1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

huong de cuong on tạp khoi 10 cuoi hk2 tho tu do

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài học đầu cho con
Tác giả Đỗ Trung Quân
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Bài thơ
Năm xuất bản 1991
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 495,57 KB

Nội dung

Trả lời từ 5-7 câu Câu 8: Trong bài thơ quê hương, Tế Hanh viết: “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi t

Trang 1

BÀI TẬP ÔN TẬP THƠ TỰ DO CUỐI HK2 – KHỐI 10 (CÁNH DIỀU)

I PHẦN ĐỌC HIỂU THƠ TỰ DO

Học kĩ phần Kiến thức Ngữ văn BÀI 7/SGK

1 Thể thơ: (đếm số tiếng/chữ trong mỗi câu thơ để xác định)

Thơ tự do, thơ lục bát, thơ 5 chữ, thơ 6 chữ, thơ 7 chữ, thơ 8 chữ

2 Chủ thể trữ tình:

- Là khái niệm chỉ người thể hiện thái độ, cảm xúc, tư tưởng của mình trong suốt văn bản thơ

- Dạng thức xuất hiện: Các hình thức xuất hiện nêu trên của chủ thể trữ tình cũng có thể thay đổi, xen kẽ trong một bài thơ

+ Chủ thể trực tiếp: với các đại từ nhân xưng: “tôi”, “Ta”, “chúng ta”, “chúng ta” “anh”, “em”,… + Chủ thể nhập vai vào một nhân vật nào đó

+ Chủ thể ẩn: không xuất hiện trực tiếp trong bài thơ

+ Vần chân: gieo vần giữa các chữ ở chữ cuối các dòng thơ

- Ngắt nhịp: là cách tổ chức sắp xếp chỗ dừng, chỗ nghỉ khi đọc câu thơ Tác dụng: là nhân tố tạo

nên âm vang nhanh/chậm/dài/ngắn…

Ví dụ: - Mùa thu nay/ khác rồi (nhịp 3/2)

Tôi/ đứng vui nghe/ giữa núi đồi (nhịp 1/3/3)

4 Từ ngữ, hình ảnh trong thơ:

- Hình ảnh từ ngữ trong thơ: có thể được miêu tả trực quan, thể hiện qua việc sử dụng các từ ngữ (từ tượng thanh/ từ tượng hình/ từ láy…) mang lại sức gợi cảm lớn, có khả năng chứa đựng nhiều tầng

ý nghĩa, làm cho đường nét, màu sắc trở nên lung linh, sống động;

- Sử dụng các Biện pháp tu từ (ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, điệp, đối, liệt kê,.vv ) làm cho cái vô

hình trở nên hữu hình, ấn tượng, cái vô tri, vô giác trở nên có hồn và giàu ý nghĩa Hình ảnh trong thơ

Trang 2

nhau nhưng chỉ có 1 cảm hứng chủ đạo vì đó là cảm hứng chính, bao trùm tác phẩm

- Những dạng cảm hứng chủ đọa thường gặp: cảm hứng anh hùng ca, cảm hứng yêu nước, cảm

hứng nhân đạo, cảm hứng ca ngợi tự hào, cảm hứng yêu thương trân trọng, cảm hứng buồn thương tiếc nuối v.v

6 Đề tài, chủ đề trong tác phẩm văn học

Trang 3

7 Phần tiếng việt: tìm và nêu tác dụng của các BPTT đã học

a Cách làm bài:

- B1: Chỉ ra biện pháp tu từ:

+ Gọi tên biện pháp tu từ (vd: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, điệp.v.v.)

+ Nêu rõ hình ảnh/từ ngữ được tu từ

- B2: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ:

+ Về nội dung: Nhấn mạnh nội dung gì? Thể hiện thái độ, tình cảm gì?

