1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch môn học tư tưởng hồ chí minh chủ đề những sự kiện lịch sử thế giới có tác động đến cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch hồ chí minh và cách mạng việt nam

39 8 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những sự kiện lịch sử thế giới có tác động đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam
Tác giả Bạch Ngọc Anh, Nguyễn Hoàng Anh, Vũ Minh Huyền, Sái Tùng Linh, Trần Thị Phương
Người hướng dẫn Ts. Dương Thị Nhẫn
Trường học Trường Đại học Đại Nam
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Bài thu hoạch
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 4,01 MB

Nội dung

Sau đó, Người đã tìm ra con đường cách mạng vô sản, dựatrên học thuyết Mác- Lê nin, Người quay trở lại quê hương, lãnh đạo quần chúng nhândân đứng lên đấu tranh thoát khỏi xiềng xích của

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Chủ đề: Những sự kiện lịch sử thế giới có tác động đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam

Trang 2

Lời nói đầu

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ đếncách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủnghĩa Mác- Lênin Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đạicủa cách mạng Việt Nam, đã dành 30 năm cuộc đời đi qua rất nhiều nước để học tập

và tiếp nhận tư tưởng tiên tiến để tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn nhất.Người đã được tổ chức UNESCO công nhận hai danh hiệu: Anh hùng giải phóng dântộc và Danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh là một tầm gương sáng về đạo đức

và thực hành đạo đức Ở Người, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữanói và làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường.Chính vì thế, bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể tìm thấy những vấn đề đạo đức

mà Hồ Chí Minh đặt ra rất gần gũi với mình Suốt cả cuộc đời, Người luôn một lòng

vì dân, vì nước, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Trongkho tàng tri thức quý giá mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, điều có giá trịlớn nhất chính là Tư tưởng của Người

Trang 3

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Dân tộc Việt Nam ta với bốn nghìn năm văn hiến đã có biết bao nhiêu khó khăn để dànhlấy hòa bình cho ngày hôm nay Một trong yếu tố quyết định sự tự do ấy, không thểkhông kể đến việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Khi đó Người mới chỉ 21 tuổi, vớihoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, người đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, quyết tìm

ra con đường giải phóng cho đồng bào cả nước Cuộc hành trình của người bắt đầu từ bếncảng Nhà Rồng, hành trình ấy kéo dài 30 năm, Bác đi qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần

30 quốc gia Người đã tiếp xúc với nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa, nhiều phong tràocách mạng như các nước Nga, Pháp, Cuba… hay cuộc cách mạng tháng 10 Nga lừng lẫythế giới Trong suốt hành trình, Người đã nhận ra những vấn đề còn thiếu sót của tiềnnhân; dành cả cuộc đời để nghiên cứu tìm kiếm con đường đúng đắn nhất cho dân tộcViệt Nam để dành độc lập Sau đó, Người đã tìm ra con đường cách mạng vô sản, dựatrên học thuyết Mác- Lê nin, Người quay trở lại quê hương, lãnh đạo quần chúng nhândân đứng lên đấu tranh thoát khỏi xiềng xích của thực dân Pháp và xây dựng lên nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa

Do đó việc tìm hiểu về các sự kiện thế giới ảnh hưởng tới cuộc đời hoạt động cách mạngcủa Người là một đề tài cần được biết đến nhiều hơn Bởi khi đi sâu về nó, giúp chúng tahiểu và thấm nhuần bao sự cố gắng, bao hy vọng của Người dành cho niềm khao khát tự

do dân tộc Hiểu hơn rằng để có thể tạo những đường lối chính sách phù hợp nhất , để đấtnước ta vùng lên đấu tranh dành độc lập là khó khăn như thế nào Và hơn hết hiểu rõđược cách Người đã phát huy, vận dụng những đường lối từ những cuộc cách mạng trướccho đất nước của chúng ta

2 Mục đích & Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Mục đích: Nghiên cứu và hiểu rõ hơn về việc Bác và cách mạng Việt Nam đã học hỏi

và vận dụng rút kinh nghiệm những gì từ các sự kiện lớn trên thế giới

+ Nhiệm vụ: Sinh viên phải nêu rõ tiểu luận tiến hành để giải quyết những sự kiện ảnhhưởng đến với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác và cách mạng Việt Nam qua ba sựkiện lớn sẽ nêu trong bài

3 Đối tượng & Phạm vi nghiên cứu:

Tiểu luận được nghiên cứu trong thời gian học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, tại trườngĐại học Đại Nam Trong phạm vi nghiên cứu, chúng em tập trung nghiên cứu ảnh hưởngcủa ba sự kiện: Sự ra đời của chủ nghĩa Mác Lê Nin; Thắng lợi Cách mạng tháng 10 Nga;Thành lập Quốc tế cộng sản đi sâu vào phân tích những ảnh hưởng cụ thể mà 3 sự kiện đãtác động đến Hồ Chủ tịch và Cách mạng Việt Nam

Trang 4

4 Kết cấu của bài tiểu luận

Tiểu luận được kết cấu thành 3 phần: Phần I Mở đầu (giới thiệu tổng quát về chủ đề);Phần II Nội dung được chia thành 2 chương chính: Chương 1 là Tổng quát về các sự kiệnlịch sử trên thế giới có ảnh hưởng đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác và cáchmạng Việt Nam Và chương 2 Phân tích sâu hơn về những ảnh hưởng của các sự kiện đãmang lại Phần III Tổng kết (đúc rút lại toàn bộ nội dung tiểu luận)

