1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi 11 mùi rơm rạ quê mình mẹ và quả mẹ của anh 2024 kì 1 xuantran nguyen1

17 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mùi Rơm Rạ Quê Mình
Tác giả Nhiều Tác Giả
Trường học TRƯỜNG PTDTNT THCS&THPT BÙ GIA MẬP
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Đề Kiểm Tra Học Kỳ I
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Bình Phước
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 128,09 KB

Nội dung

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ IMôn: Ngữ văn; Lớp 11 Đề dự bị - Năm học: 2023 - 2024 Thời gian làm bài: 90 phútThời gian làm bài: 90 phúthiểuTruyệnNhận biết:- Nhận biết lời kể, ngôikể, lời n

Trang 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn; Lớp 11 (Đề dự bị) - Năm học: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút

Khung ma trận đề tự luận lớp 11

TT năng Kĩ Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng

Mức độ nhận thức

Nhận biết Thônghiểu dụngVận

Vận dụng cao

Tỉ lệ

2 Viết Viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện/

* Lưu ý: Kĩ năng viết có 01 câu bao gồm 04 cấp độ

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn; Lớp 11 (Đề dự bị) - Năm học: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút

T

T năng Kĩ Đơn vị kiến

thức/ Kĩ năng

Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận

Nhận biết g hiểu Thôn dụng Vận dụng Vận

cao

1 Đọc

hiểu Truyện Nhận biết: - Nhận biết lời kể, ngôi

kể, lời người kể chuyện

và lời nhân vật

- Nhận biết đề tài, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu trong truyện

- Nhận biết được những đặc điểm của nhân vật, cốt truyện, câu chuyện trong tác phẩm truyện

- Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản truyện

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện

và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện và lí giải được mối quan hệ giữa các yếu

tố này trong tính chỉnh thể của tác phẩm

Trang 2

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của việc lựa chọn lời kể, ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm

- Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm

- Xác định được chủ đề,

tư tưởng của tác phẩm; chỉ ra được những căn cứ

để xác định chủ đề, tư tưởng của tác phẩm

- Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa

từ văn bản

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật

Vận dụng:

- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử

do văn bản gợi ra

- Nêu được ý nghĩa hay

Trang 3

2 Viết Viết bài

văn nghị luận về tác phẩm truyện/

Bài học quét nhà, Nam Cao

Nhận biết: Giới thiệu

được tác giả, tác phẩm, các đặc điểm cơ bản,…

của tác phẩm Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận

Thông hiểu: Trình bày

được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một

số yếu tố trong thơ Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện,

Vận dụng: Nêu được

những bài học rút ra từ tác phẩm.Thể hiện được quan điểm của mình khi đánh giá tác phẩm

Vận dụng cao: Sử dụng

kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự, các kiến thức tổng hợp

để viết được một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện

- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận

- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.

Trang 4

SỞ GD&ĐT BÌNH PHƯỚC

TRƯỜNG PTDTNT THCS&THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024

BÙ GIA MẬP MÔN: Ngữ văn 11

Thời gian:90 phút (không kể thời gian giao đề)

I ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

MÙI RƠM RẠ QUÊ MÌNH…

Ngọc Bích

(1) Tôi sinh ra từ một vùng sâu vùng xa ở bưng biền Đồng Tháp, lớn lên giữa hương đồng cỏ nội Nơi tôi sống ruộng lúa không hẳn là thẳng cánh cò bay mà đủ ngan ngát mùi rơm rạ sau mỗi mùa gặt

(2) Đối với những người sinh ra và lớn lên ở thôn quê thì dường như cánh đồng đã trở thành một phần ký ức chẳng thể nào quên, bởi nó gắn liền với tuổi thơ – phần thời gian trong trẻo nhất của một đời người

(3) Trong ký ức của tôi, bức tranh đồng quê sống động một cách kỳ lạ Đó là những sân phơi trải đầy lúa vàng, tụi con nít vẫn hay đi tới đi lui trên những thảm lúa ngoài sân để lúa mau khô, những bước chân nhỏ xinh in ngang dọc trên đệm lúa vàng Chúng bước nhanh thật nhanh để tránh cái nắng trên đầu và cái nóng hừng hực dưới chân Ngày mùa trong tôi còn là những ụ rơm, nhánh rạ trơ ra sau vụ gặt Đâu đâu cũng thấy rơm rạ ngút ngàn, vàng những lối đi

