc: Chính sách dân tộc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc phát triển và giữ gìn văn hoá, ngôn ngữ, và truyềnthống của mình Điều này đảm bảo rằng sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ không

bị xóa bỏ Chính sách này cũng đảm bảo rằng các dân tộc có cơ hội tiếp cận và tham gia vào quyền lợi chính trị, kinh tế, và xã hội của quốc gia

*Tăng cường giáo dục và phát triển kinh tế cho các dân tộc: Chính sách dân tộc đặt sự chú trọng đặc biệt vào việc tăng cường giáo dục và phát triển kinh tế cho các dân tộc Bằng cách đầu tư vào giáo dục, chính phủ đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong xã hội có cơ hội nhận được một nền giáo dục chất lượng Đồng thời, việc phát triển kinh tế trong các vùng dân tộc giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm bớt khoảng cách phát triển giữa các khu vực

*Bảo vệ quyền và lợi ích của các dân tộc: Chính sách dân tộc bảo vệ quyền và lợi ích của các dân tộc, đảm bảo rằng họ không bị kìm hãm hay bị phân biệt đối

xử Chính phủ thúc đẩy sự công bằng và bình đẳng trong xã hội, loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc và tạo ra cơ hội công bằng cho tất cả mọi người

*Điểm nổi bật của Chính sách dân tộc

Dưới đây là những điểm nổi bật của Chính sách dân tộc:

- Tạo điều kiện phát triển cho các dân tộc

Trang 7

-2 Bảo vệ văn hoá và ngôn ngữ của các dân tộc

- Đảm bảo quyền lợi chính trị, kinh tế, và xã hội cho các dân tộc

- Tăng cường giáo dục và phát triển kinh tế cho các dân tộc

- Đầu tư vào giáo dục chất lượng cho tất cả thành viên trong xã hội

- Phát triển kinh tế trong các vùng dân tộc

+ Bảo vệ quyền và lợi ích của các dân tộc

-Tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc

-Tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các dân tộc

1.2 Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc

1.2.1 Khái niệm - Thực tế

+Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân tộc là quá trình phát triểnlâu dài của xã hội loài người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao,bao gồm: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc Sự biến đổi của phương thức sản xuấtchính là nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng dân tộc

+ Theo nghĩa hẹp, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng

tộc người được hình thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, cóchung ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ, văn hóa Cộng đồng này xuất hiệnsau bộ lạc bộ tộc, kế thừa và phát triển cao hơn những nhân tố tộc người của cáccộng đồng đó Với nghĩa này, dân tộc là một bộ phận hay thành phần của quốcgia

+ Việt Nam có 54 dân tộc anh em phân bố không đồng đều, dải dác suốt chiều dài cả nước Tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương vẫn chưa phát triển văn hóa và

Trang 8

kinh tế chưa được đồng đều do nhiều lí do như lịch sử, địa lí Phần lớn vẫn còn đói nghèo, mức sống xã hội còn kém vì vậy việc quản lí là vô cùng khó khăn Phát triển kinh tế xã hội cho những vùng dân tộc thiểu số cũng là mục tiêu trọng tâm của Đảng và nhà nước ta

-3-1.2.2 Đoàn kết dân tộc là chiến lược cơ bản lâu dài cấp bách

Trong tất cả các văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới đều xác định, vấn đề dântộc “có vị trí chiến lược lớn’’, “luôn luôn có vị trí chiến lược’’, “có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta" Việc xác định vị trí chiến lược lâu dài của công tác dân tộc chính là xuất phát từ đặc điểm của cộng đồng dân tộc ở nước ta Nước ta có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với khoảng hơn 14 triệu người (chiếm 14,7% dân số cả nước), cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới Địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải Miền Trung Trong 53 DTTS có 5 dân tộc trên 1 triệu người, 16 dân tộc dưới 10.000 người, trong đó có 5 dân tộc dưới 1.000 người (1) Với địa lí, địa hình đặc thù đã đóng góp nhiều nguồn tài nguyên phong phú và tạo nên nguồn sinh thái tự nhiên cho cả nước Đồng thời các vùng biên giới phía Bắc và Tây còn là nhưng vị trí chiến lược