+ Về nghệ thuật: Tạo nhịp điệu âm hưởng/ Tăng sức gợi hình, gợi cảm

b Ví dụ: Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

Cha gởi cho con chút nắng

Hãy giữ giữa tim con

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ: chút nắng

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh những điều hi vọng tốt đẹp mà cha gửi gắm cho con

+ Thể hiện tấm lòng yêu thương của người cha dành cho đứa con của mình

+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ

II VIẾT BÀI PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ VÀ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA 1

BÀI THƠ

I

I VIẾT Anh/chị hãy viết bài văn phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội

dung chủ đề và nghệ thuật của bài thơ ……

- Nêu chủ đề: bài thơ thể hiện chủ đề

………

- Phân tích đánh giá chủ đề: Đây là đề tài quen thuộc trong được nhiều tác giả khai thác Thể hiện trong bài thơ………

1.0

Trang 4

4

Cảm hứng chủ đạo

Bài thơ thể hiện tình cảm………

………

Đánh giá đặc sắc Nghệ thuật

- Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của

Diễn đạt Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác

phẩm

- K

B - Khẳng định giá trị bài thơ - Nêu cảm nhận cá nhân: 0.5 đ

ĐỀ ÔN TẬP THAM KHẢO

ĐỀ SỐ 1:

I ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Tự luận)

BÀI HỌC ĐẦU CHO CON

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏÊm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi

Trang 5

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

(Đỗ Trung Quân, tập thơ Cỏ hoa cần gặp, NXB Thuận Hóa - Huế, 1991)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Quê hương được miêu tả qua những từ ngữ hình ảnh nào trong bài thơ?

Câu 3: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ

Câu 4: Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

“Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng”

Câu 5: ý của câu thơ “Quê hương mỗi người chỉ một” được hiểu như thế nào?

Câu 6: Xác định đề tài và cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

Câu 7: Em có đồng ý với ý kiến của tác giả “Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người”

không? Vì sao? (Trả lời từ 5-7 câu)

Câu 8: Trong bài thơ quê hương, Tế Hanh viết:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Em hãy so sánh tình cảm của Tế Hanh đối với quê hương trong đoạn thơ trên với Đỗ Trung Quân trong

“Bài học đầu cho con”?

II LÀM VĂN (4,0 điểm)

Viết một bài nghị luận giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bài học đầu cho con của Đỗ Trung Quân

II LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây)

Dàn ý

1 Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm

“Bài học đầu cho con” là một bài thơ của Đỗ Trung Quân và còn được biết đến với cái tên Quê hương Bài thơ này được đăng lần đầu năm 1986 trên báo Khăn quàng đỏ Vào những năm ấy nó đã rất nổi tiếng

và được nhiều thế hệ yêu thích Bài thơ lúc đầu được làm đề tặng bé Quỳnh Anh là con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Đây là một tác phẩm thơ tình đẹp, sâu sắc với nội dung giàu ý nghĩa và nghệ thuật sáng tạo Bài thơ không chỉ là một lời tri ân đối với người con, mà còn là một tuyên ngôn về tình cha mẹ

và giáo dục

2 Thân bài:

Trang 6

6

* Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:

- Chủ đề của bài thơ: Quê hương là những gì dân dã, mộc mạc, gần gũi, đơn sơ mà đầy ắp tình yêu

thương Quê hương là nơi gắn liền với lời mẹ hát ru, là nơi chôn nhau cắt rốn, con được sinh ra, nuôi dưỡng, lớn lên và trưởng thành

- cảm hứng chủ đạo: tình cảm yêu mến, nhớ thương, tự hào về vẻ đẹp của quê hương gắn liền với nhưngx

kỉ niệm tuổi thơ

- Hình ảnh: Chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre, hoa bí, mồng tơi, dâm bụt, hoa sen trắng…

=> Gợi tả hình ảnh chân thực, sinh động, gần gũi, thân thương về quê hương, giúp người đọc cảm nhận được cảnh vật, thiên nhiên bình yên và tình người ấm áp, chân thành và giàu tình yêu thương

* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn

từ

- Sự phát triển của hình tượng chính

Bài thơ chứa đựng nhiều biểu tượng và hình ảnh tượng trưng, như "ngôi nhà tâm hồn," "bức tranh màu," hay "giáo viên bằng tình thương." Những biểu tượng này không chỉ làm phong phú thêm nghệ thuật của bài thơ mà còn tạo ra những lớp ý nghĩa sâu sắc, mời gọi người đọc suy ngẫm và cảm nhận tình cảm sâu sắc của tác giả

- Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ:

+ Nhịp thơ đều đặn, nhịp nhàng, gần như cả bài thơ chỉ có một nhịp2/4

+ Nhà thơ đã sử dụng biện pháp lặp từ ngữ, lặp cấu trúc ngữ pháp câu, biện pháp liệt kê, cấu trúc thơ vắt dòng rất đặc sắc Trong đó cụm từ “quê hương là” được lặp lại rất nhiều lần, khẳng định đa nghĩa về khái niệm của nó

+ Câu hỏi tu từ thật ngọt ngào “Quê hương là gì hở mẹ” Câu hỏi được lặp lại nhằm nhấn mạnh sự da diết, lưu luyến

+ Ngôn ngữ hình ảnh thơ đa màu sắc, sinh động, gợi nhớ về kỷ niệm

* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại

So sánh với bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh:

- Giống nhau: Cả 2 tác giả đều dành tình cảm yêu thương gắn bó với quê hương

- Khác nhau:

+ Với Tế Hanh đó là tình cảm dành cho một vùng quê cụ thể ở vùng sông nước (Quê hương của nhà thơ) + Với Đỗ Trung Quân quê hương là những hình ảnh bình dị, gần gũi mà bất cứ ai cũng có tình cảm như tác giả

3 Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ

Trang 7

Bài thơ "Bài Học Đầu Cho Con" không chỉ là một tác phẩm văn học đẹp về mặt nghệ thuật mà còn là một bài học về cuộc sống, tình thân, và trách nhiệm giáo dục Tác giả đã thành công trong việc truyền đạt thông điệp sâu sắc qua từng dòng thơ, để lại ấn tượng mạnh mẽ và những suy nghĩ tích cực về giáo dục

và gia đình.\

Bài viết tham khảo

“Bài học đầu cho con” là một bài thơ của Đỗ Trung Quân và còn được biết đến với cái tên Quê hương

Bài thơ này được đăng lần đầu năm 1986 trên báo Khăn quàng đỏ Vào những năm ấy nó đã rất nổi tiếng

và được nhiều thế hệ yêu thích Bài thơ lúc đầu được làm đề tặng bé Quỳnh Anh là con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Đây là một tác phẩm thơ tình đẹp, sâu sắc với nội dung giàu ý nghĩa và nghệ thuật sáng tạo Bài thơ không chỉ là một lời tri ân đối với người con, mà còn là một tuyên ngôn về tình cha mẹ

đánh roi nào đã khóc”, nhà thơ Huy Cận nhớ “Một buổi trưa không biết ở thời nào – Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao – Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ” Và nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa viết bài thơ đầu tiên của mình là bài Con bướm vàng

Ở bài thơ Quê hương nêu trên, hình ảnh con đường đi học “rợp bướm vàng bay” đẹp như một giấc mơ,

như trong truyện cổ tích vậy Hình ảnh quê hương đẹp đẽ, lung linh, trọn vẹn và thiêng liêng qua những

kỉ niệm bình dị và ngọt ngào với cầu tre nhỏ, với nón lá mẹ đội, với hoa cỏ đồng nội và với những giấc ngủ đêm hè

Trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân, nhà thơ đã sử dụng biện pháp lặp từ ngữ, lặp cấu trúc ngữ pháp câu, biện pháp liệt kê, cấu trúc thơ vắt dòng rất đặc sắc Khung cảnh làng quê trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam hiện lên thân thương, giản dị mà xúc động lòng người Những cặp câu thơ dần hiện lên như những thước phim quay chậm, cảnh vật có gần có xa, có mờ có tỏ, có lớn có nhỏ