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Kiến thức: Sinh viên tham gia quá trình tham quan, nghe hướng dẫn viên thuyết minh

về chủ đề những sự kiện lịch sử thế giới có tác động đến cuộc đời hoạt động cách mạngcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam thông qua các hiện vật được trưngbày trong bảo tàng Sinh viên được trang bị kiến thức thực tế về những vấn đề liên quanđến chủ đề, nắm rõ được các sự kiện đã ảnh hưởng đến hoạt động cách mạng của Người

và cách mạng Việt Nam Có tài liệu cũng như hiểu biết hơn về những sự kiện lịch sử thếgiới có tác động đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cáchmạng Việt Nam

+ Kỹ năng: Sinh viên rèn luyện được kỹ năng làm việc theo nhóm thông việc qua khám

phá, nghe hướng đẫn tìm hiểu nội dung trưng bày, xem phim tư liệu về Bác Kỹ năng tìmkiếm, thu thập thông tin, xử lý thông tin thông qua các hoạt động mang tính trực quansinh động giúp rèn luyện, nâng cao kỹ năng tổng hợp, chắt lọc thông tin, tư liệu; rèn tínhchủ động trong công việc, giúp đỡ các thành viên trong nhóm Thông qua đó, cũng giúptrang bị thêm về kiến thức, thế giới quan, phương pháp luận, bồi dưỡng phऀm chất chínhtrị, tư tưởng đạo đức, lối sống, nghị lực và xây dựng nên lý tưởng, niềm tin trong học tập

và rèn luyện cho sinh viên

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc Các quốc gia tư bản

đế quốc xâm lược và áp bức các dân tộc thuộc địa của họ đồng thời tăng cường áp bức vàbóc lột người lao động trong nước Đời sống của người lao động ở các quốc gia bị ảnhhưởng tiêu cực bởi chủ nghĩa đế quốc Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và chủ nghĩathực dân ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn Những tư tưởng tiến bộ từ đó cũng ra đời,tiêu biểu và lớn mạnh nhất tại thời điểm bấy giờ, là chủ nghĩa Mác Lê Nin- là học thuyếtkhoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế

độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện giải phóng con người

Các quốc gia thuộc địa lúc bấy giờ đã chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh giải phóng dântộc mạnh mẽ Trong đó, thành công nhất là Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, áp dụnghọc thuyết Mác- Lê Nin, mở ra một thời kỳ mới của cách mạng chống đế quốc và giảiphóng dân tộc Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã phát triển mạnh mẽ kể từkhi Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập vào tháng 3 năm 1919 Đặc biệt với

Trang 6

Việt Nam, Quốc tế Cộng sản đã tạo ra Đảng Cộng sản Việt Nam và phổ biến chủ nghĩaMác-Lênin.

1 CHỦ NGHĨA MÁC- LÊ NIN (NHỮNG NĂM 40 TK XIX)

1.1 Bối cảnh lịch sử và xã hội

Chủ nghĩa tư bản bước vào một giai đoạn mới, chủ nghĩa đế quốc, vào cuối thế kỷ XIX

và đầu thế kỷ XX Bản chất thống trị và bóc lột của chủ nghĩa tư bản ngày càng rõ ràng.Khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh vào cuối thế kỷ XVIII, phương pháp sảnxuất tư bản chủ nghĩa của các nước Tây Âu phát triển mạnh mẽ trong khoảng thời giannày Điều này dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc trong lòng chủ nghĩa tư bản, điển hình là sự chia

rẽ giữa giai cấp tư sản và vô sản Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc tạo ra sự thốngnhất giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản, cũng như giữa nhân dâncác nước thuộc địa và giai cấp công nhân ở chính quốc Mâu thuẫn nghiêm trọng giữa lựclượng sản xuất xã hội hóa và quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ saucuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 và nhiều cuộc đấu tranh của công nhân chống chủnghĩa tư bản Tiêu biểu bao gồm các cuộc khởi nghĩa công nhân ở Lyon năm 1831 và

1834 ở Pháp; phong trào Hiến chương ở Anh; Khởi nghĩa công nhân ở thành phố dệtSiledian năm 1844 ở Đức, và các cuộc khởi nghĩa khác Thể hiện giai cấp vô sản đã trởthành một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, côngbằng và tiến bộ xã hội

Nước Nga là trung tâm của các cuộc đấu tranh cách mạng trong giai đoạn này.Giai cấp vôsản và nhân dân lao động Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích đã trở thành ngọn

cờ đầu của cách mạng thế giới Trong thời kì này, cùng với sự phát triển của nền đại côngnghiệp tư bản chủ nghĩa là sự phát triển mạnh của khoa học tự nhiên Tuy nhiên, một sốnhà khoa học tự nhiên do thiếu phương pháp luận triết học duy vật nên đã rơi vào khủnghoảng thế giới quan Sự khủng hoảng đã bị các nhà triết học duy tâm lợi dụng, gây ảnhhưởng đến phong trào cách mạng.Đây là thời kì chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi ởNga Để bảo vệ lợi ích cũng như địa vị của giai cấp tư sản, những phong trào tư tưởngnhư chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán đã mang danh đổi mới chủnghĩa Mác để xuyên tạc và phủ nhận chủ nghĩa Mác

Trong bối cảnh mới ấy, việc phân tích và khái quát những tiến bộ mới trong khoa học tựnhiên là cần thiết để duy trì sự phát triển của thế giới, cũng như đấu tranh lý luận về khoahọc chủ nghĩa Mác để chống xuyên tạc và tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác trong bốicảnh điều kiện lịch sử mới