trong kinh tế và an ninh quốc phòng Các văn kiện Đại hội Đảng từ lần thứ II đến lần thứ V đều nhấn mạnh nguyên tắc “Đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc’’, thì từ lần thứ VI đến lần thứ XI, nguyên tắc này tiếp tục được khẳng định

và bổ sung là: “Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau’’ (Đại hội VI, VII), “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ’’ (Đại hội VIII), “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển’’ (Đại hội IX), “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ’’ (Đại hội X), “Bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” (Đại hội XI), “Bình đẳng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển” (Đại hội XII) Đến Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tụckhẳng định vị trí chiến lược của chính sách đoàn kết các dân tộc trên cơ sở “bảo

Trang 9

đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển” Đoàn kết dân tộc là một vấn đề cơ bản, lâu dài và cấp bách trong quá trình cách mạng của Việt Nam Đây là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công của cuộc cách mạng và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và phát triển Đoàn kết dân tộc đồng thời là sự gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên trong một quốc gia, dân tộc nhằm chung tay xây dựng và bảo vệ quyền lợi, lợi ích chung của toàn bộ cộng đồng Đây là một nguyên tắc cơ bản để thúc đẩy sự phát triển

-4-và ổn định của quốc gia

1.2.3 Bình đẳng giữa các dân tộc

Bình đẳng dân tộc là quyền của mọi dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu sốtrình độ văn hoá cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc màu da…quyền bìnhđẳng giữa các dân tộc bao gồm tất cả các lĩnh vực trong kinh tế, chính trị, vănhoá xã hội Hiến pháp năm 1946 chỉ rõ tất cả quyền bình đẳng trong nước là củatoàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giaicấp, tôn giáo và ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những dân tộc thiểu số đượcgiúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung

Hiến pháp năm 1959 và sau đó là Hiến pháp năm 1980 cũng đều long trọngcông bố quyền bình đẳng giữa các dân tộc Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia

rẽ các dân tộc đều bị nghiêm cấm Hiến pháp năm 1992 khẳng định chính sáchdân tộc của Đảng và Nhà nước ta với nội dung cốt lõi là các dân tộc ở trongnước bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển Điều 5 khẳng định,Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của cácdân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam Nhà nước thực hiện chính sáchbình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị,chia rẽ dân tộc Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắcdân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹpcủa mình Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nângcao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số

Trang 10

Hiến pháp năm 2013 khẳng định, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làquốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam Cácdân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấmmọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt Các dân tộc

-5-có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục,tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình Nhà nước thực hiện chínhsách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huynội lực, cùng phát triển với đất nước

Đảng ta cũng cam kết đảm bảo quyền lợi và đặc quyền cho dân tộc thiểu số.Chính sách dân tộc của đảng nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượngcuộc sống, tạo điều kiện để dân tộc thiểu số có cơ hội phát triển bình đẳng vớicác dân tộc đa số

Đảng cũng nhận thức rõ rằng có những vấn đề thiếu công bằng tồn tại trong xãhội Cam kết đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề này.Nhà nước tin rằng mọi dân tộc đều xứng đáng nhận được cơ hội phát triển bìnhđẳng và sẽ tạo ra chính sách giúp giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, nâng caochất lượng cuộc sống và cung cấp cơ hội công bằng cho tất cả

1.2.4 Bảo vệ thúc đẩy văn hóa dân tộc

Đảng ta luôn coi đa dạng dân tộc là một phong phú văn hóa và tài nguyên quýgiá Chính sách của đảng luôn đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của cácdân tộc thiểu số, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của từngdân tộc “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc Văn hóa còn thì Dân tộc còn” Khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,

vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền vănhóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dântộc Việt Nam Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh quan điểm phát triển:

“Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường

Trang 11

-6-và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc lấy giá trị văn hóa,con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự pháttriển bền vững”, “Khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sốngvăn hóa giữa các vùng, miền, các giai tầng xã hội, đặc biệt quan tâm đến vùngsâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Quan tâm, tạo điều kiện pháttriển văn hóa, văn nghệ của các dân tộc thiểu số” Văn hóa các dân tộc đượcnhấn mạnh là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội nó quan trong đảm bảocông cuộc xây dựng và bảo vệ mục tiêu dân giàu nước mạnh, bảo vệ tổ quốc, đấtnước đậm đà bản sắc dân tộc Ngoài hỗ trợ việc duy trì và phát triển ngôn ngữ,truyền thống và phong tục của các dân tộc, Đảng còn khuyến khích sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc để thúc đẩy sự hiểu biết và lòng tin yêu giữa các dântộc với nhau

1.2.5Các dân tộc giúp đỡ nhau cùng phát triển

Hiện nay trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc ở nước ta vẫn cònkhoảng cách khá xa Kinh tế ở miền núi và các vùng dân tộc thiểu số còn chậmphát triển, nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quáncanh tác còn lạc hậu, tỷ lệ đói nghèo còn cao so với bình quân chung của cảnước Chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng.Chất lượng, hiệu quả giáo

dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số còn thấp Công tác chăm sóc sức khỏecho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn Do đó, Đảng và Nhànước ta đã coi tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc là mộtnguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xãhội Đại hội VI của Đảng khẳng định: “Trong việc phát triển kinh tế, xã hội ởnhững nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số, cần thể hiện đầy đủ chínhsách dân tộc, phát triển mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trên tinh

Trang 12

thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng làm chủ tập thể” Các dân tộc cótrình

-7-độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn có trách nhiệm giúp đỡ các dân tộc có điềukiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn hơn Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khôngphải chỉ giúp đỡ một chiều, ngược lại chính sự phát triển của dân tộc này là điềukiện để cho dân tộc khác cùng phát triển Đảng ta cũng có chủ chương phát triểntoàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bànvùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xãhội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhânlực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huynhững giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất

Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi, trướchết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo;khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bềnvững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồngbào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sựgiúp đỡ của các địa phương trong cả nước

1.3 Khó khăn và thách thức

Xuất phát điểm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số có địa hình chia cắt, khí hậukhắc nghiệt, chất lượng nguồn nhân lực thấp; rất khó khăn trong việc thu hút đầutư; cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu việc làm, đói nghèo, thiên tai, bệnh tật thườngxảy ra và đang là thách thức lớn.Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ngàycàng gia tăng, thiên tai, bão lũ ảnh hưởng rất lớn đến vùng đồng bào dân tộcthiểu số và miền núi sinh sống như: tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, hạnhán làm cho đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã khó khăn lại càng khókhăn thêm Nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng lớn trong huy nguồn lực thực hiện

Trang 13

chính sách còn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, dẫn đến việc một số chính sáchđược ban hành nhưng không được phân bổ vốn để thực hiện Bên cạnh đó một

-8-số chính sách thiếu tính cụ thể, khả thi, chưa phù hợp với thực tiễn Bộ máy tổchức thực hiện còn thiếu đồng bộ, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu Thực tế chothấy, trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đồng đều nhau

Ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có nhiều khó khăn trong việc tiếpnhận và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ nên đã bỏ lỡ nhiều cơhội để vươn lên, chưa sử dụng hiệu quả vốn đầu tư Chính sách dân tộc hiện nayvẫn chủ yếu là các chính sách hỗ trợ trực tiếp, chưa có nhiều chính

sách đầu tư, hỗ trợ có điều kiện, với mục đích cung cấp kỹ năng, tự tạo sinh kếbền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số Bởi vậy, trong vùng đồng bào dântộc thiểu số, nhiều người vẫn còn mang tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợcủa Nhà nước, không muốn vươn lên để thoát nghèo

1.4Một số giải pháp nâng cao chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc là một trong những lĩnh vực quan trọng của một quốc gia, nhằm bảo đảm quyền lợi và phát triển bền vững cho các dân tộc thiểu số Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách này vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần áp dụng một số giải pháp hiệu quả

