Vì vậy, thị trường chính là nguồn gốc cơ sở của nền kinh tế, từ đó ta thấy được rằng sự tồn tại của thị trường là không thể thiếu được trong bất kì xã hội nào.Cùng với sự phát triển nhan
Trang 1Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đ
Ề TÀI : Phân tích khái niệm và vai trò của thị trường
Nêu giải pháp để phát triển thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
Lớp :
Mã sinh viên
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2021
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 2Phần 1 Phần lý luận: Một số vấn đề lý luận về thị trường.
1.1 Khái niệm thị trường
1.2 Vai trò của thị trường
Phần 2 Thực trạng:
2.1 Tổng quan thị trường Việt Nam
2.2 Thực trạng vai trò của thị trường ở Việt Nam hiện nay
Phần 3 Giải pháp
3.1 Giải pháp để phát triển thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
3.2 Liên hệ của bản thân để góp phần thúc đẩy thị trường nông sản Việt Nam phát triển ra thế giới
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường là một môi trường cho phép người mua và người bán giao thương hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, và thông tin Sự tương tác này chỉ rõ tính chất cung và cầu của thị trường Vì vậy, thị trường chính là nguồn gốc cơ sở của nền kinh tế, từ đó ta thấy được rằng sự tồn tại của thị trường là không thể thiếu được trong bất kì xã hội nào
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất, trao đổi, của khoa học công nghệ, nhất là trong thời đại công nghệ mới, thị trường không ngừng phát triển, đổi mới, và đa dạng hơn
Đặc biệt, thị trường ở Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển không ngừng, đồng thời hội nhập với thị trường kinh tế quốc tế, hứa hẹn nhiều cơ hội và thách thức mới
Dưới góc độ là một sinh viên, em nhận thấy rằng việc tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề thị trường, đặc biệt là thị trường Việt Nam hiện nay, là vấn đề vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp em mở mang kiến thức, hiểu biết sâu sắc để có những ý chí, hành động thiết thực đóng góp, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và văn minh
Vì những lý do trên, em đã lựa chọn tìm hiểu đề tài: “Phân tích khái niệm và vai trò của thị trường Nêu giải pháp để phát triển thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.”
Trang 4NỘI DUNG
Phần 1 Phần lý luận: Một số vấn đề lý luận về thị trường.
1.1 Khái niệm về thị trường.
Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa Cùng với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất và trao đổi, khái niệm thị trường cũng có những cách quan niệm khác nhau
Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa
giữa các chủ thể kinh tế với nhau Tại đó, người có nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ
sẽ nhận được thứ mà mình cần và ngược lại, người có hàng hóa, dịch vụ sẽ nhận được một số tiền tương ứng Thị trường có biểu hiện dưới hình thái thể là chợ, cửa hàng, quầy hàng lao động, văn phòng dao dịch hay siêu thị
Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi,
mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định Theo nghĩa này, thị trường là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm cung, cầu, giá cả; quan hệ hàng – tiền; quan hệ giá trị, giá trị sử dụng; quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài nước Cùng với
đó là các yếu tố kinh tế như nhu cầu (người mua hàng); người bán; tiền – hàng; dịch vụ mua bán Tất cả quan hệ và yếu tố kinh tế này được vận động theo quy luật của thị trường
Nghiên cứu về thị trường có nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy theo tiêu thức hoặc mục đích nghiên cứu
Căn cứ vào đối tượng hàng hóa đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường, có thể chia ra thị trường tư liệu sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng
Căn cứ vào phạm vi hoạt dộng, có thể chia ra thị trường trong nước và thị trường thế giới
Căn cứ vào đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, có thể chia ra thị trường các yếu tố đầu vào, thị trường hàng hóa đầu ra
Căn cứ vào tính chuyên biệt của thị trường có thể chia thành các loại thị trường gắn với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
Trang 5Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành của thị trường, có thể chia ra thị trường
tự do, thị trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền)
Ngày nay, các nền kinh tế phát triển ngày càng nhanh và phức tạp hơn, do đó hệ thống thị trường cũng biến đổi phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển của nền kinh tế Vì vậy, để tổ chức có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải hiểu rõ về bản chất hệ thống thị trường, những quy luật kinh tế cơ bản của thị trường và các vấn đề liên quan khác
1.2 Vai trò của thị trường.
Xét trong mối quan hệ với thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hóa (dịch vụ) cũng như thúc đẩy tiến bộ xã hội, vai trò chủ yếu của thị trường có thể được khái quát như sau:
Một là, thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển.