1.2 Quá trình hình thành

a Giai đoạn C.Mác - Ph.Ăngghen (1848 - 1895)

Trang 7

Ph Ăngghen (1820–1895) và Các Mác (1818–1883) đều là người Đức Hai ông đã gặpnhau từ năm 1844 và nhanh chóng thống nhất quan điểm và hành động chính trị Ông ấycùng nhau phát hiện ra sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân Họ chuyển từ chủ nghĩaduy tâm sang chủ nghĩa duy vật và từ lập trường dân chủ sáng lập trường cách mạng.Tháng 2 năm 1848, Đồng minh những người cộng sản thông qua Tuyên ngôn của ĐảngCộng sản do hai ông dự thảo Nó được công bố ở Luân Đôn Ba bộ phận của chủ nghĩaMác bao gồm các tác phऀm của hai ông: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xãhội khoa học Hai người còn sáng lập và lãnh đạo Quốc tế I (1863–1876), đặt nền tảngcho phong trào công nhân quốc tế.Phong trào Quốc tế II bắt đầu phát triển rộng rãi vàonăm 1889 khi Ph.Ăngghen thành lập nó Quốc tế II dần dần bị chia cắt và phá sản vàonăm 1914 sau khi Ph Ăngghen mất Mác-Ăngghen đã thay đổi phong trào công nhân từ

tự phát thành phong trào tự giác và phát triển mạnh mẽ bằng cách hoạt động lý luận vàphát triển học thuyết của mình

b Giai đoạn V.l.Lênin phát triển chủ nghĩa Mác (1895 -1924)

Trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, Vladimir Lenin (1870–1924) đã đấu tranh, phê phánkhông khoan nhượng đối với mọi kẻ thù và bảo vệ sáng tạo chủ nghĩa Mác Người phântích sâu sắc những mâu thuẫn trong chủ nghĩa đế quốc và nói rằng cách mạng vô sản cóthể nổ ra và thắng lợi ở một số quốc gia, thậm chí ở một quốc gia tư bản chưa phát triển

V.I Lênin đã tạo ra những vấn đề lý luận mới bằng cách lãnh đạo thành công cuộc Cáchmạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 và thực hiện xây dựng chủ nghĩa xãhội ở Nga và Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1924 Đó là lý luận về nhà nước và cáchmạng, xây dựng chính quyền Xô viết, phát triển kinh tế, khoa học và kỹ thuật, phát triểnlực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất mới, công nghiệp hoá và điện khí hoátoàn quốc

V.I Lênin biến chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác-Lênin Chủ nghĩa Mác-Lênin là một

hệ thống lý luận hợp nhất được sử dụng bởi các giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bứctrên toàn cầu

c.

Giai đoạn sau V.I.Lênin (từ 1924 đến nay)

Chủ nghĩa Mác-Lênin là một lĩnh vực học thuật không ngừng thay đổi và phát triển, tồntại cùng với phong trào cách mạng thế giới và tri thức nhân loại Chủ nghĩa Mác-Lênin lànền tảng của tư tưởng và hành động của Đảng Cộng sản và sự nghiệp cách mạng Mỗiđảng Cộng sản sử dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và cải thiện nó bằng cách bổ sung và pháttriển nội dung của nó để tạo ra một đường lối cách mạng phù hợp với hoàn cảnh và thờiđại của quốc gia

Với bản chất cách mạng, phương pháp năng động và linh hoạt, chủ nghĩa Mác - Lênin cósức sống bền vững, tiếp tục được vận dụng, bổ sung và phát triển trong thực tiễn đấutranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới vì hoà bình,

Trang 8

độc lập dân tộc, phát triển và chủ nghĩa xã hội Đảng Cộng sản Việt Nam kiên trì, vậndụng sáng tạo, bổ sung, phát triển và khẳng định: Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và

sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta

1.3 Sự bất công và khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa Mác Lê nin

Sự bất công và khủng hoảng kinh tế là một trong những yếu tố chủ yếu dẫn đến ra đờicủa chủ nghĩa Mác Lênin Trước đó, những cuộc cách mạng xã hội và xung đột giai cấp

đã lộ ra những bất công và nghèo đói trong xã hội Khi đó, sự khủng hoảng kinh tế liêntục xảy ra, góp phần làm gia tăng những căng thẳng và phản đối từ phía công nhân và tưsản Chủ nghĩa Mác Lênin đã nhìn thấy những vấn đề này và đưa ra lý thuyết và phươngpháp để giải quyết sự bất công và khủng hoảng kinh, đồng thời thúc đऀy sự cách mạng xãhội

2 CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA (7-11-1917)

2.1 Bối cảnh lịch sử và xã hội

Sau Cách mạng tháng Hai, chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga đã bị lật đổ, nhưng nhữngyêu cầu của nhân dân Nga về "hòa bình, ruộng đất, bánh mì, tự do" vẫn chưa được giảiquyết