(4) Tôi thương cái mùi rơm rạ quê mình Nó cứ thoang thoảng rồi loang dần, quấn chặt vào sống mũi Mùi rơm rạ là mùi của đồng ruộng, mùi của mồ hôi ba ngày vác cuốc ra đồng, mùi của niềm vui mùa lúa trúng, mùi nỗi buồn nơi khoé mắt mẹ sau mỗi vụ thất thu

(5) Nồi cơm mới thơm lừng, không những thơm bởi hạt gạo mà còn vì được đun bằng bếp rơm, lửa cháy bùng, cơm sôi ùng ục Đó là cái mùi cứ phảng phất theo tôi, để rồi những tháng năm sau đó tôi đi khắp mọi miền, đi qua những đồng lúa xanh tít mắt bất chợt nhớ đến mùi thơm ấy, mùi hương của rơm rạ và mùi của chén gạo thơm hương lúa mới Cái mùi ấy ngan ngát1 trong lồng ngực không dễ quên của biết bao con người lớn lên từ ruộng đồng như tôi

(6) […] Tôi lớn lên giữa mùi rơm rạ quê hương, mấy đứa bạn tôi giờ mỗi đứa một nơi

Có đứa qua xứ Tây Đô lập nghiệp, có đứa đi làm dâu tận vùng miệt thứ Cà Mau Còn tôi… sống và làm việc ở phố thị xa hoa, đêm đêm nhớ nhà, nhớ mùi rơm rạ mà bật khóc Chao ôi, cái mùi rạ nồng nồng khó tả

(7) Mỗi lần về nhà đúng mùa gặt lúa, tôi hít lấy một hơi thật sâu như muốn nuốt hết cái không khí ấy, nhớ về mình còn là đứa trẻ của những tháng năm xưa Những tháng năm đầu trần ngồi máy kéo ra đồng nghịch rơm, những tháng năm còn được nằm trọn trong vòng tay của ba mẹ

(8) Có sợi rơm nào bay theo gió vương qua cành lá non, phảng phất hương vị của mùa mới, mùa của yêu thương, ước vọng và hy vọng Tôi mang theo những khát khao, những ước

mơ của mình gửi vào hương vị đó để thấy ấm áp, góp nhặt yêu thương cho riêng mình

(9) Những kí ức tuổi thơ gắn liền với mùi rơm rạ quê hương bỗng chốc ùa về làm cho con đường đến sân bay trở nên ngắn ngủi Tôi và anh tài xế công nghệ kia tạm gác lại những

ký ức miền Tây thân thương của mình để hoà vào nhịp sống hối hả Tôi tin là nó chỉ tạm lắng lại trong tâm thức mỗi người rồi đến khi gặp người “rà đúng tần số” hoặc đôi khi chỉ cần nhắc về hai tiếng miền Tây thì những ký ức thân thương ấy lại ào ạt ùa về Đã là tuổi thơ, là quê hương thì làm sao mà quên cho được

1 Ngan ngát: (mùi thơm) dễ chịu và lan toả ra xa.

ĐỀ DỰ BỊ

Trang 5

(Nhiều tác giả, Nghĩa tình miền Tây, NXB Hồng Đức, 2022, tr 41-44)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: (0,5 điểm) Xác định ngôi kể của văn bản?

Câu 3: (0,5 điểm) Tác giả đã lựa chọn những hình ảnh gì để thể hiện và gửi gắm tình yêu

quê hương sâu sắc của mình?

Câu 4: (0,5 điểm) Chỉ ra yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong văn bản?

Câu 5: (0,5 điểm) Người viết đã sử dụng những từ ngữ nào để thể hiện cảm xúc về quê

hương trong đoạn văn sau:

“Tôi lớn lên giữa mùi rơm rạ quê hương, mấy đứa bạn tôi giờ mỗi đứa một nơi Có đứa qua xứ Tây Đô lập nghiệp, có đứa đi làm dâu tận vùng miệt thứ Cà Mau Còn tôi… sống

và làm việc ở phố thị xa hoa, đêm đêm nhớ nhà, nhớ mùi rơm rạ mà bật khóc Chao ôi, cái mùi rạ nồng nồng khó tả”.

Câu 6: (0,5 điểm) Xác định chủ đề của văn bản?

Câu 7: (0,5 điểm) Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn

sau:

“Tôi thương cái mùi rơm rạ quê mình Nó cứ thoang thoảng rồi loang dần, quấn chặt vào sống mũi Mùi rơm rạ là mùi của đồng ruộng, mùi của mồ hôi ba ngày vác cuốc ra đồng, mùi của niềm vui mùa lúa trúng, mùi nỗi buồn nơi khoé mắt mẹ sau mỗi vụ thất thu”.

Câu 8: (0,75 điểm) Bài học học sâu sắc nhất sau khi đọc xong văn bản?