Nhịp thơ đều đặn, nhịp nhàng, gần như cả bài thơ chỉ có một nhịp 2/4 Cả ba khổ thơ với những câu thơ cùng một nhịp, kết cấu giống nhau nhưng vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát vô cùng Phải chăng, vẻ đẹp của những hình ảnh thơ đã làm cho người đọc quên đi hình thức bên ngoài của ngôn ngữ? Nhà thơ đã biến cái không thể thành cái có thể, và được độc giả nồng nhiệt đón nhận bằng một sự đồng cảm rất tự nhiên Quê hương là một khái niệm trừu tượng, nhà thơ đã cụ thể hoá nó bằng những hình ảnh sống động Quê hương không thể tương đương với chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm vàng bay, con diều biếc thả trên cánh đồng, con đò nhỏ khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, nón lá nghiêng che, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài hè… nhưng tất cả những điều đó lại làm nên một hình ảnh quê hương đẹp đẽ, lung linh, trọn vẹn và thiêng liêng Bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân khép lại mà dư âm vẫn còn vương vấn trong tâm hồn mỗi bạn đọc Cảm ơn tiếng thơ của tác giả đã giúp mỗi chúng ta nhận ra vẻ đẹp dung dị, gần gũi mà gắn

bó của miền quê yêu dấu

Nội dung của bài thơ tập trung vào thông điệp về sự quan trọng của việc dạy dỗ, hướng dẫn con cái Tác giả không chỉ đề cập đến những kiến thức học thuật mà còn chạm đến những bài học về đạo đức, lòng

Trang 8

8

nhân ái, và khả năng đối mặt với khó khăn trong cuộc sống Bằng những ví dụ và hình ảnh mô tả sống động, bài thơ mang đến cho người đọc những suy ngẫm sâu sắc về giá trị của việc truyền đạt kiến thức và lòng nhân ái cho thế hệ tương lai

Nghệ thuật của bài thơ nằm ở sự linh hoạt của ngôn từ, cấu trúc câu, và khả năng tạo hình văn bản Tác giả sử dụng ngôn ngữ hình ảnh mạch lạc, giúp người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận tinh thần của bài thơ Cấu trúc câu thơ linh hoạt, với sự xen kẽ giữa những câu thơ ngắn và dài, tạo ra một nhịp điệu nhẹ nhàng và cuốn hút

Đặc biệt, bài thơ chứa đựng nhiều biểu tượng và hình ảnh tượng trưng, như "ngôi nhà tâm hồn," "bức tranh màu," hay "giáo viên bằng tình thương." Những biểu tượng này không chỉ làm phong phú thêm nghệ thuật của bài thơ mà còn tạo ra những lớp ý nghĩa sâu sắc, mời gọi người đọc suy ngẫm và cảm nhận tình cảm sâu sắc của tác giả

Tóm lại, bài thơ "Bài Học Đầu Cho Con" không chỉ là một tác phẩm văn học đẹp về mặt nghệ thuật mà còn là một bài học về cuộc sống, tình thân, và trách nhiệm giáo dục Tác giả đã thành công trong việc truyền đạt thông điệp sâu sắc qua từng dòng thơ, để lại ấn tượng mạnh mẽ và những suy nghĩ tích cực về giáo dục và gia đình

ĐỀ SỐ 2

I ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm) THEO ĐÚNG MA TRẬN CỦA BỘ

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Tự luận)

Con về bên mẹ chiều nay

Cổng mòn in dấu bàn tay mẹ cầm

Mỗi ngày mấy bận ra trông

Bước ra thoăn thoắt ngắt lòng trở vô

Phải chăng sinh mẹ để chờ?

Sinh con để cứ đổ thừa ngái ngôi

Dạ thưa như thể đãi bôi

Bao dung nên mẹ mấy đời giận con

Nhìn con buồn bỗng hết buồn

Con về mẹ thấy khỏe hơn mấy phần

Mắt cười ngắm nghía đầu, chân

Mẹ ơi con ngoại tứ tuần còn đâu

Mới hay lòng mẹ con dầu

Đầu hai thứ tóc vẫn đau đáu lòng

Trải bao nắng dãi mưa dầm Với mẹ con mãi trong vòng ấu th

Trang 9

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ?

Câu 2: Chỉ ra những từ láy tác giả đã dùng trong bài thơ?