Trang 9

Mặt khác, sau cách mạng dân chủ tư sản vào tháng 2 năm 1917, ở Nga có hai chínhquyền song song: một là Chính phủ lâm thời tư sản, và một là Chính phủ Xô viết các đạibiểu công nhân và binh sĩ, với Petrograd là đứng đầu Tại thời điểm đó, V.I.Lênin vàĐảng Bolshevik cho rằng cách mạng Nga đang trải qua quá trình chuyển đổi từ cáchmạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa Nga hiện đang phải đối mặt vớimột vấn đề cấp bách đó là chấm dứt tình trạng có hai chính quyền và tiến hành cáchmạng xã hội chủ nghĩa và chấm dứt cuộc chiến đế quốc Trước tình hình đó, Lê-nin vàđảng Bôn-sê-vích đã lên kế hoạch tiến hành làm cách mạng tiếp theo để lật đổ Chính phủ

tư sản lâm thời, giành chính quyền về tay người lao động

Một trong những sự kiện lớn nhất của thế kỷ XX là Cách mạng tháng Mười Nga, đánhdấu một mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại Nước Nga gặp khủng hoảng đầunăm 1917 Nhân dân tin rằng cách duy nhất để thoát khỏi chế độ Nga hoàng phản động làlật đổ nó Theo lịch cũ của nước Nga, ngày 26 tháng 2 năm 1917, công nhân khởi nghĩa

vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàntoàn sụp đổ sau cuộc khởi nghĩa do đại biểu công nhân và binh lính Xô viết lãnh đạo,được gọi là Petrograd (nay là Saint Petersburg)

a.

Cách mạng tháng 10 Nga

Là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử của Nga và thế giới Vào ngày

25 tháng 10 năm 1917 ( theo lịch Nga cũ ) tại thành phố Petrograd ( hiện là SantPeterburg ) một cuộc cách mạng kịch tính đã diễn ra Cách mạng này đã lật đổ chế độ fsarthống trị từ hàng thế kỷ qua và mở ra một thời kỳ mới đầy hứa hẹn cho Nga

b Sự lên án chế độ tsar

Sự lên án chế độ tsar là một phần quan trọng của cách mạng tháng 10 Nga Chế độ fsar,với vua Nicholas II là nhà cầm quyền cuối cùng, đã bị dư luận lên án do những vấn đềnhư bất công xã hội tham nhũng và việc quản lý kém cỏi Sự lên án này đã gia tăng sựkhông hài lòng và phản đối từ phía nhân dân, tạo điều kiện cho sự nổi dậy và cuối cùng là

đồ chế độ tsar

c Sự ra đời của Đảng Cộng sản Nga

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Nga là một kết quả trực tiếp của cách mạng tháng 10 Nga.Sau khi lật đổ chế độ tsar, những nhà lãnh đạo cách mạng, trong đó có Vladimir Lenin, đãthành lập Đảng Cộng sản Nga Đây là một bước quan trọng đề tổ chức, lãnh đạo và thúcđऀy những mục tiêu cách mạng và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Nga

d Cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông

Cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông là một sự kiện quyết định trong cách mạngtháng 10 Nga Vào ngày 25 tháng 10 , đám đông nhân dân đã tập trung tại Cung điệnMùa Đông, nơi chính quyền fsar đặt trụ sở Họ đòi tạo ra sự chuyển giao quyền lực từ chế

Trang 10

độ fsar sang tay công nhân và lính Cuộc tấn công này đã thành công và là bước đầu tiêntrong việc lật đổ chế độ tsar.

e Lập nên Chính phủ Cách mạng

Lập nên Chính phủ Cách mạng là một phần quan trọng của cách mạng tháng 10 Nga Saukhi lật đồ chế độ tsar, một Chính phủ Cách mạng đã được thành lập Chính phủ này baogồm các đại biểu tử những nhóm cách mạng khác nhau như Cộng sản, Xã hội chủ nghĩa,Dân chủ xã hội và Quần chúng Chính phủ Cách mạng được thành lập để quản lý quốc gia

và tiến hành những cải cách cần thiết để xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Nga

Ngày 25 tháng 10 năm 1917, theo lịch cũ của Nga, là ngày thắng lợi của Cách mạng xãhội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại

2.3 Kết quả

Khi Cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi, các bộ trưởng của chính phủ lâmthời bị bắt và thủ tướng Kerenski phải chạy trốn Trở thành nhà nước xã hội chủ nghĩađầu tiên trên thế giới, Cách mạng tháng 10 Nga đã thành công đã lật đổ chính quyền tưsản Cách mạng Tháng Mười Nga được coi là thắng lợi lớn nhất của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức bởi giai cấp công nhân và Đảng Bôn-sê-víchlãnh đạo Bằng cách sử dụng bạo lực cách mạng, Cách mạng Tháng Mười Nga đã tiêudiệt giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa chủ và thành lập chính quyền của nhữngngười lao động, tạo ra một xã hội hoàn toàn mới không có những người bóc lột người.Cách mạng tháng 10 Nga đã mở ra một bước ngoặt trong lịch sử loài người, từ thế giới tưbản chủ nghĩa sang thế giới xã hội chủ nghĩa, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từchủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Nó có ý nghĩa lịch sử vôcùng sâu rộng cho thấy trong thời đại ngày nay, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộcđấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, giữa dân chủ và chủ nghĩa xã

Trang 11

hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đऀy tiến bộ xã hội, đưa xãhội loài người vươn tới tự do, công bằng, bình đẳng và văn minh.