-Tăng cường hỗ trợ tài chính:

Đầu tiên, chính phủ cần tăng cường hỗ trợ tài chính cho các dân tộc thiểu số Họcần nhận được sự đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và các ngành nghề truyền thống Chính phủ cần cung cấp nguồn vốn đủ để xây dựng và nâng cao cơ sở hạ tầng ở các khu vực dân tộc Đặc biệt, việc xây dựng trường học và bệnh viện đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng là cần thiết Tạo điều kiện phát triển kinh tế cho các dân tộc hẻo lánh, giúp họ dễ dàng tiếp cận với những thông tin đổi mới Nâng cao tri thức giúp xóa đói giảm nghèo, đưa công nghệ giúp phát triển trong đời sống công nông nghiệp gia tăng sản xuất

Trang 14

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc

Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12-3-2003, của Hội nghị Trung ương 7 khóa

-9-IX, “Về công tác dân tộc”; Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30-10-2019, của Bộ

Chính trị, về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới” và Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14-1-2011, của Chính phủ, “Về công tác dân tộc” Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số tích cực

thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc Đặc biệt động viên, khuyến khích đồng bào phát hiện những điểm chưa hợp lý, chưa phù hợp trong các chính sách dân tộc để kiến nghị với các cấp xây dựng và hoàn thiện các chính sách dân tộc

-Đảm bảo quyền lợi và tự chủ cho dân tộc:

Nhà nước cần đảm bảo quyền lợi và tự chủ cho các dân tộc thiểu số Họ cần được tham gia vào quyết định chính sách và có quyền tự quản trong việc quản lývùng đất của mình Chính phủ cần thành lập các cơ quan đại diện cho các dân tộc thiểu số để đảm bảo tiếng nói của họ được nghe Các cơ quan này cần có quyền ra quyết định và được tài trợ để thực hiện các dự án phát triển cộng đồng Luôn đổi mới tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương; đào tạo, bố trí, sử dụnghợp lý đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc ở các cấp Họ chính là lực lượng chính dẫn dắt để truyền đạt lại những chính sách của nhà nước đảm bảo những quyền lợi của những người dân

-Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách dân tộc là công việc quan trọng, cơbản, thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi phải được tiến hành có lộ trình, kiên trì, nhất quán và không ngừng đổi mới, hoàn thiện

Trang 15

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc trưng văn hóa của từng vùng, miền, đặc điểm của từng dân tộc, từng địa phương

-10-2 Nhận thức của về vấn đề dân tộc Việt Nam

Vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược Quan điểm này chỉ rõ vị trí của vấn đề dântộc trong sự nghiệp cách mạng của nước ta Vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lượccủa cách mạng xã hội chủ nghĩa Vấn đề dân tộc gắn kết chặt chẽ với vấn đề giaicấp Giải quyết vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng

xã hội chủ nghĩa Đây là luận điểm rất quan trọng thể hiện tầm nhìn chiến lược

và tư duy đổi mới trong bối cảnh quốc gia và quốc tế của Đảng ta trong thời kỳđổi mới Mặt khác, các vấn đề dân tộc hiện nay phần lớn tập trung ở các vùngđồng bào dân tộc thiểu số, vùng xâu, vùng xa, biên giới, hải đảo Đây là nhữngvùng địa bàn chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng, kinh tế và đốingoại Giải quyết tốt các vấn đề dân tộc chính là góp phần giữ vững ổn định cácđịa bàn chiến lược, bảo toàn vững chắc biên giới, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của

lược lâu dài của vấn đề dân tộc và công tác dân tộc của Đảng ta chính là xuấtphát từ đặc điểm của cộng đồng quốc gia đa dân tộc ở nước ta Đây là cơ sở rấtquan trọng để từ đó định ra các nguyên tắc cũng như chính sách của Đảng vàNhà nước ta về vấn đề dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc

tế Lênin đã từng chỉ rõ: “những sai biệt về mặt dân tộc và quốc gia giữa các

Trang 16

dân tộc và các nước, những sai biệt này sẽ còn tồn tại lâu dài ngay cả sau khi nền chuyên chính vô sản được thiết lập trong phạm vi toàn thế giới” Điều đó

cho thấy chừng nào còn có sự khác biệt về dân tộc thì dân tộc vẫn tồn tại và vẫn

còn cơ sở xã hội và thực tiễn cũng như nguy cơ tiềm ẩn mâu thuẫn dân tộc vàxung đột dân tộc, do đó, vấn đề dân tộc vẫn tiếp tục đặt ra