Câu 3: Tìm những từ Hán Việt trong bài thơ

Câu 4: Câu thơ Bước ra thoăn thoắt ngắt lòng trở vô gợi điều gì?

Câu 5: Nội dung chủ đạo của khổ thơ thứ 3 là gì?

Câu 6: Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ:

Trải bao nắng dãi mưa dầm

Với mẹ con mãi trong vòng ấu thơ!

Câu 7: Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người mẹ trong bài thơ

Câu 8: Thông điệp mà anh/chị rút ra từ tác phẩm?

II LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của văn bản trên

Sau đây là một hướng gợi ý:

1 Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm

- Phan Thúc Định là nhà giáo, nhà thơ trẻ, có nhiều sáng tác hay về mẹ

- Bài thơ Con về là sự trải nghiệm của chính nhà thơ, một người con trưởng thành khi nghĩ về mẹ của mình Bài

thơ giản dị nhưng ấm áp, sâu sắc, nói hộ được rất nhiều người

2 Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:

* Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:

(Chủ đề, mạch cảm xúc, hình ảnh, điểm nhìn…)

- Chủ đề: thông qua lời tâm sự chân thành, nhà thơ thể hiện sự ăn năn, hối lỗi của mình trước sự hi sinh của mẹ

- Mạch cảm xúc của bài thơ bắt nguồn từ việc một lần nhà thơ về thăm mẹ, thấy bóng mẹ, sự mỏi mòn chờ con mỗi ngày của mẹ, niềm vui của mẹ, tác giả đã suy nghĩ nhiều về thái độ của mình, về sự mong ước của mẹ

- Hình ảnh thơ là sự chi phối bởi mạch cảm xúc của bài thơ Từ hiện tại, con về thăm mẹ một buổi chiều, thấy

sự chờ đợi mỏi mòn mỗi ngày của mẹ, nhà thơ suy ngẫm về sự hi sinh của mẹ, sự vô tâm của mình Theo dòng hồi tưởng, nhà thơ nhớ lại mỗi lần về thăm nhà, mẹ vui biết mấy Từ đó, tác giả suy ngẫm về tấm lòng của mẹ với con cho dù bây giờ mình đã lớn

* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ

Trang 10

10

- Sự phát triển của hình tượng chính

+ Những hình ảnh về mẹ lần lượt hiện ra từ dáng ngóng trông mỏi mòn của mẹ đến bóng dáng lủi thủi, buồn bã trở vào khi không thấy con về:

Cổng mòn in dấu bàn tay mẹ cầm

Mỗi ngày mấy bận ra trông

Bước ra thoăn thoắt ngắt lòng trở vô

+ Điều đó khiến nhà thơ suy ngẫm:

Phải chăng sinh mẹ để chờ?

Sinh con để cứ đổ thừa ngái ngôi

Dạ thưa như thể đãi bôi

Bao dung nên mẹ mấy đời giận con

+ Tác giả nhớ lại những lần về thăm mẹ và thái độ của mẹ:

Nhìn con buồn bỗng hết buồn

Con về mẹ thấy khỏe hơn mấy phần

Mắt cười ngắm nghía đầu, chân

Mẹ ơi con ngoại tứ tuần còn đâu

+ Từ những hi sinh đó, nhà thơ suy ngẫm về mẹ, về nhưng lo toan cho những đứa con dù con đã lớn

Mới hay lòng mẹ con dầu

Đầu hai thứ tóc vẫn đau đáu lòng

Trải bao nắng dãi mưa dầm

Với mẹ con mãi trong vòng ấu thơ!- Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ:

+ Sử dụng thể thơ lục bát với nhịp chậm rãi, phù hợp với tình cảm nhẹ nhàng, tha thiết của tác giả

+ Dùng nhiều từ láy giàu sức gợi

+ Dùng thành ngư dân gian sáng tạo tạo nên sự hàm súc, góp phần thể hiện nội dung

+ Giọng điệu ngậm ngùi, tình cảm như lời thú nhận chân thành của con với mẹ

+ Cách nói ẩn dụ: ngoại tứ tuần, vòng ấu thơ gợi cảm

* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại

- Mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện đồng hiện giữa hiện tại, quá khứ đến hiện tài, từ đó cảm xúc dược bộc lộ tự nhiên rõ nét