Sản xuất hàng hóa càng phát triển, sản xuất ra càng nhiều hàng hóa, dịch vụ thì càng đòi hỏi thị trường tiêu thụ phải rộng lớn hơn Sự mở rộng thị trường đến lượt nó lại thúc đẩy trở lại sản xuất phát triển Vì vậy, thị trường là môi trường kinh doanh, là điều kiện không thể thiếu được của quá trình sản xuất, kinh doanh
Thị trường là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, thị trường đặt ra các nhu cầu cho sản xuất cũng như các nhu cầu cho tiêu dùng Vì vậy, thị trường có vai trò là thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh trong xã hội
Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra
cách thức phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả trong nền kinh tế
Thị trường thúc đẩy các quan hệ kinh tế không ngừng phát triển Do đó, đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội phải không ngừng cố gắng nỗ lực, sáng tạo để có thể thích ứng được với sự phát triển của thị trường Sự sáng tạo được thị trường chấp nhận, chủ thể sáng tạo sẽ được thụ hưởng lợi ích tương xứng Khi lợi ích được đáp ứng, động lực cho sự sáng tạo lại càng được thúc đẩy Cứ như vậy, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội
Trang 6Thông qua các quy luật thị trường, các nguồn lực cho sản xuất được điều tiết, phân bổ tới các chủ thể để sử dụng hiệu quả nhất, thị trường tạo ra cơ chế để lựa chọn các chủ thể có năng lực sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả trong nền sản xuất
Ba là, thị trường có vai trò gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền
kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
Xét trong phạm vi quốc gia, thị trường làm cho các quan hệ sản xuất lưu thông, phân phối, tiêu dùng trở thành một thể thống nhất Thị trường không phụ thuộc vào địa giới hành chính Thị trường gắn kết mọi chủ thể giữa các khâu, giữa các vùng miền vào thành một chỉnh thể thống nhất Thị trường phá vỡ ranh giới sản xuất tự nhiên, tự câp, tự túc để tạo thành một hệ thống nhất định trong nền kinh tế
Xét trong quan hệ với nền kinh tế thế giới, thị trường giúp cho nền kinh tế trong nước gắn liền với nền kinh tế thế giới Các quan hệ sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội bộ quốc gia, mà thông qua thị trường, các quan hệ dó có sự kết nối, liên thông với các quan hệ trên phạm vi thế giới Với vai trò này, thị trường góp phần thúc đẩy sự gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.[1, trang 35]
Trang 7Phần 2 Thực trạng: Vai trò của thị trường ở Việt Nam.
2.1 Tổng quan thị trường Việt Nam.
Dọc theo quá trình phát triển của ngành Công Thương, thị trường trong nước ta
đã duy trì tăng trưởng ổn định, đóng góp của thương mại trong nước vào GDP ngày càng tăng, thị trường trong nước trở thành một trong những trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế
Quá trình phát triển của thị trường trong nước được chia ra qua nhiều thời kỳ, gắn liền với từng giai đoạn phát triển của đất nước Qua 20 năm đổi mới, thị trường Việt Nam khẳng định vai trò trong những giai đoạn khó khăn.: Về cơ bản
đã xoá bỏ cơ chế lưu thông cũ, chuyển sang cơ chế lưu thông mới, khắc phục tình trạng “ngăn sông, cấm chợ”, hình thành thị trường thống nhất ổn định và thông suốt trong nước; Hàng hoá cung ứng trên thị trường đã tăng trưởng với mức cao trên 10%/năm, phong phú và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và còn dư thừa để xuất khẩu, góp phần giữ vững nền kinh tế, ổn định đời sống nhân dân; kiềm chế được lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức hợp lý tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội
Khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước, trong những năm vừa qua, thương mại nô „i địa tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho nhân dân, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế Trong cơ cấu GDP cả nước, giá trị tăng thêm của thương mại trong nước, bao gồm bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy, chiếm tỉ trọng ngày càng tăng qua các năm, từ 8% năm 2010 lên 10,1% năm 2015 và 11,2% năm 2019, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị tăng thêm thương mại trong nước giai đoạn 2011-2019 đạt khoảng 8,8% Điều này đã cho thấy thị trường trong nước đã và đang góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, giải quyết việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo
Với dân số gần 100 triệu dân, thị trường Việt Nam đã giữ vững được đà tăng trưởng, sức mua và quy mô thị trường ngày càng lớn Thị trường trong nước giai
Trang 8đoạn 2010-2020 đã duy trì được mức tăng trưởng ổn định, cung-cầu hàng hóa được bảo đảm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng đa dạng và không ngừng tăng lên của xã hội Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong giai đoạn này tăng từ 1.677,3 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên 3.223,2 nghìn tỷ đồng năm 2015 và 4.930,8 nghìn tỷ đồng năm 2019, riêng năm 2020 do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nên tăng trưởng chỉ ở mức 2,62% Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2011-2015 đạt 14%/năm; giai đoạn 2016-2019 đạt 11,2%/năm, tính chung cả giai đoạn 2011-2019 đạt 12,7%/năm Nhìn chung giai đoạn 2011-2019, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng cao gấp 1,5-2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân GDP cả nước trong cùng thời kỳ Cùng với đó, nguồn cung các hàng hóa thiết yếu trong nước luôn được bảo đảm trong mọi thời kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn thị trường hàng hóa thiết yếu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trong năm 2020 vừa qua Công tác điều hành thị trường trong nước những năm vừa qua đã được thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, theo dõi sát sao, hành động kịp thời