-11-Đối với nước ta, vấn đề dân tộc thiểu số vừa là vấn đề giai cấp, vừa là vấn đềmiền núi, vừa là vấn đề biên cương, vấn đề an ninh quốc gia và chủ quyền lãnhthổ, đồng thời đây cũng là vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mà Đảng

ta đã đề ra Sự tồn tại lâu dài của vấn đề dân tộc nhất là trong điều kiện quốc gia

đa tộc người, đa dạng về văn hóa là đặc điểm lớn ở nước ta, là đặc trưng diệnmạo lịch sử, văn hóa Việt Nam Hiến pháp 2013 chỉ rõ: “Nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trênđất nước Việt Nam; Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhaucùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; Ngôn ngữ quốcgia là tiếng Việt Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắcdân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp củamình; Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để cácdân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” Vấn đề dân tộc

là vấn đề cấp bách của cách mạng Việt Nam Đây là lần đầu tiên Đảng ta nêucụm từ “cơ bản, cấp bách” trong quan điểm, đường lối về vấn đề dân tộc vàđoàn kết dân tộc Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003, Hội nghịlần thứ 7 BCHTW Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc, Đảng, Chính phủ, các

bộ, ngành và các địa phương quan tâm đến công tác dân tộc, ban hành nhiềuchính sách dân tộc, giải quyết những vấn đề cơ bản, cấp bách về công tác dântộc Quốc hội và Chính phủ bố trí ngân sách đầu tư thực hiện các chính sách dântộc ngày càng lớn Nhờ đó, bộ mặt nông thôn, đô thị vùng dân tộc có những đổithay rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc từng bước

Trang 17

được cải thiện Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, góp phầntạo diện mạo

mới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Sự nghiệp giáo dục - đàotạo và chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ; các giá trị văn hóa dân tộc

truyền thống được bảo tồn và phát huy Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cơbản được bảo đảm; đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố Hệ thốngchính trị cơ sở ở vùng dân tộc, miền núi được tăng cường, đội ngũ cán bộ đượckiện toàn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ Quốc phòng, an ninh, chính trịđược giữ vững, ổn định

-12-Tuy nhiên, hiện nay, dưới tác động của cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu hóadiễn ra mạnh mẽ đã làm xuất hiện nhiều vấn đề dân tộc mới mang tính chất phứctạp và khó nắm bắt Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 24 về công tác dântộc, Đảng ta đã nhận định: “đến nay, một số mục tiêu quan trọng Nghị quyết đề

ra vẫn chưa thực hiện được Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu, cấpbách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là ở khu vực TâyBắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung chuyển biến chậm

So với sự phát triển chung của cả nước và từng địa phương, đời sống của đồngbào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội phát triển chậm; tỉ

lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu - nghèo có

xu hướng gia tăng Hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan chậm được khắc

phục; còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội”

Tất cả những vấn đề nêu trên nếu không được phát hiện kịp thời và giải quyếttriệt để sẽ ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phá vỡ sự ổnđịnh của các dân tộc và đe dọa nền hòa bình của đất nước Bài học của nhiềuquốc gia trên thế giới những năm cuối thế kỷ XX cho thấy nếu coi nhẹ vấn đềdân tộc và không xác định đúng vị trí vấn đề dân tộc trong chiến lược phát triểnquốc gia, không giải quyết kịp thời và triệt để các vấn đề dân tộc thì tất yếu dẫnđến xung đột dân tộc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đe dọa sự tồn

Ngày đăng: 18/07/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w