Trang 11

- Xuyên suốt bài thơ là sự biết ơn và nỗi ân hận, xót xa của người con vì sự hi sinh và bao dung của mẹ dành cho mình

3 Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ

Bài viết tham khảo

Những câu thơ, câu hát về mẹ luôn xúc động người đọc, người nghe, bởi khi viết về mẹ, ai cũng chân thành, tha thiết Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau, song những tác phẩm ấy luôn đem đến cho mọi người những

ấn tượng khó phai mờ Phan Thúc Định trong bài thơ Con về cũng đã gửi gắm trọn vẹn nỗi niềm tâm sự của

mình với mẹ

Phan Thúc Định là nhà giáo, nhà thơ trẻ, có nhiều sáng tác hay về mẹ Bài thơ Con về là sự trải nghiệm của

chính nhà thơ, một người con trưởng thành khi nghĩ về mẹ của mình Bài thơ giản dị nhưng ấm áp, sâu sắc, nói

hộ được rất nhiều người

Nhan đề của bài thơ không cầu kì, gợi tứ thơ dễ hiểu Đó là việc một lần nhà thơ về thăm mẹ, thấy bóng mẹ, sự mỏi mòn chờ con mỗi ngày của mẹ, niềm vui của mẹ, tác giả đã suy nghĩ nhiều về thái độ của mình, về sự mong ước của mẹ

Mở đầu là hình ảnh mẹ chờ con mỗi ngày, được nhà thơ thể hiện qua hình ảnh cổng mòn in dấu bàn tay mẹ cầm

Chỉ bằng hình ảnh đơn giản, giàu sức gợi, nhà thơ đã cho người đọc thấy được sự mỏi mòn của người mẹ, chờ đợi bóng con về Phải ngóng trông nhiều ngày, nhiều lần, dấu tay mẹ vịn vào cổng mới để lại vết mòn như thế

Đó là dấu của thời gian, dấu ấn của bao ánh mắt mà mẹ đã dõi theo con từng tháng ngày Điều đó trở thành thói

quen của mẹ, như cơm ăn, nước uống mỗi ngày Nhà thơ còn cụ thể hóa sự trông chờ ấy qua câu thơ: Mỗi ngày mấy bận ra trông/ Bước ra thoăn thoắt ngắt lòng trở vô Mấy là từ chỉ số lượng không xác định nói lên sự vào

ra trông đợi của mẹ hằng ngày, thường xuyên Từ láy thoăn thoắt gợi dáng hình mẹ nhỏ nhắn, nhanh nhẹn trở vào trong sự vô vọng Tính từ ngắt (ngắt lòng trở vô) là nỗi hụt hẫng, buồn bã có xen lẫn sự đắng lòng bởi sự

ngóng trông của mẹ không thành

Con về bên mẹ chiều nay

Cổng mòn in dấu bàn tay mẹ cầm

Mỗi ngày mấy bận ra trông

Bước ra thoăn thoắt ngắt lòng trở vô

Nhà thơ đã có nhiều trăn trở về tình cảm của mẹ, về sự vô tâm của mình:

Phải chăng sinh mẹ để chờ?

Sinh con để cứ đổ thừa ngái ngôi

Dạ thưa như thể đãi bôi

Bao dung nên mẹ mấy đời giận conCâu hỏi tu từ ở đầu khổ thứ hai để nối ý khổ thứ nhất, vừa mở ra ý thơ mới Tác giả nhận thấy sự vô tâm của mình Vì cuộc sống mưu sinh, con cái đôi lúc chưa thể làm tròn sự mong chờ

của mẹ: Sinh con để cứ đổ thừa ngái ngôi/ Dạ thưa như thể đãi bôi Tuy vậy, mẹ vẫn một đời bao dung, ấy vậy

mẹ mấy đời giận con

Niềm vui của mẹ là được nhìn thấy con:

Nhìn con buồn bỗng hết buồn

Ngày đăng: 18/07/2024, 15:29

w