3 QUỐC TẾ CỘNG SẢN (1919-1943)

3.1 Bối cảnh lịch sử và xã hội

Trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ, sự phá sản của Quốc tế II đã khiến cho phong tràocông nhân bị chia rẽ về tổ chức, giai cấp công nhân không còn một tổ chức thống nhất đểchỉ đạo phong trào Quốc tế II phân liệt thành phái hữu, phái giữa, phái tả khiến cho trong

nội bộ một số Đảng cũng có sự phân liệt như vậy Thêm vào đó, phong trào cách mạng

thế giới phát triển thành cao trào mới do ảnh hưởng trực tiếp của Cách mạng tháng MườiNga năm 1917

Năm 1918, đã xuất hiện một loạt các đảng cộng sản như Đảng Cộng sản Áchentina, PhầnLan, Áo, Hungari, Ba Lan, Đức Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đánh dấu sựchiến thắng của giai cấp công nhân trực tiếp tạo điều kiện thúc đऀy việc thành lập Quốc tếCộng sản

3.2 Quá trình hình thành

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, phái tả trong Quốc tế II tổ chức hai hộinghị quốc tế tại Dimmecvan (9-1915) và Kienta (4-1916), do vậy phái này được gọi làphái tả Dimmecvan Họ “đã lên tiếng chống chiến tranh đế quốc đòi hòa bình, giành chủnghĩa xã hội'' Phái tả Dimmecvan chủ trương đoạn tuyệt với Quốc tế II, đoàn kết các lựclượng cách mạng lại trong một tổ chức quốc tế mới Đó là bước chuऀn bị cho sự ra đờicủa Quốc tế III, mặc dù còn nhiều hạn chế như không chấp nhận đường lối đấu tranh triệt

để của Lênin và Đảng Bônsêvích Nga: ''Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cáchmạng, làm thất bại các chính phủ trong chiến tranh''

Ngày 1-1-1914, Đảng Bônsêvích Nga, dưới sự lãnh đạo của Lênin, ra tuyên ngôn: biếnchiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng'' và ''tuyên bố đoạn tuyệt với Quốc tế II''.Tại các cuộc hội nghị của những người xã hội quốc tế, Lênin đã tập hợp phái tả đề racương lĩnh riêng (thư trên) Phái tả gồm Đảng Bônsêvích Nga, đại biểu những người xãhội phái tả ở Đức, Bungari, Ba Lan, Lituyani, Thụy Điển, Na Uy, Thụy Sĩ, Hà Lan Mặc

dù trong phái tả Dimmecvan chỉ có Đảng Bônsêvích có lập trường đúng, nhưng phái này

đã góp phần đoàn kết các chiến sĩ quốc tế chủ nghĩa trong phong trào công nhân Cuốinăm 1916, khi sa vào lập trường chủ nghĩa hòa bình tư sản của phe đa số Dimmecvan,Liên hiệp Dimmecvan đã kìm hãm việc mở rộng phong trào công nhân Lênin đặt ra mộtcách rất kiên quyết vấn đề lập tức đoạn tuyệt với Liên hiệp Dimmecvan và thành lậpQuốc tế III

Trang 12

Tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Xã hội - Dân chủ Nga (4-1917),Lênin đề nghị Đảng Bônsêvích đảm nhận sứ mệnh lập Quốc tế cách mạng Tháng 1-

1918, Hội nghị đại biểu phái tả trong các Đảng xã hội – dân chủ họp ở Pêtơrôgrát thôngqua nghị quyết về sự cần thiết lập Quốc tế mới, Hội nghị nêu rõ điều kiện tham gia Quốc

tế mới là tán thành con đường đấu tranh chống Chính phủ tự sản nước mình; ủng hộ Cáchmạng Tháng Mười và chính quyền Xô viết Tháng 11-1919, Hội nghị các tổ chức vàĐảng cộng sản (Nga, Ba Lan, Hungari, Đức, Áo, Lát via, Phần Lan và Liên hiệp cáchmạng Ban căng) họp ở Mátxcơva dưới sự chỉ đạo của Lênin đã thông qua thư kêu gọithành lập Quốc tế Cộng sản Tháng 2-1919, Quốc tế II họp Hội nghị ở Bécnơ (Thụy Sĩ)tìm cách ngăn cản Quốc tế III thành lập nhưng không đạt kết quả Yêu cầu thành lập tổchức Quốc tế cách mạng trở thành nhiệm vụ cấp bách

Đại hội thành lập Quốc tế III được tổ chức tại Mátxcơva từ ngày 2 đến 6-3-1919, có 51đại biểu thay mặt cho 30 nước tới dự Ngoài đại biểu phương Tây còn có đại biểu cácnước phương Đông: Triều Tiên, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, chứng tỏ Quốc tế III là tổchức của giai cấp lao động của cả các nước thuộc địa và phụ thuộc Đại hội được tiến

hành dưới sự lãnh đạo của Lênin Đề cương Về dân chủ tư sản và chuyên chính vô sản của Lênin đã được thông qua Đề cương vạch trần bản chất giai cấp của dân chủ tư

sản, giải thích ý nghĩa của chính quyền Xô viết - một hình thức chuyên chính vô sản.Lênin khẳng định: chỉ có nền dân chủ tư sản và dân chủ vô sản, không có nên dân chủ thứ

ba Dân chủ vô sản là nền dân chủ cao nhất, do vậy nhiệm vụ của Quốc tế III là phải xáclập được dân chủ vô sản

3.3 Kết quả

- Hai đại hội II và VII đã có những nghị quyết, đem lại sự ảnh hưởng sâu sắc đến phong

trào giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam

+ Đại hội II (1920) thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin khởi

xướng Tác động: Giữa tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương của Lê-nin,

điều này đã giúp Nuyễn Ái Quốc khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải

đi theo con đường cách mạng vô sản, do đó ngày 25/12/1920 tại đại hội của Đảng Xã hộiPháp họp ở Tua, người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và trở thànhđảng viên cộng sản Sự kiện này đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứunước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì bế tắc đường lối cứu nước vàgiai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam

+ Đại hội VII (1935) chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng cộng

sản tích cực đấu tranh thành lập Mặt trận thống nhất nhằm mục tiêu chống phát xít chống chiến tranh Tác đông: Đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do Lê Hồng

Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội VII Sau khi về nước, tháng 7/1936, ông đã chủ trìHội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ở Thượng Hải (TrungQuốc) - dựa trên nghị quyết của Đại hội VII và căn cứ tình hình cụ thể của Việt Nam đãđịnh ra đường lối và phương pháp đấu tranh mới, thay đổi chủ trương: chuyển sang hình

Trang 13

thức đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp với mục tiêu đòi tự do dân chủ, cơm

áo, hòa bình Bùng nổ phong trào dân chủ trong những năm 1936 - 1939 tại Việt Nam

- Sự thành lập Quốc tế Cộng sản cớ ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với phong trào cộngsản và công nhân quốc tế Nó góp phần đऀy nhanh sự hình thành các Đảng cộng sản ởnhiều nước, Quốc tế III ra đời đánh dấu thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin với chủnghĩa cơ hội - xét lại Tất cả các đảng cách mạng chân chính đã đoàn kết dưới ngọn cờQuốc tế III – trung tâm lãnh đạo của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mà hạtnhân là Đảng Bônsêvích Nga và Lênin Trong thời gian tồn tại của mình, Quốc tế Cộngsản đã tiến hành 7 kỳ đại hội Từ Đại hội I đến Đại hội IV do Lênin trực tiếp lãnh đạo.Đại hội V đến Đại hội VII do Xtalin lãnh đạo

Kết luận: Fix

Chủ nghĩa Mác- Lê nin; Cách mạng Tháng 10 Nga & Quốc tế cộng sản, đều là ba sự kiện

có tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến con đường hoạt động của Bác cũng như của cáchmạng Việt Nam Sự…

Đại hội lần thứ III quốc tế cộng sản đã kết thúc thành công, mang lại nhiều thành tựuquan trọng Qua đại hội, các thành viên đoàn kết và đồng lòng trong tầm nhìn và mục tiêuxây dựng một xã hội công bằng, với sự phát triển bền vững Đại hội đã đề ra những kếhoạch cụ thể và chiến lược phát triển, đồng thời thúc đऀy hợp tác và liên kết giữa cácthành viên Tương lai của phong trào cộng sản toàn cầu rất triển vọng, khi mọi ngườiđang nhận thức được tầm quan trọng của việc thúc đऀy sự công bằng và phát triển đồngđều trên thế giới Chúng ta cần tiếp tục đấu tranh và đồng hành cùng nhau để thúc đऀycác giải pháp và chính sách nhằm đạt được tương lai tươi sáng cho toàn nhân loại Đạihội lần thứ III quốc tế cộng sản đã mang lại những kết quả đáng kể và thành tựu đạt được.Qua đại hội, chúng ta đã thể hiện sự đoàn kết và quyết tâm với tầm nhìn của chúng ta.Chúng ta đã đạt được sự thống nhất trong chiến lược và kế hoạch phát triển của phongtrào Đại hội đã củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên, đồng thời tạonền tảng cho sự hợp tác và cùng nhau đối mặt với những thách thức đang đặt ra Chiếnthắng của đại hội không chỉ là của chúng ta, mà còn của các công nhân và nhân dân trêntoàn thế giới Nhờ đại hội, chúng ta có thể tiếp tục đấu tranh cho sự công bằng và pháttriển của toàn nhân loại

Trang 14

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA 3 SỰ KIỆN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Vào cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỉ XX , Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, dân tộc ta

bị mất độc lập chủ quyền, nhân dân ta bị áp bức, bóc lột nặng nề Các phong trào đấutranh giành lại độc lập dân tộc liên tiếp nổ ra với tinh thần yêu nước, thương dân, anhdũng tiêu biểu nlà phong trào Cần vương, khởi nghĩa Yên Thế, phong trào Duy Tân,phong trào Đông Du …do các sĩ phu yêu nước khởi xướng Các phong trào kể trên thểhiện sự kiên cường quật cường chống ngoại xâm, xong tất cả lâm vào bế tắc, mà nguyênnhân là do chưa có đường lối cứu nước đúng đắn

Trong hoàn cảnh ấy từ những khó khăn tưởng như không có lối thoát cho dân tộc ViệtNam Người thanh niên Nguyễn Tất Thành với tinh thần yêu nước thương dân đã tìm racon đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, đó là vận dụng học thuyết chủnghĩa Mác Những ảnh hưởng về tư tưởng đó, thể hiện rõ qua 3 sự kiện lớn của thế giớilà: Sự ra đời của chủ nghĩa Mác Lê Nin; Thắng lợi Cách mạng tháng 10 Nga; Thành lậpQuốc tế cộng sản Ba sự kiện lịch sử ấy có tác động to lớn và sâu sắc đến cuộc đời hoạtđộng cách mạng của chủ tich Hồ Chí Minh cũng như cách mạng Việt Nam