Câu 9: (0,75 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả rằng: những ký ức “chỉ

tạm lắng lại trong tâm thức mỗi người” bởi “đã là tuổi thơ, là quê hương thì làm sao mà quên cho được”? Vì sao?

Câu 10: (1,0 điểm) Trong văn bản, tác giả đã đã gửi vào ký ức tuổi thơ “những khát khao,

những ước mơ” để “thấy ấm áp, góp nhặt yêu thương cho riêng mình” Còn với anh/chị, kí

ức tuổi thơ có ý nghĩa gì trong cuộc sống con người? Hãy viết câu trả lời trong một đoạn văn

từ 8 – 10 dòng

II VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của văn bản “Mùi rơm rạ quê mình” của tác giả Ngọc Bích.

- HẾT

-(Thí sinh không được sử dụng tài liệu Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.)

Trang 6

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NGỮ VĂN 11(Đề dự bị)

3 Những hình ảnh tác giả thể hiện và gửi gắm tình yêu quê hương sâu sắc của

mình là: cánh đồng, mùi rơm rạ, nồi cơm mới thơm lừng 0,5

4 - Yếu tố tự sự: “Đó là những sân phơi trải đầy lúa vàng, tụi con nít vẫn hay

đi tới đi lui trên những thảm lúa ngoài sân để lúa mau khô, những bước

chân nhỏ xinh in ngang dọc trên đệm lúa vàng Chúng bước nhanh thật

nhanh để tránh cái nắng trên đầu và cái nóng hừng hực dưới chân.”

- Yếu tố trữ tình: “Tôi thương cái mùi rơm rạ quê mình Nó cứ thoang

thoảng rồi loang dần, quấn chặt vào sống mũi.”

0,5

5 Từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả về quê hương trong đoạn văn: nhớ,

6 Chủ đề của văn bản: Từ việc tái hiện những kí ức thân thương với cánh

đồng, mùi rơm rạ quê hương, tác giả bộc lộ tình yêu thương, nỗi nhớ mong

kỉ niệm xưa, đồng thời gián tiếp bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước

0,5

7 - Học sinh nêu được một trong những biện pháp tu từ sau:

+ Biện pháp liệt kê (đồng ruộng, mồ hôi ba, niềm vui mùa lúa trúng, nỗi

buồn nơi khoé mắt mẹ)

+ Điệp từ “mùi”

- Tác dụng: Tuỳ theo từng biện pháp tu từ, học sinh trình bày tác dụng khác

nhau, song cần đáp ứng được các ý sau:

+ Giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho văn bản; tạo nên giọng điệu tha

thiết, nhớ thương.

+ Nhấn mạnh ý mà tác giả muốn biểu đạt: những kỉ niệm thân thương gắn

với mùi rơm rạ, mùi hương rơm rạ bao hàm tất cả những mùi hương khác

của quê hương, gia đình; nhấn mạnh sự khắc sâu, không phai mờ của mùi

rơm rạ trong tâm trí tác giả.

0,5

8 Học sinh rút ra một bài học với bản thân, có lí giải hợp lí, không vi phạm

các chuẩn mực đạo đức xã hội

Gợi ý:

- Luôn gắn bó với quê hương

- Yêu quê hương từ những điều bình dị, nhỏ bé nhất

0,75

9 - Học sinh nêu quan điểm của bản thân: đồng tình/ không đồng tình.

- Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục bảo vệ ý kiến của bản thân 0,75

10 - Về hình thức, học sinh cần viết đúng hình thức đoạn văn, diễn đạt rõ ràng,

trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả

- Về nội dung cần đảm bảo yêu cầu sau:

+ Nêu được ý nghĩa của kí ức tuổi thơ với cuộc sống con người

+ Phân tích, lí giải được các ý nghĩa ấy (Vì sao kí ức tuổi thơ lại mang đến

những ý nghĩa đó?)

1,0

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát

được vấn đề

0,25

Trang 7

Nội dung và nghệ thuật của văn bản Mùi rơm rạ quê mình.

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

- Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và

dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm

- Sau đây là một hướng gợi ý:

- Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, nhân vật chính và nội dung bao quát của

văn bản Mùi rơm rạ quê mình.

- Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn bản:

+ Về nội dung: Tác phẩm là những kí ức, cảm xúc rất đỗi thân thương, trìu

mến của tác giả về làng quê với cánh đồng, mùi rơm rạ, nồi cơm mới thơm

lừng Qua đó bộc lộ tình yêu thương, nỗi nhớ kỉ niệm xưa, đồng thời gián

tiếp bộc lộ tình yêu quê hương đát nước của mình

+ Về nghệ thuật: Tác phẩm chứa đựng những đặc trưng của thể loại tản văn:

ngắn gọn, hàm súc, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, kết cấu tự do, lựa hình

ảnh bình dị, gần gũi, ngôn ngữ trong sáng, tự nhiên

- Bài học rút ra từ văn bản: gắn bó sâu sắc với quê hương, yêu quê hương từ

những điều bình dị nhất

3,0

a Chính tả, ngữ pháp

e Sáng tạo: Thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn

Trang 8

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn; Lớp 11(Đề chính thức 1) - Năm học: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút

Khung ma trận đề tự luận lớp 11

TT năng Kĩ Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng

Mức độ nhận thức

Nhận biết Thônghiểu dụngVận

Vận dụng cao

Tỉ lệ

2 Viết Viết bài văn nghị luận về tác phẩm thơ 1* 1* 1* 1* 40

* Lưu ý: Kĩ năng viết có 01 câu bao gồm 04 cấp độ

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn; Lớp 11(Đề chính thức) - Năm học: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút

T

T năng Kĩ Đơn vị kiến

thức/ Kĩ năng

Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận

Nhận biết g hiểu Thôn dụng Vận dụng Vận

cao

1 Đọc

hiểu Thơ Nhận biết:- Nhận biết được thể thơ,

từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt

- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản

- Hiểu được nội dung chính của văn bản

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh,

Trang 9

vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút

ra được những bài học ứng xử cho bản thân

2 Viết Viết bài

văn nghị

luận về

tác phẩm

thơ/ Mẹ

của anh –

Xuân

Quỳnh

Nhận biết: Giới thiệu

được tác giả, tác phẩm, các đặc điểm cơ bản,…

của tác phẩm Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận

Thông hiểu: Trình bày

được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản thơ,

Vận dụng: Nêu được

những bài học rút ra từ tác phẩm.Thể hiện được quan điểm của mình khi đánh giá tác phẩm

Vận dụng cao: Sử dụng

kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự, các kiến thức tổng hợp

để viết được một bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ

- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận

Trang 10

- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.

SỞ GD&ĐT BÌNH PHƯỚC

TRƯỜNG PTDTNT THCS&THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024

BÙ GIA MẬP MÔN: Ngữ văn 11

Thời gian:90 phút (không kể thời gian giao đề)

I ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài thơ: Mẹ của anh (Xuân Quỳnh)

Phải đâu mẹ của riêng anh

Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi

Mẹ tuy không đẻ, không nuôi

Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong

Ngày xưa má mẹ cũng hồng

Bên anh, mẹ thức lo từng cơn đau

Bây giờ tóc mẹ trắng phau

Để cho mái tóc trên đầu anh đen

Đâu con dốc nắng đường quen

Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần

Thương anh thương cả bước chân

Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao

Lời ru mẹ hát thuở nào

Truyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh:

Nào là hoa bưởi, hoa chanh

Nào câu quan họ mái đình cây đa

Xin đừng bắt chước câu ca

Đi về dối mẹ để mà yêu nhau

Mẹ không ghét bỏ em đâu Yêu anh em đã là dâu trong nhà.

Em xin hát tiếp lời ca

Ru anh sau nỗi lo âu nhọc nhằn Hát tình yêu của chúng mình Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng.

Giữa ngàn hoa cỏ núi sông Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ Chắt chiu từ những ngày xưa

Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.

(https://www.thivien.net)

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính là gì?

Câu 2:  (0,5 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Cách gieo vần trong đoạn thơ trên?

Câu 3 (0,5 điểm) Đối tượng được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ là ai?

Câu 4 (0,5 điểm) Xác định chủ thể trữ tình trong bài thơ.

Câu 5 (0,75 điểm) Biện pháp tu từ được sử dung trong hai dòng thơ sau? Tác dụng của biện

pháp tu từ đó?

Thương anh thương cả bước chân Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao.

Câu 6 (0,5 điểm) Nêu chủ đề của bài thơ.

Câu 7 (0,5 điểm) Chủ thể trữ tình hiện lên trong bài thơ là một người như thế nào?

Câu 8: (0,75 điểm) Từ nội dung của đoạn thơ trên, hãy giải thích vì sao nhân vật trữ tình lại

khẳng định: Mẹ tuy không đẻ không nuôi/ Mà em ơn mẹ suốt đời, chưa xong? 

Câu 9 (0,5 điểm) Anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân sau khi đọc bài thơ trên?

ĐỀ CHÍNH THỨC 1

Ngày đăng: 18/07/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w