để ứng phó với các biến động thị trường Nhờ đó, thị trường trong nước tiếp tục phát triển, đóng góp của thương mại nội địa vào GDP ngày càng tăng, thương mại trong nước trở thành một trong những trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế Cung cầu hàng hóa thiết yếu được đảm bảo, giá cả hàng hóa ổn định, góp phần kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội
Trong giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thì một số hoạt động cụ thể của Nhà nước nhằm xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng nội địa, như: Tháng khuyến mại tập trung, hội nghị kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa các địa phương… đang tiếp tục được tăng cường Đồng thời, việc đẩy mạnh thực hiện
Đề án phát triển thị trường trong nước được gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, bảo đảm hàng hóa sản xuất trong nước đủ tiêu chuẩn chất lượng dự báo có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu.[2]
Trang 92.2 Thực trạng vai trò của thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Hàng hóa Việt Nam đã và đang tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và
mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới Sự mở rộng thị trường
là một sự thúc đẩy mạnh mẽ cho sản xuất, kinh doanh trong nước phát triển
Thị trường đặc biệt phải kể đến là thị trường xuất khẩu Việt Nam là một đất nước đang có có thế mạnh về xuất khẩu với nhiều mặt hàng chiến lược thuộc tốp đầu thế giới như gạo, cà phê, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ, chè, cao su, hạt tiêu Ngoài ra còn có các hàng hóa dệt may, giày dép
Hiện nay, nhà nước tiếp tục thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, mà trước hết
là hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã và đang tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn và khi đưa vào thực thi,
sẽ tạo cơ hội cho nước ta mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam, hỗ trợ, thực hiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội đồng thời tăng thu ngoại tệ cho đất nước, nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ nhằm phục
vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Sự phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững của Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và khai thác có hiệu quả thành tựu của quá trình hội nhập kinh tế:
Thứ nhất, quy mô thương mại của Việt Nam ngày càng lớn, lần đầu tiên vượt
mức 500 tỷ USD vào năm 2019, đạt mức xuất siêu kỷ lục (10,87 tỷ USD) Theo WTO, trong năm 2018, ta đứng vị trí thứ 26 về quy mô xuất khẩu (đứng thứ 3 trong ASEAN, sau Thái Lan và Malaysia) và thứ 23 về quy mô nhập khẩu (đứng thứ 2 trong ASEAN, sau Thái Lan) với một số mặt hàng xuất khẩu đứng trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới, như nhóm hàng về thiết vị văn phòng và viễn thông (thứ 9), dệt (thứ 8), quần áo (thứ 4)… Cùng với tiêu dùng trong nước, xuất khẩu đã cho thấy vai trò quan trọng, là trụ cột trong tăng trưởng, đặc biệt trong giai đoạn 2016-2020
Trang 10Thứ hai, năng lực cạnh tranh xuất khẩu nước ta ngày càng được củng cố Nhiều
mặt hàng xuất khẩu có vị trí quan trọng trong xếp hạng thành tích xuất khẩu của thế giới Nếu như năm 2007, Việt Nam chỉ có 11 nhóm hàng đạt kim ngạch trên
1 tỷ USD, thì đến hết năm 2011, Việt Nam đã có 21 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu; đến năm 2019 là 32 mặt hàng, chiếm đến 90% tổng kim ngạch xuất khẩu
Thứ ba, sự chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu ngày càng tích cực và hướng đến
công nghiệp hóa Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục được cải thiện theo hướng giảm hàm lượng xuất khẩu thô: từ 11,6% năm 2011 xuống 1,6% năm 2019; tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo: từ 63,46% vào năm 2011 lên 88,33% vào năm 2019
Thứ tư, công tác kiểm soát nhập khẩu ngày càng hiệu quả hơn, góp phần bảo vệ
sản xuất trong nước, nâng cao năng lực độc lập, tự chủ và cân bằng cán cân thương mại Kết quả là Việt Nam đã dịch chuyển thành công từ một quốc gia liên tục nhập siêu sang xuất siêu trong những năm cuối giai đoạn 2016-2020 với mức thặng dư thương mại đạt kỷ lục vào năm 2019 là 10,87 tỷ USD [3]
Đặc biệt, trong quý I-2021, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam
tới các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 54,4% thị phần; châu Mỹ 32,2%; châu Âu 11,8% Trong số đó, bốn thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu với mức tăng lần lượt là 45,8%, 39,5%, 3,4% và 9,5%[4]
Qua các số liệu ta có thể thấy rõ được vai trò vô cùng quan trọng của thị trường trong việc thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển đi lên
Thị trường còn có vai trò kích thích sáng tạo của các thành viên trong xã hội Ở
Việt Nam những năm gần đây, ta có thể thấy sự điển hình nhất của vai trò này là dịch vụ giao đồ ăn nhanh vô cùng mới mẻ nhưng lại rất sôi động Trong thời đại
số 4.0, cuộc sống bận rộn, hành vi thói quen người tiêu dùng đang có những thay đổi cơ bản, tìm kiếm và ưa thích các sản phẩm, dịch vụ giúp đời sống họ thuận tiện, đơn giản hóa hơn Bắt kịp với những nhu cầu đó trên thị trường, dịch