Trang 15

A SỰ RA ĐỜI- PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN (NHỮNG NĂM

40 TK XIX)

Chủ nghĩa Mác- lênin ra đời từ những năm 40 của thế kỷ XIX là sự hợp thành của ba bộkinh tế chính trị Mác – lênin và chủ nghĩa khoa học Ngay từ khi mới ra đời và cả tronggiai đoạn hiện nay đã có rất nhiều quan điểm sai trái, xuyên tạc nhằm phê phán , phủnhận chủ nghĩa Mác-lênin phủ nhận công lao to lớn của C.Mác Sự bất công và khủnghoảng kinh tế là 1 trong những yếu tố chủ yếu dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa Mác –lênin Trước đó, những cuộc cách mạng xã hội và xung đột giai cấp đã lộ ra những bấtcông và nghèo đói trong xã hội Trong khi đó sự khủng hoảng kinh tế liên tục xảy ra, gópphần làm gia tăng những căng thẳng và phản đối từ phía công nhân và tư sản Chủ nghĩaMác đã nhìn thấy những vấn đề này và đưa ra lý thuyết phương pháp để giải quyết sự bấtcông và khủng hoảng kinh, đồng thời thúc đऀy sự cách mạng xã hội

1 Những ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác

1.1 Ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên định, vận dụng vàphát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn cách mạng nước ta.Đây chính là yếu tố quyết định thành công của Hồ Chí Minh trong giải quyết những đòihỏi bức thiết từ thực tiễn, nhân tố quyết định những thắng lợi vĩ đại của cách mạng ViệtNam

Chính vì vậy, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng

tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân ta Tư tưởng Hồ Chí Minh

“là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đườngcho sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta giành thắng lợi”

Đây là kết quả phát triển nhận thức của Đảng về giá trị to lớn, sức sống trường tồn của tưtưởng Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu bức thiết của sự nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội

ở nước ta Việc nhận thức đầy đủ, đúng đắn và kiên định, vận dụng, phát triển sáng tạochủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp cáchmạng của Đảng ta, dân tộc ta hiện nay

a Khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất”

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược đất nước ta, dân tộc ta mấtquyền độc lập, nhân dân ta phải chịu cảnh mất nước Chúng không cho nhân dân ta bất cứquyền tự do, dân chủ nào; bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy, thẳng tay chém giếtnhững người yêu nước, dìm những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong bể máu Vớikhát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của dân tộc, hàng loạt các phong trào yêu nước chốngthực dân Pháp đã diễn ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau, như: dân chủ tư sản,phong kiến, tiểu tư sản… song tất cả đều thất bại

Bằng tư duy độc lập, tự chủ và nhãn quan chính trị đặc biệt, Nguyễn Tất Thành đã phântích sâu sắc, thấu đáo thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chỉ ra những

Trang 16

hạn chế cốt tử của các trào lưu cứu nước đương thời: con đường cứu nước của Cụ Phan

Bội Châu “chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, của Cụ Phan Châu Trinh chẳng khác gì “Cầu xin giặc rủ lòng thương”, của Cụ Hoàng Hoa Thám “còn nặng cốt cách phong kiến”… Với khát vọng cứu nước cháy bỏng, Nguyễn Tất Thành nhận

thức rõ đòi hỏi bức thiết của dân tộc Việt Nam là cần có đường lối cách mạng đúng đắnsoi đường

Ngày 5- 6-1911, Nguyễn Tất Thành lên tàu bắt đầu hành trình sang phương Tây tìm

đường cứu nước, với mục đích cao cả “đi ra nước ngoài xem cho rõ Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” Người đã đi sâu tìm hiểu những gì ऀn

chứa đằng sau những chữ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” mà chủ nghĩa tư bản hết lời ca

tụng Tuy nhiên, trái ngược với những mỹ từ mà chúng tuyên truyền ở thuộc địa, NguyễnTất Thành đã phát hiện ra bản chất bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân từ chính những

điều mắt thấy, tai nghe Trên cơ sở đó, Người đi đến kết luận: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”.

Tháng 6 - 1919, Nguyễn Ái Quốc cùng với các nhà yêu nước viết bản “Yêu sách củanhân dân An Nam” gồm tám điểm gửi Hội nghị Vécxây để đòi những quyền tự do, dânchủ tối thiểu cho nhân dân Việt Nam nhưng không được Hội nghị xem xét Điều đó đã

giúp Người nhận thức rõ hơn bản chất của chủ nghĩa đế quốc Sau này, Người viết: “Chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn” và “chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”.

Đi sâu phân tích cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ năm 1776 và cách mạng tư sản Pháp năm

1791, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy”.

Thất vọng trước những lý tưởng giả hiệu của chủ nghĩa tư bản nhưng Nguyễn Ái Quốckhông hề bi quan, mất niềm tin, trái lại Người luôn khao khát tìm kiếm chân lý cứu nước

đúng đắn Tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo

(Pháp) Người tỏ rõ sự “cảm động, sáng tỏ và tin tưởng” vào con đường cách mạng do

lãnh tụ V.I.Lênin vạch ra Người khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.

Trên cơ sở đó, Người quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường của Cáchmạng Tháng Mười Nga Đây là sự lựa chọn đáp ứng khát vọng cháy bỏng của nhân dânViệt Nam, phù hợp với tính chất của thời đại mới - thời đại quá độ từ CNTB lên CNXHtrên phạm vị toàn thế giới

Trang 17

b Bổ sung chủ nghĩa Mác - Lênin “bằng cách đưa vào đó những tư liệu mà đời mình Mác chưa có được”

Học thuyết Mác - Lênin là một khoa học, là đỉnh cao trí tuệ nhân loại, hiểu về chủ nghĩaMác - Lênin đã khó, vận dụng sáng tạo để không rơi vào tư duy giáo điều, “tả” khuynh,hữu khuynh, chủ quan, duy ý chí càng khó hơn và bổ sung chủ nghĩa Mác - Lênin càngkhó hơn nữa Nhận thức đúng đắn và sâu sắc tính chất khoa học và cách mạng của chủnghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc tự nguyện trở thành và đứng trong hàng ngũ những

người cộng sản, luôn ghi nhớ lời căn dặn của Ph.Ăngghen: “Học thuyết của Mác là lý luận của sự phát triển chứ không phải là một giáo điều mà người ta phải học thuộc lòng

và lắp lại một cách máy móc”.

Người học tập tấm gương của lãnh tụ cộng sản thiên tài V.I.Lênin: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn lạc hậu đối với cuộc sống” Kể từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu, khảo nghiệm chủ nghĩa Mác -

Lênin trên tinh thần cách mạng triệt để, với quan điểm thực tiễn sâu sắc

Là người am hiểu sâu sắc xã hội phương Đông và chế độ thuộc địa, Hồ Chí Minh đã cónhiều luận điểm bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin Ngay sau khi giác

ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, Người chỉ rõ: “chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn là ở châu Âu” Bằng quan điểm thực tiễn sâu sắc, Người đã dũng cảm đưa ra đề xuất táo bạo: “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” Bởi vì, “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”.

Trang 18

Theo Người, “xem xét lại chủ nghĩa Mác” không phải là hành động “xét lại” chủ nghĩaMác - Lênin mà là làm cho chủ nghĩa ấy đứng vững trên mảnh đất hiện thực Việt Nam.

Đó càng không phải là sự đối lập giữa tư tưởng của mình với chủ nghĩa Mác - Lênin mà

là sự sáng tạo tư tưởng của Người trên nền tảng thế giới quan duy vật và phương phápluận duy vật biện chứng Đây có thể coi là tiền đề, xuất phát điểm cho những cống hiếnsáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác -Lênin

Hiểu chủ nghĩa Mác đã là khó khăn với nhiều người vì rõ ràng nó là đỉnh cao trí tuệ nhânloại nhưng dũng cảm đề xuất bổ sung “cơ sở lịch sử cho chủ nghĩa Mác bằng cách đưathêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được” thì quả thực ít người

làm được như Nguyễn Ái Quốc Theo Người, sở dĩ chủ nghĩa Mác - Lênin là “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất” không chỉ vì nó giúp nhân dân Việt

Nam nhận thức rõ muốn cứu nước, giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng

vô sản, mà hơn hết và trên hết đó là “học thuyết mở” cho phép những người cộng sảnđược sáng tạo lý luận “bằng những kết luận mới rút ra trong thực tiễn sinh động”

Tuy nhiên, học huyết Mác - Lênin là “cऀm nang thần kỳ” chứ tuyệt nhiên không phải là

“kinh thánh” Là lãnh tụ cách mạng trưởng thành từ thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc nhận

Trang 19

thức sâu sắc rằng, không có con đường cách mạng vô sản nào trên thế giới định sẵn đốivới dân tộc Việt Nam mà phải dùng phương pháp luận duy vật biện chứng để vận dụngsáng tạo vào điều kiện thực tiễn đất nước Với cách nhập đề khoa học, biện chứng nêutrên, Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra con đường cách mạng Việt Nam với lộ trình, bước đi,biện pháp phù hợp, sáng tạo, độc đáo.

Với kiến thức sâu rộng về lịch sử dân tộc, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy sức mạnh của chủnghĩa yêu nước trong sự nghiệp cứu nguy và chấn hưng dân tộc Yêu nước là truyềnthống quý báu, là tình cảm dân tộc thiêng liêng, sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình cách

mạng Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam có sức mạnh lớn lao, “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Do đó, hành trình vận dụng và phát triển

sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc thực chất là sự kết hợp chủ nghĩa

yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, với phương pháp chủ yếu là: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế”.

Phương pháp “nhân danh Quốc tế Cộng sản” chính là các biện pháp đưa cách mạng ViệtNam đi theo quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam Đây hoàn toàn không phải là thủ đoạn chính trị hòng dụ dỗ, lôi kéo quầnchúng nhân dân hay thủ thuật “đánh lận con đen” nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Quốc tếCộng sản như các phần tử phản động bóp méo, xuyên tạc

Tuy nhiên, kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong bốicảnh của một nước thuộc địa là trường hợp chưa có tiền lệ trên cả phương diện lý luận vàthực tiễn Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, đấu tranh để giải phóng giai cấp làđiều kiện tiên quyết để giải phóng con người, giải phóng xã hội Trong Tuyên ngôn của

Đảng Cộng sản, C.Mác kêu gọi: “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp, dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”.

Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất xã hội Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đặt vấn đề dân tộc lêntrên hết, trước hết và xác định giải phóng dân tộc là điều kiện quyết định để giải phóng

giai cấp Bởi vì “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” Đây là sự vận dụng sáng tạo phương pháp luận duy vật biện chứng vào hoàn cảnh

cụ thể của cách mạng Việt Nam; là sự vận dụng quy luật chung vào hoàn cảnh cụ thể củacách mạng Việt Nam, tuyệt nhiên không phải là sự “đối lập” hay “xét lại” chủ nghĩa Mác

- Lênin

Ngày đăng: 22/07/2024, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w